Bài tập đoạn okazaki có lời giải và phương pháp giải

Bài 1: Một phân tử AND của sinh vật khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản.Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn okazaki. Đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn okazaki.Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là: A.53 B.56 C.59 D.50 Giải: Với mỗi một đơn vị tái bản ta luôn có: Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2 (Cái này chứng minh không khó). Vậy, số đoạn mồi là: (15+2)+(18+2)+(20+2) = 59 Bài 2: 1.Theo dõi quá trình nhân đôi của một AND, người ta thấy có 80 đoạn Okazaki, 90 đoạn mồi. AND trên thuộc dang nào? Có ở đâu? 2. Trên Virut, đoạn mồi hình thành ở những vị trí nào? đoạn mồi có tác dụng như thế nào? Giải: 1/ ta có : số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2* đơn vị tái bản => 90 = 80 + 2* đơn vị tái bản => số đơn vị tái bản = 5 ở sinh vật nhân sơ (hoặc ADN ở ti thể và lạp thể ) có ADN dạng vòng chỉ có 1 điểm tái bản => ADN trên là ADN dạng mạch kép có ở trong nhân của tế bào sinh vật nhân thực 2/ trên virut đoạn mồi đc hình thành ở điểm thục hiện quá trình nhân đôi _ Tác dụng của đoạn mồi : tổng hợp nên nhóm 3' OH để enzim ADN- polimeraza có thể nhận biết và gắn vào để thực hiệ quá trình tự sao Bài 3: Phân tử DNA của trực khuẩn E. Coli gồm 4,2 . 10^6 cặp nucleotid và chỉ có 1 replicon. Tốc độ tái bản là 50000 cặp nucleotid/min. Ở mạch 5' - 3', trung bình, mỗi phân đoạn giật lùi Okazaki có 1500 nucleotid. a) Thời gian tái bản? b) Ở lagging chain có bao nhiêu phân đoạn giật lùi Okazaki được tổng hợp? Enzyme nối? Giải: • Thuật ngữ: - Replicon: đơn vị tái bản - Lagging chain: mạch đơn đi theo * Giải: a. Thời gian tái bản: T = (4,2 . 10^6) : (5 . 10^4) = 84min = 1h24min b. - Số phân đoạn giật lùi Okazaki được tổng hợp: (4,2 . 10^6) : 1500 = 2800 - Enzyme nối các phân đoạn giật lùi Okazaki là Enzyme DNA – Ligase Bài 4: Sách BT Sinh 12 có câu hỏi: "1 đơn vị nhân đôi có 30 phân đoạn Okazaki thì cần bn đoạn mồi cho việc nhân đôi chính đơn vị nhân đôi đó?". Đáp án là 32. Mình ko hiểu cho lắm. Mỗi đoạn Okazaki cần 1 đoạn mồi để hình thành, cộng với 1 đoạn mồi bên mạch mới tổng hợp liên tục là đc 31 đoạn mồi chứ. Mà nhân đôi đơn vị nhân đôi thì ra cái gì?

