Bài tập môn quản trị kinh doanh quốc tế tình huống: Lợi thế cạnh tranh của dell

Tương tự như hệ thống tích hợp với khách hàng, trong mối quan h ệ giữa Dell và các nhà cung cấp, Dell đã xây dựng cho mình các sự tích hợp ảo (Virtual Intergration) với nhà cung cấp qua hệ thống SCM. Như đã nói ở trên, Mỗi khi Dell tiếp nhận 1 đơn hàng, hệ thống xử lý sẽ bóc tách đơn hàng thành từng phần nhỏ, tập hợp lại rồi sẽ tự động chuyển đến cho nhà cung ứng thích hợp. Dell sử dụng hệ thống SCM của i2 Technologies. Hệ thống cho phép, mỗi 20 giây, sẽ tiến hành tổng hợp đơn hàng, phân tích thành phần đơn hàng cần thiết, kiểm tra tình trạng tồn kho của Dell và các nhà cung ứng, sau đó sẽ tự động tạo hóa đơn đặt hàng các linh kiện cần thiết tới cho nhà cung ứng thích hợp. Còn hệ thống tiếp nhận đơn hàng của nhà cung ứng sẽ tự động cập nhật 2 giờ một lần.

pdf18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4982 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn quản trị kinh doanh quốc tế tình huống: Lợi thế cạnh tranh của dell, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ TÌNH HUỐNG: LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL GVHD: Thầy Nguyễn Hùng Phong HVTH: Nhóm 5 - Lớp QTKD Đêm 2 – K21 1. Phạm Viễn 2. Lâm Ngọc Minh Chi 3. Trương Bảo Quốc 4. Nguyễn Đại Trường 5. Nguyễn Toàn Trung 6. Nguyễn Minh Triều (K20) TP.HCM, Tháng 6 năm 2013 Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 2 DANH SÁCH NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ STT Họ và tên Đánh giá 1 Phạm Viễn 10/10 2 Lâm Ngọc Minh Chi 10/10 3 Trương Bảo Quôc 10/10 4 Nguyễn Toàn Trung 10/10 5 Nguyễn Đại Trường 10/10 6 Nguyễn Minh Triều 10/10 Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 3 MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU DELL: ......................................................................................... 4 Lịch sử hình thành và phát triển: .................................................................................................... 4 Khởi nghiệp từ 1.000 USD......................................................................................................... 5 Tạo dựng thương hiệu Dell computer ......................................................................................... 6 Xây dựng thành công Tập đoàn Dell Inc .................................................................................... 8 Dell thành lập bộ phận phát triển phần mềm ............................................................................... 9 II. TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN: ................................................................11 1. Những lợi thế mà Dell có được từ các địa điểm sản xuất ở bên ngoài nước Mỹ là gì? Những bất lợi tiềm năng là gì? ................................................................................................................ 11 2. Tại sao Dell mua hầu hết các linh kiện từ các nhà cung cấp độc lập hơn là tự mình sản xuất (Dell chỉ làm khâu nhỏ cuối cùng là lắp ráp linh kiện vào máy tính)? ........................................... 11 3. Thay thế hàng tồn kho với thông tin đã mang lại kết quả gì cho cấu trúc chi phí và lợi nhuận của Dell? ..................................................................................................................................... 12 4. Bạn có nghĩ rằng mô hình của Dell có thể bị bắt chước bởi các nhà sản xuất máy tính cá nhân khác và các nhà sản xuất trong những ngành công nghiệp khác không? ........................................ 13 5. Những nhân tố nào khiến cho các công ty máy tính khác gặp khó khăn trong việc bắt chước mô hình của Dell? ........................................................................................................................ 13 6. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của Dell là gì? Lợi thế này vững chắc như thế nào? ................. 