Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005 - 2010)

Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 8. Báo cáo thuyết minh khu vực cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Bình năm 2006. 9. Báo cáo tổng kết Chi cục phát triển lâm nghiệp Quảng Bình các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009. 10. Báo cáo quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 11. Báo cáo công tác phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Bình các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009. 12. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 13. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất ở vùng cát ven biển Bắc Quảng Bình nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững”. Cơ quan thực hiện: Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hà Nội - 2007.

doc148 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6081 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân đánh bắt và chế biến thủy sản. Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều cơn bão với tốc độ gió >30m/s, làm xói lở bờ rất nghiêm trọng. Tổng chiều dài sạt lở 56 xã trong tỉnh là 103,2 km, trong đó sạt lở bờ sông là 93,1 km, bao gồm: - Huyện Minh Hóa: 980m (sông Gianh). - Huyện Tuyên Hóa: 20.300m (sông Gianh). - Huyện Quảng Trạch: 38.560m (sông Gianh, sông Roòn) và 8100m bờ biển. - Huyện Bố Trạch: 8.700m (hữu sông Gianh). - Thành phố Đồng Hới: 4.950 m (hữu sông Nhật Lệ) và 2700m bờ biển. - Huyện Quảng Ninh: 13.100m (sông Nhật Lệ, hữu sông Lệ Kỳ). - Huyện Lệ Thủy: 6.500m (sông Kiến Giang, sông Cẩm Ly, sông Rào Ngò). 10.1.3. Lốc xoáy, sét Lốc tố thường xảy ra đột ngột, bất ngờ, trong phạm vi hẹp, tồn tại trong thời gian ngắn và là hiện tượng thời tiết xảy ra trong tiểu vùng nên khó dự báo chính xác cả về thời gian, cường độ, phạm vi ảnh hưởng. Trong hơn 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra lốc tố gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản của nhân dân và nhà nước. - Năm 2006: Do ảnh hưởng và diễn biến thời tiết bất thường trong các ngày 19/4 đến ngày 27/4 trên địa bàn hai huyện Tuyên Hóa và Quảng Ninh đã xảy ra lốc kèm theo mưa đá gây ảnh hưởng và làm hư hỏng hàng chục ha lúa và ngô đang thời kỳ chuẩn bị thu hoạch. - Năm 2007: Toàn tỉnh xảy ra 3 đợt lốc tố. Đợt thứ nhất xảy ra ngày 25/5/2007 tại xã Quảng Kim, huyện Quảng Trạch xảy ra mưa lớn kèm theo lốc xoáy làm chết 01 người, sập 01 nhà, gây thiệt hại hoa màu khác ở địa phương. Đợt thứ 2 xảy ra 10/6/2007 tại xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy gây hư hỏng một số nhà dân, trường học, đổ gãy cây cối; Đợt thứ 3 xảy ra ngày 21/6/2007 tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa xảy ra mưa, lốc, sét đánh chết 01 người, làm bị thương 01 người, cháy 01 nhà dân và hư hỏng một số hoa màu khác. - Năm 2008: trong thời kỳ chuyển mùa, một số địa phương đã xảy ra lốc tố, sét gây thiệt hại về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp: Ngày 18/3/2008 tại địa bàn 2 xã Kim Hóa và Lê Hóa huyện Tuyên Hóa lốc tố xảy ra gió cấp 7, cấp 8 giật trên cấp 8, kèm theo mưa đá có đường kính từ 1,0 đến 2,0 cm, tốc mái 9 phòng học, 3 phòng chức năng, 131 nhà dân, đổ gãy 15,1 ha ngô. 10.1.4. Hạn hán và gió phơn Tây Nam khô nóng (gió Lào) Ngoài bão, lũ, áp thấp nhiệt đới, tỉnh Quảng Bình còn chịu ảnh hưởng lớn của gió Tây Nam khô nóng từ tháng III đến tháng VIII hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng IV đến tháng VII. Gió nóng làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm làm cạn nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Tính trung bình cho những năm hạn vừa có khoảng 30 - 40 xã có diện tích các loại cây trồng bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước tưới và khô nóng. Mặt khác, nắng nóng kéo dài gây hạn nặng kết hợp mặn xâm nhập sâu vào đất liền làm tổn thất nặng nề trong sản xuất và thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, hạn hán làm tăng lượng bốc hơi, lượng mưa đầu nguồn ít làm mực nước các hồ chứa xuống rất thấp, những năm hạn nặng hầu hết ở các hồ chứa, nước để phục vụ nước tưới thiếu trầm trọng, hầu hết các hồ chứa loại vừa bị cạn kiệt không đủ nước cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, như hồ Phú Vinh, An Mã, Tiên Lang, Cẩm Ly, Vực Sanh, Đồng Ran, Bẹ... Ngoài việc gây cạn kiệt các hồ chứa, các sông dẫn đến xâm nhập mặn và thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp hạn hán còn gây dịch bệnh về người, gia súc và cháy rừng. Một vấn đề quan trọng hiện nay tuy đã được đề cập nhiều nhưng chưa có số liệu điều tra cơ bản, cũng như việc nghiên cứu, hay đề tài khoa học cụ thể đó chính là việc giảm nước mặt, nước ngầm và xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hạn hán và biến đổi khí hậu toàn cầu do Trái Đất nóng lên. Việc thiếu nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng rất lớn đến nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân; đặc biệt hạn nặng là vào năm 2005, bước vào vụ hè thu, nước các hồ xuống thấp không đủ nước cho sản xuất, nước các khe suối bị khô kiệt, nên hạn đã xuất hiện ngay từ đầu vụ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế: Làm 3.745 ha lúa vụ tám bị mất trắng, 143 ha lúa và 1.048 ha hoa màu và đậu vụ 10 bị mất trắng, 5.064 ha diện tích giảm năng suất từ 30% trở lên, tổng giá trị thiệt hại trên 58 tỷ đồng. 10.1.5. Cát trôi, cát bay, cát chảy Nhóm đất cát có diện tích 37.243 ha, chiếm 4,63% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; trong đó đất cát biển có địa hình bằng phẳng chỉ chiếm 25% diện tích, còn lại 75% diện tích đất cát có địa hình gò đồi lượn sóng, nhiều nơi chưa có thảm thực vật. Do ảnh hưởng của gió và dòng chảy nên cát rất dễ di động. Hiện tượng cát di động lấn đất sản xuất, đất thổ cư của nhân dân các xã Gia Ninh, Hồng Thủy... ven quốc lộ 1A ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện tượng cát bay, cát chảy, cát lấp một số năm gần đây diễn biến rất phức tạp, càng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh, kinh tế, sản xuất nông nghiệp... của các địa phương ven biển tỉnh Quảng Bình như: huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy. Đồng thời đây là một loại hình thiên tai ít phổ biến ở các địa bàn khác