Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam

TÓM TẮT Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong thời kì mở cửa và hội nhập, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, hiện tại vốn xã hội Việt Nam chưa cao, ý thức người dân còn kém, tổ chức xã hội chưa cao, nạn tham nhũng còn là vấn nạn lớn của quốc gia. Những điều trên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Việt Nam. Vì vậy, thông qua nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của mô hình Cửa hàng trung thực trên thế giới, tôi muốn áp dụng mô hình này vào các trường học ở Việt Nam nhằm cải thiện vốn xã hội và từ đó, góp phần nào vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Mục tiêu nghiên cứu Mô hình Cửa hàng trung thực hiện nay đã và đang xuất hiện, cũng như phát triển trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, định nghĩa này còn khá xa lạ. Ngoài ra, mô hình này góp phần rất lớn vào cải thiện yếu tố vốn xã hội. Vì vậy, qua nghiên cứu, tôi mong muốn có thể đưa khái niệm này đến gần với người dân Việt Nam hơn cũng như tìm ra hướng áp dụng mô hình này vào các trường học ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Điều tra nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tình huống Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về vốn xã hội, khái niệm cũng như tầm quan trọng của vốn xã hội về mọi mặt. Từ đó, tìm mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện cửa hàng trung thực. Thông qua một số cửa hàng trung thực trên thế giới và tình hình về mô hình này ở Việt Nam, nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình này. Sau cùng, tôi tìm hướng đi nhằm áp dụng cửa hàng trung thực vào trường học ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm mở rộng mô hình. Đóng góp của đề tài Đưa khái niệm mô hình ―Cửa hàng trung thực‖ đến gần với xã hội Việt Nam hơn và đưa ra phương hướng nhằm đưa Cửa hàng trung thực vào các trường học ở Việt Nam. Phát triển mô hình và phần nào cải thiện vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay. Hướng phát triển của đề tài Trước hết là áp dụng mô hình này vào các trường học rồi sau đó mở rộng ra các siêu thị, trung tâm thương mại nhằm đến với nhiều người hơn, để mô hình phát huy tính năng ra rộng hơn. Mục lục 1 VỐN XÃ HỘI 1 1.1 Cơ sở lý thuyết 1 1.1.1 Khái niệm . 1 1.1.2 Vai trò và tầm ảnh hưởng 3 1.1.3 Những nghiên cứu về tình hình vốn xã hội trên thế giới . 10 1.2 Vốn xã hội ở Việt Nam . 12 1.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện của Cửa hàng trung thực . 19 2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI 23 2.1 Mô hình cửa hàng trung thực ở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung thực 23 2.2 Sự phát triển của mô hình này trên thế giới 26 2.2.1 Philipin với Honesty Cafe ở Batanes Island 26 2.2.2 Hoa Kỳ và chuỗi cửa hàng trung thực . 27 2.2.3 Một số ví dụ khác . 31 2.3 Nhận định về mô hình . 37 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TẠI VIỆT NAM 39 3.1 Thực tế về tình hình cửa hàng trung thực ở Việt Nam 39 3.2 Nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình trung thực ở Việt Nam trong tương lai 41 3.3 Ứng dụng mô hình tại trường học . 44 3.4 Hướng mở rộng và phát triển mô hình ra cộng đồng 47 Tài liệu tham khảo . 49

pdf53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ. Trong cửa hàng này còn có một biển hiệu “This store is too small for dishonest people”. Chủ cửa hàng là bà Elena Gabilo, 73 tuổi và từng là giáo viên của trường Tiểu học tư thục Ivana. Bà mở cửa hàng này vào năm 1995 sau khi nghỉ hưu. Khi bến cảng Radiwan đóng cửa và mọi hoạt động chuyển sang cảng San Vicente, việc kinh doanh cửa hàng xuống dốc. Kể từ đó, bà quyết định tập trung vào trồng trọt và giúp đỡ chồng bà sản xuất mía, giấm nuôi. Bà rất muốn duy trì hoạt động của cửa hàng, nhưng vì bà cần làm việc ngoài ruộng nên bà không thể chăm nom cửa hàng được. Giống như mọi cửa hàng thông thường khác, cửa hàng mở cửa từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Tuy có một số người không tin vào mô hình này, cũng như không tin mô hình này có thể hoạt động hiệu quả và lâu dài, mô hình này vẫn duy trì hoạt động hơn 10 năm và dần dần đã trở thành biểu tượng cho sự thân thiện và nền văn hóa của đất nước đó. Cửa hàng này mang đến một sự thay đổi thú vị nho nhỏ cho các du khách đến thăm xứ sở xinh đẹp này, khiến họ có cảm giác khác hẳn hoàn toàn ở thành phố. Nhiều khách du lịch đến Philipines Và từ đó, cửa hàng này trở thành điểm thu hút du khách lý tưởng. 2.2.2 Hoa Kỳ và chuỗi cửa hàng trung thực 2.2.2.1 Terra Bite ở Kirkland - Washington Một dạng cửa hàng trung thực khác là cửa hàng Terra Bite, ở khu buôn bán Kirkland Washington, chủ cửa hàng là người lập trình Google Ervin Peretz. 28 Ervin nghĩ ra ý tưởng mở một cửa hàng cà phê pay-whay-you-can (trả bao nhiêu bạn có thể) khi đang cãi nhau trong quán bar với một người bạn. Peretz đặc cược với bạn rằng thực tế thì con người ta phần lớn là tốt, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Nếu người ta thấy tốt, thì họ sẽ làm việc tốt. Để hiện thực hóa ý tưởng này, Peretz đã bỏ ra 4000$ 1 thán để thuê chỗ cho cửa hàng này. Điểm hòa vốn của quán Terra Bite là khoảng 100 khách hàng, với 3$ mỗi lần giao dịch. Theo Peretz, có vẻ như nhữn khách hàng đến đây trả nhiều hơn mức giá có thể cho cà phê và sự phục vụ họ. Ý tưởng này được xây dựng dựa trên mong muốn đóng góp một phần nào đó vì một môi trường trung thực và cởi mở với nhau. Peretz đã lên kế hoạch mở rộng ra những địa điểm khác nữa nếu ý tưởng này có kết quả.Peretz cũng đã tính đến phương án nếu xảy ra việc khoảng 20% khách hàng của họ không trung thực, Peretz sẽ cân nhắc đến việc thành lập các máy tính tiền. Kể từ khi thành lâp đến nay, cửa hàng này đã giành được khá nhiều sự quan tâm của báo giới, và có khá nhiều cuộc phỏng vấn qua TV cũng như qua sóng radio. Nhìn nhận về quán Terra Bite của mình, Peretz phát biểu rằng, cửa hàng của anh không phải là từ thiện và họ cũng không phải là thánh. Terra Bite hoạt động dựa trên hệ thống thanh toán tự nguyện. Cửa hàng không cầu xin sự bố thí hay lòng hảo tâm của ai. Họ tự tin rằng với đồ ăn và cà phê của họ ngon hơn bất cứ chuỗi cửa hàng cà phê nào. Cửa hàng này còn có nhiều mặt hàng khuyến mãi và dịch vụ kèm theo như wifi miễn phí, games và còn phục vụ sách, báo, truyện... để thỏa mãn sự lựa chọn của khách hàng. Tất cả những gì mà họ cần là khách hàng trả cho họ cái giá mà khách hàng phải trả ở bất cứ nơi nào khác với dịch vụ tương đương. Thực sự, cửa hàng này mang đến lợi ích cho cả hai bên: khách hàng thường xuyên