Bài tập hình sự module 2 - Đề 3A

K và P có mây thuẫn gay gắt. Ngày 04 tháng 05 năm 2008, K và P cãi nhau, xông vào vật lộn, đấm đá nhau. Thấy bố mình bị đánh, con của K là H đã sử dụng chiếc đục của thợ mộc xông vào nhằm P đâm bừa một nhát trúng sườn phải P. Nhát đâm sâu tới 9 cm làm thủng gan, chảy máu trong. P được đưa tới bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên P đã chết. Có 2 ý kiến khác nhau về vấn đề tội danh của H: (1) H phạm tội giết người ( Điều 93) và (2) H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (Khoản 3, Điều 104 BLHS). Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H. Phản bác ý kiến nêu trên mà mình cho là không đúng. Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có thay đổi không? Tại sao?

docx3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập hình sự module 2 - Đề 3A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI 3A K và P có mây thuẫn gay gắt. Ngày 04 tháng 05 năm 2008, K và P cãi nhau, xông vào vật lộn, đấm đá nhau. Thấy bố mình bị đánh, con của K là H đã sử dụng chiếc đục của thợ mộc xông vào nhằm P đâm bừa một nhát trúng sườn phải P. Nhát đâm sâu tới 9 cm làm thủng gan, chảy máu trong. P được đưa tới bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên P đã chết. Có 2 ý kiến khác nhau về vấn đề tội danh của H: (1) H phạm tội giết người ( Điều 93) và (2) H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (Khoản 3, Điều 104 BLHS). BÀI LÀM Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H. Thông qua những dữ kiện mà đề bài đã cho có thể khẳng định hành vi của H đã cấu thành tội Giết người được quy định tại Điều 93 BLHS bởi các lẽ sau: Thứ nhất, về chủ thể thực hiện tội phạm là H tuy đề bài không nêu độ tuổi của H nhưng chúng ta tạm coi H là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Thứ hai, về mặt khách quan hành vi của H là hành vi tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật. H đã dùng chiếc dùi của thợ mộc đâm vào sườn phải của P, có thể thấy đây là hành vi nguy hiểm, chiếc dùi của thợ mộc là vật cứng, sắc khi dùng lực đâm mạnh vào những vị trí hiểm yếu trên cơ thể con người thì khả năng gây ra cái chết là rất cao. Hành vi của H đã gây ra cái chết cho P. Giữa cái chết của P và hành vi của H có mối quan hệ nhân quả, cái chết của P là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật của H. Hành vi của H đã xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của người khác, Đối tượng tác động của tội phạm là bản thân P, P là nạn nhân. Thứ ba, Lỗi của H ở đây là lỗi cố ý gián tiếp, H hoàn toàn có thể nhận thức được việc đâm chiếc đục vào mạn sườn phải của P có thể gây ra cái chết cho P nhưng vì thấy bố mình đang bị đánh, H mong muốn trả thù cho bố, tuy cái chết của P là điều H không mong muốn nhưng H có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Phản bác ý kiến nêu trên mà mình cho là không đúng. Trong tình huống này, quan điểm cho rằng H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (Khoản 3, Điều 104 BLHS) là không đúng bởi: Tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người đều có mặt khách quan khá giống nhau, ở cả hai tội này người phạm tội đều có hành vi dùng vũ lực tác động lên cơ thể người khác và dẫn tới hậu quả chết người. Điểm mấu chốt để phân biệt giữa hai tội danh này chính là mặt chủ quan của tội phạm và dấu hiệu quan trọng nhất thuộc mặt chủ quan đó chính là lỗi. Đối với tội giết người, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bởi nó chắc chắn gây ra hoặc có thể gây ra cái chết cho người khác, người phạm tội mong muốn hậu quả chết người xảy ra ( lỗi cố ý trực tiếp) hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp). Còn đối với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho thương tích xảy ra với nguời khác họ không mong muốn hậu quả chết người xảy ra ( hậu quả chết người nằm ngoài ý chí chủ quan của họ), người phạm tội cố ý với hành vi gây thương tích nhưng vô ý với hậu quả chết người. Để xác định được ý chí chủ quan của người phạm tội khi thực hiện hành vi chúng ta căn cứ vào một số yếu tố thuộc mặt khách quan đó là hành vi, công cụ, phương tiện phạm tội. Xét trường hợp phạm tội của H chúng ta nhận thấy: Về công cụ mà H sử dụng là chiếc dùi của thợ mộc, đây là một vật có đặc điểm là cứng, sắc nhọn, khi sử dụng lực mạnh đâm vào cơ thể con người có thể gây ra thương tích hoặc dẫn đến chết người nếu vị trí tấn công là những nơi hiểm yếu trên cơ thể. Về vị trí tấn công, H đâm vào sườn phải của P, đây là một vị trí hiểm yếu trên cơ thể con người, khi bị những vật cứng, sắc nhọn đâm vào thì hậu quả chết người là rất dễ xảy ra. Về cường độ tấn công, theo những dữ kiện đề bài cho thì “ Nhát đâm sâu tới 9cm làm thủng gan, chảy máu trong.” Như vậy có thể thấy cường độ tấn công của H là mãnh liệt. Qua những căn cứ nêu trên có thể khẳng định rằng khi lựa chọn công cụ phạm tội và tấn công P với cường độ như vậy H có thể nhận thấy hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, hậu quả chết người là có thể xảy ra nhưng H đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Như vậy có thể thấy hậu quả chết người không nằm ngoài ý thức chủ quan của H và vì vậy việc kết luận H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người là không có cơ sở. Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có thay đổi không? Tại sao? Trong trường hợp này tội danh của H sẽ thay đổi vì: Thứ nhất, theo giả thiết đưa ra thì “P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ”. Như vậy nguyên nhân gây ra cái chết của P là bắt nguồn từ sự lơ là tắc trách của bác sỹ, hành vi của H tuy có khả năng gây ra hậu quả chết người nhưng khả năng ấy chưa được hiện thực hóa. Cần phải xác định sự lơ là tắc trách của bác sỹ không phải là sự thúc đẩy cho sự hiện thực hóa khả năng gây ra hậu quả chết người ẩn chứa trong hành vi của H mà nó chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của H như đề bài đã khẳng định. Thứ hai, lỗi của H khi thực hiện hành vi là lỗi cố ý gián tiếp, luật hình sự Việt Nam chỉ công nhận giai đoạn phạm tội chưa đạt với lỗi cố ý trực tiếp, với lỗi cố ý gián tiếp hậu quả đến đâu truy cứu đến đó, ở đây hậu quả chết người như ở trên đã phân tích là do sự lơ là tắc trách của bác sỹ như vậy không thể tuyên H tội giết người (chưa đạt). Ở đây chỉ có thể truy cứu H về tội cố ý gây thương tích.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài tập cá nhân hình sự module 2 đề 3a.docx
Luận văn liên quan