052/04VIE: quản lý bệnh phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam

6.1. Lượng thông tin và tài liệu tuyên truyền khuyến nông nên được kiểm tra đối chiếu bởi những người phụtrách dựán phía Việt Nam hơn là bởi những người phụtrách dựán phía Úc. Rồi tài liệu được chuyển một cách dễdàng hơn đến Ban Quản lý dựán ởViệt Namdo nhómdựán Việt Nam,hơn là được gửi qua Úc trước. 6.2. Điều rất quan trọng là tiếp tục huấn luyện cán bộkhuyến nông và nông dân để tiếp tục truyền bá sựhiểu biết vềbệnh và sựnhận thức vềnhững biện pháp quản lý, và đểgiảm tỉlệbệnh. 6.3.Các biện pháp quản lý bệnh nên được áp dụng mởrộng đối với cây trồng khác và những bệnh khác.

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 052/04VIE: quản lý bệnh phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 052/04VIE: QUẢN LÝ BỆNH PHYTOPHTHORA HẠI CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM MS6: QUẢN LÝ BỆNH: CÔNG CỤ VÀ VẬT LIỆU KHUYẾN NÔNG Tháng 7/ 2007 1 1. Thông tin về các tổ chức tham gia dự án Tên dự án Quản lý bệnh Phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam Đơn vị phía Việt Nam Viện Bảo vệ thực vật, Hà Nội Giám đốc dự án phía Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuất Tổ chức của Úc Trường Đại học Sydney Nhân sự Úc Giáo sư David Guest Ngày bắt đầu Tháng 4/ 2005 Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Tháng 12/2006 Ngày kết thúc (thay đổi) Tháng 7/2007 Kỳ báo cáo Điểm mốc 6 (milestone 6) Cơ quan liên lạc Ở Úc : Trưởng nhóm Tên Giáo sư David Guest Telephone: (02) 9352.3946 Chức vụ Giáo sư bệnh cây Fax: (02) 9351.4172 Tổ chức Trường Đại học Sydney Email: d.guest@usyd.edu.au Ở Úc: Liên hệ về hành chính Tên Ms Luda Kuchieva Telephone: (02) 9351 7903 Chức vụ Nhân viên Quản lý Vốn Tài trợ Nghiên cứu Fax: (02) 9351 3256 Tổ chức Trường Đại học Sydney Email: luda.kuchieva@usyd.edu.au Ở Việt Nam Tên Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuất Telephone: +84 4838 5578 Chức vụ Viện Trưởng Fax: +84 4836 3563 Tổ chức Viện Bảo vệ thực vật Email: tuat@hn.vnn.vn 2 2. Trích lượt dự án Sự thiếu hiểu biết của cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ khuyến nông và nông dân là hạn chế đầu tiên trong việc quản lý hiệu quả bệnh Phytophthora ở Việt Nam. Mục tiêu của dự án là phổ biến những khuyến cáo quản lý bệnh có hiệu quả và bền vững để làm giảm thịêt hại do bệnh Phytophthora gây ra đối với cây trồng ở Việt Nam và để nâng cao mức thu nhập của nông dân. Qua các hoạt động của dự án, các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông Việt Nam đã phát triển và truyền bá những thông tin về quản lý bệnh thông qua các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông và nông dân, các thử nghiệm có nông dân tham gia, những tập tài liệu, áp phích và tài liệu kỹ thuật khác. Những công cụ khuyến nông và điều tra cơ bản do đối tác Việt Nam cung cấp cho phía Úc đã đệ trình và đạt mục tiêu của hoạt-động-chính 6. 