có thể trả dồn một lần một tuần, và có nhiều khách hàng, khi không có đủ tiền để trả cho ngày hôm đó có thể bù lại vào ngày hôm sau. Về phía cửa hàng, họ tiết kiệm được một khoản chi phí và hoạt động hiệu quả cao, cho phép họ mang lại nguồn lợi cho cộng đồng. Với mục tiêu là cửa hàng sẽ tạo nên những trải nghiệm mới mà theo thời gian những trải nghiệm này có thể lan rộng ra khắp xã hội. Chủ cửa hàng, Ervin Peretz cũng bày tỏ quan điểm của mình, anh cho hay, trong cuộc đời anh, có những lúc anh cảm thấy bản thân tốt và trung thực nhưng những lúc khác, anh cũng cảm thấy hoài nghi. Khi anh cảm thấy hoài nghi, thì đó là 29 thường vì anh cảm thấy anh đang sống trong một môi trường đầy rẫy sự tham nhũng. Mặt khác, khi anh cảm nhận mọi người xung quanh mình tốt thì anh cảm thấy bản thân mình tốt hơn. Vì vậy, anh tin rằng, với sự xuất hiện của mình, Terra Bite chứng minh cho cộng đồng thấy rằng họ đang sống trong một thế giới có mức độ thành thực cao và từ đó sẽ giảm mức độ hoài nghi, ngay cả cho những người chưa từng đến thăm cửa hàng Terra Bite. Có nhiều suy nghĩ khác nhau về mô hình này, cả tiêu cực lẫn tích cực. Nhưng nhìn chung, mọi người đều có một câu hỏi là liệu mô hình này có thành công hay không. Theo ý kiến của Ervin Peretz, mặc dù họ không thể theo sát từng khách hàng nhưng họ có thể theo dõi họ phục vụ những gì, họ cho những gì và những gì họ nhận được là bao nhiêu. Kết quả là hầu hết mọi người đều thanh toán, và một phóng viên đã ngồi ở cửa hàng này một ngày quan sát mọi người và cũng công nhận một kết quả như vậy. Thêm vào đó, mục tiêu của cửa hàng này chỉ là hòa vốn và vì vậy mô hình này vẫn duy trì hoạt động đến giờ. Dựa trên chất lượng của các dịch vụ mà cửa hàng đem đến cho các khách hàng cũng như điểm đặc biệt của cửa hàng so với các chuỗi quán cà phê khác, sau khi vượt qua những khó khăn ban đầu, người điều hành Terra Bite hoàn toàn tự tin khi bày tỏ mong muốn muốn mở Terra Bite bất cứ nơi nào họ có thể, thậm chí là ngay bên cạnh chuỗi một cửa hàng danh tiếng nào đó. 2.2.2.2 Cửa hàng One World ở Salt Lake, Utah Dạng cửa hàng pay-what-you-can như Terra Bite hiện nay cũng đang được nhiều nơi áp dụng, lý do khác nhau nhưng mục tiêu là như nhau. Ở thành phố Salt Lake _ thành phố thủ phủ và lớn nhất của tiểu bang Utah ở Hoa Kỳ đang xuất hiện khá nhiều nhà hàng áp dụng hình thức menu-free, size-optional format. Vào năm 2003, chủ quán cafe One World, bà Denise Cerreta đã bỏ hình thức giác cố định mà thay bằng hệ thống cửa hàng trung thực và thử nghiệm mang tính xã hội của bà bắt đầu có dấu hiệu sinh lời. Trong nhiều năm, Cerreta điều hành một phòng chữa trị châm cứu ở chỗ thuê nhà của bà, về sau, bà quyết định mở rộng ra thêm cửa hàng bánh sandwich và cafe. Và với việc đưa ra một cái menu đơn điệu, bà cảm thấy mệt mỏi vì vậy bà quyết định tháo bỏ menu và bảng giá, ―Tôi chỉ phát ngán với kiểu kinh 30 doanh thông thường‖. Về sau, bà không kinh doanh phòng châm cứu nữa, tân trang toàn bộ thành một nơi ăn tối ấm cúng và vật dụng trang trí theo phong cách cổ điển. One World Cafe hoạt động dựa trên lòng tốt của mọi người, từ giàu đến nghèo. Cửa hàng này cũng hoạt động theo phương thức pay-what-you-can. Và bà Cerreta rất lạc quan về hoạt động của cửa hàng của mình “đó là chuyện giữa bạn và cái hộp. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, tiếp tục tồn tại”. Có rất nhiều người ủng hộ mô hình cửa hàng của bà Cerreta, mỗi người giúp cửa hàng của bà trong khả năng có thể của mình. Chủ nhà thuê cho bà Cerreta tự quyết định mức trả cho giá thuê mặt bằng: 1650$ một tháng thuê căn hộ 2 tầng thuộc hạng sang. Hay như ông John Norborg, 53 tuổi, một người làm vườn tư nhân đã chấp nhận chăm sóc cho vườn ớt, đổi lại là các bữa ăn. Một người khách hàng thường xuyên khác của cửa hàng cũng ủng hộ cửa hàng một khu vườn trồng rau khoảng 250 mẫu Anh cách đó ba khu nhà. Hay như ông Bill Wood, một kĩ sư dầu khí đã nghỉ hưu, tình nguyện trả hóa đơn tiền nước cho cửa hàng vì ông rất thích cửa hàng cũng như món salad trái cây của cửa hàng ―Tôi ăn ở đây suốt. Nơi tuyệt vời nhất trên đời‖. Nghe chuyện tưởng chừng như khó tin, nhưng thực sự có rất nhiều khách hàng đến đây và tình nguyện làm những công việc như nhà bếp hay cách khác để trả cho bữa ăn. Al Travland, một người hành nghề mát-xa 66 tuổi cũng tin rằng trung thực là cách tốt nhất và kiếm được nhiều lời nhất. Ông ta cũng để khách hàng tự định mức giá và luôn nhấn mạnh quan điểm, dù người nước ngoài hay người Mỹ, đưa ra điều tốt nhất trong mỗi khách hàng thì sẽ kinh doanh tốt. Một khách hàng của ông, Carolyn Pryor nói rằng ―Thỉnh thoảng tôi trả ít vì tôi có ít tiền. Nhưng khi tôi có tiền thì tôi trả nhiều hơn. Nó thường có vẻ như là cân bằng‖. Với mỗi bữa ăn trưa trung bình 5$, Cerreta thật sự vui khi thu được 60$ một ngày nhưng việc kinh doanh và hóa đơn đạt tới hơn 700$ và có khi là 1000$ một ngày. Cerreta trả 15 nhân công của bà 10$ một giờ và tổng số tiền phải trả cho nhân viên hàng tháng là 12000$. Bà thường xuyên mua các thiết bị, dụng cụ, đồ dùng cần thiết bằng tín dụng, nhưng khi nồi nấu cơm của bà bị hỏng thì có khách hàng sẵn lòng sửa nó cho bà. Vì vậy, bà cho rằng, cửa hàng này xứng đáng với mọi nỗ lực của bà. 31 2.2.3 Một số ví dụ khác Tuy nhiều người còn nghi ngờ sự thực về sự tồn tại của dạng cửa hàng trung thực, nhưng hiện nay dạng cửa hàng này càng lúc càng nhiều và vẫn đang tiếp tục phát triển không ngừng bất chấp dư luận cũng như sự hoài nghi của xã hội về tính thực hư của mô hình. Điển hình là nước Mỹ, khá nhiều người Mỹ khi biết về sự tồn tại của mô hình đã khá ngạc nhiên và khẳng định chắc chắn rằng, mô hình này chỉ có thể tồn tại ở những nơi mà người dân ở đó trung thực, chứ nếu mô hình này ở Mỹ thì sớm muộn gì cũng bị hốt sạch.... hay những câu nói đại loại như ―Mô hình này không thể tồn tại ở Mỹ được‖, họ cho rằng đa số người Mỹ rất thực dụng và luôn nghĩ đến bản thân đầu tiên nên mô hình này ở Mỹ hoàn toàn không thể tồn tại được!!! - Nhưng thực tế thì dường như ngược lại. Như cửa hàng cà phê Terra Bite ở trên là ở Washington, ngoài ra còn có một cửa hàng ở Ohio áp dụng hình thức này. Chủ quán cũng để cho khách hàng tự quyết định mức chi trả. Đương nhiên là không ai ăn không, tất cả các khách hàng đều trả theo cái mức mà họ cho là bữa ăn đó đáng. Và, kết quả luôn đáng ngạc nhiên, khác hẳn dự báo của mọi người. Thực tế cho thấy, những cửa hàng dạng này luôn thu hút rất nhiều khách hàng và đa số mọi người đều ủng hộ cho cửa hàng này. Còn dân địa phương thì rất tự hào về quán cà phê độc đáo ở chỗ của họ! - Một ví dụ điển hình khác, là mô hình này