Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức - 60m mỏ đá xây dựng tân bản, phường bửu hòa, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai

MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án. Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai của Công ty TNHH Một Thành Viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai tại công văn số 5865/UBND – CN ngày 19/9/2005 cho phép Công ty lập thủ tục thăm dò phần sâu trên diện tích 12,8ha đến mức -60m. Báo cáo kết quả thăm dò phần sâu được thành lập vào tháng 12 năm 2005 và đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng Khoáng sản phê chuẩn theo quyết định số 5228/QĐ-UBND, ngày 29/05/2006, do Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký. Dựa trên kết quả trữ lượng được phê duyệt, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà tiến hành thành lập Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai để xin cấp phép khai thác với công suất khai thác1.800.000m3/năm và thời gian hoạt động của mỏ là 3,5 năm (theo thiết kế khai thác). Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của dự án và làm cơ sở trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m-Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” . Mục đích thành lập của Báo cáo ĐTM: - Trên cơ sở các biện pháp, công suất khai thác của dự án đầu tư khai thác, cơ sở hiện trạng môi trường nền của khu mỏ, Báo cáo sẽ dự báo và đánh giá các tác động môi trường tiềm tàng chính của dự án lên môi trường xung quanh. - Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà dự án gây ra cho môi trường trong khu vực. - Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường, xử lý một cách hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực dự án nói riêng, cũng như trong khu vực. - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường cảnh quan khu mỏ sau khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ. 2. Các căn cứ pháp lý để lập Báo cáo ĐTM: a. Các văn bản pháp quy, pháp lý + Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2006. + Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/03/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005; + Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. + Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. + Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; + Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và Thông tư số 105/2005/TT-BTC ngày 30/11/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện phí bảo vệ môi trường. + Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 08/09/2006 Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối và cam kết bảo vệ môi trường. + Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và Công văn số 832/BKHCNMT-MTg ngày 08/04/2002 của Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. + Căn cứ TCVN 4586-1997 do Ủy Ban KH-CN ban hành năm 1997 về yêu cầu an toàn khi bảo quản, vận chuyển và sử dụng Vật Liệu Nổ Công Nghiệp. + Quyết định số 155/1999/QĐ.TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tuớng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại. + Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc "Công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường bắt buộc áp dụng". + Quyết định số 2128/QĐ-CNCL ngày 18/03/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc cho phép sử dụng vật liệu nổ; + Quyết định số 2954/QĐ.CT.UBT ngày 03/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc "Thực hiện ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai". + Quyết định số 210/2005/QĐ.UBT ngày 20/01/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc "Quy định về phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN-2001 trên địa bàn tỉnh". + Quyết định số 50/2006/QĐ.UBND ngày 08/06/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quyết định quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. + Công văn của UBND tỉnh Đồng Nai số 5865/UBND-CN ngày 19/9/2005 cho phép Công ty Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa lập thủ tục thăm dò phần sâu đến mức -60m tại mỏ đá xây dựng Tân Bản, P.Bửu Hoà, Tp.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

doc83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức - 60m mỏ đá xây dựng tân bản, phường bửu hòa, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG BIÊN HÒA ((( BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TĂNG ĐỘ SÂU KHAI THÁC ĐẾN MỨC -60m MỎ ĐÁ XÂY DỰNG TÂN BẢN, PHƯỜNG BỬU HÒA, THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ, TỈNH ĐỒNG NAI (Công suất 1.800.000 m3/ năm) (Đã chỉnh sữa theo góp ý của Hội đồng ngày 25/11/2006) Đồng Nai, tháng 12 năm 2006 TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG BIÊN HÒA ((( BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TĂNG ĐỘ SÂU KHAI THÁC ĐẾN MỨC -60m MỎ ĐÁ XÂY DỰNG TÂN BẢN, PHƯỜNG BỬU HÒA, THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ, TỈNH ĐỒNG NAI (Công suất 1.800.000 m3/ năm) (Đã chỉnh sữa theo góp ý của Hội đồng ngày 25/11/2006) Chủ dự án CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG BIÊN HÒA Giám đốc  Đơn vị tư vấn CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VEDA Giám đốc   Đồng Nai, tháng 12 năm 2006   Trang        Mở đầu  4       Chương I  Mô tả tóm tắt dự án  7       Chương II  Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội  23       Chương III  Đánh giá các tác động môi trường  39       Chương IV  Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.  54       Chương V  Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường  64       Chương VI  Chương trình quản lý và giám sát môi trường  66       Chương VII  Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường  69       Chương VIII  Tham vấn ý kiến cộng đồng  73       Chương IX  Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá  74        Kết luận và kiến nghị  76        Các TCVN được áp dụng trong dự án.  77        Kết quả đo hiện trạng môi trường và ý kiến cộng đồng  84   MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án. Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai của Công ty TNHH Một Thành Viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai tại công văn số 5865/UBND – CN ngày 19/9/2005 cho phép Công ty lập thủ tục thăm dò phần sâu trên diện tích 12,8ha đến mức -60m. Báo cáo kết quả thăm dò phần sâu được thành lập vào tháng 12 năm 2005 và đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng Khoáng sản phê chuẩn theo quyết định số 5228/QĐ-UBND, ngày 29/05/2006, do Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký. Dựa trên kết quả trữ lượng được phê duyệt, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà tiến hành thành lập Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai để xin cấp phép khai thác với công suất khai thác1.800.000m3/năm và thời gian hoạt động của mỏ là 3,5 năm (theo thiết kế khai thác). Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của dự án và làm cơ sở trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m-Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” . Mục đích thành lập của Báo cáo ĐTM: - Trên cơ sở các biện pháp, công suất khai thác của dự án đầu tư khai thác, cơ sở hiện trạng môi trường nền của khu mỏ, Báo cáo sẽ dự báo và đánh giá các tác động môi trường tiềm tàng chính của dự án lên môi trường xung quanh. - Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà dự án gây ra cho môi trường trong khu vực. - Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường, xử lý một cách hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực dự án nói riêng, cũng như trong khu vực. - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường cảnh quan khu mỏ sau khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ. 2. Các căn cứ pháp lý để lập Báo cáo ĐTM: a. Các văn bản pháp quy, pháp lý + Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2006. + Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/03/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005; + Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. + Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. + Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; + Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và Thông tư số 105/2005/TT-BTC ngày 30/11/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện phí bảo vệ môi trường. + Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 08/09/2006 Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối và cam kết bảo vệ môi trường. + Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và Công văn số 832/BKHCNMT-MTg ngày 08/04/2002 của Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. + Căn cứ TCVN 4586-1997 do Ủy Ban KH-CN ban hành năm 1997 về yêu cầu an toàn khi bảo quản, vận chuyển và sử dụng Vật Liệu Nổ Công Nghiệp. + Quyết định số 155/1999/QĐ.TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tuớng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại. + Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc "Công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường bắt buộc áp dụng". + Quyết định số 2128/QĐ-CNCL ngày 18/03/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc cho phép sử dụng vật liệu nổ; + Quyết định số 2954/QĐ.CT.UBT ngày 03/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc "Thực hiện ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai". + Quyết định số 210/2005/QĐ.UBT ngày 20/01/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc "Quy định về phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN-2001 trên địa bàn tỉnh". + Quyết định số 50/2006/QĐ.UBND ngày 08/06/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quyết định quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. + Công văn của UBND tỉnh Đồng Nai số 5865/UBND-CN ngày 19/9/2005 cho phép Công ty Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa lập thủ tục thăm dò phần sâu đến mức -60m tại mỏ đá xây dựng Tân Bản, P.Bửu Hoà, Tp.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. b. Cơ sở về kỹ thuật để lập Báo cáo ĐTM. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Điều chỉnh nâng công suấtmo3 đá Tân Bản đạt 1.000.000m3 đá thành phẩm/năm” và Quyết phê duyệt số 1443/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2004. - Báo cáo kết quả thăm dò phần sâu mỏ đá xây dựng Tân Bản, phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai và Quyết định phê chuẩn số 5228/QĐ-UBND ngày 29/05/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, với công suất khai thác 1.800.000m3/năm và Quyết định phê duyệt của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa. - Các kết quả phân tích mẫu tại khu vực thực hiện dự án. - Các tài liệu thực tế về điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực. 3. Tổ chức thực hiện ĐTM. Để thực hiện báo cáo ĐTM này, chủ dự án là Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa đã ký Hợp đồng kinh tế số 512/HĐKT ngày 17/02/2006 với Công ty TNHH Tư vấn VEDA lập bản Báo cáo này. Đơn vị tư vấn : CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VEDA. Do ông : Đoàn Sinh Huy làm Giám đốc. Địa chỉ liên hệ : 54/14 đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ chí Minh. Điện thoại : (08) 8453130 Fax: (08) 8453130 Tham gia thực hiện lập báo cáo gồm: - Phạm Thế Thạch Kỹ sư địa chất, chủ biên; - Phạm Thái Hợp Kỹ sư khai thác, tác giả; - Vũ Văn Thủy Kỹ sư ĐCTV-ĐCCT, tác giả; - Phạm Thị Thu Hiền Cử nhân địa chất môi trường, tác giả; - Cùng với các cộng sự của các cán bộ, chuyên viên của Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m-Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” do Công ty TNHH tư vấn VEDA thành lập dưới sự giám sát của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất và Xây dựng VLXD Biên Hòa. Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn: sự phối hợp, hỗ trợ của Chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, UBND phường Bửu Hòa, các cơ quan hữu quan và nhân dân trong khu vực thực hiện dự án trong quá trình thành lập báo cáo. CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN I. TÊN DỰ ÁN Tên dự án: Dự án đầu tư tăng đầu tư khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Nội dung dự án: Khai thác, chế biến đá xây dựng công suất 1.800.000m3/năm. Địa điểm thực hiện: ấp Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. II. CHỦ ĐẦU TƯ Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một Thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa. Do ông : Trịnh Hoàng Ân làm Giám đốc. Địa chỉ liên lạc : K4/79C Tân Bản – Bửu Hòa - Biên Hòa – Đồng Nai. Điện thoại : 061.850058 Fax : 061.859917 III. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KHU VỰC DỰ ÁN. (Xem hình vẽ số 1) 1. Vị trí địa lý: Khu mỏ thuộc ấp Tân Bản, Phường Bửu Hoà, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm TP. Biên Hoà khoảng 4 km về phía Nam và cách quốc lộ 1K khoảng 1km về phía Đông. * Biên giới phía trên: Vùng mỏ được UBND tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép khai thác số 5642/QĐ.CT.UBT ngày 18/11/2004 được giới hạn bởi các điểm góc: Bảng I.1:Tọa độ các điểm góc Điểm góc  Hệ UTM  Hệ VN2000 (Kinh tuyến trục 107o45', múi chiếu 3o)    X (m)  Y (m)  X (m)  Y (m)   1  12.07.544  6.98.390  12.07.906  3.97.229   2  12.07.605  6.98.414  12.07.966  3.97.253   3  12.07.716  6.98.929  12.08.073  3.97.769   4  12.07.229  6.98.725  12.07.588  3.97.561   Diện tích : 12,8 ha. * Biên giới đáy khai trường kết thúc : - Giới hạn ở mức -60m - Thuộc phạm vi khối trữ lượng cấp C1 * Các thông số chủ yếu của khai trường : - Chiều rộng trung bình : +Trên mặt : 298 m + Dưới đáy : 272 m - Chiều dài trung bình : + Trên mặt :433 m + Dưới đáy : 395m - Độ sâu khai thác trung bình: + Tầng đất phủ và đá phong hóa: 13,6m + Tầng đá: * Khu vực đã khai thác : 26,2m. * Khu vực còn nguyên trạng : 47,7m 2. Đặc điểm địa hình, địa mạo: a. Địa hình : Khu vực thực hiện dự án nguyên thủy là địa hình đồi thấp, cằn cỗi, đỉnh cao nhất có độ cao 11,8m; thấp nhất là 2 mét, sườn đồi nghiêng thoải, độ dốc trung bình 0 – 50. Hiện nay hầu hết đã được bóc khối đất bóc hoặc khai thác xuống sâu (xem bản đồ hiện trạng). b. Mạng sông suối: Trong diện tích khu mỏ không có sông, chỉ có suối Bà Lồ ở biên ngoại vi phía Nam mỏ, suối có bề ngang nhỏ 2-3m, lòng suối sâu 0,5 – 0,8m chảy theo hướng tây bắc - đông nam và đổ ra sông Đồng Nai, mùa khô lưu lượng nhỏ. 3. Hiện trạng khai thác mỏ thời gian qua: (xem bản vẽ số 1-Bản đồ hiện trạng) Mỏ đá Tân Bản hiện đã khai thác sâu nhất tới mức -45m. Chồng ghép trên Bản đồ kèm theo Giấy phép khai thác số 2218/QĐ.CT.UBT của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai ngày 08 tháng 6 năm 2004, khu vực moong nằm ngoài biên giới cấp phép với diện tích là 9ha (do công ty Bihimex khai thác trước đây). Khu vực khai thác đúng trong biên giới cấp phép có diện tích 4,8ha. Như vậy khu vực mỏ Tân Bản theo giấy phép mới có hiện trạng tiếp giáp liên tục với moong khai thác đã mở. Bao gồm các khu vực cụ thể như sau: + Khu vực đáy moong đạt tới độ sâu mức -20 (so với mực thuỷ chuẩn) có diện tích là 30.178m2. Khu vực này đã đạt tới độ sâu thiết kế kết thúc khai thác. + Khu vực đáy moong đạt tới độ sâu từ mức -3 tới mức – 5, có diện tích là 17.885m2. Khu vực này đã bóc hết tầng phủ. + Phần còn lại có diện tích 80,540m2 chưa khai thác (chưa tác động). Địa hình khu vực này khá đơn giản: có dạng gò đồi thoải, thấp. Đất chủ yếu trồng cây tràm, không có dân cư sinh sống. Độ cao thay đổi từ +4m tới +11m (độ cao tuyệt đối). Vùng mỏ đá tuf đaxit Tân Bản là vùng khai thác vật liệu xây dựng. Hiện nay một phần mỏ đã được khai thác xuống mức – 45m ở vùng phía Tây, còn vùng phía Đông chưa khai thác vẫn còn thảm thực vật là vùng cây tràm và bụi cây nhỏ. Mỏ Tân Bản đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép khai thác theo qui định của Luật Khoáng sản với sản lượng khai thác qua các năm như sau: Bảng I.2: Sản lượng khai thác từ năm 2003 đến nay. Năm  Sản lượng đá (m3)  Doanh thu (đ)  Thuế VAT (đ)  Thuế tài nguyên (đ)  Phí bảo vệ MT (đ)   1/10/03 (31/12/05  2.944.855  236.883.760.188  11.844.183.575  3.533.825.600  8.834.564.000   1( 6/ 2006  1.044.437  98.831.777.994  4.941.590.946  1.253.324.664  3.133.310.000   Đến nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong khu vực, Công ty TNHH Một Thành viên XD và Sản xuất VLXD Biên Hòa đã tiến hành đầu tư nâng cấp tăng độ sâu khai thác đến mức -60m, mỏ đá Bình Hoá với công suất 1.800.000m3/năm. IV. CÔNG SUẤT, TUỔI THỌ CỦA DỰ ÁN. 1. Trữ lượng đá: * Trữ lượng địa chất: Căn cứ vào Báo cáo kết quả thăm dò mỏ tuf đaxit Tân Bản đã đựơc Hội đồng thẩm định thông qua và đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại văn bản số 5228/QĐ-UBND ngày 29/05/2006, trữ lượng mỏ đá Tân Bản trên diện tích 12,8ha như sau : - Trữ lượng đá tuf đaxit, cấp C1 : 5.709.000 m3 (tính đến tháng 12/2005). - Khối lượng đất bóc :1.187.000 m3 - Hệ số bóc trung bình : Ktb = 0,2 m3 đất/m3 đá * Khối lượng làm bờ trụ bảo vệ Bảng I.3: Bảng tính toán khối lượng trụ bảo vệ STT  Tên mặt  Khoảng cách  Diện tích mặt cắt, m2  Khối lượng trụ bảo vệ, m3      cắt , m  mc , m  Tầng đá  Tầng đất  Tầng đá  Tầng đất   1  MC-K1     1.497  73,2     2  MC-K2  285,87  1.510  71,2  429.805,55  20.639,81   3  MC-K3  242,13  1.415,5  141,1  354.175,66  25.702,10   4  MC-K6  234,83  256,4  0  196.306,14  16.567,26   5  MC-K8  225,01  65,7  0  36.237,86  -   6  MC-K7  65,55  50  0  3.792,07  -   7  MC-K4  253,22  310,6  0  45.655,57  -   8  MC-K1  273,6  1497  73,2  247.279,68  10.013,76   Cộng :  1.313.252,52  72.922,93   * Trữ lượng khai thác: - Trữ lượng đá tuf đaxit : 4.395.747,47m3 - Khối lượng đất bóc :1.114.077 m3 - Hệ số bóc trung bình : Ktb = 0,25m3 đất/m3 đá 2. Chế độ làm việc - công suất của mỏ: a. Chế độ làm việc: Số ngày làm việc trong năm : 290 ngày, xác định trên cơ sở: - Tổng số ngày trong năm là 365 ngày, trừ: - Các ngày nghỉ chủ nhật : 52 ngày - Số ngày nghỉ lễ, tết theo luật định : 8 ngày - Dự phòng nghỉ do thời tiết, mất điện ... : 15 ngày Số ca làm việc trong ngày : - Bộ phận văn phòng và công trường khai thác : 1 ca. - Công trường chế biến : 2 ca. - Bộ phận bảo vệ : 3 ca. - Số giờ làm việc trong một ca : 8 giờ. b. Công suất thiết kế: + Đá thành phẩm: : 1.800.000 m3 Tương ứng + Đá nguyên khai : 2.250.000 m3 (hệ số chế biến: 1,25) + Đá nguyên khối : 1.500.000 m3 (hệ số nở rời: 1,5) c. Tuổi thọ của mỏ : Được tính toán như sau: T = Tcb + Tkt + Tđ , năm Trong đó: + Tcb - là thời gian cho các công tác xây dựng cơ bản. Hiện nay mỏ Tân Bản đã hoàn thành việc xây dựng cơ bản do vậy Tcb = 0 + Tđ - là thời gian cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ. Dự kiến: 6 tháng. + Tkt là thời gian khai thác toàn bộ trữ lượng khai thác. Xác định như sau: Tkt = 12 * Qkt / A, tháng Qkt = 4.395.747,47 m3 trữ lượng khai thác (đá nguyên khối) A = 1.500.000 m3 đá nguyên khối - Công suất hoạt động trong 1 năm Thay số : Tkt = 35 tháng Như vậy tuổi thọ mỏ T = 35 + 6 = 41 tháng, tương đương thời gian là 3,5 năm V. MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ CỦA DỰ ÁN. 1. Hệ thống khai thác: Mỏ đá xây dựng Tân Bản được khai thác bằng phương pháp lộ thiên. a. Mở vỉa: Tận dụng hệ thống mở vỉa sẵn có của mỏ Tân Bản để giảm được khối lượng, thời gian XDCB để nhanh chóng đưa mỏ vào hoạt động. * Hệ thống các công trình mở vỉa bao gồm: - 2 hệ thống hào ngoài bán hoàn chỉnh (hào vận chuyển chính ), nối trực tiếp từ khai trường lên mặt bằng chế biến. - Nối giữa các tầng và hào vận chuyển chính bằng các hào tạm thời. - Tạo đường hào tạm thời để bóc lớp đất tầng phủ. Bảng I.4: Các thông số 2 tuyến đường hào vận chuyển chính TT  Các thông số  ĐVT  Giá trị   1  Chiều dài mỗi tuyến  m  450   2  Bề rộng mặt đường  m  15   3  Độ dốc dọc  %  10   4  Dốc ngang mặt đường  %  2   5  Góc dốc vách taluy đào  độ  60   5  Bán kính quay vòng nhỏ nhất  m  30   * Khối lượng các công tác mở vỉa: Khối lượng Công tác mở vỉa bao gồm chủ yếu bóc tầng đất và tầng đá phong hoá khu vực phía Đông mỏ trên diện tích 2,8 ha. Bảng I.5: Khối lượng công tác mở vỉa TT  Nội dung công việc  ĐV  Khối lượng  Ghi chú   1  Khoan nổ mìn làm đường vận chuyển chính  m3  96.000  Đã thực hiện   2  Khoan nổ mìn bóc tầng phong hóa trên diện tích 2,8 ha  m3  194.600  Làm mới   3  Bóc đất tầng phủ tạo mặt bằng khai thác đầu tiên trên diện tích 2,8 ha  m3  208.600  Làm mới   b. Trình tự khai thác: - Tiếp tục khai thác tại moong hiện hữu đến mức-60m - Bóc đất tầng phủ, khoan nổ mìn khai thác đá tầng 1 ở khu vực giáp moong hiện hữu, phát triển từ mép tầng của moong hiện hữu sang khu vực phía đông và nam của khu mỏ. c. Hệ thống khai thác được áp dụng: Trên toàn bộ diện tích mỏ, từ độ sâu đáy moong hiện hữu tại mức-45m tiếp tục phát triển 1 bờ công tác ngang, từ moong đã mở phía Tây phát triển sang biên giới phía Đông của khu mỏ. Để khai thác hết khối trữ lượng C1 tới độ sâu mức -60, từ mặt bằng khai thác mức -45 đến mức -60 chia 2 tầng, khai thác theo từng lớp hoặc cả 2 lớp đồng thời. Bảng I.6 :Các thông số của hệ thống khai thác TT  Thông số  ĐVT  Gía trị   1  Góc nghiêng bờ mỏ kết thúc: -Trong đất - Trong đá  độ  45 60   2  Góc nghiêng sườn tầng kết thúc: - Trong đất  độ  45    - Trong đá  độ  65 -70   3  Chiều cao tầng  m  10   4  Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu  m  45   5  Chiều rộng đai bảo vệ  m  3,5   6  Chiều dài tuyến công tác  m  142   7  Chiều rộng dải khấu  m  17,5   Hình 2: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC ĐÁ 2. Tính tóan các khâu công nghệ khai thác. a. Khâu khoan nổ mìn * Chọn lựa phương pháp nổ. - Tại mỏ khai thác chế biến đá xây dựng Tân Bản sử dụng phương pháp nổ mìn để phá vỡ đất đá đến kích cỡ quy định. - Phá vỡ đá từ nguyên khối sử dụng nổ mìn lổ khoan lớn đường kính 102mm. - Xử lý đá quá cỡ bằng búa đập thuỷ lực. Tuyệt đối không sử dụng nổ mìn lỗ khoan nhỏ hoặc nổ ốp. - Phương pháp nổ mìn là nổ vi sai phi điện, không sử dụng nổ tức thời. * Các thông số khoan nổ mìn Lựa chọn loại thuốc nổ : Căn cứ vào tính chất đất đá như trên, và các điều kiện địa chất mỏ, địa chất thủy văn. Căn cứ vào quy định 50/2006/QĐ.UBND ngày 08/06/2006 về cho phép sử dụng VLN tại các khu vực mỏ đá ở Biên Hòa thì lựa chọn 2 loại thuốc nổ nhũ tương có đặc tính chịu nước sử dụng vào mùa mưa và ANFO sử dụng vào mùa khô là phù hợp. Hai loại thuốc này hiện nay đã được sản xuất trong nước và có những đặc tính kỹ thuật như sau : Bảng I.7: Đặc tính kỹ thuật của thuốc nổ TT  Thông số KT  ĐVT  Giá trị      Thuốc nổ nhũ tương  Thuốc nổANFO   1  Sức công phá  mm  12 -14  12 - 14   2  Khả năng công nổ  ml  280 – 310  280 -320   3  Tốc độ nổ  m/s  3500 – 3700  3300 -3500   4  K/c truyền nổ  cm  4 -6    5  Mật độ nạp thỏi thuốc  g/cm3  1.08 -1.25    6  Khả năng chịu MT nước  giờ  12  0   7  Thời gian bảo quản  Tháng  6  3   Ngoài ra, 2 loại thuốc nổ trên có mức cân bằng Ôxy bằng 0 do đó khi nổ mìn không thải vào môi trường các sản phẩm khí nổ có tính độc hại như CO và NO Bảng I.8:Tổng hợp các thông số khoan nổ mìn TT  CÁC THÔNG SỐ  KÍ HIỆU  ĐVT  GIÁ TRỊ   1  Chiều cao tầng khoan nổ  H  m  10   2  Đường kính lỗ khoan  d  mm  102   3  Đường cản chân tầng  W  m  3,5   4  Khoảng cách hàng khoan  a  m  3,5   5  Khoảng cách lỗ khoan  b  m  3,5   6  Chỉ tiêu thuốc nổ  q  kg/m3  0,45   7  Chiều sâu lỗ khoan  LLK  m  11   8  Chiều sâu khoan thêm  LKT  m  1   9  Chiều dài lượng thuốc  Lt  m  6,1   10  Chiều dài cột bua  Lb  m  4,9   11  Khối lượng thuốc cho 1 lỗ khoan  QLK  kg  55   12  Suất phá đá  P  m³/mLK  11,1   13  Khối lượng thuốc cho một ngày nổ  Qngày  kg  5.346   14  Khối lượng thuốc tối đa cho 1 bãi  Qbãi  kg  3.025   15  Phương pháp nổ mìn    nổ vi sai   16  Khỏang cách an tòan theo đá bay:  Rđb      - Đối với người   m  300    - Đối với máy móc và công trình   m  200   17  Khỏang cách an tòan về chấn động nền  Rcđ  m  94   18  Khỏang cách an tòan theo tác động sóng đập không khí: - Công trình - Người  Rkk  m  200 300   Phương pháp nổ mìn : Căn cứ văn bản số 6186/UBND-CN ngày 29/9/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai và văn bản số 1078/SCN-VLN của Sở Công Nghiệp, hiện nay tại mỏ đá Tân Bản chủ yếu áp dụng phương pháp nổ mìn phi điện. Đây là các phương pháp tối ưu, đảm bảo an toàn trong thi công và giảm các tác động xấu đến môi trường: như giảm chấn động, đá văng đồng thời mang lại hiệu quả cao. Nội dung phương pháp : + Vật liệu nổ công nghiệp sử dụng gồm : - Thuốc nổ (AnFo, Nhũ tương ) - Kíp vi sai phi điện - Dây dẫn tín hiệu. - Mồi nổ VE05, MN04, MN31 - 01 kíp vi sai điện + Lượng thuốc nổ trong lỗ khoan được nạp liên tục hoặc phân đoạn theo thiết kế hộ chiếu nổ mìn. + Để khởi nổ lượng thuốc trong lỗ khoan, sử dụng 2 kíp xuống lỗ (01 kíp phía dưới đáy lỗ khoan và 01 kíp phía trên) và 2 kíp trải mặt cùng thời gian vi sai (loại 17ms, 25 ms hoặc 42 ms). + Nguồn sóng kích nổ phát từ kíp điện trên bề mặt, truyền qua dây dẫn tín hiệu, kíp trên mặt, xuống khởi nổ kíp xuống lỗ + khối mồi nổ trong lỗ khoan làm nổ lượng thuốc chính. +Toàn bãi nổ được điều khiển từng lỗ, với thời gian vi sai hoàn toàn khác nhau.   