Bài giảng môn học địa lý kinh tế Việt Nam dành cho lớp đại học và Cao Đẳng

Với trình độ phát triển sức sản xuất ở nước ta như hiện nay vẫn còn nằm ở mức thấp, quy mô kinh tế chưa lớn. - GNI của Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD (2004) và 48,2 tỷ USD (2005), GNI/người của Việt Nam khoảng 542 USD (2004) và 640 USD (2005) theo giá TT, 2700 USD theo PPP (2005), trong lúc đó GNI/người trung bình của thế giới năm 2003 đã là 5.140 USD (NGTKVN - 2004). GNI Việt Nam trong những năm gần đây chiếm 98,4% GDP, trong lúc GDP thế giới 2004 đạt 38.154 tỷ USD và năm 2005 đạt 39.795,5 tỷ USD. Như vậy, quy mô kinh tế của Việt Nam chỉ bằng 0,12% GDP thế giới và nằm trong số 30 - 40 quốc gia có GDP/người thấp nhất thế giới. Cơ cấu kinh tế Việt Nam thuộc cơ cấu kinh tế của nhóm các nước thu nhập thấp. - Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu, phát triển công thương nghiệp dịch vụ, hiện đại hóa sản xuất và đời sống đang là một yêu cầu cấp thiết để nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

doc147 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn học địa lý kinh tế Việt Nam dành cho lớp đại học và Cao Đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển mạnh một nền công nghiệp chế biến hướng về xuất khẩu. - Đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. - Đầu tư lớn cho đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chất xám cao. - Về kinh tế, đa số các nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao (trên 5%) và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu, thể hiện: + Thu nhập bình quân theo đầu người trên 2000 USD vào giữa thập kỷ 80. + Kim ngạch xuất - nhập khẩu của NICs tăng nhanh. + Lạm phát ổn định thấp. + Mức độ đô thị hoá cao, dân số đô thị chiếm trên 50%. Vào thập niên 90, các nước NICs được Liên Hiệp quốc xếp vào nhóm các nước đã phát triển. * Nhóm 2B: Các nước đang phát triển có trình độ trung bình. Đặc điểm của các nước này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên, công nghiệp và dịch vụ đang dần dần hình thành và phát triển. Thuộc nhóm này bao gồm một số nước có GDP lớn, 1 số nước có GDP/người vào hạng cao trên thế giới (các nước xuất khẩu dầu lửa), các nước khác nằm rải rác ở Bắc Phi, Nam Phi, Trung Nam Mỹ, Đông Nam Á và 2 quốc gia khổng lồ về dân số (Trung Quốc và Ấn Độ) đều có GDP/người dưới mức trung bình của thế giới. Việt Nam thuộc các nước đang phát triển có trình độ trung bình. * Nhóm 2C: Nhóm các nước chậm phát triển (LDC - Less Developed Countries): Gồm có những nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp nhất thế giới, nghèo về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và tiềm lực kinh tế quốc gia. Năm 1985, theo thống kê của LHQ, thuộc nhóm này có 36 nước và năm 1990 có 42 nước. Năm 2001 có 49 nước, phân bố ở châu Phi: 34; Úc: 5 nước; Mỹ La tinh: 1 nước (Haiti) và châu Á: 9 nước. Những nước này có tăng trưởng kinh tế cực chậm, mức sống rất thấp, nợ nần chồng chất. Cuối thập niên 90, thu nhập bình quân theo đầu người chưa vượt quá 800 USD (theo PPP), tỷ lệ người biết chữ dưới 80%, thường xuyên thiếu đói và phải nhận trợ cấp quốc tế như Ethiopia: 780USD/người; Cônggo: 650USD/người; Burundi: 630USD/người; Tandania: 580USD/người (2002)... 6.2. Một số tổ chức liên kết kinh tế có liên hệ với Việt Nam 6.2.1. Liên minh Châu Âu a. Lịch sử hình thành và phát triển - 18/4/1951: Ký hiệp ước thành lập cộng đồng than và và sắt thép châu Âu (CEKA) giữa 6 nước: Đức, Bỉ, Pháp, Italia, Luxambourg và Hà Lan, quy định thực hiện từ năm 1953 một thị trường chung về than và sắt thép, mở đường cho việc thành lập Cộng đồng Châu Âu. - 25/3/1957: Ký hiệp ước Roma giữa 6 nước trên về thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) với mục tiêu ban đầu là phát triển mậu dịch tự do, đồng minh quan thuế rồi tiến đến thành lập khối thị trường chung châu Âu. - Từ 1973 đến 1986, kết nạp thêm 6 thành viên là Anh, AiLen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. - 1/7/1987: Hiệp ước châu Âu duy nhất có hiệu lực. Hiệp ước này sửa đổi hiệp ước Roma và quy định thực hiện thị trường châu Âu thống nhất bắt đầu từ 1/ 1/ 1993. - 7/2/1992: Ký hiệp ước thống nhất châu Âu tại Maastricht (Hà Lan), mở đầu sự thống nhất chính trị, kinh tế và tiền tệ. - 1/1/1994: Cộng đồng Châu Âu đổi tên thành Liên Minh Châu Âu (EU) sau khi hiệp định Maastrict có hiệu lực. - 1/1/1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển gia nhập EU. Trụ sở của EU đặt tại Bruxen (Bỉ). - 1/5/2004: EU đã kết nạp thêm 10 nước: Sip, cộng hoà Sec, Xlovakia, Extonia, Hungari, Latvia, Litva, Manta, Ba Lan và Xlovenia để hình thành EU - 25. Như vậy EU sẽ mở rộng dần và có khả năng bao trùm toàn bộ vùng Bắc Âu và phát triển sang phía Đông Âu. EU 25 có dân số gần 455 triệu người và diện tích hơn 4 triệu km2, với GDP là 8400 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới sau NAFTA. Hiện nay EU sản xuất tới 41% tổng sản phẩm thế giới, số lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 46% của thế giới hàng năm và là thị trường lớn ở trên thế giới. - Tháng 1/2007: EU kết nạp thêm 2 nước là Rumani và Bungari. b. Lợi thế cơ bản về nguồn lực phát triển: - EU là một thị trường liên kết rộng lớn trên thế giới, trải dài từ Bắc cực đến Địa Trung Hải. Đây là khu vực kinh tế giàu có, năng động và phát triển, đạt tới mức độ cao nhất của liên hệ kinh tế quốc tế là đồng minh về tiền tệ. EU hiện nay là một trung tâm thương mại khổng lồ với doanh số khoảng 1500tỷ USD, trong đó 50% doanh số là buôn bán nội bộ của các thành viên. Với các nước ngoài khối, EU chủ yếu buôn bán với Mỹ, OPEC, Thụy Sĩ, ASEAN, Nhật, Mỹ Latinh, Hồng Kông, Trung Quốc, Nga. - Tiềm lực về khoa học công nghệ. Nhìn chung các nước EU dành ngân sách cho nghiên cứu ít hơn so với Nhật Bản và Mỹ, bình quân đầu người là 2000F, ở Mỹ: 3250F; Nhật: 4150F. Tuy nhiên nghiên cứu của Châu Âu vẫn chiếm vị trí cao: hàng năm có hơn 30.000 bằng sáng chế quốc tế so với 25.000 ở Mỹ và 20.000 tại Nhật. Do đó đây là khu vực kinh tế đạt tốc độ cao về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, máy móc. Đặc biệt là về cơ khí, năng lượng, nguyên tử, dầu khí, hoá chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí. Từ tình hình trên, chúng ta thấy hiện nay EU là một trong những trung tâm kinh tế, thương mại, tiền tệ lớn nhất thế giới, và là một thị trường khổng lồ với kỹ thuật và công nghệ cao. Do đó xâm nhập vào thị trường EU sẽ là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta. c. Mối quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam: 1975 - 1978, EU đã có tiếp xúc chính trị với Việt Nam, viện trợ kinh tế cho Việt Nam 109 triệu USD (trong đó viện trợ trực tiếp là 68 triệu USD). Song do vấn đề Campuchia nên EU ngừng viện trợ cho Việt Nam. Cuối năm 1984, EU bắt đầu nối lại viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Hai bên chính thực lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ tháng 11/1990. Kể từ đó quan hệ EU - Việt Nam ngày càng được tăng cường. 