còn đang tiếp tục lan rộng qua châu Âu. Bất cứ nơi nào có cửa hàng này, nơi đó thu hút rất nhiều khách du lịch và đa số họ đều cảm thấy nơi này thật đặc biệt. Có thể kể đến như Đức, trong thời buổi khủng hoảng, một quán bar áp dụng hình thức pay-what-you- want (trả bao nhiêu bạn muốn) nghe có vẻ điên rồ nhưng quán bar này vẫn, đã và đang thành công ở Đức trong 10 năm, theo lời của ông Benji Lanyado Thời buổi khủng hoảng, đương nhiên bạn không thể dựa vào sự phóng khoáng của cộng đồng được. Vì vậy, nhắc đến cửa hàng này, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là đây là bước đầu tiên tiến đến sự thất bại về tài chính. Nhưng có vẻ như nó không thê thảm về mặt kinh tế đến nỗi vậy. Hệ thống 32 này đã hoạt động hơn 10 năm và việc kinh doanh càng ngày càng phát triển mạnh. Nói về nguồn gốc quán bar này, thì vốn dĩ lúc đầu Jurgen Stumpf không chủ tâm thành lập Berlin Weinerei. Gia đình Jurgen vốn ở thị xã Bavarian ở Franken, có vườn nho 5 hecta. Jurgen chuyển vào thành phố năm 1996 với ý định mở một quán rượu nhỏ bán các hàng hóa của gia đình khi phía đông thành phố đang phát triển nhanh. Về sau, Jurgen mời người hàng xóm của anh ta_một người nhập cư người Argentina, Mariano Goni về nấu cho khách vào các tối thứ 5. Và vì không biết nên tính tiền như thế nào, họ quyết định để khách hàng tự do làm theo ý mình (quyết định trả bao nhiêu tiền tùy ý) và đề nghị họ để tiền vào một cái hộp đặt trước quán. Những người dân địa phương bắt đầu kéo đến cửa hàng và dần dần cửa hàng trở thành đề tài câu chuyện của cả thành phố. Cho đến nay đã có ba cửa hàng Weinerei khác nhau thuộc quyền sở hữu của Stumpf và Goni. Trong đó, Perlin được đánh giá là nơi hẹn hò, gặp gỡ có không khí ấm cúng nhất_quán nho nhỏ cùng với ánh nến xung quanh, những ghế dài đầy hoa văn và những giai điệu Pháp nhẹ nhàng. Đồ ăn ngon, cùng với sự chu đáo về trang trí, đồ uống, cách phục vụ... khiến cửa hàng phát triển không ngừng và các khách hàng đến đây đều thực sự hài lòng. - Hình thức cửa hàng như thế này, tuy chưa được nhiều người biết đến, nhưng càng ngày, cửa hàng này càng phát triển mạnh và được sự hưởng ứng cũng như hỗ trợ từ nhiều phía. Chỉ cần gõ chữ “honesty system” hay “honesty cafe” hay ―honesty coffee store” vào google thì sẽ thấy hiện ra rất nhiều web về dạng mô hình này. Đọc các web này có thể thấy được mô hình này đã phát triển và có tầm ảnh hưởng mạnh đến như thế nào. Về phía tư nhân, những doanh nghiệp nhỏ và vừa đã áp dụng mô hình này ở châu Á (Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản); Mỹ (Washington, Texas, Ohio); châu Âu (Berlin của Đức, London của Anh, Tây Ban Nha...) và thậm chí đã bắt đầu lan sang cả Châu Úc. 33 Tuy ở châu Úc chưa có thành nguyên một hệ thống cửa hàng trung thực nhưng đã bắt đầu hình thành và phát triển. Như cửa hàng Marnoo cafe and B&B, ở 28 phố Newall, đây được coi là cửa hàng đầu tiên ở Wimmera/khu Grampians ở Victoria đưa ra “no price menu” (thực đơn không có giá). Cũng như trên, đơn giản là khách hàng tự quyết định mức giá mà họ muốn trả, dựa trên giá trị và chất lượng. Bản thân những người điều hành Marnoo, Isabel và Mark Andy, tự tin vào chất lượng bữa ăn của họ và họ tin rằng khách hàng của họ rất công bằng trong chuyện này. Đáp lại sự tin tưởng của Isabel và Mark, các khách hàng đến đây đều cảm thấy rất vui và hài lòng khi có thể trả một cái giá hợp lý cho đúng những gì mà họ được phục vụ. Do đó, Isabel và Mark không ngừng cố gắng để mang đến tất cả những gì tốt nhất họ có thể. Việc kinh doanh của họ ngoài cafe ra thì hiện còn mở rộng sang cho thuê phòng. Đối với phòng cho thuê thì họ không áp dụng hình thức trên mà ấn định mức giá cố định cho khách hàng. - Đối với những người khiếm thị, những người khuyết tật, những người được cho là khó làm thu ngân hay phục vụ, vì có vẻ như họ sẽ bị khách hàng qua mặt. Nhưng từ khi có sự tồn tại của cửa hàng trung thực, mọi chuyện dường như khác đi, và những người khiếm thị vẫn có khả năng đứng quầy được như người khác. Báo Post-Gazzette đã đăng một bài báo về một cửa hàng do một người khiếm thị đứng quầy vào ngày 18/10/1998. Người viết bài là Torsten Ove. Bài báo này viết về một cửa hàng ở Tòa nhà văn phòng bang, thu ngân của cửa hàng là Brian Webber, một người khiếm thị. Mọi giao dịch mua bán trong cửa hàng chủ yếu đều dựa vào lòng trung thực của khách hàng. Khách hàng đưa tiền cho Brian và nói đã dùng những món gì , đưa tiền và nói mệnh giá của đồng tiền đó. Trong thời buổi đầy sự hoài nghi như hiện nay thì rất khó tin tưởng như Brian Webber. Khi được hỏi về cửa hàng của mình, Webber nói rằng 99,75% mọi người đều thành thật, cũng có yếu tố ngoại lệ nhưng đa số mọi người đều ngay thẳng và thành thực. 34 - Sự thực thì thế giới này có vẻ như thành thực hơn những gì ta những gì ta nhận thức về nó. Ở hãng Depot, nhân viên không bao giờ đếm khách hàng đã photo bao nhiêu bản từ máy photocopy của họ, họ tính tiền chỉ dựa vào lời nói của khách hàng. Gary Schweikhart, phó chủ tịch PR của hãng ở Del Rey Beach, Fla, phát biểu rằng ―Đây là chính sách của chúng tôi kể từ khi chúng tôi mở cửa hiệu đầu tiên vào năm 1986—chúng tôi tin tưởng khách hàng. Tôi chưa từng thấy bất cứ ai in 12 bản nhưng chỉ trả cho 8 bản trong cửa hàng của mình‖. Xét về mặt kinh tế, các bản in chỉ tốn không bao nhiêu, tin người là chuyện nhỏ nhưng xét về mặt xã hội thì điều này tạo nên mối liên hệ cộng đồng rất là tốt. - Ví dụ tiếp theo có thể kể đến là hình thức những người nông dân đã áp dụng như thế nào. Ở Canada, có một thực tế là những người làm nông ở đây để những ―honesty box‖ (hộp trung thực) cùng với sản phẩm ngũ cốc của họ (ngô, bắp) dọc đường mà không có ai trông coi. Đây vốn là truyền thống của họ, và đương nhiên, nếu những người mua hàng không thành thực thì truyền thống đó đã không tồn tại đến bây giờ. Trong cuộc khảo sát, có hơn 90% học sinh – sinh viên được hỏi ý kiến cho rằng mô hình này sẽ không khả thi ở Việt Nam. Một lý do được đưa ra là vì hiện nay con người bị chi phối bởi tiền bạc quá nhiều, và ai cũng nghĩ đến lợi ích riêng trước khi nghĩ đến người khác. Nhưng nếu xét về tính tư lợi thì các nước tư bản, nền kinh tế cao và con người đề cao tính cá nhân hơn, càng khó khả thi cho các mô hình cửa hàng trung thực tồn tại. - Cũng vì nhận thức rõ hiện thực này, Tom Algie (47 tuổi) đã cảm thấy bản thân vô cùng liều lĩnh khi quyết định thử nghiệm mở cửa hàng không người trông coi vào ngày Boxing Day ( ngày sau Noel ở Anh). Cửa hàng của anh bán các đồ công nghệ, phần mềm... Cửa hàng tên là Practically Everything (hầu như mọi thứ) ở Settle, Bắc Yorkshire. Vào ngày Boxing