14 7. Những rủi ro tiềm năng trong chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu của Dell? Làm thế nào để giảm bớt các rủi ro đó? ................................................................................................................ 17 Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 4 I. GIỚI THIỆU DELL: Lịch sử hình thành và phát triển: Say mê với những chiếc computer từ khi mới 15 tuổi, bằng lòng quyết tâm và một trí tuệ ưu việt, Michael Saul Dell đã tiến rất nhanh tới những thành công trong sự nghiệp và trở thành một nhà kinh doanh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ nguồn lợi nhuận khổng lồ của các loại máy vi tính thương hiệu Dell mang lại, tới năm 2007, Michael Saul Dell đã ghi tên mình vào tốp đầu của bản danh sách những doanh nhân thành đạt và giầu có nhất thế giới với số tài sản cá nhân trị giá 18 tỷ USD. Tiền thân của Dell là một cửa hiệu nhỏ được Michael Saul thành lập từ khi vẫn còn là sinh viên của trường University of Texas tại Austin, Mỹ mang tên PC’s Limited.Tới năm 1988, cái tên PC’s Limited đã được thay bằng Dell và chính thức được biết tới trên thị trường công nghệ thông tin của Mỹ và không lâu sau đó, với những sản phẩm máy tính chất lượng cao, Dell đã trở thành một thương hiệu mạnh trong thế giới các thương hiệu máy tính nổi tiếng thế giới. Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 5 Hiện, cùng với các sản phẩm đa dạng từ máy tính xách tay, máy chủ, máy in… số lượng nhân viên làm việc tại Dell là 78.000 người, tổng thu nhập hàng năm của công ty đã lên tới con số 55.908 tỷ USD và là đối thủ đáng sợ của nhiều nhà sản xuất lớn như Acer, Compaq, Microsoft, Sony… Khởi nghiệp từ 1.000 USD Michael Saul Dell sinh ngày 23/2/1965 trong một gia đình người Do Thái định cư tại Houston, Texas, Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, bố Michael Saul Dell đã mong muốn cậu con trai học tập để đi theo nghề bác sỹ, tuy nhiên, từ năm 15 tuổi, bắt đầu được tiếp xúc với chiếc máy tính Apple II đầu tiên, Michael Saul Dell đã bị lôi cuốn.Trong những năm học tại trường trung học Memorial High School, Michael Saul Dell đã luôn thể hiện là một người học tập không phụ thuộc vào sách vở mà, thay vào đó là phương pháp học từ thực tế. Sau khi tốt nghiệp Memorial High School, Michael Saul Dell thi đỗ vào trường University of Texas tại Austin. Bước chân vào ngưỡng cửa đại học, sự cuốn hút của những chiếc máy tính đối với Michael Saul Dell không những không hề giảm mà nó đã nhanh chóng trở thành một niềm đam mê của cậu.Năm 1984, khi đó mới 19 tuổi, Michael Saul Dell đã có một quyết định táo bạo đó là vay của bố mẹ khoản tiền 1.000 USD để lập lên một cửa hiệu máy tính nhỏ lấy tên là PC’s Limited và đặt tại căn phòng của mình tại Dobie Center. Bắt đầu từ thời điểm này, Michael Saul Dell bắt tay vào các chương trình lắp đặt và phân phối sản phẩm máy vi tính. Michael Saul Dell đã dành hầu hết thời gian ngoài giờ để nghiên cứu và điều hành các chương trình kinh doanh của PC’s Limited. Tại phòng ngủ tập thể của ký túc xá, Michael Saul Dell đã tiến hành thành công nhiều chương trình nghiên cứu phát triển máy vi tính. Để đảm bảo tính bí mật cho các chương trình kinh doanh của mình, hầu hết những kết quả nghiên cứu đều được Michael Saul Dell cất trong nhà tắm. Và chính vì vậy, ít ai có thể ngờ được rằng, đó lại là khởi nguồn của một tập đoàn máy tính hàng đầu thế giới. Bằng phương pháp liên kết để bán các sản phẩm máy tính của IBM, tới năm 1985, sau một thời gian không dài tìm tòi và nghiên cứu, Michael Saul Dell đã cho ra đời được Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 6 sản phẩm máy tính đầu tiên mang tên Turbo PC.Dựa trên bộ vi xử lý Intel 8088 của Intel, chiếc máy tính đầu tiên của PC’s Limited đã đạt được tốc độ 8 MHz. Ngay sau đó, Michael Saul Dell đã đưa sản