3. Vấn đề Những bệnh do nấm Phytophthora đã tấn công trên nhiều loài rau quả ở Việt Nam, làm giảm năng suất đến 70% và gây thiệt hại kinh tế. Nhiều bệnh có thể quản lý có hiệu quả bằng biện pháp cải tiến quản lý trang trại. Quản lý hiệu quả bệnh hại bị hạn chế là do các nhà khoa học, các cán bộ khuyến nông và nông dân thiếu hiểu biết về bệnh Phytophthora. Dự án này có mục đích là nâng cao năng suất cho tiểu nông bằng cách nâng cao kỹ năng và năng lực cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông liên quan, những nông dân để thực hiện các biện pháp quản lý bệnh. 4. Những công việc đã thực hiện Những mục tiêu chi tiết của dự án đã đạt được trình bày trong phụ lục I. Sau lớp huấn luyện đầu tiên cho các cán bộ nghiên cứu khoa học (scientific training workshops) tổ chức vào năm 2005, các cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ khuyến nông Việt Nam đã tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ khuyến nông (extension training workshops) và bố trí thử nghiệm trên đồng ruộng để phát triển và truyền bá các biện pháp quản lý bệnh tổng hợp đến nông dân. Báo cáo này gồm những tài liệu tuyên truyền khuyến nông đã được phát triển do vài đối tác người Việt Nam, đây cũng là một phần nội dung của dự án này. 4 t b đ 4 l t t l N .1. Đánh giá những vấn đề về bệnh hại Những vấn đề bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau được các chuyên gia Úc đánh giá rên đồng ruộng để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh và để đánh giá mức độ ệnh hại (chỉ số bệnh). Trước khi dự án này thực hiện, việc chẩn đoán bệnh không đúng ã cản trở việc thực hiện chiến lược quảnlý bệnh thích hợp. .2. Sự phát triển tài liệu huấn luyện: Một bộ Tài liệu Huấn luyện đã được phát triển và phân phối cho mỗi lớp huấn uyện. Tài liệu huấn luyện bao gồm những bài báo cáo từ những lớp huấn luyện và những hông tin bổ sung về bệnh Phytophthora và cách quản lý bệnh Phytophthora được thu thập ừ chuyên khảo 114 của ACIAR. Tài liệu đã được các đối tác Việt Nam sử dụng trong các ớp huấn luyện và những bản sao đã nộp cho Ban Quản lý dự án CARD (CARD PMU). hững tài liệu này đã nộp cho Ban Quản lý dự án trong các báo cáo tiến độ trước đây. 3 4.3. Các lớp huấn luyện cán bộ khuyến nông (Extension workshops) Các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông cho các cán bộ của các Chi cục Bảo vệ thực vật đã được tổ chức do các cán bộ của Viện Bảo vệ thực vật-Hà Nội (Viện BVTV), Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển cây ăn quả Thừa Thiên Huế (TTCAQTTH), Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Viện NCCAQMN)-Việt Nam. Những lớp huấn luyện này đã truyền đạt những bịên pháp quản lý bệnh cho nông dân ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam-Việt Nam. Những bài báo cáo trong các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông tổ chức ở Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Cây ăn quả Thừa Thiên Huế được trình bày trong phụ lục II. 4.4. Áp phích, tập tài liệu và tài liệu kỹ thuật khác: Viện BVTV, TTCAQTTH và Viện NCCAQMN đã biên soạn những tài liệu tuyên truyền khuyến nông và phân phối cho các cán bộ khuyến nông và nông dân. Những vật liệu này trình bày trong phụ lục III. 4.5. Phân tích tình hình cơ bản Ông Đoàn Nhân Ái ở TTCAQ Thừa Thiên Huế đã cung cấp số liệu cơ bản thu thập từ các khảo nghiệm có nông dân tham gia ở các tỉnh miền Trung (phụ lục IV). Những thông tin cơ bản bao gồm các loài cây trồng, tỉ lệ bệnh hại, biện pháp phòng trừ, những hạn chế và những đề nghị. Một bản phân tích của một trong những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông tổ chức tại TTCAQ Thừa Thiên Huế được trình bày ở phụ lục V. 5. Tác động 5.1. Những Tài liệu Huấn luyện Trong quá trình thực hiện dự án, những tài liệu huấn luyện đã phát triển và một số sách chuyên môn được các chuyên gia Úc cung cấp đã được phân phối đến mỗi lớp huấn luyện cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông. Những tài liệu sẽ được sử dụng để tham khảo lâu dài về sinh học Phytophthora, nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp phòng trừ bệnh cho những học viên và nông dân. 5.2. Những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học Các nhân viên dự án phía Úc đã tổ chức những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cho mỗi đối tác của 3 tổ chức ở Việt Nam. Những lớp huấn luyện được tổ chức khi dự án mới bắt đầu hoạt động đã cung cấp những thông tin cơ bản quan trong để cán bộ Việt Nam có thể thực hiện các lớp huấn luyện cho cán bộ khuyến nông và thực hiện các biện pháp quản lý bệnh trên các cây trồng khác nhau của mỗi miền. Những lớp huấn luyện cuối cùng, các học viên có thể báo cáo những kết quả từ những mô hình trình diễn và khảo nghiệm có nông dân tham gia, và báo cáo những phương hướng phát triển trong tương lai. 5.3. Những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông Các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông cho các cán bộ của các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã được tổ chức do các cán bộ của Viện Bảo vệ thực vật-Hà Nội (Viện BVTV), Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển cây ăn quả Thừa Thiên Huế (TTCAQTTH), Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Viện NCCAQMN)-Việt Nam. Các biện pháp quản lý bệnh đã được truyền đạt cho các cán bộ khuyến nông và nông dân khắp nước Việt Nam. Trong đó bao gồm cả những thông tin khuyến nông và những hình ảnh mà Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái đã thu thập được trong quá trình tham quan học tập tại Úc 4 đã cung cấp cho học viên những ý tưởng mới, những phương pháp mới về quản lý bệnh có thể ứng dụng ở Việt Nam; điều này đã cho thấy chuyến tham quan học tập ở Úc rất có giá trị. 5.4. Áp phích, tập tài liệu và tài liệu kỹ thuật khác Sự phát triển những tài liệu tuyên truyền khuyến nông như những tập sách nhỏ và những tài liệu kỹ thuật đã giúp truyền bá các biện pháp quản lý bệnh trong toàn dự án này. 5.5. Những chuyến viếng thăm của chuyên gia Úc Những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học ở mỗi nơi của 3 miền luôn có một vài chuyến đi thăm đồng ruộng của các nhân viên dự án phía Úc, phía Việt Nam và những cộng tác viên. Thực hành trình diễn và giám định triệu chứng bệnh, chẩn đoán bệnh ngoài đồng và thảo luận, và trình diễn các biện pháp quản lý bệnh tổng hợp là một phần quan trọng của dự án. Những hoạt động này bảo đảm chẩn đoán đúng vấn đề, cho nông dân thấy rõ những biện pháp thực hiện, và áp dụng các biện pháp quản lý có tiềm năng. 5.6. Phân tích tình hình cơ bản Những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông được tổ chức do 3 đối tác Việt Nam trong dự án này đã phát triển những kiến thức đã học được từ các lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học do các chuyên gia Úc tổ chức đủ tất cả các mức độ về cây trồng Việt Nam. Những lớp huấn luyện khuyến nông được Viện BVTV, TTCAQ Thừa Thiên Huế và Viện NCCAQMN tổ chức huấn luyện trên 80 cán bộ khuyến nông về sinh học Phytophthora, nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp quản lý bệnh hại. Các học viên được dạy về nhận biết triệu chứng bệnh và được giới thiệu về những chiến lược quản lý bệnh bền vững và hiệu quả. Bây giờ nông dân nhận thức hơn về những nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh trên những cây trồng của họ, và