và là đặc trưng của tỉnh Quảng Bình. 10.1.6. Rét hại, rét đậm Năm 2008, từ cuối tháng I đến hết tháng II, không khí lạnh tăng cường liên tục làm nền nhiệt độ hạ xuống rất thấp trên toàn tỉnh. Đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nghiêm trọng: đã có tổng số 1.742 con Trâu, 3037 con Bò, 1.334 con Dê bị chết trong đợt rét đậm, rét hại này. 10.2. Sự cố môi trường Trong những năm qua, các sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu do cháy rừng, sự tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật còn nhiều nhưng chưa được xử lý, sự cố tràn dầu, dịch bệnh gia súc, gia cầm... 10.2.1. Cháy rừng Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, trong vòng 5 năm (từ năm 2005 đến năm 2009), toàn tỉnh đã xảy ra 43 vụ cháy rừng, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 130,3ha; trong đó: rừng thông: 108,3 ha; keo: 14,ha; cao su: 5,7ha; huê và trầm gió: 2,0ha; tổng giá trị thiệt hại hơn một tỷ đồng. + Huyện Quảng Trạch: 21 vụ, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 76,2ha + Huyện Lệ Thủy: 8 vụ, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 18ha + Huyện Bố Trạch: 7 vụ, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 17,5ha + Huyện Quảng Ninh: 3 vụ, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 14ha + Thành phố Đồng Hới: 2 vụ, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 3,5ha + Huyện Tuyên Hóa: 1 vụ, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 0,6ha + Huyện Minh Hóa: 1 vụ, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 0,5ha Quảng Bình là tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, mùa hè thường đến sớm và kết thúc muộn nên tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra, kèm theo các đợt gió Tây Nam khô nóng nên nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao. Vì vậy, trong những năm qua công tác phòng, chống cháy rừng đã được các cấp, các ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh được xem là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, công tác chữa cháy được huy động tối đa, triển khai kịp thời nên thiệt được giảm thiểu đáng kể. Năm 2005, toàn tỉnh xảy ra 22 vụ cháy rừng, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 87,6ha; thì đến năm 2009, toàn tỉnh chỉ xảy ra 6 vụ cháy rừng, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 6,2ha. Bảng 10.2. Thống kê tình hình thiệt hại do cháy rừng từ năm 2005 - 2009 Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số vụ Diện tích rừng bị cháy (ha) Số vụ Diện tích rừng bị cháy (ha) Số vụ Diện tích rừng bị cháy (ha) Số vụ Diện tích rừng bị cháy (ha) Số vụ Diện tích rừng bị cháy (ha) Huyện Lệ Thủy 06 15,0 02 3,0 Huyện Quảng Ninh 01 7,0 01 2,0 01 5,0 TP. Đồng Hới 01 1,5 01 2,0 Huyện Bố Trạch 03 14,2 02 1,5 02 1,8 Huyện Quảng Trạch 10 50,3 02 2,7 04 13,3 04 8,7 01 1,2 Huyện Tuyên Hóa 01 0,6 Huyện Minh Hóa 01 0,5 Tổng cộng 22 87,6 5 5,7 07 17,1 07 13,7 02 6,2 Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình 10.2.2. Tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn tồn đọng nhiều kho thuốc bảo vệ thực vật, cũng như các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật bị chôn vùi dưới đất theo thời gian. Qua kết quả khảo sát cuối năm 2009, bước đầu thống kê được 15 kho/điểm chứa/tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và đã đưa vào danh mục "Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước" kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó: huyện Lệ Thủy 04 điểm, huyện Quảng Ninh 5 điểm, thành phố Đồng Hới 01 điểm, huyện Bố Trạch 01 điểm, huyện Quảng Trạch 02 điểm, huyện Tuyên Hóa 01 điểm và huyện Minh Hóa 01 điểm. Sự hiện diện của các kho thuốc này đã và đang gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước sinh hoạt và đất sản xuất rau màu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân khu vực. 10.2.3. Sự cố tràn dầu Sự cố tràn dầu trên biển Đông đã đưa một lượng cặn dầu theo gió mùa Đông Bắc vào bờ biển Quảng Bình (xuất hiện vào đầu tháng 3/2007) dưới dạng vón cục, kết dính với cát tạo thành từng vệt cách mép nước biển khoảng 10m - 20m, kéo dài từ xã Ngư Thủy Nam của huyện Lệ Thủy đến xã Đức Trạch của huyện Bố Trạch, với chiều dài đường bờ biển khoảng 70km trên tổng chiều dài 116,04km đường bờ biển của tỉnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 12 xã phường của các huyện thành phố: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới và Bố Trạch. Đến cuối tháng 3/2007, dầu tràn lại tiếp tục xuất hiện trở lại tương đối nhiều tại các xã Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc của huyện Lệ Thủy và xã Hải Ninh của huyện Quảng Ninh. Địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố tràn dầu là huyện Lệ Thủy, đặc biệt tại bãi biển Ngư Hoà thuộc xã Ngư Thủy Bắc, dầu kết dính cát thành một dãi rộng trên 10m với khối lượng thu gom được khoảng 10 tấn. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, nếu kéo dài thời gian thu gom, xử lý thì lượng dầu tan chảy sẽ thấm hết vào đất, gây nên hậu quả khó lường cho môi trường và đời sống cộng đồng dân cư ven biển; Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều Công văn hướng dẫn các địa phương nói trên huy động lực lượng nhân dân, học sinh và thanh niên thu gom toàn bộ lượng dầu tràn nằm lẫn bên dưới lớp cát. Toàn bộ lượng dầu thu gom được (67 tấn) đã vận chuyển vào Khu xử lý của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung tại Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để xử lý. 10.2.4. Dịch bệnh gia súc, gia cầm Trong thời gia qua, dịch bệnh trên động vật nuôi diễn biến hết súc phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm xã xảy ra trên nhiều địa phương trong cả nước. Đối với tỉnh Quảng Bình, mặc dù đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để ngăn ngừa và phòng chống, nhưng dịch bệnh vẫn phát sinh cục bộ tại một số địa phương. Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến năm 2009 của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chỉ diễn chủ yếu trong năm 2007 và năm 2008, với đàn gia súc bị bệnh phải tiêu hủy là 76 con, đàn gia cầm bị bệnh phải tiêu hủy lên đến 8.830 con. Ngoài ra, trong năm 2009, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản diễn ra khá nghiêm trọng, với tổng diện tích ao nuôi bị dịch là 52ha, tập trung chủ yếu ở các hộ nuôi tư nhân thuộc huyện Bố Trạch. 