Báo cáo Thực hành nhập môn cơ khí chế tạo máy

Giới thiệu chung:Ngành công nghệ cơ khí: Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả các máy móc từ nhỏ bé tinh vi đến to lớn cồng kềnh đang ngày đêm hoạt động trong thời đại công nghiệp phát triển, chúng vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển, trên trời, ngoài vũ trụ ). Tất cả đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, các tổng công trình sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và các công nhân cơ khí. Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi hoặc các vật dụng hữu ích phục vụ đời sống. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí . [IMG]file:///C:/Users/ADMINI%7E1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg[/IMG] Học viên theo học chuyên ngành công nghệ cơ khí được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên ngành vững vàng và có kỹ năng thực hành nghề thành thạo về lĩnh vực công nghệ chế tạo máy. Sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng: Tổ chức, điều hành sản xuất; tính toán, kiểm tra và lựa chọn công nghệ phù hợp với thiết bị và điều kiện sản xuất của đơn vị; Biết sử dụng, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị; phát hiện và giải quyết những sự cố thông thường trong sản xuất. Phẩm chất, kỹ năng yêu cầu: Để là người thành công trong lĩnh vực cơ khí, bạn phải có khả năng tưởng tượng tốt, sáng tạo, phân tích nhạy bén, logic và năng động, kiên trì. Ngoài ra bạn cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản về các môn khoa học tự nhiên đặc biệt là toán học ngay từ khi còn học phổ thông, vì chắc chắn khối A sẽ chọn lọc bạn vào trường. Rồi những bước tập tành làm một chuyên viên cơ khí thật sự, bạn cần có tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và tác phong công nghiệp. Nếu không yêu thích công việc tập thể, không cẩn thận, bạn có thể phá hỏng thành quả chung của mọi người. Thêm vào một tính cách quan trọng: sự cập nhật kiến thức từ sách báo, tạp chí chuyên ngành . liên tục và liên tục là điều nên làm. Cuối cùng, yếu tố sức khỏe giúp bạn giải thích tại sao ngành cơ khí rất hiếm kĩ sư là phụ nữ. Thực tế, chỉ nói về thời lượng thực hành trong trường học, sinh viên cơ khí được dành đến 50% thời gian học tại các phòng, xưởng thực hành của trường. Ngành kỹ thuật cơ khí hiện nay là ngành xã hội có nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn, vì vậy nếu học ngành này không phải lo về cơ hội tìm việc làm trong tương lai, bạn có thể làm việc ở mọi nơi trên đất nước và các nước khác trên thế giới trong mọi ngành công nghiệp và kinh tế khác nhau. Do vậy, nếu chuyên tâm học tập, bạn sẽ không lo không có công việc đúng chuyên môn. Bởi vì, một vấn đề quan trọng là yếu tố con người. Máy móc dù tinh vi đến đâu mà không có công nhân lành nghề, kinh nghiệm và khéo léo trong việc lắp đặt, vận hành, điều khiển thiết bị sẽ không mang lại hiệu quả.