phẩm của mình quảng bá trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên các tờ tạp chí công nghệ thông tin, các tờ báo địa phương và bắt đầu chương trình phân phối tới người tiêu dùng.Do quy mô còn nhỏ nên khi mới đi vào hoạt động, PC’s Limited đã phải chịu những sức ép rất lớn từ các nhà sản xuất đã thành danh trong thời điểm đó. Vì vậy, câu hỏi lớn nhất đối với Michael Saul Dell trong thời điểm đó chính là làm cách nào để có thể phân phối được sản phẩm của công ty. Sau một thời gian nghiên cứu, Michael Saul Dell đã phải dùng phương pháp giao hàng trực tiếp. Không cần người trung gian, khách hàng chỉ cần gọi điện hoặc thông qua mạng Internet đặt mua, tất cả các sản phẩm nguyên kiện và những thiết bị phụ trợ đã được Michael Saul Dell và một số nhân viên giao tới tận nhà. Bằng phương pháp đó, Michael Saul Dell vừa tạo được uy tín trước khách hàng vừa có thể nghiên cứu nhu cầu mới của thị trường. Không dừng lại ở đó, vì là một sản phẩm mới, chưa có được những cơ sở vững chắc và phải chịu sức ép cạnh tranh lớn, Michael Saul Dell đã áp dụng phương pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Nhờ đó, PC’s Limited đã được những bước phát triển khá vững chắc và Michael Saul Dell còn được giới chuyên môn đánh giá là người áp dụng thành công nhất phương pháp giao hàng trực tiếp. Tạo dựng thương hiệu Dell computer Ngay trong những năm đầu đi vào hoạt động, bằng các bước đi linh hoạt và đầy sáng tạo của mình, Michael Saul Dell đã giúp PC’s Limited thu được khoản lợi nhuận khoảng 73 triệu USD đồng thời tạo được những kênh phân phối sản phẩm uy tín với khách hàng.Để có thể vươn xa hơn trên thị trường công nghệ thông tin sức ép cạnh tranh lớn nhưng cũng nhiều tiềm năng phát triển, năm 1988, Michael Saul Dell đã quyết định chuyển PC’s Limited thành Tổ hợp máy tính Dell Computer Corporation và trở thành một trong những COE trẻ nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi công bố thành lập, tổng số vốn của Dell Computer Corporation đã là 80 triệu USD. Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 7 Chương trình đầu tiên được Michael Saul Dell tập trung nghiên cứu thực hiện chính là tạo được sự đặc sắc cho những sản phẩm máy vi tính và trang thiết bị phụ kiện của Dell Computer Corporation.Vòng tròn phân phối sản phẩm đã được thiết lập trước đó đã trở thành công cụ hữu ích để Michael Saul Dell nắm bắt được nhu cầu của thị trường sau đó đưa vào sản xuất các loại máy vi tính, phụ kiện mang tính chất đón đầu. Trong khi hầu hết các hãng khác tập trung vào các sản phẩm máy vi tính có cấu hình phổ biến nhất thì Michael Saul Dell lại tập trung đầu tư vào phát triển các loại máy vi tính có hệ thống đĩa mềm và ổ cứng có cấu hình cao. Và hiển nhiên, Michael Saul Dell đã tung ra được một đòn đánh chính xác vào nhu cầu của khách hàng và được tiêu thụ với số lượng rất lớn.Tạo được vị trí vững chắc tại thị trường công nghệ thông tin trong nước, Michael Saul Dell gấp rút chuẩn bị cho chương trình tiến ra thị trường các nước trong và ngoài khu vực. Trên thực tế, trước khi chương trình này được khởi động, song song với các bước mở rộng hoạt động của mình, Michael Saul Dell đã bắt đầu đưa được các sản phẩm máy tính của mình lan tỏa ra khu vực Bắc Mỹ và cả thị trường Anh quốc. Michael Saul Dell coi đây là một nền tảng vững chắc để thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường quốc tế.