Báo cáo Phân tích tài chính Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam

Để đưa ra được chiến lược Marketing phù hợp, Công ty phải đưa ra hàng loạt các chính sách sau:  Củng cố và phát triển thị trường nội địa một cách sâu rộng và ổn định, không ngừng nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm.  Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng; giữ vững chế độ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng; tham gia các hoạt động triển lãm, hội chợ.  Đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng sản phẩm khi giao hàng. Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.  Thường xuyên xúc tiến thương mại để tăng cường hàng hóa xuất nhập khẩu.

doc80 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích tài chính Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các khoản giảm trừ 2 0 0 3. DTT về BH và cung cấp DV (10=01-02) 10 17.397.374.251 17.227.113.444 4. GVHB 11 16.795.843.026 11.098.215.983 5. LN gộp (20=10-11) 20 601.531.225 6.128.897.461 6. DT từ hoạt động TC 21 3.056.427 240.420.760 7. CP tài chính 22 315.000.000 315.000.000 Trong đó: CP lãi vay 23 315.000.000 315.000.000 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 631.781.128 4.633.831.395 9. LN từ hoạt động KD (30=20+21-22-24) 30 (342.193.476) 1.226.086.826 10. TN khác 31 0 106.191.296 11. CP khác 32 450.000 0 12. LN khác (40=31-32) 40 IV.09 (450.000) 106.191.296 13. Tổng LN trước thuế (50=30=40) 50 (341.743.476) 1.332.287.122 14. Chi phí thuế TNDN 51 0 0 15. LN sau thuế (60=50-51) 60 (341.743.476) 1.332.287.122 (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2010 Năm 2011 So sánh +/- % 17.227.113.444 17.397.374.251 170.260.810 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu, sự thay đổi của bộ phận thu nhập này sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong tổng nguồn thu của công ty. Trong 2 năm, năm 2011 so với năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tặng nhẹ là 170.260.810 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 1%. Tuy tăng nhẹ nhưng điều này cũng thể hiện một dấu hiệu tốt đối với hoạt động tiêu thụ và tình hình tài chính của công ty, sự gia tăng này có thể cho thấy sự ảnh hưởng từ giá cả và số lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là sản phẩm tiêu thụ đã tăng lên do công ty đã có chiến lược về marketing sản phẩm, quảng bá, tiếp thị và chính sách bán hàng tốt. Nhưng do tỷ lệ tăng còn quá ít nên công ty cần tiếp tục cố gắng hơn nữa trong những năm tiếp theo. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do các khoản giảm trừ không phát sinh. Phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ có hiệu quả. Hàng hóa và cung cấp dịch vụ của công ty được đảm bảo chính vì thế mà các khoản giảm trừ không phát sinh. Giá vốn hàng bán Bảng 2.4: Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 11.098.215.983 16.795.843.026 5.697.627.040 51,34 Dựa vào bảng trên ta thấy giá vốn hàng bán của công ty tăng qua 2 năm, năm 2011 tăng 5.697.627.040 đồng so với năm 2010, ứng với 51,34%. Sự gia tăng này nguyên nhân là do giá cả, số lượng nhập khẩu hàng hóa tăng lên thể hiện công tác quản lý đầu vào của công ty tốt. Nhưng điều này rất không có lợi cho công ty vì nó có thể làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống, trong năm 2011 giá vồn hàng bán tăng cao và doanh thu thuần thấp nên ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Bảng 2.5: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 6.128.897.461 601.531.225 (5.527.366.236) (90,19) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2011 giảm 5.527.366.236 đồng, tương ứng 90,19% so với năm 2010. Do giá vốn hàng bán năm 2011 nhiều hơn doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Điều này thể hiện kinh doanh của công ty chưa có hiệu quả. Doanh thu từ hoạt động tài chính Bảng 2.6: Doanh thu từ hoạt động tài chính Doanh thu từ hoạt động tài chính Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 240.420.760 3.056.427 (237.364.333) (98,73) Doanh thu hoạt động tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Trong 2 năm ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 là 237.364.333 đồng, tương ứng 98,73% dẫn đến lợi nhuận của công ty cũng giảm xuống. Chi phí tài chính Bảng 2.7: Chi phí tài chính Chi phí tài chính Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 315.000.000 315.000.000 0 0 Chi phí tài chính của công ty không có sự thay đổi, không tăng giảm qua 2 năm. Đây có thể nói là điều có lợi cho công ty, vì bất cứ công ty nào thì chi phí là một khoản không thể thiếu trong kinh doanh nên cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn để càng giảm được chi phí tài chính xuống được thì càng tốt. Chi phí quản lý kinh doanh Bảng 2.8: Chi phí quản lý kinh doanh Chi phí quản lý kinh doanh Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 4.633.831.395 631.781.128 (4.002.050.267) 86,37 Chi phí quản lý kinh doanh giảm qua 2 năm là 4.002.050.267 đồng, ứng với 86,37% của năm 2011 so với năm 2010. Chi phí quản lý kinh doanh giảm đi là do năm 2011 công việc kinh doanh của công ty không được tốt lắm, chính vì thế mà chi phí quản lý kinh doanh cũng giảm qua 2 năm đấy. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Bảng 2.9: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 1.226.086.826 (342.193.476) (1.568.280.302) (127,91) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh, năm 2011 giảm 1.568.280.302 đồng so với năm 2010. Do lợi nhuận gộp và doanh thu từ hoạt động tài chính thấp trong khi chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh cao hơn nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty lỗ. Thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác Bảng 2.10: Thu nhập khác Thu nhập khác Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 106.191.296 0 (106.191.296) 100 Bảng 2.11: Chi phí khác Chi phí khác Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 0 450.000 450.000 100 Bảng 2.12: Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 106.191.291 (450.000) (106.641.291) (100,42) Thu nhập khác giảm 106.191.296 đồng so với năm 2010 do năm 2011 không phát sinh. Chi phí khác tăng 450.000 