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4709 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực hành nhập môn cơ khí chế tạo máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CƠ KHÍ BÁO CÁO THỰC HÀNH NHẬP MÔN CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY. ……………—–…………… Sinh viên: Mà VĂN CHIẾN SHSV: 20109008 Lớp: cn-cn chế tạo máy. Giới thiệu chung: Ngành công nghệ cơ khí: Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả các máy móc từ nhỏ bé tinh vi đến to lớn cồng kềnh đang ngày đêm hoạt động trong thời đại công nghiệp phát triển, chúng vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển, trên trời, ngoài vũ trụ…). Tất cả đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, các tổng công trình sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và các công nhân cơ khí. Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi hoặc các vật dụng hữu ích phục vụ đời sống. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí ... Học viên theo học chuyên ngành công nghệ cơ khí được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên ngành vững vàng và có kỹ năng thực hành nghề thành thạo về lĩnh vực công nghệ chế tạo máy. Sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng: Tổ chức, điều hành sản xuất; tính toán, kiểm tra và lựa chọn công nghệ phù hợp với thiết bị và điều kiện sản xuất của đơn vị; Biết sử dụng, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị; phát hiện và giải quyết những sự cố thông thường trong sản xuất. Phẩm chất, kỹ năng yêu cầu: Để là người thành công trong lĩnh vực cơ khí, bạn phải có khả năng tưởng tượng tốt, sáng tạo, phân tích nhạy bén, logic và năng động, kiên trì. Ngoài ra bạn cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản về các môn khoa học tự nhiên đặc biệt là toán học ngay từ khi còn học phổ thông, vì chắc chắn khối A sẽ chọn lọc bạn vào trường. Rồi những bước tập tành làm một chuyên viên cơ khí thật sự, bạn cần có tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và tác phong công nghiệp. Nếu không yêu thích công việc tập thể, không cẩn thận, bạn có thể phá hỏng thành quả chung của mọi người. Thêm vào một tính cách quan trọng: sự cập nhật kiến thức từ sách báo, tạp chí chuyên ngành... liên tục và liên tục là điều nên làm. Cuối cùng, yếu tố sức khỏe giúp bạn giải thích tại sao ngành cơ khí rất hiếm kĩ sư là phụ nữ. Thực tế, chỉ nói về thời lượng thực hành trong trường học, sinh viên cơ khí được dành đến 50% thời gian học tại các phòng, xưởng thực hành của trường. Ngành kỹ thuật cơ khí hiện nay là ngành xã hội có nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn, vì vậy nếu học ngành này không phải lo về cơ hội tìm việc làm trong tương lai, bạn có thể làm việc ở mọi nơi trên đất nước và các nước khác trên thế giới trong mọi ngành công nghiệp và kinh tế khác nhau. Do vậy, nếu chuyên tâm học tập, bạn sẽ không lo không có công việc đúng chuyên môn. Bởi vì, một vấn đề quan trọng là yếu tố con người. Máy móc dù tinh vi đến đâu mà không có công nhân lành nghề, kinh nghiệm và khéo léo trong việc lắp đặt, vận hành, điều khiển thiết bị sẽ không mang lại hiệu quả. Bài 1: Gia công cơ khí (tiện, phay, bào, nguội, lắp ráp). *Mục đích: Tìm hiểu về ngành gia công cơ khí ,cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các máy tiện, phay, bào và các công đoạn nguội … Giúp sinh viên ngành cơ khí hiểu thêm và yêu them ngành học của mình. * Thu hoạch: + Nganh gia công cơ khí: Với nhiều người, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, liên quan đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn, bào.... Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm việc gần như không tham gia vào tiện, phay, bào, hàn .Ngành cơ khí - không chỉ là tiện, phay, bào, hàn Cơ khí là ngành có lịch sử lâu đời, chiếm phần lớn trong cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Ngành cơ khí tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp. Trước đây để gia công một sản phẩm, người thợ phải lấy nguyên liệu, gia công bằng tay trên các máy móc nửa thủ công như máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn... Hiện nay công việc gia công đã được tự động hóa bằng các máy gia công hiện đại (máy CNC), công việc của người thợ chỉ còn là đứng máy nhấn nút, lập trình gia công... Lập trình gia công là một công việc quan trọng khi thực hiện trên các máy gia công tự động CNC, các công việc trước đây như lấy vật liệu (phôi), tiện, phay đều được máy tự động thực hiện một cách chính xác theo chương trình đã được lập trình. Công việc thiết kế trước đây phải thực hiện bằng việc vẽ các bản vẽ bằng tay, ngày nay đã có sự hỗ trợ của máy tính với các chương trình chuyên hỗ trợ cho việc thiết kế cơ khí. Việc thiết kế cơ khí trên máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm được gọi là CAD, CAM cho phép xây dựng được những bản vẽ có độ phức tạp cao. Người kỹ sư cơ khí hiện nay luôn phải biết về CAD. Một bước tiến cao hơn trong ngành cơ khí là công nghệ CAD/CAM/CNC, tạo thành một quy trình khép kín từ khâu thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại. Với những công nghệ như trên, ngành cơ khí ngày càng đóng góp tích cực để sản xuất ra các thiết bị, máy móc, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cực cao, độ bền tốt. Máy tiện: Máy tiện là loại máy cắt kim loại, được dùng rộng rãi nhất để gia công các mặt tròn xoay như: mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia công lỗ ren, mặt đầu cắt đứt. Có thể khoan, khoét, doa, cắt ren bằng tarô bàn ren trên máy. Nếu có đồ gá có thể gia công các mặt không tròn xoay, hình nhiều cạnh, ellíp, cam … Đặc điểm nguyên lý Máy tiện là máy cắt kim loại có chuyển động chính là chuyển động quay tròn quanh tâm của phôi tạo ra tốc độ cắt, chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của dao gồm hai loại: chạy dao dọc (dọc theo hướng trục của chi tiết), chạy dao ngang (chạy theo hướng kính của chi tiết). Phân loại + Về mặt kết cấu và công dụng, máy tiện được phân ra: -Máy tiện vạn năng: có hai nhóm: Máy tiện trơn và máy tiện ren vít. -Máy tiện vạn năng được chế tạo thành nhiều cỡ: Cỡ nhẹ 500 kg); cỡ trung 4 tấn); cỡ lớn 15 tấn); cỡ nặng 400 tấn); về truyền động kết cấu máy này có loại có trục vít me, có loại không có trục vít me. -Máy tiện chép hình: được trang bị các cơ cấu chép hình để gia công những chi tiết có hình dáng đặc biệt. Loại này truyền động chỉ có trục trơn. -Máy tiện chuyên dùng : chỉ để gia công một vài loại chi tiết nhất định như: máy tiện ren chính xác, máy tiện hớt lưng, máy tiện trục khuỷu, máy tiện bánh xe lửa… -Máy tiện cụt: để gia công các chi tiết nặng có D > L. -Máy tiện đứng: cơ trục chính thẳng đứng: Gia công các chi tiết nặng phức tạp. -Máy tiện nhiều dao: là loại máy tiện có nhiều dao chuyển động độc lập, để cùng một lúc có thể gia công chi tiết với nhiều dao cắt. -Máy tiện revolver: dùng để gia công hàng loạt những chi tiết tròn xoay với nhiều nguyên công khác nhau. Toàn bộ dao cắt cần thiết được lắp trên một bàn dao đặc biệt gọi là đầu revolver, có trục quay đứng hoặc nằm ngang. -Máy tiện tự động và nửa tự