Bàn về cơ chế giải quyết tranh chấp của các nước Đông Nam Á

Cũng giống như tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong thời gian gần đây Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN) đã tổ chức họp nhóm công tác đặc biệt (High level Task Force-HLTF) gồm đại diện chuyên gia pháp lý của các nước bàn về cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) trong ASEAN. Cuộc họp tập trung vào việc sửa đổi Nghị định thư về DSM đã được các Bộ trưởng kinh tế ASEAN ký ngày 20 tháng 11 năm 1996 tại Manila, Philipin.Cũng giống như tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong thời gian gần đây Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN) đã tổ chức họp nhóm công tác đặc biệt (High level Task Force-HLTF) gồm đại diện chuyên gia pháp lý của các nước bàn về cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) trong ASEAN. Cuộc họp tập trung vào việc sửa đổi Nghị định thư về DSM đã được các Bộ trưởng kinh tế ASEAN ký ngày 20 tháng 11 năm 1996 tại Manila, Philipin.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về cơ chế giải quyết tranh chấp của các nước Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM A Cũng giống như tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong thời gian gần đây Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN) đã tổ chức họp nhóm công tác đặc biệt (High level Task Force-HLTF) gồm đại diện chuyên gia pháp lý của các nước bàn về cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) trong ASEAN. Cuộc họp tập trung vào việc sửa đổi Nghị định thư về DSM đã được các Bộ trưởng kinh tế ASEAN ký ngày 20 tháng 11 năm 1996 tại Manila, Philipin. Hợp tác giữa các nước ASEAN ngày càng phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Đặc biệt các hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các nước thành viên, Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN lần thứ 9 họp tại Bali, Indonesia ngày 7-8/10 năm 2003 đã quyết định mở rộng các tổ chức hợp tác trong ASEAN, trong đó có DSM. Trung tuần tháng 2 năm nay cuộc họp HLTF đã bắt đầu được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan và ngày 16-17/4/2004 đã tổ chức ở Jakarta, Indonesia, bước đầu cuộc họp đã thống nhất được một số vấn đề, chẳng hạn: 1. Cơ quan phối hợp trong nước (Responsibilities of the Home Coordination Unit – Host ACT), có trách nhiệm: - Tiếp nhận mọi đơn thư khiếu nại ở trong nước và chuyển lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và thông báo kết quả trả lời của các cơ quan tới các cá nhân, doanh nghiệp có liên quan trong khung thời gian quy định. - Tiếp nhận các đơn thư khiếu nại của các nước thành viên ASEAN khác và chuyển lên cơ quan giải quyết là lead ACT để giải quyết và thông báo lại kết quả cho các cá nhân, doanh nghiệp có liên quan. - Host ACT sẽ thông báo trước cho nguyên đơn về các thủ tục thời gian giải quyết ở ACT, bao gồm cả thông tin có thể cos theo kênh chính thức trong nước cũng như trong khu vực . - Host ACT sẽ kiểm tra đọ tin cậy của các thông tin; kiểm tra xem vụ việc sẽ được giải quyết theo cach nào; kiểm tra các thủ tục pháp lý trước khi thụ lý hồ sơ… 2. Cơ quan phối hợp cấp trên (Lead ACT) có trách nhiệm: - Trong vòng một tuần phải xác nhận việc đã tiếp nhận hồ so và chuyển lên cơ quan nhà nứoc có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cần thiết Lead ACT có thẻ yêu cầu ACT cung cấp thêm thông tin về vụ việc đang thụ lý. Trên cơ sở đó ACT  sẽ yêu cầu nguyên đơn cung cấp thêm thông tin được yêu cầu. - Lead ACT sẽ thông báo (qua Host ACT) cho cá nhân, doanh nghiệp có liên qua về phương hướnh giải quyết trong thời gian được quy định Lead ACT có trách nhiệm giải quyết các vấn đề xẩy ra ở ngoài lãnh thổ nước mình thuộc thẩm quyền của mình. 