Báo cáo Marketing quốc tế nền kinh tế Mỹ

GM có khoảng 6.000 đại lý phân phối, hãng đang có kế hoạch giảm bớt 2.600 đại lý. GM đồng thời cũng thông báo tới 1.100 đại lý khác rằng họ đang trong kế hoạch đóng cửa. Chính phủ sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp nặng nề hơn, nhiều người Mỹ sẽ không có bảo hiểm y tế, các khoản nợ lương hưu cũng sẽ lớn hơn. Trong hai đến bốn tháng, GM sẽ hết tiền mặt, chỉ duy nhất ngân khố của Chính phủ mới có thể ngăn chặn được tình trạng này, lựa chọn khác thì chỉ là ảo tưởng. 25 tỉ USD mà Quốc hội đã thông qua cho hãng vay để cải thiện từng bước nền kinh tế nhiên liệu là điều không thích hợp. Bởi vì các nhà sản xuất ôtô đã phá sản không tập trung đầu tư vào kỹ thuật.

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Marketing quốc tế nền kinh tế Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí chăm sóc y tế cho người già và những người sống trong cảnh nghèo nàn; chính phủ điều tiết ngành công nghiệp tư nhân nhằm hạn chế sự ô nhiễm không khí và nước; nó cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp cho những người bị thiệt hại do thiên tai; và nó đóng vai trò đầu tàu trong việc khám phá vũ trụ, một ngành có chi phí quá cao đối với bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào. Nền kinh tế hỗn hợp này chính là sự thể hiện rõ nhất nguyên tắc cơ bản trong các hoạt động kinh tế của Mỹ: - Thứ nhất, và là điều quan trọng nhất, nước Mỹ vẫn duy trì một “nền kinh tế thị trường”. Người Mỹ tiếp tục cho rằng một nền kinh tế nhìn chung vận hành tốt nhất khi các quyết định về sản xuất cái gì và định giá hàng hóa như thế nào được hình thành thông qua hoạt động trao đổi qua lại của hàng triệu người mua và người bán độc lập, chứ không phải bởi chính phủ hay những lợi ích cá nhân có thế lực nào. Người Mỹ tin rằng trong Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 9 một hệ thống thị trường tự do, giá cả gần như phản ánh giá trị thật sự của đồ vật, và bởi vậy nó có thể là chỉ dẫn tối ưu cho nền kinh tế nên sản xuất cái gì cần thiết nhất. - Tuy nhiên, niềm tin của người Mỹ vào “doanh nghiệp tự do” không loại bỏ vai trò quan trọng của chính phủ. Đôi khi người Mỹ vẫn trông cậy vào chính phủ để ngăn chặn hoặc điều tiết các công ty xuất hiện khuynh hướng phát triển quá nhiều quyền lực đến mức không tuân theo các lực lượng thị trường. Họ dựa vào chính phủ để giải quyết những vấn đề mà kinh tế tư nhân bỏ qua, từ giáo dục cho đến bảo vệ môi trường. Và mặc dù ủng hộ tích cực các nguyên lý thị trường, nhưng thỉnh thoảng họ vẫn sử dụng chính phủ để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp mới, và thậm chí để bảo vệ các công ty Mỹ trong cạnh tranh. 3: Nền kinh tế thương mại điện tử. Nói đến Mỹ có lẽ không thể không nói đến thương mại điện tử. Các giao dịch thương mại trên mạng đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho tất cả các doanh nghiệp và các quốc gia. Ở Mỹ hiện nay có thể mua hầu hết mọi thứ trên mạng từ sách vở, DVD, quần áo, thức ăn, máy vi tính và phụ kiện, các tiện nghi trong gia đình (bàn ghế) đến vé máy bay, mua tour du lịch, đặt phòng khách sạn, thuê xe hơi, rồi đến tra bản đồ để tìm đường đi đến địa chỉ cần thiết, các thông tin về tình hình giao thông (kẹt xe) trên các xa lộ. Tất cả đều trên mạng. Thời gian đầu khách hàng đều rất ngại mua hàng trên mạng vì những lý do an toàn thông tin và cảm giác không yên tâm khi đối diện với các nhà cung cấp “ảo”. Nhưng càng sử dụng họ càng thấy hệ thống rất ổn định và đáng tin cậy. Thông thường mua hàng trên mạng giá rẻ hơn và đây là một thị trường trong suốt về giá. Nghĩa là khi mua một sản phẩm khách hàng trên mạng thường tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và nguồn nào cho giá rẻ nhất với dịch vụ tốt nhất thì mua. Trong những cái tên lớn, phải kể đến Amazon.com, không chỉ là nhà cung cấp rất nhiều chủng loại sản phẩm trên mạng, Amazon còn là một thị trường tập hợp các nhà cung cấp khác nhau, ai muốn bán sản phẩm thì đăng ký với Amazon và sẽ được đăng trên mạng này. Khi bán được sản phẩm nhà cung cấp trích phí cho Amazon. Để đảm bảo Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 10 chất lượng cung ứng, sau khi hoàn tất một giao dịch, khách hàng được yêu cầu đánh giá chất lượng nhà cung cấp và đây là một thông số quan trọng để các khách hàng chọn nhà cung cấp. Mặt khác, với các giao dịch giá trị lớn khách hàng được khuyến cáo mua bảo hiểm để tránh rủi ro. Một cái tên lớn khác – E-bay.com lại là một thị trường bán đấu giá, bán đủ thứ trên trời dưới đất. Sản phẩm và giá cả rất đa dạng và phản ứng rất theo cung cầu của thị trường. Cần thấy rằng khi các giao dịch trên mạng phát triển thì hàng loạt các ngành dịch vụ liên đới như vận chuyển, bưu chính, tính dụng – ngân hàng, bảo hiểm cũng phát triển theo. 4: Nhận định cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Mỹ là một thị trường mở rộng lớn nhiều tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm với mức giá cả cao cho tất cả các doanh nghiệp muốn tham gia vào nó, đây là một cơ hội lớn, doanh nghiệp nào cũng muốn nắm bắt. Nhưng cũng chính vì vậy, đây cũng là thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt khi hoạt động trong một thị trường tự do canh tranh đầy khốc liệt này, vốn dĩ đã có rất nhiều nhà cung cấp, đa dạng các chủng loại hàng hóa cung cấp. Vậy nên, cái khó là chúng ta lựa chọn, DN Việt sẽ bán gì và như thế nào? Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng thủy hải sản tươi sống ngon, giá rẻ và thực tế khách hàng nước ngoài trong đó có Mỹ rất ưa chuộng mặt hàng mây tre đan cũng như hoa quả, thủy hải sản của ta. Đây là một hướng đi cho các doanh nghiệp trong nước. Nhưng trong tương lai, Việt Nam cần tìm hiểu nhiều hơn về thị trường Mỹ để biết được họ vẫn đang thiếu gì, và ta đang có những lợi thế tương đối gì để khai thác triệt để. Một cách thức xâm nhập thị trường Mỹ mà các DN Việt có thể ứng dụng chính là E- Marketing ( Marketing điện tử ) trong một xã hội người dân đã chấp nhận và sử dụng rộng rãi cách thức giao dịch mua hàng qua mạng. Chúng ta có thể nghĩ đến các cơ hội xâm nhập thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc tham gia là nhà cung cấp trên Amazon, hay E-bay. Đây là một con đường Marketing phù hợp đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào nền kinh tế thương mại điện tử như Mỹ. Có Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 11 nhiều vấn