động. -Máy tiện ren vít vạn năng: Là máy tiện thông dụng nhất trong nhóm máy tiện có thể tiện trơn và tiện ren. Truyền động cho bàn dao thường dùng hai trục : trục trơn để tiện trụ trơn, trục vít me để tiện ren. Trên thực tế có nhiều loại máy tiện ren vít vạn năng. Cấu tạo chung 1: Thân máy; 2: Hộp tốc độ; 3: Mâm cập; 4: Ụ động; 5: Giá đỡ; 6: Bàn dao; 7: Hộp xe dao; 8: Bàn xe dao; 9: Trục vít me; 10: Trục trơn; 11: Trục điều khiển. a,b,d,e : Các tay gạt để di động các khối bánh răng bên trong hộp tốc độ. ( c ): Tay gạt dùng để đóng mở ly hợp ,trên cơ sở đóng mở máy và đảo chiều trục chính. Bài 2: Máy CNC và rooboot, hàn. Máy Tiện CNC – (CNC) là từ viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lập lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng kí hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển vào khoảng đầu những năm 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của Học viện kĩ thuật Massachusetts Institute of Technology  gọi tắt là M.I.T học viện nghiên cứu và giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts Hoa Kỳ và đã nhanh chóng ứng dụng vào việc chế tạo máy móc.    Máy tiện CNC xuất hiện đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Việc tiến hành tiện các đường cong, hình phức tạp được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu.    Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kĩ thuật tự động của máy tiện CNC giảm thiểu tối đa các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác.   Trong môi trường sản xuất các máy tiện CNC có thể kết hợp thành một tổ hợp gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy tiện CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM (computer - aided design). Có thể nói máy tiện CNC gần giống nhất với hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao tác sản xuất (trong tầm giới hạn). Máy hàn điện Công nghệ hàn hồ quang I. Máy hàn điện 1. Giới thiệu chung: - Máy hàn là 1 dạng của máy biến thế biến đổi điện áp nguồn (220 V) xuống điện áp hàn 80 (V) - Dựa trên hiện tượng phóng điện (chập mạch) là hiện tượng chuyển động không ngừng của dòng điện từ trong môi trường đã được ion hoá giữa hai điện cực. Ở nơi có hiện tượng phón g điện (hồ quang) sinh ra nhiều nhiệt, nhiệt lượng này để đốt cho vật hàn nóng chảy. + Phân loại: - Theo nguồn điện vào: máy hàn một chiều máy hàn xoay chiều 2. Cấu tạo Khái niệm về hàn hồ quang +Hàn là một trong những phương pháp lắp ghép các chi tiết với nhau. Đặc điểm của hàn là phương pháp lắp ghép mà không thể tháo dời. +Hàn hồ quang tay với que hàn có vỏ bọc là phương pháp hàn hồ quang sử dụng nhiệt của hồ quang được sinh ra giữa điện cực que hàn với kim loại hàn. Vỏ bọc dùng để ổn định hồ quang và không cho không khí xâm nhập với mối hàn làm ảnh hưởng tới chất lượng mối hàn, còn lõi que hàn cung cấp kim loại cho mối hàn. +Khi hàn thì năng lượng của hồ quang điện để nung nóng kim loại chỗ cần hàn tới trạng thái nóng chảy, nhiệt của hồ quang ở điện cực que hàn có thể đạt tới 5000-6000 độ làm nóng chảy điện cực que hàn và kim loại cơ bản tạo thành vùng nóng chảy hay còn gọi là bể hàn, sau khi bể hàn kết tinh sẽ tạo thành mối hàn nối các chi tiết thành một khối bền vững. +Hồ quang là hiện tượng phóng điện cực mạnh và liên tục qua môi trường khi đã bị ion hóa giữa các điện cực, hồ quang hàn phát ra một nguồn