Đối với Michael Saul Dell, vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu đối với các sản phẩm của mình chính là chất lượng và sự độc đáo đánh trúng vào tâm lí người tiêu dùng ngày càng cao từ những chiếc máy tính thông thường cho tới những chiếc laptop kiểu dáng trang nhã và chất lượng cao, có sử dụng phần mềm bản quyền của Microsoft.Một trong những sản phẩm đã mang lại thành công lớn cho Michael Saul là thế hệ máy Dell Linux. Sau khi được tung ra thị trường, Dell Linux đã chinh phục được người sử dụng và mang lại cho Dell Computer Corporation nhiều khoản lợi nhuận lớn trong một thời gian dài tới tận những năm đầu thế kỷ 21. Tại các thị trường mới, để tiếp cận một cách nhanh nhất, Michael Saul Dell đã thiết lập hàng loạt các đối tác phân phối sản phẩm. Vẫn trung thành với phương pháp giao hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng, cộng thêm vào đó là mở rộng mạng lưới dịch vụ chăm sóc khách hàng và đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm được phân phối.Cứ ở đâu có sự xuất hiện của sản phẩm máy tính Dell đều có những trung tâm bảo hành Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 8 và tư vấn sử dụng cho khách hàng. Thậm chí, nếu khách hàng không thể tới tận nơi thì chuyên gia của Dell Computer Corporation sẽ thông qua điện thoại tư vấn cho khách hàng. Bằng cách này, Michael Saul Dell đã bảo đảm giảm được 75% những sự cố của các sản phẩm và tạo được uy tín rất lớn đối với khách hàng. Hàng loạt các trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng được tổ chức chặt chẽ được đặt ở nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực như trung tâm chăm sóc khách hàng tại Alberta, Ottawa, Ontario, Central Texas, Salt Lake City, Utah, Nashville, Tennessee, Chesapeake, Roseburg, Oregon, Twin Falls, Idaho, Oklahoma City, Okla, San Salvador, El Salvador, Vịnh Glace Bay, Nova Scotia, Panama City, Panama, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ… Xây dựng thành công Tập đoàn Dell Inc Trong sự nghiệp kinh doanh của mình, Dell còn được biết tới là một nhà cầm quân bậc thầy trên thương trường. Ngay từ năm 1986, Dell đã có được một bước tiến rất xa khi tuyển về cho Dell Computer Corporation chuyên gia lĩnh vực kinh doanh Lee Walker. Đây là một người đã từng đảm nhiệm rất thành công vị trí người quản lí tại nhiều công ty lớn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sau khi được tuyển vào vị trí quản lí kinh doanh của Dell Computer Corporation, Lee Walker đã trở thành một chìa khóa giúp Dell Computer Corporation đạt được tốc độ phát triển bùng nổ trên thị trường công nghệ thông tin. Một trong những cống hiến lớn nhất của Lee Walker trong giai đoạn đầu chính là ông đã sử dụng những kỹ năng và kinh nghiệm của mình vào tìm nguồn tài chính cho công ty tại Ngân hàng Texas Commerce Bank và chỉ trong vòng 18 giờ, công việc này đã hoàn tất.Bên cạnh Lee Walker, Michael Saul Dell còn có trong tay hàng loạt nhà quản lí tài năng khác như Don Carty, William Gray, Judy Lewent, Klaus Luft, Alex Mandl, Michael A. Miles… Đó chính là những con bài chiến lược đưa thương hiệu Dell chiếm lĩnh các thị trường trong và ngoài khu vực để trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của các hãng điện tử nổi tiếng như Apple, Hewlett – Packard, Sun Microsystems, Gateway, Lenovo, Sony, Acer, Toshiba, Asus… Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 9 Trên con đường tiến tới đỉnh cao của sự nghiệp, mặc dù đã thu được không ít thành công, tuy nhiên, cũng đã có những thời điểm, Michael Saul Dell đã phải đối mặt với những khó khăn do sản phẩm bị lỗi kỹ thuật. Điều này làm sụt giảm nghiêm trọng tới uy tín của thương hiệu Dell và hơn thế nữa đó lại là cơ hội cho những lời chỉ trích nhằm vào chính Michael Saul Dell. Đó là thời điểm những năm 90, một số loại laptop của Dell khi đang được sử dụng đã bị nổ pin nguồn và ngay lập tức Michael Saul Dell đã trở thành mục tiêu bị công kích dữ dội.Tuy nhiên, trong tình cảnh khó khăn đó, Michael Saul Dell không những không chịu lùi bước mà ông càng quyết tâm củng cố và nâng cao chất lượng cho các sản phẩm của mình. Và cuối cùng thực tế đã chứng minh lòng quyết tâm của Michael Saul Dell, cùng với thời gian, nhiều thế hệ máy vi tính chất lượng hoàn hảo đã được tung ra thị trường và lấy lại được những gì đã mất.Hiện nay, thương hiệu Dell đã nổi tiếng trên khắp toàn