Bãi chôn lấp Phước Hiệp những nguy cơ tiềm ẩn

Chôn lấp chất thải rắn là giải pháp ít tốn kém nhưng có nhược điểm là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao như: ảnh hưởng môi trường sống (môi trường nước và không khí), gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người bên trong và xung quanh bãi chôn lấp. Và vấn đề bãi rác Phước Hiệp phải đối mặt đó là nước rỉ rác, ô nhiễm không khí, sự cố môi trường và sự xuất hiện nhiều côn trùng gây bệnh. Để kiểm soát các vấn đề trên, tại bãi rác đã được áp dụng một số biện pháp sau: Rác sau khi được tiếp nhận sẽ được phun dịch EM thứ cấp pha loãng với nước tại sàn trung chuyển để khử mùi và hàng ngày phun bổ sung EM thứ cấp trên diện tích mới đổ rác, phần diện tích chôn rác chưa quá 2 tháng và các khu vực phát sinh mùi hôi.

doc44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bãi chôn lấp Phước Hiệp những nguy cơ tiềm ẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,65 tấn/m3. Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, chiều dày rác sau đầm nén đạt 2,2m, sẽ được phủ một lớp đất trung gian dày 20cm được mua từ ngoài bãi chôn lấp vận chuyển đến ô chôn lấp. Có thể sử dụng màng PE tự hủy thay thế cho lớp đất này. Đối với khu vực mới đổ rác chờ phủ lớp đất trung gian hoặc do điều kiện thời tiết quá xấu không cho phép tiến hành phủ ngay lớp đất trung gian trong ngày, sử dụng tấm bạt nhựa có láng dầu che phủ tạm thời nhằm chốn phát tán mùi hôi, hạn chế nước mưa thấm vào, che rác lộ thiên tạo cảnh quan sạch đẹp. Rác được đổ theo hang trong từng ô chôn lấp và mỗi ô chôn sẽ được đổ 10 lớp rác. Trên lớp rác trên cùng sẽ được phủ lớp vải địa kỹ thuật bentonite. Làm đường tạm và bãi xe tạm để xe chở rác vào mỗi ô chôn rác mà không làm hỏng lớp màng chống thấm HDPE bằng tấm panel bê tong hoặc bằng đất sỏi đỏ. Vệ sinh công trường. Tất cả các xe vận chuyển ra trước khi ra khỏi BCL phải lội qua bể rửa xe để làm sạch bánh xe. Hằng ngày,vét bùn đất, rác vương vãi tại các mương rãnh, hố gas, cống thoát nước trong toàn bộ phạm vi BCL. Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, quét dọn và rửa sạch mặt đường từ phía ngoài Cầu Thầy Cai đến BCL. Quét dọn và rửa sạch đường vào cầu cân, đường nội bộ cầu cân, sàn phân loại rác. Hốt bùn đất, thay nước bể rửa xe hằng ngày. Vào những ngày hanh, khô phun nước tạo ẩm trong phạm vi BCL ( trừ khu vực ô chôn rác) và đoạn đường từ cầu Thầy Cai đến cổng BCL nhằm hạn chế bụi phát tán ra các khu vực lân cận. Công tác xử lý mùi hôi. Chủ yếu sử dụng chế phẩm EM (effective Micro-or gamism) và Bokashi. Phun EM thứ cấp (EEM), pha loãng vơi nước sạch để phun theo tỷ lệ 1:200 (mùa khô) và 1:50 – 1:100 (mùa mưa). Dùng xe bồn 16m3 pha trộn và phun đều EM trên rác liên tục trong suốt thời gian xe vận chuyển, đổ rác xuống sàn phân loại, kiểm tra. Hình 4:Phun chế phẩm EM Hằng ngày, phun bổ sung EM trên diện ích mới đổ rác, phần diện tích chôn rác chưa quá 2 tháng và các khu vực phát sinh mùi hôi. Tùy tình hình phát sinh mùi hôi trên mỗi ô chôn rác mà tăng hoặc giảm số lần bổ sung ban ngày để đạt yêu cầu. Bổ sung rải Bokashi để giảm mùi hôi trực tiếp vào sàn trung chuyển theo từng chuyến xe đổ xuống và một lớp rên cùng tại ô chôn rác sau khi kết thúc khố lượng rác tiếp nhận trong ngày. Công tác xử lý cháy nổ. Lượng khí gây cháy nổ (chủ yếu là CH4) sẽ được thu gom bằng giếng thu đứng đặt cách đều nhau. Ống HDPE p150 thu khí gas từ các giếng, sau đó dẫn về ống chính HDPE p400. Toàn bộ khí gas thu gom được đốt bỏ bằng dầu đốt, ống nối với dầu đốt có gắng thiết bị chống ngọn lửa thổi ngược lại. Nồng độ khí gây cháy nổ thoát ra ngoài không khí sẽ được quan trắc thường xuyên bằng thiết bị chuyên dùng đặt tại các trạm quan trắc. Công tác xử lý nước rỉ rác. Nước rỉ rác ở các ô chôn tự chảy về hố tụ nước, được bom chuyển tập trung về nhà máy xử lý nước rỉ rác hoặc bơm ngược lên bãi rác tạo độ ẩm phân hủy. nước rỉ rác sau khi xử lý, qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ được xả vào kênh Thầy Cai theo hướng dẫn của sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Kiểm soát mầm bệnh. Phun thuốc diệt ruồi, muỗi các côn trùng có tiềm năng gây bệnh theo hướng dẫn của trung tâm y tê dự phòng. Số lần phun căn cứ vào mức độ phát triển của côn trùng. Hằng ngày phun thuốc diệt ruồi vào cấu cân, sàn phân loại rác, đường vào cầu cân, khu vực ô chôn rác, bên trong tường rào, cho nhà dân trong phạm vi 300m tính từ tường rào của BCL. Duy tu bảo dưỡng. Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng, máy phát điện dự phòng và hệ thống tường rào bao quanh. Kiểm tra bulon, châm dầu mỡ các vị trí cần thiết của hai cầu cân điện tử hang ngày. Thực hiện kiểm định cân theo quy định của nhà sàn xuất. Duy tu, bảo dưỡng, định kỳ bơm nước rác, máy xử lý nước rỉ rác, các xe chuyên dùng xử lý rác theo quy định của nhà nước. Chăm sóc, bảo dưỡng thảm cây xanh cách ly, cây cảnh, dây leo, thảm cỏ… Duy tu sữa chữa thường xuyên đường vận chuyển rác từ sàn phân loại đến mỗi ô chôn rác. Kiểm tra duy tu các ku vực bị sụt lún rên toàn bộ BCL. Quan trắc môi trường. Hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành môi trường để thực hiện công tác quan trắc môi trường, lấy mẫu thử nghiệm, lấp báo cáo môi trường định kì theo quy định của cơ quan quản lý môi trường. Môi trường nước Nước mặt Lưu lượng: 2 tháng / lần Thành phần hóa học: 10 mẫu /lần x 4 lần /năm Nước ngầm 1 mẫu / giếng x 9 giếng / lần x 4 lần / năm Hình 5: Hệ thống quan trắc môi trường Quan trắc trong cả đới không khí với đới bảo hòa nước. Nước rỉ rác Lưu lượng: 2 tháng / lần Thành phần hóa học: 4 tháng / lần Môi trường không khí Chu kỳ quan trắc : 18 mẫu / lần x 6 lần / năm Thông số đo: bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, khí phát thải. Quan trắc kiểm tra độ dốc, độ lún sụp, lớp phủ và thảm thực vật: chu kỳ quan trắc 2 lần / năm Các chỉ tiêu phân tích thêm ( ngoài việc phân loại bình thường): Tỷ trọng của rác (kg/m3) Độ ẩm của rác (0%) Tỷ lệ rác có thể tái chế (%) Tỷ lệ các loại rác khác (%) Tỷ lệ rác có thể làm compost (%) Tỷ lệ rác có thể đốt cháy (%) Kích cỡ các loại rác Hiện trạng môi trường Hiện trạng môi trường không khí Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường cho thấy: Khí phát sinh từ bãi rác có nồng độ cao, dung tích lớn, chứa nhiều khí độc hại như CH4, H2S, NH3. Nồng độ H2S vượt 80 lần giá trị tiêu chuẩn cho phép QCVN 05-2009/BTNMT. Nồng độ NH3 vượt tiêu chuẩn cho phép 100 lần gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn phát sinh khí bãi rác: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là do mùi hôi thối bốc lên của rác. Mùi hôi phát tán trên một diện rộng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân quanh khu vực. Khí thoát ra từ bãi chôn lấp không những có khả năng ảnh hưởng lớn đến môi trường trong thời gian vận hành mà còn ảnh hưởng sau khi đóng cửa bãi rác. Các khí thoát ra chủ yếu là CO2, CH4, H2S, NH3… axit béo bay hơi. Khí thoát ra từ sàn trung chuyển chất thải rắn từ khâu tiếp nhận rác Bụi do hoạt động san ủi, đầm nén và chất thải rắn từ ô chôn lấp bị thổi theo gió. Khí thải và tiếng ồn do xe vận chuyển chất thải rắn cũng như các loại xe máy và thiết bị vận hành khác gồm: SOx, NOx, CO… Bên cạnh đó thì chất lượng môi trường còn thể hiện ở môi trường đất, mức ồn do giao thông và sức khỏe của người dân. Hiện trạng môi trường nước Tại bãi rác Phước Hiệp, nồng độ nước rác sau xử lý vượt tiêu chuẩn cho phép QCVN 12:2008/BTNMT nguồn thải loại B. Sàn trung chuyển và các hồ chứa nước rỉ rác có mùi hôi. Nguồn gốc phát sinh nước rỉ rác: Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp Nước rò rỉ trong khu vực sàn trung chuyển Nước rò rỉ từ các xe vận chuyển chất thải rắn Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi bãi chôn lấp Nước vệ sinh các thiết bị Nước thải sinh hoạt của công nhân Nước rỉ rác hình thành khi nước thấm vào các ô chôn lấp, chủ yếu có thể là do: Nước sẵn có và tự hình thành khi phân hủy rác hữu cơ trong bãi chôn lấp Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn lấp Nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm vào các ô chôn lấp Nước mưa rơi xuống khu vực ô chôn lấp rác trước khi phủ đất và trước khi đóng bãi. Hình 6: Nước rỉ rác làm ô nhiễm nguồn nước Bãi rác Phước Hiệp chỉ tiếp nhận rác sinh hoạt, vì vậy chúng chứa thành phần hữu cơ như: thực phẩm, tre, lá cây, rơm rạ… chiếm tỉ trọng rất cao (chiếm 80% - 90% khối lượng rác của bãi chôn lấp). Nước thải rò rỉ từ bãi chôn lấp có tính ô nhiễm cao và nguy hiểm, do thành phần và tính chất của chúng chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng và đặc biệt là các loại vi sinh vật có hại cho môi trường sống và con người. Các nguồn phát sinh nước thải từ bãi chôn lấp có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước mặt và nước ngầm nếu có không được xử lí đúng cách và triệt để. Ảnh hưởng đến môi trường nước mặt: môi trường nước bị ô nhiễm dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều gây ảnh hưởng xấu đến giới tự nhiên, đến các hệ sinh thái, thủy sinh…Chất lượng nước mặt tại điểm tiếp nhận bị suy giảm mạnh về các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Ảnh hưởng đến môi trường nước nước ngầm: Khi môi trường nước bị ô nhiễm, vùng ven sông rạch, vùng bán ngập do mực nước ngầm nông, nguồn nước mặt ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại đã ngấm vào mạch nước ngầm theo phương nằm ngang hoặc di chuyển thẳng đứng xuống mạch nước ngầm theo phương thẳng đứng. Chất lượng môi trường nước ngầm tại khu vực suy giảm về tổng lượng muối hòa tan và vi sinh. Hiện trạng tài nguyên sinh vật Hiện trạng tài nguyên sinh vật ở khu vực BCL có những nét đặc trưng như sau: Các loài thực vật có mức độ tập trung thấp, chủ yếu là các loài cây bụi, tre nứa rải rác. Ngoài ra còn rải rác một số cây lâu năm nhưng đang bị nhân dân khai thác lấy gỗ. Mật độ cây xanh che phủ không cao do chiến tranh tàn phá Động vật nuôi trong khu vực cũng không nhiều, chủ yếu là các loài gia súc được chăn thả. Hệ sinh thái dưới nước không phát triển do các nguồn nước trong khu vực BCL bị nhiễm phèn. Hình 7:Hiện trạng môi trường xung quanh BCL Các yếu tố nguy cơ: Ô nhiễm môi trường nước: Nguồn gốc phát sinh: Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp Nước rò rỉ trong khu vực sàn trung chuyển Nước rò rỉ từ các xe vận chuyển chất thải rắn Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi BCL Nước vệ sinh các thiết bị Nước thải sinh hoạt của công nhân Nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp được định nghĩa là chất lỏng thấm qua lớp chất thải rắn mang theo chất hòa tan hoặc các chất lơ lửng. Nước rỉ rác được hình thành khi nước thấm vào các ô chôn lấp, chủ yếu có thể do: Nước có sẵn và tự hình thành khi phân hủy rác hữu cơ trong BCL Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn lấp Nước từ các khu vực khác chảy qua Nước mưa rơi xuống khu vực ô chôn lấp rác trước khi phủ đất và trước khi đóng bãi Khi độ ẩm của rác vượt quá độ giữ nước (độ giữ nước của chất thải rắn là lượng nước lớn nhất được giữ lại trong các lỗ rỗng mà không sinh ra dòng thấm, hướng xuống dưới tác dụng của trọng lực). Thành phần, tính chất của nước thải: Thành phần của nước rỉ rác thay đổi rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: thành phần rác, tuổi bãi rác, chế độ vận hành của bãi rác, chiều cao chôn lấp, thời tiết, điều kiện thủy văn khu vực, hoạt động hóa học, sinh học, độ ẩm, nhiệt độ, pH, mức độ ổn định Do đó, nước rỉ rác ở những bãi rác mới có pH thấp, nồng độ BOD5, COD và kim loại nặng cao, còn ở những bãi rác lâu năm thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rác thấp hơn đáng kể, pH lại nằm trong khoảng 6,5 - 7,5 và nồng độ kim loại giảm do phần lớn kim loại ít tan ở pH trung tính. Khả năng phân hủy sinh học của nước rỉ rác thay đổi theo thời gian, được thể hiện qua tỉ số BOD5/COD. Ban đầu, tỉ số sẽ ở khoảng trên 0,5 (tỉ số 0,1 – 0,6 cho thấy chất hữu cơ trong nước rỉ rác đã sẵn sàng để phân hủy). Ở những bãi chôn lấp lâu năm, tỉ số BOD5/COD thường là 0,05 – 0,2. Tỉ số giảm do nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp lâu năm chứa acid humic và fulvic khó phân hủy sinh học. Ngoài ra, nồng độ các chất ô nhiễm còn dao động theo mùa trong năm. Thành phần của nước rỉ rác có thể được biểu diễn tổng quan ở Bảng 2.1 Thành phần Đơn vị Bãi mới dưới hai năm Bãi lâu năm trên 10 năm Khoảng Trung bình BOD5 COD SS Nito hữu cơ Ammonia Nitrate Sulfat Phospho tổng Độ kiềm pH Canxi Clorua Tổng Fe mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L 2.000-30.000 3.000-60.000 200-2000 10-800 10-800 5-40 50-1000 5-100 1.000-10.000 4,5-7,5 50-1.500 200-3.000 50-1.200 10.000 18.000 500 200 200 25 300 30 3.000 6 250 500 60 100-200 100-500 100-400 80-120 20-40 5-10 20-50 5-10 200-1.000 6,6-7,5 50-200 100-400 