ánh sáng và cung cấp một nguồn nhiệt rất lớn, nguồn nhiệt có độ tập trung cao dùng để làm nóng chảy vật liệu hàn và kim loại cơ bản. +Trong quá trình hàn mọi thao tác như: điều chỉnh ngọn lửa hàn, gây hồ quang, dịch chuyển que hàn để duy trì chiều dài hồ quang, dao động để tạo chiều rộng mối hàn cũng như chuyển động dọc để tạo chiều dài mối hàn đều do người thợ thực hiện bằng tay cho nên chất lượng mối hàn phụ thuộc hoàn toàn vào thao tác của người thợ hàn, bởi vậy tay nghề của người thợ hàn là điều rất quan trọng. Khái niệm về hàn khí 1. Chai ôxy với van giảm áp 2. Chai acêtylen với van giảm áp 3. Thiết bị điều chỉnh trước 4. Ống dẫn ôxy 5. Ống dẫn khí acêtylen 6. Mỏ hàn 7. Que hàn 8. Ty hàn 9. Chi tiết hàn 10. Ngọn lửa hàn +Hàn khí là phương pháp hàn mà sử dụng nhiẹt lượng trong quá trình phản ứng cháy của hợp chất cháy như C2H2, CH4, C3H8, C6H6,…hoặc H2 với ôxy để nung cháy kim loại. +Phương pháp hàn khí chủ yếu và được sử dụng rộng nhiều là sử dụng phản ứng cháy của khí đốt trong oxi và axetylen (C2H2) để tạo ra ngọn lửa nung nóng chảy cả phần kim loại được hàn đồng thời que hàn là các thanh kim loại đồng chất với kim loại hàn cũng được nung nóng chảy cùng với kim loại hàn và khi ngọn lửa đi qua sẽ tạo thành mối hàn. +Ngoài chức năng nung nóng chảy vật liệu hàn và que hàn ngọn lửa hàn còn có tác dụng bảo vệ vùng hàn tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh nhằm nâng cao chất lượng mối hàn. +Phương pháp hàn khí được sử dụng để hàn các tấm mỏng và các sản phẩm có thành mỏng bằng thép hoặc hợp kim màu. +Hàn khí có phạm vi sử dụng hẹp hơn so với hàn hồ quang tay vì năng suất lao động thấp nhưng ngày nay nó vấn được sử dụng phổ biến do thiết bị hàn đơn giản và rẻ, có thể trang bị và sử dụng tại những vùng xa xôi và xa nguồn điện. +Hàn khí dùng chủ yếu để hàn những chi tiết mỏng, và để sửa chữa những khuyết tật do vật đúc, hàn vẩy, hàn đắp gây ra. +Hàn khí được sử dụng thông dụng nhất là hàn và cắt bằng khí ôxy- Axêtylen vì nhiệt sinh ra do phản ứng cháy của 2 khí này lớn và tập trụng, tạo thành ngọn lửa có nhiẹt độ cao vì vùng cao nhất có thể đạt tới 32000C bởi vậy ta có thể sử dụng ngọn lửa hàn để cắt kim loại có chiều dày mỏng. II. Dòng điện hàn: - Điện thế không tải Uo đủ lớn để gây ra hồ quang nhưng phải không gây nguy hiểm khi sử dụng. Với dòng xoay chiều: Uo = 55 -80 (V) Với dòng một chiều: Uo = 35 -55 (V) - Khi có tải (hồ quang cháy) điện thế hạ xuống tương ứng: Dòng xoay chiều: Uh = 25 - 40 (V) Dòng một chiều: Uh = 15 - 25 (V) - Cường độ dòng điện hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn vật liệu chi tiết hàn . ih = ( 30+ 5.d ).d ( A ) d : đường kính que hàn - Công thức kinh nghiệm cho mối hàn sấp, thép cacbon. ih = ( 20 + 6.d ).d III. Que hàn + Lõi que d = (1 - 12 mm) tuỳ theo công dụng của que hàn và thành phần hoá học của vật liệu cần hàn. Lõi que hàn có thể được làm từ các vật liệu khác nhau như thép, gang, đồng, nhôm,... + Lớp thuốc: - Lớp thuốc bọc loại mỏng (chừng vài phần mười mm): dn ≤ 1,2d lớp thuốc bọc loại mỏng dùng để làm tăng tính ổn định của hồ quang. Thành phần gồm có đá vôi, fenpat, bột tan.. ( 80 - 85 % khối lượng), và thuỷ tinh lỏng (15 - 20 % khối lượng). Lớp thuốc bọc loại này dùng để hàn các cấu trúc không quan trọng. Mối hàn bằng que hàn này có cơ tính kém. - Lớp thuốc bọc loại dày : dn ≥ 1,55d làm tăng tính ổn định của hồ quang và tạo quanh hồ quang 1 lớp khí và xỉ để bảo vệ kim loại không bị ôxy hoá và không bị tác dụng của khí Nitơ. Trong trường hợp cần thiết ngời ta cho thêm vào lớp thuốc bọc những thành phần hợp kim (các phero hợp kim) những thành phần này sẽ tham gia trong thành phần mối hàn và nâng cao cơ tính của mối hàn. Thành phần của lớp bọc này gồm có các ion hóa (phấn), chất tạo xỉ (cao lanh), chất tạo khí (tinh bột) chất khử (fero,mangan...), các hợp kim và chất dính IV. Tiến trình hàn Có 4 loại liên kết hàn a. Hàn giáp mối c. Hàn chữ T d. Hàn chồng Các bước tiến hành + Bước 1: chuẩn bị - Kiểm tra que hàn, kiểm tra vật liệu hàn,để tính ra dòng điện hàn và điều chỉnh trên máy hàn. - Vệ sinh vị trí hàn (dùng chổi sắt quét sạch bụi bẩn, rỉ sắt ở vị trí hàn) - Định vị chi tiết hàn. - Cực dương (tay hàn)kẹp que hàn,cực âm cho tiếp xúc với chi tiết hàn(tiếp mát) . Khi kẹp tránh kẹp vào phần thuốc để cho mạch điện hàn là khép kín.. + Bước 2: lấy lửa Có 2 cách lấy lửa để tạo hồ quang. - Mổ cò:mô nhẹ nhàng vào chi tiết để gây ra hồ quang Sau khi lấy được hồ quang thì đưa tay về vị trí đầu mối hàn. - Quẹt diêm: quẹt que hàn vào vi trí đầu mối hàn quẹt dọc theo vết hàn để lấy lửa .Khi có hồ quang thì lại đưa tay về vị trí đầu mối hàn - Lấy lửa bằng cách quẹ diêm dễ hơn mổ cò nhưng đẽ gây ra khuyết tật trên sản phẩm. Chỉ lấy lửa bằng cách quẹt diêm khi que hàn bị ẩm, khi dòng điện thấp hoặc khi tay nghề người thợ chưa cao. - Góc hàn: Góc của que hàn hợp với trục Ox một góc α = (75 - 85˚) hợp với trục Oy một góc β = 90˚ + Bước 3 : Duy trì và thoát que hàn . Để duy trì được dòng hồ quang ổn định và để lấp đầy mối hàn thì que hàn cần có hai chuyển động. - Chuyển động Sng để đạt được bề rộng mối hàn 6 - 8 mm - Chuyển động Sd để chạy hết mối hàn Có thể đưa que hàn theo 2 cách: - Theo đường lò xo (xoắn ốc) Theo đường rích rắc + Thoát que hàn: Khi kết thúc mối hàn khuông được rút que hàn ra khỏi mối hàn ngay nếu rút que hàn như vậy sẽ làm thổi thủng vết hàn. Để kết thúc mối hàn cần đưa que hàn quay lại một đoạn rồi mới rút que hàn.(Đoạn quay lại này đã được bọc một lớp sỉ bảo vệ ở trên lên không gây ra hiện tượng thổi thủng) - Sau khi hàn xong cần gõ sỉ kiểm tra mối hàn. Bài 3 + 5: Các phương pháp gia công tiên tiến. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÐẶC BIỆT 1.1 NHU CẦU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÐẶC BIỆT Gia công cơ truyền thống (ví dụ như tiện, khoan, phay) dùng dụng cụ dao cắt để tách phoi ra khỏi bề mặt gia công nhờ biến dạng phá hủy. Ngoài các phương pháp gia công truyền thống này, có một họ các phương pháp gia công sử dụng cơ chế khác để tách vật liệu. Thuật ngữ "gia công đặc biệt" hay "gia công không truyền thống" liên quan đến nhóm các phương pháp gia công tách phần vật liệu dư bằng các kỹ thuật khác nhau liên quan đến năng lượng nhiệt, cơ, điện, hóa hoặc kết hợp các dạng năng lượng này. Những phương pháp này không sử dụng dao cắt khi gia công như thông thường. Các phương pháp gia công không truyền thống được phát triển từ sau thế chiến thứ hai nhằm đáp ứng những nhu cầu gia công đặc biệt và mới mà các phương pháp gia công truyền thống không thể giải quyết được. Những nhu cầu có tầm quan trọng về mặt thương mại và công nghệ của các phương pháp gia công đặc biệt bao gồm: - Nhu cầu để gia