17/7/1995, quan hệ hợp tác EU - Việt Nam được củng cố và phát triển ở mức độ cao hơn bằng việc ký kết hiệp định khung hợp tác thương mại Việt Nam - EU. Theo Hiệp định này, giữa Việt Nam và EU đã thành lập một Ủy ban hỗn hợp (1996) nhằm xem xét và giám sát việc thực hiện các điều khoản hợp tác kinh tế, thương mại đã kỹ kết với mục đích thiết lập cơ chế đối thoại có trật tự giữa EU - Việt Nam. - Hợp tác đầu tư: Cho đến 2004, các nước EU đang đầu tư ở Việt Nam với hơn 500 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 7,6 tỷ USD. EU đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là dầu khí và công nghiệp chế biến. - Viện trợ: Viện trợ của EU cho Việt Nam đã tăng từ 16,6 triệu Ecu (European Currency Unit: Đơn vị tiền tệ châu Âu) (1991) lên 27,7 triệu (1992). Từ 1992 - nay, EU tài trợ khoảng 2,016 tỷ USD (20% tổng giá trị viện trợ quốc tế cho VN) cho các dự án nhỏ thông qua các tổ chức phi chính phủ, 16 triệu Ecu cho các chương trình hợp tác kỹ thuật. EU cam kết sẽ nâng tổng số viện trợ ODA cho Việt Nam lên trên 50 triệu Ecu/năm và EU sẽ trở thành nhà tài trợ lớn thứ 4 sau Nhật, WB và ADB. Đến nay, nguồn vốn ODA của EU cho Việt Nam đạt gần 300 triệu Euro, tập trung vào phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện dịch vụ y tế... - Hoạt động ngoại thương: Trong giai đoạn hiện nay, EU ngày càng khẳng định vai trò là một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới. Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU trong những năm qua có những bước phát triển đáng khích lệ và mở ra triển vọng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là từ sau khi hai bên ký hiệp định khung hợp tác. EU xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp, máy móc, phụ tùng, tân dược, hoá chất, hàng điện, điện tử, một số nguyên, nhiên liệu và hàng tiêu dùng cao cấp... đạt 2.590 triệu USD (2005) chiếm 7% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản, tơ tằm và hàng nông sản (gạo, tiêu, chè, điều, đay,...), than đá, thảm len, hàng thêu ren, gia công kim cương, đá quý... đạt 5.375 triệu USD (2005), chiếm 16,7% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu hai chiều không ngừng tăng trưởng và trong quan hệ buôn bán với EU, Việt Nam có cán cân thương mại >0 (tức là Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU). Bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Pháp, Đức và Anh. Phải nói rằng cơ cấu hàng hoá trao đổi đã phần nào thể hiện khả năng và đáp ứng nhu cầu của mỗi bên. - Những thuận lợi và hạn chế vấp phải trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU: + Những thuận lợi: Nhưng chúng ta đã biết EU là một thị trường lớn với công nghệ khoa học hiện đại do đó khi khai thông được quan hệ hợp tác đầu tư vào thị trường này thì Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi. Về phía Việt Nam: * Tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật mới để hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt là trong ngành cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may mặc, lắp ráp ô tô, điện tử. Mặt khác, Việt Nam sẽ dễ dàng trong việc chuyển giao công nghệ gốc. * Tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm các nước EU trong quản lý và sản xuất. Từ đó có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cũng như quản lý để bộ máy sản xuất, ngày càng phát huy được hiệu quả và khai thác được hết tiềm năng có giới hạn của mình. * Tranh thủ được đầu tư của EU vào các công ty xuyên quốc gia ở ASEAN mà trong đó Việt Nam cũng là một thành viên. * Mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường thế giới, nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới. Về phía EU: * Việt Nam có nguồn nhân công rẻ, dồi dào với tính cần cù, siêng năng nên khi EU đầu tư vào thì sẽ làm hạ bớt giá thành sản phẩm trên thị trường thế giới. * Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào nên đây sẽ là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước EU. * Đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của EU, tuy không lớn nhưng cũng không phải là không đóng phần quan trọng. Do đó, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - EU đều xuất phát từ lợi ích của mỗi bên, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Vì vậy cần phải đẩy mạnh nữa khả năng hợp tác mỗi bên. Với EU mở rộng sẽ là cơ hội để Việt Nam có thể mở rộng thị trường rộng lớn và đa dạng. Mặt khác EU là thị trường chung thống nhất với chính sách và quy định chung cho cả 25 nước thành viên, do vậy Việt Nam chỉ cần quan tâm nắm "một luật chơi chung" cho quan hệ với tất cả các thành viên của EU và có điều kiện được hưởng môi trường tự do cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó, EU là một thị trường đẳng cấp cao với các đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, cho nên việc EU tiếp cận thị trường này có ý nghĩa như được cấp "chứng chỉ" cho việc tiếp cận các thị trường khác trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi và hiệu quả. Về thương mại cũng có những lợi thế để phát triển: Nhiều nhóm hàng xuất khẩu của nước ta sẽ được hưởng hệ thống ưu đãi thuế phổ cập (GSP) mới của EU áp dụng từ 1-7-1999. Theo đó, tuỳ theo nhóm hàng, mức thuế bằng 35%, 70%, 85% mức thuế nhập khẩu thông thường, thậm chí có nhóm hàng như hạt điều, cao su... được miễn thuế nhập khẩu, riêng giày dép Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn một số nước. Ngoài ra, gia nhập EU lần này có những nước XHCN trước đây cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở cửa phát triển giao lưu kinh tế, thương mại, văn hoá với thị trường truyền thống vốn gần gũi và quen thuộc. + Những khó khăn: Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và EU đang phát triển tốt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhưng quan hệ kinh tế thương mại chỉ đạt được con số rất nhỏ không tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Nguyên nhân chủ yếu: * Thời gian qua, EU coi trọng chính trị và nhân quyền trong quan hệ đối với các nước, trong đó có Việt Nam. * Cho đến nay, đầu tư của EU vào