đề, thách thức cần giải quyết như vận chuyển quốc tế, thông quan, ngôn ngữ, độ am hiểu các thủ tục và kỹ thuật giao dịch, giá... Tất nhiên là khó nhưng đây là cơ hội, mà có lẽ sẽ là cơ hội rất quan trọng trong tương lai gần để Việt Nam có thể tiến bước vào thị trường Mỹ, để hàng Việt Nam được tiếp nhận và biết đến nhanh hơn với người dân Mỹ, ngoài con đường giao dịch thương mại truyền thống, vốn dĩ bị chính phủ Mỹ hay gây khó khăn đối với Việt Nam. Mỹ là một nền kinh tế tự do theo định nghĩa cho các doanh nghiệp nhưng thực tế là một thị trường “khó chơi” và chơi theo luật “cá lớn nuốt cá bé”. Và đầy là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam – chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ. Điển hình là vụ cá tra cá basa Việt Nam bị kiện bán phá giá. Ngày 17/6/2003 đã thông báo quyết định cuối cùng về vụ kiện cá tra, cá basa . Theo đó, DOC cho rằng, DN Việt Nam đã bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa đông lạnh vào thị trường này. Sản phẩm trên sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá 44,66- 63,88%. Đây là mức thuế bất hợp lý, bất bình đẳng trong xu thế giao dịch thương mại toàn cầu đang được tuân theo các chế tài của WTO. Theo thông tin thu thập được , ngày 6/8, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt NamnVASEP cho biết thêm, ngày 5/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã chính thức công bố khoản trợ cấp 34 triệu USD của Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho các chủ trại cá nheo Mỹ về các thiệt hại do "thời tiết không thuận và thiên tai" trong các năm 2001-2002. Như vậy, một mặt trong đơn kiện nộp cho Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) cố tình che giấu thực tế, đưa ra các bằng chứng giả, đổ tội cho các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá filet đông lạnh cá tra, cá basa, gây thiệt hại vật chất cho ngành nuôi cá nheo Mỹ, để các cơ quan này kết luận sai, áp thuế chống bán phá giá trừng phạt Việt Nam. Mặt khác, CFA lại chứng minh với USDA rằng thiệt hại của họ là do thiên tai để xin được hưởng tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ. VASEP cho rằng việc xử lý của các cơ quan chính quyền Mỹ cũng tỏ ra Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 12 không thống nhất, thiếu phối hợp, mang nặng tính bảo hộ sản xuất trong nước, trái với tinh thần tự do thương mại và cạnh tranh bình đẳng. Nhìn rộng ra, mức thuế cao trên không chỉ đe doạ trực tiếp đến người nuôi cá tra, basa, mà các DN đang xuất mặt hàng này có nguy cơ mất thị trường Mỹ, nơi vẫn tiêu thụ gần 50% lượng cá tra, basa của Việt Nam. Việt Nam làm gì để vừa bảo vệ lợi ích của các nhà nuôi catfish Mỹ mà vẫn đưa được cá basa sang thị trường này? Và qua đây, chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam có thêm những bài học về kinh nghiệm khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Một thị trường rộng mở nhưng đầy khó khăn thách thức, không phải cứ mặt hàng xuất khẩu của ta ngon, rẻ đã là một lợi thế. Sau sự kiện này, chính phủ Việt Nam, đặc biệt các tham tá thương mại Việt Nam nên cung cấp cho các doanh nghiệp Việt nhiều thông tin hơn về thị trường quốc tế cũng như những pháp định của kinh tế nước ngoài, bên cạnh đó có những chính sách hỗ trợ bảo trợ giúp đỡ các doanh nghiệp Việt xuât khẩu, để trong những tình huống bất ngờ như vụ kiện cá basa, chúng ta có thể ứng phó kip thời. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt nói chung cần có sự kết hợp chặt chẽ với các vùng cung cấp nguyên nhiên liệu để đảm bảo quy trình quản lý tốt, đảm bảo chất lượng và bảo vệ lợi ích người nuôi trồng. II: Phân tích tiến trình phát triển của nền kinh tế Mỹ thông qua GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. 1: Cái nhìn toàn cảnh sự phát triển của kinh tế Mỹ từ năm 1947 đến 2010. 1.1: Đánh giá chung tiến trình phát triển nền kinh tế Mỹ gần 100 năm qua. Trong suốt quá trình phát triển của mình trăm năm qua , Nền kinh tế Mỹ biến đổi theo những cách thức khác nhau. Dân số và lực lượng lao động dịch chuyển mạnh từ các trang trại ra thành phố, từ các cánh đồng vào nhà máy, và trên hết là vào các ngành công nghiệp dịch vụ. Trong nền kinh tế ngày nay, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công cộng và cá nhân đông hơn rất nhiều so với số người sản xuất hàng hóa công nghiệp và Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 13 nông nghiệp. Do nền kinh tế ngày càng phát triển phức tạp hơn, các số liệu thống kê cũng cho thấy một xu thế mang tính dài hạn rõ nét trong thế kỷ qua là chuyển từ tự hoạt động kinh doanh sang làm việc cho những người khác. Từ một nước nông nghiệp, nước Mỹ ngày nay được đô thị hóa hơn rất nhiều so với cách đây 100 năm, thậm chí chỉ 50 năm. Dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng so với ngành công nghiệp truyền thống. Trong một số ngành công nghiệp, sản xuất hàng loạt đã nhường chỗ cho sản xuất theo phương thức chuyên môn hóa chú trọng đến tính đa dạng của sản phẩm và thị hiếu thay đổi của khách hàng.. Nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI với một nền kinh tế lớn hơn bao giờ hết và cùng với nhiều số liệu đánh giá là thành công chưa từng có. Nó không những phải kinh qua hai cuộc chiến tranh thế giới và sự suy thoái toàn cầu trong nửa đầu thế kỷ XX, mà còn phải vượt qua những thách thức từ cuộc Chiến tranh Lạnh trong 40 năm với Liên Xô cho đến những đợt lạm phát sâu sắc, thất nghiệp cao, và thâm hụt ngân sách nặng nề của chính phủ trong nửa cuối thế kỷ XX. Nước Mỹ cuối cùng đã có được một giai đoạn ổn định kinh tế vào những năm 1990: giá cả ổn định, thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 30 năm qua, chính phủ công bố thặng dư ngân sách, và thị trường chứng khoán tăng vọt chưa từng thấy. Năm 1998, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ - gồm toàn bộ sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước - đạt trên 8,5 nghìn tỷ USD. Mặc dù chiếm chưa đến 5% dân số thế giới, nhưng nước Mỹ lại chiếm tới hơn 25% sản lượng kinh tế toàn thế giới. Nhật Bản, nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, cũng chỉ tạo ra gần một nửa sản lượng trên. Trong khi nền kinh tế Nhật Bản và nhiều nền kinh tế khác vật lộn với tăng trưởng chậm và các vấn đề khác vào những năm 1990 thì nền kinh tế Mỹ lại có được thời kỳ phát triển liên tục và kéo dài nhất trong lịch sử của mình. Nhưng, Nền kinh tế này cũng phải đối mặt