20-200 Nguồn: Huỳnh Thị Mỹ Phi, 2005 Một số thành phần của nước rỉ rác Phước Hiệp: Thành phần Gía trị mg/L (trừ pH) COD BOD5 N-NH3 Ntc TDS TSS TOC Ptc pH Chất hữu cơ tổng số 2760 450 2,191 2,258 9336 76 1178 24,3 7,99 229,1 Nguồn: Huỳnh Thị Mỹ Phi, 2005 Ở các BCL mới, nồng độ COD có thể lên đến 40.000-50.000 mg/L, nước đen ngòm và thậm chí có mặt các kim loại nặng (do pin, acpui,…) như nồng độ crom Cr= 0,12-0,23 mg/L, đồng Cu= 0,34- 0,46 mg/L, niken Ni= 0,5-0,7 mg/L, pH thay đổi thấp từ 5,12- 5,40. Vào mùa mưa, nước mưa pha loãng nước rò rỉ làm cho nồng độ các chất bẩn giảm xuống, COD = 4.500- 5.700 mg/L, pH= 7,45-7,72 , Cr= 0,02 mg/L, Cu = 0,12- 0,26 mg/L. Ở các BCL cũ, độ màu của nước rò rỉ sẽ tang lên nhưng nồng độ các chất ô nhiễm giảm đi. Như vậy, nước rò rỉ chủ yếu bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, đây là lý do tại sao sau sự cố tràn nước rò rỉ ra môi trường, nước triều và nước mưa pha loãng nước rò rỉ thì thực vật ở quanh khu vực lại sinh sôi nảy nở. Và cũng có thể nói ảnh hưởng của nước rò rỉ đến các vùng nông nghiệp chỉ xảy ra ở mức độ tức thời làm mất mùa một vụ, không có tác hại lâu dài và có thể khắc phục được. Điều đáng quan tâm là lượng nước rò rỉ có thể thấm xuyên qua đáy bãi rác và đi vào nguồn nước ngầm làm ô nhiễm lâu dài nguồn nước này. Nước rò rỉ từ bãi rác cũng chứa các hợp chất hữu cơ độc hại bao gồm các hydrocacbon aliphatic và vòng thơm, các chất hữu cơ bị halogen hóa. Các hydrocacbon đa vòng thơm có tính gây ung thư cũng được tìm thấy trong nước rò rỉ, ác chất này có thể gây đột biến gen. Sự hòa tan các chất hydrocacbon bị clo hóa như DDT và PCB có thể làm tang khả năng tạo phức với các acid humic và acid filvic. Khi người dân sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hình :Ô nhiễm môi trường nước Tác động đến con người: Nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm. Nguồn nước ô nhiễm tác động đến con người thể hiện qua sức khỏe cộng đồng, khi ăn các loại thực phẩm như cá, tôm, nghêu, … bị nhiễm độc do nước ô nhiễm, còn người sẽ mắc nhiều chứng bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư. Ngoài ra, nguồn nước còn gây ra cá bệnh thương hàn, kiết lị, dịch tả, da liễu, … nguyên nhân là do trong nước ô nhiễm có nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh cho người. Khi nguồn nước bị ô nhiễm dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều gây ảnh hưởng xấu đến giới tự nhiên, hệ sinh thái, động- thực vật thủy sinh. Khi môi trường nước bị ô nhiễm vùng ven sông rạch, vùng bán ngập do mực nước ngầm nông, nguồn nước mặt bị ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại đã di chuyển thẳng xuống mạch nước ngầm theo phương thẳng đứng hoặc từ nước sông ngấm vào mạch nước ngầm theo phương nằm ngang, dưới tác dụng của thủy triều mà không qua gạn lọc, làm sạch tự nhiên của môi trường nước. Ô nhiễm môi trường không khí: Nguồn gốc phát sinh: Khí BCL từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chủ yếu gồm các khí: CH4, CO2, NH3, H2S, axit béo bay hơi. Khí thải từ sàn trung chuyển CTR từ khâu tiếp nhận rác Bụi do hoạt động san ủi, đầm nén và CTR từ ô chôn lấp bị thổi theo gió Khí thải và tiếng ồn do xe vận chuyển CTR cũng như các loại xe máy và thiết bị vận hành khác gồm: SOx, NOx, CO. Hình :Khí phát ra từ BCL Thành phần, tính chất của khí thải: Các khí phát ra từ BCL bao gồm: Amoniac( NH3), Nitrogen( N2), Oxide cacbon(CO, CO2), Hydrogen (H2), Hydrogen sulfide (H2S), Methane(CH4) là các khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí rác thải, nếu không được thu gom để xử lý hoặc tái sử dụng, các loại khí trên sẽ gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường không khí, đặc biệt là khí CO2 và CH4 gây hiệu ứng nhà kính. Tỷ lệ các khí sinh ra từ BCL được trình bày trong bảng sau: Thành phần % Thể tích khô CH4 CO2 N2 O2 Meecaptan, hợp chất chứa NH3 H2 CO Các khí khác 45-60 40-60 2-5 0,1-1 0-1 0,1-1 0-0,2 0-0,2 0,01-0,06 Nguồn: CENTEMA, 2000 Mặc dù các khí được phát tán vào trong không khí và thông thường thì hàm lượng của hỗn hợp CH4 và CO2 thường lên đến 40% ở khoảng cách chiều cao 120m tính từ mép BCL. Đối với những BCL không có hệ thống thu gom khí thì chiều cao này có thể tang lên tùy theo đặc tính của vật liệu che phủ bãi rác và môi trường khí quyển khu vực xung quanh. Nếu không được thoáng hợp lý, CH4 có thể tích tụ lại trong các công trình gần đó. Nếu khí CH4 tồn tại trong không khí ở nồng độ từ 5 – 15% sẽ phát nổ. Do hàm lượng O2 tồn tại trong BCL ít nên khi nồng độ khí CH4 đạt ngưỡng tới hạn vẫn ít có khả năng gây nổ BCL. Tuy nhiên, nếu các khí BCL thoát ra bên ngoài và tiếp xúc với không khí, có khả năng hình thành hỗn hợp khí metan ở giới hạn gây nổ. các khí này cùng tồn tại trong nước rỉ rác với nồng độ tùy thuộc vào nồng độ của chúng trong pha khí khi tiếp xúc với nước rỉ rác. Ngược lại, vì CO2 có khối lượng riêng lớn hơn không khí và CH4 do đó nó chuyển động về phía đáy của BCL làm nộng độ CO2 ở phần thấp của BCL ngày càng tang theo thời gian. Nếu lót lớp đáy BCL là đất thì khí CO2 có thể khuếch tán vào trong đất và tiếp tục chuyển động xuống phía dưới cho đến khi tiếp xúc với mạch nước ngầm. Tại đó, CO2 dễ dàng hòa tan với H2O tạo thành acid cacbonic theo phản ứng: CO2 + H2O = H2CO3 Phản ứng này là nguyên nhân làm giảm pH, gia tăng độ cứng và hàm lượng khoáng chất trong nước ngầm. Phản ứng này có thể tiếp tục cho đến khi đạt trạng thái cân bằng như sau: CaCO3 + H2CO3 = Ca2+ + 2HCO3- Ngoài ra môi trường không khí tại bãi chôn lấp và khu vực xung quanh còn bị ảnh hưởng bởi các loài vi sinh vật gây bênh có trong các hạt bụi lơ lửng mà ở đó không bị loại trừ cả các chứng bệnh nan y. Tác động đến con người: Ô nhiễm không khí(ONKK) có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các nhóm đặc biệt nhạy cảm là những người bị rối loạn tim phổi, trẻ em nhất là các em hiếu động và những người bị hen suyễn và nghẹt mũi phải thở bằng miệng. Khó mà nói một cách chính xác chất độc nào gây ra một bệnh nào. Vì các chất ONKK tác động trong một thời gian dài, có sự cộng hưởng nhiều chất và thời gian ủ bệnh lâu như bệnh viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi và bệnh tim. Khi bị các chất ô nhiễm mạnh hoặc thời gian ô nhiễm kéo dài tùy nồng độ thấp hay cao, chất này bị bão hòa, chất ô nhiễm sẽ vào sâu trong hệ hô hấp và gây hại nhiều hơn. Bụi mịn rất có hại vì có thể vào sâu trong hệ hô hấp mang theo