Việt Nam chủ yếu là các khoản viện trợ nhân đạo hoặc trợ giúp kỹ thuật cho các dự án với giá trị nhỏ. EU thực hiện chính sách thương mại chung đối với các nước ngoài khối, song việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lại tuỳ thuộc vào chính sách và thái độ của các nước thành viên. * Các nhà hoạch định chính sách của EU thường tỏ ra cứng nhắc trong việc đề ra chính sách và xử lý các mối quan hệ kinh tế, chính trị, thương mại quốc tế. Đôi khi các hiệp định EU xem ra quá phức tạp, khó có khả năng thực hiện được trọn vẹn. * Trong khi chính phủ của các nước thành viên đang phải đương đầu với các khó khăn về chính trị, kinh tế, xã hội thì các doanh nghiệp châu Âu lại tỏ ra kém năng động (do mắc kẹt bởi các quy định cứng nhắc hoặc trông chờ vào những giải pháp thuận lợi của chính phủ về nguồn vốn bảo hiểm). * Nền kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn còn kém phát triển, hệ thống luật pháp đang được hoàn thiện dần nhưng chưa đủ, không đồng bộ, thiếu ổn định gây nên sự ngần ngại cho người nước ngoài trong đầu tư, buôn bán. Thủ tục hành chính còn rườm rà, khó khăn... * Một số lĩnh vực còn bất cập như hệ thống kinh tế, luật pháp (do Việt Nam mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường 20 năm) cho nên Việt Nam đang từng bước hoà nhập với nền kinh tế và thương mại thế giới. Việc EU mở rộng sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới phức tạp như cải cách thể chế, chính trị, kinh tế-xã hội, đầu tư, luật pháp, thương mại, tài chính... trong từng thành viên và toàn bộ EU. Trong khung cảnh đó, việc trụ vững và từng bước mở rộng thị phần trên thị trường thống nhất châu Âu là vô cùng khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua. * Thị trường EU tràn ngập hàng hoá sản xuất trong nước có chất lượng cao và hàng hoá nhập khẩu rất đa dạng và có sức cạnh tranh lớn. Vì vậy việc thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào thị trường này sẽ tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả của một cơ chế xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước. * Để thâm nhập thị trường EU rộng lớn, Việt Nam phải thực hiện đúng các quy định, cơ chế, tiêu chuẩn mà EU đề ra về thuế quan, hạn ngạch, kiểm chuẩn chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm... * Các doanh nghiệp còn đứng trước khó khăn nữa là phải tiến hành thay đổi những thủ tục, môi trường và điều kiện kinh doanh thích hợp, thúc đẩy cải cách kinh tế, hành chính, luật pháp... để thu hút nhiều FDI. 6.2.2. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Tổ chức này hình thành năm 196l, tập hợp xung quanh Mỹ các quốc gia tư bản giàu mạnh nhất (trừ một vài nước), bao gồm 29 nước: 3 nước ở Bắc Mỹ (Mỹ, Mêhicô, Canada), 3 nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ), 2 nước ở châu Đại Dương (Australia và New Zealand), 15 nước EU, 3 nước Bắc Âu (Thuỵ Sĩ, Aixơlen và Na Uy) và 3 nước Đông Âu (CH SEC, Ba Lan, Hungari). OECD là nguồn đầu tư to lớn sang các nước đang phát triển và giữ vai trò quan trọng trong tổng thể kinh tế thế giới, chiếm 80% kim ngạch xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới hiện nay và chiếm 78% GDP của toàn thế giới. OECD chiếm 40% tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Từ tháng 2-2004, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam được hưởng quy chế mua sắm trong lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông và trợ giúp các mặt hàng theo quy chế của OECD. 6.2.3. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa Tổ chức này thành lập năm 1959, hoạt động mạnh vào những năm 60 - 70, đến năm 1993 có 12 nước thành viên gồm 6 nước ở Trung Đông (Iran, Irắc, Arập Xêút, Kata, Liên bang các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Kô - oét), 4 nước Châu Phi (Gabông, Nigiêria, Libi, Algiêri ), 1 nước Châu Mỹ Latinh (Vênêxuêla) và l nước ở Đông Nam Á (Inđônêxia). Tổ chức này thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi dân tộc của các quốc gia xuất khẩu dầu lửa, hạn chế ảnh hưởng của 5 công ty dầu lớn của Mỹ, 2 của Anh và 1 của Pháp đang hoạt động ở các quốc gia này. Khi mới thành lập OPEC có tác dụng điều chỉnh giá cả, phân chia thị trường, hạn mức sản xuất và xuất khẩu. Nhưng do những mâu thuẫn quyền lợi giữa các nước thành viên, đến năm 1986, tổ chức này bắt đầu phân hoá. Hiện nay, các nước OPEC vẫn chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng dầu mỏ hàng năm của thế giới mà dẫn đầu là Arập Xêut (8,5% tổng sản lượng dầu thế giới) và Irắc (4,2%). Những năm cuối thập kỷ 80 và đầu 90, nhu cầu dầu lửa thế giới tăng, các nước OPEC đang trở lại vai trò không thể xem thường của mình trong tổng thể kinh tế thế giới. Trên thị trường dầu lửa các nước tư bản chủ nghĩa, OPEC cung cấp hơn 45% nhu cầu. Nhưng các nước OPEC chỉ chiếm có 2,4% GNP của toàn thế giới, các ngành công nghiệp chế biến hiện đại chưa phát triển, phải nhập khẩu nhiều hàng tiêu dùng và lương thực, thực phẩm. Tỷ trọng buôn bán giữa Việt Nam và OPEC chiếm 4.2% tổng giá trị hàng xuất khẩu và 4.5% tổng giá trị hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 2006. 6.2.4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á a. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN. Ngày 8/8/1967 tại Bangkok, ngoại trưởng của 5 nước Đông Nam Á: Malaisia, Indonesia, Thái Lan, Philipin và Singapore ra tuyên bố thành lập ASEAN. Sau đó Bruney gia nhập tổ chức này vào 1984, Việt Nam gia nhập tháng 7/1995, Lào và Myanma đã trở thành hội viên chính thức vào tháng 7/1997. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp và tổ chức này trở thành ASEAN - 10. Mục tiêu hoạt động ban đầu của ASEAN nhằm giữ gìn sự ổn định và an ninh trong khu vực, tức là tổ chức ASEAN lúc đầu được xem là khối mang màu sắc chính trị là chủ yếu. Mặc dù tuyên bố Băngkok 8/8/1967 nêu rõ mục tiêu hoạt động của ASEAN bao gồm 7 điểm: - Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng. - Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của LHQ. - Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật và hành chính. - Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính. - Cộng tác có hiệu quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hoá giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân. - Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á. - Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này. b. Sự hợp tác giữa các nước ASEAN Trước năm 1992, sự hợp tác giữa các nước ASEAN đặc biệt là hợp tác về kinh tế còn đạt ở mức độ thấp, hiệu quả mang lại chưa