Ảnh hưởng của florfenicol lên sinh hóa, huyết học và tồn lưu trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi trong bể

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônsửa đổi,bổ sung Thôngtưsố: 15/2009/TT-BNN, ngày 17/3/2009c ủaBộ trưởngBộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danhmục thuốc, hoá chất, kháng sinhcấmsử dụng,hạn chếsửdụng như sau: Điều 1. Rút Tylosin phosphate ra khỏi Danhmục thuốc, hoá chất, kháng sinhcấmsửdụng trong thú ytạiPhụlục 2 ban hành kèm theo Thôngt ư số: 15/2009/TT-BNN, ngày 17/3/2009c ủaBộ trưởngBộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danhmục thuốc, hoá chất, kháng sinhcấmsửdụng,hạn chế sửdụng. Điều 2.Bổ sung Tylosin phosphate và cács ản phẩm có chứa hoạt chất Tylosin phosphate baogồm Tylan 40số đăng ký EC-01; Tylan 40 sufa Gs ố đăng ký EC-12; Tylan 100s ố đăng ký EC-19của công ty Elanco Animal Health-Mỹ vào Danhmục thuốc, hoá chất, kháng sinhhạn chếsửdụng trong thú ytại Phụlục 4 ban hành kèm theo Thôngt ưsố: 15/2009/TT-BNN, ngày 17/3/2009củaBộ trưởngBộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danhmục thuốc, hoá chất, kháng sinhcấm sửdụng, hạn chếsửdụng. Điều 3. Giahạnlưu hành cácsản phẩm có chứa hoạt chất Gentian violet(Crystal violet) được bào chếdướidạngxịt dùng cho độngvật trêncạn đến 31/12/2009. Điều 4.Thôngtư này có hiệu lựckểtừngày ký. Điều 5. ChánhVăn phòngBộ,Cục trưởngCục Thú y, Thủ trưởng các đơnvịcó liên quan, Giám đốccácSở Nông nghiệp và Phát tri ển Nông thôn,tổ chức, cá nhân trongnước,nước ngoài có hoạt động liên quan đếnsản xuất, kinh doanh thu ốc thú y baogồm thuốc thú y thuỷsản chịu trách nhiệm thi hành Thông t ưnày./.

pdf90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3356 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của florfenicol lên sinh hóa, huyết học và tồn lưu trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi trong bể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số độc chất khác Metasystox, Sevin (Jonh, 2006), malachite green (Lương Thị Diễm Trang, 2009), NO2- (Das et al., 2004; Svobodova et al., 2005) khi hiện diện trong môi trường sống của các loài thủy sản cũng có khả năng làm giảm hemoglobin ở chúng. 4.4.5 Thể tích hồng cầu - MCV Kết quả được trình bày trong Bảng 4.7 cho thấy, thể tích hồng cầu của cá ở NT-ĐC dao động từ 123±36,2µm3 đến 191±113µm3. Ở các nghiệm thức cho ăn kháng sinh, thể tích hồng cầu của cá có xu hướng tăng sau khi ăn kháng sinh 1 ngày đối với NT-10 và NT-30 so với khi cá chưa ăn kháng sinh; riêng ở NT-100 thể tích hồng cầu giảm ngay sau khi ăn kháng sinh 1 ngày và tăng trở lại sau khi ăn kháng sinh 4 ngày. Sau đó, thể tích hồng cầu lại có xu hướng giảm cho đến ngày thứ 5 sau khi ngưng ăn kháng sinh. Tuy nhiên, sự biến động thể tích hồng cầu trong thời gian cho ăn kháng sinh vẫn không khác biệt (p>0,05) so với thời điểm trước và sau khi cho cá ăn kháng sinh cũng như so với NT-ĐC. Điều này cho thấy, kháng sinh florfenicol có tác động đến cá làm cho thể tích hồng cầu của cá có sự biến động. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của thuốc không đáng kể, cá hoàn toàn có thể thích ứng được. Bảng 4.7: Biến động thể tích hồng cầu – MCV (µm3) Nghiệm thứ Thời điểm thu mẫu NT-ĐC NT-10 NT-30 NT-100 Chưa ăn ks 159±31,0abAB 155±31,3abAB 132±19,2abA 192±89,1aB Ăn ks 1 ngày 170±87,2abA 208±101bA 167±40,3bA 151±56,3aA Ăn ks 4 ngày 191±113bA 183±105abA 147±30,2bA 206±75,8aA Ăn ks 7 ngày 149±48,7abA 131±35,0aA 147±61,5bA 142±28,6aA Ngưng ăn ks 1 ngày 138±48,1abA 131±63,3aA 147±49,8bA 145±29,2aA Ngưng ăn ks 5 ngày 123±36,2aA 154±47,4abA 155±37,4bA 157±69,4aA Ngưng ăn ks 14 ngày 164±61,7aB 173±64,0abB 105±34,6aA 179±79,7aB Ngưng ăn ks 28 ngày 178±67,4aA 156±37,1abA 159±40,6bA 179±128aA Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị cùng cột mang cùng chữ cái (a,b,c), cùng hàng mang cùng chữ cái (A,B) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Cá Mystus vittatus khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu Sevin (7ppm) hay Metasystox (2ppm) trong thời gian 30 ngày cũng làm giảm thể tích hồng cầu ở cá (97,4±1,95µm3 và 99,9±1,7µm3) so với nghiệm thức đối chứng 100±0,49µm3 (John, 2007). Tương tự ở cá chép, cá rô phi và cá mè vinh khi tiếp xúc với Basudin 40EC cũng làm giảm thể tích hồng cầu (Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Ngược lại, khi cá tra tiếp xúc với malachite green (Lương Thị Diễm Trang, 2009) hay cá hồi khi sống trong môi trường có kim loại nặng như Pb2+, Cu2+ (Ates et al., 2007) thì thể tích hồng cầu của cá lại có xu hướng tăng. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 53 4.4.6 Trọng lượng trung bình huyết sắc tố trong hồng cầu – MCH Kết quả được trình bày trong Bảng 4.8 cho thấy, trọng lượng huyết sắc tố có sự biến động theo xu hướng tăng dần ở NT-10 và NT-30 ngay khi cá ăn kháng sinh 1 ngày, trong đó NT-10 có sự gia tăng nhanh và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với thời điểm trước khi cá ăn kháng sinh và NT-ĐC. Ở NT- 100 sự gia tăng trọng lượng huyết sắc tố chỉ thể hiện khi cá ăn kháng sinh 4 ngày, mặc dù sự gia tăng này không khác biệt so với NT-ĐC nhưng so với thời điểm trước khi cá ăn kháng sinh thì sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau đợt biến động tăng thì trọng lượng huyết sắc tố của cá ở các nghiệm thức có xu hướng giảm. Tại thời điểm ăn kháng sinh 7 ngày, trọng lượng huyết sắc tố của cá ở NT-10 và NT-30 giảm và thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với NT-ĐC. Ở NT-100 xu hướng giảm trọng lượng huyết sắc tố ở cá kéo dài đến khi ngưng ăn kháng sinh 1 ngày và tại thời điểm này giá trị MCH khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với NT-ĐC. Sau khi cá ngưng ăn kháng sinh 5 ngày, trọng lượng huyết sắc tố của cá ở các nghiệm thức có dấu hiệu tăng trở lại, các giá trị đạt được sai khác không có ý nghĩa so với NT-ĐC và thời điểm trước khi cho ăn kháng sinh. Bảng 4.8: Biến động trọng lượng huyết sắc tố_MCH (pg) Nghiệm thức Thời điểm thu mẫu Đối chứng NT-10 NT-30 NT-100 Chưa ăn ks 40,8±8,9abB 38,9±8,6aAB 31,3 ± 6,4abAB 37,0 ± 11,9abA Ăn ks 1 ngày 38,2±9,0abA 58,2±27,5bB 38,8±13,6cA 33,2 ± 8,1aA Ăn ks 4 ngày 48,5±26,5bB 41,4±23,1aAB 32,3±6,2abcA 47,3±19cAB Ăn ks 7 ngày 41,5±13,5abB 31,8±8,0aA 30,8±7,7abA 36 ± 6,9abAB Ngưng ăn ks 1 ngày 40,2±8,3abB 31,6±20,9aAB 32,4±7,0abcAB 30,4 ± 3,9aA Ngưng ăn ks 5 ngày 35,0±15,0aA 40,9±13,5aA 37,3±7,7bcA 38,7±20,7abA Ngưng ăn ks 14 ngày 29,7±5,7aAB 34,4±12,6aB 25,5±4,0aA 35,0±10,8aB Ngưng ăn ks 28 ngày 38,6±15,7abA 38,4±10,7aA 37,7±9,9bcA 40,3±20,8abA Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị cùng cột mang cùng chữ cái (a,b,c), cùng hàng mang cùng chữ cái (A,B) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Cá tra khi tiếp xúc với malachite green cũng có xu hướng tăng trọng lượng huyết sắc tố (Lương Thị Diễm Trang, 2009). Tương tự, ở cá hồi Oncorhynchus mykiss khi sống trong môi trường có kim loại nặng Pb2+, Cu2+ (Ates et al., 2007) hay cá Mystus vittatus khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu Sevin hay Metasystox (John, 2007) cũng làm gia tăng trọng lượng huyết sắc tố ở cá. Ngược lại, ở cá rô phi và mè vinh khi tiếp xúc với Basudin 40EC thì trọng lượng huyết sắc tố có xu hướng giảm, trong khi ở cá chép thì trọng lượng huyết sắc tố không thay đổi (Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Như vậy, những Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 54 loài cá khác nhau khi bị tác động bởi những loại thuốc, hóa chất khác nhau sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau đến trọng lượng huyết sắc tố. 4.4.7 Nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu – MCHC Nồng độ huyết sắc tố của cá ở các nghiệm thức biến động từ 19,8±6,0% đến 28,7±7,8% (Bảng 4.9). Nhìn chung, ở mỗi nghiệm thức khi so sánh giữa các lần thu mẫu cho thấy nồng độ huyết sắc tố của cá không có sự khác biệt (p>0,05) giữa trước, trong và sau khi cho cá ăn kháng sinh. Bảng 4.9: Biến động nồng độ huyết sắc tố - MCHC (%) Nghiệm thức Thời điểm thu mẫu Đối chứng NT-10 NT-30 NT-100 Chưa ăn ks 25,9±4,5aB 25,2±3,7aB 23,9±1,9aAB 20,7±4,8aA Ăn ks 1 ngày 26,5±11,9aA 28,7±7,8aA 23,4±5,7aA 23±4,6aA Ăn ks 4 ngày 26,6±5,2aB 23,8±4,5aAB 21,8±3,3aA 23,1±4,4aA Ăn ks 7 ngày 28,1±5,4aA 24,6±3,8aA 25,2±9,5aA 25,1±3,9aA Ngưng ăn ks 1 ngày 27,9±4,9aA 24,2±4,2aA 23,9±8,5aA 21,4±4,0aA Ngưng ăn ks 5 ngày 28,3±5,1aB 26,5±2,7aAB 24,6±4,0aA 24,4±3,7aA Ngưng ăn ks 14 ngày 19,8±6,0aA 23,2±13,8aA 25,9±6,2aA 23,1±10,3aA Ngưng ăn ks 28 ngày 21,5±4,6aA 25,6±4,6aB 24,0±3,7aAB 24±5,0aAB Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị cùng cột mang cùng chữ cái (a,b,c), cùng hàng mang cùng chữ cái (A,B) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tại thời điểm cá ăn kháng 4 ngày, nồng độ huyết sắc tố của cá so với thời điểm trước khi cho cá ăn kháng sinh có xu hướng giảm ở NT-10, NT-30 và tăng ở NT-100, nhưng sự biến động tăng, giảm này không tạo nên sự sai khác có ý nghĩa (p>0,05). Tuy nhiên, các giá trị này đều thấp hơn so với ở NT- ĐC tại cùng một thời điểm, trong đó nồng độ huyết sắc tố của cá ở NT-30 và NT-100 thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05). Mặc dù sau đó nồng độ huyết sắc tố của cá có xu hướng tăng trở lại, nhưng cho đến khi ngưng ăn kháng sinh 5 ngày nồng độ huyết sắc tố của cá ở NT-30 và NT-100 vẫn thấp hơn có ý nghĩa so với NT-ĐC (p<0,05). Chỉ đến khi cá ngưng ăn kháng sinh 14 ngày thì nồng độ huyết sắc tố của cá không còn thể sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) so với NT-ĐC. Một số loại thuốc trừ sâu khi tồn tại trong môi trường nước sẽ làm tăng nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu của cá Mystus vittatus như Sevin hay Metasystox (John, 2007), trong khi basudin 40EC lại làm giảm nồng độ huyết sắc tố ở cá rô phi và cá mè vinh (Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Ngoài ra, malachite green cũng làm tăng nồng độ huyết sắc tố ở cá tra chỉ sau 6 giờ tiếp xúc (Lương Thị Diễm Trang, 2009). Nitrite khi tồn tại trong môi trường ở Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 55 nồng độ cao (67mg/L) cũng làm gia tăng nồng độ huyết sắc tố ở cá chép (Svobodova et al., 2005). 4.4.8 Nồng độ ion Na+, Cl- và K+ trong huyết tương Nồng độ ion trong huyết tương cá tra được trình bày trong Bảng 4.10. Nồng độ ion Na+ dao động từ 132±4,3 mM/L đến 144±6,3 mM/L, ion K+ dao động từ 5,1±0,8 mM/L đến 6,5±0,5 mM/L và ion Cl- dao động từ 112±4,2 mM/L đến 117±4,7 mM/L. Nồng độ ion Na+ và Cl- của cá tra trong thí nghiệm thấp hơn so với cá rô phi (tương ứng 140-156 mM/L và 136-147 mM/L), ngược lại thì nồng độ ion K+ lại cao hơn so với cá rô phi (3,2-4,3 mM/L) (Hrubec et al., 2000). Nhìn chung, nồng độ các ion Na+, K+, Cl- trong huyết tương có sự biến động theo xu hướng giảm kể từ thời điểm bắt đầu cho cá ăn kháng sinh đến khi ngưng ăn kháng sinh 5 ngày, tuy nhiên sự biến động không sai khác có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Bảng 4.10: Biến động giá trị Na+, K+ và Cl- trong huyết tương Nghiệm thức Chỉ tiêu Thời điểm thu mẫu Đối chứng NT-10 NT-30 NT-100 Chưa ăn ks 139±4,8a 139±8,1a 144±6,3a 141±3,6a Ăn ks 4 ngày 136±6,6a 134±8,1a 140±6,9a 138±5,0a Na + (mM/L) Ngưng ăn ks 5 ngày 136±6,0a 141±6,3a 132±4,3a 136±6,4a Chưa ăn ks 6,3±1,3a 6,5±0,5a 5,9±0,5a 5,7±0,8a Ăn ks 4 ngày 5,7±0,8a 5,6±0,7a 5,4±0,6a 5,6±1,0a K+ (mM/L) Ngưng ăn ks 5 ngày 5,2±0,6a 5,6±0,9a 5,1±0,8a 5,4±0,7a Chưa ăn ks 113±5,3a 114±5,0a 114±5,3a 116±7,6a Ăn ks 4 ngày 112±4,2a 116±4,9a 116±3,6a 114±4,9a Cl - (mM/L) Ngưng ăn ks 5 ngày 117±4,0a 117±4,7a 116±4,1a 116±4,8a Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 56 4.5 Sự tồn lưu kháng sinh FF trong cơ cá Kết quả phân tích tồn lưu florfenicol trong cơ cá (không có da) được trình bày trong Bảng 4.11. Bảng 4.11: Nồng độ kháng sinh florfenicol tồn lưu trong cơ cá ĐVT: ppb Nghiệm thức Đối chứng NT-10 NT-30 NT-100 Thời điểm thu mẫu FF & FFA FF & FFA FF & FFA FF FFA Chưa ăn ks <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ Ăn ks 7 ngày <LOQ <LOQ <LOQ 336 <LOQ Ngưng ăn ks 1 ngày <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ Ngưng ăn ks 5 ngày <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ Ngưng ăn ks 14 ngày <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ Ngưng ăn ks 28 ngày <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ LOQ là giá trị giới hạn phân tích, LOQ = 125 ppb. FF: Florfenicol FFA: Florfenicol amine Kết quả phân tích mức tồn lưu của kháng sinh florfenicol trong mẫu cơ cá cho thấy khi cá ăn kháng sinh 7 ngày liên tục thì không phát hiện mức tồn lưu FF và FFA đối với cá ở NT-ĐC, NT-10 và NT-30, nhưng phát hiện ở cơ cá trong NT-100 với mức tồn lưu khá thấp, nồng độ florfenicol phát hiện được là 336 ppb và không phát hiện mức tồn lưu của FFA trong cơ cá. Sau khi ngưng cho ăn kháng sinh 1 ngày thì mức tồn lưu FF không còn được phát hiện trong các mẫu cơ cá. Điều này cho thấy tốc độ bài tiết kháng sinh florfenicol khỏi cơ thể cá là rất nhanh. Kháng sinh florfenicol được Martinsen et al. (1993), Horsberg et al. (1996), Samuelsen et al. (2003) chứng minh là loại kháng sinh có tính sinh khả dụng (mức độ thuốc đi vào hệ tuần hoàn) tương đối cao (>92%) và bài tiết khá nhanh, thời gian bán thải ở cá khoảng 12 giờ (trích dẫn bởi Park et al., 2006). Kết quả nghiên cứu của Feng et al. (2008) cho thấy nồng độ kháng sinh florfenicol tồn lưu trong cơ cá rô phi giảm khá nhanh theo thời gian khi cho ăn với liều 10mg/kg thể trọng. Sau 12 giờ nồng độ tối đa ở cơ là 4,59 µg/kg và sau 24 giờ nồng độ này giảm xuống chỉ còn 1,6 µg/kg. Nghiên cứu tồn lưu kháng sinh florfenicol được tiến hành trên một số loài cá nước lạnh như nghiên cứu của Wrzesinski et al. (2006) trên cá nheo (Ictalurus punctatus) thì kết quả cho thấy khi cho cá nheo ăn kháng sinh florfenicol 10 mg/kg khối lượng thân/ngày trong 12 ngày liên tiếp (nhiệt độ bể thí nghiệm 100C) thì mức tồn lưu trong cơ cá sau khi ngưng cho ăn kháng sinh 4 ngày 876 ppb, thấp hơn mức giới hạn cho phép tồn lưu trong thịt cá (< 1.000 ppb); nghiên cứu của Pinault et al. (1997) cho biết cá hồi ở nhiệt độ 100C sau Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 57 khi ngưng ăn kháng sinh florfenicol 1, 3, 8 và 15 ngày có mức tồn lưu kháng sinh trong cơ tương ứng là 3,37; 1,08; 0,21 và 0,15ppm (trích dẫn bởi Wrzesinski et al., 2006). Qua đó cho thấy thời gian đào thải kháng sinh florfenicol ra khỏi cơ thể cá là khá nhanh. 4.6 Ảnh hưởng của FF đến tăng trưởng Tăng trưởng về khối lượng của cá được ghi nhận trong mỗi đợt thu mẫu, kết quả được thể hiện qua Hình 4.9. Khối lượng cá ở các nghiệm thức tăng theo thời gian thí nghiệm, khối lượng trung bình của cá từ 21,9-24,5 g/con ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm tăng lên 27,5-29,4 g/con khi kết thúc thí nghiệm (38 ngày), tốc độ tăng bình quân 0,13 g/ngày. Khối lượng bình quân của cá ở các nghiệm thức có cho ăn kháng sinh và không cho ăn kháng sinh tương đương nhau, không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0,05) trong suốt thời gian thí nghiệm. 0 10 20 30 40 NT-ĐC NT-10 NT-30 NT-100 Khối lượng (g) 1 ngày 10 ngày 23 ngày 38 ngày Hình 4.8: Khối lượng trung bình (g) của cá qua các đợt thu mẫu Như vậy, kết quả thí nghiệm có thể cho thấy việc cho cá ăn kháng sinh florfenicol với các nồng độ khác nhau trong thời gian 7 ngày không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá tra ở giai đoạn giống 20-30g/con. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Gaikowski et al. (2003), ở cá nheo Ictalurus punctatus khi sử dụng thuốc Aquaflor (50% florfenicol) với các liều lượng khác nhau (10, 30 và 50 mg/kg khối lượng thân/ngày trong 20 ngày liên tiếp) thì sau 34 ngày thí nghiệm sinh khối cá không có khác biệt (p>0,05) so với đối chứng, điều này chứng tỏ liều lượng kháng sinh florfenicol được sử dụng trong thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 58 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận - Trong thời gian cho ăn kháng sinh florfenicol, cá chỉ tiêu thụ 75,1- 89,2% lượng thức ăn theo dự kiến, vì thế giảm cho ăn khi dùng kháng sinh là cần thiết. - Sử dụng kháng sinh florfenicol trong thời gian 7 ngày liên tục gây ảnh hưởng đến hoạt tính các enzyme. Florfenicol ức chế hoạt tính ChE ở não và gan, đồng thời làm tăng hoạt tính LPO, GST và CAT ở các mô não, mang, gan và cơ. Sau khi cá ngưng ăn kháng sinh, hoạt tính các enzyme này có xu hướng phục hồi, mức độ và thời gian phục hồi phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh và loại mô. - Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tỷ lệ huyết sắc tố (hematocrit) giảm khi cá ăn kháng sinh florfenicol và phục hồi sau khi cá ngưng ăn kháng sinh 1-5 ngày. Mức độ ảnh hưởng và thời gian phục hồi các chỉ tiêu này phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh sử dụng. - Ngoài ra, florfenicol cũng làm biến động số lượng huyết sắc tố (hemoglobin), thể tích hồng cầu (MCV), trọng lượng huyết sắc tố trong hồng cầu (MCH), nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu (MCHC) và nồng độ các ion trong huyết tương (Na+, K+ và Cl-). Tuy nhiên, sự tác động là không đáng kể, cơ thể cá hoàn toàn có khả năng thích ứng được, do đó không gây ra sự khác biệt so với đối chứng. - Thời gian đào thải kháng sinh florfenicol ra khỏi cơ thể cá khá nhanh. Sau 7 ngày ăn kháng sinh mức tồn lưu kháng sinh trong cơ cá chỉ được phát hiện ở NT-100 với nồng độ 336 ppb. Sau khi ngưng cho cá ăn kháng sinh đến khi kết thúc thí nghiệm vẫn không phát hiện FF và FFA tồn lưu trong cơ cá ở tất cả các nghiệm thức. - Sử dụng kháng sinh florfenicol 7 ngày liên tục không gây ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá giống 20-30 g/con. 5.2 Đề xuất - Kháng sinh florfenicol hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nghề nuôi thủy sản, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của kháng sinh này đến sức khỏe, tăng trưởng và tồn lưu trên các đối tượng thủy sản được nuôi theo hình thức thâm canh nói chung và cá tra giai đoạn nuôi thịt nói riêng để có cơ sở khuyến cáo sử dụng kháng sinh hợp lý. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 59 - Việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh hóa, huyết học có thể nói là lĩnh vực nghiên cứu cơ bản nhưng chuyên sâu, mọi yếu tố tác động bên ngoài đều có thể ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Vì vậy khi thiết kế những thí nghiệm có nội dung tương tự cần chú ý một số vấn đề sau: o Khi bố trí thí nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm cần lựa chọn khu vực yên tĩnh, ít người qua lại nhằm hạn chế sự tác động từ bên ngoài đến cá thí nghiệm. Bể thí nghiệm cá tra ưu tiên chọn bể tròn nhằm hạn chế sự va đập vào thành bể khi cá bơi hoảng loạn. o Các chỉ tiêu sinh hóa, huyết học rất dễ bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài, nhất là những tác động có khả năng gây stress. Khi thiết kế thí nghiệm cần hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của việc thu mẫu đến các số liệu phân tích, ví dụ như bố trí số lần lặp lại bằng số lần dự kiến thu mẫu, mỗi lần thu mẫu chỉ thu ở một lần lặp lại, khi đó số mẫu thu được xem như lần lặp lại của nghiệm thức đó. o Các chỉ tiêu huyết học có sự thay đổi nhanh khi bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài và quá trình hồi phục cũng nhanh. Để thấy được sự tác động của nhân tố thí nghiệm đến các chỉ tiêu này rõ ràng hơn cần chú ý đến thời điểm thu mẫu (tần suất thu mẫu nhặt hơn và không cần thiết thu mẫu một thời gian dài sau khi ngưng tác động của nhân tố thí nghiệm đến sinh vật thí nghiệm,…). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ajani, F., O. A. Olukunle and T. S. Olaniran, 2005. Evaluation of haematological responses of Clarias gariepinus (Burchell 1822) to ammonia and nitrite levels in some selected fish farms in Ibadan, Nigeria. African Journal of Livestock Extension, Vol. 4, 55-61. Asagba, S. O., George E. Eriyamremu and Mabel E. Igberaese, 2008. Bioaccumulation of cadmium and its biochemical effect on selected tissues of the catfish (Clarias gariepinus). Fish Physiology and Biochemistry, Vol. 34, 61–69. Ates, B., Ibrahim Orun, Zeliha Selamoglu Talas, Gokhan Durmaz and Ismet Yilmaz, 2007. Effects of sodium selenite on some biochemical and hematological parameters of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) exposed to Pb2+ and Cu2+. Fish Physiology and Biochemistry, Vol. 34, 53–59. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008. Quyết định 06/2008/QĐ-BNN ngày 18/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp & phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009. Thông tư 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009. Thông tư 29/2009/TT-BNN ngày 04 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN, ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009. Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra Đồng bằng sông Cửu Long 8 tháng đầu năm 2009. Borges, A., Luciana V. Scotti, Daniele R. Siqueira, Daiane F. Jurinitz and Guillermo F. Wassermann, 2004. Hematologic and serum biochemical values for jundia´ (Rhamdia quelen). Fish Physiology and Biochemistry Vol. 30, 21–25. Cazenave, J., Maria De Los Angeles Bistoni, Silvia Fabiana Pesce and Daniel Albeto Wunderlin, 2006. Different detoxification and antioxidant response in diverse argan of corydoras paleatus experimentally exposed to mycrocytin-RR. Aquatic Toxicology. Celik, E. Sanver and Seyit Aydin, 2006. Effect of Trachelobdella lubrica (Hirudinea: Piscicolidae) on biochemical and haematological characteristics of black scorpion fish (Scorpaena porcus, Linnaeus 1758). Fish Physiology and Biochemistry, Vol. 32, 255–260. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 61 Das, P. C., Subanna Ayyappan, Joy Krushna Jena and Basanta Kumar Das, 2004. Effect of sub-lethal nitrite on selected haematological parameters in fingerling Catla catla (Hamilton). Aquaculture Research, Vol. 35, 874-880. De Mel, G. W. J. L. M. V. T. M. and A. Pathiratne, 2005. Toxicity assessment of insecticides commonly used in rice pest management to the fry of common carp, Cyprinus carpio, a food fish culturable in rice fields. Journal Application Ichthyology, Vol. 21, 146–150. Đỗ Thị Thanh Hương, 1997. Ảnh hưởng của Basudin 40EC lên sự thay đổi chỉ tiêu sinh lý và huyết học cá chép (Cyprinus carpio Linnaeus), rô phi (Oreochromis niloticus Linnaeus) và mè vinh (Puntius gonionotus Bleeker). Luận án Thạc sĩ ngành nuôi trồng thủy sản. Đỗ Thị Thanh Hương, 2000. Sinh lí động vật thủy sinhF. Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ. 47 trang. Ellman, G. L., K. D. Courtney, V. Andres and R. M. Featherstone, 1961. A new and rapid colorimetric determination of AChE activity. Biochemical Pharmacology, Vol. 7, 88-95. Feng, J-B., Xiao-Ping Jia and Liu-Dong Li, 2008. Tissue distribution and elimination of florfenicol in tilapia (Oreochromis niloticus×O. caureus) after a single oral administration in freshwater and seawater at 28 °C. Aquaculture, Vol. 276, 29–35. Filho, D. W., M.A. Torres, E. Zaniboni-Filho and R.C. Pedrosa, 2005. Effect of different oxygen tensions on weight gain, feed conversion, and antioxidant status in piapara, Leporinus elongatus (Valenciennes, 1847). Aquaculture Vol. 244, 349– 357. Florfenicol (Veterinary-Systemic). Truy cập 16/01/2008. Gaikowski, M. P., Jeffrey C. Wolf, Richard G. Endris and William H. Gingerich, 2003. Safety of Aquaflor (Florfenicol, 50 % Type A Medicated Article), Administered in Feed to Channel Catfish, Ictalurus punctatus. Toxicologic Pathology, Vol. 31, 689-697. Gaunt, P. S., Anissa L. Mcginnis, Timothy D. Santucci, Jean Cao, Peter Waeger and Richard G. Endris, 2006. Field Efficacy of Florfenicol for Control of Mortality in Channel Catfish, Ictalurus punctatus (Rafinesque), Caused by Infection With Edwardsiella ictaluri. Journal of The World Aquaculture Society, Vol. 37, No. 1, 1-11. Gaunt, P. S., Richard