các chất độc gắn vào các bề mặt của phế quản hay tế bào. ONKK lâu dài làm chất nhày nhiều, ngăn chặn luồng khí và tạo ra ho. Khi cơ của phế quản bị chai và ho lâu, chất nhày tích tụ và thở ngày càng khó sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Ung thư phổi là do sự tang trưởng bất thường của tế bào màng nhày của phổi và phế quản. Có sự tác động tương hỗ giữa ONKK và nhân tố khí hậu. Hướng gió, độ chiếu sáng, lượng mưa cho phối cường độ ONKK. Ngược lại, khi ONKK ở mức độ cao sẽ làm cho nhân tố khí hậu như dòng quang năng rọi tới trái đất sẽ bị giảm, ban ngày có sương mù ở đô thị. Ngoài ra, ONKK còn là nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất gia tang, gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, băng tan ở 2 cực, nước biển dãn nở làm chìm ngập các vùng thấp và hải đảo, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, mưa bão dữ dội hơn. Ngoài ra, một số khí trong BCL gây ảnh hưởng mạnh lên sức khỏe con người như khí H2S, SOx, NOx,…trong đó: Khí H2S có màu lục, dễ lan truyền trong không khí và có mùi trứng thối đặc trưng, được oxy hoá nhanh chóng để tạo thành các sunfat, các hợp chất có độc tính thấp hơn. Các ảnh hưởng của khí H2S lên con người: Nồng độ (ppm) Ảnh hưởng sinh lý 1-2 2-4 3 5-8 80-120 200-300 500-700 Mùi hôi thối nhẹ Mùi hôi thối chưa nặng Mùi hôi thối rõ rệt Gây mệt mỏi và khó chịu Chịu được trong 6 giờ mà không bị triệu chứng nghiêm trọng nào Đau đớn trong cơ mắt, mũi và cổ từ 3-5 phút sau khi ngửi và rất khó khăn có thể chịu được từ 30-60 phút Sự sống bị nguy hiểm với nhiễm độc cấp sau 30 phút hít thở Khí SOX, NOX là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SOX, NOX khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn micromét sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. Nồng độ SO2 nhỏ cũng đủ gây ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ cao trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây chết đối với thực vật. Ở nồng độ thấp nhưng trong thời gian kéo dài sẽ làm lá vàng úa và héo rụng. SO2 và acid của nó ở nồng độ thấp đã gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp của con người và động vật; ở nồng độ cao sẽ gây ra sự biến đổi bệnh lý về bộ máy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong. SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amôniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường nước và không khí gây ra sẽ chuyển biến theo các con đường sau: Thở ra( loại bỏ) 0) Hít vào( hấp thu) 0) Tiêu hóa thực phẩm Trầm tích 0) Nước rò rỉ 0) Sự lắng đọng 0) Sự di chuyển của bụi do gió 0) Tx trực tiếp Đất Đào thải 0) Tiêu hóa 0) SV trên cạn, dưới nước Bay hơi 0) Bãi chôn lấp Bay hơi 0) Lắng đọng 0) Nước Khí quyển Uống nước 0) Hít vào 0) Con người Con đường tác động của môi trường không khí đến con người Mùi hôi: Nguồn gốc phát sinh: Theo các tài liệu khoa học, quá trình phân hủy sinh học kỵ khí các CTR tại các BCL chất thải sinh ra khoảng 168 hợp chất gây mùi như acid hữu cơ, rượu, aldehyt, hỗn hợp khí, este, sulphit, mercaptans… và hầu hết trong chúng đều có mùi đặc trưng. Nhìn chung có thể gây ra các nhóm gây mùi chính như sau: - Nhóm các acid béo bay hơi Nhóm các indols và hợp chất phenol Nhóm amonia và các amin bay hơi Nhóm các hợp chất chứa sulphua bay hơi như sulphit, mercaptans Mùi hôi của các BCL được phát sinh từ các nguồn chính sau: Khâu đổ rác tươi: Do tác động của các vi sinh vật hiếu khí, một số hợp chất hữu cơ dễ phân hủy và các hợp chất amin trong rác, nhất là các thành phần thực phẩm, sẽ bị phân hủy sinh ra các hợp chất gây mùi chính như NH3, acid béo,…. Bên cạnh mùi hôi sinh ra từ rác tươi thì một phần mùi hôi cũng được sinh ra từ nước rỉ rác do trongthành phần của chúng chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ phân hủy. Phân hủy rác chôn lấp: Do tác động chủ yếu của các vi sinh vật kỵ khí, quá trình phân hủy sinh học sẽ diễn ra trong thời gian dài và lượng khí sinh ra rất lớn. Các hợp chất gây mùi do quá trình phân hủy này có nhiều thành phần khác nhau và tập trung chính như 4 nhóm gây mùi đã kể trên. Quá trình sinh ra mùi hôi ở công đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào việc chôn lấp và biện pháp phủ kín. Nước rỉ rác: Các hợp chất sinh mùi hôi được sinh ra trong quá trình phân hủy nước rỉ rác phụ thuộc vào bề mặt của các hồ chứa nước rỉ rác, biện pháp xử lý, điều kiện thời tiết của từng mùa,… Thành phần, tính chất của mùi hôi: Mùi hôi được hình thành do sự phân hủy kỵ khí các thành phần hữu cơ có khả năng dễ phân rã sinh học có trong rác. Trong điều kiện kỵ khí, sulfate bị khử thành sulfide và sau đó kết hợp với hydro tạo thành Hydro sulfide có mùi khó chịu. Sự biến đổi sinh học của các hợp chất hữu cơ chứa gốc sulfur có thể dẫn đến sự hình thành các hợp chất có mùi hôi như Methyl mercaptan và acid aminobutyric. Sự biến đổi của methionine và aminoacid như sau: Aminobutyric acid Methyl mercaptan Methionine CH3SCH2CH(NH2)COOH CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH Methyl mercaptan có thể bị thủy phân sinh hóa thành methyl alcolhol và H2S: CH3SH + H2O = CH4OH + H2S Tác động đến con người: Do khí (có mùi hôi) sinh ra từ các BCL CTR có chứa rất nhiều các hợp chất hóa học nên khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây một số tác động như sau: Tác động xấu đến hệ thống hô hấp, có thể là nguyên nhân gây ung thư phổi nếu trong thành phần của chúng có một số hợp chất khí nguy hại Có khả năng gây ra bệnh bạch cầu ở trẻ em và ung thư thận nếu như phải tiếp xúc trong thời gian dài. Gây ra những bệnh về da Gây ngứa mắt Tạo cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc, từ đó gián tiếp gây ra một số bệnh như mất ngủ, tinh thần bất ổn, dễ nổi nóng, cáu bẳn,… Ngoài ra, tác động về mặt xã hội còn có thể thấy qua việc giảm giá trị đất đai tại những khu vực chịu ảnh hưởng của mùi hôi. Chất thải rắn: Nguồn gốc phát sinh: Đất đá, sà bần của BCL cũ, đất nguyên thủy và bùn ao hồ Rác từ cây cối cỏ dại…trong khu vực thi công Chất thải rắn của cán bộ và công nhân vận hành Rác từ BCL phân tán vào môi trường do gió Thành phần, tính chất của chất thải rắn: Nhìn chung, với thành phần chất hữu cơ và hàm lượng kim loại nặng rất thấp nên mức độ tác động do nguồn thải này gây ra không cao.Tuy nhiên, trong thời gian xây dựng, trên mỗi công trường thường xuyên có khoảng 100-200 công nhân và cán bộ làm việc. Với mức độ thải rác 0,7 