Ảnh hưởng các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo (pseudapocryptes lanceolatus , bloch 1801)

Từ kết quả bảng 8 ta thấy, hệ số thức ăn dao động khoảng 1,47 –1,53, cao nhất là nghiệm thức 30‰, thấp nhất là nghiệm thức 10‰, nhưng sự khác biệt về hệ số thức ăn giữa các nghiệm thức cũng không lớn và không có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Qua kết quả trên, ta có thể nhận thấy sự khác biệt tuy không lớn nhưng nuôi ở độ mặn 5‰ –15‰ vẫn tốt hơn và xét về mặt kinh tế trong mô hình nuôi thâm canh mật độ cao thì lợi nhuận sẽ cao hơn. Nếu tốt nhất là duy trì độ mặn 10‰ là thích hợp nhất, nếu xét về hiệu quả sử dụng thức ăn.

pdf43 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo (pseudapocryptes lanceolatus , bloch 1801), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng rừng ngập mặn ven biển một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do nhu cầu thực phẩm ng ày càng tăng lên về chất lượng cũng như đa dạng hóa về nguồn thực phẩm cho nội địa 15 và con tôm đang trong t ình trạng mất giá thì những năm gần đây cá kèo được xem là đối tượng nuôi người dân đồng bằng hướng tới nhưng vẫn còn nuôi theo kiểu tự phát hoặc xen canh với tôm sú. Theo thống k ê của ngành nông nghiệp hai tỉnh có diện tích nuôi cá kèo lớn nhất khu vực ĐBSCL là Sóc Trăng và Bạc Liêu, hiện có khoảng 1,500ha mặt nước từ đất nuôi tôm và sản xuất muối được “cá kèo hóa”. Hiện tại có nhiều mô h ình nuôi cá kèo khác nhau như xen canh tôm – cá kèo, luân canh tôm – cá kèo, cá kèo – rừng, thâm canh hoặc bán thâm canh t ùy theo mật độ và nuôi cá kèo trên ruộng muối. Theo Lê Kim Yến (2005), khi khảo sát nghề nuôi cá kèo thương phẩm ở Bạc Liêu thì chủ yếu là nuôi kết hợp: cá – tôm – cua – rừng, bán thâm canh, cá – tôm – cua, cá muối luân canh và mô hình luân canh cá – muối chiếm tỉ lệ cao nhất (44 ,4%). Nếu nuôi thả cá với mật độ 3 -10con/m2 thì không cần cho thêm thức ăn còn nếu nuôi ở mật độ cao hơn thì phải bổ sung thêm thức ăn cho cá. Do đặc điểm sống và thích nghi với các độ mặn từ 0 - 40‰, nhưng môi trường thích hợp cho cá kèo là độ mặn 5-10‰, pH 7-8,5, độ kiềm 100-150mg/l (theo Trung tâm Khuyến ngư Bạc Liêu). Theo Phạm Thái Nguyên (2005), cá kèo có ngưỡng nhiệt độ 11,7 – 43,7 oC, pH là 2,03 – 11,8 và pH dao động từ 3,6 – 9,5 thì cá hoạt động bình thường , oxy là 0,15 và ngưỡng độ mặn là 0 – 95,3‰, tuy nhiên cá kèo là loài rộng muối, độ mặn cá có thể chịu đựng đ ược sau 96 giờ là từ 0 – 40‰ và tỉ lệ sống cao nhất là 10‰ với tỉ lệ sống 80% sau 96 giờ và kế đến là 20‰ với tỉ lệ sống 73,3%. Với mật độ thả giống khoảng 30 con/m 2 mặt nước thì ao nuôi 3000-5000m2 tốn khoảng 10-12 triệu đồng tiền cá giống, chỉ cho cá ăn thức ăn công nghiệp trộn với cám trong tháng nuôi đầu tiên, từ tháng thứ hai trở về sau cho đến khi thu hoạch ( 3,5 - 4 tháng) chỉ cho cá ăn cám. Sau 6 tháng nuôi trừ chi phí con giống v à thức ăn thì người dân tại Nhà Mát – Bạc Liêu còn lời gần 80 triệu đồng. ( Cập nhật 27/10/2008) Theo Nguyễn Tấn Nhơn (2008), sau khi điều tra năng xuất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá kèo thâm canh trong ao đất thì thu được trung bình là 262692602 đồng/ha/vụ. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận trung b ình là 90368960 đồng/ha/vụ và 46%. Và khi tác giả này so sánh với mô hình nuôi tôm sú với mật độ 30 – 40 con/m2 ở Bạc Liêu có mức lãi ròng là 49749000 đồng và tỷ suất lợi nhuận là 33,33%. Mặt khác mô hình nuôi cá kèo thí chi phí đầu tư tương đối thấp hơn mô hình nuôi tôm sú. 16 Với diện tích từ vài ha ban đầu nuôi luân canh cá kèo trên ruộng muối ở Bạc Liêu đến nay đã tăng lên gần 5000 ha rãi đều khắp các tỉnh ven biển ĐBSCL. Ng ày nay nghề nuôi cá kèo đã thật sự phát triển khi chuyển dần từ h ình thức nuôi quảng canh cải tiến với năng suất 500 -700 kg/ha, thu nhập từ 20-25 triệu đồng/ha lên nuôi thâm canh với năng suất đạt 4-5 tấn/ha, thu nhập từ 80 -100 triệu đồng/ha. ( 16/4/2008). Ở Trà Vinh nuôi cá kèo sau vụ tôm cho lãi cao, mô hình có tổng diện tích 1ha, thả nuôi 600000 con cá kèo giống (kích cỡ từ 4000-5000 con/kg). Sau thời gian nuôi 6 tháng, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp loại 26% đạm, tỷ lệ sống đạt 50%, sản lượng thu hoạch đạt 7200 kg. Với giá bán b ình quân 45000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí (thức ăn, con giống, cải tạo ao), thu l ãi 204,2 triệu đồng. Đây là mô hình nuôi cá kèo thu được lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay và được thực hiện trong ao sau vụ nuôi tôm sú ( cập nhật 12/5/2008). Theo Trần Thị Thu Nga, thử nghiệm nuôi thương phẩm cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch 1801) ở các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thành Phú tỉnh Bến Tre” năm 2004 – 2005 với các mật độ nuôi khác nhau 10 con /m2 và 20 con/m2, kết quả cho thấy ở mật độ 20 con/m2 thì đạt hiệu quả cao hơn với tỉ lệ sống cao hơn từ 19,5% - 29,8%, năng suất từ 600 – 1420kg/ha/vụ. (trích bởi Nguyễn Tấn Nhơn, 2008). Về hiệu quả kinh tế từ mô h ình nuôi cá kèo theo một số chủ hộ ở Bạc Liêu, Sóc Trăng cho rằng: do mới chuyển đổi từ mô h ình nuôi tôm sang nuôi cá kèo nên ng ười dân chưa có kinh nghiệm nhiều về phòng bệnh và chưa có biện pháp chửa trị hiệu quả nên tỉ lệ sống chưa cao nên ảnh hưởng đến năng suất rất lớn. Năng suất trung bình 6048 kg/ha, tổng chi 113377000đ/ha, lợi nhuận trung b ình 191963000đ/ha. (Lâm Hoàng Khải, 2007). 17 Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. Vật liệu nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Các thí nghiệm nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch 1801). 2. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm Dụng cụ thí nghiệm và vật liệu thí nghiệm Bể nhựa Composite 200L 18 cái. Bể nhựa Composite 1m3 Xô nhựa, khay nhựa, cân điện tử Dụng cụ đo độ mặn, pH, nhiệt độ, hệ thống phân tích TAN, NO -2, NO-3. Hoá chất xử lý và phân tích môi trường. Cá kèo thí nghiệm được mua từ các nông hộ khai thác tự nhiên, chọn cá khoẻ, không bị xây xát, không bị nhiễm bệnh . Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng nổi với hàm lượng đạm từ 38 – 40% đạm.. Một số dụng cụ khác có liên quan trong quá trình thí nghiệm tại phòng thí nghiệm. II. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với mật độ 30 con/bể 200L. - Nghiệm thức 1:0o/oo - Nghiệm thức 2 :5o/oo - Nghiệm thức 3 :10o/oo - Nghiệm thức 4 :15o/oo - Nghiệm thức 5 : 20o/oo - Nghiệm thức 6 : 30o/oo Nước: Nước ót có độ mặn khỏang 80 – 120‰ pha với nước ngọt cho đến khi độ mặn đạt tương ứng với các nghiệm thức (C1V1 = C2V2). 18 Nguồn cá: Cá giống thu từ khai thác tự nhiên kích cỡ 2,98 – 3,01g/con ở độ mặn 30‰. Cá được thuần hóa độ mặn tương ứng với các nghiệm thức trước khi bố trí vào bể thí nghiệm (giảm 2o/oo trên ngày). Hình 1 : Hệ thống bể bố trí thí nghiệm Thức ăn và cách cho ăn: Trong quá tr ình thí nghiệm cho cá ăn thức ăn công nghiệp dạng nổi, cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn bằng 3 - 5% khối lượng thân tùy theo giai đoạn phát triển của cá và vớt thức ăn thừa nếu có sau 3 giờ để tính FCR. Hệ số chuyển hóa thức ăn tính 2 tháng cuối trong quá tr ình thí nghiệm. Trong qua trình nuôi có để giá thể dây nilon để cho cá. Siphon, thay nước: Trong thời gian thí nghiệm siphon, thay n ước 02 ngày/lần. Lượng nước thay 40-60%/lần. Thời gian thí nghiệm: 04 tháng. Thu mẫu và phân tích mẫu: - Thu mẫu các yếu tố môi trường: Nhiệt độ đo 02 lần/ngày (sáng, chiều) bằng nhiệt kế. pH đo 02 lần/ngày (sáng, chiều) bằng máy đo pH. Tổng đạm TAN, NO2, NO3 10 ngày/ lần bằng phương pháp Indophenol Blue và Gress llosvay. . 19 - Thu mẫu phân tích ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống : + Thời gian thu mẫu: Mỗi lần thu 30 mẫu cá/bể. Nhịp thu mẫu mỗi tháng một lần. + Cách phân tích: Cân khối lượng và đo chiều dài mẫu mỗi lần thu, sau đó thả trở lại bể nuôi. Xác định lượng cá còn lại trong bể để tính tỷ lệ sống . Mỗi ngày theo dõi khả năng bắt mồi và biểu hiện của cá. Các chỉ tiêu thu thập và công thức tính toán : Tăng trưởng tuyệt đối trên ngày theo khối lượng (Daily weight Gain – DWG) (g/ngày): Wt – W0 DWG = ——————— T Trong đó: W0 : Khối lượng cá ban đầu bố trí thí nghiệm Wt : Khối lượng cá ở thời điểm t T : Thời gian nuôi Tăng trưởng tuyệt đối trên ngày theo chiều dài (Daily length Gain – DLG) (cm/ngày): Lt – L0 DLG = ——————— T Trong đó: L0: Chiều dài cá ban đầu bố trí thí nghiệm Lt: Chiều dài cá ở thời điểm t T : Thời gian nuôi Tăng trưởng tương đối theo khối lượng (Specific Growth Rate - SGR) (%/ngày): SGR = 100*(lnWt – lnW0)/T Trong đó: W0 : Khối lượng cá ban đầu bố trí thí nghiệm Wt : Khối lượng cá ở thời điểm t T : Thời gian nuôi 20 Tăng trương tương đối theo chiều dài (%/ngày): SLR = 100*(lnLt – lnL0)/T Trong đó: L0: Chiều dài cá ban đầu bố trí thí nghiệm Lt: Chiều dài cá ở thời điểm t T : Thời gian nuôi Xác định tỷ lệ sống : Nt Tỷ lệ sống(%) ═ ——————x 100% N0 Trong đó: N0: Số lượng cá ban đầu bố trí thí nghiệm Nt: Số lượng cá ở thời điểm t Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) = L ượng thức ăn cá ăn vào/Wt – W0 Trong đó: W0 : Khối lượng cá ban đầu bố trí thí nghiệm Wt : Khối lượng cá ở thời điểm t Tương quan giữa chiều dài và khối lượng : W = aLb Trong đó: W: Khối lượng L: Chiều dài a: Hệ số thực nghiệm b: Hệ số mũ phương trình III. Phương pháp xử lý số liệu Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mền Excel v à chương trình SPSS. 21 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN I. Biến động các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 1. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến thủy sinh vậ t, tất cả các giai đoạn phát triển của cá đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nước. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, sự bắt mồi, sự tăng tr ưởng…Theo định luật Vant Hoff: khi nhiệt độ tăng 10 độ thì tốc độ phản ứng tăng 2-3 lần. Theo Rowland (1986) cho rằng: Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh sản v à sống sót của các loài tôm, cá nuôi tương đối rộng, nhưng khoảng nhiệt độ cho tăng trưởng cực đại thì rất hẹp (trích bởi Nguyễn Đình Trung, 2002). Nhiệt độ biến động rất nhỏ trong thời gian thí nghiệm, sự biến động này được trình bày trong bảng 1: Bảng 1: Biến động nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm Nghiệm thức 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 30‰ Sáng 26,6±0,55 26,5±0,64 26,5±0,68 26,4±0,65 24,4±0,64 26,4±0,61 Tháng 1 Chiều 27,0±0,47 26,9±0,56 26,9±0,63 26,8±0,58 26,8±0,60 26,9±0,56 Sáng 0,0 26,7±0,67 26,7±0,65 26,7±0,66 26,6±0,67 26,7±0,66 Tháng 2 Chiều 0,0 27,5±0,72 27,6±0,73 27,5±0,68 27,5±0,72 27,6±0,73 Sáng 0,0 25,6±0,86 25,7±0,80 25,7±0,74 25,7±0,77 25,7±0,76 Tháng 3 Chiều 0,0 26,7±0,76 26,8±0,73 26,7±0,69 26,6±0,68 26,6±0,70 Sáng 0,0 24,7±0,98 24,8±0,95 24,8±0,94 24,7±0,95 25,6±1,09Tháng 4 Chiều 0,0 25,6±1,09 25,7±1,11 25,6±1,09 24,8±0,97 25,7±1,13 Chú ý: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Từ bảng 1 cho thấy sự chênh lệch nhiệt độ giữa các nghiệm thức không lớn, nhiệ t độ biến động trung bình từ 24,4 – 27,6OC và nhìn chung cũng nằm trong khoảng thích hợp cho cá. Theo Boyd (1990) nhiệt độ thích hợp cho các lo ài thuỷ sản nuôi dao động từ 25 –28oC và nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho cá, nhưng trong thời gian thí nghiệm có một vài ngày trời lạnh làm nhiệt độ nước xuống thấp nhỏ hơn 24OC nên cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Theo Lê Văn Cát và ctv (2006), thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất tới nuôi trồng thủy 22 sản, nó ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hầu hết các thông số khác đặc tr ưng cho chất lượng nước như: tốc độ và cân bằng phản ứng hóa học , khả năng bốc hơi và hòa tan các loại khí, ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sinh lý, sinh hóa của động vật và thực vật thủy sinh, cũng theo tác giả này thì các loài thủy sản vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sẽ phát triển chậm khi nhiệt độ d ưới 25OC và có thể bị chết khi nhiệt độ dưới 10OC hoặc 15OC. Sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày không quá 1OC, chênh lệch này phù hợp với đề nghị của Nguyễn Đ ình Trung là: tôm, cá có thể chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ là 0,2OC/phút. 2. pH Yếu tố pH cũng là yếu tố quan trọng đến thủy sinh vật, pH có thể chỉ thị môi tr ường tốt hay xấu và mỗi loài cũng có khả năng thích ứng được các khoảng pH khác nhau. pH cao hay thấp đều ảnh hưởng tới thủy sinh vật , pH ảnh hưởng đến cân bằng các hóa trình hóa học, sinh học trong nước như là cân bằng ammoniac, sunfua hydro, clo hay ion kim loại… Theo Boyd (1990), pH thích hợp cho sự phát triển của cá là từ 6,5 – 9. pH có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tôm, cá