G. Endris, Lester Khoo, Rebecca Howard, Anissa L. McGinnis, Timothy D. Santucci and Terry Katz, 2004. Determination of Dose Rate of Florfenicol in Feed for Control of Mortality in Channel Catfish Ictalurus punctatus (Rafinesque) Infected with Edwardsiella Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 62 ictaluri, Etiological Agent of Enteric Septicemia. Journal of the World Aquaculture Society, Vol. 35, No. 2, 257-267. Hart, A. D. M., 1993. Relationship between behavior and inhibition of Acetylcholinesterase in bird expose to organophosphate pesticide. Enviromental Toxicology and Chemistry, Vol.12, 321-326. Hồ Thị Thanh Tuyến, 2008. Ảnh hưởng của mật độ và kháng sinh đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi trong ao. Luận văn tốt nghiệp cao học Ngành Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Hrubec, T. C., Jenifer L. Cardinale and Stephen A. Smith, 2000. Hematology and plasma chemistry reference intervals for cultured Tilapia (Oreochromis Hybrid). Veterinary Clinical Pathology, Vol. 21, No.1, 7- 12. Truy cập ngày 5/5/2008. Truy cập ngày 5/5/2008. cture_400.gif. Truy cập ngày 6/8/2009. Huixian Li, Hui Jiang, Xiwu Gao, Xiaojun Wang, Weigang Qu, Ronghua Lin and Jiao Chen, 2008. Acute toxicity of the pesticide methomyl on the topmouth gudgeon (Pseudorasbora parva): mortality and effects on four biomarkers. Fish Physiology and Biochemistry, Vol. 34: 209–216. Huỳnh Thị Tú, Nguyễn Thanh Phương, Frédéric Silvestre, Caroline Douny, Châu Tài Tảo, Guy Maghuin-Rogister và Patrick Kestemont, 2006. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc – hoá chất trong nuôi tôm và sự tồn lưu của enrofloxacin và furazolidone trong tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí khoa học số đặc biệt chuyên đề thuỷ sản, Quyển 2, 70-77. Jebali, J., M. Banni, H. Guerbej, E. A. Almeida, A. Bannaoui and H. Boussetta, 2006. Effects of malathion and cadmium on acetylcholinesterase activity and etallothionein levels in the fish Seriola dumerilli. Fish Physiology and Biochemistry, Vol. 32, 93–98. John, P. J., 2007. Alteration of certain blood parameters of freshwater teleost Mystus vittatus after chronic exposure to Metasystoxx and Sevin. Fish Physiology and Biochemistry, Vol. 33, 15–20. Kreutzmann, H-L., 1977. The effects of Chloramfenicol and Oxytetracycline on haematopoiesis in the European eel (Anguilla anguilla). Aquaculture, Vol. 10, 323-334. Lumlertdacha, S., Richard T. Lovell, Richard A. Shelby, Stephen D. Lenz and Barbara W. Kemppainen, 1995. Growth, hematology, and histopathology of channel catfish, Ictalurus punctatus, fed toxins from Fusarium moniliforme. Aquaculture Vol. 130, 201-218. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 63 Lương Thị Diễm Trang, 2009. Ảnh hưởng cuae Malachite green lên sinh lý, sinh hóa và tồn lưu trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp cao học Ngành Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Ngọc Hiền, 2007. Ảnh hưởng của mật độ và enrofloxacine lên một số chỉ tiêu sinh hoá của cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong điều kiện thí nghiệm. Luận văn Thạc sĩ ngành nuôi trồng thuỷ sản. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Phương Nga, 2004. Phân tích tình hình phân phối và sử dụng thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Luận văn Thạc sĩ ngành nuôi trồng thuỷ sản. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Công, Trần Sỹ Nam, Phạm Ngọc Thanh Hùng và Nguyễn Thanh Phương, 2006a. Ảnh hưởng nhiệt độ và oxy hoà tan lên độc tính Basudin 50EC ở cá lóc (Channa striata Bloch 1793). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số đặc biệt chuyên đề thuỷ sản (Quyển 2), 300: 1-12. Nguyễn Văn Công, Nguyễn Xuân Lộc, Lư Thị Hồng Ly và Nguyễn Thanh Phương, 2006b. Ảnh hưởng của Basudin 50EC lên hoạt tính enzyme Cholinesterase và tăng trọng của cá lóc (Channa striata Bloch 1793). Tạp chí khoa học số đặc biệt chuyên đề thuỷ sản (Quyển 2), 300: 13-23. Nordmo, Holth Riseth, Varma, Sutherland and Brokken, 1994. Evaluation of florfenicol in Atlantic salmon, Salmo salar L.: efficacy against furunc losis due to Aeromonas salmonicida and cold water vibriosis due to Vibrio salmonicida. synergy.com/whalecom0/action/showFullText?submitFullText=Full+Te xt+HTML&doi=10.1046%2Fj.1365-2761.1998.00106.x. Truy cập ngày 17/3/2008. Park, B.-K., Lim, J.-H., Kim, M.-S., Yun H.-I, 2006. Pharmacokinetics of florfenicol and its metabolite, florfenicol amine, in the Korean catfish (Silurus asotus). J. Vet. Pharmacol. Therap. Vol. 29, 37–40. Samuelsen, O. B. and Øivind Bergh, 2003. Efficacy of orally administered florfenicol and oxolinic a-xit for the treatment of vibriosis in cod (Gadus morhua). Aquaculture Vol. 235, 27–35. Seljestokken, B., Ø Bergh, G.O. Melingen, H.Rudra, R.Hetlelid Olsen and O.B. Samuelsen, 2006. Treating experimentally induced vibriosis (Listonella anguillarum) in cod, Gadus morhua L., with florfenicol. ( synergy.com/whalecom0/action/showFullText?submitFullText=Full+Te xt+HTML&doi=10.1111%2Fj.1365-2761.2006.00773.x). Truy cập 16/3/2008. Sinh lý cá và giáp xác. Truy cập ngày 8/6/2009. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 64 Storey, K. B., 1996. Oxidative stress: animal adaptions in nature. Braz, J. med. Biol. Res. Vol. 29, 1715-1733. Tort, M. J., Daniel Hurley, Christina Fernandez-Cobas, Gregory A. Wooster and Paul R. Bowser, 2005. Effects of Hydrogen Peroxide Treatments on Catalase and Glutathione Activity in Walleye Sander vitreus. Journal of the world aquaculture society, Vol. 36, No. 4, 576-586. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình Quản lý chất lượng nước. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 201 trang. Valenzuela, A., V. Silva, E. Tarifeno and A. Klempau, 2006. Effect of acute hypoxia in trout (Oncorhynchus mykiss) on immature erythrocyte release and production of oxidative radicals. Fish Physiology and Biochemistry Vol. 31, 65–72. Varó, I., J.C. Navarro, B. Nunes and L. Guilhermino, 2007. Effects of dichlorvos aquaculture treatments on selected biomarkers of gilthead sea bream (Sparus aurata L.) fingerlings. Aquaculture 266, 87–96. Võ Thị Trà An, 2007. Kháng sinh cho vật nuôi. Nhà xuất bản Đà Nẵng. 184 trang. Vutukuru, S. S., Suma Chintada, K. Radha Madhavi, J. Venkateswara Rao and Y. Anjaneyulu, 2006. Acute effects of copper on superoxide dismutase, catalase and lipid peroxidation in the freshwater teleost fish, Esomus danricus. Fish Physiology and Biochemistry, Vol. 32, 221–229. Welker, T. L. and James L. Congleton, 2004. Oxidative stress in juvenile chinook salmon, Oncorhynchus tshawytscha (Walbaum). Aquaculture Research, Vol. 35, 881-887. Wrzesinski, C., Louis Crouch, Patricia Gaunt, Dwayne Holifield, Nicole Bertrand and Richard Endris, 2006. Florfenicol residue depletion in channel catfish, Ictalurus punctatus (Rafinesque). Aquaculture, Vol. 253, 309– 316. Zhang, J., Hua Shen, Xiaorong Wang, W. Jichun, Yuqun Xue, 2004. Effect of chronic exposure of 2,4-dichlorophenol on the antioxidantsystem in liver of freshwater fish Carassius auratus. Chemosphere Vol. 55, 167-174. Zexia, G., Wang Weimin, Yang Yi, Khalid Abbas, Li Dapeng, Zou Guiwei and James S. Diana, 2007. Morphological studies of peripheral blood cells of the Chinese sturgeon, Acipenser sinensis. Fish Physiology and Biochemistry, (Publish online 21 March 2007). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 65 PHỤ LỤC A Phụ lục A.1: Biến động của NO2- ở các nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Nghiệm thức 1 ngày 3 ngày 7 ngày 10 ngày 14 ngày 23 ngày 37 ngày NT-ĐC 1,4±0,15 1,54±0,04 0,69±0,01 1,33±0,04 1,31±0,02 1,01±0,77 0,72±0,49 NT-10 1,43±0,06 1,51±0,07 0,69±0,00 1,36±0,01 1,33±0,01 1,01±0,77 0,62±0,55 NT-30 1,46±0,03 1,54±0,04 0,69±0,00 1,34±0,02 1,32±0,02 0,08±0,52 0,86±0,28 NT-100 0,96±0,75 0,98±0,85 0,49±0,33 1,36±0,02 1,33±0,02 0,72±0,63 0,92±0,33 Phụ lục A,2: Biến động của NO3- ở các nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Nghiệm thức 1 ngày 3 ngày 7 ngày 10 ngày 14 ngày 23 ngày 37 ngày NT-ĐC 1,47±1,87 1,01±0,57 0,53±0,16 0,88±0,12 2,97±1,12 5,25±3,3 7,26±0,28 NT-10 1,28±1,46 1,24±0,8 0,56±0,05 0,86±0,21 2,43±0,35 4,38±4,16 5,95±1,62 NT-30 2,13±1,26 1,77±0,65 0,59±0,13 1,0±0,19 2,8±0,6 6,37±3,14 6,35±0,62 NT-100 2,43±2,64 1,71±1,59 0,79±0,51 1,05±0,56 3,27±1,72 6,1±4,8 5,09±2,44 Phụ lục A.3: Biến động của TAN ở các nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Nghiệm thức 1 ngày 3 ngày 7 ngày 10 ngày 14 ngày 23 ngày 37 ngày NT-ĐC 1,16±0,14 0,26±0,04 0,41±0,33 0,31±0,11 0,26±0,03 0,04±0,05 0,45±0,13 NT-10 3,65±3,78 0,37±0,11 0,07±0,04 0,17±0,08 0,24±0,03 0,04±0,01 0,23±0,13 NT-30 2,22±3,45 0,22±0,02 0,08±0,04 0,25±0,09 0,23±0,04 0,04±0,01 0,28±0,04 NT-100 2,98±4,34 0,32±0,18 1,4±2,26 2,85±3,83 0,27±0,02 0,04±0,01 0,49±0,18 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 66 PHỤ LỤC B Phụ lục B.1: Biến đổi hoạt tính của enzyme ChE ở não, cơ, mang, gan của cá tra qua các đợt thu mẫu (µmol/phút/mg protein) Trong thời gian ăn kháng sinh Ngưng ăn kháng sinh Cơ quan Nghiệm thức Chưa ăn kháng sinh 1 ngày 4 ngày 7 ngày 1 ngày 5 ngày 14 ngày 28 ngày Não NT-ĐC 78,8±26,3aA 133±35,8abcA 111±21,7abA 123±10,4abcA 137±37,8abcA 156±52,8bcA 173±37,4bcA 194±42,4cA NT-10 95,8±21aA 112±10,1abA 116±10,5abA 145±26abA 130±38,4abA 152±17bA 205±45,8cA 213±35,6cA NT-30 76,9±13,8aA 95±20,7aA 105±5,8abA 118±30,4abA 145±23bA 141±15,3bA 187±40,7cA 195±6,4cA NT-100 119±28,3abA 107±16,5aA 135±47,5abA 99,2±10,9aA 139±28,3abA 129±14,9abA 158±29,4abA 172±28,2bA Cơ NT-ĐC 55,6±3,9cAB 34,5±11,3abA 28,3±5,3aA 46,5±2,2bcA 47,1±6,9bcA 50,7±6,3cA 44,9±9,8bcA 56,6±0,8cA NT-10 69,2±9,4dB 36,1±7,6aA 40,7±8,7abA 52,4±10bcA 48,5±4,8abcA 63,1±0,6cdA 53,1±11bcA 50,1±3,4abcA NT-30 41,1±8,5aA 33,3±5,5aA 47,1±28,2aA 44,6±8,9aA 49,2±7,6aA 47,8±15,4aA 55,8±3,6aA 54,5±3,2aA NT-100 50,8±13,7bAB 30,4±5,1aA 45,8±2,7bA 46,5±6,8bA 57,6±14,6bA 46,8±2,9bA 55,1±7,7bA 52,3±6,8bA Mang NT-ĐC 41,7±15,4abA 25,1±7,9aA 23,8±2,1aA 19,4±5,3aA 52,5±26,8bA 41,1±6,5abA 39,2±7,8abA 32,9±7,5abAB NT-10 35,7±19,2aA 34,4±7,9aA 20,8±4,1aA 27,1±5,3aA 37,6±10,8aA 56±10,4bB 32,8±3,5aA 28,9±9,8aA NT-30 33,7±11,2abA 30,9±8,6aA 31,8±3,8abB 22,2±2,8aA 34,6±16abA 32,4±9,3abA 33,1±11,5abA 53,4±18,4bB NT-100 24±2,7aA 30,7±3,9abA 26,9±4,9abAB 19,2±3,6aA 47,1±30,1bA 33,7±3,7abA 27±1,9abA 36,4±4,8abAB Gan NT-ĐC 15,2±6,7aA 15,7±3,4aA 13,6±0,4aA 20,7±9,0aA 14,6±0,6aA 17,8±2,1aA 13,3±1,8aA 14,3±1,7aA NT-10 13,6±1,1aA 19,3±5,9abA 14,3±3,5aA 16,7±2,0abA 20,4±1,4bC 17,6±2,7abA 15,3±2,4abA 14,2±1,5aA NT-30 17,1±10,1aA 12,2±6,7aA 13,4±2,5aA 15,3±7,6aA 16±1,4aAB 21,7±6,0aA 17,5±7,1aA 15±3,2cA NT-100 19±6,8cA 12,3±1,0abA 12,9±1,4abA 9,2±1,7aA 18,4±1,8cBC 17,2±1,4bcA 14,8±0,6bcA 13±2,5abA Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c), cùng cột mang cùng chữ cái (A,B) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 67 Phụ lục B.2: Biến đổi hoạt tính của enzyme LPO ở não, cơ, mang, gan của cá tra qua các đợt thu mẫu (nmol MDA/g mô) Đợt thu mẫu Cơ quan Nghiệm thức Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Đợt 8 Não NT-ĐC 230±69,1abA 307±97,9bA 157±80,2aA 165±60,9aAB 217±34,7abB 150±84,5aA 162±12,3aA 117±46,1aA NT-10 291±83,7cA 242±57,5bcA 147±108abA 119±1,56aA 108±25,6aA 110±53,2aA 153±45,4abA 106±28,7aA NT-30 289±44,1cA 233±48,6bcA 108±30,3aA 193±27,3abB 132±26,4aA 113±45,8aA 185±44,5abA 167±97,4abA NT-100 223±34,5abA 247±74,3bA 217±141abA 130±31aAB 147±36,4abA 349±368abA 159±17,8abA 112±41,6aA Cơ NT-ĐC 87,3±38,1aAB 47±24,5aA 49,3±18,9aA 80,4±10,5aAB 44,3±39,4aA 80,6±40,7aA 41,1±12,3aA 37,1±18,5aA NT-10 67,4±45,2bA 59,3±12,7abA 51,1±10,4abA 52,2±16abA 45,7±35,1abA 38,1±17abA 27,1±9,4aA 59,3±14,8abA NT-30 96,7±19,1bcAB 62±21,2abA 137±42,6cB 99,1±30,2bcB 63,4±31,6abA 37,7±20,2aA 25,6±5,7aA 39,8±9,4aA NT-100 119±26,4cB 35,7±5,9aA 108±20,5cB 64,2±3,1bAB 33,8±14,3aA 50,2±10,3abA 23,6±5,8aA 47,2±11abA Mang NT-ĐC 62,6±20,8aA 