Day, Tom muốn bản thân và các nhân viên của mình được nghỉ ngơi, có một ngày nghỉ với gia đình và người thân đúng nghĩa. Mặt khác, Tom cũng không muốn các 35 khách hàng của anh phải thất vọng. Chính vì vậy, anh đã đi đến quyết định trên. Khi ghé cửa hàng lúc 4h15 chiều, Tom nhìn vào những gì thu được trong ngày và Tom cũng khá lo ngại rằng sự tin tưởng của bản thân vào tính trung thực của khách hàng đã được đặt nhầm chỗ, bởi lúc ban đầu, Tom chỉ nhỉn thấy tờ giấ £5 trong hộp. Tuy nhiên, khi nhìn lại thì Tom đã rất ngạc nhiên và bất ngờ khi thấy trong cái ống dài Tom để lại đã đầy kín tiền giấy và tiền xu. Tổng số tiền thu được là £187.66 và không mất mát bất cứ thứ gì trong kho. Bất ngờ hơn là những mẩu giấy bày tỏ sự cảm kích của khách hàng đối với Tom vì sự tin tưởng của anh. Thậm chí, có một số khách hàng bày tỏ rằng, qua cửa hàng của Tom, họ càng cảm thấy yêu quý Settle nhiều hơn, sự đặc biệt ở cửa hàng của Tom đã khiến nhiều khách hàng cảm thấy ngày Boxing Day càng đặc biệt hơn. Bản thân Tom khi nhìn nhận lại vấn đề này thì chỉ nói đơn giản ―Đó chỉ là quyết định dựa theo thời thế. Tôi muốn dành ngày nghỉ cho gia đình nhưng mở cửa hàng thì cũng tốt, vì vậy, đây có vẻ như là cách giải quyết cũng không tệ‖. Bản thân Tom cũng không ngờ chỉ với mẫu giấy viết ―Tôi cho mọi người một ngày nghỉ, kể cả tôi, vì vậy vui lòng chọn món hàng nào bạn muốn và để số tiền vào trong hộp. Giáng sinh vui vẻ‖ lại có thể mang đến nhiều điều cho khách hàng của anh đến như vậy. Có cả khách hàng cẩn thận đến mức để lại tờ giấy viết họ đã mua những gì để Tom dễ kiểm tra. Khi bài báo viết về cửa hàng của Tom được đăng tải, có nhiều hướng ý kiến khác nhau nhưng đa số đều cho rằng, quả thực là thật đáng ngạc nhiên khi không những không có mất cắp mà ngược lại còn có rất nhiều lời cảm ơn để lại trong hộp. Và mọi người đều đồng ý ràng đây là cách tuyệt vời để xây dựng một cộng đồng đầy sự tin tưởng lẫn nhau. Những mô hình cửa hàng trung thực, hình thức khác nhau và nguyên nhân hình thành khác nhau nhưng đều có chung kết quả là xây dựng lòng tin cũng như tính trung thực của mỗi người. Mô hình cửa hàng trung thực ngày càng lan rộng ra và được sự đón nhận từ mọi người. 36 - Biết được điều này nên các nhà chức trách ở châu Âu cũng đã đưa mô hình này vào một hệ thống công cộng _ tàu điện ngầm_ để mở rộng ra, đưa đến với nhiều người hơn nữa. Đến với hệ thống này, mọi người tự mua vé, vào cổng và lên tàu. Không có nhân viên soát vé cũng như các máy quẹt hay camera kiểm tra. Mọi quá trình đều dựa vào tính tự giác của người dân. - Ngay đến những quầy báo bán ở ngoài đường cũng áp dụng mô hình này. Số lượng các quầy báo có người trông đã giảm đi đáng kể mà thay vào đó là các quầy bán mà chỉ có các hộp đựng tiền. Sự phát triển của các quầy báo không người bán đã đưa đến ý tưởng cho các nhà lãnh đạo của WH Smith và Safeway về mô hình cửa hàng trung thực. - Đã có thời gian các sân bay bị xem như là ―cái ổ‖ của tội phạm và ở một vài nơi, từ ―baggage handler‖ (người mang hành lí) bị xem như là lối nói ẩn dụ cho từ ―ăn trộm‖. Trước tình hình đó, nhà bán lẻ WH Smith đã đưa ra loại hình chiếc hộp trung thực ở 2 cửa hàng cho những ai muốn mua báo nhưng không muốn xếp hàng. Họ giới thiệu mô hình này như sau: tất cả những gì bạn phải làm là lấy tờ báo bạn muốn, bỏ chính xác giá tiền của tờ báo vài cái hộp rồi đi (thực ra, cái hộp giống như một cái thùng rác, kết quả là, có một số khách hàng không hiểu ý và đã cố gắng nhét những bịch snack hay giấy gói kẹo vào khe). David McRedmond, giám đốc quản lí giai đoạn đưa hàng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng của WH Smith nói rằng các khách hàng rất trung thực ―chúng tôi không mất nhiều báo như hồi trước, khách hàng phản ứng với những gì được thiết kế cho họ khá tốt‖. Thử nghiệm thành công ở sân bay Heathrow đã tạo động lực cho WH Smith mở rộng thử nghiệm này sang nhà ga King’s Cross vào tháng 2. Nếu mọi thứ tiến hành trôi chảy thì mô hình này sẽ mau chóng được đưa ra khắp cả nước. 37 2.3 Nhận định về mô hình Nhìn chung, mô hình này được sự đón nhận khá tích cực từ cộng đồng và xã hội vì mục tiêu mô hình hướng đến và lý do mô hình tồn tại. Kinh tế càng phát triển, xã hội càng lên cao không có nghĩa là con người sẽ sống vì nhau hơn, nhất là khi lạm phát vừa mới dịu xuống trong thời gian gần đây. Con người có xu hướng suy nghĩ đến lợi ích cá nhân trước hết mà đôi khi điều này có thể gây thiệt hại cho lợi ích của người khác. Vì vậy, với sự tồn tại của cửa hàng trung thực, người ta mong chờ mô hình này sẽ kích thích sự thay đổi tư duy của họ và khiến họ đưa ra một sự lựa chọn sáng suốt hơn. Đương nhiên, không phải tất cả mọi người sẽ đưa ra một sự lựa chọn đúng đắn nhưng một khi họ làm được điều đó thì có thể trong những trường hợp khác họ có thể suy nghĩ về sự việc một cách trung thực hơn. Vì vậy, nếu có thêm các chiến dịch tăng cường nhận thức về điều này để hỗ trợ thêm cho cửa hàng trung thực, thì hiệu quả tích cực của mô hình sẽ tăng cao. Tuy nhiên, có thể sẽ có những người lợi dụng mô hình này để làm lợi cho bản thân, và có thể mô hình sẽ đưa đến một kết quả ngược, rằng con người sẽ càng lúc càng không trung thực hơn và họ có khuynh hướng nghĩ về mọi việc như vậy trong những trường hợp khác. Bởi, ăn cắp được một lần thì sẽ khiến họ có khuynh hướng nghĩ đến lần thứ hai và lần thứ 3....Ý kiến trên không phải không có lý. Nhưng điều này chỉ đúng khi mọi người coi tính không trung thực như bản chất trong tính cách, trong con người mình! Một môi trường có độ tin cậy cao, khoảng cách giữa mọi người sẽ ngắn lại, các chi phí về thời gian, tiền bạc sẽ giảm thiểu đi đáng kể. Nhìn chung, mô hình tồn tại và phát triển cho thấy một xã hội có mức độ tin cậy cao, khiến con người ta thành thực hơn và kiềm hãm vấn đề tham nhũng của quốc gia (vấn đề đang thâm nhập vào các doanh nghiệp, chính trị và thậm chí là cả giáo dục), đơn giản bằng cách đem đến cho dân cư – đặc biệt là giới trẻ - thói quen luyện tập tính trung thực. (tờ báo Thời đại đã có nhận định trên). Bên cạnh các phản hồi tích cực ủng hộ mô hình thì vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại cho mô hình, và thậm chí nhiều ý kiến cho rằng mô hình này không hề có tính thiết thực. Tuy nhiên, dù là tích cực hay tiêu cực, hay thậm chí là lo ngại về mô hình thì điều này vẫn cho thấy mức độ quan tâm của cộng đồng đối với mô hình. Giả dụ như 38 Arla, bản thân Arla không ủng hộ cũng không phản đối mô hình này. Cô chỉ cảm thấy lo ngại cho những người chủ cửa hàng, vì cô cho rằng có một số nơi sẽ nhìn nhận những người không thành thực là người khôn