nh ưng thường pH ảnh hưởng trực tiếp là chủ yếu thông qua NH3, NH4+. Sự biến động của pH được trình bày ở bảng 2: Bảng 2: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm Nghiệm thức 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 30‰ Sáng 8,3±0,23 7,8±0,18 7,8±0,22 7,7±0,22 7,7±0,22 7,8±0,16 Tháng 1 Chiều 8,4±0,16 7,9±0,18 7,8±0,23 7,8±0,22 7,8±0,20 7,8±0,14 Sáng 0,0 7,9±0,14 7,9±0,13 7,9±0,19 7,9±0,24 7,8±0,25 Tháng 2 Chiều 0,0 8,0±0,14 8,0±0,13 7,9±0,18 7,9±0,25 7,8±0,24 Sáng 0,0 8,0±0,18 7,9±0,15 7,9±0,14 7,8±0,14 7,8±0,15 Tháng 3 Chiều 0,0 8,0±0,18 7,9±0,15 7,9±0,14 7,8±0,14 7,8±0,15 Sáng 0,0 8,0±0,17 7,9±0,17 7,9±0,17 7,8±0,17 7,8±0,16 Tháng 4 Chiều 0,0 8,0±0,19 7,9±0,15 7,9±0,15 7,8±0,17 7,8±0,14 Chú ý: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn pH trong trong suốt thời gian thí nghiệm rất ph ù hợp cho sự phát triển của cá, dao động trung bình từ 7,7 – 8,4 và không có sự chênh lệch nhiều giữa sáng và chiều (không quá 0,1). Giữa các nghiệm thức không có sự chênh lệch nhiều trong suốt thí 23 nghiệm. Nhưng vẫn có xu hướng cao hơn ở nghiệm thức 0‰ và 5‰ do nguồn nước ngọt thí nghiệm có pH tương đối cao, tuy nhiên không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. 3. NO2- Trong quá trình thí nghiệm NO2- chủ yếu là do quá trình phân hủy sinh ra từ ammonia thành nitrat, nó cũng là tác nhân gây độc cho động vật thủy sản. NO2- cao có thể xâm nhập vào cơ thể cá qua mang. Theo Trương Quốc Phú (2006) giá trị LC50-96 giờ đối với loài cá nước ngọt từ 0,66 – 2,00mg/l, nhưng theo Crawford và Allen thì tính độc của nitrite giảm khi độ mặn tăng. 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100. 110. 120. T hời điểm thu mẫu (ngày) H àm lư ợn g N O 2 (p pm ) Độ mặn 0%o Độ măn 5%o Độ mặn 10%o Độ mặn 15%o Độ mặn 20%o Độ mặn 30%o Hình 2: Biến động NO2- trong thời gian thí nghiệm Nhìn vào hình 1 ta thấy, sự biến động NO2- không đều trong quá trình thí nghiệm, tháng đầu giá trị NO2- tương đối thấp và ngày càng tăng cao trong th ời gian cuối thí nghiệm. Giá trị trung bình các nghiệm thức thấp nhất vào tháng 1 và cao nhất vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 của thí nghiệm. G iá trị trung bình dao động từ 0,11 – 0,26 ppm, đạt cao nhất vào ngày thứ 100 của thí nghiệm và thấp nhất là ngày thứ 10 của thí nghiệm. Sau 20 ngày thí nghiệm cao nhất là nghiệm thức 0‰ (0,17ppm), thấp nhất là nghiệm thức 15‰ (0,12ppm). Trung bình thí nghiệm thí cao nhất là nghiệm thức 15‰ (0,26ppm), thấp nhất là nghiệm thức 5‰, 20‰ (0,24ppm), nghiệm thức 10‰ và 30‰ đạt trung bình (0,25ppm). Theo Simon và Mathew (1994), hàm lư ợng NO2-<1mg/l còn có thể chấp nhận trong ao nuôi cá (trích bởi Huỳnh Trường Giang, 2003). 24 Kết quả này còn tương đối thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Nhơn (2008) khi thực nghiệm nuôi cá kèo trên bể là dao động từ 0,03 – 0,4 ppm. NO2- tuy có biến động trong thời gian thí nghiệm nh ưng giữa các nghiệm thức không có sự chênh lệch nhiều nên không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. 4. NO3- NO3- là sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa nên trong môi tr ường nước NO3- là hiện diện phổ biến nhất, độc tính của NO 3- đối với động vật thủy sản là rất thấp, theo Trương Quốc Phú, hàm lượng NO3- thích hợp trong ao nuôi cá là từ 0,1 – 10mg/l. 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100. 110. 120. Thời điểm thu mẫu (ngày) Hà m lư ợn g NO 3 (p pm ) Độ mặn 0%o Độ mặn 5%o Độ mặn 10%o Độ mặn 15%o Độ mặn 20%o Độ mặn 30%o Hình 3: Biến động NO3- trong thời gian thí nghiệm Biến động NO3- cao nhất vào cuối tháng thứ 2 và đầu tháng thứ 3 trong thời gian thí nghiệm, biến động trung b ình hàm lượng NO3- dao động từ 0,68 – 1,47ppm, thấp nhất là nghiệm thức 0‰ (0,68ppm) sau 20 ngày nuôi, nhưng qua 4 tháng thí nghi ệm hàm lượng trung bình thấp nhất là nghiệm thức 5‰ (1,20ppm) và cao nhất là nghiệm thức 20‰ (1,47ppm). Nồng độ NO3- cao nhất trong thời gian thí nghiệm l à 2,31ppm, hầu như các nghiệm thức không có sự chênh lệch nhiều trong suốt qua trình thí nghiệm, sự biến động thấp nhất trong thời gian thí nghiệm l à nghiệm thức 25 5‰ và cao nhất là nghiệm thức 30‰, biến động này rất thấp so với sự khuyến cáo của Trương Quốc Phú nên NO3- được xem là rất an toàn. 5. TAN TAN là tổng hàm lượng đạm của NH3 và NH4+ và được gọi là tổng đạm amôn, trong đó NH3 là nhân tố độc ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và sinh trưởng, nhưng có thể xem NH4+ là không có hại đối với động vật thủy sản. Trong quá tr ình thí nghiệm TAN có được chủ yếu là từ thức ăn và chất bài tiết của cá. Theo Trương Quốc Phú, Nguyễn Đình Trung, Lê Văn Cát thì tỉ lệ giữa NH4+/NH3 sẽ tăng khi pH giảm và giảm khi pH tăng, ngoài ra tỉ lệ này còn phụ thuộc vào nhiệt độ. 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100. 110. 120. T hời điểm thu m ẫu (ngày ) T A N (p pm ) Độ m ặn 0%o Độ m ặn 5%o Độ m ặn 10%o Độ m ặn 15%o Độ m ặn 20%o Độ m ặn 30%o Hình 4: Biến động NH4- trong thời gian thí nghiệm Hàm lượng TAN trong trong thời gian thí nghiệm luôn tăng, nhưng không đều tháng cao tháng thấp. Hàm lượng dao động từ 0 ,73 – 2,35ppm, Thấp nhất là nghiệm thức 0‰ sau 20 ngày nuôi, các nghiệm thức còn lại dao động trung b ình từ 2,00 – 2,35ppm, cao nhất là nghiệm thức 20‰. Tất cả các nghiệm thức có hàm lượng gần như tương đương nhau trong thời gian thí nghiệm. Theo kết quả khảo sát từ thực tế trong ao nuôi tại Vĩnh Châu – Sóc Trăng của Đào Minh Hải thì hàm lượng TAN dao động từ 0,27 – 4,54mg/l và tăng dần về cuối vụ nuôi, nên TAN trong qua trình thí nghiệm còn thấp hơn nhiều so với kết quả điều khảo sát trong ao nuôi. 26 Theo Trương Quốc Phú, hàm lượng N-NH3 gây độc đối với cá là 0,6 – 2,0mg/lit, nên hạm lượng NH3 trong quá tr ình thí nghiệm được xem là an toàn không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. II. Ảnh hưởng các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo 1. Sinh trưởng a. Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cá Bảng 3: Chiều dài trung bình cá qua 120 ngày nuôi (cm) Nghiệm thức 0 ngày 20 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày 0‰ 8,70±0,54a 10,25±0,83 0,00 0,00 0,00 0,00 5‰ 8,71±0,62a 0,00 12,25±1,05bc 14,71±1,42bc 15,82±1,09b 16,47±0,95b 10‰ 8,76±0,54a 0,00 12,59±1,04c 15,22±1,31d 16,48±0,98c 17,16±1,05c 15‰ 8,66±0,60a 0,00 12,31±1,04bc 14,79±1,09c 15,92±1,05b 16,35±0,98b 20‰ 8,74±0,53a 0,00 12,09±1,19b 14,33±1,34b 15,33±1,01a 16,01±0,95a 30‰ 8,63±0,53a 0,00 11,71±1,13a 13,72±1,47a 15,17±1,03a 15,72±1,22a Chú ý: Các chữ giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Từ bảng 3 cho thấy, chiều dài cá bố trí trung bình từ 8,63 – 8,76cm và sau 120 ngày nuôi chiều dài trung bình 15,72 – 17,16cm. Sau 15 ngày nuôi nghiệm thức 0‰ bắt đầu chết và chết hoàn toàn sau 20 ngày nuôi khi đó đạt chiều dài trung bình 10,25cm. Sau 30 ngày, chiều dài trung bình cao nhất là nghiệm thức 10‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 20‰ và 30‰. Thấp nhất là nghiệm thức 30‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức còn lại, còn nghiệm thức 5‰, 10‰ và 15‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 60 ngày chiều dài trung bình cao nhất là nghiệm 10‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 5‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 2 nghiệm thức 15‰ và 20‰, nhưng giữa nghiệm thức 15‰ và 20‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhưng sau 90 ngày nuôi , nghiệm thức 20‰ và 30‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nghiệm thức 5‰ và 15‰ khác biệt cũng không có ý nghĩa thống 27 kê (p>0,05), nhưng giữa nghiệm thức 5‰, 15‰ lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 20‰ và 30‰. Chiều dài cao nhất vẫn nghiệm thức 10‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức khác. Kết thúc thí nghiệm, chiều dài trung bình tất cả các nghiệm thức tăng xấp xĩ 2 lần chiều dài trung bình ban đầu. Chiều dài cao nhất là nghiệm thức 10‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. nghiệm thức 20‰ và 30‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nghiệm thức 5‰ và 15‰ khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng giữa nghiệm thức 5‰, 15‰ lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 20‰ và 30‰. Nhìn chung qua 120 ngày nuôi thì chiều dài tăng nhanh vào tháng đầu và có xu hướng giảm vào các tháng sau, và cá tăng trư ởng chậm lại vào tháng 3 và 4, là do tốc độ tăng trưởng giảm theo tuổi của cá . Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, cá giai đoạn non trẻ th ì có hệ số sử dụng năng lượng và cường độ dinh dưỡng cao để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đặc biệt là chiều dài, đến lúc trưởng thành cá đã hoàn chỉnh phát triển các cơ quan, các bộ phận cơ thể, nhất là sự hoàn thiện cơ quan sinh dục nên cá ưu tiên phát triển khối lượng nên giai đoạn sau cá tăng trưởng chậm về chiều dài là phù hợp. Thu mẫu thí nghiệm sau 30 ngày nuôi thì chiều dài trung bình từ 11,71 – 13,31cm/con tăng 3,08 – 3,83cm/con nhanh hơn so với nghiên cứu của Phạm Thái Nguyên với tăng trưởng trung bình chiều dài từ 0,53 – 1,23cm/con với chiều dài cá ban đầu là 6,19cm/con. So với kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Nhơn sau 90 ngày nuôi thì tăng trưởng chiều dài dao động từ 16,87 – 17,78cm mặt dù nguồn giống tác giả này thí nghiệm vẫn nhỏ hơn. 28 Bảng 4: Khối lượng trung bình cá qua 120 ngày nuôi (g) Nghiệm thức 0 ngày 20 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày 0‰ 2,99±0,46a 5,33±1,07 0,00 0,00 0,00 0,00 5‰ 3,01±0,43a 0,00 7,98±1,79b 12,71±3,09b 14,78±2,13b 16,04±2,18bc 10‰ 3,00±0,39a 0,00 8,21±1,51b 13,75±2,77c 16,36±2,33c 17,93±2,39d 15‰ 3,00±0,46a 0,00 8,01±1,90b 12,42±2,17ab 15,16±2,26b 16,44±2,51c 20‰ 2,98±0,34a 0,00 7,47±2,03a 12,01±2,57ab 13,95±2,19a 15,31±2,32ab 30‰ 3,00±0,39a 0,00 7,01±1,81a 11,72±2,62a 13,97±2,24a 15,18±2,54a Chú ý: Các chữ giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệ t không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau khi thí nghiệm được bố trí được 20 ngày khối lượng trung bình nghiệm thức 0‰ là 5,33g cho thấy 15 ngày đầu cá phát triển cũng tương đối nhanh. Sau 30 ngày, nghiệm thức 5‰, 10‰ và 15‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nghiệm thức 20‰ và 30‰ khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhưng nghiệm thức 5‰, 10‰, 15‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 20‰ và 30‰. Sau 60 ngày, khối lượng trung bình cao nhất là nghiệm thức 10‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, khối lượng trung bình nhỏ nhất là nghiệm thức 30‰ và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 15‰ và 20‰ nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 5‰, 10‰. Còn nghiệm thức 5‰, 15‰, 20‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đến ngày thứ 90, có sự khác biệt nhiều giữa các nghiệm thức , cao nhất là nghiệm thức 10‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác. Nghiệm thức 5‰ và 15‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nghiệm thức 20‰ và 30‰ cũng khác biệt không có ý nghĩa thống k ê, nhưng nghiệm thức 5‰, 15‰ lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 20‰ và 30‰. Sau 120 ngày nuôi, nghiệm thức 10‰ có khối lượng trung bình cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 5‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 15‰ và 20‰, tuy 29 nhiên nghiệm thức 15‰ lại khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) so với nghiệm thức 20‰. Thấp nhất là nghiệm thức 30‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác trừ nghiệm thức 20 ‰ thì không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Qua bảng 4 thì tăng trưởng trung bình của cá tương đối nhanh ở tất cả các nghiệm thức, cũng cho thấy được chênh lệch giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm, tăng trọng giữa các tháng của các nghiệm thức cũng không đều nhau. Một phần là do tốc độ tăng trưởng giảm theo tuổi của cá mặt khác do môi tr ường nhiệt độ thấp nên ảnh hưởng đến tăng trưởng cá. Với tăng trưởng trung bình 30 ngày nuôi là 7,01 – 8,21g/con , nguồn cá thí nghiệm 2,98 – 3,01g /con thì lớn nhanh hơn kết quả nghiên cứu của Pham Thái Nguyên khi nuôi các kèo với các dạng thức ăn khác nhau v à khối lượng trung bình qua 30 ngày nuôi là 4,88 – 5,52 g/con với nguồn cá thí nghiệm là 1,52g/con. So với kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Nhơn, khi nuôi cá kèo thương phẩm ở trên bể ở các mật độ khác nhau từ 50 – 150 con/m2 với nguồn giống ban đầu từ 4,09cm /con và 0,56g/con thì sau 30 ngày nuôi chiều dài và khối lượng trung bình dao động từ 8,56 - 9,70cm/con và 4,12 – 5,24g/con. Sau 60 ngày nuôi chiều dài và khối lượng trung bình dao động từ 13,01 - 13,83cm/con và 11,35 – 13,38g/con. Sau 90 ngày nuôi chiều dài và khối lượng trung bình dao động từ 16,87 - 17,78cm/con và 19,34 – 20,66g/con. Theo Cotton Charles et al (1999), nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng trưởng của cá vược đen (Centropristis striata) với các độ mặn lần lượt là 10‰, 20‰ và 30‰, với thời gian thí nghiệm là 90 ngày trong hệ thống tuần hoàn. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá ở hai nghiệm thức độ mặn 20‰ và 30‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cá ở cả hai nghiệm thức tr ên đều lớn hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức có độ mặn 10‰. Theo Nguyễn Thị Hồng Thắm (2002), khi nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau là 0‰, 5‰ , 10‰, 15‰, 20‰, 25‰, 30‰ lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) thì nghiệm thức 10‰ cho tỉ lệ sống cao nhất và thấp nhất là 30‰ và nghiệm thức 10‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 20‰ và 30‰. Nghiệm thức 0‰ thì chết 100% sau khi thuần và 30 nồng độ muối không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá chẻm trong quá tr ình thí nghiệm. Từ kết quả trên cho thấy, cá vền và cá chẻm là loài sống ở nước lợ ở những thủy vực có độ mặn cao nhưng khi được thí nghiệm và thuần hóa ở các độ mặn khác nhau th ì cá tăng trưởng nhanh không phải là ở mức độ mặn mà cá sinh sống và tồn tại trong tự nhiên. Từ kết quả thí nghiệm cá kèo là loài phân bố ven biển nơi có độ mặn cao nhưng khi nuôi trong đều kiện thí nghiệm th ì nghiệm thức 10‰ là cá tăng trưởng nhanh nhất, điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu và nhận định của các tác giả trên. b. Tăng trưởng tương đối và tuyệt đối theo chiều dài Bảng 5: Tăng trưởng trung bình tương đối theo chiều dài (%/ngày) Nghiệm thưc 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 30‰ 20 ngày 0,91±0,02 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Tháng 1 0,00 1,14±0,05bc 1,20±0,03c 1,16±0,03bc 1,08±0,01ab 1,02±0,07a Tháng 2 0,00 0,61±0,10a 0,63±0,06a 0,61±0,01a 0,57±0,04a 0,53±0,05a Tháng 3 0,00 0,24±0,06a 0,26±0,06a 0,25±0,04a 0,22±0,06a 0,33±0,13a Tháng 4 0,00 0,13±0,05a 0,13±0,03a 0,09±0,04a 0,14±0,02a 0,11±0,01a 4 tháng 0,00 0,53±0,01ab 0,56±0,02b 0,53±0,11ab 0,50±0,01a 0,50±0,02a Chú ý: Các chữ giống nhau trên cùng một hàng ngang thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ khác nhau trên cùng một hang ngang thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tốc độ tăng trưởng tương đối của nghiệm thức 0‰ sau 20 ngày nuôi là 0,91%/ngày, trong tháng đầu cá tăng trưởng về chiều dài cũng khá nhanh, nghiệm thức 5 ‰, 15‰, 20‰ tăng trưởng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là nghiệm thức 10‰, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 20‰ và 30‰, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 5‰ và 15‰. Tốc độ tăng trưởng chậm nhất là nghiệm thức 30‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 5‰, 10‰ và 15‰. Trong tháng 2, tăng trưởng nhanh nhất là nghiệm thức 10‰, thấp nhất là nghiệm thức 30‰. Tháng 3, tốc độ tăng trưởng cao nhất là nghiệm thức 10‰ và thấp nhất là nghiệm thức 20‰. Tháng 4, tăng trưởng cao nhất là nghiệm thức 5‰ và 10‰, thấp nhất là nghiệm thức 15‰. Tuy nhiên, trong tháng 2, 3, 4 t ốc độ tăng trưởng tương 31 đối theo chiều dài ở các nghiệm thức có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 0.000 0.020 0.040 0.060 0.080 0.100 0.120 0.140 0.160 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tổng 4 tháng Thời gian nuôi Tă ng tr ưở ng tu yệ t đ ối (c m /n gà y) 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 30‰ bc bc a aaaa a a aa a ab abb ab a ab a bcc ab aab c Chú ý: Các chữ giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống k ê (p>0,05) và các chữ khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05). Hình 5: Tăng trưởng tuyệt đối trung bình theo chiều dài (cm/ngày) Tăng trưởng trung bình theo chiều dài tương tự như khối lượng, tăng nhanh vào tháng 1 và giảm dần về sau nhưng giảm tương đối đồng bộ ở các nghiệm thức. Nghiệm thức 0‰ sau 20 ngày nuôi đạt tốc độ tăng trưởng 0,086cm/ngày, đến ngày 30 tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là nghiệm thức 10‰ (0,127cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 20‰ và 30‰ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 5‰ và 15‰. Tốc độ tăng trưởng thấp nhất là nghiệm thức 30‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại trừ nghiệm thức 20‰ thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Giữa 3 nghiệm thức 5‰, 15‰, 20‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tháng 2, nghiệm thức 10‰ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng 0,088cm/ngay và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 30‰, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Thấp nhất là 32 nghiệm thức 30‰ (0,067cm/ngày) và không có ý ngh ĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức 5‰,15‰, 20‰. Các nghiệm thức 5‰, 15‰ và 20‰ có sự chênh lệch không nhiều và không có ý nghĩa thống kê. Tháng 3, tốc độ tăng trưởng cao nhất là nghiệm thức 30‰ (0,048cm/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức 20‰ (0,033cm/ngày). Tháng 4, tăng trưởng nhanh là nghiệm thức 20‰ (0,023cm/ngay) và thấp nhất là nghiệm thức 15‰ (0,014cm/ngày). Trong tháng 3 và 4, tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức có sự khác biệt nh ưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Sau 4 tháng thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng trung bình nhanh nhất là nghiệm thức 10‰ (0,070cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 15‰, 20‰ và 30‰ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 5‰ (0,065cm/ngày). Tăng trưởng thấp nhất là nghiệm thức 30‰ (0,059cm/ngày), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 5‰, 10‰ và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 15‰, 20‰. Nghiệm thức 5‰ (0,065cm/ngày), 15‰ (0,064cm/ngày) và 20 ‰ (0,061cm/ngày) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). c. Tăng trưởng tương đối và tuyệt đối theo khối lượng Bảng 6: Tăng trưởng trung bình tương đối theo khối lượng (%/ngày) Nghiệm thưc 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 30‰ 20 ngày 3,21±0,23 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Tháng 1 0,00 3,25±0,07bc 3,36±0,02c 3,27±0,07bc 3,06±0,08ab 2,85±0,14a Tháng 2 0,00 