họ có một kiến thức tốt hơn về các biện pháp phòng trừ sẵn có để quản lý vườn của mình. Những phương pháp mới để phòng trừ bệnh Phytophthora đã được nông dân chấp nhận gồm: trồng cây con trên mô đất, đào rãnh thoát nước, tủ gốc, trồng xen và tiêm thuốc Phosphonate vào thân cây. Dựa vào phiếu điều tra do TTCAQ Thừa Thiên Huế thực hiện, các học viên đã tự tin hơn về sự hiểu biết của mình về quản lý bệnh sau khi tham dự lớp Huấn luyện Khuyến nông, (hình 1). Như mong đợi, những học viên trong lớp Huấn luyện Khuyến nông do TTCAQ Thừa Thiên Huế tổ chức đã xếp hạng một loạt các yếu tố là những nguyên nhân quan trọng gây ra mất mùa. Sự nhận thức dịch hại là nguyên nhân gây mất mùa được tăng lên sau khi học. Hoặc là thời tiết tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bệnh phát triển, làm cho tỉ lệ bệnh tăng nhanh và hậu quả là sự mất mùa càng tăng.(hình 2).Những phân tích đầy đủ của lớp Huấn luyện Khuyến nông được trình bày trong báo cáo tổng kết. (First workshop: lớp huấn luyện đầu. Second workhop: lớp huấn luyện thứ hai) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 No knowledge Below average Average Good Excellent Pa rt ic ip an ts (% ) First workshop Second workshop Hình 1: Tỉ lệ % học viên mô tả sự hiểu biết hiện có của họ về quản lý bệnh như không biết (no knowledge) , dưới trung bình (below average), trung bình (average), tốt (good), rất tốt (excellent). Sự hiểu biết của học viên nâng cao hơn sau khi hoàn thành khoá huấn luyện thứ hai. Những số liệu biểu thị giá trị trung bình thu được từ những câu trả lời kết hợp trong bảng câu hỏi do TTCAQ Thừa Thiên Huế thực hiện ở lớp huấn luyện khuyến nông. 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Weather Management Diseases & pests Lack of fertiliser Water Pa rt ic ip an ts First workshop Second workshop (weather: Thời tiết. Management: quản lý. Diseases & pest: dịch hại. Lack of fertiliser: thiếu phân. Water : nước) Hình 2. Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra mất mùa theo các học viên của lớp huấn luyện khuyến nông do TTCAQ Thừa Thiên Huế tổ chức. Những nguyên nhân gây mất mùa đã thay đổi. Nhận thức dịch hại là nguyên nhân gây mất mùa tăng lên vào lớp huấn luyện sau. Những số liệu biểu thị giá trị trung bình thu được từ những câu trả lời kết hợp trong bảng câu hỏi do TTCAQ Thừa Thiên Huế thực hiện ở lớp huấn luyện khuyến nông. 6. Những đề nghị về công việc và cải tiến trong tương lai 6.1. Lượng thông tin và tài liệu tuyên truyền khuyến nông nên được kiểm tra đối chiếu bởi những người phụ trách dự án phía Việt Nam hơn là bởi những người phụ trách dự án phía Úc. Rồi tài liệu được chuyển một cách dễ dàng hơn đến Ban Quản lý dự án ở Việt Nam do nhóm dự án Việt Nam, hơn là được gửi qua Úc trước. 6.2. Điều rất quan trọng là tiếp tục huấn luyện cán bộ khuyến nông và nông dân để tiếp tục truyền bá sự hiểu biết về bệnh và sự nhận thức về những biện pháp quản lý, và để giảm tỉ lệ bệnh. 6.3.Các biện pháp quản lý bệnh nên được áp dụng mở rộng đối với cây trồng khác và những bệnh khác. 6 Phụ lục II. Những lớp huấn luyện và những bài giảng được hiện bởi ông Đoàn Nhân Ái và nhóm của ông ở TTCAQ Thừa Thiên Huế . Những bài giảng gồm những thông tin thu từ nội dung bài giảng trong lớp huấn luyện cán bộ khoa học đầu tiên, từ những tài liệu học tập và từ những thông tin ông Ái đã thu thập, học hỏi được trong chuyến tham quan học tập tại Úc. 1. Lịch tổ chức các lớp huấn