Bài tập cá nhân xây dựng văn bản ngôn ngữ xây dựng văn bản

Chủ thể quản lí tác động đến đối tượng quản lí thông qua việc ban hành các văn bản, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò trung gian. Có thể nói, hiệu quả quản lí ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào vai trò của ngôn ngữ trong văn bản. Chính vì vậy, trong suốt quá trình soạn thảo văn bản cần phải chú ý đến những yêu cầu về ngôn ngữ VBPL.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân xây dựng văn bản ngôn ngữ xây dựng văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ thể quản lí tác động đến đối tượng quản lí thông qua việc ban hành các văn bản, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò trung gian. Có thể nói, hiệu quả quản lí ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào vai trò của ngôn ngữ trong văn bản. Chính vì vậy, trong suốt quá trình soạn thảo văn bản cần phải chú ý đến những yêu cầu về ngôn ngữ VBPL. 1. Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết, trước hết giúp chủ thể ban hành văn bản trình bày cụ thể, rõ ràng toàn bộ ý chí của mình về các vấn đề phát sinh trong quản lí nhà nước và tạo điều kiện cho đối tượng thi hành văn bản nắm bắt được đúng đắn, đầy đủ nội dung của VBPL; đồng thời, cũng giúp các cơ quan nhà nước thuận lợi trong việc sao gửi, nghiên cứu, lưu trữ thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động quản lí. 2. Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ tiếng Việt. Đây không chỉ là yêu cầu mang tính pháp lí mà còn là vấn đề khoa học, vì tiếng Việt là tiếng được đại đa số người dân Việt Nam sử dụng nên mang tính thông dụng, phổ biến. VBPL phải được viết bằng tiếng Việt thì mới có thể phổ biến tới nhiều người nhờ đó mới đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình chuyển tải ý chí của chủ thể quản lí nhà nước. Tuy chưa có quy định chung đối với mọi văn bản về vấn đề ngôn ngữ nhưng hiện tại trong pháp luật đã có quy định về việc sử dụng tiếng Việt soạn thảo một số loại VBPL Xem: Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, khoản 1 Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2004, khoản 1 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. . 3. Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ được Nhà nước sử dụng chính thức. Xuất phát từ đặc thù của VBPL là mang tính quyền lực nhà nước nên ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ chuẩn quốc gia, được nhà nước sử dụng chính thức. Có thể hiểu ngôn ngữ VBPL là một bộ phận của ngôn ngữ tiếng Việt nhưng có chuẩn mực cao hơn so với tiếng Việt thông dụng, đó là: 3.1. Ngôn ngữ trong VBPL phải đảm bảo tính nghiêm túc. Người soạn thảo văn bản cần lưu ý không sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng tục; tránh dùng những từ thô thiển, thiếu nhã nhặn, đả kích hoặc châm biến; cũng nên tránh sử dụng các yếu tố ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm (văn vần, văn tả cảnh...) gây ra sự phản cảm, tâm lí coi thường Nhà nước, coi thường pháp luật đồng thời có thể ảnh hưởng tới tính chính xác của văn bản. Nếu VBPL đảm bảo tính nghiêm túc về ngôn ngữ sẽ tạo ra sự thiện chí và tự giác thực hiện ở những đối tượng có liên quan, nhờ đó pháp luật được tôn trọng. 3.2. Ngôn ngữ trong VBPL phải đảm bảo tính chính xác. Ngôn ngữ chính xác giúp cho người tiếp nhận văn bản có cách hiểu chung thống nhất về ý đồ của người ban hành, từ ngữ dùng trong VBPL “phải gợi nên đầu óc mọi người có những ý niệm giống nhau” Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Bùi Khắc Việt, Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lí nhà nước, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1997, Tr. 88. . Yêu cầu về việc sử dụng ngôn ngữ chính xác đòi hỏi: - Thứ nhất, ngôn ngữ VBPL phải chính xác về chính tả, nghĩa là viết đúng các âm, vần, tiếng, từ, chữ viết hoa, viết tắt, tên riêng (tiếng Việt, tiếng nước ngoài)... theo chuẩn quốc gia. - Thứ hai, ngôn ngữ VBPL phải chính xác về nghĩa của từ. Người soạn thảo cần có thói quen sử dụng từ điển Mặt khác, về nguyên tắc, phải loại trừ hiện tượng mơ hồ để đảm bảo về nghĩa cho các từ được sử dụng. - Thứ ba, ngôn ngữ VBPL phải chính xác trong cách viết câu và sử dụng dấu câu. Cách hành văn phải ngắn gọn, rõ ràng, lựa chọn những kiểu câu thích hợp và câu còn phải được đánh dấu câu phù hợp. 3.3. Ngôn ngữ VBPL phải có tính thống nhất. Đó là điều cần thiết giúp cho mọi người có thể hiểu thống nhất về các vấn đề được đặt ra trong từng văn bản cũng như trong toàn bộ hệ thống các VBPL, góp phần vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo tính thống nhất cho ngôn ngữ VBPL, khi sử dụng các từ, ngữ phải đảm bảo sự thống nhất ở cả hai cấp độ: trong cùng một VBPL và trong cả hệ thống VBPL. 3.4. Ngôn ngữ VBPL phải có tính phổ thông. Ngôn ngữ phổ thông được hiểu là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trên phạm vi toàn quốc. Tính phổ thông của ngôn ngữ trong VBPL sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu đúng, chính xác về pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện VBPL; đồng thời giúp cho việc kiểm tra, rà soát VBPL được nhanh chóng, rõ ràng. Để đảm bảo tính phổ thông trong ngôn ngữ VBPL, thứ nhất, người soạn thảo văn bản cần tránh sử dụng những từ địa phương. Việc sử dụng một số nhóm từ đặc biệt cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tính phổ thông của ngôn ngữ văn bản, đó là: nhóm từ cổ, nhóm từ mới, nhóm từ Hán – Việt và thuật ngữ pháp lí; thứ hai là phân chia, sắp xếp các đơn vị nội dung trong văn bản (người soạn thảo có thể đi từ khái quát đến cụ thể, từ vấn đề quan trọng đến vấn để ít quan trọng hơn). Đây chính là hướng tư duy, cách diễn đạt theo thói quên phổ biến của người Việt. Điều này giúp VBPL dễ đi vào đời sống xã hội. Tóm lại, ngôn ngữ VBPL có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hiệu quả và tính khả thi của văn bản. Chính vì vậy, việc soạn thảo VBPL cần được chú ý không chỉ ở thẩm quyền, thủ tục ban hành mà còn phải chú ý tới các yêu cầu về ngôn ngữ văn bản. ─THE END─ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, Tr. 55 – 58. ThS, Võ Trí Thảo, Kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lí nhà nước: lý thuyết và mẫu thực tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007, Tr. 56 – 59. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Bùi Khắc Việt, Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lí nhà nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, Tr. 87 – 92. TS. Lê Hồng Hạnh, “Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn trong soạn thảo văn bản”, tạp chí Luật học số 6/ 1997, Tr. 23 – 28. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2004. Luật Tố tụng hình sự 2003. Luật Tố tụng dân sự 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân xây dựng văn bản ngôn ngữ xây dựng văn bản.doc
Luận văn liên quan