ngoan, và những người hành động đúng đắn thì lại bị coi là ngu ngốc. Vì vậy, Arla cho rằng, mô hình này có lẽ sẽ hiệu quả hơn nếu được đưa vào một môi trường phạm vi nhỏ (như là trong công ty hoặc trong trường học), từ đó có thể làm tăng tính trung thực trong cả cộng đồng. Có ý kiến khác cho rằng, một trong những trở ngại lớn nhất phải vượt qua khi đấu tranh chống lại nạn tham nhũng đã ăn sâu vào trong là sự nhận thức rằng ―mọi người đều làm vậy vì vậy tôi nên lấy cho tôi nữa‖. Một quốc gia ví dụ như Hy Lạp, chuyện trốn thuế nhìn chung trở nên quá bình thường. Có nghĩa là, trong một xã hội mà tham nhũng đã và đang trở thành ―quy tắc tiêu chuẩn‖ trong một thời gian dài, thì không còn là vết nhơ của xã hội khi hành động tham nhũng nữa. Kết luận Trái với suy đoán và nhận định của đa số, mô hình cửa hàng trung thực đã và đang càng ngày phát triển, lan rộng ra trên thế giới. Có khi ngay chính những người dân ở đất nước đó lên tiếng rằng mô hình như vậy không thể hoạt động hay khả thi ở đất nước của họ... thì thực tế, ở đất nước đó, mô hình này vẫn tồn tại và phát triển khá tốt. Điều này có thể do ảnh hưởng của vốn xã hội không cao, lòng tin của con người giảm sút. Càng ngày, lại càng có nhiều nơi áp dụng hình thức này vào kinh doanh, các ý kiến phản đối đã dần giảm đi, và thay vào đó là tìm thêm nhiều hướng đi mới cho mô hình, tất cả đều vì mục tiêu phát triển, nhân rộng mô hình ra hơn nữa. Như vậy, sự tồn tại của mô hình cửa hàng trung thực, một mặt xây dựng một xã hội có tính trung thực cao hơn, bớt tham nhũng và tệ nạn hơn, mặt khác củng cố lòng tin của con người rằng trong thời đại như hiện nay, nhân cách con người không bị ―tư bản hóa‖ hoàn toàn mà con người vẫn đầy tính trung thực và biết suy nghĩ vì lợi ích của người khác. 39 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực tế về tình hình cửa hàng trung thực ở Việt Nam Trong cuộc khảo sát vừa qua, đa số những người làm khảo sát đều cho biết là chưa nghe nói hay biết gì về mô hình này, và họ cũng đều nói rằng họ chưa bao giờ được thực nghiệm mô hình này bao giờ cả! Vậy thực tế thì sao? Việt Nam trong những năm qua có những bước tiến mạnh về kinh tế, đời sống người dân tăng cao, khoa học kĩ thuật tiến bộ. Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, đời sống nâng cao nhưng nạn tham nhũng vẫn còn đang tràn lan. Năm rồi Việt Nam xếp hạng 107 trong bảng đánh giá mức độ tham nhũng của công chức và các chính trị gia, dựa theo đánh giá của các nhà kinh doanh và phân tích. Điều này ít nhiều làm thị trường kinh tế hoạt động không lành mạnh và hiệu quả không cao, lòng tin của người dân vào chính phủ bị ảnh hưởng ít nhiều. “Tham nhũng là nguyên nhân chính của đói nghèo và cũng là rào cản để vượt qua nó. Cả hai yếu tố khóa chặt người dân trong vòng nghèo khổ” theo chủ tịch của TI, ông Peter Eigen. Về mức độ tham nhũng thì Việt Nam cách Indonesia không xa lắm trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên, các hoạt động phòng chống tham nhũng của Việt Nam chưa được đẩy mạnh nhiều trong giáo dục. Nói cách khác, giáo dục về phòng chống tham nhũng của Việt Nam chưa sâu hay thậm chí có nhiều nơi là hoàn toàn không có một tí gì. Vậy, liệu có thể đưa mô hình cửa hàng trung thực vào trường học của Việt Nam hay không? - Hiện nay, ở Việt Nam, duy nhất chỉ có cơ sở H của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (1A Hoàng Diệu, quận Phú Nhuận) là áp dụng mô hình này. Cửa hàng này cũng giống như căn-tin trong trường học ở Indonesia, cũng bày bán những đồ dùng học tập như bút viết, vở tập cho đến đồ ăn vặt như mì tôm, bánh, kẹo... cũng có một chiếc hộp nhựa để ngay đó để sinh viên bỏ tiền vô. Hiện tại, duy nhất chỉ có địa điểm này là mang danh ―cửa hàng trung thực‖ một cách chính thức. 40 - Tuy nhiên, mô hình cửa hàng trung thực đã và đang dần thành hình cũng như phát triển ở Việt Nam. Điển hình có thể kể đến là tuyến xe bus 152 từ chợ Bến Thành là tuyến đầu tiên áp dụng hình thức không có tiếp viên. Nói về thử nghiệm này, ông Nguyễn Đình Thi, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên xe khách Sài Gòn nhận định rằng ―Hình thức này đỡ tốn nhân lực lại xóa bỏ thái độ phân biệt đối xử của tiếp viên với hành khách, tình trạng thu tiền không xé vé cũng không còn... Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nhập về các thùng đựng tiền có thể tự trả lại tiền dư cho khách, khắc phục tình trạng tài xế phải thối tiền cho khách‖. Ông Dương Hồng Thanh, PGĐ Sở GTVT TP.HCM cho biết mục tiêu của ngành vận tải hành khách công cộng trong năm 2010 là tạo hình ảnh mới, thân thiện của xe buýt trong mắt người dân. Ngoài tuyến 152 áp dụng bán vé tự động không có tiếp viên, TP.HCM còn đưa vào sử dụng thẻ thông minh cho hành khách đi xe buýt trên tuyến số 1 và 27 trong thời gian tới. ―Chỉ khi nào tài xế, tiếp viên không tác động trực tiếp vào doanh thu thì xe buýt mới có thể cải thiện những hình ảnh ―chưa đẹp‖ trong mắt hành khách. Vì thế, trong năm 2010 ngành vận tải hành khách công cộng sẽ cố gắng tạo nên hình ảnh tốt về xe buýt‖ - ông Thanh khẳng định. (theo trang vietnamnet.vn) - Một ví dụ khác là quán trà sữa Hoa hướng dương, một quán trà sữa khá nổi tiếng trong thành phố dành cho giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên. Hoa Hướng Dương có phục vụ đồ ăn thức uống khá tốt, quán trang trí khá đẹp và hợp với xu hướng giới trẻ bây giờ, nhân viên trong quán khá nhiệt tình và thân thiện. Đó không phải là điểm nổi bật ở Hoa Hướng Dương. Mà điểm khác biệt của Hoa Hướng Dương là cách thức thanh toán tiền, khi khách hàng gọi món xong, nhân viên sẽ đưa hóa đơn đến tận bàn của khách hàng, sau khi khách hàng dùng xong, khách hàng sẽ đi xuống quầy tiếp tân và thanh toán ở đó. Nếu ―tình cờ‖ khách hàng quên mất, nhân viên cũng không hỏi hay gì cả, tất cả đều dựa vào tinh thần tự giác và tính trung thực ở khách hàng. Hoa Hướng Dương cho đến nay vẫn không ngừng phát triển và mở rộng quy mô của mình ra khắp thành phố. 41 Có thể nói, mô hình cửa hàng trung thực ở Việt Nam vẫn đang tồn tại giữa chúng ta nhưng chưa hề có một cái danh chính thức nào cho nó. Ví dụ như điểm giữ xe của Hội An Quán, người giữ xe không lấy tiền của khách hàng, khách trả bao nhiêu cũng được, 500đ, 1000đ, 2000đ.... thậm chí là không trả tiền cũng không sao. Một ví dụ khác là trung tâm thanh thiếu niên miền Nam (quận Bình Tân) cũng đưa mô hình này vào và mô hình này vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Hay đơn giản hơn, có thể kể đến như những quán kem, quán nước gần trường học, học sinh – sinh viên ăn kem tươi hay uống nước và khi tính tiền, chủ quán chỉ dựa