Bài tập cá nhân 1 hành chính

Là nhóm quan hệ xã hội phát sinh khi các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lí nhà nước trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan (hoạt động tổ chức nội bộ). Đặc điểm của nhóm này là thể hiện những quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới (như giữa Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế) hay giữa thủ trưởng với nhân viên (như thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và nhân viên của mình). Để cơ quan hành chính nhà nước có thể thực hiện tốt nhiêm vụ của mình, hoạt động quản lí cần phải thực hiện tốt: thành lập, xác lập, giải thể, chia tách các cơ quan nhà nước; tuyển dụng, bổ nhiệm, phân công, điều động, đánh giá, khen thưởng kỉ luật.đối với cán bộ công chức làm trong cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động quản lí của nhà nước không được dành quá nhiều thời gian, sức lực cho hoạt động nội bộ để hiệu quả quản lí được nâng cao. Nhóm thứ ba: là nhóm quan hệ xã hội phát sinh khi cá nhân hoặc một tổ chức được nhà nước giao quyền quản lí hành chính trong một trường hợp cụ thể và ở một thời điểm cụ thể. Trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước, có nhiều trường hợp hoạt động quản lí nhà nước không chỉ do cơ quan hành chính tiến hành mà có thể là những cơ quan khác. Cũng giống như cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân được trao quyền cũng có tất cả những hậu quả pháp lí, nhưng chỉ khi thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành được pháp luật quy định cụ thể. Qua đó, ta có thể thấy rằng, cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành mà cả hoạt động tài phán trong những trường hợp nhất định.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân 1 hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi nói đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là nói đến lĩnh vực quan hệ xã hội được ngành luật điều chỉnh (mà không hàm ý nói đến sự điều chỉnh như thế nào). Đối tượng điều chỉnh là yếu tố cơ bản hàng đầu để xác định quy phạm thuộc ngành luật này hay ngành luật khác Tạp chí luật học số 10/2006, tr 48, tr 49 . Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ phát sinh trong quản lí hành chính nhà nước. Để hiểu thêm được điều này, em xin nghiên cứu đề tài: “Phân tích đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính và cho ví dụ minh họa”. Những quan hệ mà Luật hành chính điều chỉnh là các quan hệ có tính chất điều hành, có thể gọi là những quan hệ chấp hành – điều hành hoặc những quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Nội dung của các quan hệ này thể hiện: Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước; Hoạt động quản lí kinh tế, văn hóa – xã hộ, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội trên cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành; Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân; Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân; Xử lí các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lí hành chính. Nhưng bất kể đó là vấn đề gì, đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính (tức là quan hệ xã hội được Luật hành chính điều chỉnh) vẫn là cơ sở đầu tiên để xác định phạm vi có thể đề cập. Phạm vi điều chỉnh của Luật hành chính về những quan hệ xã hội được chia làm ba nhóm sau: Nhóm thứ nhất: Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính, vì đây là nhóm quan hệ phát sinh khi các cơ quan hành chính thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành; đồng thời đối tượng điều chỉnh ở nhóm này có số lượng lớn, trên mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội; điều này đã tạo lên những quan hệ rất phong phú, bao gồm chủ yếu các quan hệ: 1, Giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc hoặc với cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2, Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp hoặc với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó. 3, Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh. 4, Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương 5, Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương . 6, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc. 7, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 8, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội. 8 Chính phủ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 2 1 3 UBND TP Hà Nội 4 2 1 Sở Y tế TP Hà Nội Bộ Y tế Bộ giáo dục – đào tạo (bảo hiểm y tế) 7 1 3 3 3 3 6 1,2,3,… : các loại quan hệ : Mối quan hệ giữa các cơ quan 5 UBND Quận Đống Đa ĐH Y Hà Nội Khu công nghiệp trên địa bàn Quận 9, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Ví dụ: xử phạt hành chính đối với người vi phạm hành chính (vi phạm toàn giao thông) Nhóm thứ hai: là nhóm quan hệ xã hội phát sinh khi các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lí nhà nước trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan (hoạt động tổ chức nội bộ). Đặc điểm của nhóm này là thể hiện những quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới (như giữa Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế) hay giữa thủ trưởng với nhân viên (như thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và nhân viên của mình). Để cơ quan hành chính nhà nước có thể thực hiện tốt nhiêm vụ của mình, hoạt động quản lí cần phải thực hiện tốt: thành lập, xác lập, giải thể, chia tách các cơ quan nhà nước; tuyển dụng, bổ nhiệm, phân công, điều động, đánh giá, khen thưởng kỉ luật...đối với cán bộ công chức làm trong cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động quản lí của nhà nước không được dành quá nhiều thời gian, sức lực cho hoạt động nội bộ để hiệu quả quản lí được nâng cao. Nhóm thứ ba: là nhóm quan hệ xã hội phát sinh khi cá nhân hoặc một tổ chức được nhà nước giao quyền quản lí hành chính trong một trường hợp cụ thể và ở một thời điểm cụ thể. Trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước, có nhiều trường hợp hoạt động quản lí nhà nước không chỉ do cơ quan hành chính tiến hành mà có thể là những cơ quan khác. Cũng giống như cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân được trao quyền cũng có tất cả những hậu quả pháp lí, nhưng chỉ khi thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành được pháp luật quy định cụ thể. Qua đó, ta có thể thấy rằng, cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành mà cả hoạt động tài phán trong những trường hợp nhất định. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, trường ĐH Luật HN, Nxb CAND, tr18 Tóm lại, đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là toàn bộ những quan hệ quản lí hành chính hình thành trong quá trình hoạt động chấp hành – điều hành được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước hoặc nhân danh nhà nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2008. 2, Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2005. 3, Tạp chí luật học số 10/2006. 4, Sinhvienluat.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân 1 hành chính.doc
Luận văn liên quan