10.2.5. Tai nạn lao động Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương Binh - Xã hội tỉnh Quảng Bình, trong vòng 5 năm (từ năm 2005 - 2009), toàn tỉnh xảy ra 172 vụ tai nạn lao động, làm chết 23 người, bị thương 149 người, trong đó: Năm 2005 xảy ra 33 vụ làm chết 3 người, bị thương 30 người; năm 2006 xảy ra 38 vụ, làm chết 2 người, bị thương 36 người; năm 2007 xảy ra 37 vụ, làm chết 3 người, bị thương 34 người; năm 2008 xảy ra 37 vụ, làm chết 6 người, bị thương 31 người; năm 2009 xảy ra 27 vụ, làm chết 9 người, bị thương 18 người. Nhìn chung, tình hình tai nạn lao động trong những năm qua chưa có chiều hướng thuyên giảm, trong khí đó số người chết do tai nạn lao động lại có chiều hướng gia tăng. Chứng tỏ công tác đảm bảo an toàn lao động cho công nhân làm việc chưa được các doanh nghiệp chú trọng đúng mức. Bảng 10.3. Tổng hợp tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh Năm Số vụ tai nạn Thiệt hại về người Chết Bị thương 2005 33 3 30 2006 38 2 36 2007 37 3 34 2008 37 6 31 2009 27 9 18 Cộng 172 23 149 Nguồn: Sở Lao động - Thương Binh - Xã hội Quảng Bình 10.2.6. Tai nạn do vật liệu nổ Tình hình tai nạn do vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực công nghiệp khai thác đá. Trong vòng 5 năm (từ năm 2005 - 2009), toàn tỉnh xảy ra 21 vụ tai nạn do vật liệu nổ, làm chết 22 người, bị thương 9 người, trong đó: Năm 2005 xảy ra 11 vụ làm chết 10 người, bị thương 4 người; năm 2006 xảy ra 4 vụ, làm chết 2 người, bị thương 5 người; năm 2007 xảy ra 3 vụ, làm chết 6 người; năm 2008 xảy ra 3 vụ, làm chết 4 người; năm 2009 không xảy ra vụ nào. Nhìn chung, công tác đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng vật liệu nổ phục vụ cho công nghiệp khai thác đá đã được các doanh nghiệp chú trọng, nên tình hình tai nạn và thiệt hại về người do tai nạn đã giảm đáng kể qua các năm, đặc biệt trong năm 2009, do làm tốt công tác đảm bảo an toàn trước khi đi vào khai thác nên không để xảy ra vụ tai nạn nào. Bảng 10.4. Tổng hợp tình hình tai nạn do vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Năm Số vụ Thiệt hại về người Chết Bị thương Tổng cộng 2005 11 10 4 14 2006 4 2 5 7 2007 3 6 0 6 2008 3 4 0 4 2009 0 0 0 0 Cộng 21 22 9 31 Nguồn: Sở Công Thương Quảng Bình 10.2.7. Tai nạn giao thông Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm qua diễn biến khá phức tạp, số vụ tai nạn giao thong không hề thuyên giảm qua các năm. Trong vòng 5 năm (từ năm 2005 - 2009), toàn tỉnh xảy ra 1.233 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.237 người, bị thương 967 người, tổng giá trị thiệt hại về kinh tế 3.341 triệu đồng, cụ thể: - Năm 2005: xảy ra 276 vụ tai nạn, làm chết 223 người, bị thương 275 người, tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 510 triệu đồng, trong đó: + Tai nạn giao thông đường bộ 263 vụ, làm chết 212 người, bị thương 272 người + Tai nạn giao thông đường sắt 13 vụ, làm chết 11 người, bị thương 3 người - Năm 2006: xảy ra 247 vụ tai nạn, làm chết 224 người, bị thương 225 người, tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 500 triệu đồng, trong đó: + Tai nạn giao thông đường bộ 229 vụ, làm chết 209 người, bị thương 255 người + Tai nạn giao thông đường sắt 14 vụ, làm chết 14 người + Tai nạn giao thông đường thủy 4 vụ, làm chết 1 người - Năm 2007: xảy ra 262 vụ tai nạn, làm chết 263 người, bị thương 202 người, tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 700 triệu đồng, trong đó: + Tai nạn giao thông đường bộ 252 vụ, làm chết 255 người, bị thương 198 người + Tai nạn giao thông đường sắt 9 vụ, làm chết 7 người, bị thương 4 người + Tai nạn giao thông đường thủy 1 vụ, làm chết 1 người - Năm 2008: xảy ra 205 vụ tai nạn, làm chết 224 người, bị thương 129 người, tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 502 triệu đồng, trong đó: + Tai nạn giao thông đường bộ 195 vụ, làm chết 210 người, bị thương 128 người. Ngoài ra, va chạm giao thông xảy ra 430 vụ, làm bị thương nhẹ 411 người. + Tai nạn giao thông đường sắt 8 vụ, làm chết 7 người, bị thương 1 người + Tai nạn giao thông đường thủy 2 vụ, làm chết 7 người - Năm 2009: xảy ra 243 vụ tai nạn, làm chết 303 người, bị thương 136 người, tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1.129 triệu đồng, trong đó: + Tai nạn giao thông đường bộ 228 vụ, làm chết 244 người, bị thương 136 người. Ngoài ra, va chạm giao thông xảy ra 429 vụ, làm bị thương 579 người. + Tai nạn giao thông đường sắt 12 vụ, làm chết 13 người + Tai nạn giao thông đường thủy 3 vụ, làm chết 46 người, trong đó đáng quan tâm và vụ chìm đò đặc biệt nghiêm trọng tại xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch vào dịp tết Nguyên đán 2009 làm chết 42 người dân đi sắm tết. Bảng 10.5: Tổng hợp tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Năm Số vụ Thiệt hại về người Thiệt hại về tài sản (triệu đồng) Chết Bị thương Tổng cộng 2005 276 223 275 494 510 2006 247 224 225 449 500 2007 262 263 202 465 700 2008 205 224 129 353 502 2009 243 303 136 439 1.129 Cộng 1.233 1.237 967 2.200 3.341 Nguồn: Phòng Cảnh sát Giao thông Quảng Bình CHƯƠNG XI. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ 11.1. Công tác bảo vệ môi trường trong các năm 2005-2010 11.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của tỉnh Quảng Bình được thể hiện theo sơ đồ dưới đây: UBND tỉnh Sở Tài nguyên và Môi trường Chi cục Bảo vệ môi trường Phòng Cảnh sát Môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Các cơ sở sản xuất, kinh doanh Cán bộ Tài nguyên và Môi trường cấp xã Môi trường các phường, xã Phòng Tài nguyên và Môi trường BQL khu kinh tế tỉnh Quảng Bình Hiện tại Chi cục BVMT đã được thành lập theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có đầy đủ các phòng ban và biên chế chuyên môn về MT. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đồng Hới cũng đã có 02 cán bộ. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường đã đầy đủ bộ phận và cán bộ chuyên môn. Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện chỉ có 1-2 cán bộ chuyên trách về môi trường. Các phường xã chưa có cán bộ quản lý môi trường mà chỉ có cán bộ địa chính, xây dựng kiêm nhiệm. 