đồng của năm 2011 so với năm 2010. Lợi nhuận khác giảm 106.641.291 đồng do tác động của hai chỉ tiêu thu nhập khác và chi phí khác. Thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty nhưng không đánh kể so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tổng lợi nhuận trước thuế Bảng 2.13: Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 1.332.287.122 (341.743.476) (1.674.030.598) (126,65) Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty giảm mạnh là 1.674.030.598 đồng của năm 2011 so với năm 2010. Do các khoản thu nhập giảm, chi phí quản lý đang ở mức cao nên hoạt động kinh doanh của công ty chưa tốt. Lợi nhuận sau thuế Do chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh nên lợi nhuận sau thuế của công ty bằng tổng lợi nhuận trước thuế. Trong những năm tiếp theo công ty cần có những định hướng hoạt động tốt hơn để khoản lợi nhuận thu được tăng lên. Phân tích tình hình Tài sản và Nguồn vốn của công ty thông qua bảng cân đối kế toán Bảng 2.14: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2011 Đơn vị: VND TÀI SẢN Mã Số Thuyết Minh Số năm nay Số năm trước A B C 1 2 A. Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 5.391.214.023 7.371.465.768 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 III.01 74.595.750 3.022.036.496 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III.05 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1.710.419.051 808.580.034 1. Phải thu khách hàng 131 1.008.033.036 170.867.780 2. Trả trước cho người bán 132 702.386.015 637.712.254 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 3.319.320.363 3.401.803.068 1. Hàng tồn kho 141 III.02 3.319.320.363 3.401.803.068 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 286.878.859 139.046.170 1. Thuế GTGT được khấu trừ 151 286.878.859 139.046.170 2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 152 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. Tài sản dài hạn (200=210+220+230+240) 200 2.415.385.624 1.604.379.540 I. Tài sản cố định 210 III.03.04 2.391.069.073 1.580.062.989 1. Nguyên giá 211 3.526.840.083 2.499.640.083 2. Giá trị hao mòn lũy kế 212 (1.135.771.010) (919.577.094) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn lũy kế 222 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 III.05 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 239 IV. Tài sản dài hạn khác 240 24.316.551 24.316.551 1. Phải thu dài hạn 241 24.316.551 24.316.551 2. Tài sản dài hạn khác 248 3. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 249 TỔNG TÀI SẢN (250=100+200) 250 7.806.599.647 8.975.845.308 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả (300=310+320) 300 5.848.445.623 5.294.171.231 I. Nợ ngắn hạn 310 5.848.445.623 5.294.171.231 1. Vay ngắn hạn 311 1.750.000.000 3.100.000.000 2. Phải trả người bán 312 1.276.407.522 1.552.959.363 3. Người mua trả tiền trước 313 78.134.146 4. Thuế và các khoản phải nộp 314 III.06 21.380.621 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 2.822.038.101 541.697.101 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay và Nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 B. Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 1.958.154.024 3.681.674.077 I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 1.958.154.024 3.681.674.077 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2.300.797.500 2.300.797.500 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 (342.643.476) 1.380.876.577 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 TỔNG NGUỒN VỐN 440 7.806.599.647 8.975.845.308 (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán) Đánh giá mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Đối với một doanh nghiệp khi lên báo cáo tài chính phải đảm bảo nguyên tắc chung là tổng Tài sản = tổng Nguồn vốn. Trong bảng cân đối kế toán theo tài sản thì tài sản nào có tính thanh khoản cao sẽ được báo cáo trước, hay nói cách khác là tài sản được xếp theo thứ tự thanh khoản giảm dần. Còn về phần nguồn vốn thì nguồn vốn nào đến hạn trước sẽ được báo cáo trước. Tình hình tài sản và nguồn vốn: Bảng 2.15: Tổng Tài sản và Tổng Nguồn vốn Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 8.975.845.308 7.806.599.647 (1.169.245.661) (13,03) Dựa vào bảng trên ta thấy tổng Tài sản và tổng Nguồn vốn của công ty giảm qua 2 năm, năm 2011 giảm 1.169.245.661 đồng, tương ứng với 13,03% so với năm 2010. Nguyên nhân do trong năm 2011, tình hình kinh tế Thế Giới và trong nước diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, dẫn đến tình hình tài sản và nguồn vốn giảm sút. Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng Tài sản Nhìn vào bảng cân đối kế toán thì tổng Tài sản có hai phần tác động đến là: Phần 1 – Tài sản ngắn hạn Phần 2 – Tài sản dài hạn Đây là hai phần chính quyết định đến sự tăng giảm của tổng Tài sản. Phân tích sự tăng giảm của tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được ưu tiên trước trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản. Bảng 2.16: Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 7.371.465.768 5.391.214.023 (1.980.251.745) (26,86) Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 là 1.980.251.745 đồng, tương ứng 26,86%. Tài sản ngắn hạn giảm xuống do các yếu tố sau: Tiền và các khoản tương đương tiền Bảng 2.17: Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền và các khoản tương đương tiền Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 3.022.036.496 74.595.750 (2.947.440.746) (97,53) Dựa vào bảng trên ta dễ dàng thấy được tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm 2.947.440.746 đồng, tương ứng 97,53% của năm 2011 so với năm 2010. Sự giảm xuống của tiền và các khoản tương đương tiền là xấu bởi vì nó sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm xuống, làm giảm tính hiệu quả vốn. Bên cạnh đó sự giảm xuống như vậy làm cho lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm, vì thế công ty cần phải tăng lượng tiền mặt dự trữ lên và điều tiết một cách hợp lí. Các khoản phải thu ngắn hạn Bảng 2.18: Các khoản phải thu ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 808.580.034 1.710.419.051 901.839.017 111,53 Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 901.839.017 đồng. Việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn lên cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty khá tốt, giảm bớt được lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán cũng như hạn chế được số vốn bị chiếm dụng. Nguyên nhân các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên do chỉ tiêu phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng lên: Bảng 2.19: Phải thu khách hàng Phải thu khách hàng Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 170.867.780 1.008.033.036 837.165.256 489,95 Bảng 2.20: Trả trước cho người bán Trả trước cho người bán Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 637.712.254 702.386.015 64.673.761 10,14 Năm 2011 so với năm 2010, phải thu khách hàng tăng 837.165.256 đồng còn trả trước cho người bán tăng 64.673.761 đồng, tương ứng 10,14%. Phải thu khách hàng và trả trước cho người bán ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản phải thu ngắn hạn, cũng ảnh hưởng phần nào đấy đến sự tăng giảm của tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho Bảng 2.21: Hàng tồn kho Hàng tồn kho Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 3.401.803.068 3.319.320.363 (82.482.705) (2,42) Lượng hàng tồn kho năm 2011 giảm 82.482.705 đồng, tương ứng 2,42% so với năm 2010. Hàng tồn kho là nhân tố tác động đến sự tăng giảm tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn khác Bảng 2.22: Tài sản ngắn hạn khác Tài sản ngắn hạn khác Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 139.046.170 286.878.859 147.832.689 106,32 Tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng lên do thuế giá trị gia tăng được khấu trừ khi nhập khẩu hàng hóa, năm 2011 tăng 147.832.689 đồng so với năm 2010. Tài sản ngắn hạn khác là nhân tố tác động trực tiếp tới sự tăng giẩm của tài sản ngắn hạn. Phân tích sự tăng giảm của tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là tài sản gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Bảng 2.23: Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 1.604.379.540 2.415.385.624 811.006.084 50,55 Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng tài sản dài hạn của công ty năm 2011 tăng 811.006.084 đồng, tương ứng 50,55% so với năm 2010. Tài sản dài hạn tăng lên do tài sản cố định tăng lên, ảnh hưởng đến tổng Tài sản nhưng vì tài sản ngắn hạn giảm khá mạnh nên kéo theo tổng Tài sản giảm xuống. Tổng Tài sản giảm do hàng tồn kho giảm nhiều, bên cạnh đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm điều này hoàn toàn không có lợi cho công ty. Vì vậy công ty cần phải sớm tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng Nguồn vốn Nguồn vốn của công ty là một vấn đề không chỉ các chủ doanh nghiệp quan tâm mà còn là vấn đề của các chủ đầu tư quan tâm tới. Ngoài ra nguồn vốn còn cho biết tình hình và khả năng huy động vốn, sử dụng vốn và thấy được tình hình tài chính của công ty. Thông qua bảng cân đối kế toán qua các năm thì ta nhận thấy nguồn vốn của công ty có sự giảm sút. Vì vậy cần phân tích các chỉ tiêu tác động đến nguồn vốn đồng thời có biện pháp khắc phục và tăng nguồn vốn công ty. Phân tích sự tăng giảm của nợ phải trả Là khoản nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Bảng 2.24: Nợ phải trả Nợ phải trả Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 5.294.171.231 5.848.445.623 554.274.392 10,47 Nợ phải trả của công ty năm 2011 tăng 554.274.392 đồng, tương ứng với 10,47% so với năm 2010. Khi công ty bỏ ra một khoản nợ phải trả khá lớn thì công ty cần trang bị cho mình một lượng tiền vốn để chi trả cho phần lãi của khoản nợ phải trả. Nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau. Phân tích sự biến động của vốn chủ sở hữu Bảng 2.25: Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % 3.681.674.077 1.958.154.024 (1.723.520.053) (46,81) Năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty giảm 1.723.520.053 đồng, tương ứng 46,81% so với năm 2010. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà giảm sút, cần có những biện pháp nhằm huy động nguồn vốn chủ sở hữu để hoạt động của công ty vững mạnh hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm do vốn đầu tư của chủ sở hữu giữ nguyên qua 2 năm trong khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lỗ mạnh. Điều này ảnh hưởng kéo theo sự giảm xuống của tổng Nguồn vốn. Trong 2 năm qua, Tài sản và nguồn vốn của công ty có sự giảm xuống. Điển hình là tài sản ngắn hạn giảm và vốn chủ sở hữu giảm tác động tới tài sản và nguồn vốn của công ty. Vì vậy công ty cần phải xem xét lại tìm biện pháp khắc phục cho về lượng tiền mặt sao cho phù hợp, bên cạnh đó cần phải giảm lượng hàng tồn kho xuống hơn nữa bằng cách là giảm giá và khuyến mãi khi khách hàng đến ký hợp đồng. Công ty cần có những điều chỉnh các khoản mục trong bảng cân đối kế toán để các chỉ tiêu phát sinh hợp lý, những năm tiếp theo công ty kinh doanh có hiệu quả hơn. Phân tích dòng tiền thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng 2.26: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) Năm: 2011 Đơn vị: VND Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước A B C 1 2 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 1 12.772.562.299 19.155.589.470 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 2 (10.228.909.835) (16.972.840.174) 3. Tiền chi trả cho người lao động 3 (993.900.000) (961.800.000) 4. Tiền chi trả lãi vay 4 (315.000.000) (509.400.000) 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5 26.687.419 (53.655.516) 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 319.826.000 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7 (319.826.000) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 1.261.439.883 657.893.780 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 (1.027.200.000) (35.857.284) 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 0 0 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 0 0 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 0 0 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 0 0 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 0 0 