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16026 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập đoạn okazaki có lời giải và phương pháp giải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Một phân tử AND của sinh vật khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản.Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn okazaki. Đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn okazaki.Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là: A.53 B.56 C.59 D.50 Giải: Với mỗi một đơn vị tái bản ta luôn có: Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2 (Cái này chứng minh không khó). Vậy, số đoạn mồi là: (15+2)+(18+2)+(20+2) = 59 Bài 2: 1.Theo dõi quá trình nhân đôi của một AND, người ta thấy có 80 đoạn Okazaki, 90 đoạn mồi. AND trên thuộc dang nào? Có ở đâu? 2. Trên Virut, đoạn mồi hình thành ở những vị trí nào? đoạn mồi có tác dụng như thế nào? Giải: 1/ ta có : số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2* đơn vị tái bản => 90 = 80 + 2* đơn vị tái bản => số đơn vị tái bản = 5 ở sinh vật nhân sơ (hoặc ADN ở ti thể và lạp thể ) có ADN dạng vòng chỉ có 1 điểm tái bản => ADN trên là ADN dạng mạch kép có ở trong nhân của tế bào sinh vật nhân thực 2/ trên virut đoạn mồi đc hình thành ở điểm thục hiện quá trình nhân đôi _ Tác dụng của đoạn mồi : tổng hợp nên nhóm 3' OH để enzim ADN- polimeraza có thể nhận biết và gắn vào để thực hiệ quá trình tự sao Bài 3: Phân tử DNA của trực khuẩn E. Coli gồm 4,2 . 10^6 cặp nucleotid và chỉ có 1 replicon. Tốc độ tái bản là 50000 cặp nucleotid/min. Ở mạch 5' - 3', trung bình, mỗi phân đoạn giật lùi Okazaki có 1500 nucleotid. a) Thời gian tái bản? b) Ở lagging chain có bao nhiêu phân đoạn giật lùi Okazaki được tổng hợp? Enzyme nối? Giải: Thuật ngữ: - Replicon: đơn vị tái bản - Lagging chain: mạch đơn đi theo * Giải: a. Thời gian tái bản: T = (4,2 . 10^6) : (5 . 10^4) = 84min = 1h24min b. - Số phân đoạn giật lùi Okazaki được tổng hợp: (4,2 . 10^6) : 1500 = 2800 - Enzyme nối các phân đoạn giật lùi Okazaki là Enzyme DNA – Ligase Bài 4: Sách BT Sinh 12 có câu hỏi: "1 đơn vị nhân đôi có 30 phân đoạn Okazaki thì cần bn đoạn mồi cho việc nhân đôi chính đơn vị nhân đôi đó?". Đáp án là 32. Mình ko hiểu cho lắm. Mỗi đoạn Okazaki cần 1 đoạn mồi để hình thành, cộng với 1 đoạn mồi bên mạch mới tổng hợp liên tục là đc 31 đoạn mồi chứ. Mà nhân đôi đơn vị nhân đôi thì ra cái gì? Bài 5: ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nu. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản : A. 315 B. 360 C. 165 D. 180 Giải: Chiều dài 1 đoạn Okazaki là: 1000x3,4=3400 Angstron= 3,4x10^(-4) mm Số Okazaki cần cho 1 chạc chữ Y: 0.051 : [3,4x10^(-4)] = 150 đoạn Mỗi đơn vị tái bản ngoài các đoạn mồi cho Okazaki cần thêm 1 đoạn mồi cho mạch liên tục. Vậy tổng số đoạn mồi cần thiết là: 150+15=165 (đoạn mồi) Mỗi đoạn mồi ứng với 1 ARN mồi. Bài 6: Một phân tử ADN thực hiện nhân đôi ng ta đếm đc tổng số 50 phân đoạn OKAZAKI số đoạn mồi cần đc tổng hợp là 51 52 50 102 Giải: số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2 = 50 + 2 = 52 bài 7: gia su tren 1 phan tu adn cua 1 sv nhan thuc cung luc co 8 don vi tai ban giong nhau, tren 1 chac chu y cua 1 don vi tai ban nguoi ta thay co 14 doan okazaki. So doan ADN moi da duoc tong hop cho qua trinh nhan doi ADN tinh den thoi diem quan sat la bao nhieu Giải: Ở mỗi đơn vị tái bản có 2 chạc chữ Y (quay đối nhau