theo câu trả lời của khách mà tính tiền. Nói một cách khác, đây cũng là một dạng khác của trung thực. Vì nếu không thành thực, khách hàng có thể trả lời khác đi và các quán đó đã không thể tồn tại và phát triển đến như vậy. 3.2 Nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình trung thực ở Việt Nam trong tương lai Nhận định về mô hình cửa hàng cửa hàng trung thực thì có thể thấy ngay được khá nhiều điểm hạn chế cũng như trở ngại của nó. - Thứ nhất, các loại mặt hàng của cửa hàng trung thực có thể sẽ không đa dạng và chắc chắn là không quá mắc tiền. Tuy mục đích của mô hình là hướng đến một xã hội lý tưởng, một xã hội mà con người thành thực với nhau hơn, vì nhau hơn, bớt sự tính toán ích kỉ cho bản thân hơn.... thì các nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, Channel hay siêu thị điện máy Nguyễn Kim cũng không dám mạo hiểm áp dụng mô hình này. Vì không phải ai cũng đủ tiền để sắm cho mình những món hàng đó, nên khi đó, mô hình này sẽ phát sinh tác dụng ngược lại, bởi lúc đó con người dù muốn hay không cũng sẽ nảy sinh lòng tham. - Thứ hai, trong một xã hội có vốn xã hội không cao, ý thức người dân còn kém, lòng tin của con người với nhau không cao, thì khả năng phá sản của mô hình này là rất cao. Thử hình dung, khi mô hình này được đưa ra, mọi người đều giữ cho mình ý nghĩ rằng ―mình không làm vậy thì người khác cũng làm vậy‖ hay ―ai cũng làm vậy, mình không làm vậy thì là khác người à‖.... Hiện thực từ việc xả rác nơi công cộng, sử dụng điện một cách phung 42 phí,... chính là minh chứng rõ ràng nhất cho ý thức người dân không cao và ―tâm lý bầy đàn‖. Mặt khác, những mô hình trung thực theo hình thức ―trả theo mức mà bạn cho là đáng‖ thì đòi hỏi chất lượng phải thực sự tốt, phải thực sự cao thì mới có thể thuyết phục được khách hàng. Bởi vậy, không phải ai, không phải bất cứ nơi nào có thể áp dụng hình thức này. - Cái thứ ba,cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là quy mô hoạt động của mô hình. Mục tiêu của mô hình hướng đến xã hội, hướng đến cộng đồng, vì vậy, có thể nói, mục tiêu của mô hình là tốt, đáng khen ngợi. Tuy nhiên, nếu đưa mô hình này vào khu vực đa số là người nghèo, bữa ăn phải chạy từng bữa thì quả thực là không phù hợp. Bởi vậy, mô hình tốt, mục tiêu tốt, chất lượng tốt, nhưng cũng cần phải xét đến các yếu tố ảnh hưởng khác để tránh làm mất đi ý nghĩa của mô hình. Cụ thể hơn, xét tình hình ở Việt Nam, theo như báo Tiếp thị Sài Gòn về mô hình xe buýt trung thực, nhiều người cho rằng việc làm này còn hơi sớm so với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam. Cụ thể, trong một đất nước còn nghèo, xã hội còn chưa được tổ chức tốt, đặc biệt là trong điều kiện nếp sống thị dân chỉ mới hình thành và ý thức tôn trọng pháp luật của công dân chưa phổ biến, thì chưa nên triển khai các hoạt động trao đổi lợi ích vật chất dựa trên tinh thần tự giác và lòng trung thực. Không những không đem lại hiệu quả mong muốn, trao đổi kiểu ―đặt mỡ trước miệng mèo‖ ấy thậm chí còn có thể kích thích sự tham lam, gian lận, dối trá gây tổn thất cho xã hội. Thực ra, giữa một bên là mức độ sung túc, trình độ tổ chức của xã hội ý thức tôn trọng pháp luật và bên kia là tính trung thực của con người không nhất thiết có mối liên hệ nguyên nhân – kết quả theo kiểu xã hội càng giàu có và văn minh, thì con người càng trung thực và ngược lại. Thuở nào, ở đâu, con người cũng luôn có sẵn tiềm năng phát triển cả mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của tính cách. Ở các nước phát triển vẫn có không ít người đi lậu xe buýt, tàu điện. 43 Mặt khác, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, tác giả của bài viết cũng cho rằng tác dụng chính của phương thức bán vé mà không có người đứng bán, cũng như của tất cả các mô hình cung ứng dịch vụ tự động, là góp phần tạo môi trường giao tiếp xã hội thân thiện đối với người hưởng dịch vụ. Nó giúp người này có được trạng thái tâm lý của một đối tác được tin tưởng về khả năng thanh toán và về thái độ trung thực, sòng phẳng, nghĩa là được tôn vinh. Một cách tự nhiên, một khi nhận ra được giá trị của bản thân, người ta chắc chắn sẽ được động viên, từ sự thôi thúc nội tâm, phải ứng xử thích hợp để bảo tồn được giá trị đó và để xứng đáng với nó. Còn quyết định ứng xử theo kiểu nào lại là chuyện khác. Nói khác đi, với phương thức cung ứng dịch vụ tự động, khách hàng được trao quyền tự quyết trong việc xác định (hay đúng hơn là khẳng định) nhân cách trong quan hệ giao tiếp: chấp nhận trả tiền hay không trả tiền cũng có nghĩa là tự chọn cho mình giữa sự trung thực và không trung thực. Bởi vậy, nếu chịu khó quan sát và chú ý so sánh, thì có thể nhận thấy: trong hệ thống bán và soát vé tự động, hành khách tự giác mua vé thường có được phong thái đĩnh đạc, tự tin của một người sống đúng mực, đàng hoàng; trong khi đó, hành khách đi lậu vé dễ rơi vào các trạng thái tâm lý không bình thường, như rụt rè, hoang mang, nghi ngại hoặc lạnh lùng, thách thức. Tự lựa chọn giữa một trong hai phương án ứng xử trái ngược, hành khách tự phân hoá thành hai giới đối lập, cũng giống như sự đối lập giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện trong một vở kịch. Người không mua vé, về phần mình, khó tránh được cảm giác bị dò xét, phê phán; họ chịu sức ép, trong khi người mua vé thì không. Rốt cuộc, việc áp dụng các phương thức giao tiếp kiểu ―lấy khách hàng làm trung tâm‖ như thế sẽ có tác dụng góp phần thúc đẩy quá trình chỉnh đốn trật tự xã hội và kích thích ý thức ứng xử văn minh bằng hành vi chủ động của chủ thể. Tất nhiên, để tránh rủi ro, thiệt hại cho xã hội thì không thể chỉ trông đợi sự tự giác của con người. Ở các nước phát triển, bên cạnh hệ thống bán và soát vé tự động, còn có các cơ chế kiểm tra dựa vào máy móc và đôi khi có cả sự tham gia chủ động 44 của con người, cụ thể là các thanh tra viên, cho phép phát hiện và xử phạt những hành khách không có vé ngay tại hiện trường. 