95,7±38,3aA 147±46,5abA 245±103bcAB 305±112cA 250±126bcA 130±17,1abAB 145±32,9abA NT-10 82,8±16,1aAB 169±65,6abcA 165±45,5abcA 301±114cB 259±135bcA 245±85,7bcA 111±13,6abA 162±59abcA NT-30 117±6,1aB 185±84,5abA 341±94,5cB 165±30,7aAB 348±202cA 223±44,4abA 165±40aB 164±43,8aA NT-100 107±25,3aB 173±56,5abA 235±52,5abAB 132±34,6abA 244±73bA 218±120abA 164±14,7abB 202±83,4abA Gan NT-ĐC 70,6±15,2aA 91±10,8aA 114±26,7aA 187±46,1bA 248±86,2bB 89,8±14,2aA 90,2±37,4aA 46,9±7,1aA NT-10 89,7±10,1abA 145±39,1bcAB 186±57,7cA 155±13,7bcA 269±30dB 139±100abcA 110±46,5abcA 51,1±8,7aA NT-30 159±37bB 165±36,4bB 198±59bA 192±35,8bA 138±30abA 132±5,0abA 76,5±30,3aA 71,6±35,4aA NT-100 208±53,4dB 135±18bcdAB 144±29,8cdA 171±77,3cdA 184±28,7cdAB 118±42,1abcA 66,5±13abA 45,9±5,5aA Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c), cùng cột mang cùng chữ cái (A,B) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 68 Phục lục B.3: Biến đổi hoạt tính của enzyme GST ở não, cơ, mang, gan của cá tra qua các đợt thu mẫu (nmol CDNB/phút/mg protein) Đợt thu mẫu Cơ quan Nghiệm thức Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Đợt 8 Não NT-ĐC 19,6±1,4aA 10,7±7,1abA 15,6±10,5abA 8,8±7,8abA 15±2,9abA 19,8±5,2abA 24,1±9,3bA 25,7±6,2bAB NT-10 15±4,6aA 10,3±7,2aA 8,2±5,6aA 7,7±7,7aA 16,4±9,3aAB 25,7±9,4abA 26,2±12,5abA 35,5±16,6bB NT-30 11,3±6,3aA 13,6±4,9aA 6,6±7,3aA 15,7±4,7aA 21,2±2,7aAB 36,3±19,5bA 19,8±7,4aA 12,7±3,8aA NT-100 19,5±10,9aA 11,5±10,1aA 20,7±10,8aA 17,9±11,8aA 25,6±2,9abB 40,7±5,6bA 29,8±12,5abA 18,5±6,7aAB Cơ NT-ĐC 13,9±10,4abAB 20,7±7,0abA 12,4±0,7aA 13,8±1,9abA 13,4±10,9abA 14,6±3,4abA 25,3±1,4bA 16,3±2,8abA NT-10 28,5±13,5bB 20,4±4,1abA 17,4±3,7abA 18,5±6,8abA 20,7±2,2abAB 6,8±3,6aA 17,4±13abA 23,3±1,9bA NT-30 13,6±6,4aAB 21,5±1,8abA 16,4±7,7abA 16,8±3,4abA 28±5,0bB 13,2±10,3aA 23±7,7abA 13,4±7,8aA NT-100 8,7±3,8aA 12,3±4,8aA 12,2±11aA 17,2±0,8aA 19,4±3,2aAB 18,8±8,2aA 18,9±13aA 20,8±15,6aA Mang NT-ĐC 7,5±2,4aA 22,8±7,3abA 29,2±5,6bB 20,1±6,1abA 21,9±3,6abA 33,8±27,8bA 17,4±4,1abA 17,7±6,9abA NT-10 16,4±15,2aA 14,2±7,9aA 16,4±2,4aA 27,2±4,9aAB 30,3±13aA 9,1±22,9aA 23,3±5,4aA 19,8±2,1aA NT-30 21,3±4,6abA 23,9±18abA 25,7±3,6abB 35,2±4,0bB 21,7±4,7abA 27,6±6,4abA 20,1±4,3aA 15,8±5,1aA NT-100 20,4±3,0aA 41±25,2aA 28,9±9,0aB 41±11,9aB 27,6±13,9aA 24,9±3,8aA 26,1±10,9aA 19,5±8,5aA Gan NT-ĐC 81,9±17,5abA 75±33,1abA 65,5±11,2abA 83,3±41,9abA 56,2±14,9aA 87,7±13,6abA 97,8±25,2abA 105±7,7bA NT-10 72,5±13,5abcA 101±31,5bcdA 60,3±49,4abA 79,5±9,3abcA 53,2±7,1aA 76,1±7,4abcA 125±20,5dA 110±12,8cdA NT-30 62,5±13,4aA 63,4±48,5aA 65,9±14,6aA 131±91,6aA 76,6±19,4aAB 116±14,2aA 138±48aA 102±13,4aA NT-100 61,2±28,9aA 63,9±12,5aA 85,2±5,0abA 59,1±26,6aA 85,4±10,3abB 118±15,4bcA 134±26,2cA 115±15,2bcA Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c), cùng cột mang cùng chữ cái (A,B) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 69 Phụ lục B.4: Biến đổi hoạt tính của enzyme CAT ở não, cơ, mang, gan của cá tra qua các đợt thu mẫu (U/mg protein) Đợt thu mẫu Cơ quan Nghiệm thức Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Đợt 8 Não NT-ĐC 0,025±0,006aA 0,028±0,003abB 0,029±0,006abAB 0,038±0,01bA 0,029±0,006abA 0,022±0,002aA 0,024±0,003aAB 0,021±0,004aA NT-10 0,02±0,001abA 0,029±0,007bcB 0,033±0,001cdAB 0,039±0,007dA 0,025±0,01abcA 0,024±0,003abcA 0,022±0,004abAB 0,017±0,002aA NT-30 0,02±0,003aA 0.022±0,006aAB 0,015±0,000aA 0,032±0,012abA 0,029±0,007abA 0,044±0,02bB 0,027±0,004abB 0,019±0,004aA NT-100 0,028±0,006abA 0,016±0,001aA 0,039±0,019bB 0,026±0,005abA 0,033±0,014abA 0,04±0,002bAB 0,018±0,004aA 0,016±0,003aA Cơ NT-ĐC 0,016±0,002abA 0,025±0,005cB 0,015±0,000abA 0,017±0,003abA 0,02±0,004bcA 0,016±0,003abA 0,019±0,004abAB 0,014±0,003aA NT-10 0,016±0,009aA 0,017±0,002aA 0,021±0,005aA 0,021±0,005aA 0,019±0,004aA 0,018±0,006aA 0,02±0,007aB 0,017±0,006aAB NT-30 0,011±0,003aA 0,013±0,004abA 0,02±0,008bcA 0,018±0,003abcA 0,021±0,003cA 0,016±0,003abcA 0,011±0,003aA 0,023±0,003cB NT-100 0,011±0,001aA 0,016±0,005abA 0,018±0,002abA 0,027±0,009cA 0,027±0,004cA 0,015±0,003abA 0,011±0,001aA 0,022±0,005bcAB Mang NT-ĐC 0,036±0,005abB 0,037±0,007abA 0,033±0,005aA 0,024±0,002aA 0,071±0,027cA 0,05±0,01bcA 0,044±0,005abB 0,055±0,013bcA NT-10 0,037±0.014abB 0,034±0,004abA 0,028±0,01aA 0,027±0,008aAB 0,051±0,017bcA 0,058±0,01cA 0,027±0,01aA 0,042±0,007abcA NT-30 0,042±0,003aAB 0,043±0,008abA 0,042±0,008abB 0,034±0,005aB 0,059±0,005abA 0,053±0,01abA 0,034±0,009aAB 0,144±0,152bA NT-100 0,019±0,003aA 0,035±0,006bcA 0,028±0,002abA 0,033±0,001bcAB 0,044±0,004cdA 0,046±0,008abA 0,024±0,008abA 0,043±0,012cdA Gan NT-ĐC 0,233±0,001bA 0,214±0,028bA 0,114±0,027aA 0,251±0,116bA 0,153±0,019abA 0,187±0,046abA 0,181±0,023abA 0,23±0,045bB NT-10 0,183±0,02aA 0,316±0,177bA 0,166±0,019aA 0,176±0,028aA 0,158±0,015aA 0,196±0,022abA 0,233±0,044abA 0,202±0,006abAB NT-30 0,338±0,235aA 0,236±0,063aA 0,155±0,018aA 0,286±0,174aA 0,186±0,053aA 0,179±0,032aA 0,25±0,088aA 0,169±0,026aAB NT-100 0,241±0,043bA 0,19±0,058abA 0,167±0,04abA 0,185±0,021abA 0,165±0,007abA 0,205±0,032abA 0,239±0,051abA 0,163±0,034aA Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c), cùng cột mang cùng chữ cái (A,B) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 70 PHỤ LỤC C Phụ lục C.1: Khối lượng trung bình (g) của cá ở các nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Thời điểm thu mẫu NT-ĐC NT-10 NT-30 NT-100 1 ngày 21,93±1,31 24,5±2,52 24,2±4,3 24,0±2,98 3 ngày 26,7±2,27 25,1±1,08 23,0±1,68 24,0±2,02 6 ngày 28,3±6,21 25,2±1,05 25,0±2,96 24,0±1,48 9 ngày 25,1±3,4 27,5±1,77 23,7±2,48 27,7±0,3 10 ngày 25,2±1,92 25,2±3,53 25,7±3,8 27,0±2,42 14 ngày 26,9±3,15 26,5±0,67 25,8±2,84 26,5±3,81 23 ngày 26,1±1,13 29,7±0,67 24,6±2,81 27,1±2,58 38 ngày 29,6±6,92 29,2±6,6 27,93±6,93 29,39±6,17 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 71 PHỤ LỤC D Phụ lục D.1: Thông tư 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIAC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 15/2009/TT-BNN Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2009 THÔNG TƯ Ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Pháp lệnh Thú y 2004; Căn cứ Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y; 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành: - Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản (Phụ lục 1) - Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y (Phụ lục 2). - Danh mục hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản (Phụ lục 3) - Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y (Phụ lục 4) 2. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Thông tư này thay thế các Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; Quyết định 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc bổ sung Danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ; Quyết định số 41/2008/QĐ-BNN ngày 05/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 72 Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành hạn chế sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2008. 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuỷ sản, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Mục 3 - Văn phòng Chính phủ (Phòng công báo, Website CP) - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp - Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT; - Lưu VT, Cục Thú y. KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Diệp Kỉnh Tần Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 73 Phụ lục 1. DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng 2 Chloramphenicol 3 Chloroform 4 Chlorpromazine 5 Colchicine 6 Dapsone 7 Dimetridazole 8 Metronidazole 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) 10 Ronidazole 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethylstilbestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) 18 Gentian Violet (Crystal violet) 19 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ) Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 74 Phụ lục 2 DANH MỤC THUỐC, HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG THÚ Y (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên hoá chất, kháng sinh 1 Chloramphenicol (Tên khác Chloromycetin;Chlornitromycin; Laevomycin,Chlorocid, Leukomycin) 2 Furazolidon và dẫn xuất của nhóm Nitrofuran (Nitrofuran, Furacillin, Nitrofurazon, Furacin, Nitrofurantoin, Furoxon, Orafuran, Furadonin, Furadantin, Furaltadon, Payzone, Furazolin, Nitrofurmethon, Nitrofuridin, Nitrovin) 3 Dimetridazole (Tên khác: Emtryl) 4 Metronidazole (Tên khác: Trichomona-xit, Flagyl, Klion, Avimetronid) 5 Dipterex (Tên khác: Metriphonat,Trichlorphon, Neguvon, Chlorophos,DTHP); DDVP (Tên khác Dichlorvos; Dichlorovos) 6 Eprofloxacin 7 Ciprofloxacin 8 Ofloxacin 9 Carbadox 10 Olaquidox 11 Bacitracin Zn 12 Tylosin phosphate 13 Green Malachite (Xanh Malachite) 14 Gentian Violet (Crystal violet) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 75 Phụ lục 3 DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên hoá chất, kháng sinh Dư lượng tối đa (MRL)(ppb) 1 Amoxicillin 50 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300 6 Oxacillin 300 7 Oxolinic A-xit 100 8 Colistin 150 9 Cypermethrim 50 10 Deltamethrin 10 11 Diflubenzuron 1000 12 Teflubenzuron 500 13 Emamectin 100 14 Erythromycine 200 15 Tilmicosin 50 16 Tylosin 100 17 Florfenicol 1000 18 Lincomycine 100 19 Neomycine 500 20 Paromomycin 500 21 Spectinomycin 300 22 Chlortetracycline 100 23 Oxytetracycline 100 24 Tetracycline 100 25 Sulfonamide (các loại) 100 26 Trimethoprim 50 27 Ormetoprim 50 28 Tricainemethanesulfonate 15-330 29 Danofloxacin 100 30 Difloxacin 300 31 Enrofloxacin + Ciprofloxacin 100 32 Sarafloxacin 30 33 Flumequine 600 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 76 Phụ lục 4 DANH MỤC THUỐC, HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG THÚ Y (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên thuốc, hoá chất, kháng sinh 1 Improvac (số ĐK: PFU-85 của nhà sản xuất Pfizer Australia Pty Limited) 2 Spiramycin 3 Avoparcin 4 Virginiamycin 5 Meticlorpidol 6 Meticlorpidol/Methylbenzoquate 7 Amprolium (dạng bột) 8 Amprolium/ethopate 9 Nicarbazin 10 Flavophospholipol 11 Salinomycin 12 Avilamycin 13 Monensin Phụ lục D.2: Thông tư 29/2009/TT-BNN ngày 04/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIAC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 29/2009/TT-BNN Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2009 THÔNG TƯ Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN, ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 77 Căn cứ Pháp lệnh Thú y 2004; Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư số: 15/2009/TT-BNN, ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng như sau: Điều 1. Rút Tylosin phosphate ra khỏi Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2009/TT-BNN, ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Điều 2. Bổ sung Tylosin phosphate và các sản phẩm có chứa hoạt chất Tylosin phosphate bao gồm Tylan 40 số đăng ký EC-01; Tylan 40 sufa G số đăng ký EC-12; Tylan 100 số đăng ký EC-19 của công ty Elanco Animal Health-Mỹ vào Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2009/TT-BNN, ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Điều 3. Gia hạn lưu hành các sản phẩm có chứa hoạt chất Gentian violet(Crystal violet) được bào chế dưới dạng xịt dùng cho động vật trên cạn đến 31/12/2009. Điều 4. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuốc thú y bao gồm thuốc thú y thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. KT.BỘ TRƯỞNG Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG - Như Điều 5; - Văn phòng Chính phủ (Phòng công báo, Website CP); ĐÃ KÝ - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, Cục Thú y. Diệp Kỉnh Tần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfẢnh hưởng của florfenicol lên sinh hóa, huyết học và tồn lưu trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi trong bể.pdf
Luận văn liên quan