như hình thoi). Nên có 2 đoạn mạch 5'->3' và 2 đoạn mạch 3'->5'. Trên đoạn mach 5'-3' tổng hợp theo từng đoạn okazaki, mỗi đoạn okz cần có 1 đoạn mồi. trên mỗi mạch 3'-5' cần phải có 1 đoạn mồi (vì đơn vị tái bản mở ở giữa phân tử ADN chứ không phải từ đầu 3') Vậy số đoạn ARN mồi (là ARN chứ không phải ADN đâu bạn) ở 1 đơn vị tái bản = số đoạn Okz + 2. Áp dụng cách tính trên cho mỗi đơn vị tái bản và nhân cho số đơn vị tái bản=> Tổng số đoạn mồi. Ở bài trên 1 chạc chữ Y có 14đoạn Okz nên mỗi đơn vị tái bản có 28 đoạn Okz => Số đoạn mồi = ( 28+2).8=240 Bài 8: Một pt ADN có 3.10^6 cặp nu và hiệu số giữa A và 1 loại nu khác là 10% số nu của ADN. a, Khi ADN này tự nhân đôi thì cần bao nhiêu nu tự do của môi trường nội bào cung cấp, trong đó mỗi loại là bao nhiêu . b, Trên 1 chạc chữ Y đã hình thành 20 đoạn Okazaki thì trên chạc này đã có mấy đoạn mồi. Giải: a. Theo đề ta suy ra hệ sau: %A - %G = 10% %A + %G = 50% => %A = 30% v %G = 20% => A = 9 . 10^5 nu v G = 6 . 10^5 nu Số nu môi trường cung cấp khi gene nhân đôi: A mt = T mt = (2^1 - 1) . A = 9 . 10^5 nu G mt = X mt = (2^1 - 1) . G = 6 . 10^5 nu b. Trên 1 chạc chữ Y (đơn vị tái bản), hai mạch mới được tổng hợp theo hai phương thức khác nhau: - Tổng hợp mạch liên tục: sợi khuôn có chiều 3' => 5', toàn bộ quá trình nhân đôi chỉ cần 1 ARN Primer (đoạn mồi) bởi vì sợi ra nhanh đối song song với sợi khuôn và hướng tổng hợp của nó hoàn toàn trùng khớp với hướng của toàn bộ quá trình nhân đôi (5' => 3') - Tổng hợp mạch gián đoạn: sợi khuôn có chiều 5' => 3', sợi được tổng hợp thực chất là các phân đoạn giật lùi Okazaki được nối lại nhờ enzyme Ligase. Nguyên tắc để tổng hợp 1 phân đoạn giật lùi Okazaki cần 1 ARN Primer (đoạn mồi). Nhưng khi tổng hợp phân đoạn giật lùi Okazaki đầu tiên lại cần tới 2 đoạn mồi. Theo đề đã có 20 phân đoạn giật lùi Okazaki được tổng hợp nên sẽ cần 21 đoạn mồi. Tóm lại trên chạc chữ Y đã hình thành 1 + 21 = 22 đoạn mồi bài 9: trong quá trình tái bản của ADN ở sinh vật nhân thực, một đơn vị tái bản có 15 phân đoạn okazaki, xác định số đoạn mồi? Giải: 15+2 = 17 Bài 10: một phân tử AND đang tiến hành quá trình nhân đôi, trên phân tử ADN đó có 60 đoạn okazaki và có 70 đoạn mồi. Phân tử AND đó thuộc SV nhân sơ hay nhân thực? biết mỗi đơn vị tái bản gồm 200 cặp nu. Tính chiều dài phân tử ADN? Giải: Từ công thức trên => số đơn vị tái bản = (sốđoạn mồi – số đoạn okazaki)/2 = (70-60)/2=5 => SV này là SV nhân thực do quá trình nhân đôi diễn ra trên nhiều đơn vị tái bản. Còn chiều dài thì được tính một cách quá giễ dàng: = 5.200.3,4 =… Bài 11: (đề đại học khối B 2010) ko liên quan đến vấn đề này lắm, nhưng bản chất thì cũng dựa vào một đơn vị tái bản gồn hai chạc chữ Y chạy ngược chiều nhau Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ. D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản). Bài 12: trên 1 đoạn ADN có 9 đơn vị tái bản đang hoạt động, trên mỗi đơn vị tái bản đều có 10 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã và đang hình thành là: A. 92 B. 108 C.90 D.99 Giải: công thức tính đoạn mồi ARN = n+ 2, 9 đơn vị tái bản = (10+2).9 = 108, các bạn sẽ thắc mắc vì sao lạ + 2 mà không phải là 1, lí do vì trên 1 đơn vị tái bản có 2 chạc sao chép , 1 bên tổng hợp liên tục cần 2 đoạn mồi ARN, bên tổng hợp gián đoạn có n đoạn okazaki cần n đoạn mồi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập đoạn okazaki có lời giải và phương pháp giải.doc