1,55±0,16ab 1,72±0,08b 1,46±0,04a 1,58±0,14ab 1,71±0,15b Tháng 3 0,00 0,50±0,17a 0,58±0,18a 0,66±0,11a 0,49±0,23a 0,58±0,11a Tháng 4 0,00 0,28±0,19a 0,30±0,10a 0,27±0,06a 0,31±0,10a 0,28±0,13a 4 tháng 0,00 1,39±0,03a 1,49±0,03a 1,42±0,01a 1,36±0,01a 1,36±0,03a Chú ý: Các chữ giống nhau trên cùng một hàng ngang thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ khác nhau trên cùng một hang ngang thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05). Thí nghiệm thực hiện được 20 ngày nghiệm thức 0‰ chết hoàn toàn và đạt tăng trưởng 3,31%/ngày. Tốc độ tăng trưởng thấp nhất là nghiệm thức 30‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 5‰, 10‰ và 15‰. Tăng trưởng cao nhất là 33 nghiệm thức 10‰, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 20‰, 30‰ và không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) với các nghiệm thức 5‰, 15‰. Nghiệm thức 5‰, 15‰, 20‰ không có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Tăng trưởng chiều dài sau 1 tháng nuôi cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thái Nguyên (2005) với tốc độ tăng trưởng 0,03 – 0,06%/ngày. Tháng 2, tốc độ tăng trưởng các nghiệm thức đều giảm so với tháng 1, tăng tr ưởng cao nhất là nghiệm thức 10‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 15‰, tuy nhiên không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức 5‰, 20‰ và 30‰. Tăng trưởng thấp nhất là nghiệm thức 15‰, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 10‰, 30‰ và không có sự khác biệt thống kê so với nghiệm thức 5‰, 15‰. Tốc độ tăng trưởng tháng 3 cao nhất là nghiệm thức 15‰, thấp nhất là nghiệm thức 20‰. Tháng 4, tăng cao nhất là nghiệm thức 20‰ và thấp nhất là nghiệm thức 15‰. Tuy nhiên, trong tháng 3 và 4 t ốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng các nghiệm thức cao vào tháng đầu tiên thí nghiệm và có xu hướng giảm thời gian về sau. Tăng tr ưởng trung bình cao nhất là nghiệm thức 10‰, thấp nhất là nghiệm thức 20‰ và 30‰. Nhưng các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) sau khi kết thúc thí nghiệm. So với kết quả của Gavin et al( 2001), nghiên cứu tăng trưởng của cá vền ở các độ mặn khác nhau th ì tốc độ tăng trưởng cao nhất là 2,34%/ngày sau 6 tháng nuôi, cho th ấy tốc độ tăng trương của cá vền cao hơn cá kèo và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của loài cá này là 24‰ và hệ số chuyển hóa thức ăn củng rất hiệu quả. Theo Nguyễn Tấn Nhơn (2008), về tốc độ tăng trưởng thì sau 15 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng rất nhanh từ 7,32 – 9,55%/ngày theo khối lượng và 2,37 – 3,49%/ngày theo chiều dài, so với giai đoạn từ 75 – 90 ngày thì tốc độ tăng trưởng giảm đi nhiều từ 0,41 – 0,49%/ngày về chiều dài và 0,48 – 0,49%/ngày về khối lượng. Từ kết quả này cho thấy kết quả thí nghiệm thấp hơn nghiên cứu của tác giả này. 34 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tổng 4 tháng Thời gian nuôi Tă ng tr ưở ng tu yệ t đ ối (g /n gà y) 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 30‰ c a a a a b aa bc c a a a b a a a a a a aaa a Chú ý: Các chữ giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống k ê (p>0,05) và các chữ khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hình 6: Tăng trưởng tuyệt đối trung bình theo khối lượng (g/ngày) Từ kết quả tốc độ tăng trưởng hình 4, cho thấy nghiệm thức 0‰ sau 20 ngày nuôi thì cá chết hoàn toàn, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 0,13g/ngày. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào tháng đầu tiên và giảm dần về sau. Tháng 1, tốc độ tăng trưởng trung bình nhỏ nhất là nghiệm thức 30‰ (0,134g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, kế đến là nghiệm thức 20‰ (0,150g/ngày) và cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 5‰, 10‰, 15‰. Tốc độ tăng trưởng cao nhất là nghiệm thức 10‰ nhưng cả 3 nghiệm thức 5‰, 10‰ và 15‰ không có khác biệt thống kê (p>0,05). Nghiệm thức 10‰ (0,184g/ngày) và 30‰ (0,157g/ngày) trong tháng 2 tốc độ tăng trưởng vẫn tăng, nghiệm thức 5‰ (0,158g/ngày) và 15‰ (0,147g/ngày) thì giảm, còn nghiệm thức 20‰ (0,151g/ngay) không thay đổi nhiều. Tăng trưởng cao nhất là nghiệm thức 10‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác, thấp nhất là nghiệm thức 15‰ nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê 35 (p>0,05) so với nghiệm thức 5‰, 20‰ và 30‰. Các nghiệm thức còn lại gần như tăng trưởng tương nhau và không có sự khác biệt nhiều. Tháng thứ 3, tốc độ tăng trưởng các nghiệm thức đều giảm, tăng tr ưởng cao nhất là nghiệm thức 15‰ (0,091g/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức 20‰ (0,064g/ngày). Nhưng chênh lệch về tốc độ tăng trưởng các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05). Trong tháng 4 tốc độ tăng trưởng các nghiệm thức tiếp tục giảm, tăng tr ưởng cao nhất là nghiệm thức 10‰ (0,052g/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức 20‰ (0,041g/ngày), nhưng khác biệt các nghiệm thức không có ý nghĩa thông k ê (p>0,05). Qua 4 tháng nuôi, ngoài nghiêm th ức 0‰ chết sau 20 ngày thì tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất là nghiệm thức 10‰ (0,124g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác. Các nghiệm thức c òn lại tốc độ tăng trưởng trung bình từ 0,102g/ngày – 0,12g/ngày và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng trung bình sau 1 tháng nuôi 0,150 – 0,174g/ngày cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Phạm Thái Nguyên (2005) khi nghiên cứu các mật độ khác nhau lên tăng trưởng của cá kèo và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình từ 0,10 – 0,11g/ngày, nhưng so với loài cá khác như cá tra th ì tốc độ còn rất thấp như nghiên cứu của Mai Trần Hải Đăng (2006), khi nghi ên cứu hiệu quả sử dụng thức ăn tự chế và chế biến lên nuôi cá tra thâm canh thì t ốc độ tăng trưởng từ 4,42 – 6,1g/ngày. Theo Trung tâm Khoa học và công nghệ và kinh tế thủy sản – Bộ Thủy Sản (2005) tốc độ tăng trưởng của cá tra sau 6 tháng nuôi l à 5,94g/ngày và tăng trưởng tương đối là 1,88%/ngày. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Quốc Thoại (1999), khi nghiên cứu các độ mặn 0‰, 10‰ và 20‰ của cá chẽm từ cá hương lên cá giống thì tốc độ tăng trưởng dao động từ 0,0157 – 0,0179g/ngày và cao nhất là nghiệm thức 0‰. Nhưng theo Nguyễn Thị Hồng Thắm (2002) khi nuôi tăng trưởng cá chẽm ở các độ mặn khác nhau th ì ở độ mặn 10‰ là đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất và thấp nhất là 30‰ và 0‰ chết sau khi thuần. Từ kết quả trên cho thấy tuy cá chẽm là cá nước lợ nhưng ương ở độ mặn 0‰ vẫn cho tốc độ tăng trưởng cao, chứng tỏ mỗi loài có thể điều hòa nồng độ muối khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. 