kg/ng.ngđ và thành phần rác chủ yếu là các giấy bao bì, thực phẩm thừa, hàng ngày cán bộ và công nhân thi công trên mỗi công trường sẽ thải ra khoảng 70-150 kg rác/ngđ. Do đó, nếu không được thu gom hợp lý, lượng rác sinh hoạt sau vài tháng thi công có thể lên đến vài chục tấn - đủ để làm nhiễm bẩn đất, nước, không khí và lan truyền bệnh tật cho dân cư khu vực lân cận. Tác động đến con người: Mặc dù, với số lượng công nhân tại cở sở khá lớn nhưng phần lớn chất thải rắn phát sinh tại cơ sở cũng có sự giảm bớt đáng kể do xử lý cùng lúc với quá trình vận hành chôn lấp tại BCL. Tuy nhiên, từ khi BCL tạm ngưng hoạt động thì tình trạng ô nhiễm ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đối với những khu vực xung quanh BCL, gây mất mỹ quan tại cơ sở. Một số nhà dân sống xung quanh khu vực BCL, hằng ngày phải chịu khí bụi, rác thải từ BCL bay qua theo đường gió, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Mầm bệnh: Nguồn gốc phát sinh: Rác thải Trong quá trình phân hủy rác thải hữu cơ tạo ra các VSV gây hại Nước thải (nước rỉ rác, nước sinh hoạt), … Thành phần, tính chất của mầm bệnh: Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, rác thải y tế. Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán... Sau đó, các sinh vật như ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi, gây hại đến sức khỏe con người. Kim loại nặng: Chì, thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học. Dioxin từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp. Tác động đến con người: Ảnh hưởng đến sức khỏe của người thu gom rác: bệnh phổi, phế quản, Ung thư, Sốt xuất huyết, Sida, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác,…Các bệnh trên có thể gây ra các tác động tức thời hoặc lâu dài. Bệnh về da: nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom rác thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da. Ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da. Bệnh phổi, phế quản: chất hữu cơ dễ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn nhất; chảy nước mắt, mũi; viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mữa. Về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác. Ngoài ra khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải còn gây ra bênh xung huyết niêm mạc miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa. Bệnh ung thư: một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng gây ung thư như: benzen, styrene butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực tiếp nhiều với THC có khả năng gây ung thư da, ung thư tinh hoàn. Bệnh sốt xuất huyết: rác thải là môi trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Bệnh sida, cảm cúm, dịch bênh và các bệnh nguy hại khác: rác thải chứa nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải. Khung lượng giá môi trường: Yếu tố nguy cơ Nguồn phát sinh Mô tả Ảnh hưởng Đánh giá mức độ ảnh hưởng Nước rỉ rác Nước rò rỉ sinh ra do nước mưa, nước bề mặt chảy tràn, nước tưới tiêu, nước ngầm ngấm vào BCL, hoặc là nước có sẵn trong CTR đem chôn lấp và nước sinh ra từ các phản ứng hóa sinh phân hủy các chất hữu cơ. Nước rò rỉ trong khu vực sàn trung chuyển. Nước rò rỉ từ các xe vận chuyển chất thải rắn - Là loại nước thải được phát sinh trong quá trình vận chuyển và chôn lấp rác thải ở các bãi chôn lấp. Nó có thành phần phức tạp và khó xử lý với hàm lượng chất hữu cơ cao,COD dao động từ 2.000 đến 20.000 mg/l, tổng Nitơ dao động trong khoảng từ 200-2000mg/l, trong đó amoniac rất cao trung bình là 200mg/l. Ngoài ra nước rỉ rác còn chứa nhiều kim loại hòa tan, kim loại nặng như Ca2+ (2000-2500mg/l), zn (0,84mg/l), Ni 0,5mg/l, Cr 0,12mg/l, Cu 0,46mg/l, Pb <0,13mg/l, Hg 0,09mg/l và một số chất hữu cơ độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, PCBs,…) Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ gây bẩn nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh. Hàm lượng nitơ cao là chất dinh dưỡng kích thích sự phát triển của rong rêu, tảo…gây hiện tượng phú dưỡng hóa làm bẩn trở lại nguồn nước, gây thiếu hụt DO trong nước do oxy bị tiêu thụ trong quá trình oxy hóa chất hưu cơ. Khí NH3 hòa tan > 0,2 mg/l gây chết nhiều loại cá. Vì vậy phải có biện pháp xử lý ngay để hạn chế tối thiểu hậu quả mà nó gây ra đối với môi trường sống. Tạo ra xói mòn trên tầng đất nén và lắng đọng trong lòng nước mặt chảy qua. Cũng có thể chảy vào các tầng nước ngầm và các dòng nước sạch gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sử dụng nguồn nước. 5 Khí rò rỉ Khí thoát ra từ bãi chôn lấp. Khí thoát ra từ sàn trung chuyển chất thải rắn từ khâu tiếp nhận rác. Khí thải do xe vận chuyển chất thải rắn cũng như các loại xe máy và thiết bị vận hành khác . Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ BCL bao gồm: NH3 (0 – 1%), CO2 (40 – 60%), CO (0 – 0,2%), H2 (0 – 0,2%), H2S (0,1 – 1%), CH4 (45 – 60%) , N2 (2 – 5%) và O2. Khí CH4 và CO2 là các khí chính sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong rác. Khí CH4 tồn tại trong không khí ở nồng độ từ 5 – 15% sẽ phát nổ. Do hàm lượng O2 tồn tại trong BCL ít nên khi nồng độ khí CH4 đạt ngưỡng tới hạn vẫn ít có khả năng gây nổ BCL. Tuy nhiên, nếu các khí BCL thoát ra bên ngoài và tiếp xúc với không khí, có khả năng hình thành hỗn hợp khí metan ở giới hạn gây nổ. Mùi hôi thối bốc lên từ BCL kèm theo do môi trường bị ô nhiễm gây nên một số bệnh như: nhức đầu, viêm mũi họng, viêm phế quản, sốt… 4 Tiếng ồn - Do xe vận chuyển chất thải rắn và các thiết bị vận hành khác như: máy xúc, máy đầm, máy nén…. - Là những tiếng động không lớn lắm nhưng liên tục và kéo dài. Về ban đêm, khi tiếng ồn đạt tới 50dB, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất 60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70-80dB sẽ gây mệt mỏi, 90-110dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120-140dB có khả năng gây chấn thương. Tác động lâu dài của tiếng ồn phát ra từ các xe vận chuyển và thiết bị vận hành đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, giảm thính lực của con người , giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc, làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi. 3 Nước thải Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi bãi chôn lấp. Nước vệ sinh các thiết bị. Nước thải sinh hoạt của công nhân. -Là loại nước có nhiều thành phần hữu cơ cũng như vô cơ, các chất tẩy rửa, dầu máy, nhiều tạp chất nên rất khó xác định được các thành phần. Môi trường nước bị ô nhiễm và suy thoái có tác động tiêu cực đến hoạt động sống của con người. Nước bị nhiễm độc, con người dễ mắc nhiều chứng bệnh như: thương hàn, kiết lị, dịch tả, da liễu, ung thư…vì trong nước ô nhiễm có nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh cho người. 