cầu và trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường công nghệ thông tin. Tổ hợp máy tính Dell Computer Corporation trước đây đã được xây dựng thành Tập đoàn công nghệ thông tin Dell Inc với hàng trăm chi nhánh được đặt tại các quốc gia thuộc khu vực châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương. Năm 2006, Dell Inc đã đươc Tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 25 tập đoàn lớn nhất thế giới. Và chỉ trong tháng 1 năm 2007, tổng thu nhập của Dell Inc đã đạt con số 14,4 tỷ USD, trong đó, lợi nhuận đã lên tới 687 triệu USD.Năm 2010 , doanh thu đạt 52.902 tỷ USD, lợi nhuận kinh doanh đạt 2.172 tỷ Cùng với đó, Michael Saul Dell đã có trong tay 15,8 tỷ USD và vươn lên vị trí thứ 30 trong danh sách những doanh nhân giầu nhất thế giới và vị trí thứ 9 trong danh sách các tỷ phú của Mỹ. Dell hiện tại sống ở Austin, Texas cùng với vợ, Sunsan Dell và 4 người con. Ông có 3 con gái: Kira, Alexa, Juliette và 1 con trai Zachary. Dell thành lập bộ phận phát triển phần mềm Dell ngày càng gắn công nghệ phần mềm với phần cứng khi họ vượt qua việc cung cấp sever đơn thuần để bán các giải pháp doanh nghiệp trọn gói.Ngày 2/2/2012, Dell Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 10 cho biết sẽ thành lập Nhóm Phần mềm (SG), tập hợp các sản phẩm khác nhau của hãng lại trong cùng một đơn vị để tăng hiệu quả các dịch vụ trọn gói cho doanh nghiệp của mình. Ông John Swainson sẽ đảm nhận chức danh Chủ tịch, lãnh đạo nhóm SG. Ông Swainson trước đây là cố vấn cao cấp tại công ty Silver Lake và từng là CEO của hãng bảo mật CA (Computer Associates) từ năm 2005 đến năm 2009.Công việc của SG sẽ trải rộng trên tất cả các sản phẩm và dịch vụ, CEO Michael Dell của Dell cho biết. Dell chủ yếu được biết đến với máy tính, máy chủ, các sản phẩm mạng, lưu trữ, và cũng có một đơn vị dịch vụ. Việc tạo ra nhóm phần mềm SG sẽ giúp phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, công ty cho biết. Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 11 II. TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN: 1. Những lợi thế mà Dell có được từ các địa điểm sản xuất ở bên ngoài nước Mỹ là gì? Những bất lợi tiềm năng là gì? - Nhân công rẻ, năng suất cao giúp cho Dell có chi phí đầu vào thấp nên giá thành sản phẩm thấp dễ dàng cạnh tranh với đối thủ. - Rút ngắn khoảng cách vận chuyển tới khách hàng, giảm thiểu chi phí vận chuyển và tăng tốc độ giao hàng cho khách hàng. Vì thế khách hàng luôn hài lòng về sự giao hàng đúng hẹn của Dell. Những bất lợi tiềm năng: - Dell phải thực thi và tuân thủ những quy định, ràng buộc, thuế và pháp lý tại những quốc gia mà Dell có cơ sở sản xuất. Những vấn đề này sẽ gây trở ngại cho Dell trong hoạt động thương mại toàn cầu. - Dell có thể bị ảnh hưởng bởi những phong tục, tập quán và văn hoá ở những nơi này. 2. Tại sao Dell mua hầu hết các linh kiện từ các nhà cung cấp độc lập hơn là tự mình sản xuất (Dell chỉ làm khâu nhỏ cuối cùng là lắp ráp linh kiện vào máy tính)? Việc sản xuất các thiết bị để làm máy tính cá nhân, Dell không làm tốt như các nhà cung cứng  sử dụng các nguồn cung ứng hàng hóa toàn cầu  khai thác những lợi thế có được do những khác biệt giữa các quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất. Dell không tự sản xuất ra các linh kiện máy tính nhưng nó lại có thể cung cấp cho khách hàng tất cả những linh kiện máy tính của tất cả các hãng máy tính lớn trên thế giới như IBM,apple.v.v…) Dell đã xây dựng mạng extranet với tất cả các nhà cung cấp, nhà phân phối,cơ chế trao đổi dữ liệu điện tử EDI,trung tâm xử lý đơn đặt hàng của Dell mỗi khi nhận được một thông tin đơn đặt hàng của khách hàng lập tức hệ thống thông tin sẽ tự động cập nhật, phân loại và liên hệ với các nhà cung cấp Đơn hàng của khách hàng sẽ được phân loại và gửi đến cho các nhà sản xuất tương ứng linh kiện. Chẳng hạn, CPU thì có Intel, HDD