36 2. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng Nghiệm thức 5‰ y = 0.0113x2.5987 R2 = 0.9795 0 5 10 15 20 25 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Chiều dài (cm) Kh ối lượ ng (g ) Nghiệm thức 10‰ y = 0.0111x2.5996 R2 = 0.9649 0 5 10 15 20 25 30 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 Chiều dài (cm) Kh ối lượ ng (g ) Nghiệm thức15‰ y = 0.0107x2.6179 R2 = 0.973 0 5 10 15 20 25 30 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Chiều dài(cm) Kh ối lươ ng (g ) Nghiệm thức20‰ y = 0.0097x2.6577 R2 = 0.9696 0 5 10 15 20 25 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Chiều dài(cm) Kh ối lượ ng (g ) Nghiệm thức 30‰ y = 0.01x2.6613 R2 = 0.9549 0 5 10 15 20 25 30 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Chiều dài (cm) Kh ối lư ợn g ( g) Hình 7: Sự tương quan giữa chiều và khối lượng cá ở các độ mặn khác nhau 37 Qua 120 nuôi, tăng trưởng về sự tương quan giữa chiều dài và khối lương được xác định với 326 mẫu nghiệm thưc 5‰, 337 mẫu nghiệm thức 10‰, 332 mẫu nghiệm thức 15‰, 330 mẫu nghiệm thức 20‰, 323 mẫu nghiệm thức 30‰, thì nghiệm thức 5‰ là chặt chẽ nhất với phương trình hồi qui được xác định W = 0,0113L2,5987 và hệ số R2 = 0,9795, và hệ số tương quan nhỏ nhất là nghiệm thức 30‰ với W = 0,01L2,6613 và R2 = 0,9549. Hệ số b trong phương trình hồi qui tương quan ở các nghiệm thức dao động từ 2,5987 – 2,6613 và nhỏ hơn 3 rất nhiều do cá kèo có hình dạng thon dài và cá đang giai đoạn tăng trưởng chưa đến giai đoạn thành thục, mặt khác cá được nuôi trong điều kiện thí nghiệm l à trên bể nên sự phát triển về chiều dài và khối lượng tương đối đều nhau nên hệ số R2 ở tất cả các nghiệm thức dao động từ 0,9549 – 0,9795, cho thấy sự liên kết rất chặt chẽ về chiều dài và khối lượng ở các nghiệm thức . Nghiệm thức 30‰ có hệ số R2 nhỏ nhất so với các nghiệm thức là do sự phát triển nhanh về khối lượng và có sự ưu tiên hơn chiều dài, còn các nghiệm thức khác tương quan như nhau. Kết quả của sự tương quan có thể xem là thật sự chặt chẽ của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm nhưng tương quan này cho thấy tương đối chặc chẽ so với điều kiện tự nhi ên là do điều kiện thí nghiệm tương đối tốt, cho ăn thức ăn công nghiệp và một phần do giai đoạn phát triển của cá đang trong giai đoạn tăng tr ương nên sự tương quan trên là tương đối phù hợp. Nếu so sánh với kết quả khảo xác thực tế ngoài tự nhiên về sự tương quan giữa chiề dài và khối lượng của Trần Trung Thuận (2005) ở Bạc Liêu (242 mẫu, R2 = 0,8761, b = 2,3471) và ở Sóc Trăng (312 mẫu, R 2 = 0,9776, b = 2,25916) thì cũng có thể chấp nhận. Kết quả này cũng tương đối chặt chẽ hơn so với nghiên cứu của Trần Đắc Định khi tác giả này phân tích 508 mẫu với phương trình tương quan là W = 0,2468L1,5567 với R2 = 0,9008. So với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Nhơn (2008) thì R2 dao động từ 0,994 – 0,9959 và hệ số b dao động từ 2,4488 – 2,4691, cho thấy sự tương quan trong điều kiện thí nghiệm là phù hợp. 38 3. Tỷ lệ sống Bảng 7: Tỉ lệ sống trung bình qua các tháng trong thời gian thí nghiệm Nghiệm thức 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày 0‰ 0 0 0 0 5‰ 100±0,00a 98,9±1,92b 82,2±5,09a 81,1±1,15ab 10‰ 100±0,00a 98,9±1,92b 88,9±6,94a 86,7±2,00b 15‰ 100±0,00a 97,8±1,92ab 87,8±1,92a 83,3±0,00ab 20‰ 100±0,00a 97,8±1,92ab 87,8±1,92a 81,1±0,58ab 30‰ 100±0,00a 94,4±1,92a 87,8±1,92a 76,7±1,00a Chú ý: Các chữ giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Từ bảng 7, tỷ lệ sống sau 30 ngày nuôi đạt 100% tất cả các nghiệm thức trừ nghiệm thức 0‰ chết hoàn toàn sau 20 ngày nuôi, các nghiệm thức còn lại tỉ lệ sống trong quá trình thí nghiệm rất cao, sau 60 ngày nuôi tỷ lệ sống dao động từ 94 ,4 – 98,9%, tỉ lệ sống thấp nhất là nghiệm thức 30‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 5‰, 10‰ nhưng không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 15‰, 20‰. Các nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Sau 90 ngày, tỉ lệ sống dao động từ 82,2 – 88,9%, cao nhất là nghiệm thức 10‰ nhưng tất cả các nghiệm thức hầu như không có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Sau 120 ngày nuôi tỉ lệ sống cao nhất là nghiệm thức 10‰ và thấp nhất là nghiệm thức 30‰, chỉ có nghiệm thức 10‰ và 30‰ là khác biệt có ý nghĩa thống kê, các nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Cá chết nhiều nhất vào tháng thứ 3 và thứ 4 sau khi thí nghiệm là do nhiệt độ môi trường không ổn định nên ảnh hưởng đến sự bắt mồi và tiêu hóa thức ăn của cá, cá biến ăn và kèm theo sức đề kháng giảm nên bị bệnh chết. Tỉ lệ sống tương đối cao hơn nhiều so với kết quả Phạm Thái Nguyên (2005) khi nuôi cá kèo ở các loại thức ăn khác nhau trong 30 ngày nuôi và đạt tỉ lệ sống trung bình từ 35 – 69%. Theo Cotton Charles et al (1999), khi nuôi cá vượt đen ở các độ mặn khác nhau lên tăng trưởng của cá vượt đen ở các độ mặn lần lượt là 10‰, 20‰, 30‰ thì tỉ lệ sống thấp nhất là 10‰, 2 nghiệm thức còn lại khác biệt không ý nghĩa 39 thống kê (p>0,05), cho thấy mỗi loài có sự tăng trưởng tối ưu ở các độ mặn khác nhau. 4. Hệ số chuyển hóa thức ăn Bảng 8: Hệ số chuyển hóa thức ăn Nghiệm thức FCR 5‰ 1,50±0,04a 10‰ 1,47±0,05a 15‰ 1,49±0,06a 20‰ 1,52±0,06a 30‰ 1,53±0,03a Chú ý: Các chữ giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lượng thức ăn thực sự động vật thủy sản ăn v ào để tăng lên một đơn vị khối lượng người ta gọi là hệ số thức ăn. Hệ số này chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: loại thức ăn, thành phần thức ăn, giống loài, sinh lý của sinh vật, điều kiện môi trường…(Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Từ kết quả bảng 8 ta thấy, hệ số thức ăn dao động khoảng 1,47 – 1,53, cao nhất là nghiệm thức 30‰, thấp nhất là nghiệm thức 10‰, nhưng sự khác biệt về hệ số thức ăn giữa các nghiệm thức cũng không lớn và không có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Qua kết quả trên, ta có thể nhận thấy sự khác biệt tuy không lớn nh ưng nuôi ở độ mặn 5‰ – 15‰ vẫn tốt hơn và xét về mặt kinh tế trong mô h ình nuôi thâm canh mật độ cao thì lợi nhuận sẽ cao hơn. Nếu tốt nhất là duy trì độ mặn 10‰ là thích hợp nhất, nếu xét về hiệu quả sử dụng thức ăn. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Nhơn (2008) khi nghiên cứu trên cá kèo ở các mật độ khác nhau và ở độ mặn là 10‰, sau 90 ngày nuôi hệ số chuyển hóa thức ăn dao động thừ 1,38 – 1,58 ở mức độ mặn là 10‰ và hệ số chuyển hóa thức ăn theo kết quả khảo sát từ tác giả này trên thực tế trong các mô h ình nuôi là 1,74. 40 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. Kết luận Các yếu tố môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép n ên không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá. Cá kèo có thể sống trong nước ngọt trong thời gian 15 – 20 ngày Cá kèo có thể nuôi ở độ mặn từ 5‰ – 30‰ nhưng cá tăng trưởng tốt nhất là 10‰ Tỉ lệ sống cao nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất là nghiệm thức 10‰ Tương quan giữa chiều dài và khối lượng trong thời gian thí nghiệm là tương đối chặt chẽ so với điều kiện tự nhiên II. Đề xuất Ương cá kèo ở các mật độ và các loại thức ăn khác nhau Nghiên cứu phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá kèo. Nghiên cứu sinh sản cá kèo để thay thế nguồn giống tự nhi ên trong tương lai. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo. 41 Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boeuf, Gilles and Patrick Payan, 2001. How sould salinity influence fish growth.130: 411-423. 2. Boyd, C.E, 1990. Water quality in pond fo r aquaculture. Part 1: Principles of water quality. Temperature and Stratification. 3. Cotton Charles F. ; Walker Randal L. and Recicar Todd C (1999). Effects of temperature and salinity on growth of juvenile black sea bass, with implications for aquaculture. North American journal of aquaculture (2003), vol. 65, No.4, pp. 330-338. 4. Đặng Ngọc Thanh, 1973. Thủy sinh học đại c ương. Hà Nội. 214 trang. 5. Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000. Giáo tr ình sinh lý động vật thuỷ sinh. Trường Đại Học Cần Thơ. 73 trang. 6. Đào Minh Hải, 2006. Khảo sát một số yếu tố môi tr ường và mầm bệnh trên cá kèo (Pseudapocryptes elongates,Cuvier) ao nuôi. Lu ận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 7. Gavin J. Partridge and Greg I. Jenkins (2001). The effect of salinity on growth and survival of juvenile black bream ( Acanthopagrus butcheri). Aquaculture Development Unit, WA Maritime Training Centre 8. Huỳnh Trường Giang, 2003. Nghiên cứu sự biến động và tương quan giữa các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 9. Lê Văn Cát và ctv, 2006. Nước trong nuôi thủy sản. Chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà Nội. 424 trang. 10. Lê Kim Yến, 2005. Hiện trạng khai thác giống v à nuôi cá kèo thương phẩm (Pseudapocryptes elongatus , Cuvier1816) tại Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 11. Lê Thanh Hòa, 2008. Ảnh hưởng các độ mặn khác nhau l ên tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon). Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 42 12. Lâm Hoàng Khải,2007. Khảo sát một số khía cạnh kỹ thuật v à hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá kèo (Pseudapocryptes elongatus , Cuvier 1816) ở Sóc Trăng và Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 13. Mai Đình Yên, 1992. Định loại cá nước ngọt ở Nam Bộ. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 350 trang. 14. Nguyễn Đình Trung, 2002. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp. 157 trang. 15. Nguyễn Văn Thường, 2006. Giáo trình sinh thái thủy sinh vật. Trường Đại Học Cần Thơ. 67 trang. 16. Nguyễn Thị Mỹ Hằng, 2005. Điều tra hiện trạng nuôi cá k èo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier, 1816) thương phẩm ở tỉnh Bến Tre. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 17. Nguyễn Tấn Nhơn, 2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) nuôi trên bể và trong ao đất. Luận văn tốt nghiệp cao học ng ành nuôi trồng thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 18. Nguyễn Nhật Thi, 2000. Động vật chí Việt Nam. Nh à xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2002. T ìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý của cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) trong môi trường ương nuôi với các nồng độ muối khác nhau. Tiểu luận tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 20. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm. Cơ sở khoa học và biện pháp sản xuât cá giống. Trường Đại Học Cần Thơ. 124 trang. 21. Phan Quốc Thoại, 1999. Ảnh hưởng của thức ăn và nồng độ muối lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chẽm từ giai đoạn cá h ương lên cá giống. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 28 trang. 22. Phạm Thái Nguyên, 2005. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, ảnh h ưởng của mật độ và giá thể lên tăng trưởng của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus , Cuvier 1816) trong hệ thống tuần hoàn. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 27 trang. 43 23. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nươc ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cữu Long, Khoa thuỷ sản - Trường ĐHCT, 361 trang. 24. Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng, Nguyễn Trọng Hồ và Nguyễn Văn Lành, 2002. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá k èo (Pseudapocryptes elongatus , (Cuvier, 1816) phân bố vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Trường Đại Học Cần Thơ. 15 trang. 25. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo tr ình quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 199 trang. 26. Trần Thị Thanh Hiền, 2004. Giáo tr ình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 152 trang. 27. Trần Trung Thuận, 2005. Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá k èo (Pseudapocryptes elongates, Cuvier 1816) và đi ều tra tình hình khai thác cá giống ở khu vực Vĩnh Châu – Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 28. Võ Thành Toàn, 2005. Khảo sát hiện trạng khai thác nguồn lợi v à mùa vụ xuất hiện giống cá kèo vẫy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus) khu vực ven biển tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại Học Cần Thơ. 55 trang. 29. 30. 31. 32.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3052545_9783.pdf