Phương pháp nổ mìn vi sai phi điện mang đầy đủ ưu điểm của nổ mìn vi sai giảm đáng kể hậu xung và tác dụng chấn động so với nổ tức thời (phương pháp nổ cũ) là do: - Toàn bãi nổ được điều khiển nổ từng lỗ, với thời gian vi sai hoàn toàn khác nhau do đó giảm khối lượng thuốc nổ đồng thời, giảm khối lượng đá mà trong đó hình thành sóng chấn động, dự trữ năng lượng đàn hồi giảm. - Tăng nhanh sự phá vỡ đất đá trong vùng lượng thuốc 1 do năng lượng của lượng thuốc 2 lan truyền vào nó. - Có sự giao thoa của dao động được lan truyền từ những lượng thuốc khác nhau khi nổ vi sai. Từ đó hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường nhằm bảo vệ nhà cửa và các công trình xung quanh. - Do kíp nạp trong lỗ được khởi nổ bằng tín hiệu sóng kích nổ, không chịu tác dụng của dòng điện do vậy rất an toàn trong thi công, đặc biệt trong điều kiện mùa mưa có dòng điện dò và dòng điện tản mạn trong môi trường đất đá. Thiết bị khoan: -Thiết bị sử dụng là máy khoan hiệu TAMROCK CHA 660. Với các đặc tính kỹ thuật chủ yếu như sau: Bảng I.9 : Đặc tính kỹ thuật máy khoan TT  Thông số kỹ thuật  ĐVT  Giá trị  Ghi chú   1  Trọng lượng toàn thân  Tấn  13,3    2  Kích thước: - Dài  m  9,2     - Rộng  m  2,4     - Cao  m  2,6    3  Đường kính khoan  mm  64 – 102    4  Tốc độ khoan (đá cứng)  m/giờ  60    5  Khả năng khoan nghiêng  độ  90    6  Loại động cơ, nhãn hiệu   Diezel, CAT    7  Hệ thống vận hành   Thủy lực    8  Hệ thống di chuyển   Bánh xích    9  Nước sản xuất   Phần Lan    b. Khâu xúc bốc tại gương khai thác: Thiết bị sử dụng tại gương khai thác là máy đào hiệu SOLAR 280 với các đặc tính kỹ thuật như sau : Bảng I.10: Đặc tính kỹ thuật máy đào SOLAR 280 TT  Các thông số chủ yếu  ĐVT  Giá trị   1  Trọng lượng toàn thân  Tấn  28   2  Dung tích gàu  m3  1.2   3  Chiều cao xúc lớn nhất  m  8   4  Năng suất  m3/ h  120   5  Loại động cơ  Diezel   6  Hệ thống vận hành  Thủy lực   7  Hệ thống di chyển  Bánh xích   c. Khâu vận chuyển: Thiết bị vận chuyển từ gương khai thác lên khu chế biến là Ôtô tự đổ hiệu HUYNDAI do Hàn Quốc sản xuất (hoặc loại tương đương) d. Thoát nươc khai trường * Các nguồn nước chảy vào mỏ: + Lượng mưa rơi trực tiếp xuống công trường khai thác: tính theo công thức: Qm = A . F (m3/tháng) Trong đó: - A: Lượng mưa trung bình hàng tháng theo kết quả thu thập trạm khí tượng thủy văn Biên Hòa: Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Lượng mưa, mm  17,3  48,1  26,7  72,3  218,9  321,7  386,8  514,8  312,7  178,4  82,5  44,3   - F: Diện tích khai thác lấy bằng 234.000 m2, vậy lượng nước phải bơm ra khi khai thác hàng năm là 520.533 m3/năm: Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Lượng nước thải, m3  4.048  11.255  6.248  16.918  51.223  75.278  90.511  120.463  73.172  41.746  19.305  10.366   + Nước ngầm: theo báo cáo kết quả thăm dò thì lượng nước ngầm chảy và mỏ là 3.265 m3/ngày tương đương 1.1917.25m3/năm, như vậy tổng lượng nước tháo khô mỏ là : 520.533 m3 + 1.191.725m3 = 1.712.258 m3/năm, trung bình 4.691m3/ngày. * Biện pháp thoát nước: - Đào rãnh, làm đường bao quanh miệng khai trường nhằm ngăn 1 phần nước mưa từ các khu vực xung quanh tràn xuống moong khai thác. - Với nước tích tụ dưới đáy moong: dùng bơm cưỡng bức thoát lên bề mặt đổ vào suối phía Nam (suối Bà Lồ). * Tính chọn bơm: Theo kết quả tính toán của dự án khai thác thì lượng nước phải bơm ra khi tháo khô mỏ lớn nhất là: (tương ứng với ngày mưa lớn nhất là 0,068m/ngày) 15.912 m3/ngày + 3.265 m3/ngày = 19.117 m3/ngày hay 797 m3/h. - Số lượng bơm cần sử dụng : 02 cái. Sử dụng bơm có công suất động cơ 50 CV, năng lực bơm 550 m3/h, chiều cao hút: 10m, chiều cao đẩy: 80m. * Công trình bơm thoát nước: - Hố thu nước đào ở vị trí thấp nhất trong khai trường để tập trung nước - Máy bơm + tủ điện điều khiển đặt trên phao hoặt đặt cố định trên mặt bằng trên cao, cách đáy khoảng 10 m - Ống bơm (ống hút, ống đẩy) bằng loại ống chịu áp hoặt bằng ống kẽm. - Ao lắng với kích thước 6m x 10m x 4m và mương thoát nước trên bề mặt. e. Nguồn tiếp nhận nước tháo khô mỏ: Nước tháo khô mỏ được bơm cưỡng bức từ hố thu nước lên hố lắng và qua hệ thống mương thoát phía đông nam khu mỏ vào suối Bà Lồ và chảy vào hệ thống sông Đồng Nai. 3. Công nghệ và thiết bị chế biến đá: Từ đá nguyên khai chế biến ra các loại sản phẩm đá1x2; đá 4x6; đá 5x7; 0x4 và sản phẩm phụ đá mi. a. Công nghệ chế biến: Đá nguyên liệu kích thước cục < (50mm x 65mm) được chở bằng ôtô từ mỏ rót vào máng cấp liệu, qua bộ sàng rung phân loại sơ bộ tách ra sản phẩm hỗn hợp 0x4, phần qua sàng chuyển xuống bộ hàm nghiền sơ cấp, sản phẩm sau khi đập có kích thước < 100mm được băng tải đưa sang sàng cấp 1 tách thu đá 4x6 (hoặc 5x7). Phần lọt lưới chuyển xuống nghiền tại bộ nghiền côn thứ cấp, đá qua nghiền côn được chuyển sang sàng rung cấp 2 phân ra các sản phẩm 1x1; 1x2; 2x4; 0x4 và sản phẩm phụ đá mi. Phần đá trên lưới sàng cấp 2 được hồi về miệng nghiền côn tiếp tục thực hiện theo chu trình kín như trên. b. Thiết bị chế biến: Dự kiến: 6 tổ hợp nghiền sàng có công suất: 200T/h tương đương 112m3/h. Khi đó: (Qcb = 6 x 112 = 672m3/h là hoàn toàn thỏa mãn với công suất thiết kế. Bảng I.11: TỔNG HỢP XE MÁY VÀ THIẾT BỊ TT  Danh mục  Mã hiệu  Nước SX  ĐVT  Số lượng    Thiết bị khâu khai thác       1  Máy khoan thuỷ lực  TAMROCK  Thụy Điển  cái  02   2  Máy đào, gàu 1,2m3  SOLAR280  Hàn Quốc  cái  12   3  Ôtô vận chuyển 15 T  HuynDai  Hàn Quốc  cái  29   4  Búa đập thuỷ lực  Furakawa  Nhật  cái  04    Thiết chế biến       5  Tổ hợp nghiền sàng, 200T/h  PDSU  TQ  bộ  06    Thiết bị phụ trợ       6  Máy xúc lật, bánh lốp, gàu 3.5m3  Kawasaki  Nhật  cái  06   7  Máy ủi  T130  Nga  cái  01   8  Máy bơm nước   Việt Nam  cái  02   9  Máy nổ mìn   Trung Quốc  cái  02   10  Xe bồn tưới nước đường    cái  01   11  Trạm biến áp 1250KVA và đường dây 15/0,4 KV   Việt Nam  trạm  01   12  Trạm cân 60 tấn   Nhật  cái  01   Hình 5: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG 0-4 0-10 1x1 1x2 2x4 (5x7) 4. Cung cấp điện, nước cho mỏ. Nguồn điện: Lấy từ điện lưới Quốc gia đã lắp đặt đường dây 15Kv vào mỏ Nhu cầu sử dụng điện: - Điện cho khu vực sản xuất: máy nghiền sàng, bơm nước - Điện dùng cho xưởng cơ khí, chiếu sáng , bảo vệ - Điện dùng cho khu vực văn phòng, sinh hoạt Các nhu cầu cụ thể được thể hiện trong bảng sau : Bảng I. 12 : Nhu cầu sử dụng điện năm đạt công suất TT  Hộ tiêu thụ điện  Số lượng  Công suất KW  Hệ số nhu cầu  Công suất sử dụng , KW   1  Tổ máy nghiền sàng  6  900  0,8  720   2  Xưởng cơ khí  1  20  0,7  35   3  Trạm bơm  2  40  