Bài 1: Môn luật hành chính

Phân tích khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính 1. Khái niệm Trước hết, quy phạm được hiểu là những điều quy định chặt chẽ phải tuân theo. Trong cuộc sống hằng ngày ta vẫn gặp những khái niệm như quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật được ban hành bởi Nhà nước và mang tính cưỡng chế Nhà nước. Để thực hiện chức năng quản lí nhà nước các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy pham pháp luật (QPPL) để điều chỉnh hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Vậy những QPPL được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước là các QPPL hành chính. Như vậy, “Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính theo phương pháp mệnh lệnh-đơn phương”.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1: Môn luật hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Khái niệm Trước hết, quy phạm được hiểu là những điều quy định chặt chẽ phải tuân theo. Trong cuộc sống hằng ngày ta vẫn gặp những khái niệm như quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật được ban hành bởi Nhà nước và mang tính cưỡng chế Nhà nước. Để thực hiện chức năng quản lí nhà nước các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy pham pháp luật (QPPL) để điều chỉnh hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Vậy những QPPL được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước là các QPPL hành chính. Như vậy, “Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính theo phương pháp mệnh lệnh-đơn phương”. 2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính Qua khái niệm trên cho thấy QPPL hành chính là một trong những dạng quy phạm pháp luật nên cũng có đầy đủ những đặc điểm chung của QPPL như: là quy tắc xử chung thể hiện ý chí Nhà nước được Nhà nước đảm bảo thơcj hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp. Bên cạnh đó, QPPL hành chính còn có những đặc điểm sau: a. Các QPPL hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính Nhà nước ban hành.  Ở nhà nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lí hành chính nhà nước vì những lí do sau đây: - Hoạt động lập pháp của Quốc Hội, UBTVQH theo cơ chế thảo luận tập thể, quyết định theo đa số không đủ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ các quản lí hành chính nhà nước một cách năng động, kịp thời. - Quốc Hội, UBTVQH không có chức năng quản lí hành chính nhà nước do đó khó có thể ban hành các quy phạm pháp luật hành chính một cách cụ thể và phù hợp với thực tiễn quản lí từng nghành, lĩnh vực và địa phận. - Việc quy định thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật cho một số chủ thể quản lí hành chính nhà nước mà trước hết và chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước còn phù hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo trong quản lí hành chính nhà nước. b. Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lí khác nhau.  Do phạm vi điều chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và tính chất đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn. Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước và chung cho các nghành, lĩnh vực quản lí nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một nghành, một lĩnh vực quản lí hay trong một địa phương nhất định. Theo thống kê từ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật, năm 2009 chỉ riêng chính phủ đã ban hành đến 3740 văn bản quy phạm pháp luật. Chưa kể đến các bộ, các cơ quan ngang bộ rồi đến nhân dân các cấp trên toàn quốc ban hành. c. Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lí nhất định. Do yêu cầu điều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước, các quy phạm phạm pháp luật tuy có số lượng lớn và hiệu lực pháp lí khác nhau khác nhau song cần hợp thành một hệ thống.    - Các phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Ví dụ (VD): UBNH thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 23/QĐ-UB về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải căn cứ vào luật đất đai năm 2003, nghị định số 88/2009/NĐ-CP của chính phủ.Nếu không có sự phù hợp sẽ dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo trong giải quyết vụ việc.    - Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước, Chủ Tịch Nước,Tòa Án nhân dân, viện Kiểm Sát nhân dân ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ban hành. VD: chính phủ ban hành nghị định số 34/2010/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải căn cứ vào pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính của UBTVQH và luật giao thông đường bộ của Quốc Hội. - Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp ban hành. VD: Thông tư số 12/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi phải căn cứ vào Căn cứ nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. - Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do tập thể cơ quan đó ban hành. VD: Thủ Tướng chính phủ khi ban hành quyết định số 181/2003/QĐ-TTG về ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải Căn cứ vào Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. - Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các quy phạm pháp luật hành chính do các chủ thể có thẩm quyền ngang cấp, cùng địa vị ban hành. VD: Bộ trưởng kinh tế đối ngoại không được ban hành những văn bản trái với các quy định của Bộ Tài chính. - Các quy phạm pháp luật hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và dưới hình thức nhất định do pháp luật quy định. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “Luật Hành chính Việt Nam” - Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2008 2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 3. www.moj.gov.vn 4. www.chinhphu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài cá nhân 1 môn luật hành chính.doc