với những thách thức đang diễn ra liên tục trong dài hạn. Mặc dù nhiều người Mỹ có sự bảo đảm về kinh tế và một số người tích lũy được rất nhiều của cải, nhưng còn một số lượng đáng kể - đặc biệt là các bà mẹ không Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 14 chồng cùng con cái họ - tiếp tục sống trong cảnh nghèo khó. Chênh lệch về của cải, tuy không cao như một số nước khác, nhưng cũng lớn hơn so với rất nhiều nước. Sự hội nhập kinh tế toàn cầu mang đến những bất ổn nhất định bên cạnh các lợi thế. Đặc biệt, các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống sa sút, quốc gia bị thâm hụt thương mại lớn và dường như không thể đảo ngược được trong buôn bán với các nước khác. 1.2: Phân tích tình hình nền kinh tế Mỹ qua những con số. Những số liệu chỉ giúp đánh giá tình trạng lành mạnh của nền kinh tế, nhưng chúng không đo được hết mọi phương diện của phúc lợi quốc gia. GDP cho biết giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ mà một nền kinh tế tạo ra, nhưng nó không đo được chất lượng cuộc sống của một quốc gia và một vài biến số quan trọng - ví dụ như sự bình an và hạnh phúc cá nhân, hoặc môi trường trong sạch hay sức khỏe tốt - hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của nó. Biểu đồ chỉ số dữ liệu lịch sử. Theo số liệu nhà Trắng công báo, qua biểu đồ trên, ta thấy: Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 15 -Tốc độ tăng trưởng Hoa Kỳ GDP: Các Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Hoa Kỳ mở rộng 3,2 phần trăm trong quý IV năm 2010 so với quý trước đó. Từ năm 1947 đến năm 2010 trung bình của Hoa Kỳ tăng trưởng GDP hàng quý đã được 3,30 phần trăm đạt mức cao lịch sử 17,20 phần trăm trong tháng ba năm 1950 và kỷ lục ở mức thấp -10,40 phần trăm trong tháng ba năm 1958. Nền kinh tế của Hoa Kỳ là lớn nhất trên thế giới. Hoa Kỳ là một nền kinh tế thị trường theo định hướng mà các cá nhân và công ty kinh doanh làm cho hầu hết các quyết định của chính phủ liên bang và tiểu bang cần thiết mua hàng hoá và dịch vụ chủ yếu trong thị trường tư nhân. -Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ theo báo cáo trong tháng Giêng năm 2011 đạt 9 %. Từ năm 1948 đến năm 2010 Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ trung bình là 5,70 % đạt mức cao lịch sử 10,80 % trong tháng mười năm 1982 và ghi lại mức thấp 2,50 % trong tháng Năm của năm 1953. Các lực lượng lao động được định nghĩa là số lượng người làm việc cộng với việc số người thất nghiệp nhưng đang tìm kiếm. Các lực lượng không thuộc lực lượng lao động bao gồm những người không tìm kiếm việc làm, những người được thể chế hoá và những người phục vụ trong quân đội. Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 16 -Ngoài tỷ lệ thất nghiệp, ta đề cập thêm Tỷ lệ người sống dưới mức nghèo để hiểu thêm về chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ. Tỷ lệ này giảm từ 22,4% năm 1959 xuống còn 11,4% năm 1978. Từ đó đến nay nó dao động trong phạm vi tương đối hẹp. Năm 1998, nó ở mức 12,7%. Nhưng thực tế các số liệu tổng quan còn che giấu tình trạng nghèo đói nghiêm trọng hơn rất nhiều. Năm 1998, hơn một phần tư số người Mỹ gốc Phi (26,1%) sống trong nghèo đói; mặc dù cao một cách đáng lo ngại, nhưng số liệu này đã cho thấy một bước cải thiện từ năm 1979, khi có tới 31% người da đen chính thức được coi là nghèo, và đây là tỷ lệ nghèo đói thấp nhất của nhóm người này kể từ năm 1959. Các gia đình do các bà mẹ độc thân làm chủ hộ đặc biệt dễ lâm vào cảnh nghèo túng. Một phần do hiện tượng này mà năm 1997, gần một phần năm trẻ em (18,9%) thuộc diện nghèo. Tỷ lệ nghèo của trẻ em Mỹ gốc Phi là 36,7%, của trẻ em gốc Tây Ban Nha là 34,4%. Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 17 -Dù trong trường hợp nào, một điều rất rõ rang ta nhận ra là thực tế hệ thống kinh tế của Mỹ không phân phối công bằng của cải làm ra. Theo Viện chính sách kinh tế, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, năm 1997, một phần năm số gia đình Mỹ giàu nhất chiếm tới 47,2% thu nhập quốc dân. Ngược lại, một phần năm số gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập quốc dân, và 40% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 14% thu nhập quốc dân. -Mặc dù nền kinh tế Mỹ nhìn chung là thịnh vượng, nhưng những lo lắng về tình trạng bất bình đẳng vẫn tiếp tục kéo dài. Cạnh tranh toàn cầu tăng lên đe dọa các công nhân trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp truyền thống, và đồng lương của họ bị o ép. Cùng lúc đó, chính phủ liên bang lại nới lỏng các chính sách thuế, những chính sách tìm cách hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp bằng chi phí của các gia đình giàu, và nó cũng cắt giảm chi tiêu cho nhiều chương trình xã hội trong nước trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn. 2: Nền kinh tế Mỹ năm 2010, và những tháng đầu năm 2011. -Theo NBER - Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), một tổ chức phi lợi luận của các nhà kinh tế hàng đầu đến từ các hãng nghiên cứu, trường đại học và một số cơ quan khác. Cơ quan này luôn chịu trách nhiệm tính ngày bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc suy thoái kinh tế, chính thức công bố kinh tế Mỹ bước vào suy thoái kể từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2009 đã chấm dứt. Theo một số ý kiến kết luận rằng từ đó đến nay mọi chuyện đã cải thiện và rằng nền kinh tế đã tăng trưởng lại ở tốc độ bình thường, nếu kinh tế Mỹ trong tương lai có đi xuống sẽ là một đợt suy thoái mới chứ không phải tiếp diễn suy thoái đã bắt đầu vào tháng 12/2007. -Nhưng có một số ý kiến khác, như Ông Robert Hall, giáo sư kinh tế đại học Stnadford kiêm chuyên gia cao cấp tại NBER, cho rằng: “Kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng, nhưng ở tốc độ thấp đáng thất vọng. Hiện còn quá sớm để tính toán toàn bộ thiệt hại liên quan đến thời kỳ kinh tế đi xuống vừa qua bởi chúng ta chưa thoát ra khỏi những Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 18 ảnh hưởng xấu. Rõ ràng, kinh tế trong khoảng thời gian trên đi xuống chưa từng có tính từ Đại Khủng hoảng 1930.” Ông Bruce Kasman, chuyên gia kinh tế trưởng tại JP Morgan Chase, nhận xét: “Kinh tế Mỹ vẫn phục hồi mong manh và rủi ro đối với kinh tế toàn cầu không nhỏ. Chúng ta thấy kinh tế vẫn đang tăng trưởng nhưng rất yếu. Sau 1 năm nữa, tỷ lệ thất nghiệp vẫn sẽ không mấy thay đổi so với hiện nay.” Ông Kasman dự báo khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái lần 2 là khoảng 25%. -Nói chung, nền kinh tế Mỹ sau suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2007 đã bước đầu ổn định, dù tốc độ hồi phục chậm. Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý thứ 4 năm 2010, theo Cục Phân tích kinh tế: tổng sản phẩm quốc nội thức tế tăng ở mức hàng năm là 3,2% trong quý 4 năm 2010, (có nghĩa là, từ quý III đến quý IV), theo "trước" dự toán phát hành của Cục phân tích kinh tế. Trong quý 3, GDP thực tăng 2,6%. Việc tăng GDP thực tế trong quý 4 chủ yếu phản ánh đóng góp tích cực từ các khoản chi tiêu dùng cá nhân (PCE), xuất khẩu; phản ánh sự suy giảm mạnh nhập khẩu, tăng tốc trong PCE, và xu hướng tăng một trong các khoản đầu tư cố định ở phần được bù đắp bởi suy giảm trong đầu tư tư nhân và chi tiêu chính phủ liên bang và giảm tốc độ một trong các đầu tư cố định nơi ít dân cư sinh sống. Trước đó, Theo Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ quý 2/2010 chỉ còn 1,6% từ mức 3,7% của quý 1/2010 và 5% trong quý 4/2009. Kinh tế Mỹ đã hồi phục được 70% so với mức trước khủng hoảng. Lakshman Achuthan, giám đốc điều hành tại Viện nghiên cứu chu kỳ kinh tế (ECRI) và là chuyên gia về suy thoái kinh tế, nhận xét kinh tế Mỹ hiện đã hồi phục được 70% so với trước khủng hoảng. Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 19 Tuy nhiên ông cũng thừa nhận đà phục hồi lần này không giống những lần phục hồi trước đây. Hiện kinh tế Mỹ mới chỉ lấy lại được 9% số lượng việc làm đã mất trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Khả năng kinh tế rơi vào suy thoái lần 2 khá hiếm. Lần gần nhất kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 là vào năm 1981 – 1982 sau khi kinh tế suy thoái vào năm 1980. Chỉ số giá cho việc mua bán chung trong nước tăng 2,1% trong quý thứ tư, so với mức tăng từ 0,7% trong quý ba. Chi tiêu dùng cá nhân tăng 4,4% trong quý thứ tư, so với mức tăng 2,4 % trong quý ba. Dù Lạm phát Mỹ tăng 1,5% trong tháng mười hai, năm 2010, nhưng Tỷ lệ thất nghiệp vẫn đã giảm 0,4 % trong tháng mười hai, và việc làm phi nông nghiệp tăng lương 103.000 (Cục Thống kê Lao động Mỹ báo cáo). Việc làm tăng trong giải trí và khách sạn và trong chăm sóc sức khỏe, nhưng rất ít thay đổi trong ngành công nghiệp lớn khác. Cũng tình trạng tương tự cuối năm 2010, Theo tính toán của Cục thống kê Lao động của Mỹ, Lạm phát Mỹ tăng 1,6% trong tháng Giêng, năm 2011, nhưng Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm đến 9% trong tháng Giêng 2011. 3: Mỹ và những cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Dù là cường quốc kinh tế số một hiện nay trên thế giới, nhưng nền kinh tế Mỹ cũng đã phải trải qua những cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cường quốc kinh tế số một thế giới không lạ lẫm với cụm từ suy thoái vì từ sau thế chiến thứ nhất tới nay, đã 8 lần người dân nước này sống trong tình cảnh này. So sánh những lần kinh tế Mỹ suy thoái tính từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 20 3.1: Suy thoái kinh tế Mỹ bắt đầu vào tháng 12/2007 và kết thúc vào tháng 6/2009, kéo dài 18 tháng. Suy thoái kinh tế Mỹ tồi tệ nhất trong 70 năm, bắt đầu từ tháng 12/2007 đã kết thúc vào tháng 6/2009. Từ quý 4/2007 cho đến quý 2/2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 4,1%, mức đi xuống tồi tệ nhất tính từ thập niên 1930. Chi tiêu của các hộ gia đình trong năm 2009 giảm 1,2% và như vậy có mức giảm sâu nhất tính từ năm 1942. Năm 2007, đánh dấu bởi sự sụp đổ của hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn trên thị trường nhà đất, sự đi xuống của thị trường tài chính, suy thoái kinh tế Mỹ lần vừa qua kéo dài 18 tháng, dài hơn thời kỳ kinh tế Mỹ đi xuống sau thời kỳ Đại Khủng hoảng 1929 – 1933. Hơn 8 triệu người Mỹ đã mất việc trong thời gian 18 tháng kinh tế Mỹ suy thoái vừa qua, hậu quả sẽ mất nhiều năm mới có thể khắc phục được. Nước Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vì vậy sự suy sụp của nó dẫn đến sự suy thoái nền kinh tế cả thế giới. Và đến nay thế giới vẫn đang gồng mình để tìm lại những con số tăng trưởng GDP cao như trước đây và hơn thế. Nền kinh tế suy thoái, chi tiêu người dân thắt chặt, họ thực dụng hơn trong mua hàng – chính là bất lợi lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 21 kinh doanh của mình, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang phá sản, và khó khăn này các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng phải gánh chịu nặng nề. 3.2: Suy thoái đầu năm 2000 Được châm ngòi bởi sự đổ vỡ của "khủng hoảng chấm com", vụ tấn công khủng bố 11/9, và scandal kiểm toán, cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ trong 3 năm từ 2001 tới 2003 không chỉ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, mà còn tới nhiều quốc gia châu Âu. Mọi chuyện được châm ngòi bởi sự đổ vỡ hàng loạt của các công ty trong cuộc "khủng hoảng chấm com", tạo ra một làn sóng phá sản của các công ty công nghệ và tin học. Kinh tế Mỹ tiếp tục bị giáng một đòn mạnh khi vụ khủng bố 11/9/2001 nổ ra, từ đó khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones và các chỉ báo chính của thị trường chứng khoán trải qua tuần tồi tệ nhất trong lích sử. 3.3: Suy thoái cuối thập kỷ 90 Ngày thứ hai đen tối, tháng 9/1987, đà sụt giảm chưa từng có 22,6% trên chỉ số Dow Jones là phát súng báo hiệu thời kỳ suy thoái tồi tệ nước Mỹ. Chỉ trong ba năm, sự sụp đổ của thị trường tín dụng, và cho vay đã đe dọa tiền tiết kiệm của hàng triệu người dân. Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Mỹ như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn theo vòng xoáy suy thoái. Dù thị trường chứng khoán hồi phục khá nhanh nhưng thị trường bất động sản, lao động, giá năng lượng, cán cân thương mại và GDP của Mỹ và một số quốc gia khác vẫn đi xuống cho tới 2 năm sau khủng hoảng. 3.4: Suy thoái đầu những năm 1980 Cuộc cách mạng tại Iran đã đẩy giá dầu thế giới tăng với tốc độ chóng mặt trong thập niêm 70. Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dàn 30 tháng tại Mỹ và được coi là lần suy thoái tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng 1930. Giá năng lượng đi lên kéo Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 22 theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, đã buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Bất kể kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao kỷ lục 7,5% và đạt mức lịch sử 10,8% trong năm 1982. Hậu quả của suy thoái lên ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất thép tồi tệ đến nỗi các ngành trên liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng tiếp theo kết thúc. 3.5: Khủng hoảng dầu mỏ những năm 1973 Bắt đầu vào ngày 15/9/1975, khủng hoảng dầu mỏ là hậu quả của việc các thành viên OAPEC, gồm tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC và hai nước Ai Cập và Syria, thực hiện cấm vận dầu mỏ với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai Cập và Syria. Trước đó vào năm 1971, việc Mỹ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods, hệ thống quy định chung giữa các cường quốc, trong đó giá vàng chỉ được neo giữ duy nhất vào đôla với giá 35 đôla một ounce, và tiến hành thả nổi đồng đôla là tiền đề cho cuộc khủng hoảng. Lý do là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của Mỹ và thế giới do lượng vàng của là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Mỹ in tiền phục vụ cho việc tài trợ cho Chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến đôla mất giá, và tăng lạm phát. Hậu quả của việc cấm vận dầu lửa là giá dầu tại thị trường thế giới đã bị đội lên gấp 5 lần từ dưới 20 đôla một thùng vào 1971 lên 100 đôla một thùng vào 1979, giá xăng trung bình tại Mỹ cũng tăng 86% chỉ trong 1 năm từ 1973-1974. Cuộc khủng hoảng đồng thời tác động xấu đến thị trường tài chính, chứng khoán toàn cầu, vốn đã chịu nhiều áp lực sau sự sụp đổ của Chế độ Bretton Woods. Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, số Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 23 tiền khổng lồ vào thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi. Suy thoái và làm phát diễn ra tràn lan gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác cho tới tận thập niên 80. 3.6: Suy thoái năm 1958 Trong 2 năm trước khi khủng hoảng diễn ra, chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư tại Mỹ khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tại Detroit, trái tim của ngành công nghiệp xe hơi, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức 20% trong tháng 4/1958 . Doanh số bán xe giảm tới 31% trong năm 1957, và biến năm 1958 thành năm tồi tệ nhất cho các nhà sản xuất xe kể từ sau kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần II. Nhu cầu nhập khẩu tại Mỹ vẫn cao trong khi châu Âu lại giảm nhập khẩu từ Mỹ khiến thâm hụt thương mại leo thang. Tệ hơn nữa, thay vì mặt bằng giá giảm, điều thường xảy ra khi suy thoái, giá cả trong giai đoạn 1957 đến 1959 lại leo thang. Thực tại trên đã gây không ít hoang mang cho các nhà kinh tế trong quãng thời gian này. 3.7: Suy thoái năm 1953 Dù chỉ kéo dài trong 10 tháng, bắt đầu từ quý II /1953 tới quý I/1954, cuộc suy thoái năm 1953 vẫn gây thiệt hại ước tính lên tới 56 tỷ đôla cho nước Mỹ. Nguyên nhân suy thoái bắt đầu từ một số biến động chính trị, kinh tế những năm đầu thập niên 50. Trong đó, lạm phát leo thang bắt đầu từ 1951, sau chiến tranh Triều Tiên, khiến lãnh đạo FED dự đoán năm 1952 lạm phát sẽ còn cao hơn. Trước tình hình đó, FED đã áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt, thể hiện ở việc cắt giảm chi tiêu Chính phủ, tăng thuế, lãi suất, và tích lũy dự trữ. Chính các biện pháp mạnh tay trên đã tạo ra sự bi quan trong người dân, dẫn đến việc giảm chi tiêu tăng tiết kiệm, gây suy giảm tổng cầu của nền kinh tế. 3.8: Suy thoái năm 1947 Lần suy thoái này của nước Mỹ bắt nguồn từ những bước tiền thần tốc của giai đoạn hồi phục kinh tế sau chíến tranh thế giới. Tính tới đầu năm 1947, nước Mỹ chiếm tới 50% tổng sản lượng nông nghiệp toàn thế giới, trước chiến tranh thế giới con số này chỉ là Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 24 30%, tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ cũng ở mức thấp kỷ lục khi gần như 100% người lao động có việc làm. Năm 1947 chính là giai đoạn kinh tế Mỹ đạt đỉnh của chu kỳ tăng trưởng sau chiến tranh. Cũng từ thời điểm này, ngoại trừ lương thực, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói chung của nước Mỹ đã trở nên bão hòa do hàng hóa được sản xuất nhiều tới mức thừa mứa. Dù Tổng thống Truman cũng như nội các của ông đã dự đoán được rủi ro từ lạm phát cũng như những bất ổn kinh tế, nhưng lãnh đạo nước Mỹ lại không tính tới lạm phát gia tăng tại phần còn lại của thế giới. Dù hậu quả của cuộc suy thoái 1947 là không quá tồi tệ nhưng nó cũng đủ gây trì trệ kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp phá sản cũng như tỷ lệ thất nghiệp leo thang. 3.9: Đại suy thoái năm 1930 Cuộc đại suy thoái hay còn gọi là đại khủng hoảng diễn ra cách đây đã gần 8 thập kỷ nhưng vẫn ghi dấu ấn là giai đoạn suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Bắt đầu vào năm 1929 và kết thúc vào thởi điểm chuyển giao giữa hai thập niên 30 và 40, cuộc suy thoái có sức ảnh hưởng hủy diệt với kinh tế toàn cầu, cả các nước phát triển và đang phát triển. Mọi khía cạnh của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá nhân, hoạt động tiêu dùng, thị trường lao động, lạm phát đều chịu ảnh hưởng xấu. Các nước phụ thuộc nhiều vào công nghiệp chịu tác động sâu sắc nhất. Ngoài ra khu vực nông nghiệp cũng điêu đứng khi giá ngô, một trong những nông sản chính tại phương tây, giảm tới 60%. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân cho cuộc suy thoái, chẳng hạn như sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng hay thị trường chứng khoán, được đánh dấu bằng "ngày thứ ba đen tối" 29/10/1929, hay suy giảm giao dịch quốc tế do Mỹ tăng thuế. Tuy nhiên, ý kiến chung được nhiều nhà kinh tế đồng thuận, trong đó có cả đương kim Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke, là do yếu tố cung của nguồn tiền cũng như sai lầm trong điều hành của FED. Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 25 Theo đó, trong thập niên 20, mở rộng cung tiền quá mức đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ nhưng thiều bền vững của khối tài chính. Việc FED nhận ra rủi ro và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ là quá muộn để ngăn chặn suy thoái. Hơn nữa, khi các ngân hàng lớn có dấu hiệu sụp đổ FED đã không tích cực cứu trợ, từ đó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền trong ngành ngân hàng, dẫn đến cạn kiệt đột ngột nguồn tiền. Hệ quả là nhiều công ty phá sản do thiếu vốn, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiêu dùng bị đình trệ, thất nghiệp tràn lan gây ảnh hưởng to lớn tới kinh tế Mỹ và toàn thế giới. III: Nền kinh tế Mỹ vận hành như thế nào? 1: Chính phủ cố gắng điều tiết nền kinh tế, nhưng quyền lực quyết định về kinh tế là ở các doanh nghiệp, các cá nhân. Nước Mỹ coi hệ thống doanh nghiệp tự do của mình như là một mô hình cho các quốc gia khác. Thành công về kinh tế của đất nước này dường như củng cố quan điểm cho rằng nền kinh tế vận hành tốt nhất khi chính phủ để cho các doanh nghiệp và cá nhân giành lấy thắng lợi - hay thất bại - bằng năng lực của chính họ trên những thị trường cạnh tranh và rộng mở. Nhưng chính xác thì kinh doanh trong hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ được “tự do” đến mức nào? Câu trả lời là “không hoàn toàn”. Một tập hợp những quy định phức tạp của chính phủ đã định hình nhiều phương diện của hoạt động kinh doanh. Mỗi năm, chính phủ lại thảo ra hàng ngàn trang những quy định mới, thường là giải thích rõ ràng và chi tiết những gì các doanh nghiệp được phép làm và không được làm. Tuy nhiên, cách tiếp cận của người Mỹ đối với hoạt động điều tiết của chính phủ vẫn luôn thay đổi. Trong những năm gần đây, các chính sách điều tiết trở nên chặt chẽ hơn trong một số lĩnh vực và nới lỏng hơn ở những lĩnh vực khác. Trên thực tế, một chủ đề xuyên suốt trong lịch sử kinh tế Mỹ gần đây là cuộc tranh luận liên tục về việc khi nào thì chính phủ nên can thiệp vào hoạt động kinh doanh và ở mức độ nào. Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 26 Mỹ là một đất nước được xây dựng trên lòng tin vào cá nhân và ngờ vực uy quyền. Và cách nền kinh tế Mỹ được vận hành được tóm tắt bằng một thuật ngữ tiếng Pháp “laissez-faire” (hãy để mặc nó). Khái niệm này xuất phát từ các học thuyết kinh tế của Adam Smith, một nhà kinh tế học người Xcôtlen ở thế kỷ XVIII, người mà các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Ở đây, lợi ích cá nhân được coi cần có tự do hoàn toàn, chừng nào các thị trường còn tự do và cạnh tranh thì hoạt động của từng người, được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, sẽ có thể phối hợp để tạo ra lợi ích lớn hơn cho xã hội. Trong đó, chính phủ chủ yếu thiết lập nên những qui tắc cơ bản cho doanh nghiệp tự do, để bảo vệ người tiêu dùng, cũng như các doanh nghiệp (thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) trước sự khống chế của các tập đoàn tài chính lớn được nắm giữ bởi một số nhà tài phiệt chóp bu của phố Wall, cũng như bảo vệ các doanh nghiệp có lợi thế trước sức tấn công bên ngoài. T Thực tế nước Mỹ, trong rất nhiều trường hợp, việc thực thi chính sách tự do kinh doanh không ngăn cản các nhóm lợi ích cá nhân hướng tới chính phủ để nhờ giúp đỡ. Các công ty đường sắt chấp nhận sự giúp đỡ về đất đai và tiền trợ cấp công ích trong thế kỷ XIX. Các ngành công nghiệp đương đầu với cạnh tranh mạnh mẽ của nước ngoài từ lâu đã kêu gọi sự bảo hộ thông qua chính sách thương mại. Ngành nông nghiệp Mỹ, hầu như toàn bộ nằm trong tay tư nhân, đã hưởng lợi từ những chính sách trợ giúp của chính phủ. Nhiều ngành công nghiệp khác cũng tìm kiếm và nhận được sự giúp đỡ của chính phủ từ việc cắt giảm thuế cho đến trợ cấp toàn bộ… Sự điều tiết của chính phủ đối với ngành công nghiệp tư nhân có thể được chia thành hai phạm trù - điều tiết kinh tế và điều tiết xã hội. Hoạt động điều tiết kinh tế chủ yếu tìm cách kiểm soát giá cả. Được xây dựng về mặt lý thuyết để bảo vệ người tiêu dùng và những công ty nhất định (thường là các doanh nghiệp nhỏ) trước các công ty có thế lực mạnh hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các hoạt động điều tiết kinh tế lại được tiến hành nhằm bảo vệ các công ty tránh khỏi sự cạnh tranh tiêu cực. Ngược lại, điều tiết xã hội lại thúc đẩy các mục tiêu không mang tính kinh tế - chẳng hạn như điều kiện làm Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 27 việc an toàn hơn hoặc một môi trường trong sạch hơn. Các hoạt động điều tiết xã hội tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm các hành vi có hại mang tính tập thể hoặc khuyến khích các hành vi được xã hội mong muốn. Ví dụ, chính phủ kiểm soát việc xả khói thải từ các nhà máy, và cắt giảm thuế cho những công ty đáp ứng được các chuẩn mực nhất định về quyền lợi hưu trí và sức khoẻ đối với người lao động của mình. Lịch sử nước Mỹ đã nhiều lần chứng kiến sự dao động giữa những nguyên tắc tự do kinh doanh và những yêu cầu về sự điều tiết của chính phủ ở cả hai hình thức. Trong 25 năm qua, những người theo phái tự do cũng như phái bảo thủ đều tìm cách giảm bớt hoặc xóa bỏ một số hình thức điều tiết kinh tế, nhất trí rằng các hoạt động điều tiết này đã bảo vệ một cách sai lầm các công ty tránh khỏi cạnh tranh bằng phí tổn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị lại có rất nhiều ý kiến khác nhau về điều tiết xã hội. Những người tự do nghiêng về ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm thúc đẩy hàng loạt các mục tiêu phi kinh tế, trong khi những người bảo thủ lại coi đó như là một sự xâm phạm làm cho các doanh nghiệp bị giảm tính cạnh tranh và hiệu quả. Có rất nhiều cơ quan điều tiết được cơ cấu tổ chức sao cho biệt lập với tổng thống và, trên lý thuyết, với các áp lực chính trị. Chúng được điều hành bởi các ủy ban độc lập với các thành viên do tổng thống chỉ định và phải được thượng viện phê chuẩn. Theo luật, các ủy ban này phải bao gồm những người được ủy quyền của cả hai đảng chính trị và làm việc trong một thời hạn cố định, thông thường từ năm đến bảy năm. Mỗi cơ quan có bộ máy nhân sự khoảng hơn 1.000 người. Quốc hội dành riêng ngân sách cho những cơ quan này và giám sát hoạt động của chúng. Xét theo một số khía cạnh, các cơ quan điều tiết hoạt động giống như những tòa án. Chúng tổ chức các buổi điều trần giống như những phiên xét xử của tòa án, và các phán quyết của chúng phụ thuộc vào việc xem xét lại của tòa án liên bang. Mặc dù các cơ quan điều tiết có tính độc lập chính thức, nhưng các đại biểu quốc hội thay mặt cử tri của mình thường tìm cách gây ảnh hưởng tới các thành viên của chúng. Một số nhà phê bình cho rằng đôi khi các doanh nghiệp đã có được ảnh hưởng quá mức Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 28 đối với các cơ quan điều tiết chúng; các quan chức của cơ quan này thường có quan hệ mật thiết với những doanh nghiệp mà họ điều tiết, và rất nhiều người được mời làm việc với mức lương cao ở những ngành công nghiệp đó khi nhiệm kỳ làm cán bộ điều tiết của họ hết hạn. Tuy nhiên, các công ty cũng có những than phiền riêng của mình. Ngoài những vấn đề khác, một số tập đoàn chỉ trích rằng các chính sách điều tiết kinh doanh của chính phủ thường lỗi thời ngay sau khi vừa được viết ra bởi vì các điều kiện kinh doanh thay đổi rất nhanh chóng. 