cao là do các nguyên nhân: - Sự hoạt động của ASEAN trong quá khứ được thực hiện như là một tổ chức chính trị. - Sự liên kết ASEAN không phải là liên kết thuần nhất về chính trị và kinh tế. Mà ngược lại đây là một liên minh của nhóm nước rất khác biệt nhau về thể chế chính trị tôn giáo và trình độ phát triển kinh tế. - ASEAN là một tập hợp gồm phần lớn các nước đang phát triển nhỏ và vừa, các nước có điều kiện tự nhiên và các lợi thế khác so sánh gần giống nhau, điều này dẫn tới nền kinh tế của các nước ASEAN có tính chất cạnh tranh hơn là bổ sung cho nhau, nên trong thời kỳ đầu sự hợp tác kinh tế diễn ra mờ nhạt. - Hầu hết các nước trong ASEAN đều coi trọng thị trường bên ngoài như Mỹ, EU, Nhật, Canađa,... và coi đây là những thị trường chủ lực, giúp họ thực hiện chính sách “hướng ngoại”, nên kim ngạch buôn bán giữa các nước ASEAN với nhau thời kỳ trước 1992 chỉ đạt khoảng 25% tổng kim ngạch của khối này buôn bán với bên ngoài, đây cũng là sự biểu hiện trong quá khứ các nước ASEAN chưa thực sự coi trọng sự hợp tác phối hợp kinh tế và buôn bán giữa các nước trong khu vực. Nhưng một số năm gần đây, đặc biệt trước tình hình thế giới có nhiều thay đổi: Vòng đàm phán Uruguay kết thúc thắng lợi mở ra khả năng mở rộng buôn bán trên thế giới; Tổ chức mậu dịch quốc tế (WTO) ra đời; các khu vực khác trên thế giới đẩy mạnh liên kết kinh tế mới để chống lại sự xâm nhập thị trường khác,... thì tổ chức ASEAN quyết tâm đẩy mạnh và tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, mà sự thể hiện quyết tâm này là ở Hội Nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV được tiến hành ở Singapore từ 27 - 28/01/1992, tại Hội nghị này, ASEAN đã thông qua một số quyết định và văn kiện quan trọng sau: - Tuyên bố Singapore năm 1992 khẳng định quyết tâm của ASEAN đưa sự hợp tác chính trị và kinh tế lên tầm cao và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực an ninh. - Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN trong đó nêu lên ba nguyên tắc của sự hợp tác: hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia các nước thành viên trong các chương trình, dự án hợp tác, xác định rõ 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế, cụ thể là thương mại, công nghiệp năng lượng khoáng sản, nông - lâm - ngư nghiệp, tài chính - ngân hàng, vận tải - liên lạc và du lịch, nhấn mạnh “hoà giải” là phương châm giải quyết những bất đồng giữa các nước thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp định khung này; quyết định sẽ thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm. - Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) quy định các biện pháp cũng như các giai đoạn cho việc từng bước giảm thuế nhập khẩu, tiến tới thực hiện AFTA. Việc hình thành AFTA sẽ được hình thành sau 15 năm thông qua việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT) bắt đầu 01/01/1993. Nhưng trước những thay đổi nhanh chóng và các xu thế phát triển mới của kinh tế thế giới (kết thúc vòng đàm phán Uruguay, thành lập tổ chức mậu dịch thế giới WTO...), tại Hội Nghị các Bộ Trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 26 tại Chiềng Mai (Thái Lan) tháng 09/1994, các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hiệu lực thực hiện CEPT xuống còn 10 năm để AFTA được hình thành vào năm 2003. Từ năm 1995 trở về đây vị trí và vai trò của ASEAN trên trường quốc tế được nâng lên rõ rệt. ASEAN đã thiết lập được quan hệ đối thoại với 10 nước và tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới, ASEAN còn hình thành một diễn đàn an ninh trong khu vực (ARF) góp phần duy trì và sự ổn định trong khu vực. Mới đây ASEAN còn đưa ra ý tưởng về sự hợp tác liên châu lục: hợp tác Á - Âu thu hút nhiều nước tham gia ký kết hiệp định Bali nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực an ninh, duy trì hoà bình, giải quyết xung đột giữa các nước thông qua thương lượng không dùng vũ lực. Có thể nói ngày nay ASEAN đẩy nhanh sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực, với nhiều bên tham gia, là tổ chức khu vực thành công nhất trong tổng số hơn 50 tổ chức khu vực trên thế giới hiện nay. c. Đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội của ASEAN Nhờ tính năng động của mình, ASEAN có vai trò và vị trí quốc tế được nể trọng. ASEAN là một tổ chức khu vực duy nhất trên thế giới tranh thủ được sự hợp tác của tất cả các nước và các trung tâm lớn của thế giới thông qua cơ chế thành viên đối thoại (gồm Mỹ, Canađa, Hàn Quốc, EU, Nhật, New Zealand, Úc), thành viên hiệp thương (Trung Quốc, Nga), thành viên hợp tác theo lĩnh vực (Ấn Độ). Thế mạnh về nguồn lực và tiềm lực kinh tế của ASEAN - Tài nguyên thiên nhiên của ASEAN khá phong phú, trong đó lớn nhất là cao su (sản lượng cao su xuất khẩu chiếm 90% sản lượng thế giới), gạo xuất khẩu gồm Thái Lan, Việt Nam; dầu cọ của Malaisia; cà phê, gỗ, hải sản. Tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ của Inđonêxia, Malaisia, Bruney, Việt Nam. Sn của Inđonêsia chiếm 35% sản lượng Sn thế giới và là một trong những nước sản xuất thiếc lớn nhất thế giới. - Về công nghiệp, các nước ASEAN được đánh giá là năng động nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng cao, bình quân từ 5 - 10%/năm. Các ngành công nghiệp chế biến kỹ thuật cao như: sản xuất thép, ô tô, máy thu hình, video, lắp ráp xe hơi, honda phát triển mạnh ở Malaisia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Trình độ kỹ thuật - công nghệ ở một số ngành mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Ngành khai thác và chế biến dầu khí phát triển mạnh ở 5 nước Singapore, Bruney, Inđonêsia, Malaisia và Việt Nam. Riêng khí hoá lỏng của Bruney đứng thứ 4 trên thế giới. Hoạt động ngoại thương của ASEAN. Nhật Bản và Mỹ là các bạn hàng chính của ASEAN, sau đó là EU, Trung Quốc. Buôn bán trong nội bộ ASEAN không thay đổi nhiều lắm: Malaisia và Singapore có vị trí nổi bật hơn cả. Tỷ trọng của 2 nước này trong tổng giá trị buôn bán chiếm 75%. Tỷ trọng của Thái Lan ngày càng tăng trong tổng giá trị xuất khẩu và có sự giảm sút mạnh mẽ tỷ trọng của Inđônêxia trong tổng giá trị nhập khẩu của ASEAN. d. Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN - Hợp tác đầu tư Hợp tác đầu tư của ASEAN vào Việt Nam ngày càng tăng về dự án và tổng số vốn đầu tư. Tính từ 1988 - 2004, các nước ASEAN đã có hơn 800 dự án trên tổng số sự án có FDI là 6164 (chiếm 13%) với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 12,5 tỷ USD trên tổng số vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam là 59.847,9 triệu USD (21%). Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực văn phòng, khách sạn, công nghiệp khai thác dầu khí, sản xuất thức ăn gia súc, thương mại, nông - lâm - ngư, ngân hàng với các dự án khá hiệu quả. Trong đó Singapore là nước đầu tư lớn nhất gồm 404 dự án với 8.988,6 triệu USD. Từ năm 1989 đến 2004, Việt Nam có hơn 54 dự án đầu tư vào ASEAN (chiếm 47% số dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài), trong đó Lào: 33, Campuchia: 5, Thái Lan 3, Mãlaixia 2, Singapo 9, Inđonexia 2... với tổng số vốn đăng ký khoảng 54,8 triệu USD (chiếm 24% tổng số vốn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài) - Quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng phát triển mạnh và ASEAN đang dần dần trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam nhưng Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Bảng 6.2. Quan hệ buôn bán giữa Việt nam và ASEAN Năm Kim ngạch XK Kim ngạch NK Tỷ trọng thương mại của Việt Nam với ASEAN của Việt Nam (Triệu USD) Xuất khẩu (%) Nhập khẩu (%) 1995 5.448,9 8.155,4 20,4 29,2 1999 11.541,4 11.742,1 21,8 28 2000 14.482,7 15.636,5 18,1 28,9 2002 16.706,1 19.745,6 14,77 24,43 2003 20.149,3 25.255,8 14,7 23,6 2006 66.326 125.46,6 17,2 25,4 Nguồn: Bộ Thương Mại và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang các nước ASEAN dưới dạng nguyên liệu thô, hàng nông sản ít qua chế biến như: dầu thô, gạo, gỗ, bắp, than đá, đá xây dựng. Còn hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN là những nguyên liệu cao cấp như: xăng, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử, xe gắn máy. Tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam Việc Việt Nam gia nhập AFTA mang tính cần thiết khách quan, giúp cho Việt Nam thực hiện tốt chính sách kinh tế "hướng ngoại" và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. - Tác động tích cực + Gia nhập AFTA giúp cho Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. + Kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế. + Tạo điều kiện cho Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng về xuất khẩu. + Giúp cho Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động của khu vực. + Thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô. + Tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. + Thúc đẩy tốc độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Tác động tiêu cực: + Công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém, chất lượng hàng hoá thấp gây khó khăn lớn cho Việt Nam trong sự cạnh tranh và hợp tác khu vực. + Nếu không thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu khi gia nhập AFTA thì nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi ít hơn so với các nước khác trong khối ASEAN. + Nếu không tích cực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ giảm. 6.2.5. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ Hiệp định thương mại do Bắc Mỹ ký kết ngày 17 tháng 12 năm 1992 giữa 3 nước Mỹ, Canađa và Mêhico và có hiệu lực từ ngày 1/1/1994 sau khi quốc hội của 3 nước này thông qua. Hiệp định chỉ giới hạn vào các vấn đề trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại - tài chính, không liên quan đến các vấn đề di chuyển người lao động cũng như các vấn đề khác. Mục tiêu chính của Hiệp định là: - Loại bỏ tất cả các hàng rào thuế quan giữa 3 nước, thời hạn cuối cùng là 2010. - Từng bước giảm hàng rào phi thuế quan trong thương mại, hàng hoá và dịch vụ. - Giảm nhẹ các quy chế để vốn đầu tư của Mỹ và Canađa chuyển vào Mêhico. - Tự do hoá các điều kiện hoạt động đối với các ngân hàng và các công ty bảo hiểm Mỹ và Canađa ở Mêhico. - Điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. - Giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua hoà giải. Một trong những xu thế lớn của kinh tế thế giới là tăng cường toàn cầu hoá các hoạt động và quan hệ kinh tế quốc tế, đi liền với nó là hình thành và phát triển mạnh mẽ của các nhóm kinh tế khu vực. Nhiều quốc gia coi kinh tế là vấn đề hàng đầu và Mỹ coi việc tăng cường sức mạnh kinh tế để duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu là một trong những nhiệm vụ số một của mình. Mỹ đang mở rộng dần quan hệ kinh tế với khu vực châu Á- Thái Bình Dương và chủ trương thành lập NAFTA làm bàn đạp cho mọi thế đứng của mình trong các cuộc cạnh tranh kinh tế quốc tế. NAFTA được quốc hội cả ba nước thành viên thông qua là do mục đích của nó đáp ứng được lợi ích lâu dài của mỗi nước, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và các khu vực kinh tế khác. a. Đối với Mỹ: Động lực quan trọng thúc đẩy thành lập NAFTA là khả năng bảo đảm tiếp cận được nguồn tài nguyên lao động và thị trường của Canada và Mêhico, đáp ứng được quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hiện nay của Mỹ và Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, khi đã có một khu vực kinh tế riêng, Mỹ có điều kiện thuận lợi hơn để cùng Mêhico và Canada ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài tràn vào, nhất là qua biên giới Mêhico: buôn bán ma tuý, ô nhiễm môi trường, lao động từ các nước Mỹ Latinh di chuyển sang, ổn định được xã hội và chính trị Mêhico, do đó đảm bảo được biên giới phía Nam của Mỹ. Với xu hướng của bảo hộ mậu dịch của châu Âu, cùng với sự phức tạp trong việc tiếp cận thị trường Nhật Bản và châu Âu cũng buộc Mỹ phải có đối sách phù hợp. Mỹ phải tăng cường sức mạnh nội tại ở ngay Bắc Mỹ và tăng cường sức mạnh cho các công ty xuyên quốc gia của mình. Những khó khăn khi tiếp cận nguồn tài nguyên dầu mỏ của Mêhicô (Hiến pháp nước này cấm tư bản nước ngoài đầu tư vào ngành dầu mỏ Mêhicô) cũng đã buộc Mỹ phải có sự ký kết linh hoạt để thành lập NAFTA nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của mình. b. Đối với Canađa Lợi thế so sánh khi tham gia vào NAFTA so với Mêhico hầu như thấp hơn; Lao động sẽ không có và tài nguyên hạn chế. Trước đó Canađa đã ký kết với Mỹ một hiệp định tự do thương mại chung giữa hai nước (FTA) và theo Canađa, lợi ích sẽ được đảm bảo hơn so với hiệp định ký kết giữa 3 nước. Tuy nhiên đó là sự so sánh giữa Canađa và Mêhico trong quan hệ với Mỹ. Trường hợp có quan hệ, Canađa sẽ được cải thiện nhiều trong các lĩnh vực mở rộng thị trường, tăng khả năng đầu tư, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, mở rộng quy mô sản xuất... Điều quan trọng nếu không tham gia NAFTA, Canađa sẽ mất đi những điều kiện có thể có được để thực hiện tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nói chung. c. Đối với Mêhico: Tình hình KTXH của Mêhico trước khi có NAFTA