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 0 0 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (1.027.200.000) (35.857.284) III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 0 0 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 0 0 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 0 0 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 1.750.000.000 3.100.000.000 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (2.650.000.000) (700.000.000) 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0 0 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 0 0 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 (900.000.000) 2.400.000.000 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 (665.760.117) 3.022.036.496 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 0 0 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 0 0 Tiền và tương đương tiền cuối năm (70 = 50+60+61) 70 V.11 (665.760.117) 3.022.036.496 (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán) Phân tích chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Theo số liệu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta thấy rằng: nguồn tiền chính trong năm 2011 của công ty là từ hoạt động kinh doanh, còn năm 2010 là hoạt động tài chính. Bảng 2.27: Lưu chuyển tiền tệ Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) % Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 657.893.780 1.261.439.883 603.546.103 91,74 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (35.857.284) (1.027.200.000) 991.342.716 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 2.400.000.000 (900.000.000) (3.300.000.000) Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu máy việt nam năm 2011 có tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh với dòng tiền thuần là 603.546.103 đồng, ứng với 91,74%. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng khá mạnh, vì công ty rót vốn vào các dự án nhà ở khá mạnh trong năm 2011 là 991.342.716 đồng. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giảm 3.300.000.000 đồng của năm 2011 so với năm 2010. Như vậy trong năm 2011 công ty đã có những dấu hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh của mình, đó có thể là điều đáng mừng trong tương lai vì dòng tiền của công ty đang có xu hương tăng và sự ổn định hơn về kinh tế, như trong năm 2011 tình hình tài chính của công ty khả quan hơn, thừa đủ khả năng tài trợ cho việc mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Qua những phân tích trên ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chưa tốt, công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty Phân tích khả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lí về sự biến động các khoản phải thu, phải trả tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp cho công ty kiểm soát và biết được tình hình tài chính của công ty để có cách giải quyết. Phân tích các khoản phải thu Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn = Các khoản phải thu Tổng nguồn vốn Bảng 2.28: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và tổng vốn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Các khoản phải thu 808.580.034 1.710.419.051 2. Tổng nguồn vốn 8.975.845.308 7.806.599.647 3. Tỷ lệ các khoản phải thu và tổng vốn 0,090 0,219 Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và tổng vốn năm 2010 là 0,09 và năm 2011 là 0,219. Con số này có thể không có lợi cho công ty vì khả năng chiếm dụng vốn chưa được tốt, vì năm 2010 cứ 1 đồng nguồn vốn thì có 0,09 đồng các khoản phải thu, năm 2011 thì 1 đồng nguồn vốn có 0,219 đồng các khoản phải thu. Phân tích các khoản phải trả Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn Bảng 2.29: Tỷ số nợ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Tổng nợ phải trả 5.294.171.231 5.848.445.623 2. Tổng nguồn vốn 8.975.845.308 7.806.599.647 3. Tỷ số nợ 0,590 0,749 Nhìn và bảng trên ta thấy rằng: Cứ 1 đồng nguồn vốn thì tạo ra 0,59 đồng nợ phải trả của năm 2010, năm 2011 cứ 1 đồng nguồn vốn thì tạo ra 0,749 đồng nợ phải trả. Tỷ số này cho thấy công ty lệ thuộc vào đồng nợ tương đối cáo, vì khoản thanh toán sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền vốn và khả năng thanh toán của công ty khi công ty mở rộng thị trường. Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt = Tiền + tương đương tiền Nợ phải trả ngắn hạn Bảng 2.30: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Tiền và tương đương tiền 3.022.036.496 74.595.750 2. Nợ phải trả ngắn hạn 5.294.171.231 5.848.445.623 3. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,571 0,013 Năm 2010 công ty thanh toán được 0,571 đồng nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền, năm 2011 thanh toán được 0,013 đồng. Tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền của công ty rất thấp cho thấy rằng khả năng lưu trữ tiền mặt đang nghiệm trọng, vì vậy công ty cần phải điều chỉnh lượng tiền sao cho hợp lý. Đối với bất kỳ một công ty nào cũng vậy tài chính giúp công ty khẳng định được vị trí và chỗ đứng trên thị trường, khi đó một công ty mà kinh doanh thiếu tiền thường là bị thất bại. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Bảng 2.31: Khả năng thanh toán hiện thời Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Tài sản lưu động 7.371.465.768 5.391.214.023 2. Nợ ngắn hạn 5.294.171.231 5.848.445.623 3. Khả năng thanh toán hiện thời 1,392 0,992 Năm 2010 thì 1 đồng tài sản lưu động thanh toán được 1,392 đồng nợ, năm 2011 thanh toán được 0,992 đồng nợ. Con số cho thấy giá trị tài sản của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản lưu động của công ty đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tuy giá trị tài sản như vậy là thấp. Phân tích khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh = Tiền + khoản phải thu Nợ ngắn hạn Bảng 2.32: Khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Tiền 3.022.036.496 74.595.750 2. Khoản phải thu 808.580.034 1.710.419.051 3. Nợ ngắn hạn 5.294.171.231 5.848.445.623 4. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 0,724 0,305 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2010 lớn hơn 0,5 cho thấy khả năng thanh toán của công ty tương đối tốt, nhưng đến năm 2011 khả năng thanh toán của công ty nhỏ hơn 0,5 nên khả năng thanh toán nợ gặp nhiều khó khăn. Song nếu tỷ lệ này quá cao sẽ là điều không tốt vì ảnh hưởng đến việc vòng quay vốn của công ty chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty Để làm rõ hiệu quả hoạt động của công ty trên thực tế phân tích chủ yếu sử dụng tỷ số hoạt động còn được gọi là tỷ số quản lý tài sản. Vậy để biết được hiệu quả hoạt động của công ty ta sẽ đi phân tích, làm rõ vấn đề dựa vào các yếu tố sau: Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Trong đó: Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + Hàng tồn kho năm nay)/2 Bảng 2.33: Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Giá vốn hàng bán 11.098.215.983 16.795.843.026 2. Hàng tồn kho bình quân 3.022.527.977 3.360.561.716 3. Vòng quay hàng tồn kho 3,672 4,998 Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 tăng 1,326 vòng so với năm 2010. Số ngày vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 98 ngày/vòng (360/3,672), năm 2011 là 72 ngày/vòng (360/4,998). Số vòng quay hàng tồn kho tăng làm cho số ngày luân chuyển hàng tồn kho giảm dần. Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần hàng năm Các khoản phải thu bình quân Trong đó: Các khoản phải thu bình quân = (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo năm trước + các khoản phải thu năm nay)/2. Bảng 2.34: Vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu thuần hàng năm 17.227.113.444 17.397.374.251 2. Các khoản phải thu bình quân 1.448.097.624 1.259.499.543 3. Vòng quay các khoản phải thu 11,896 13,813 Vòng quay các khoản phải thu năm 2010 là 11,896 vòng, năm 2011 là 13,813 vòng. So sánh chỉ số này qua từng năm nhận thấy sự tăng lên và chứng tỏ công ty đang thuận lợi với việc thu nợ từ khách hàng. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = 360 Vòng quay khoản phải thu Năm 2010 = 360 = 30 ngày 11,896 Năm 2011 = 360 = 26 ngày 13,813 Kỳ thu tiền bình quân năm 2010 là 30 ngày, năm 2011 là 26 ngày. Kỳ thu tiền bình quân giảm dần cho thấy công ty đang thuận lợi trong vấn đề thu nợ và nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng. Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần Bình quân giá trị TSCĐ Trong đó: Bình quân tài sản cố định = (Tài sản cố định năm trước + Tài sản cố định năm nay)/2 Bảng 2.35: Vòng quay tài sản cố định Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu thuần 17.227.113.444 17.397.374.251 2. Bình quân tài sản cố định 2.286.348.606 1.985.566.031 3. Vòng quay tài sản cố định 7,535 8,762 Tỷ số này cho thấy cứ 1 đồng tài sản cố định của công ty thì tạo ra 7,535 đồng doanh thu năm 2010, 8,762 đồng doanh thu năm 2011. Vòng quay tài sản giảm xuống qua 2 năm cho thấy công ty chưa có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Bình quân giá trị tổng tài sản Trong đó: Bình quân giá trị tổng Tài sản = (Tổng Tài sản năm trước + tổng Tài sản năm nay)/2 Bảng 2.36: Vòng quay tổng tài sản Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu thuần 17.227.113.444 17.397.374.251 2. Giá trị tổng Tài sản bình quân 9.568.311.964 8.391.222.478 3. Vòng quay tổng Tài sản 1,800 2,073 Năm 2010 thì 1 đồng tổng Tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,8 đồng doanh thu, năm 2011 thì 1 đồng tổng Tài sản tạo ra 2,073 đồng doanh thu. Vòng quay tổng Tài sản tăng nguyên nhân do doanh thu thuần tăng qua 2 năm. Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu Bảng 2.37: Vòng quay vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu thuần 17.227.113.444 17.397.374.251 2. Vốn chủ sở hữu 3.681.674.077 1.958.154.024 3. Vòng quay vốn chủ sở hữu 4,693 8,885 Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2010 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 4,693 đồng doanh thu thuần, năm 2011 là 8,885 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn năm 2011 kém hơn 2010 nên công ty cần xem xét đề ra phương hướng kinh doanh, sử dụng vốn chủ sở hữu nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Phân tích tình hình và khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty Đây là phân tích khả năng sử dụng đòn bầy tài chính của công ty. Qua phân tích các chỉ số này giúp ta phân tích đánh giá mức độ khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Tỷ số nợ trên tổng Tài sản Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ Tổng tài sản Bảng 2.38: Tỷ số nợ so với tổng Tài Sản Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Tổng nợ 5.294.171.231 5.848.445.623 2. Tổng Tài Sản 8.975.845.308 7.806.599.647 3. Tỷ số nợ so với tổng Tài Sản 0,590 0,749 Tỷ số nợ trên tổng Tài Sản cho thấy rằng công ty sử dụng 59% năm 2010 và 74,9% năm 2011 nguồn vốn để tài trợ cho tài sản của công ty. Mức độ sử dụng nợ khá cao, nếu công ty kinh doanh cho dù có lời nhưng công ty cũng phải chi trả cho khoản lãi và bên cạnh đó nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên nếu đối với một doanh nghiệp mà có nhu cầu mở rộng sản xuất thì với nhu cầu cần vốn thì phải chấp nhận với doanh thu thấp và lợi nhuận thấp, còn ngược lại thì đối với một doanh nghiệp mà không mở rộng sản xuất thì việc sử dụng vốn cao như vậy thì không tốt vì ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty thấp. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Bảng 2.39: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Tổng nợ 5.294.171.231 5.848.445.623 2. Vốn chủ sở hữu 3.681.674.077 1.958.154.024 3. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu 1,438 2,987 Tỷ số này cho biết ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty sử dụng đến 1,438 lần năm 2010 và 2,987 lần năm 2011. Mức độ sử dụng nợ tăng nhưng cho thấy công ty ít chiếm dụng vốn của chủ nợ. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng Doanh thu Bảng 2.40: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Lợi nhuận ròng 1.332.287.122 (341.743.476) 2. Doanh thu 17.227.113.444 17.397.374.251 3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,077 (0,020) Năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra 0,077 đồng lợi nhuận và năm 2011 tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trên doanh thu giảm qua 2 năm chứng tỏ công ty quản lý chi phí chưa được hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng Tài sản Tỷ số LNTT và lãi vay so với tổng tài sản = LNTT và lãi vay Tổng tài sản Bảng 2.41: Lợi nhuận sau thuế và lãi vay trên tổng tài sản Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Lợi nhuận trước thuế 1.332.287.122 (341.743.476) 2. Tổng Tài Sản 8.975.845.308 7.806.599.647 3. Lợi nhuận trước thuế so với tổng Tài sản 0,148 0,044 Tỷ số này cho thấy cứ 1 đồng tài sản của công ty thì tạo ra được 0,148 đồng năm 2010, 0,044 đồng năm 2011. Lợi nhuận trước thuế giảm xuống là điều không có lợi cho công ty. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác thì tỷ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như phụ thuộc vào nghành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thị trường có quá nhiều đối thủ mạnh về tài chính họ sẽ có hướng mở rộng thị trường để chiếm thị phần trên thị trường. Chính vì thế công ty cần phải nỗ lực cố gắng rất nhiều để có thể tồn tại và phát triển mạnh hơn về lĩnh vực kinh doanh của mình. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Bảng 2.42: Lợi nhuận ròng trên tổng Tài sản Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Lợi nhuận ròng 1.332.287.122 (341.743.476) 2. Tổng Tài Sản 8.975.845.308 7.806.599.647 3. Lợi nhuận ròng so với tổng Tài sản 0,148 0,044 Năm 2010 cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,148 đồng lợi nhuận ròng, năm 2011 được 0,044 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này cho thấy mức sinh lời trên tài sản của công ty giảm xuống, tình hình kinh doanh của công ty cần phải xem xét lại. Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Năm 2011 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Hình thức vốn chủ sở hữu: Công ty Cổ phần Lĩnh vực kinh doanh: Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật liệu Tổng số công nhân viên và người lao động: 60 người Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01/2011 kết thúc vào ngày 31/12/2011) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ) Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Được ghi nhận theo giá gốc Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp tính theo bình quân thời điểm Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Phương pháp khấu hap tài sản cố định đang áp dụng: Khấu hao đường thẳng Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh khi phát sinh Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng: Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ 05 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 "Doanh thu và thu nhập khác". Doanh thu cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Các khoản nhận trước của khách hàng không ghi nhận là doanh thu trong kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính: Việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ 02 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 "Doanh thu và thu nhập khác". Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán 01. Tiền và tương đương tiền Năm nay Năm trước - Tiền mặt 8.578.892 3.010.518.297 - Tiền gửi Ngân Hàng 66.016.858 11.518.199 - Tương đương tiền Cộng 74.595.750 3.022.036.496 02. Hàng tồn kho Năm nay Năm trước - Nguyên liệu, vật liệu - Công cụ, dụng cụ - Chi phí SX, KD dở dang - Thành phẩm - Hàng hóa 3.319.320.363 3.401.803.068 - Hàng gửi đi bán Cộng 3.319.320.363 3.401.803.068 Thuyết minh số liệu và giải trình khác (nếu có).............................. 03. Tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình Khoản mục Nhà cửa, vật liệu kiến trúc Máy móc, thiết bị TSCĐ hữu hình khác Tổng cộng (1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Số dư đầu năm - Số tăng trong năm Trong đó: + Mua sắm + Xây dựng - Số giảm trong năm Trong đó: + Thanh lý + Nhượng bán + Chuyển sang BĐS đầu tư - Sô sư cuối năm 1.027.200.000 1.027.200.000 (2) Giá trị hao mòn lũy kế - Sô dư đầu năm - Số tăng trong năm - Số giảm trong năm - Số dư cuối năm (3) Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình (1-2) 1.135.771.010 1.135.771.010 - Tại ngày đầu năm 919.577.094 919.577.094 - Tại ngày cuối năm 216.193.916 216.193.916 Trong đó: + TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay 1.135.771.010 1.135.771.010 + TSCĐ tạm thời không sử dụng + TSCĐ chờ thanh lý Thuyết minh số liệu và giải trình khác: TSCĐ đã khấu hao hết vẫn cón sử dụng Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã dùng thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay Các cam kết về việc mua bán TSCĐ trong tương lai Lý do tăng giảm: Trong năm mua 10 máy khoan RYOTA (1.027.200.000) 04. Tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình Khoản mục Quyền sử dụng đất Quyền phát Hành Bản quyền, bằng sỏng chế ... TSCĐ vô hình khác Tổng cộng (1) Nguyên giá TSCĐ vô hình - Số dư đầu năm - Số tăng trong năm Trong đó: + Mua trong năm + Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp - Số giảm trong năm Trong đó: + Thanh lý, nhượng bán + Giảm khác - Số dư cuối năm (2) Giá trị hao mòn lũy kế - Số dư đầu năm - Số tăng trong năm - Số giảm trong năm - Số dư cuối năm (3) Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình - Tại ngày đầu năm - Tại ngày cuối năm Thuyết minh số liệu và giải trình khác (nếu có)................... Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Năm nay Năm trước (1) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: - Chứng khoán đầu tư ngắn hạn - Đầu tư tài chính ngắn hạn khác (2) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: - Đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát - Đầu tư vào công ty liên kết - Đầu tư tài chính dài hạn khác ..... ...... ...... ..... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... Cộng Lý do tăng giảm:................. 07. Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu Năm nay Tăng trong Năm Giảm trong năm Năm trước A 1 2 3 4 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu vốn 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.300.797.500 2.300.797.500 Cộng 2.300.797.500 2.300.797.500 Lý do tăng giảm:....................... Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 08. Chi tiết doanh thu và thu nhập khác Năm nay Năm trước - Doanh thu bán hàng Trong đó: Doanh thu trao đổi hàng hoá 17.397.174.251 12.310.218.492 13.119.709.544 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Trong đó: Doanh thu trao đổi dịch vụ ..... ..... ..... ..... - Doanh thu hoạt động tài chính ..... ..... Trong đó: + Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia 3.056.427 420.760 + Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện + Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện ...... ...... ...... ...... + .... ...... ...... 2. Điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu nhập chịu thuế TNDN Năm nay Năm trước 1. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế (342.643.476) 1.332.278.122 2. Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN 3. Các khoản chi phí không được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN 4. Số lỗ chưa sử dụng (Lỗ các năm trước được trừ vào lợi nhuận trước thuế) ...... ...... ...... ....... ....... ...... 5. Số thu nhập chịu thuế TNDN trong năm (5 = 1- 2+3-4) (342.643.476) 1.332.278.122 09. Chi phí SXKD theo yếu tố: Năm nay Năm trước Chi phí nguyên liệu, vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 3.008.315.291 ..... ..... ..... ...... ...... ...... ...... ..... ..... Cộng 3.008.315.291 ....... 09. Chi phí SXKD theo yếu tố: Năm nay Năm trước Chi phí nguyên liệu, vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 3.008.315.291 ..... ..... ..... ...... ...... ...... ...... ..... ..... Cộng 3.008.315.291 ....... Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Đơn vị tính: VNĐ) Những thông tin khác Những khoản nợ tiềm tàng Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Thông tin so sánh Thông tin khác (2) Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và các kiến nghị............ (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán) CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH Định hướng phát triển của công ty trong năm 2012 – 2013 Chiến lược Marketing Để đưa ra được chiến lược Marketing phù hợp, Công ty phải đưa ra hàng loạt các chính sách sau: Củng cố và phát triển thị trường nội địa một cách sâu rộng và ổn định, không ngừng nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng; giữ vững chế độ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng; tham gia các hoạt động triển lãm, hội chợ... Đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng sản phẩm khi giao hàng. Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. Thường xuyên xúc tiến thương mại để tăng cường hàng hóa xuất nhập khẩu. Chiến lược kinh doanh Tiếp tục phát triển những lợi thế của công ty như các sản phẩm nhập khẩu có mẫu mã đẹp, chất lượng được khách hàng ưa chuộng. Tăng cường đầu tư vào các ngành nghề khác để mở rộng thị trường và thu được lợi nhuận cao hơn. Tìm kiếm các nguồn hàng ổn định với giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng. Chiến lược về tài chính Duy trì một cơ cấu tài chính lành mạnh và phù hợp là yếu tố quan trọng để giảm rủi ro tài chính cho Công ty cũng như đảm bảo được đủ vốn cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp. Công ty đang dần tiếp cận và tìm cách thức huy động vốn hiệu quả, tiết kiệm như huy động từ các cán bộ công nhân viên, vay ngân hàng hoặc huy động qua thị trường chứng khoán. Tùy vào tình hình tài chính của Công ty và phân tích tình hình thị trường mà Công ty sẽ lựa chọn phương án huy động vốn hiệu quả nhất. Một số biện pháp chủ yếu góp phân nâng cao hiệu quả tình hình tài chính của công ty Nâng cao năng lực cân đối vốn Nâng cao khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty, taọ niềm tin cho các đối tượng có liên quan. Từ đó tạo thuận lợi cho công ty nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn kinh doanh. Một trong những giải pháp nâng cao tính tự chủ về mặt tài chính của công ty là tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý có hiệu quả, phối hợp các phòng ban để công ty đi đúng hướng, chiến lược đã định. Nâng cao năng lực thanh toán Đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Đội ngũ quản lý tài chính của công ty phải có đủ năng lực quản lý, việc kiểm tra, giám sát phải chặt chẽ hơn để công tác quản lý được tốt hơn, tạo mọi điều kiện để cán bộ công nhân viên phát huy hết khả năng, đưa ra sáng kiến trong công việc. Nâng cao năng lực kinh doanh Chính sách tăng cường hơn nữa việc quản lý và giám sát sử dụng nguồn vốn và quản lý tài sản trong quá trình kinh doanh để có kế hoạch sử dụng cho hợp lý. Nhanh chóng nắm bắt tình hình thị trường mới, tăng cường hợp tác liên minh với các công ty khác đồng ngành để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Một số kiến nghị Nhìn chung, bộ máy quản lý của công ty đã đáp ứng được yêu cầu tính gọn nhẹ của nhà nước đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình quản lý vẫn còn có một vài hạn chế do sự đình trệ. Cán bộ phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng nhu cầu công ty, do công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu máy móc, vật liệu từ các nước khác. Không ngừng bổ sung sắp xếp lại đội ngũ lao động cho thật hợp lý và khoa học, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty. Tình hình tài chính của công ty có biến động mạnh qua các năm làm cho lợi nhuận thu được giảm dần. Lượng vốn bằng tiền của công ty cũng rất thấp, công ty cũng cần phải tăng thêm lượng vốn bằng tiền cao hơn để đáp ứng tình hình thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong những năm tới cho thật sự phù hợp để có thể bảo toàn nguồn vốn và tăng nộp ngân sách cho nhà nước. Bên cạnh đó, công ty cần có chính sách vay tín dụng phù hợp trong từng giai đoạn, tăng cường quản lý và sử dụng vốn hiệu hơn. Tăng cường hơn nữa việc giám sát sử dụng nguồn vốn và quản lý tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh để có kế hoạch sử dụng cho hợp lý. Tăng cường liên minh với các doanh nghiệp đồng ngành để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Công ty cần có chính sách đẩy mạnh mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới nhằm giảm hàng tồn kho chậm luân chuyển. Bên cạnh đó công ty cần quản lý tốt các