thì có Samsung … và nhà sản suất Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 12 chuyển đến bộ phận lắp ráp của Dell, sau đó đóng gói và vận chuyển tận tay khách hàng, đây là mô hình lựa chọn cấu hình và hệ thống tùy ý thông qua mô hình Build-to- Order. Tự sản xuất thì Dell sẽ cần một lượng lớn vốn để đầu tư. 3. Thay thế hàng tồn kho với thông tin đã mang lại kết quả gì cho cấu trúc chi phí và lợi nhuận của Dell? Các kết quả đem lại từ cơ cấu chi phí của Dell: - Năm 2004, hầu hết các nhà sản xuất máy vi tính thua lỗ nhưng Dell vẫn có lợi nhuận cao. - Chiếm 2% thị phần toàn cầu. - Dell đã tiếp cận được với thị trường toàn cầu (1/3 doanh số đến từ bên ngoài Mỹ). - Giá cả sản phẩm thấp  cạnh tranh với đối thủ và hấp dẫn khách hàng. - Giảm lượng hàng hóa tồn kho đến mức thấp nhất trong ngành. - Đồng bộ hóa cung và cầu ở 1 phạm vi mà không phải công ty khác nào cũng có thể. - Tối thiểu hóa sự dư thừa và lỗi thời hàng hóa.  Tiết kiệm được chi phí và có một cơ cấu chi phí thấp nhất trong ngành. Bằng cách liên kết khăng khít và có hệ thống giữa các đơn đặt hàng của khách hàng và nhà cung cấp, Dell đã giảm lượng hàng tồn kho đến mức tối thiểu. Chiến lược này cho phép họ chỉ giữ trong tay có 6 ngày hàng tồn kho. Trong khi đó hầu hết các công ty trong ngành công nghiệp máy tính hiện đang nắm giữ từ 2Q đến 3Q ngày giá trị của hàng tồn kho. Việc này đã giúp công ty tiết kiệm được các khoản chi phí liên quan đến hàng tồn kho như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,... Do đó giá bán của máy tính Dell sẽ thấp hơn so với sản phẩm của công ty khác tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá cho nó. Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 13 Đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn hàng: với hệ thống máy móc điện tử làm việc tự động hóa và kịp thời đã đẩy nhanh tốc độ giải quyết các khâu của quá trình. Nhờ vậy mà số lượng đơn đặt hàng được đáp ứng cũng tăng lên. Số liệu cho thấy vào năm 1996 năm bắt đầu hoạt động bán hàng trực tuyến chỉ trong vòng một năm Dell đã đạt được doanh số bán hàng 1 triệu USD một ngày qua mạng internet đạt doanh thu 5,3 tỷ USD. Và con số này không ngừng tăng ở những năm sau đó. 4. Bạn có nghĩ rằng mô hình của Dell có thể bị bắt chước bởi các nhà sản xuất máy tính cá nhân khác và các nhà sản xuất trong những ngành công nghiệp khác không? Các nhà sản xuất máy tính cá nhân khác có thể nhái lại mô hình của Dell. Vì: Các công ty tập đoàn đa quốc gia hoàn toàn có đủ khả năng về tài chính, cơ sở vật chất, kĩ thuật, công nghệ và nhân sự để thực hiện mô hình như Dell. Nhưng để có thể nhái lại thì không dễ dàng. Các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp khác cũng có thể nhái lại mô hình của Dell (sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp điện, điện tử, sản xuất ô tô) Nhưng càng khó đi theo mô hình của Dell. Vì: Các linh kiện máy vi tính được tiêu chuẩn hóa. Có nhiều nguồn cung cấp khác nhau. 5. Những nhân tố nào khiến cho các công ty máy tính khác gặp khó khăn trong việc bắt chước mô hình của Dell? Lợi thế người đi đầu: Dell đi tiên phong trong việc thực hiện mô hình bán hàng trực tiếp cho khách hàng và đã thành công. Rào cản về công nghệ và nguồn lực: để thực hiện mô hình kinh doanh như Dell cần phải xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, sử dụng rất nhiều công cụ và phương tiện điện tử. Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 14 Những công ty có mối quan hệ với các nhà phân phối thì mối quan hệ này có thể trở thành quan hệ ràng buộc, cản trở họ theo mô hình của Dell. Thói quen trong kinh doanh của các công ty khác cản trở họ làm theo mô hình của Dell vì sợ rủi ro khi thay đổi. 6. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của Dell là gì? Lợi thế này vững chắc như thế nào? Dell có 2 lợi thế cạnh tranh là: - Lợi thế về chi phí thấp có được từ chiến lược quản trị đầu vào (quản trị chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu). Tích hợp với nhà cung ứng (B2B Intergration) Tương tự như hệ thống tích hợp với khách hàng, trong mối quan hệ giữa Dell và các nhà cung cấp, Dell đã xây dựng cho mình các sự tích hợp ảo (Virtual Intergration) với nhà cung cấp qua hệ thống SCM. Như đã nói ở trên, Mỗi khi Dell tiếp nhận 1 đơn hàng, hệ thống xử lý sẽ bóc tách đơn hàng thành từng phần nhỏ, tập hợp lại rồi sẽ tự động chuyển đến cho nhà cung ứng thích hợp. Dell sử dụng hệ thống SCM của i2 Technologies. Hệ thống cho phép, mỗi 20 giây, sẽ tiến hành tổng hợp đơn hàng, phân tích thành phần đơn hàng cần thiết, kiểm tra tình trạng tồn kho của Dell và các nhà cung ứng, sau đó sẽ tự động tạo hóa đơn đặt hàng các linh kiện cần thiết tới cho nhà cung ứng thích hợp. Còn hệ thống tiếp nhận đơn hàng của nhà cung ứng sẽ tự động cập nhật 2 giờ một lần. Sở dĩ, hệ thống có thể làm việc như vậy nhờ, Hệ thống này có thể liên kết thẳng tới hệ thống ứng dụng trên nền tảng ERP của nhà cung ứng. Như vậy, Nhờ sự liên kết cực kì khăng khít này, thay vì phải dự báo nhu cầu đặt hàng, thì Dell chỉ cần chú trọng vào việc đặt hàng tức thời. Thêm vào đó, tồn kho đầu vào luôn ở mức tối thiểu do đơn hàng của khách hàng được thực hiện ngay khi được hoàn thành - Lợi thế về khác biệt hóa (khách hàng tùy biến sản phẩm). Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 15 Đối với khách hàng là cá nhân, khách hàng vào website của Dell để xây dựng máy tính với cấu hình tùy chỉnh. Sau khi, khách hàng ưng ý với máy tính mà mình xây dựng thì cơ sở dữ liệu khách hàng của Dell sẽ ghi lại thông tin cấu hình máy. Hệ thống sẽ phân tích các linh kiện cần thiết rồi gửi các thông tin này tới nhà sản xuất các linh kiện tương ứng. Theo đó, các nhà sản xuất luôn trong tình trạng sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của Dell và sẽ tiến hành giao sản phẩm cho Dell theo số lượng đã yêu cầu. Đối với khách hàng doanh nghiệp, có hai phương thức để mua hàng trên Dell: Một là, thực hiện thông qua Premier Pages của Dell tại địa chỉ Dell có trên 500.000 tài khoản Premier Page của các doanh nghiệp và công ty nhỏ và vừa trên toàn thế giới. Premier Pages hỗ trợ 13 ngôn ngữ. Hoạt động đặt hàng tiến hành tương tự như của khách hàng cá nhân. Hai là, tích hợp với hệ thống của Dell. Khi mua hàng trên Dell sẽ có khác đôi chút ở khâu đặt hàng. Thay vì đặt hàng qua website như thông thường, Hệ thống của Dell cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng đặt hàng từ hệ thống ERP (ERP Procurement Application) của họ để đặt hàng. ERP là hệ thống ứng dụng đa phân hệ, giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý và điều hành tài chính - kế toán, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh và phân phối sản phẩm, quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, các công cụ dự báo và lập kế hoạch, báo cáo, .v.v Lợi thế cạnh tranh của Dell từ những nguồn: - Năng lực quản trị nguồn đầu vào: Dell sử dụng hệ thống rất nhiều nhà cung cấp do đó nhu cầu liên lạc và phối hợp giữa các đối tác rất lớn. Ví dụ, để phân phối sản phẩm, Dell sử dụng dịch vụ của FedEx và UPS. Dell cũng sử dụng của các công ty logistics để nhận, lưu kho và vận chuyển linh kiện, thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau. Dell sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin và web để chia xẻ thông tin giữa các đối tác nhằm giảm thiểu hàng hóa lưu kho Các nỗ lực integration (B2Bi) của Dell bắt đầu từ năm 2000, khi đó Dell sử dụng PowerEdge servers dựa trên kiến trúc của Intel và hệ thống giải pháp phần mềm webMethods B2B integration để kết nối các hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 16 (ERP-enterprise resource planning) của khách hàng, hệ thống mua hàng trực tuyến của Dell với các đối tác sản xuất và thương mại . Dell đã xây dựng