Bài tập cá nhân tuần 2 tố tụng hình sự

BÀI 6. Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? a. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, cơ quan điều tra phải ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra. b. Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi bị can mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân tuần 2 tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6. Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, cơ quan điều tra phải ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra. Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi bị can mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y. Bài làm. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, cơ quan điều tra phải ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra. Là khẳng định Sai. Vì: Việc chuyển vụ án gắn liền với việc xác định thẩm quyền điều tra. Do đó, muốn chuyển vụ án đúng, trước hết phải xác định đúng thẩm quyền điều tra. Thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của BLTTHS và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, khi tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra phải kiểm tra xem đã điều tra đúng thẩm quyền hay chưa. Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình (không đúng tội phạm, đối tượng hoặc lãnh thổ) thì Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra. BLTTHS có quy định: “Điều 116. Chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp có trách nhiệm ra quyết định chuyển vụ án”. Như vậy, căn cứ Điều 116 của BLTTHS thì trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra. Trường hợp thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp mình thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục để Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan có thẩm quyền. Điểm 10.1 Mục 10 Thông tư liên tịch số 05 quy định cụ thể: “Nếu phải chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thì Cơ quan điều tra cấp huyện, cấp khu vực tiến hành các thủ tục để Viện kiểm sát cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu ra quyết định chuyển vụ án. Nếu vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu đề nghị chuyển thì Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp quân khu ra quyết định chuyển vụ án”. Khoản 2 Điều 32 Quy chế 2008 quy định: Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các Cơ quan điều tra thuộc các ngành khác nhau thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp nơi tội phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện tội phạm quyết định. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cùng ngành ở cấp nào thì Viện kiểm sát cấp đó yêu cầu thủ trưởng quản lí cùng cấp giải quyết. Khi tiến hành bất cứ hoạt động điều tra nào Cơ quan điều tra cũng phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục BLTTHS và các văn bản pháp luật có liên quan quy định. Do đó, thực hiện việc chuyển vụ án nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và đảm bảo cho việc điều tra được tiến hành nhanh chóng, chính xác. b. Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi bị can mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y. Khẳng định trên là Đúng. Vì: Tạm đình chỉ vụ án là quyết định tạm ngừng việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can. Khoản 2 Điều 169 BLTTHS quy định: “2. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây: Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can”. Khi bị can bị mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y. Đây là trường hợp sau khi hồ sơ đã chuyển sang Viện kiểm sát, Kiểm sát viên phát hiện bị can có những biểu hiện của bệnh tâm thần, Kiểm sát viên phải đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát để Viện trưởng ra quyết định trưng cầu giám định pháp y. Quyết định tạm đình chỉ vụ án chỉ được ra sau khi có kết luận của Hội đồng giám định pháp y (Điều 311 BLTTHS năm 2003). Đây là một quy định thể hiện bản chất nhân đạo của nhà nước ta. Khi bị can bị bệnh tâm thần họ sẽ không có đầy đủ năng lực hành vi, do đó khi Viện kiểm sát nghiên cứu xử lí vụ án để quyết định việc truy tố, họ sẽ không thực hiện được một cách tốt nhất quyền bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, không nhận thức được ý nghĩa của việc truy cứu trách nhiệm hình sự và xét xử đối với họ. Vì thế, BLTTHS đã quy định Viện kiểm sát tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bị bệnh tâm thần để họ có thời gian chữa trị bệnh của mình. Nhưng để tránh tình trạng lạm dụng chính sách nhân đạo việc bị can có thể giả bệnh tâm thần để trốn tránh trách nhiệm hình sự, BLTTHS quy định để được tạm đình chỉ vụ án thì bị can bị bệnh tâm thần phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y. Hội đồng pháp y được nói trong Điều luật là cơ quan được Viện kiểm sát trưng cầu giám định. Khoản 1 Điều 155 BLTTHS quy định: Khi có những vấn đề cần được xác định (theo quy định tại khoản 3 Điều này) hoặc khi xét thấy cần thiết thì CQTHTT ra quyết định trưng cầu giám định. Theo điểm b khoản 3 Điều 155, bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định tình trạng tâm thần của bị can trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ. Như vậy, trong trường hợp này việc trưng cầu giám định và ý kiến xác nhận của Hội đồng giám định pháp y là nhằm làm rõ tình trạng tâm thần của bị can xem bị can có đủ năng lực trách nhiệm hình sự hay không, có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu xử lí vụ án hay không. Cùng với việc ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, Viện kiểm sát còn ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can được tạm đình chỉ. Tạm đình chỉ vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong TTHS. Trước hết việc quyết định tạm đình chỉ vụ án là cơ sở để Viện kiểm sát tạm ngừng các hoạt động truy tố, nhất là đối với những vụ án phức tạp ngay trong khoảng thời gian đó Viện kiểm sát chưa làm sáng tỏ được nội dung vụ án. Nếu tiếp tục tiến hành truy tố không những không thu được kết quả mà còn gây lãng phí tốn kém cho nhà nước. Bên cạnh đó việc tạm đình chỉ vụ án còn tạo điều kiện cho bị can được chữa bệnh. Việc quyết định tạm đình chỉ vụ án có ý nghĩa nhằm khắc phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình nhận thức của CQTHTT, đảm bảo vụ án được xử lí khách quan, chính xác. Thông qua đó nâng cao uy tín của CQTHTT nói chung và Viện kiểm sát nói riêng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với nhà nước và CQTHTT. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006; Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb. CAND, Hà Nội, 2004; Bộ luật tố tụng hình sự 2003; Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKST-BCA-BQP về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS 2003; Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự (Ban hành kèm theo quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân tuần 2 tố tụng hình sự.doc