khá đặc biệt khiến nhiều người cho rằng, tham gia vào NAFTA, Mêhico sẽ là nước có lợi nhiều nhất. Mêhicô là nước có kinh tế phát triển thấp nhất trong 3 nước thành viên. GDP/người năm 2005 theo PPP là 10.751 USD, thấp hơn 3 - 4 lần so với 2 nước kia (41.890 và 333.75 USD). Trước năm 1988, kinh tế Mêhico khủng hoảng nghiêm trọng (lạm phát luôn trên 3 con số, thâm hụt ngân sách trên 20%, thất nghiệp cao...). Sau đó đã có nhiều cải cách quan trọng trong các lĩnh vực tài chính thuế, mở rộng quy chế cho đầu tư nước ngoài tràn vào, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách... Kết quả là những năm gần đây, Mêhico đã có tốc độ tăng trưởng cao bậc nhất ở châu Mỹ Latinh. Xu hướng tích cực này tạo điều kiện thuận lợi cho Mêhico khi tham gia NAFTA. Hơn nữa Mêhico vốn đã quan hệ rất chặt chẽ với Mỹ: xuất - nhập khẩu, lao động, nợ, du lịch... Mêhico có được những kết quả tích cực trong cải cách kinh tế một phần quan trọng là nhờ quan điểm lấy lợi ích kinh tế làm trung tâm. Kinh tế Mêhico chỉ có thể phát triển tốt khi nó phát huy được các thế mạnh bên trong và điều này chỉ có thể thực hiện được khi Mêhico mở rộng không ngừng các quan hệ kinh tế mọi mặt với các nước láng giềng và các nước khác trên thế giới và từ đó rút ra được những lợi ích kinh tế tối đa và việc tham gia NAFTA sẽ tạo điều kiện cho Mêhico phát triển mạnh hơn, có điều kiện tốt hơn để làm cầu nối giúp các nước láng giềng Mỹ Latinh phát triển. d. Đối với toàn bộ hoạt động kinh tế thương mại của toàn thế giới: Bên cạnh khả năng thực tế phát triển kinh tế của các nước thành viên NAFTA, các nước ở châu Mỹ Latinh chắc chắn sẽ dần dần bị thu hút vào các hoạt động kinh tế của khối này, không chỉ Mêhicô là cầu nối cho các quan hệ này mà cả Mỹ và Canađa sẽ mở rộng hơn cái quan hệ kinh tế với khu vực đó với triển vọng hình thành dần một khu mậu dịch tự do thống nhất từ Bắc xuống Nam. e. Đối với EU Dưới một mức độ nào đó, chắc chắn việc xuất hiện NAFTA sẽ làm suy yếu vị trí của EU ở thị trường Bắc Mỹ, chẳng hạn, trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, ưu đãi của NAFTA chỉ áp dụng cho các công ty có đa số cổ phiếu xuất xứ từ những chủ sở hữu Bắc Mỹ,.. Ngành công nghiệp của EU cũng sẽ gặp khó khăn khi xuất các sản phẩm như sữa, đường sang Mêhico. f. Đối với Nhật Bản Nhật là nước có nhiều bất lợi hơn cả khi NAFTA thành lập, ngành sản xuất ô tô khổng lồ của Nhật sẽ gặp khó nhăn lớn, các nước NIC và ASEAN khá lo ngại trước sức cạnh tranh to lớn của Mêhicô về vốn, công nghệ, dịch vụ vì nước này có một thị trường tới gần 900 triệu dân và NAFTA phải ưu tiên cho nó trước các nước khác. *Đối với Việt Nam: Nước ta đang tiếp tục tiến hành đổi mới và bước đầu tiến vào thị trường thế giới với trình độ phát triển thấp kém, GDP/người của nước ta thấp hơn Mêhico gần 20 lần, thấp hơn Mỹ, Canađa, Nhật Bản khoảng 110 - 130 lần, thấp hơn Singapore, Hồng Kông, Đài Loan 50 - 70 lần, thấp hơn MaLaisia 10 - 15 lần. Điều này cho thấy chúng ta đang đứng dưới chân của những đỉnh núi khổng lồ, tiến lên chúng ta có thể phát triển nhanh chóng, tụt hậu thì chúng ta không còn tụt đến đâu nữa nhưng điều nguy hiểm nhất chưa phải là ở chỗ đó, mà là ở chỗ chúng ta tiến lên quá chậm, các nước lại tiến quá nhanh, khoảng cách ngày càng lớn đến chóng mặt. Sự kém cỏi đó khiến chúng ta khó chen chân vào thị trường Bắc Mỹ. Bắc Mỹ là một thị trường lớn, có nhu cầu xuất - nhập khẩu vô số loại hàng, mặt hàng, có nhu cầu mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ trình độ cao. NAFTA chỉ mới quan hệ với Việt Nam từ sau 1995 sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận và mở quan hệ bình thường với Việt Nam. Hợp tác với NAFTA, cả Việt Nam lẫn Mỹ, Bắc Mỹ đều có thể cùng có lợi hoặc kết quả không như mong muốn là do việc thông qua Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ bởi các thể chế, quyền lực của các nước mới chỉ là sự khởi đầu, điều quan trọng nhất chính là kết quả hoạt động thực tiễn trong tương lai của NAFTA, cũng như quan hệ của nó với các khu vực khác trên thế giới và với Việt Nam. Có lẽ đó là một thách thức lớn đối với chúng ta và là cơ hội để chúng ta tạo ra một bước ngoặc trong lịch sử kinh tế thế giới. 6.2.6. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC được thành lập vào 11/1989 tại Canberra; lúc đầu chỉ có 18 thành viên là: Mỹ, Canađa, Mêhicô, Inđônêxia, Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaisia, Úc, Chilê, Hồng Kông, P.N. Guinea, New Zealand, Singapore, Bruney. Đến tháng 11 năm 1998, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 10 của APEC tại Kuala Lumpur (Malaisia) kết nạp thêm Việt Nam, Nga và Pêru để nâng tổng số thành viên lên 21, đánh dấu một mốc mới trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại vào 2020. Từ năm 2000 sẽ cho các công ty Luật của các nước APEC hoạt động tại nước ta, cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động dịch vụ, tạo điều kiện cho các công ty hàng không của APEC bán hàng và tiếp thị dịch vụ tại Việt Nam. APEC được xem là một lực lượng kinh tế chủ đạo ở vành đai Thái Bình Dương, hứa hẹn trở thành một khu vực kinh tế năng động nhất trong thế kỷ 21, sản phẩm của APEC chiếm 45% giá trị xuất khẩu của thế giới. Mục tiêu: Duy trì sự phát triển lợi ích chung của nhân dân các nước trong khu vực, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới. * Khu mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương APEC được hình thành từ hội nghị cấp cao APEC I họp cuối năm 1993 ở Seatle (Mỹ). Tháng 11/1994 hội nghị cấp cao APEC II họp ở Bogor (Indonesia) đã thông qua chủ trương hình thành AFTA chậm nhất vào 2020. Đây là tổ chức liên kết kinh tế gồm có 21 nước thành viên, ở khu vực rộng lớn nhất và đông dân nhất thế giới, chiếm 25% tổng diện tích và 40% dân số thế giới, khối lượng thương mại giữa các nước thành viên APEC chiếm 41% tổng khối lượng mậu dịch thế giới. Các nước thành viên APEC đề ra nguyên tắc thực hiện buôn bán mở cửa với hệ thống thương mại tự do toàn cầu, cùng hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ cho các khu vực và các tổ chức quốc tế khác nhau nhằm đạt mục tiêu cùng phát triển kinh tế. Trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và APEC chiếm 72,8% tổng giá trị hàng xuất khẩu và 79,4% tổng giá trị hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 2006. 6.2.7. Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời ngày 15-4-1994 và bắt đầu hoạt động từ 1995, mục đích thành lập là thiết lập một hệ thống mậu dịch cởi mở, bình đẳng và có hiệu quả hơn. Khi mới thành lập: WTO gồm 125 nước và vùng lãnh thổ chính thức tham gia. Đến tháng 3/2006 đã có 149 thành viên, 25 nước và lãnh thổ đang trong quá trình đàm phán xin gia nhập WTO, trong đó có Việt Nam. Trong số hàng chục tổ chức kinh tế quốc tế hiện nay, WTO là tổ chức thương mại toàn cầu lớn nhất và quan trọng nhất, chi phối tới 85% thương mại hàng hoá và 95% thương mại dịch vụ toàn thế giới. WTO giữ vị trí quan trọng, điều tiết hầu hết các chính sách thương mại toàn cầu. Nếu năm 1948, mức thuế quan trung bình khoảng 40% thì đến năm 1995: 4% ở các nước phát triển và 15% ở các nước đang phát triển, hiện nay là 3,8% và 12,3%. WTO cũng là tổ chức kinh tế - thương mại đưa ra các yêu cầu rất cao về minh bạch hoá các quy định thương mại, về cắt giảm thuế quan, tiến tới xoá bỏ thuế quan, tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ đầu tư, sở hữu trí tuệ, về xóa bỏ biện pháp phi thuế quan như hạn chế định lượng, giấy phép xuất - nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu; về thực hiện các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại nhưng không vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu hàng hoá và nâng cao khả năng phát triển kinh tế. Khi hội nhập WTO các thành viên phải tuân thủ một hệ thống các luật lệ quy tắc nhằm điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương mại quốc tế với tổng cộng khoảng 60 hiệp định, phụ lục và các văn bản giải thích. Tham gia vào WTO là đích hội tụ và mẫu số chung của các nước trong xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Chứng nhận thành viên WTO cũng là chứng chỉ quốc tế đầy uy tín cho "đẳng cấp" về sự phát triển và hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường mở của các nước hiện nay; đồng thời đặt quốc gia thành viên trước nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức mới trong quá trình phát triển KTXH của mình. Một mặt, việc tham gia WTO sẽ mang lại cho quốc gia thành viên nhiều cơ hội mới, lớn lao về mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, tiếp nhận những hàng hoá, dịch vụ, công nghệ kỹ thuật và quản lý, được đối xử công bằng trên thị trường quốc tế, cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của nhân dân trong nước. Mặt khác, nếu chuẩn bị không tốt, đặc biệt là đảm bảo sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, thì quốc gia đó cũng chịu nhiều tổn thương nặng nề về kinh tế do nhập siêu, thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, do những chấn động thị trường và do gia tăng tình trạng phá sản, thất nghiệp, tội phạm các loại và những hậu quả của xã hội, môi trường khác kèm theo. Bởi vậy, kinh nghiệm nhiều nước cho thấy cần chủ động, tích cực chuẩn bị đi đôi với thận trọng, có cân nhắc lộ trình thích hợp với khai thác tối đa các ưu đãi giành cho các nền kinh tế đang phát triển... khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và WTO nói riêng. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được khởi động từ lâu như tham gia buôn bán quốc tế thông qua cảng Hội An, cảng Sài Gòn xưa; tham gia quá trình liên kết xã hội chủ nghĩa trong khối SEV, và đặc biệt được tăng tốc với những chuyển động mới về chất khi Việt Nam chính thức thông qua Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài (có hiệu lực từ năm 1987); trở thành thành viên đầy đủ của IMF, WB, ADB (từ năm 1993); là thành viên chính thức của ASEAN (năm 1995), cùng với điều đó là tham gia AFTA (từ năm 1996); tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư cách thành viên sáng lập (từ năm 1996); trở thành thành viên chính thức của APEC (từ năm 1998); ký hiệp định khung với EU; ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (bắt đầu có hiệu lực từ 11/12/2001); đặc biệt với đỉnh cao là việc ban hành Nghị quyết 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị chuyên về hội nhập kinh tế quốc tế để cụ thể hoá đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và IX. Có thể nói, sau khi gửi đơn gia nhập WTO (tháng 12/1994) với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, chúng ta đã chính thức đặt những bước chân đầu tiên quan trọng nhất trên con đường đàm phán song phương để gia nhập WTO. Điều này bắt nguồn từ 2 lý do: Thứ nhất: Hiệp định thương mại VN - Hoa Kỳ là Hiệp định đầu tiên ta ký với nước ngoài dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO. Thứ hai: do vị thế đặc biệt của Mỹ trên thị trường quốc tế vừa là cường quốc hàng đầu thế giới, vừa là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới và nhất là có sự ảnh hưởng đáng kể đến lập trường, thái độ của các nước khác trên thế giới trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Sau Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, nhằm đẩy nhanh tốc độ xích gần WTO, Việt Nam đã xúc tiến một loạt bước đi quan trọng khác. Trong năm 2002, Việt Nam đã tiến hành đàm phán song phương với 16 quốc gia thành viên WTO, trong đó có nhiều đối tác "nặng ký" như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Úc... và đều nhận được sự ủng hộ tích cực đối với nguyện vọng và hoàn cảnh của Việt Nam khi gia nhập WTO. Tháng 11/2002 Việt Nam đã tiến hành đàm phán song phương lần 2 với EU và New Zealand. Cho đến nay về cơ bản quá trình thương lượng gia nhập WTO của Việt Nam là thuận lợi, thậm chí khá suôn sẻ. Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, cảm thông và cả các cam kết hỗ trợ nhiều mặt từ nhiều nước và tổ chức quốc tế. Việt Nam được coi là trường hợp đặc biệt cần được giành cho những ưu đãi khác biệt khi tham gia WTO; được Mỹ và Canada trợ giúp xây dựng văn bản chính sách, được EU và Italia đang triển khai các dự án nhiều triệu USD về đào tạo nhân lực và được UNDP (Chương trình phát triển của LHQ) tham gia hỗ trợ bảo vệ quyền lợi Việt Nam trong khi tuân thủ các quy định của WTO. Vấn đề quyết định tốc độ gia nhập WTO của Việt Nam đang tùy thuộc rất lớn vào quyết tâm và sự chuẩn bị nội lực của chúng ta nhằm vượt qua chính mình, tạo ra những cải thiện căn bản về tính chất và trình độ phát triển kinh tế và thể chế của đất nước. Sau 10 năm, trải qua nhiều vòng đàm phán đa phương và gần 100 cuộc đàm phán song phương với sự tham gia của tất cả các bộ, ngành kinh tế, văn phòng Quốc hội, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng... và đã trả lời trên 2000 câu hỏi của các thành viên Ban công tác WTO về chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam. Cùng với sự chủ động, tích cực và thiện ý không chỉ từ một phía, vào ngày 7-11-2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, từ đó tạo đà mở ra bước ngoặc và đỉnh cao mới trong lịch sử phát triển, hiện đại hóa đất nước. 6.2.8. Các tổ chức khác Ngoài 7 tổ chức đã ghi nhận trên, còn có một số tổ chức khác ở Châu Mỹ La tinh như: Tổ chức thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), nhóm G3 (Vênêxuêla, Côlômbia, Mêhycô), tổ chức Cộng đồng phát triển Nam Phi(SADC),…nhưng quy mô và vị trí chưa lứon trên thị trường thế giới và ít có liên hệ kinh tế với Việt Nam. 6.3. Việt Nam trong tổng thể kinh tế thế giới và khu vực Đông Nam Á 6.3.