11.1.2. Về mặt thể chế, chính sách, công tác xây dựng văn bản pháp luật Để triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, Quảng Bình đã thực hiện nghiêm các Nghị định, Thông tư về tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản pháp luật về môi trường vàn quản lý tài nguyên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. (Xem Phụ lục 11.1) 11.1.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho BVMT Việc đầu tư kinh phí cho sự nghiệp môi trường đã tăng lên theo thời gian và theo nhu cầu của công tác bảo vệ môi trường của Quảng Bình. Tuy nhiên, do là tỉnh nghèo nên việc đảm bảo tổng kinh phí sự nghiệp môi trường trên 1% tổng chi ngân sách của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bảng 11.1. Chi phí đầu tư cho BVMT qua các năm (đơn vị tính: VNĐ) TT Năm Số tiền đầu tư (triệu đồng) 1% tổng chi ngân sách (triệu đồng) 1 2005 - - 2 2006 300 452.475 3 2007 29.776 738.130 4 2008 32.072 888.706 5 2009 22.722 1.091.482 6 2010* 41.296 1.420.647 * Số liệu năm 2010 là số dự kiến Nguồn: Sở Tài chính Quảng Bình 11.1.4. Về hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường - Đã có Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ này theo mạng lưới định kỳ 02 lần hàng năm. Tuy nhiên, sự đầu tư về thiết bị chưa đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng kết quả đo đạc; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ quan trắc giám sát định kỳ. - Chưa có hệ thống cảnh báo ô nhiễm môi trường. 11.1.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng Trong thời gian qua, tại tỉnh Quảng Bình, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Mặt khác nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân đang từng bước được nâng cao, nhiều cơ quan, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, địa phương đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn trong công tác bảo vệ môi trường, nhiều phong trào xanh, sạch, đẹp tại cơ quan, thôn xóm từng bước phát triển, nhất là mô hình quần chúng tham gia BVMT. Việc lập kế hoạch, triển khai kế hoạch được thực hiện tương đối sớm, nên kế hoạch đã được triển khai nhanh, cơ bản đúng tiến độ. Công tác tuyên tuyền bảo vệ môi trường nâng cao nhận thức luôn được quan tâm thực hiện Xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 05/6 hàng năm để các Sở ban ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có căn cứ để thực hiện. Tổ chức các hoạt động nhân ngày Môi trường thế giới, chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Ngày đa dạng sinh học. Phối hợp với Báo Quảng Bình, Đài truyền hình Quảng Bình ra các trang báo về bảo vệ môi trường. Nằm trong khuôn khổ Chương trình SEMLA, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan ban ngành thực hiện Dự án "Nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách pháp luật đất đai và môi trường tỉnh Quảng Bình" về truyền thông môi trường tại 3 xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa), Sơn Trạch (huyện Bố Trạch) và Quảng Trường (huyện Quảng Trạch) để thực hiện việc đổi mới và đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các đoàn thể xã hội và mỗi người dân trong việc tham gia vào công tác bảo vệ môi trường... 11.2. Tồn tại và thách thức 11.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường Hiện tại Chi cục BVMT đã được thành lập theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có đầy đủ các phòng ban và biên chế chuyên môn về môi trường. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường đã được thành lập với đầy đủ bộ phận và cán bộ chuyên môn. Phòng Tài nguyên và Môi trường (thuộc Ban quản lý khu kinh tế) đã có 3 cán bộ. Các phòng Tài nguyên và Môi trường của thành phố Đồng Hới, huyện Bố Trạch, huyện Lệ Thủy cũng đã có 2 cán bộ/phòng. Các cán bộ của 4/6 phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện và các phường, xã chưa có cán bộ quản lý môi trường mà chỉ có cán bộ địa chính kiêm nhiệm, chưa được hưởng phụ cấp và ít được tập huấn đào tạo. Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn chưa đủ mạnh. Số cán bộ quản lý môi trường từ tỉnh đến huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, cả về số lượng và chất lượng, năng lực cán bộ. Chưa có phân định trách nhiệm rõ ràng cho cán bộ môi trường cấp huyện nên mảng công tác này tại các huyện phần lớn là bỏ ngỏ. Tại cấp xã, phường chưa có cán bộ làm nhiệm vụ quản lý về môi trường. 11.2.2. Về thể chế, chính sách Cơ quan có thẩm quyền đã ban hành các văn bản pháp luật và việc thực hiện ở các thành phố, thị trấn tương đối thuận lợi tuy nhiên các khu vực vùng nông thôn và miền núi do ý thức bảo vệ môi trường của người dân và cán bộ còn thấp nên công tác quản lý môi trường ở các địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc ban hành các văn bản pháp luật thường chỉ đến cấp huyện, hoặc có về đến xã thì cũng chỉ họp các ban, xóm thông báo về văn bản không có những buổi tập huấn dành cho người dân một cách chi tiết, cụ thể. 11.2.3. Về các hoạt động quan trác, giám sát và cảnh báo ô nhiễm Về các hoạt động quan trắc giám sát: Nhiệm vụ này được Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường đảm nhận và thực hiện 2 lần/năm, riêng năm 2010 là 3 lần/năm. Tuy nhiên, năng lực của bộ phận quan trắc mới dừng ở một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nước, không khí; chưa có khả năng quan trắc các chỉ tiêu về một số kim loại nặng,... trong nước và các hợp chất hữu cơ trong không khí, khí thải công nghiệp,... trong khi nhu cầu quan trắc tại địa phương rất lớn, phục vụ công tác quản lý môi trường. Hoạt động giám sát môi trường, các doanh nghiệp còn thực hiện một cách đối phó, chỉ khi có ban nghành thanh tra, kiểm tra thì mới thuê cơ quan có chuyên môn làm báo cáo giám sát nên việc theo dõi và quản lý nguồn và lượng phát thải còn gặp nhiều khó khăn. - Chưa có hệ thống cảnh báo ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. 