0,7  30   4  Chiếu sáng bảo vệ và sinh hoạt   20  1  20   5  Dự phòng     100    Tổng cộng :     905   - Trạm biến áp: Từ tổng công suất các phụ tải ta chọn biến áp loại 15 KV – 0,4 -1250KVA là phù hợp. - Cung cấp nước: Nhu cầu sử dụng nước vào các mục đích + Nước sinh hoạt; + Nước sản xuất; + Nước dùng cho rửa xe, tưới đường; Với nước sinh hoạt được lấy từ nước máy do công ty cấp nước Đồng Nai cung cấp đảm bảo vệ sinh . Với nước dùng cho sản xuất được bơm từ suối cạnh mỏ lên xe bồn, hoặc chứa vào bồn trữ. 5. Sửa chữa cơ khí và kho tàng. Sửa chữa cơ khí: Chỉ thành lập tổ sửa chữa cơ khí với nhiệm vụ: + Bảo dưỡng định kỳ theo thủ tục quản lý các thiết bị hiện hành của công ty, sửa chữa nhỏ các thiết bị xe máy + Gia công và phục hồi các phụ tùng, chi tiết đơn giản phục vụ sửa chữa + Sửa chữa lớn và vừa được thựa hiện theo hợp đồng với xí nghiệp sửa chữa kỹ thuật trưc thuộc Công ty (cách mỏ 1,5 km) và các xưởng sửa chữa chuyên nghiệp trong thành phố Biên Hòa và TP Hồ Chí Minh. Kho tàng: Hệ thống kho tàng tại mỏ gồm : + Kho 20 Tấn chứa nhiên liệu : Diezel, xăng , nhớt, mỡ bôi trơn, dùng cấp phát cho các thiết bị xe máy sản xuất hàng ngày theo định mức; + Kho chứa các lại sản phẩm chế biến : là các mặt bằng sân bãi, bố trí ngay tại khu vực chế biến dùng để chứa các sản phẩm ra từ máy nghiền , chờ tiêu thụ. + Toàn bộ VLNCN dùng cho mỏ được đơn vị cung ứng chuyển thẳng đến khai trường bằng xe chuyên dùng, khối lượng VLN còn dư sau khi nổ mìn sẽ chuyển nhập kho vật liệu nổ có sức chứa 35 tấn của Công ty tại ấp Bình Hoá, xã Hoá An, TP Biên Hòa để đảm bảo an toàn trong công tác, bảo quản, bảo vệ. 6. Tổ chức sản xuất - lao động Lực lượng lao động tại mỏ Tân Bản - xí nghiệp khai thác đá như sau: a- Bộ phận quản lý gián tiếp và phụ trợ: 48 người - Giám đốc xí nghiệp : 1 người - Phó Giám đốc : 1 người - Kỹ sư mỏ kiêm Giám đốc Đốc điều hành mỏ : 1 người - Tổ trưởng công trường khai thác, công trường chế biến : 2 người - Tổ kỹ thuật xí nghiệp : 5 người + Kỹ thuật điện : 2 người + Kỹ thuật sửa chữa cơ khí : 3 người -Bộ phận kế toán bán hàng, kế hoạch vật tư, tổ chức nhân sự : 5người + Kế toán sản phẩm : 1 người + Kế toán vật tư : 1 người + Kế toán bán hàng : 1 người + Kế toán tổng hợp : 1 người + Tổ chức nhân sự : 1 ngưới -Tổ thống kê, thủ kho tại mỏ: 7 người + Thống kê công trường khai thác : 2 người + Thống kê sản phẩm : 3 người + Thủ kho VLNCN : 1 người + Thủ kho vật tư-nhiên liệu : 1 người - Bảo vệ xí nghiệp: 20 người + Đội trưởng bảo vệ : 1người + Đội phó bảo vệ : 1 người + Bảo vệ khu vực văn phòng : 4 người + Bảo vệ kho VLNCN: 6 người + Bảo vệ kho bãi chứa sản phẩm : 2 người + Bảo vệ chốt 3 trạm gác : 6 người -Tạp vụ xí nghiệp: 1 người - Y tế: 1 người b-Bộ phận lao động trực tiếp: 122 người - Thợ nổ mìn : 12 người - Thợ vận hành máy khoan : 8 người - Thợ vận hành xe cuốc : 20 người - Tài xế xe tải : 52 người - Thợ vận hành máy xay : 18 người - Vệ sinh máy xay : 3 - Vận hành máy xúc : 6 ngươi - Thợ vận hành búa đập : 2 người - Thợ vận hành trạm cân bán hàng :1 người Tổng cộng : 170 người Hình 6: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ MỎ TÂN BẢN Ghi chú : Biểu thị quan hệ chỉ đạo trực tiếp Biểu thị quan hệ hỗ trợ nghiệp vụ CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI. I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG. 1. Diện tích khu vực thực hiện dự án: Mỏ đá xây dựng Tân Bản thuộc địa phận Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã được cấp phép thăm dò : - Diện tích khu vực khai thác : 12,8 ha - Cốt cao đáy mỏ : -60m Biên giới khai trường được giới hạn trên mặt bằng là các khối trữ lượng cấp C1, có kích thước sau: Bảng II.1  Đơn vị  Kích thước   Chiều dài trung bình  m  433   Chiều rộng trung bình  m  298   Diện tích khai trường  m2  128.000   2. Đặc điểm địa chất. (Xem hình 1) Theo báo cáo địa chất – khoáng sản nhóm tờ Đông thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1:50.000 do kỹ sư Ma Công Cọ chủ biên (xuất bản năm 1994) thì cấu trúc địa chất khu vực thăm dò có những đặc điểm chủ yếu sau đây: a. Hệ Triat thống trung, bậc Anizi – Hệ tầng Bửu Long (T2abl): Hệ tầng này được lộ ra ở Châu Thới, Bửu Long, Bình Hoà, Tân Hạnh và mỏ Tân Bản. Chúng bị các trầm tích hoặc đá andezit hệ tầng Long Bình phủ bất chỉnh hợp lên và chúng hợp lên và chúng cắm thoải về phía Đông – Đông nam 15-20o. b. Hệ Jura thống thượng Hệ tầng Long Bình (J3lb): Hệ tầng này được phân bố ở Hoá An, Tân Vạn, Nam Châu Thới, diện tích khoảng 5km2. Thành phần gồm các đá phun trào, phun nổ, phụt nổ, thành phần phân dị từ bazan – andezitobazan, andezit – daxit – ryolit, xen ít lớp trầm tích mỏng sillic, sét, sét vôi. Chiều dày khoảng 330m, chúng phủ lên đất đá của hệ tầng Bưu Long và bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên. c. Hệ Pliocen thống thượng – Hệ tầng Bà Miêu (N2bm): Hệ tầng này gồm sét bột màu vàng, nâu loang lổ, trên bị laterit hoá. Phân bố rải rác ở phía Tây vùng. d. Hệ Thứ Tư - Thống Pleistocen thượng – Hệ tầng Củ Chi (Q13cc): Hệ tầng này được phân bố ở phía Đông Bắc vùng, thành phần gồm: laterit, cát chứa sét bột kaolin, dưới là cuội sỏi thạch anh, dày 15-20m. e. Các trầm tích Holocen: Phân bố dọc thung lũng sông Đồng Nai, chúng gồm các kiểu và nguồn gốc: trầm tích sông thềm bậc I (aQ22-3), trầm tích sông – đầm lầy (abQ22-3), trầm tích sông dạng bãi bồi (aQ23). 3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn. a. Nước mặt. Mỏ đá xây dựng Tân Bản có địa hình dạng đồi thấp đến trung bình với địa hình không bằng phẳng, thấp dần về phía thung lũng và tạo thành đồi mấp mô. Trong vùng mỏ nghiên cứu không có suối có nước chảy quanh năm, chỉ có suối nhỏ chảy về mùa mưa. Về mùa mưa, khu vực địa hình trũng thấp cũng không bị ngập. Nhìn chung điều kiện thuận lợi cho việc tháo khô mỏ. Phía nam khu mỏ có suối Bà Lồ chảy theo phương tây bắc đông nam. Suối có nước quanh năm với lưu lượng nhỏ. Đây là miền thoát nước trong vùng vào mùa mưa. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại gần khu mỏ cho thấy nước thuộc loại bicarbonat - clorua - natri, thuộc loại nước siêu nhạt, có độ khoáng hóa thấp, nước không ăn mòn. Kết luận: - Suối chảy gần khu mỏ đá là suối Bà Lồ, thu và thoát nước mưa vào mùa mưa - Nước suối chảy không ảnh hưởng đến moong khai thác của mỏ. Nhìn chung nước mặt của vùng về mùa khô ít gây ảnh hưởng cho khai thác nhưng về mùa mưa sẽ gây rất khó khăn cho việc tháo khô bảo vệ mỏ khai thác. Vì vậy cần phải có biện pháp thích hợp cho việc chống dòng nước mưa chảy vào khu mỏ. Khi đó ta chỉ tính đến lượng mưa rơi và nước ngầm cần phải tháo khô. b. Nước dưới đất. Qua các công trình nghiên cứu địa chất thủy văn của vùng mỏ, căn cứ vào đặc trưng thấm, dựa vào phương pháp phân loại nước dưới đất theo điều kiện tàng trữ, chúng tôi phân chia khu vực nghiên cứu ra các phân vị ĐCTV sau đây: * Tầng chứa nước trong các thành tạo hệ Đệ Tứ Q2 Phân bố tại phần nhỏ trong thung lũng mỏ. Thành phần đất đá chủ yếu sét, sét pha, sét lẫn sạn sỏi và một ít bột cát ở khu vực phía tây vùng mỏ. Kết quả nghiên cứu qua các giếng đào của dân cho thấy rất nghèo nước, mực nước tĩnh nằm thường mùa khô dưới địa tầng này, chỉ có mùa mưa thay đổi lớn từ 4,5 - 6,0m. Tầng này không có ý nghĩa và không cần quan tâm khi tháo khô mỏ. * Tầng chứa nước Anizi – hệ tầng Bửu Long (T2abl). Hệ tầng này phân bố trên toàn diện tích mỏ, các lỗ khoan thăm dò đã khoan tới mức – 60m vẫn chưa khống chế hết chiều sâu tầng. Đặc điểm thạch học: Tuf daxit có đặc điểm thạch học khá đồng nhất. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm thành phần thạch học, kiến trúc, cấu tạo và một số đặc điểm khác có thể cho thấy đây là tầng chứa nước rất nghèo. Đa số các lỗ khoan không có nước, hoặc rất nghèo nước. Nước dưới đất trong tầng này có chất lượng khác nước mặt do hòa tan của đá tuf đaxit, nước thuộc loại bicarbonat magie – natri, loại nhạt, có tổng độ khoáng hóa thấp. Chất lượng nước đạt yêu cầu cho sinh hoạt và thuộc loại trung tính nên ít có khả năng gây tác động ăn mòn. Theo kết quả báo cáo thăm dò, đá tuf đaxit Tân Bản hầu hết không nằm dưới mực nước ngầm khu mỏ. Trong đá tuf đaxit nứt nẻ kém, ít phong phú nước so với đá khác vì có ít các khe nứt. Kết quả quan trắc động thái mực nước từ báo cáo thăm dò cho thấy mực nước ngầm trong khu mỏ hiện sâu -9,9 đến -37,63m (do đang được tháo khô). Với kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn mỏ có thể rút ra một số kết luận đối với tầng chứa nước này như sau: - Đây là tầng chứa nước có mức độ chứa nước rất nghèo nên không ảnh hưởng nhất định đến công tác khai thác mỏ sau này. - Chất lượng nước có khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt tại mỏ. 4. Đặc điểm địa chất công trình. Đặc điểm địa chất công trình của khu mỏ được thể hiện qua các điều kiện địa chất công trình gồm: cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất thuỷ văn, các quá trình địa chất động lực công trình và tính chất cơ lý của đất đá. Các đặc điểm về cấu trúc địa chất, địa hình địa mạo và địa chất thuỷ văn đã được trình bày chi tiết ở các chương mục trên, vì thế trong phần này trình bày chủ yếu về các quá trình địa chất động lực công trình và tính chất cơ lý đất đá. a. Các quá trình địa chất động lực. Kết quả khoan thăm dò, bơm hút nước thí nghiệm cũng như các kết quả khảo sát ĐCTV-ĐCCT và thí nghiệm mẫu cho thấy trong phạm vi thăm dò có điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định. Hiện tượng địa chất động lực thể hiện chủ yếu qua sự ổn định của mái dốc bờ moong, tính ổn định của mái dốc bờ moong như sau: * Hiện tượng trượt lở bờ moong khai thác trong lớp phủ Lớp phủ trong phạm vi mỏ được cấu tạo bởi các lớp sét, sét pha trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Do đó khi khai thác xuống sâu, với tác dụng của trọng lực làm cho đất phủ trượt xuống lòng moong khai thác, gây nguy hiểm cho người và thiết bị khai thác dưới moong. Do đó, khi tiến hành bốc lớp đất phủ, góc dốc bờ moong phải nhỏ hơn góc doc an toàn cho phép. Thực tế khai thác trong những năm vừa qua chưa có hiện tượng trượt lở bờ moong, do từ khi bắt đầu khai thác, Công ty đã triển khai trồng cây xanh dọc biên giới khai trường để gia cố bờ moong, tăng sức chống trượt của đất. * Hiện tượng sạt lở bờ moong khai thác trong đá Hiện tượng này xảy ra khi khai thác trong đá với góc dốc bờ moong lớn. Dưới tác dụng của trọng lực, đá sẽ lăn trượt xuống lòng moong khai thác, nhất là khi khai thác trong đới nứt nẻ của đá gốc. Với đặc trưng của các đới dập vỡ, đới khe nứt thường dốc đứng, nên để hạn chế các hiện tượng này, góc dốc bờ moong khai thác phải nhỏ hơn góc dốc an toàn cho phép, đồng thời chiều cao tầng khai thác không được quá lớn. b. Tính chất cơ lý của đất đá. Vùng mỏ được cấu tạo bởi các nhóm đất đá có liên kết cứng và đất dính. Căn cứ vào đặc điểm phân bố các kiểu thạch học, đặc trưng cơ lý có thể chia vùng mỏ nghiên cứu ra làm 2 nhóm đất đá có đặc điểm địa chất công trình khác nhau. Nhóm I gồm tòan bộ các đất đá trầm tích Đệ Tứ và vỏ phong hoá của tuf đaxit, nhóm II là đá cứng tuf đaxit. * Nhóm I: là nhóm đất dính thành phần gồm : Sét bột, sét lẫn sạn sỏi laterit. Chiều dày tầng phủ từ 0,5m đến 8,0m. Nhóm đất này phân bố rộng gần như hầu khắp khu vực phía Đông, chiếm khoảng 40% diện tích vùng nghiên cứu mỏ. Nhóm này được thành tạo bởi hai địa tầng khác nhau là phần phong hóa của tuf đaxit, do hai loại đất đá này thành phần đất đá chủ yếu có nguồn tàn tích và phong hóa hiện đại. Phần lớn chưa được nén chặt với chiều dày nhỏ, thường từ 0,5 - 8m ; đa số từ 0,5 đến 5 mét và lại có lẫn rất nhiều các tảng lăn của đá tuf đaxit. Riêng sét sản phẩm phong hóa laterit được hình thành trong quá trình phong hóa các đá tuf đaxit có tuổi cao hơn, được phân bố lộ ra trên bề mặt với diện tích rất lớn và chiều dày thay đổi tùy thuộc vào bề mặt địa hình, thường cũng rất nhỏ. Ngoài ra một khối lượng lớn được hình thành và phân bố xen kẹp trong tầng đất phủ dưới dạng thấu kính không liên tục. Do chiều dày lớp mỏng, ít có ý nghĩa tác động đến điều kiện khai thác mỏ nên trong báo cáo thăm dò không lấy mẫu nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu 2 mẫu đất từ báo cáo thăm dò cho kết quả phân tích cơ lý như sau: Hàm lượng sét: 14 – 21 %; bụi 10 %: Cát lẫn các dăm sạn từ: 69 – 76 % Dung trọng tự nhiên: 1,98 – 2,02 g/cm3 Tỷ trọng: 2,68 – 2,71 g/cm3 Độ ẩm tự nhiên: 21 – 27 % Góc ma sát trong: 16 đến 18 o Lực dính: 0,08 đến 0,095 kg/cm2 Nhìn chung các chỉ tiêu vật lý và cơ học của lớp đất được đánh giá sơ bộ vì ít có ý nghĩa tác động đến điều kiện khai thác mỏ. * Nhóm II: nhóm đá cứng. Nhóm này không lộ ra trên bề mặt địa hình, chủ yếu nằm dưới lớp phong hoá. Các vùng lộ do khai