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam Với trình độ phát triển sức sản xuất ở nước ta như hiện nay vẫn còn nằm ở mức thấp, quy mô kinh tế chưa lớn. - GNI của Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD (2004) và 48,2 tỷ USD (2005), GNI/người của Việt Nam khoảng 542 USD (2004) và 640 USD (2005) theo giá TT, 2700 USD theo PPP (2005), trong lúc đó GNI/người trung bình của thế giới năm 2003 đã là 5.140 USD (NGTKVN - 2004). GNI Việt Nam trong những năm gần đây chiếm 98,4% GDP, trong lúc GDP thế giới 2004 đạt 38.154 tỷ USD và năm 2005 đạt 39.795,5 tỷ USD. Như vậy, quy mô kinh tế của Việt Nam chỉ bằng 0,12% GDP thế giới và nằm trong số 30 - 40 quốc gia có GDP/người thấp nhất thế giới. Cơ cấu kinh tế Việt Nam thuộc cơ cấu kinh tế của nhóm các nước thu nhập thấp. - Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu, phát triển công thương nghiệp dịch vụ, hiện đại hóa sản xuất và đời sống đang là một yêu cầu cấp thiết để nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Bảng 6.3. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam (% trong GDP) Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2008 2009 Nông nghiệp 38,7 27,2 24,5 23,3 23,0 22,5 22,21 20,91 Công nghiệp 22,7 28,8 36,7 38,1 38,5 39,5 39,84 40,24 Dịch vụ 38,6 40,0 38,8 38,6 38,5 38,0 37,95 38,85 Nguồn: Tổng cục Thống kê VN và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Các ngành sản xuất vật chất - Nền nông nghiệp Việt Nam đang có sự chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từ độc canh tự cung tự cấp sang đa canh hàng hóa như cho đến nay vẫn là một nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt: chiếm 76,3% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Trong lúc đó, việc tham gia vào thị trường thế giới về các sản phẩm trồng trọt vốn ít lợi thế hơn so với các sản phẩm chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt, cây lương thực vẫn là cây chủ lực, trong khi các sản phẩm của cây công nghiệp nhiệt đới (hoa quả, cao su, chè, lạc, tiêu...) thường có nhu cầu và giá trị lớn trên thị trường thế giới. Trong chăn nuôi, heo vẫn giữ vị trí hàng đầu, nhưng thị trường thế giới lại tỏ ra ưa chuộng các sản phẩm của thịt bò và thủy hải sản. - Công nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng rõ nét trong một số ngành nhiên liệu năng lượng, vật liệu xây dựng, cơ khí điện tử... Tuy nhiên, phần lớn trang thiết bị vẫn đang ở tình trạng cũ kỹ, cơ sở hạ tầng sản xuất vẫn còn yếu kém, trình độ quản lý chưa cao, chưa đủ mạnh để tham gia vào thị trường thế giới. 6.3.2. Việt Nam trong tổng thể kinh tế thế giới Việt Nam thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp, thuộc các nước đang phát triển có trình độ trung bình, không thuộc nhóm LDC, nếu dựa vào chỉ số HDI thì Việt Nam thuộc nhóm có chỉ số HDI trung bình. Cụ thể: - Theo Báo cáo phát triển Thế giới 2004, WB dựa vào GNI/người đã phân loại 209 quốc gia và lãnh thổ có dân số trên 30.000 người thành 4 nhóm như sau: + Nhóm thu nhập cao (trên 9.075 USD): 57 nước và lãnh thổ (Mỹ, Canada, Úc, Lucxambua, Hàn Quốc, Nhật, Hy Lạp, Italia, Anh, Bruney, Cooet, Singapo...). + Nhóm thu nhập trung bình cao (2936 - 9075 USD): 34 nước và lãnh thổ (Mãlaixia, Hungari, Mêhico, Achentina, Chile, ...). + Nhóm thu nhập trung bình thấp (736 - 2935 USD): 53 nước và lãnh thổ (Trung Quốc, Philipin, Thái Lan, Bungari, Irắc, Ai Cập, Cu Ba, Nam Phi, ...). + Nhóm thu nhập thấp (dưới 736 USD): 65 nước và lãnh thổ (Campuchia, Inđônesia, Triều tiên, Lào, Myanma, Đông Timo, Việt Nam, Apganistan, Nicaragoa, Somali, Ethiopi, Cameroon...). - LHQ phân loại các nền kinh tế theo trình độ phát triển công nghiệp thì có 2 nhóm: + Nhóm đã phát triển công nghiệp: 50 nước gồm các nước mới công nghiệp hóa trong thập nhiên 80, 25 nước OECD các nước có thu nhập trung bình và cao. + Nhóm đang phát triển: gồm hơn 150 nước, trong đó có Việt Nam. - Phân chia theo chỉ số HDI: LHQ đã tính chỉ số phát triển con người của các nước và vị trí Việt Nam trong tổng số các nước đã được thống kê như ở bảng 6.4 Bảng 6.4. Chỉ số HDI của Việt Nam thể hiện qua các năm Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2007 HDI 0,539 0,540 0,557 0,560 0,664 0,671 0,682 0,688 0,688 0,725 Vị thứ 120/174 121/174 121/175 122/174 110/174 108/170 101/162 109/173 109/175 116/182 Năm 2007, Việt Nam có HDI là 0,725, xếp vị thứ 116/182 quốc gia trên thế giới nên thuộc nhóm nước có chỉ số HDI trung bình. 6.3.3. Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á Trong khu vực các nước Đông Nam Á gồm 11 nước, Việt Nam đứng thứ 3 về dân số, thứ 4 về diện tích lãnh thổ, thứ 7 về chỉ số HDI và GDP/người. Bảng 6.5. Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á SốTT Nước Diện tích (1000km2) Dân số 2009 (triệu người) MĐDS 2009 (l/km2) % dân TT Chỉ số HDI 2007 1 Bruney 6 0,4 66 72 0,920 2 Campuchia 181 14,8 82 15 0,593 3 Đông Timor 15 1,1 76 22 0,489 4 Inđônêsia 1919 243,3 128 43 0,734 5 Laos 237 6,3 27 27 0,619 6 Malaisia 330 28,3 86 68 0,829 7 Myanmar 677 50,0 74 31 0,586 8 Philippines 300 92,2 307 63 0,751 9 Singapore 0,6 5,1 7.486 100 0,944 10 Thailand 513 67,8 132 36 0,783 11 Viet Nam 332 86,0 260 30 0,725 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Sinh Cúc, 2005. Tổng quan kinh tế Việt Nam 2004. Tạp chí Cộng sản, số 1/1-2005. 2. Nguyễn Sinh Cúc, 2006. Tổng quan kinh tế Việt Nam 2005. Tạp chí Cộng sản, số 1/1-2006. Trang 23 - 29. 3. Văn Thái, 2003. Địa lý kinh tế Việt Nam. NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Th.S. Bùi Thị Thu , 2006. Bài giảng Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. Khoa Địa lý - Địa chất. Trường ĐHKH Huế 4. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, 2004. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 6. Tổng cục Thống kê, 2009. Niên giám thống kế 2009. NXB Thống kê, Hà Nội. 7. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2005. Kinh tế Việt Nam 2005. NXB Lý luận Chính trị, Hà nội. 8. Website - - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung_dlkt.doc