được hệ thống thông tin với 15.000 nhà cung cấp dịch vụ trên khắp thế giới. - Chọn nhà máy sản xuất ở những nơi có chi phí lao động thấp, năng suất cao, gần thị trường khu vực quan trọng. - Chọn nguồn cung ứng từ toàn cầu. - Hệ thống thu mua và đặt hàng trên Internet: Dell sử dụng rất nhiều công cụ và phương tiện điện tử nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất. Để triển khai tốt nhất hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (CRM-customer relationship management), Dell cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến qua mạng 24.7 cũng như dịch vụ quay số trực tiếp cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Các dịch vụ hỗ trợ đa dạng từ xử lý sự cố, hướng dẫn sử dụng, nâng cấp, downloads, tin tức, công nghệ mới... FAQs, thông tin tình trạng thực hiện đơn hàng, “my account”, diễn đàn để trao đổi thông tin, công nghệ và kinh nghiệm, bản tin và các hoạt động tương tác giữa khách hàng và khách hàng khác. Sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu (data mining tools), Dell có thể phân tích và tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu và hành vi của khách hàng từ đó có kế hoạch và giải pháp phục vụ tốt hơn. - Quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu, cắt giảm khâu trung gian tiết kiệm chi phí. - Nhân lực quản lý giỏi. - Tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet vào hoạt động kinh doanh - Marketing trực tiếp và bán hàng trực tiếp cho khách hàng. - Tạo sự khác biệt trong dịch vụ bán hàng và hỗ trợ khách hàng. Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 17 7. Những rủi ro tiềm năng trong chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu của Dell? Làm thế nào để giảm bớt các rủi ro đó? Thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, … -> chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn. - Giảm thiểu: một nhà cung cấp (NCC) linh kiện gặp trục trặc và ngừng sản xuất thì chọn NCC khác bổ sung linh kiện thiếu hụt, cần có mức tồn kho tối thiểu. - Uy tín của nhà cung cấp (NCC) và sự phụ thuộc vào một số NCC: NCC có thể vì lợi ích trước mắt làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng (chi phí, chất lượng, phân phối) - Giảm thiểu: lựa chọn NCC đáng tin cậy, loại bỏ nhà cung cấp có năng lực kém, tạo sự liên kết với NCC, sử dụng hợp đồng có sự ràng buộc. - Quy định và luật lệ của các tổ chức quốc tế, quốc gia ngày càng nhiều hoạt động thương mại quốc tế trở nên phức tạp. - Giảm thiểu: Tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện. - Phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống Internet và phần mềm hoạt động - Giảm thiểu: bảo trì hệ thống phần mềm và thông tin hoàn hảo. - Không tạo được sự khác biệt, tính năng vượt trội so với công ty khác: do NCC không phân phối sản phẩm độc quyền cho Dell. - Giảm thiểu: mua cổ phần một số NCC chính để chi phối hoạt động sản xuất của họ, đầu tư phát triển R&D. - Sự biến động của tỷ giá hối đoái -> ảnh hưởng đến chi phí và giá cả sản phẩm - > ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng. - Giảm thiểu: phòng ngừa rủi ro tỷ giá. - Nhiều nơi chưa có thói quen mua sắm trực tuyến -> Chậm chân hơn đối thủ trong việc tìm kiếm thị trường mới - Giảm thiểu: cần có phương án phân phối sản phẩm đối với các thị trường này Nhóm 5 QTKD Đêm 2 – K21 Trang 18 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các website tham khảo: 1. 2. 3. startup-1562.html# 4. hinh-kinh-doanh-ca-dellcom-vua-ban-l-may-tinh-trc-tuyn&catid=56:ckkd&Itemid=98 5. 6. v%C3%A0-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A7a-Dell-khi-%C3%A1p-d%E1%BB%A5ng- m%C3%B4-h%C3%ACnh-v%C3%A0o-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng- s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-kinh-doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_5_loi_the_canh_tranh_cua_dell_152.pdf
Luận văn liên quan