11.2.4. Về nguồn nhân lực, tham gia của cộng đồng Việc tiếp cận lấy ý kiến của cộng đồng chưa được thực hiện trong phương pháp quản lý môi trường. Sự gắn kết giữa nhà quản lý và cộng đồng chưa chặt chẽ, đây là vấn đề gây nhiều khó khăn cho cho các ban nghành quản lý môi trường trong việc tiếp cận cộng đồng để tuyên truyền về công cuộc bảo vệ môi trường. CHƯƠNG XII. CHÍNH SÁCH VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 12.1. Các chính sách tổng thể Trong những năm gần đây tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng mạnh mẽ, nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đến đời sông nhân dân, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã ban hành các quyết định, quy định, quy chế, chính sách. Việc ban hành các chính sách, quy định về xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao công tác bảo vệ môi trường, quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, đất đai, biển, rừng hoặc phòng chống thiên tai... có sự liên quan mật thiết đến nhau và mang tính tổng thể, định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội - môi trường một cách bền vững. Từ năm 2006 đến nay, HĐND tỉnh đã thông qua 21 nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành 11 chỉ thị và 58 quyết định trong các lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên (đất, rừng, biển,...) và môi trường. Lĩnh vực Nghị quyết Chỉ thị Quyết định Tổng Tài nguyên đất 10* 02 22 34 Khoáng sản 07* 01 07 15 Bảo vệ môi trường - 02 03 05 Bảo vệ rừng 01 03 03 07 Khác 09* 03 12 24 Tổng 21 11 58 * Có 02 văn bản điều chỉnh quy hoạch đất cho hoạt động khoáng sản, 04 văn bản quy định giá các loại đất trên địa bàn Đây là nhóm chính sách đã góp phần ngăn chăn sự tàn phá tài nguyên thiên nhiên của con người bởi nếu không có những chính sách cứng rắn thì đây là nguyên nhân sâu xa của sự biến đổi suy thoái và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thông qua số lượng các văn bản ban hành trong thời gian 2005-2010, lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất vẫn là đất đai và khoáng sản; công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng có thể nói là chưa đủ và đúng tầm quan trọng của môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Để ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, mọi người dân cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh sự quan tâm, chú ý của các cấp các ngành chính quyền tỉnh Quảng Bình cũng đã tiến hành ban hành các quy định, quyết định nhằm ngăn ngừa hiện trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế thấp nhất thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thêm vào đó tăng nguồn kinh phí cho môi trường, tổ chức các hội nghị về công tác bảo vệ môi trường, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, tiến hành kiện toàn hệ thống cán bộ quản lý môi trường các xây dựng đội ngũ làm công tác quản lý môi trường mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường các hoạt động kiểm soát, kiểm tra giám sát chất lượng môi trường trên toàn địa bàn toàn tỉnh. 12.2. Các chính sách đối với các vấn đề ưu tiên Các cấp Đảng ủy và chính quyền các cấp đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 21/7/2005 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã thông qua Nghị quyết số 15/NQ-TU về "Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh". Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 15/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho cán bộ công chức, viên chức và thông tin đầy đủ đến các phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Các cấp ủy Đảng của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố đã tổ chức triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến tận các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn và xây dựng chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị mình. Trong 5 năm qua (2005-2010), công tác bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình đã được chú trọng, đi vào chiều sâu cuộc sống và phát huy hiệu quả như nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân ngày càng được nâng cao; nhiều đơn vị, địa phương đã chuyển đổi mạnh trong công tác bảo vệ môi trường; nhiều phong trào xanh, sạch, đẹp tại địa phương, thôn xóm từng bước phát triển, nhất là mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường; nhiều vấn đề bức xúc về môi trường đã và đang dần được giải quyết, đặc biệt là các điểm nóng về ô nhiễm môi trường như: tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất, xử lý nước thải các bệnh viện, ô nhiễm khói bụi do hoạt động sản xuất xi măng,...; chế độ định kỳ báo cáo về lĩnh vực tài nguyên và bảo vệ môi trường được được duy trì thường xuyên và là cơ sở để lập kế hoạch quản lý Nhà nước. 1. Các vấn đề ưu tiên Thông qua đó, trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã đề ra những chương trình mục tiêu cụ với các vấn đề ưu tiên như sau: - Triển khai đề án “Giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc trên địa bàn tỉnh” theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; - Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi được phê duyệt Báo cáo ĐTM, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và Bản cam kết bảo vệ môi trường; - Giáo dục truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư và xã hội, xây dựng nhiều mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường làm tiền đề cho công tác xã hội hoá môi trường; - Triển khai công tác bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn và trong sản xuất nông nghiệp; - Đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân; - Kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nộp phí nước thải theo quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP và ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản; - Thực hiện công tác quản lý chất thải rắn và chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; - Thực hiện các chương trình, quy hoạch, chiến lược, đề tài và đề án bảo vệ môi trường khác...; - Kiện toàn bộ máy và năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2. Kết quả thực hiện a) Về công tác xử lý các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg: Theo Phụ lục 1 và 2 của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, Quảng Bình có 11 cơ sở cần được xử lý ô nhiễm triệt để, trong đo có 07 cơ sở đã hoàn thành việc xử lý, 04 cơ sở đang tiếp tục triển khai xử lý và 09 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. b) Kiểm tra kiểm soát sau ĐTM: Trong các năm 2005, 2007, 2009, 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dự án sau khi được phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường. Qua các đợt thanh tra và kiểm tra, nhìn chung, hầu hết các cơ sở đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một số cơ sở thực hiện chưa đúng với nội dung đã nêu, hoặc có hệ thống xử lý chất thải nhưng kết quả chưa đạt yêu cầu,... Ngoài ra, trong quá trình thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm, đã phát hiện và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 64 trường hợp với tổng số tiền là 324,7 triệu đồng. c) Truyền thông môi trường và phát động phong trào nhân dân bảo vệ môi trường: - Phát động các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 19/9 và các tuần lễ quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường,... bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: mít tinh, diểu hành, cổ động, dán tranh ảnh, biểu ngữ, áp phích,... Các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh truyền hình, Báo Quảng Bình, các Đài truyền thanh tại các huyện, thành phố và xã, phường) đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường; - Triển khai mô hình thu gom rác thải có hiệu quả cao tại các địa phương trên toàn tỉnh; - Kết hợp giữa quán triệt, học tập Nghị quyết với công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho đảng viên, cán bộ và nhân dân để Luật Bảo vệ môi trường và Nghị quyết của Đảng thực sự đi vào cuộc sống; - Đưa kiến thức bảo vệ môi trường vào trường học bằng các hoạt động như phát động các phong trào "xanh, sạch, đẹp", "Xanh hóa nhà trường", các cuộc thi tìm hiểu về môi trường cho học sinh và xây dựng kế hoạch Chương trình giáo dục môi trường trong trường phổ thông. Nhiều phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường đã được phát động và thực hiện có hiệu quả như phong trào "sạch làng, tốt ruộng, VAC, VACR" ở nông thôn, trồng và chăm sóc cây xanh rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Hàng vạn cây xanh đô thị được trồng mới, hàng nghìn ha đất trống đồi núi trọc đã được trồng rừng, phủ xanh, nhiều điển hình về bảo vệ môi trường đã xuất hiện như: Ông Ngô Văn Lý ở Cự Nẫm, ông Lê Văn Lễ ở Gia Ninh,...; - Công tác xã hội hóa Bảo vệ môi trường đã được đẩy mạnh thông qua việc ký kết liên tịch giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và 4 tổ chức đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã tạo cơ sở huy động sự tham gia của các tổ chức này trong công tác Bảo vệ môi trường. Hầu hết các tổ chức này đều đồng ý một đơn vị trực thuộc phụ trách và theo dõi các hoạt động môi trường theo hệ thống ngành dọc của mình. Sự phối hợp hành động Bảo vệ môi trường đã huy động được rất đông các thành phần, các tầng lớp người dân tham gia. Hiện nay, ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh đã và đang triển khai xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động, giám sát công tác Bảo vệ môi trường ở các địa bàn dân cư để tăng cường công tác xã hội hóa Bảo vệ môi trường; xây dựng hương ước Bảo vệ môi trường, đã đưa công tác Bảo vệ môi trường thành một tiêu chuẩn bình xét gia đình văn hóa, làng văn hóa và tổ chức các đội tự quản thu gom rác thải. Vệ sinh công cộng đang từng bước được tăng cường, ngoài Công ty Công trình đô thị Quảng Bình (nay là Công ty TNHH một thành viên Môi trường và phát triển đô thị Quảng Bình) là đơn vị chủ lực ở thành phố Đồng Hới, 6 huyện còn lại đã có đội vệ sinh môi trường thuộc Ban Quản lý các công trình công cộng đã thu gom kịp thời chất thải rắn thải ra hàng ngày ở khu công cộng và khu dân cư tại trung tâm huyện lỵ. Các đơn vị này đã được trang bị mỗi đội một xe ép rác 3,5tấn, một số xe đẩy tay và nhiều dụng cụ thu gom rác. Toàn tỉnh có 7 bãi rác đã đưa vào sử dụng hoặc đang xây dựng (Bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy) và một bãi rác tại khu vực Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng. d) Bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn và trong sản xuất nông nghiệp: - Vấn đề xây dựng công trình vệ sinh ở nông thôn cũng được chú ý: Hố xí tự hoại, bán tự hoại, hố xí hai ngăn được sử dụng rộng rãi. Phân và rác thải từ chăn nuôi trâu, bò, gà, lợn,... được xử lý tương đối hợp vệ sinh. Đường làng, ngõ xóm ở một số vùng đã được bê tông hóa hoặc rãi đá dăm, đất biên hòa để hạn chế ô nhiễm bụi, đảm bảo sức khỏe cộng đồng; - Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phòng trừ tổng hợp (IPM) đã góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế dùng phân bón hóa học, tăng cường dùng phân hữu cơ. Việc phun thuốc trừ sâu, diệt chuột, diệt cỏ đều được thực hiện đúng quy trình, quy phạm. Những dụng cụ sử dụng đều được thu gom, không vứt bừa bãi giữa ruộng đồng. Các đợt tập huấn về IPM là 28 lớp cho 840 người, tập huấn nghiệp vụ 32 lớp cho 960 người và 4 lớp ICM cho 120 người; thẩm định và cấp chứng chỉ hành nghề tạm thời cho 173 đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; - Lập danh sách các địa điểm thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án, lộ trình xử lý triệt để đối với 13 địa điểm trên địa bàn tỉnh. e) Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại: - Rác thải sinh hoạt tại khu vực đô thị đã được thu gom và xử lý đạt 70%, khu vực nông thôn đạt 60%. Tỷ lệ các cơ sở đang hoạt động áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường đạt 60%. - Rác thải y tế được phân loại tại các bệnh viện, rác thải độc hại và bệnh phẩm được thiêu đốt hàng ngày tại lò đốt của bệnh viện. Quảng Bình đã xây dựng và thực hiện dự án đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm trước khi thải ra môi trường. Các bệnh viện tuyến huyện đang được nâng cấp, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải và lò đốt chất thải rắn theo dự án chung của Bộ Y tế và dự án xử lý ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ Tướng Chính phủ. Tỷ lệ rác thải y tế đã được thu gom và xử lý đạt 80%. f) Đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân: Toàn tỉnh có 6 nhà máy cấp nước chính tại Đồng Hới, Ba Đồn, Đồng Lê, Quy Đạt, Hoàn Lão và Kiến Giang và hàng trăm công trình cấp nước tự chảy được hỗ trợ kinh phí từ các nguồn trong và ngoài nước (ICCO, UNICEF,...) góp phần quan trọng trong giải quyết nước sạch cho nhân dân. Số hộ dân được dùng nước sạch đạt 70% so với dân số toàn tỉnh. g) Thực