hợp đồng, theo dõi nắm bắt kịp thời sự biến động giá cả trên thị trường trong và ngoài nước để xác định giá mua bán, và tồn trữ một cách hợp lý. KẾT LUẬN Trong môi trường cạnh tranh và hội nhập như hiện nay để cố thể tồn tại và phát triễn thì mỗi doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả, hay nói cách khác là kinh doanh có lợi nhuận, để được như vậy thì phải đảm bảo doanh thu về lớn hơn chi phí bỏ ra đây là mục tiêu cơ bản và là nguyên tắc hàng đầu của doanh nghiệp. Dù nền kinh tế chung của cả nước còn gặp nhiều khó khăn, chịu sự gay gắt của nền kinh tế thị trường, nhưng Công ty vẫn đạt được những thành công đáng khích lệ, doanh thu tăng, mang lại nhiều lợi nhuận. Góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện đúng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Đường lối kinh doanh đúng đắn của ban quản lý và đội ngũ nhân viên tin đã góp phần làm cho uy tín của Công ty ngày càng cao đối với khách hàng. Tổ chức công tác tài chính góp phần đáng kể, phân tích những chỉ tiêu phát sinh kịp thời góp phần cho ban lãnh đạo công ty có những thông tin cần thiết để từ đó đưa ra những chính sách hợp lý trong hiện tại cũng như trong tương lai. Theo ý chủ quan của mình, em đã nêu ra một số kiến nghị nhằm tăng cường năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập chưa được bao lâu, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế bước đầu làm quen với tình hình thực tế nên em còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy em mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho công ty phát triển vững mạnh hơn. PHỤ LỤC 01 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.............................................20 Sơ đồ 2.2: Quy trình nhập khẩu hàng hóa.....................................................27 BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty..................................24 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.........................................42 Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.....................................42 Bảng 2.4: Giá vốn hàng bán..........................................................................43 Bảng 2.5: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ..........................44 Bảng 2.6: Doanh thu từ hoạt động tài chính..................................................44 Bảng 2.7: Chi phí tài chính............................................................................45 Bảng 2.8: Chi phí quản lý kinh doanh...........................................................45 Bảng 2.9: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh..............................................46 Bảng 2.10: Thu nhập khác.............................................................................46 Bảng 2.11: Chi phí khác................................................................................46 Bảng 2.12: Lợi nhuận khác...........................................................................47 Bảng 2.13: Lợi nhuận trước thuế...................................................................47 Bảng 2.14: Bảng cân đối kế toán...................................................................48 Bảng 2.15: Tổng Tài Sản và tổng Nguồn Vốn..............................................50 Bảng 2.16: Tài sản ngắn hạn.........................................................................51 Bảng 2.17: Tiền và các khoản tương đương tiền..........................................52 Bảng 2.18: Các khoản phải thu ngắn hạn......................................................52 Bảng 2.19: Phải thu khách hàng....................................................................53 Bảng 2.20: Trả trước cho người bán.............................................................53 Bảng 2.21: Hàng tồn kho...............................................................................53 Bảng 2.22: Tài sản ngắn hạn khác.................................................................54 Bảng 2.23: Tài sản dài hạn............................................................................54 Bảng 2.24: Nợ phải trả..................................................................................55 Bảng 2.25: Vốn chủ sở hữu...........................................................................55 Bảng 2.26: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ..........................................................57 Bảng 2.27: Lưu chuyển tiền thuần................................................................59 Bảng 2.28: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn..............................60 Bảng 2.29: Tỷ số nợ......................................................................................60 Bảng 2.30: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt........................................61 Bảng 2.31: Khả năng thanh toán hiện thời....................................................62 Bảng 2.32: Khả năng thanh toán nhanh........................................................62 Bảng 2.33: Vòng quay hàng tồn kho.............................................................63 Bảng 2.34: Vòng quay các khoản phải thu....................................................64 Bảng 2.35: Vòng quay tài sản cố định..........................................................65 Bảng 2.36: Vòng quay tổng tài sản...............................................................66 Bảng 2.37: Vòng quay vốn chủ sở hữu.........................................................66 Bảng 2.38: Tỷ số nợ trên tổng tài sản............................................................67 Bảng 2.39: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.....................................................68 Bảng 2.40: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu................................................68 Bảng 2.41: Lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản....................................69 Bảng 2.42: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản.................................................69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_9124.doc
Luận văn liên quan