2: Những nỗ lực của liên bang để kiểm soát độc quyền Các công ty độc quyền nằm trong số những thực thể kinh doanh đầu tiên mà chính phủ Mỹ cố gắng điều tiết vì quyền lợi cộng đồng. Sự sáp nhập các công ty nhỏ thành các công ty lớn hơn đã tạo điều kiện cho một số tập đoàn có quy mô rất lớn tránh khỏi những nguyên tắc thị trường bằng cách “cố định” giá cả hoặc loại bớt đối thủ cạnh tranh. Các nhà cải cách lập luận rằng những hành động này cuối cùng đều khiến cho người tiêu dùng phải trả giá cao hơn hoặc hạn chế sự lựa chọn của họ. Đạo luật chống độc quyền Sherman, được thông qua năm 1890, tuyên bố rằng không một ai hoặc một doanh nghiệp nào được phép độc quyền hóa thương mại hoặc phối hợp hay liên kết với người khác nhằm hạn chế thương mại. Vào đầu những năm 1900, chính phủ đã sử dụng đạo luật này để chia tách công ty dầu mỏ Standard Oil Company của John D.Rockefeller và một số hãng lớn khác bị coi là đã lạm dụng sức mạnh kinh tế của mình. Năm 1914, Quốc hội lại thông qua hai luật nữa được xây dựng để củng cố Đạo luật chống độc quyền Sherman: Đạo luật chống độc quyền Clayton và Đạo luật về ủy ban thương mại liên bang. Đạo luật chống độc quyền Clayton xác định rõ ràng hơn cái gì bị coi là hạn chế thương mại bất hợp pháp. Đạo luật này cấm phân biệt giá làm cho một số người mua nhất định có ưu thế hơn người khác; cấm các hợp đồng trong đó các nhà sản xuất chỉ bán cho các đại lý đồng ý không bán hàng hóa của đối thủ cạnh tranh; và ngăn cấm một số kiểu sáp nhập và những hoạt động khác làm suy giảm cạnh tranh. Đạo luật về Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 29 ủy ban thương mại liên bang lập ra một ủy ban của chính phủ nhằm mục đích ngăn cản các hoạt động kinh doanh không công bằng và chống lại cạnh tranh. Các nhà phê bình cho rằng ngay cả những công cụ chống độc quyền mới này cũng chưa hoàn toàn có hiệu quả. Năm 1912, Tập đoàn thép Hoa Kỳ, một tập đoàn kiểm soát hơn một nửa toàn bộ sản lượng thép của Mỹ, đã bị tố cáo là độc quyền. Hoạt động pháp lý chống lại tập đoàn này kéo dài cho đến tận năm 1920 khi Tòa án tối cao, trong một quyết định mang tính bước ngoặt, đã phán quyết rằng Tập đoàn thép Hoa Kỳ không phải là độc quyền bởi vì nó không ngăn cản thương mại “một cách bất hợp lý”. Tòa án đã đưa ra sự phân biệt thận trọng giữa khái niệm khổng lồ và độc quyền, và cho rằng quy mô to lớn của một tập đoàn không nhất thiết là xấu. Cuộc đấu tranh giữa các đời tổng thống với các thế lực tài chính ngân hàng nhằm bảo vệ lợi ích của người dân, để bảo vệ mục tiêu buổi đầu xây dựng hợp chủng quốc Hoa Kỳ - một đất nước : tự do, dân chủ thực sự, vận mệnh là tự cá nhân quyết định chứ không phải nằm trong sự khống chế của một số cá nhân như thực tại. Song, những vụ ám sát đẫm máu của các đời tổng thống, tỷ lệ tổng thống bị ám sát của Mỹ là cao nhất thế giới, đã cho chúng ta hiểu, các nhà tài phiệt nắm giữ phố Wall đang thắng thế, nền kinh tế Mỹ thực sự không phải là nền kinh tế tự do đúng nghĩa như nó vốn được tin tưởng và đặt ra trong quy tắc kinh doanh của người Mỹ. IV: Giới thiệu doanh nghiệp cụ thể hoạt động trên nền kinh tế thị trường Mỹ. 1: JPMorgan Chase (NYSE: JPM): Là một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới. Công ty này có trụ sở tại Thành phố New York, là đơn vị hàng đầu trong dịch vụ tài chính, lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản. Tài sản của tập đoàn này hiện là 2.041 tỷ USD, là đơn vị kinh doanh ngân hàng lớn thứ 2 ở Hoa Kỳ,[1] sau Bank of America. Quỹ tự bảo hiểm rủi Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 30 ro của JPMorgan Chase là quỹ lớn nhất Hoa Kỳ với tài sản 34 tỷ USD năm 2007. Đây là một ngân hàng lớn, có sức mạnh chi phối nền kinh tế Mỹ. Bước ngoặt trong sự nghiệp của Dimon là vào năm 1998, ông đã cứu ngân hàng Bank One ở Chicago khỏi bị phá sản, sau đó hợp nhất với ngân hàng J.P.Morgan vào năm 2004. Khi Citi rơi vào thất bại, Dimon đang có một chỗ đứng tốt nhất để hạ gục hoàn toàn đối thủ của mình. Và Bear Stearns là một trong những vụ giao dịch lớn, tuy không phải là vụ giao dịch lớn nhất thời đại, cũng không phải là cuộc giao dịch hoành tráng nhất mà Dimon từng thực hiện. Sát nhập Bank One với JPMorgan Chase trị giá 58 tỉ USD vào năm 2004 mới là vụ giao dịch vinh danh cho sự nghiệp của Dimon. Tuy nhiên, vụ giải cứu Bear Stearns đã đánh bóng tiếng tăm của JPMorgan và đây là yếu tố nâng đỡ cho Ngân hàng trong suốt 1 năm sau đó, thậm chí khi hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục đi xuống theo đà suy thoái của nền kinh tế. Dimon là người đứng đầu một ngân hàng lớn duy nhất đã chuẩn bị chu đáo cho cơn bão tài chính tồi tệ nhất trong vòng 1 thế kỷ quét qua phố Wall. Ngay từ đầu năm 2007, ông đã sớm rút chân ra các khoản cho vay thế chấp, đặc biệt là các khoản vay dưới chuẩn, trong khi những ngân hàng khác vẫn ồ ạt lao vào. Đây là một quyết định sáng suốt, đã giúp cho JPMorgan vượt qua cơ khủng hoảng. Và khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính, không chỉ Jamie Dimon được Chính phủ Mỹ coi trọng mà cả JPMorgan cũng đã trở thành ngân hàng được nhà đầu tư ưu ái. Thị phần ở mảng ngân hàng bán lẻ tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2009, Ngân hàng đã dẫn đầu ngành tài chính ở mảng huy động vốn, qua mặt cả Goldman Sachs. Mặc dù tiếng tăm của Goldman nổi như cồn, nhưng JPMorgan cũng có một số điểm vượt trội: Tổng tài sản của JPMorgan lên tới 2.000 tỉ USD, lớn hơn gấp đôi so với Goldman (890 tỉ USD), trong khi giá thị trường của ngân hàng là 160 tỉ USD, gấp 2 lần Goldman (80 tỉ USD). Tỉ phú Warren Buffett, vốn rất "kết" Jamie Dimon, đã hết lời ca ngợi ông: "Jamie là nhà lãnh đạo ngân hàng đúng nghĩa". Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 31 Mặc dù đến đầu năm 2008, JPMorgan đã ở vị thế thuận lợi hơn nhiều so với các đối thủ khác, nhưng nhiều người vẫn quan ngại trước những kết quả kinh doanh đang có dầu hiệu suy giảm trong cả 2 mảng ngân hàng đầu tư và cho vay của Ngân hàng. Vào tháng 2.2008, cuộc họp cổ đông thường niên của JPMorgan đã diễn ra trong nhiếu tâm trạng. Ngân hàng có tới 94 tỉ USD rơi vào các khoản cho vay mua nhà rủi ro đang rình rập phía trước. Giám đốc Tài chính Mike Cavanagh càng khiến không khí họp thêm căng thẳng khi ông cho biết, Ngân hàng có thể phải mất thêm 459 triệu USD từ hoạt động cho vay trong quý I. mặc dù ngân hàng đã bán đi hầu hết các khoản cho vay dưới chuẩn, nhưng vẫn còn nắm giữ khoảng 15,5 tỉ USD và hơn 12% người vay mua nhà trễ hạn thanh toán 30 ngày trở lên. Tuy nhiên, Dimon cho rằng, không nên quá lo lắng về tình hình thị trường. "Đây không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên. Chúng ta không nên quá lo lắng về vấn đề này. Cuộc sống vẫn tiếp tục và sự phục hồi sẽ đến", ông nói. Câu nói của ông trở thành lời tiên tri. Chỉ trong vòng vài tuần, các nạn nhân lớn đầu tiên của cuộc khủng hoảng đã đến gõ cửa, nhờ ông giúp đỡ. Nhiều nhà phân tích nhận xét, sở dĩ JPMorgan không bị “dính đạn” của khủng hoảng là do Jamie Dimon rất tỉnh đòn khi không bị dính vào mua bán chứng khoán liên quan đến cho vay tín dụng thế chấp nhà dưới chuẩn (subprime mortgage), rồi cũng chẳng có dính dáng gì đến CIT, ngân hàng chuyên cung cấp tín dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ đang phải vận lộn để không bị phá sản. Không những thế, JPMorgan là một trong số rất ít tập đoàn tài chính - ngân hàng Mỹ lớn mạnh lên nhờ khủng hoảng. Nghe có vẻ vô lý, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Tháng 3/2008, JPMorgan mua lại Bear Stearns Cos. với cái giá rất rẻ khi ngân hàng đầu tư này ngấp nghé ở bờ vực phá sản. Rồi đến cuối năm ngoái, JPMorgan lại tiếp tục mua lại Washington Mutual, một ngân hàng bán lẻ lớn của Mỹ đã phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Sau khi thâu tóm xong 2 “con mồi” lớn trên, JPMorgan lớn lên về nhiều mặt: quy mô, uy tín, doanh thu... Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 32 Báo chí Mỹ đã không cường điệu khi nhận xét Jamie Dimon là một CEO có thế lực và ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Mỹ hiện nay. Tờ New York Times trong số ra ngày 20/7 đã có bài báo gần hết một trang với cái tít rất ấn tượng là “Sếp của JPMorgan - ngôi sao đang lên ở Washington lẫn Phố Wall (nguyên văn tiếng Anh; JPMorgan chief’s star is rising in Washington, as on Wall Street). Đi kèm với bài báo là ảnh ông Jamie Dimon đang đi lại trong khuôn viên của Nhà Trắng cùng với ông Lloyld Blankfein, CEO Citigroup. 2- General Motors - Sự tồn tại, phá sản và tái cơ cấu. General Motors Corporation (GM) là một hãng sản xuất ô tô Hoa Kỳ, đóng trụ sở ở Detroit, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Đây đã là hãng sản xuất ô tô lớn thứ nhì thế giới, sau Toyota theo xếp hạng doanh số toàn cầu năm 2008. GM đã là hãng có doanh số ô tô hàng đầu trong 77 năm liên tục từ năm 1931 đến 2007. Hãng này sản xuất xe hơi và xe tải tại 34 quốc gia. Tình hình nền công nghiệp ô tô Mỹ chưa bao giờ bi đát hơn thế, tất cả đều trông chờ vào quyết định hỗ trợ của chính phủ Mỹ. Điều này là rất rõ ràng. Không còn GM, lỗ hổng để lại đối với ngân khố của Chính phủ sẽ không còn đơn giản như việc tái tổ chức, thiết lập lại các đại lý và UAW (liên hiệp công nhân ô tô) để hướng tới thành công trong tương lai. 100.000 công nhân Mỹ đang làm việc cho GM sẽ bị thất nghiệp. Bảo hiểm Y tế dành cho một triệu người Mỹ sẽ mất hoặc chịu tác động. Vụ phá sản của GM chắc chắn sẽ là một cú hích lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Quy mô của GM càng lớn thì tác động đối với các nhà cung cấp càng mạnh, đặc biệt nếu họ buộc phải đàm phán lại về các điều khoản của hợp đồng đã được ký kết trước đó. Delphi, một đối tác lớn của GM cũng đang trong tình trạng tái cơ cấu tổ chức và có thể giải thể bất cứ lý nào nếu như GM tiến hành các thủ tục pháp lý phá sản của mình. Số phận của Delphi đang treo lơ lửng và tính từng ngày theo số phận của GM. Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 33 GM có khoảng 6.000 đại lý phân phối, hãng đang có kế hoạch giảm bớt 2.600 đại lý. GM đồng thời cũng thông báo tới 1.100 đại lý khác rằng họ đang trong kế hoạch đóng cửa. Chính phủ sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp nặng nề hơn, nhiều người Mỹ sẽ không có bảo hiểm y tế, các khoản nợ lương hưu cũng sẽ lớn hơn. Trong hai đến bốn tháng, GM sẽ hết tiền mặt, chỉ duy nhất ngân khố của Chính phủ mới có thể ngăn chặn được tình trạng này, lựa chọn khác thì chỉ là ảo tưởng. 25 tỉ USD mà Quốc hội đã thông qua cho hãng vay để cải thiện từng bước nền kinh tế nhiên liệu là điều không thích hợp. Bởi vì các nhà sản xuất ôtô đã phá sản không tập trung đầu tư vào kỹ thuật. Sư sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu đang ảnh hưởng lớn đến thị trường ôtô của Mỹ nếu không nhận được giúp đỡ, GM sẽ phá sản cùng với các nhà máy sản xuất ở Mỹ. Ngày 1/6/2009, General Motors (GM) đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản, để bước vào thời kỳ tái cơ cấu toàn diện. Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp chế tạo Mỹ và lớn thứ 4 toàn nền kinh tế. Sau khi GM tái cơ cấu, Bộ Tài chính Mỹ sẽ sở hữu hơn 60% cổ phần công ty và có quyền can thiệp sâu hơn vào doanh nghiệp ô tô lớn nhất nước Mỹ này. Trước đó, tối 31/5, một số quan chức biết chính phủ Mỹ sẽ cho GM vay khẩn cấp thêm 30 tỷ USD trong thời gian tập đoàn này tiến hành thủ tục bảo hộ phá sản và tái cơ cấu, vì GM hiện đã cạn tiền mặt. Như vậy, tổng số tiền thuế của người dân Mỹ mà Bộ Tài chính bơm vào nhà sản xuất này sẽ lên đến 50 tỷ USD. Người ta ngờ rằng tới đây, với đa số cổ phần trong tay, chính phủ Mỹ sẽ can thiệp sâu vào hoạt động của GM. Nhưng các quan chức khẳng định rằng chính phủ không có ý định tham gia vào hoạt động thường nhật của GM, và sẽ giảm tỷ lệ sở hữu sớm nhất có thể. Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 34 Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là ban lãnh đạo GM sẽ có xáo trộn lớn và chính phủ Mỹ sẽ “góp tay” chọn lựa ban giám đốc mới. Tuy nhiên, thực tế là chính quyền tổng thống Obama đã gây sức ép khiến CEO Richard Wagoner của GM phải từ chức cách đây một tháng. Và cũng chính quyền tổng thống đã yêu cầu GM co hẹp quy mô để có thể đạt điểm hòa vốn ở mức sản lượng 10 triệu xe/năm. Mức hòa vốn hiện tại của GM là 16 triệu xe. Cùng với thông báo phá sản, GM sẽ đưa ông Al Koch vào vị trí giám đốc tái cơ cấu để giúp tập đoàn thực hiện thủ tục bảo hộ phá sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanluong_blogspot_com_nenkinhtemy_3585.pdf
Luận văn liên quan