thác thành phần đá chủ yếu là tuf đaxit màu xám, xám tối hoặc đá tuf đaxit màu xám trắng, xám sáng xanh biến chất yếu. Theo chiều sâu, trên diện tích khai thác trong tương lai, nhiều khu vực bị phong hóa xen lẫn tạo thành khối có độ cứng thấp hơn hoặc biến thành màu xám nâu. Ngoài đá tuf đaxit đặc xít là khoáng sản sẽ được khai thác, trong khu địa chất công trình còn có các loại đá như tuf đaxit. Qua kết quả phân tích của 50 mẫu đá trong báo cáo thăm dò cho thấy các đặc trưng có giá trị như sau : + Dung trọng : 2,62 – 2,75 g/cm3 , trung bình 2,67 g/cm3 . + Tỷ trọng : 2,76 – 2,80 g/cm3; trung bình 2,78 g/cm3. + Hệ số độ rỗng: 1,96 – 5,54 %, trung bình 4,18%. + Độ hút nước : 0,14 – 1,22 %, trunh bình 0,50%; + Cường độ kháng nén khô: 923 – 1.619 kg/cm2, trung bình 1.118 g/cm3. + Cường độ kháng nén bão hòa: 802 –1.562 kg/cm2, trung bình 1.024g/cm3. + Góc ma sát trong: 84o 00' Với tính chất vật lý và cơ học như trên cho thấy đây là khu có điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định đối với công tác khai thác mỏ sau này. 5. Đặc điểm khí tượng –thủy văn. Khu vực ấp Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam Bộ. Hàng năm, khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu có liên quan gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán pha loãng các chất ô nhiễm nước, không khí và chất thải rắn. Quá trình lan truyền, phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm ngoài môi trường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố vi khí hậu khu vực có nguồn ô nhiễm. Do dự án nằm trong khu vực ấp Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai , nên có thể sử dụng các số liệu khí tượng thuỷ văn của khu vực Biên Hòa-Long Thành để đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến quá trình phát tán, chuyển hoá và pha loãng các chất ô nhiễm trong quá trình đánh giá tác động môi trường. Các yếu tố đó là: Nhiệt độ Biến trình ngày của nhiệt độ thường đồng pha với biến thiên của năng lượng bức xạ hàng ngày. Nhiệt độ cao nhất trong ngày xẩy ra vào khoảng giữa trưa (12h -14h), thấp nhất vào khoảng nửa đêm về sáng (2h -4h). Nhiệt độ hàng năm trung bình 26oC, trong đó tháng thấp nhất (tháng 12) trung bình 24,1oC và tháng cao nhất (tháng 4) trung bình 28,4oC. Nhiệt độ ngày thấp nhất 16,7oC và ngày cao nhất 37,4oC. Mức độ chênh lệch từ năm này qua năm khác không lớn. Đây là một trong các yếu tố khí hậu khá ổn định. Nhiệt độ trung bình mùa mưa 26,0 - 26,8oC so với mùa khô thì mùa mưa dao động không lớn (0,8oC), tháng 10 nhỏ nhất 25,4 -26,1oC, cao nhất là tháng 5: 27,3 -28,1oC tháng 5 khi mùa mưa bắt đầu thì nhiệt độ có xu thế giảm chậm dần so với tháng trước rồi nhanh nhất ở tháng 6 (-1,1oC) các tháng tiếp sau xu thế giảm rất ít 0,1-0,4oC/tháng. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm (bụi, khí thải) trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ các phản ứng hoá học diễn ra trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu chất ô nhiễm trong khí quyển càng nhỏ. Vì vậy trong quá trình tính toán, dự báo ô nhiễm không khí và thiết kế các hệ thống khống chế ô nhiễm cần phân tích đến yếu tố nhiệt độ. Chế độ mưa Khu vực thực hiện dự án nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của khu vực, gồm 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Năm 2005, tổng lượng mưa trong mùa mưa dao động từ 178,4mm đến 514,8mm, trung bình 323,3mm (tháng 5 - tháng 10). Tổng lượng mưa trong mùa khô dao động từ 17,1mm đến 82,5mm, trung bình 53,1mm (tháng 11 - tháng 4 năm sau). Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Mưa sẽ cuốn trôi các loại bụi và chất ô nhiễm có trong khí quyển làm giảm nồng độ các chất này, nước mưa sẽ pha loãng và mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất. Khi xem xét, đánh giá khả năng gây ô nhiễm nguồn nước, tính toán lượng nước thải và hệ thống xử lý nước thải cần phải xử lý, trong dự án cần phải tách riêng biệt hệ thống thoát nước mưa với hệ thống thoát nước thải sinh hoạt. Hình 7: Đồ thị lượng mưa trung bình tháng khu vực Long Thành-Biên Hoà  Chế độ bốc hơi Lượng bốc hơi nước làm tăng độ ẩm và mang theo một số dung môi hữu cơ, các chất có mùi hôi vào không khí. Hàng năm ở khu vực Biên Hòa-Long Thành nhận được một lượng mưa khá lớn, nhưng cũng trả lại khí quyển một lượng không nhỏ do bốc hơi. Tổng lượng bốc hơi hàng năm từ 1.140mm -1.450mm, chiếm tới 60 -75% lượng mưa năm. Mùa khô lượng bốc hơi trung bình tháng 120 -160mm, hai tháng đầu mùa chỉ có khoảng 70 -110mm. Từ tháng 1 đến tháng 4 đều ở trên mức 120mm, cao nhất là tháng 3: 170 -220mm/tháng. Trong thời gian mưa nhiều nhất (tháng 8, 9, 10), lượng bốc hơi tháng rất gần với lượng bốc hơi trung bình.  Độ ẩm không khí. Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá và phát tán ô nhiễm đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe con người. Trong ngày, độ ẩm không khí đạt cao nhất vào 4-5 giờ và thấp nhất lúc 12-14 giờ. Độ ẩm không khí tương đối đều trong năm, trung bình hàng năm cao 81,4%, độ ẩm có độ phân hoá theo mùa: - Độ ẩm vào mùa mưa cao, cao nhất vào tháng 9-10 (91%). - Mùa khô độ ẩm thấp, thấp nhất là vào tháng 2-3 (75%). Thời gian chiếu sáng. Bức xạ mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực, độ bền vững khí quyển, thông qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán. Theo số liệu điều tra, tổng giờ nắng hàng tháng tương đối dồi dào. Ngay trong mùa mưa tổng giờ nắng tháng đạt 170 đến 210 giờ, mùa khô tổng giờ nắng tháng là 220 giờ đến 290 giờ. Thời gian chiếu sáng trung bình 6-7giờ/ngày. Số giờ nắng lớn nhất có thể từ 10-11 giờ/ngày, thấp nhất vào khoảng 3-4 giờ/ ngày. Mùa khô đạt trị số rất cao. Nếu quy ước tháng nắng là tháng có trên 200 giờ nắng thì hàng năm khu vực thực hiện dự án có từ 6-8 tháng nắng. Số giờ nắng trung bình một năm là 2.226 giờ. Số giờ nắng bình quân trong một ngày: 7,5 giờ. Chế độ gió. Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền chất ô nhiễm trong không khí. Khi vận tốc gió càng lớn, mức độ phát tán càng tăng nghĩa là chất ô nhiễm lan truyền càng xa và pha loãng càng tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đánh giá tác động môi trường- DỰ ÁN ĐẦU TƯ TĂNG ĐỘ SÂU KHAI THÁC ĐẾN MỨC -60m MỎ ĐÁ XÂY DỰNG TÂN BẢN, PHƯỜNG BỬU HÒA, THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ, TỈNH.doc