hiện công tác thu phí nước thải đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn: Thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về "Phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải", Quyết định số 74/2004/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc "Ban hành quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh", công tác giám sát việc xả thải, phân tích chất lượng và đánh giá khối lượng xả thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp đã được triển khai góp phần quản lý và thực hiện thu phí bảo vệ môi trường theo đúng quy định. Từ năm 2005 đến 2009, đã hướng dẫn và thông báo kê khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho 19 cơ sở với số phí thu được khoảng 181,2 triệu đồng h) Xây dựng quy hoạch hạ tầng bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 i) Kiện toàn bộ máy và năng lực quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: - Về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường: Thực hiện Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ về tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, bộ máy chuyên môn về bảo vệ môi trường đã được xây dựng và thành lập. Quảng Bình đã thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý về môi trường ở cấp tỉnh và ở cấp huyện là 7 phòng Tài nguyên và Môi trường của 7 huyện. Tuy nhiên, chỉ 3/7 phòng Tài nguyên và Môi trường có cán bộ chuyên ngành về môi trường. Ở cấp xã, hầu hết các xã, phường giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường cho cán bộ địa chính nên việc triển khai các quy định, quyết định của Chính phủ còn chậm, chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. - Về năng lực thiết bị: UBND tỉnh đã tăng cường cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường một số máy móc, thiết bị với trị giá 500 triệu đồng nhằm tăng cường năng lực kỹ thuật và tạo tiền đề cho các hoạt động quan trắc hiện trạng môi trường, kiểm tra, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù đạt được những kết quả trên song công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa nghiêm túc thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật; đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến huyện xã còn thiếu, yếu về chuyên môn. Ô nhiễm môi trường đã gây ra một số xung đột xã hội dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài trên địa bàn tỉnh làm cho tình hình chính trị - xã hội trong tỉnh bị ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau: 12.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường + Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các cấp, các ngành nhất là kiểm tra, kiểm soát và thanh tra môi trường nhằm dần đưa các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngày càng thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường. Tổng kết rút kinh nghiệm và có phương án mở rộng cách làm, có cán bộ tham mưu cho chính quyền xã, phường về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; + Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hôi, đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Kết hợp việc bảo vệ môi trường với các chương trình, dự án KT - XH (như định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình...); + Tăng cường trách nhiệm và khả năng kiểm soát ô nhiễm, xử lý sự cố môi trường của chính quyền các cấp, lãnh đạo các ngành (thông qua quy chế phối hợp, tập huấn, tổ chức hệ thống bảo vệ môi trường, cung cấp trang thiết bị...); + Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ Sở, ban, ngành, phòng TN&MT các huyện, thành, thị và cán bộ phụ trách môi trường của các doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường, thực thi các văn bản liên quan. 12.2.2. Về chính sách, thể chế pháp luật và tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường + Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nguồn kinh phí sự nhiệp bảo vệ môi trường hàng năm đúng mục đích, tiến độ và có hiệu quả; + Đẩy mạnh công tác thu phí nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; + Khuyến khích các cơ sở SXKD áp dụng chương trình “Sản xuất sạch hơn” bằng các chính sách như: hỗ trợ về vốn để tham quan học tập kinh nghiệm, cải tiến công nghệ sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường. 12.2.3. Giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường + Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở SXKD thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được nêu trong báo cáo ĐTM hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; + Tăng cường phối hợp với lực lượng Cảnh sát Môi trường, Công an, Kiểm lâm,... để triển khai các hoạt động phòng, chống các trường hợp vi phạm về Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan khác; + Đầu tư kinh phí cho các đề tài nghiên cứu về dự báo tình hình ô nhiễm môi trường, diễn biến sinh thái,... 12.2.4. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường + Tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng thông qua các mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, đưa giáo dục môi trường vào trường học,...; + Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nhằm huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" bằng các biện pháp như: Xác lập các cơ chế khuyến khích, đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, đưa nội dung này vào hoạt động của các tổ dân cư và khuyến khích cộng đồng, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường. 12.2.5. Về hợp tác, phát triển công nghệ, kỹ thuật + Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong việc quản lý thông tin về tài nguyên và môi trường; + Phối hợp với các đơn vị, cơ quan nghiên cứu để ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại trong quản lý tài nguyên và môi trường; + Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện "sản xuất sạch hơn", thay đổi công nghệ,... nhằm giảm thiểu ô nhiễm tác động đến môi trường sinh thái. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhận thức của toàn xã hội về bảo vệ môi trường đã được nâng cao, hệ thống tổ chức quản lý môi trường từng bước được kiện toàn và hệ thống văn bản về môi trường ngày càng cụ thể hoá phù hợp với điều kiện của tỉnh. Quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị đã gắn kết với công tác bảo vệ môi trường thông qua hoạt động thẩm định, đánh giá tác động môi trường với các dự án đầu tư mới trên địa bàn góp phần tích cực, có biện pháp chủ động phòng ngừa, kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường. Độ che phủ của rừng tăng, năm 2009 đạt 67,63%, đứng thứ hai toàn quốc, các biện pháp sử dụng cải tạo đất ngày càng được áp dụng rộng rãi. Đề án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai và trong toàn tỉnh. Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về "Thu phí bảo vệ môi trường đối vối nước thải" đang triển khai tích cực. Tình trạng suy thoái môi trường đô thị và nông thôn đã được cải thiện hơn, nhiều tấm gương về trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng phòng hộ xuất hiện có tác dụng tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng. Tuy nhiên, công tác môi trường ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại: - Việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ còn chưa nghiêm túc. Chủ cơ sở chưa tích cực đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường ở đơn vị, cơ sở mình, một số cơ sở còn để tình trạng ô nhiễm kéo dài, giải quyết chưa dứt điểm. - Tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp tuy đã có những chuyển biến nhưng nước thải vẫn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, tập trung là các cơ sở chế biến thủy hải sản, cao su, bia rượu... - Nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số bộ phận dân cư chưa cao, mét sè ®iÓm d©n c­ ®« thÞ vµ n«ng th«n ch­a ®¶m b¶o vÖ sinh m«i tr­êng; chÊt th¶i r¾n, n­íc th¶i ch­a ®­îc thu gom xö lý triÖt ®Ó, cßn x· th¶i ra m«i tr­êng. Các phong trào bảo vệ môi trường sau khi phát động chưa được duy trì thường xuyên. Một số điểm dân cư đô thị và nông thôn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, chất thải rắn, nước thải chưa được thu gom, xử lý triệt để còn xả thải bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường không khí và môi trường nước. - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành sự phối hợp còn thiếu đồng bộ. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường cấp huyện hoạt động còn yếu, hiệu quả chưa được như mong muốn. Những dự án xây dựng bãi xử lý rác thải cấp huyện vẫn chưa được xây dựng theo đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường. - Còn thiếu phương tiện, trang thiết bị cho công tác kiểm soát ô nhiễm và quan trắc môi trường. Đặc biệt là công tác kiểm tra sau khi các cơ sở/dự án đã được phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường còn hạn chế. Việc xử lý trịêt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn nhiều khó khăn do thiếu chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ, hoặc có nhưng chưa phù hợp. Nhìn chung, môi trường ở tỉnh Quảng Bình chưa bị ô nhiễm trên diện rộng, nhưng có nơi, có lúc ô nhiễm môi trường đã xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và sức khoẻ của nhân dân nhất là ở những vùng trọng điểm kinh tế, những nơi tập trung dân cư. 2. Kiến nghị - Bảo vệ môi trường phải được coi là một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các cấp, các ngành, các địa phương. Phải lồng ghép bảo vệ môi trường trong mọi chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển. - Tăng cường tuyên truyền giáo dục, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, của mọi tâng lớp nhân dân để đáp ứng kịp thời công tác bảo vệ môi trường thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Trung ương hỗ trợ cho tỉnh kinh phí để thực hiện một số dự án nhằm tiếp tục xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt đối với các bãi rác các huyện. - Kinh phí chi sự nghiệp bảo vệ môi trường là hoạt động chi có mục tiêu đề nghị UBND tỉnh phân bổ ngân sách đúng nội dung, mục đích và hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại Thông tư 45/2010TTLB-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của liên Bộ Tài Chính và Tài nguyên và Môi trường V/v Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường. - UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn cần chú trọng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tài nguyên môi trường đủ năng lực và số lượng đáp ứng nhu cầu công tác về bảo vệ môi trường được phân công, phân cấp trên địa bàn trong tình hình mới. - Hoàn chỉnh chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 phục vụ cho quá trình phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và toàn thể nhân dân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm hạn chế suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường hàng ngày đang diễn ra./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2005. Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2006. Hiện trạng môi trường nước 03 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai. Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình các năm 2006, 2007, 2008, 2009. Báo cáo Dự án điều tra qui hoạch phân vùng cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình năm 2002 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Báo cáo tổng hợp đề tài: Thu thập và chỉnh lý số liệu khí tượng thuỷ văn Quảng Bình từ năm 1956 - 2005. Báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2001 - 2010. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. Báo cáo thuyết minh khu vực cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Bình năm 2006. Báo cáo tổng kết Chi cục phát triển lâm nghiệp Quảng Bình các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009. Báo cáo quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. Báo cáo công tác phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Bình các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất ở vùng cát ven biển Bắc Quảng Bình nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững”. Cơ quan thực hiện: Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hà Nội - 2007. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí. Hà Nội 2003. Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai tỉnh Quảng Bình năm 2009 Kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. Các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochien_trang_moi_truong_qb_5_nam_color_thanh__0698.doc