3. Trách nhiệm của Ban Thư ký ASEAN: Ban Thư ký ASEAN là trung tâm để tập hợp các vụ kiện và kiểm soát việc giải quyết trach chấp; là nơi lưu trữ các vấn đề của các vụ việc đã được giải quyết trong thời gian 5 năm kể từ khi được giải quyết 4. Ngoài ra cuộc họp HLTF lần thứ 2 vừa tổ chức tại ban thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia từ 16-17 tháng 4 năm 2004 đã  thống nhất cơ bản được các vấn đề như: 4.1. Thành lập Ban hội thẩm Cuộc họp nhất trí rằng Ban hội thẩm sẽ được quyết định thành lập tại cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) tiếp theo được tổ chức trong vòng 45 ngày kể từ ngày có yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Trong trường hợp không có cuộc họp nào trong thời gian đó, Ban hội thẩm sẽ được thành lập trên cơ sở gửi lấy ý kiến trưởng SEOM các nước. Ban hội thẩm sẽ được thành lập trong vòng 45 ngày kể từ ngày bên khởi kiện gửi yêu cầu lên SEOM. Sau khi kết thúc giai đoạn tham vấn (60 ngày), bên khiếu nại có quyền yêu cầu SEOM thành lập Ban hội thẩm. Thời gian này sẽ không được tính vào tổng thời gian giải quyết tranh chấp. 4.2. Thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm Báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được SEOM thông qua trên cơ sở đồng thuận phủ định, và việc thông qua báo cáo sẽ được thực hiện hoặc tại SEOM hoặc trên cơ sở gửi lấy ý kiến trưởng SEOM các nước. Tuy nhiên, tổng thời gian thông qua báo cáo sẽ không vượt quá 60 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm nộp báo cáo. 4.3. Cơ quan Phúc thẩm Các thành viên của cơ quan phúc thẩm sẽ được lựa chọn trên cơ sở trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn cụ thể chứ không căn cứ vào quốc tịch và có thể là người mang quốc tịch ASEAN hoặc ngoài ASEAN. Trên cơ sở quyết định này của SEOM, cuộc họp đã thảo luận và đi đến nhất trí rằng cơ quan phúc thẩm sẽ có 7 thành viên (giống quy định của WTO hiện nay). Các nước thành viên sẽ đề cử ứng cử viên làm thành viên cơ quan phúc thẩm (có thể là người mang quốc tịch của chính nước mình hoặc nước khác, kể cả ngoài ASEAN) và AEM là cơ quan quyết định. Về tiêu chuẩn lựa chọn ứng cử viên làm thành viên cơ quan phúc thẩm, Ban Thư ký ASEAN sẽ xem xét tham khảo quy định hiện nay của WTO để đưa ra đề xuất cho Nhóm công tác xem xét trong cuộc họp tới. 4.4. Các lĩnh vực được điều chỉnh trong Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp Cuộc họp đã bàn về các lĩnh vực mà Cơ chế giải quyết tranh chấp điều chỉnh và đi đến nhất trí gồm lĩnh vực hàng hóa, dÞch vô. Còn các lĩnh vực khác sẽ được điều chỉnh khi có thỏa thuận của các nước ASEAN. 4.5. Chi phí cho Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm Cuộc họp đã thảo luận về vấn đề chi phí cho Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm và nhất trí như sau: - Quy định giống Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế ASEAN: chi phí cho ban hội thẩm (ăn ở, đi lại) sẽ được xác định phù hợp với các tiêu chuẩn do SEOM thống nhất căn cứ vào những quy định về tài chính hiện hành của Ban thư ký ASEAN. - Bên thứ ba sẽ chịu chi phí theo quyết định của Ban hội thẩm - Trong trường hợp có khiếu nại nhiều bên thì các quy định chi phí sẽ được áp dụng trên cơ sở có sự điều chỉnh tương ứng. - Chi phí cho Cơ quan phúc thẩm được quy định tương tự như chi phí cho Ban hội thẩm nhưng không có bên thứ ba. Bên cạnh những thoả thuận đã đạt được, cuộc họp HLTF cũng còn nhiều vấn đề chưa được thống nhất và sẽ tiếp tục bàn tại các cuộc họp lần sau như: Vai trò và vị trí của bên thứ ba; Tiền tạm ứng khi khởi kiện của các bên; Thời hạn thực hiện các khuyến nghị?…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBàn về cơ chế giải quyết tranh chấp của các nước Đông Nam Á.doc
Luận văn liên quan