luyện nông dân do ông Đoàn Nhân Ái-TTCAQTTH Tỉnh Ngày Cây trồng chính Thua Thien Hue 4/9/ 2005 Cây có múi, cao su Quang Tri 6/9/ 2005 Cây tiêu Quang Binh 7/9/ 2005 Cây tiêu, cao su Gia Lai 12/9/ 2005 Cao su, tiêu Quang Nam 15/9/ 2005 Cây có múi, tiêu Nội dung huấn luyện: 1. Triệu chứng bệnh Phytophthora 2. Vòng đời và sự lây lan của Phytophthora 3. Dịch tễ học của Phytophthora 4. Nguyên tắc Quản lý Tổng hợp bệnh Phytophthora Nông dân thảo luận những dịch hại chủ yếu trên cây trồng chính ở mỗi vùng, biện pháp quản lý, những thất thu, những hạn chế, đề nghị, và xây dựng khảo nghiệm có nông dân tham gia. Họ cũng quan sát những triệu chứng bệnh Phytophthora trên đồng ruộng, thực hành một vài biện pháp phòng trừ như đắp mô, tủ gốc, tỉa cành và xử lý bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật. 2. Bảng tóm tắt lớp huấn luyện khuyến nông tổ chức tại Huế năm 2005 I. Ngày: 16-17 /8/ 2005. II. Địa điểm: thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam III. Đơn vị tổ chức: Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển cây ăn quả Thừa Thiên Huế IV. Các nội dung/hoạt động của lớp huấn luyện: a. Giới thiệu về dự án " Quản lý bệnh Phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam và nội dung hoạt động của lớp huấn luyện. b. Thế giới Phytophthora c. Tác động của Phytophthora ở vùng Đông Nam Á d. Phytophthora ở Việt Nam e. Chẩn đoán bệnh, phân lập nấm, giám định bệnh Phytophthora f. Phân lập nấm Phytophthora g. Dịch tể học Phytophthora trên cây ăn quả có múi, cao su và cây tiêu h. Những triệu chứng do Phytophthora gây ra trên cây ăn quả có múi, cao su và cây tiêu i. Vòng đời của Phytophthora j. Chu kỳ bệnh của Phytophthora k. Những nguyên tắc quản lý bệnh Phytophthora l. Quản lý bệnh Phytophthora tổng hợp m. Quản lý bệnh trên vườn ươm và vườn trồng n. Điều tra cơ bản nông dân o. Thiết kế thí nghiệm và phân tích số liệu thí nghiệm (lập kế hoạch bố trí khoả nghiệm có nông dân tham gia. p. Những hoạt động có nông dân tham gia và khuyến nông q. Thảo luận (chia làm 5 nhóm): 7 i. Cây trồng chính, dịch hại chủ yếu, những thất thu, biện pháp phòng trừ, hạn chế, ý tưởng để xây dựng khảo nghiệm có nông dân tham gia ii. Làm thế nào để tổ chức một lớp huấn luyện nông dân và thiết kế khảo nghiệm có nông dân tham gia. r. Thực hành: (5 nhóm) i. Thăm đồng ở xã Thuỷ Biều: quan sát triệu chứng bệnh: chảy nhựa, thối gốc trên cây bưởi, thu thập mẫu bệnh và mẫu đất ii. Phân lập mẫu bệnh đã thu thập (5 nhóm) iii. Bẩy nấm Phytophthora từ đất iv. Quan sát mẫu đã được phân lập trong phòng thí nghiệm (Khoá học chỉ 2 ngày, vì thế chúng tôi phải thu thập mẫu, chuẩn bị môi trường và phân lập, và cấy Phytophthora trước khi tổ chức lớp huấn luyện 2 ngày) s. Cấp chứng chỉ tham dự lớp huấn luyện 8 2. Những bài giảng chuẩn bị bởi TTCAQ Thừa Thiên Huế cho lớp huấn luyện khuyến nông Thế giới Phytophthora 9 10 CHẨN ĐOÁN VÀ GIÁM ĐỊNH BỆNH 11 VÒNG ĐỜI 12 DỊCH TỄ HỌC 13 14 PHÂN LẬP NẤM IPM 15 QUẢN LÝ VƯỜN 16 PAR THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG 17 Những ví dụ về tài liệu tuyên truyền khuyến nông của Trung tâm CĂQThừa Thiên Huế ÁP PHÍCH 18 19 20 21 22 23 24 25 Bài Một số Nguyên tắc Phòng trừ Bênh Chết nhanh trên cây tiêu (16 trang) của ông Đoàn Nhân Ái đăng trên Tạp chí Khuyến Nông. 5/2007 Những ví dụ về tài liệu khuyến nông của Viện NCCAQMN 26 27 28 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_90__7642.pdf
Luận văn liên quan