3.3 Ứng dụng mô hình tại trường học Như vậy, theo những nghiên cứu ở trên, có thể thấy mô hình này ngoài những hạn chế thì mang lại rất nhiều lợi ích như chất lượng phục vụ tốt hơn, nâng cao ý thức của người dân hơn, vốn xã hội được cải thiện,... Mỗi ích lợi có được lại sinh ra càng thêm nhiều ích lợi kèm theo khác, tất cả đều là hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Vậy, nên đưa mô hình này vào Việt Nam như thế nào để có quy mô hơn, đến được với nhiều người dân hơn...??? Trước hết, giống như Indonesia, đối tượng hướng đến trước hết là học sinh – sinh viên. Bởi đó là những chủ nhân tương lai của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, khi các đối tương học sinh – sinh viên bắt đầu có những thay đổi từ mô hình, họ sẽ tác động đến bố mẹ họ, tác động đến thế giới xung quanh họ và từ đó, mô hình sẽ dễ dàng đi ra quy mô rộng lớn hơn. Ngoài ra, nếu đối tượng áp dụng mô hình này là học sinh – sinh viên, thì đương nhiên những nơi sẽ có mô hình này phải kể đến trước hết là trường học. Và bởi thế, mô hình này ngoài mục tiêu hướng đến xây dựng tính trung thực trong mỗi người lớn hơn, mà còn có thể hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo học sinh – sinh viên. Theo như khảo sát ở các trường học áp dụng mô hình này ở Indonesia, từ khi có mô hình cửa hàng trung thực, nạn gian lận trong thi cử đã giảm đi đáng kể, các vụ lừa đảo trong trường cũng không còn nhiều, môi trường học tập lành mạnh và tinh thần tự giác, ý thức của học sinh ngày càng lên cao. Bởi vậy, một mô hình như thế này tồn tại trong trường học sẽ hỗ trợ nhà trường trong việc rèn luyện ý thức của học sinh – sinh viên; ngoài ra, xây dựng mô hình này cũng như xây dựng một nơi mà ở đó học sinh – sinh viên cảm thấy sự tôn trọng và thể hiện sự trung thực của mình. Một nơi mà học sinh – sinh viên vừa mua được các món đồ cần thiết cho mình vừa có thể thể hiện tính cách_sự thành thực, cái tôi của bản thân thì đối với bản thân học sinh – sinh viên mà nói, không gì tuyệt hơn! 45 Tuy nhiên, mô hình nếu đơn phương hoạt động sẽ khó tránh khỏi những hậu quả ngoài ý muốn (mất đồ, lỗ nặng, thiệt hại về tài chính....). Do đó, mô hình cần có sự kết hợp của Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như các tổ chức Đoàn, Hội trong trường. Ví dụ như mô hình cửa hàng trung thực ở Indonesia, mô hình được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường. Bởi, mô hình còn được xem như một phần của giáo dục. Ở mô hình, Ban Giám hiệu và hội đồng Giáo viên trong trường đã thiết kế những bản tin, tranh ảnh... nhằm tăng cường kiến thức cho học sinh – sinh viên. Ở Việt Nam, mô hình này mới chỉ hoạt động ở cơ sở H trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn – Hội khoa Kinh tế phát triển đã đưa mô hình này vào cơ sở, nhưng vì chưa có sự hỗ trợ từ phía nhà trường, mô hình này vẫn chưa thể hiện hết được ý nghĩa của nó và chưa thực sự đem lại một hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, nếu có hỗ trợ của các cơ quan chức năng hoặc của một tổ chức nào đó, mô hình có thể sẽ mang đến nhiều hệ quả tích cực hơn. Ít nhất là về mặt tài chính cũng sẽ được bảo đảm hơn. Bởi như mô hình ở Indonesia, mô hình này cũng khó tránh khỏi khó khăn bước đầu khi có một số học sinh lợi dụng mô hình để kiếm lợi cho bản thân. Thêm vào đó, cách thức hoạt động cũng là một yếu tố quan trọng. Trước hết, về mặt hàng của mô hình, thì đương nhiên, các mặt hàng này phải có giá cả phù hợp với túi tiền học sinh – sinh viên. Những mặt hàng quá đắt tiền hay giá cả không phù hợp cũng có thể khiến các bạn mất lòng tin vào tính trung thực của mô hình, hơn thế nữa, còn có thể khiến cho một số nảy sinh lòng tham (dù không muốn) và từ đó sẽ có tác dụng ngược lại. Đa số các căn tin trong nhà trường đều ở vị trí khá thuận lợi cho học sinh, sinh viên dễ ghé đến. Vị trí của cửa hàng cũng là một yếu tố khá quan trọng để có thể hoạt động hiệu quả. Tùy cấu trúc từng trường mà sẽ có những vị trí khác nhau cho cửa hàng trung thực. Giả dụ như trường có căn tin thì có thể mô hình cũng sẽ được đặt ở gần căn tin, để dễ thu hút sự chú ý của học sinh, sinh viên hơn. Hay như trường không có căn tin, thì có thể để ở bảng thông báo, hay chỗ uống nước.... Tóm lại, những nơi có thể dễ dàng thu hút học sinh – sinh viên ghé đến thì được ưu tiên hàng đầu cho mô hình này. 46 Khi mô hình này đi vào hoạt động thì đã có nhiều phản hồi khác nhau: hộp đựng tiền không có tiền lẻ, không lấy tiền thối được; quá nhiều người mua cùng lúc, lộn xộn và cũng khó có thể bỏ tiền – lấy tiền thối được;... Bởi vậy, sự tồn tại của các hộp đựng tiền đựng những loại tiền mệnh giá khác nhau có lẽ cũng khá cần thiết, cho việc lấy tiền thối nhanh và đỡ chen lấn. Thêm vào đó, nếu có thể thì đưa tiền xu vào những mô hình này, mệnh giá tiền xu không cao lắm và để tận dụng, sử dụng đúng khả năng của tiền xu. Ngoài ra, hiện nay mô hình cửa hàng đồng giá trên thế giới cũng phát triển khá rộng rãi. Ở Việt Nam, mô hình này cũng bắt đầu xuất hiện nhưng vẫn thấy nhiều nhất là cửa hàng của Nhật và trong các siêu thị _ trung tâm thương mại lớn. Nếu có thể đưa mô hình này vào trường học, cho các em học sinh tiếp xúc với một trong những mô hình hiện đại trên thế giới có thể sẽ giúp việc thanh toán tiền đơn giản hơn. Việc xây dựng giá tiền cho các món hàng có thể do chính học sinh – sinh viên tự xếp. Bởi những món đồ này, các bạn học sinh – sinh viên cũng phải mua ở ngoài khá nhiều lần nên cũng có thể biết được giá món hàng bao nhiêu tiền. Làm một cuộc khảo sát như vậy trong trường có thể xem như một hoạt động ngoại khóa, làm đơn hoặc làm theo nhóm, xây dựng dự án kinh doanh ―Nếu mở một nhà hàng bạn sẽ xây dựng một menu như thế nào‖.... Tất cả các hoạt động kích thích sự sáng tạo của các bạn học sinh – sinh viên cũng đều có tác dụng thu hút sự quan tâm của chính các bạn khá tốt. Trường học, ngoài là nơi dạy học, đưa đến những kiến thức mới cho học sinh – sinh viên, mà còn là nơi để chính các bạn học sinh – sinh viên phát triển nhân cách cũng như tính cách, suy nghĩ của bản thân. Bởi vậy, khi đưa mô hình này vào thực tiễn, cần có thêm nhiều hoạt động nhẳm hỗ trợ và phát triển mô hình thêm. Giả dụ như có thể đăng những thông tin, kiến thức kinh tế _ xã hội, tuyên truyền các thông tin về những chủ đề nóng hiện nay như đời sống giới trẻ, giáo dục,... Xây dựng mô hình như một nơi cung cấp thêm các kiến thức cho học sinh – sinh viên, phục vụ cả đời sống vật chất và tinh thần của học sinh – sinh viên thì sẽ phát huy hiệu quả cao và được thêm nhiều sự đón nhận từ phía chính các bạn học sinh – sinh viên. 47 3.4 Hướng mở rộng và phát triển mô hình ra cộng đồng Một thực tế đáng vui là mô hình này đang bắt đầu đi vào Việt Nam, các tuyến xe bus trung thực, và một khi người dân bắt đầu quen thuộc với định nghĩa ―trung thực‖ này thì việc mở rộng, đưa mô hình vào thực tế sau này sẽ bớt khó khăn hơn. Ngoài trường học, học sinh – sinh viên còn có thể thực hành mô hình này ngay trên xe buýt. Ngoài ra, sau khi thực nghiệm ở các trường học, có thể mở rộng mô hình ra các siêu thị, trung tâm thương mại.... Như vậy, có thể đưa mô hình đến gần với xã hội, với cộng đồng hơn. Mặt khác, đối tượng chính, học sinh _ sinh viên, ngoài thực hành ở trên trường và trên xe bus, còn có thể thực hành thêm ở những nơi cũng khá gần gũi với mình, mục tiêu sẽ đạt được nhanh hơn. Càng mở rộng mô hình ra bao nhiêu, hiệu quả đạt được càng nhanh và cao bấy nhiêu. Sau khi mô hình trung thực đi vào ổn định ở các trường học, có thể tính đến đưa mô hình vào căn tin của các cơ quan nhà nước, hay gần các nơi công sở. Ở Nhật Bản, mô hình này đã được đưa vào những chỗ này. Một phần là vì mục tiêu mô hình muốn hướng đến, một phần nữa là để chiếm được lòng tin của dân về một chính quyền trong sạch hơn. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, đã phát triển hình thức e-pocket, là những ―ví tiền‖ trên di động, mỗi lần thanh toán có thể dùng di động để trả tiền. Hiện nay hình thức này ở Việt Nam là chưa có, nhưng cùng với sự phát triển của mô hình trung thực cũng như mức phát triển sử dụng di động ngày nay, sự phát triển của loại hình thanh toán này sẽ xuất hiện vào một ngày không xa. Và khi đưa các mô hình này vào công sở, cơ quan thì cũng không thể áp dụng những mặt hàng tương đương như ở trường học. Các mặt hàng bày bán ở đây có thể giống như các cửa hàng pay-what-you-can, cà phê, đồ ăn, bánh ngọt... Có thể nói, mỗi đối tượng khách hàng khác nhau lại có hình thức và mặt hàng kinh doanh khác nhau. Bởi vậy, các cửa hàng trung thực trong trường học có thể không có nhân viên hay người đứng quán, nhưng các cửa hàng trung thực ở công sở, cơ quan thì nên có các nhân viên phục vụ. Và vì các cửa hàng phục vụ cơm trưa văn phòng ngày càng nhiều nên chất lượng ở các cửa hàng này phải thực sự tốt để có tính cạnh tranh cao. 48 Siêu thị, trung tâm thương mại là những nơi người dân ghé đến nhiều nhất nên khi mô hình đi vào ổn định, không thể không đưa mô hình vào các siêu thị, trung tâm thương mại được. Tuy nhiên, đối tượng phục vụ đông hơn, đa dạng hơn nên hình thức kinh doanh và mặt hàng có thể linh động. Nhìn chung, hiện nay trong siêu thị ngoài khu vực buôn bán của siêu thị còn có khu vực của các hãng, các công ty thuê mặt bằng ở siêu thị, hay những địa điểm bán đồ lưu niệm, quà tặng.... của siêu thị. Việc cửa hàng buôn bán mặt hàng gì cũng sẽ làm hạn chế sự phức tạp của các đối tượng khách hàng. Ngoài ra, vì tính chất phức tạp của các khách hàng đến siêu thị, trung tâm thương mại, việc có người phục vụ cũng không thể thiếu. Về hình thức người phục vụ thì có nhiều trường hợp khác nhau. Giả dụ như khách hàng không thích có người cứ đi theo mình thì nhân viên có thể sẽ không đi theo khách hàng mà đứng ở một vị trí khác để trông cửa hàng cũng như phục vụ các khách hàng có nhu cầu. Mặt khác, nhân viên có thể đứng ngay ngoài cửa tiệm, đón khách, tiễn khách và có thể có thêm những tấm thiệp nho nhỏ thể hiện tấm lòng cảm kích vì sự trung thực của khách hàng. Bất cứ một thông điệp, một tin nhắn nào hàm ơn sự trung thực của khách hàng đối với sự tồn tại và phát triển của cửa tiệm cũng được đánh giá cao. Trước hết là về thái độ phục vụ. Thứ nữa là, kích thích các đức tính tốt trong con người, tạo ấn tượng tốt để khách hàng luôn nhớ đến và muốn quay lại mua đồ. Như vậy thì cửa hàng mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Kết luận Để có thể tồn tại, phát triển và đứng vững thì mô hình cửa hàng trung thực cần khá nhiều thời gian hơn so với những mô hình khác và khả năng đối mặt với phá sản cũng cao hơn nhiều. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu đề ra thì cần khá nhiều thời gian. Mô hình bước đầu đi vào hoạt động có thể có nhiều khó khăn và nhiều phản hồi không tốt từ phía người tiêu dùng bởi tính chất của mô hình. Tuy nhiên, những gì mô hình mang đến có thể coi như là một phép màu. Do đó, tôi xin kiến nghị các cơ quan chức năng, đoàn thể cân nhắc về mô hình cửa hàng trung thực. Trước hết là để tăng tính trung thực của cá nhân, sau nữa là cải thiện vốn xã hội của đất nước vì một sự phát triển vững mạnh hơn trong tương lai. 49 Tài liệu tham khảo 1. Bài viết ―Chống tham nhũng bắt đầu từ trường học‖ của phóng viên Vũ Anh Tuấn (tổng hợp từ BBC và báo chí nước ngoài) 2. Tác phẩm ―Vốn xã hội và phát triển‖ của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích 3. Tác phẩm ―Vốn xã hội và kinh tế‖ của Giáo sư Trần Hữu Dũng 4. Tác phẩm ―Vốn xã hội ở Việt Nam‖ của tác giả Đào thế tuấn 5. Bài viết ―Xe buýt trung thực: mô hình cần được khuyến khích‖ của TS Nguyễn Ngọc Điện 6. Tham khảo một số trang web nước ngoài về mô hình cửa hàng trung thực và một số trang web khác 50 Mục lục 1 VỐN XÃ HỘI ................................................................................................................ 1 1.1 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 1 1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 1 1.1.2 Vai trò và tầm ảnh hưởng ................................................................................ 3 1.1.3 Những nghiên cứu về tình hình vốn xã hội trên thế giới ............................... 10 1.2 Vốn xã hội ở Việt Nam ......................................................................................... 12 1.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện của Cửa hàng trung thực ............... 19 2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI ............................ 23 2.1 Mô hình cửa hàng trung thực ở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung thực .... 23 2.2 Sự phát triển của mô hình này trên thế giới .......................................................... 26 2.2.1 Philipin với Honesty Cafe ở Batanes Island .................................................. 26 2.2.2 Hoa Kỳ và chuỗi cửa hàng trung thực ........................................................... 27 2.2.3 Một số ví dụ khác ........................................................................................... 31 2.3 Nhận định về mô hình ........................................................................................... 37 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TẠI VIỆT NAM ................ 39 3.1 Thực tế về tình hình cửa hàng trung thực ở Việt Nam .......................................... 39 3.2 Nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình trung thực ở Việt Nam trong tương lai .................................................................................................................. 41 3.3 Ứng dụng mô hình tại trường học ......................................................................... 44 3.4 Hướng mở rộng và phát triển mô hình ra cộng đồng ............................................ 47 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDE TAI_UNG DUNG MO HINH CUA HANG TRUNG THUC TAI TRUONG HOC V.pdf
Luận văn liên quan