1 Khói, Bụi - Do hoạt động san ủi, đầm nén và chất thải rắn từ ô chôn lấp bị thổi theo gió. - Là các hạt bụi có đủ kích thước lơ lửng trong không khí Trẻ em, người già và người có bệnh hô hấp, bệnh mãn tính dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi tiếp xúc với khói bụi thường xuyên, cơ thể sẽ phản ứng bảo vệ bằng hắc hơi, sỗ mũi. Sau đó, tùy mức độ hít phải, vùng mũi - họng sẽ viêm nhiễm. Người già và trẻ em rất dễ mắc các bệnh tai - mũi - họng như viêm VA, viêm tai giữa, viêm phế quản co thắt, viêm mũi... Những người thường xuyên tiếp xúc với bụi có thể mắc bệnh viêm mũi trong vòng 6 tháng. Việc tiếp xúc với khói bụi còn có thể dẫn đến viêm đường hô hấp dưới, viêm đường tiêu hóa, viêm ở vùng mắt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang trong - các mạch máu to ở phía sau hốc mắt, và tử vong. Dù chỉ tiếp xúc ngắn hạn, cấp thời với không khí ô nhiễm thì vẫn có thể xảy ra biến cố xấu đối với hệ tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim. Trong trường hợp tiếp xúc dài hạn với không khí ô nhiễm, nguy cơ tử vong vì bệnh mạch vành tim hoàn toàn có thể xảy ra. 2 Bảng mô tả các nguy cơ theo mức độ ảnh hưởng: Mức độ Mô tả Mô tả mức độ hậu quả 1 Không đáng kể Các hoạt động diễn ra với thời gian ngắn và tần suất nhỏ gây ra các ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường và con người. 2 Ít ảnh hưởng Các hoạt động xảy ra với tần suất nhỏ và các ảnh hưởng của nó tới môi trường có thể đề phòng và khắc phục được. Các chất thải ra môi trường chỉ gây ra các tổn thương nhẹ, các bệnh về da, hô hấp… 3 Vừa Các hoạt động xảy ra trong thời gian ngắn gây ảnh hưởng không nghiêm trọng đến môi trường và con người. Các hậu quả về môi trường có thể xử lí được, không để lại các di chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. 4 Nghiêm trọng Các hoạt động diễn ra trong thời gian dài và liên tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và môi trường: làm suy giảm chức năng của các thành phần môi trường, gây ra các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và các tổn thương đến hệ thần kinh… 5 Rất nghiêm trọng Các hoạt động xảy ra với tần suất cao và diễn ra trong một thời gian dài, liên tục. Các chất động rò rỉ ra môi trường gây ra các bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Đối với môi trường, các hoạt động này có thể làm suy thoái hoặc biến đổi hệ sinh thái, gây chết các loài động thực vật sống trong môi trường đó, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Giải quyết vấn đề Vai trò của cộng đồng Vai trò của công nhân, ban quản lý tại bãi rác Trực tiếp gánh chịu hậu quả và cũng là người có vai trò quan trọng nhất. Đóng vai trò là người trực tiếp giảm thiểu lượng chất thải rắn rơi vãi trong quá trình hoạt động của bãi rác. Tiếp nhận các phản ánh của cộng đồng dân cư xung quanh. Đưa ra các quyết định gây ra các ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực tới môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân cũng như cộng đồng dân cư xung quanh. Chịu trách nhiệm với sự ngày càng xấu đi của môi trường xung quanh. Cộng đồng dân cư xung quanh Gánh chịu hậu quả gián tiếp khi lượng chất thải rắn, nước rỉ rác, mùi hôi…bị thải ra môi trường. Đóng vai trò là người phản ánh các tác động của môi trường đến sức khỏe do hoạt động của bãi rác. Lực lượng chính trong việc gây sức ép đối với nhà máy và cơ quan chính phủ để giảm thiểu các tác động xấu của môi trường đến cộng đồng dân cư do hoạt động của bãi rác. Đóng vai trò chủ chốt trong việc tuyên truyền cải thiện môi trường sống, nâng cao chất lượng sống. Là đội quân bảo vệ và cải thiện môi trường hùng hậu. Là tiếng còi cảnh báo nhanh và hiệu quả nhất khi có bất cứ tình huống xấu nào xảy ra. Nhà nước Trực tiếp cải cách cũng như ban hành luật pháp về an toàn lao động (ATLĐ) cũng như bảo vệ môi trường (BVMT), đảm bảo an toàn và quyền lợi cho công nhân làm việc trong bãi rác, giảm thiểu và ngăn chặn các tác động xấu của môi trường đến sức khỏe của cộng đồng do hoạt động của bãi rác. Đưa ra các biện pháp xử lý các vi phạm. Thúc đẩy các doanh nghiệp, ban quản lý bãi rác trong việc tuân thủ luật lệ về ATLĐ và BVMT. Đầu tư cải tiến trang thiết bị hiện đại và thân thiện với môi trường. Trực tiếp giám sát hoạt động của bãi rác cũng như bảo vệ quyền lợi của cộng đồng người dân sống trong khu vực. Đề xuất các biện pháp khắc phục,giải quyết các nguy cơ Đối với Nhà nước: Phân loại rác tại nguồn Trang bị bảo hộ lao động khi thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải Giáo dục vệ sinh cộng đồng, giữ gìn môi trường sống sạch đẹp. Thực hiện các chính sách về lựa chọn công nghệ xử lý hạ giá thành Chôn lấp chất thải rắn.Cần phải coi việc phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải là có ý nghĩa chiến lược trong quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp. Xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn: Đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, mặt khác, cần có sự định hướng, tổ chức, giám sát thực hiện một cách chặt chẽ của Nhà nước. Nội dung của việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường. Xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với cả các đối tác thuộc Nhà nước cũng như các đối tác tư nhân khi tham gia hoạt động quản lý chất thải rắn. Đưa nội dung quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường vào hoạt động của các khu dân cư, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác bảo vệ môi trường. Các chính sách về tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn trong xã hội. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Nâng cao nhận thức về phân loại, thu gom chất thải rắn, nhất thiết phải khai thác triệt để các lợi thế này theo hướng: tổ chức biên soạn hệ thống chương trình phát thanh, truyền hình để chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn của người công dân; phổ cập và nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường. Vận dụng điều 9 Nghị định xử phạt 150 của thủ tướng chính phủ đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung (Nghị định của Chính phủ số 19/7/2010/NÐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội)để người dân hiểu và thực hiện tốt các qui định của pháp luật Đối với cộng đồng: Cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của mình. Trong trường hợp phát hiện những biểu hiện vi phạm pháp luật về quản lý rác thải, cần thông báo cho những cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo qui định của pháp luật. Mô hình hay: Vào năm 2007-2009, một mô hình quản lý rác thải tại nguồn: Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế (gọi tắt là mô hình 3R) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA hỗ trợ cho thành phố Hà Nội chính thức được triển khai thí điểm trên địa bàn 4 phường tại Hà Nội là Láng Hạ, Nguyễn Du, Thành Công và Phan Chu Trinh. Hiệu quả phân loại rác đạt gần như tuyệt đối 100%  Người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn .Theo đó, hàng ngày các hộ gia đình sẽ được Ban quản lý dự án cấp phát một túi xanh (để đựng rác thải hữu cơ) và một túi vàng (để đựng các loại rác thải khác). Khi mang ra chân rác để đội quản lý môi trường đô thị chở đi cũng được nhân viên ở đây hướng dẫn túi xanh vứt vào thùng xanh, túi vàng vứt vào thùng vàng. Đối với các tổ chức đoàn thể: Thành lập câu lạc bộ tình nguyện viên mở rộng địa bàn, ở một khu phố. Lực lượng chủ lực cũng có thể là các em thiếu nhi, hay các bạn đon viên ở ngay khu phố. Ban đầu có thể tổ chức thi vẽ, tổ chức lớp học judo... để lôi cuốn các em đến với mình. Tổ chức những cuộc thi vẽ tranh về chính nơi các em ở. Qua đó, các em mới thấy vẽ đúng thực tế thì sao rác nhiều quá. Dần dần các em đã chung tay với chúng ta để giúp khu vực mình ở sạch sẽ hơn. Các em đi đến từng gia đình để chỉ cách phân loại rác, cái nào là hữu cơ, cái nào là vô cơ. Với rác hữu cơ, chúng ta dạy các em cách ủ để làm phân compost bón cho vườn nhà. Đối với Giáo viên: Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Việc cung cấp đầy đủ tri thức và xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi trường của các công dân phải được bắt đầu từ lứa tuổi học đường. Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học bao gồm: lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với một khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học; khuyến khích các cơ sở giáo dục - đào tạo tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên, đất nước, ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường học, đặc biệt tại các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học phổ thông. Đối với học sinh,sinh viên Tự tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, nơi ở; đồng thời là những tuyên truyền viên, những cộng tác viên …nhằm góp phần chống nạn rác thải bừa bãi, bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Bảng các giải pháp khắc phục,giải quyết nguy cơ. Nguy cơ Giải pháp Đối tượng thực hiện Nước rỉ rác -Ô nhiễm nước ngầm -Ô nhiễm nước mặt -Ô nhiễm đất Bảo đảm đầy đủ các công trình vệ sinh, hố rác. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thu gom và xử lý nước. Sử dụng các loại nguyên nhiên liệu có mức ô nhiễm thấp, nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng nếu các chất này ngấm xuống nguồn nước ngầm. Xây dựng hệ thống mái che để ngăn nước mưa thấm xuống bãi chôn lấp Xây dựng hệ thống chống nước rò rỉ rác ra ngoài Xây dựng hệ thống đường ống tập trung nước có chất lượng Phát triển cộng nghệ xử lý nước rỉ rác Kiểm soát sự thay đổi của nước rỉ rác bằng phương pháp xử lý sinh vật học sau thời kì chon lấp bằng hệ thống ngầm, hoặc chuyển sang hệ thống xử lý cao hơn mang tính hóa lý. Ban quản lý bãi chôn lấp Phòng kĩ thuật Công nhân Chất thải rắn • Thiết lập quy định cho dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. • Xây dựng hệ thống tồn trữ, thu gom và vận chuyển thống nhất nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối với môi trường và sức khỏe nhân dân trong quá trình vận chuyển rác. Khí thải -Ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và người dân xung quanh -Ảnh hưởng đến chất nước môi trường không khí. Không được đốt chất thải trong khu vực dự án. Không tích lũy các chất dễ cháy trên công trường, loại chất này sẽ được di chuyển đều đặn ra khỏi công trường đến nơi thích hợp. Không sử dụng các máy móc, thiết bị đời cũ và sẽ được bảo dưỡng thường xuyên để nâng cao hiệu quả làm việc, đồng thời nhằm giảm bớt ô nhiễm khí thải. Sử dụng nhiên liệu có mức ô nhiễm thấp. Sử dụng các xe vận chuyển rác được che đậy cần thận Thu hồi khí BCL để sản xuất điện: để tối ưu hóa thiết bị lắp đặt, cần lắp đặt số lượng máy phát điện phù hợp để tận dụng lượng khí sinh ra theo thời gian. BQL Bãi Chôn Lấp Công nhân Mùi Thu gom các chất khí sinh ra từ quá trình phân hủy CTR và chuyển các khí trong quá trình phân hủy thành những hợp chất không gây mùi. Một trong những công nghệ tiên tiến trên thế giới đang được áp dụng để khống chế mùi hôi là sử dụng một số loại tinh dầu thực vật đặc biệt biện pháp chính đang sử dụng dung dịch EM hoặc bột bokas để phun hoặc rải lên rác Tiếng ồn Trồng cây xanh xung quanh BCL: - Nên lựa chọn loại cây có tán rộng, không rụng lá, xanh quanh năm. Chiều cao của cây tính toán tối thiểu thường bằng chiều cao của BCl. - Cây xanh cần được trồng ở các khoảng đất chưa được sử dụng và đất trống ở khu vực nhà kho và công trình phụ trợ. - Cây xanh còn được trồng dọc hai bên đường dẫn từ đường giao thông chính vào BCL. Không sử dụng các loại phương tiện vận chuyển cũ gây ô nhiễm tiếng ồn Giảm tốc độ và không bóp còi khi xe chạy qua các nơi có tính nhạy cảm về tiếng ồn và tiếng động. Xây tường chắn tiếng ồn. Mầm bệnh -Lan truyền bệnh tật cho dân cư khu vực lân cận. Phun thuốc diệt ruồi, muỗi và các côn trùng có tiềm năng gây bệnh theo hướng dẫn của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng. Số lần phun căn cứ vào mức độ phát triển của côn trùng. Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi vào cầu cân, sàn phân loại rác, đường vào cầu cân, khu vực ô chôn rác, bên trong tường rào, cho nhà dân trong phạm vi 300m tính từ tường rào của BCL. Hợp đồng với trung tâm y tế hoặc bệnh viện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần cho cán bộ công nhân viên đang vận hành BCL và nhân dân trong phạm vi 300m tính từ tường rào BCL. Trung tâm Y tế dự phòng BQL BCL Các biện pháp bổ sung Thành lập một đơn vị chuyên nghiệp có chức năng và chuyên môn về các quá trình xử lý trong bãi chôn lấp nhằm có thể khắc phục được những sự cố có thể xảy ra. Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, giáo dục đối với những người có khả năng tiếp xúc với chất thải nhiều nhất, gồm: lực lượng công nhân lao động trực tiếp và lưc lượng nhặt rác. Tuyên truyền vận động tăng cường sự tham gia, ủng hộ của nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, đề ra biện pháp xử lý nếu có các vi phạm. Đầu tư cho công nhân bộ trang thiết bị bảo hộ lao động Xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhà máy và các cộng đồng xung quanh Khuyến khích dân cư cộng đồng xung quanh phản hồi với các cơ quan chính quyền, BQL BCL khi có sự phát hiện sự cố. Công nhân BQL BCL Phòng kĩ thuật Cộng đồng dân cư xung quanh Các cấp chính quyền khu vực Truyền thông Đối tượng cần truyền thông tin đi: Những người thuộc cơ quan quản lý về môi trường Những người thuộc cơ quan quản lý về sức khỏe Đối tượng được truyền thông: Cộng đồng, người dân Cấp chính quyền nhà nước Các công ty, nhà máy, xí nghiệp Cơ quan quản lý Cơ quan truyền thông. Nội dung truyền thông Thông tin về các nguy cơ môi trường có thể xảy ra và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư, liên quan tới lợi ích của cộng đồng xung quanh. Nắm được nguồn gốc phát sinh các nguy cơ cũng như mức độ tác động đến cộng đồng dân cư, cơ chế tác động và phạm vi ảnh hưởng của các nguy cơ môi trường. Truyền đạt lời tư vấn của các chuyên gia về sức khỏe cộng đồng, hướng dẫn công nhân trong BCL lẫn người dân xung quanh về nguyên nhân các nguy cơ cũng như cách phòng ngừa. Nội dung thông tin cần ngắn gọn, dễ hiểu, hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên môn. Đối tượng cần thông tin và khả năng phản hồi lại Công nhân viên trong BCL, cộng đồng dân cư xung quanh, các cơ quan quản lý về môi trường và sức khỏe.. Nội dung phản hồi Những bức xúc của công nhân và cộng đồng về vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe do các nguy cơ sinh ra cũng như các mâu thuẫn hình thành trong quá trình BCL thực hiện các biện pháp phòng ngừa do cộng đồng đề xuất. Các cơ quan quản lý đưa ra các giải pháp kịp thời để kiểm soát các nguy cơ môi trường tại BCL, đồng thời có các chính sách quản lý thích hợp để giảm thiểu các nguy cơ đó, tránh được các tác động xấu đến công nhân và cộng đồng dân cư xung quanh. Vai trò của truyền thông Truyền thông hiệu quả sẽ giúp cho các đối tượng truyền thông hiểu rõ về các nguy cơ, có những hành động hoặc biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu những tác động xấu từ các nguy cơ đó. Giảm thiểu những lo lắng sợ hãi không đáng có trong cộng đồng. Sự phản hồi của cộng đồng giúp cho nhà quản lý nắm bắt được các nguy cơ môi trường đang có ảnh hưởng đến cộng đồng, từ đó đưa ra các giải pháp để giảm thiểu và ngăn chặn. Các cơ quan nhà nước đưa ra các chính sách khả thi hơn, giúp cho việc quản lý hiệu quả hơn. Phương thức truyền thông Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà nhà quản lý quyết định sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau. Thông thường để tăng tính hiệu quả và giảm sự nhàm chán của truyền thông người ta thường sử dụng trực quan sinh động như: tổ chức các buổi liên hoan ca nhạc tập thể với sự có mặt của cả công nhân trong BCL cũng như cộng đồng sung quanh, tổ chức các hội thao trong khu vực…Đặc biệt, truyền hình có sức lan tỏa khá lớn và có khả năng truyền thông nhanh đến đối tượng cần truyền thông. Những giờ vàng sẽ giúp cho việc truyền thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể tạo ra những đặc trưng riêng, dễ dàng để lại ấn tượng như nhạc hiệu của các chương trình truyền hình, rất ấn tượng và khó quên. Phương thức và nội dung truyền thông nhóm đã chọn cho BCL Tổ chức một buổi triển lãm ảnh, đưa những hình ảnh về hoạt động của BCL, lồng ghép những hình ảnh, thông tin về các nguy cơ môi trường có thể xảy ra. Trong buổi triển lãm sẽ lồng ghép một buổi tọa đàm, tư vấn để có thể giải đáp mội thắc mắc của người dân, các nhà quản lý trình bày về các chính sách quản lý để người dân có thể nắm rõ. Đưa ra các giải pháp giúp người dân có thể tự phòng tránh các nguy cơ. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ Chôn lấp chất thải rắn là giải pháp ít tốn kém nhưng có nhược điểm là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao như: ảnh hưởng môi trường sống (môi trường nước và không khí), gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người bên trong và xung quanh bãi chôn lấp. Và vấn đề bãi rác Phước Hiệp phải đối mặt đó là nước rỉ rác, ô nhiễm không khí, sự cố môi trường và sự xuất hiện nhiều côn trùng gây bệnh. Để kiểm soát các vấn đề trên, tại bãi rác đã được áp dụng một số biện pháp sau: Rác sau khi được tiếp nhận sẽ được phun dịch EM thứ cấp pha loãng với nước tại sàn trung chuyển để khử mùi và hàng ngày phun bổ sung EM thứ cấp trên diện tích mới đổ rác, phần diện tích chôn rác chưa quá 2 tháng và các khu vực phát sinh mùi hôi. Ngoài ra, còn có thể áp dụng áp dụng cho bãi rác Phước Hiệp hệ thống quản lý an toàn – sức khoẻ - môi trường. Đây là một giải pháp tổng thể, toàn diện, tích hợp các biện pháp kỹ thuật (các chương trình an toàn – sức khỏe – môi trường) vào một quy trình quản lý chuẩn hóa. Mô hình của hệ thống gồm ba nhóm công tác - Ban điều hành hệ thống, ban thanh tra và nhóm triển khai, với quy trình thực hiện gồm 4 bước – Lập kế hoạch, triển khai, kiểm tra và hiệu chỉnh. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa ngày càng tăng mạnh… do đó, chất thải phát sinh đã, đang và sẽ là gánh nặng của toàn xã hội. Quản lý CTR hiện nay không chỉ còn là công việc của các cơ quan quản lý Nhà nước, các dịch vụ công cộng… mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng đồng. Xem CTR như là một dạng tài nguyên, gắn việc quản lý CTR với cộng đồng… là cơ sở cho hoạt động góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Hải. Luận văn Thiết kế kỹ thuật bãi chôn lấp chất trải rắn Đa Phước- Bình Chánh. 2. Trần Thị Xuân. Luận văn Đánh giá ảnh hưởng môi trường của BCL đến khu dân cư xung quanh. 3. Lê Ngọc Tuấn. Luận văn Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn tphcm 4. Nhóm lớp DH10DL. Bài thu hoạch đi bãi rác Phước Hiệp 5. Luận văn Ứng dụng công nghệ sinh thái trong thiết kế và vận hành BCL. 6. Rác thải và sức khỏe con người. 7. Xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom_1_mtskcd_thu_6_tiet_012_tv101_4824.doc