công những vật liệu kim loại và phi kim mới phát triển. Những vật liệu mới này thường có các tính chất đặc biệt như sức bền, độ cứng và độ dẻo cao, rất khó gia công bằng phương pháp cắt gọt thông thường. - Nhu cầu gia công những chi tiết hình học phức tạp, bất thường, khó hoặc không thể gia công được bằng các phương pháp truyền thống. - Nhu cầu tránh làm hỏng bề mặt của chi tiết do sự xuất hiện các ứng suất phát sinh trong gia công truyền thống. Ðối với các thiết bị, người ta dùng các loại vật liệu có độ bền riêng sb /g cao. Trong số đó có thể kể các hợp kim Titan, các loại thép độ bền cao và siêu bền, các loại vật liệu phi kim loại (composite, sợi thủy tinh, vv.). Các hợp kim Titan cùng có độ bền với thép hợp kim dùng trong chế tạo máy (sb = 60 -140 kg/mm2) nhưng khối lượng riêng chỉ bằng một nửa (g = 4,8 g/cm3), đồng thời lại có tuổi thọ chống ăn mòn cao trong hầu hết các môi trường khắc nghiệt. Gia công cắt gọt các chi tiết làm bằng những vật liệu mới thường rất khó khăn và trong một số trường hợp là không thể được (hình 1.1). Vì lý do đó khi thiết kế máy mới, đôi khi phải sử dụng các loại vật liệu có các tính chất sử dụng chưa phải là hoàn thiện như mong muốn nhưng lại có các tính chất công nghệ đạt yêu cầu. Ðiều này làm giảm đi các đặc tính làm việc và các đặc trưng chất lượng của máy. Vì vậy trên thế giới hiện nay tương ứng với các vật liệu mới được phát minh người ta phải tích cực tìm kiếm các phương pháp gia công mới để gia công những vật liệu này. 1.2 PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÐẶC BIỆT 1.2.1 Các đặc trưng phân loại. Người ta phân loại các phương pháp gia công đặc biệt theo các đặc trưng sau đây: a. Loại năng lượng đưa vào vùng gia công : cơ, điện , hóa và nhiệt. b. Phương pháp đưa năng lượng vào: được xác định bởi vị trí tương quan giữa phôi và các bề mặt làm việc của dụng cụ trong không gian và bởi sự thay vị trí này theo thời gian. Ví dụ: có thể đưa năng lượng dòng điện vào phần cơ bản của bề mặt chi tiết gia công bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp thông qua kênh điện tích hoặc kết hợp. - Trường hợp thứ nhất: tiếp xúc được thực hiện theo các nhấp nhô tế vi giữa các bề mặt dụng cụ và phôi. phương pháp này được sử dụng khi gia công điện tiếp xúc với điện áp đến 20 V. - Trường hợp thứ hai: đưa dòng điện đi theo một kênh điện tích là cơ sở của gia công tia lửa điện . Trong trường hợp này người ta sử dụng điện tích dạng tia lửa hoặc điện tích dạng cung hồ quang. c. Ðịnh tên gọi của phương pháp gia công. Những quá trình lý hóa cơ bản khi lấy đi vật liệu là biến dạng đàn hồi kém với phá hủy dẻo hoặc dòn, nung chảy, bay hơi, hòa tan anod, phá hủy bằng ăn mòn. 1.2.2 Phân loại theo năng lượng đưa vào vùng gia công. a. Gia công cơ. . Gia công cơ bằng cắt gọt, thông thường có tác động cơ đều đặn trên vật liệu. Cắt với rung động tần số thấp được sử dụng để bẻ gãy phoi. Cắt với rung động tần số cao đảm bảo cải thiện khả năng gia công của vật liệu. . Gia công siêu âm sử dụng tác động cơ có chu kỳ của các hạt mài xảy ra với tần số siêu âm. . Cắt có nung nóng sơ bộ vật liệu lớp cắt nhằm sử dụng tác dụng nhiệt phụ thêm, cắt có đưa dòng điện vào vùng hình thành phoi là để tận dụng tác động dòng điện bổ sung. . Các phương pháp gia công cắt gọt kết hợp sử dụng đồng thời một số loại tác động để bóc vật liệu. Chẳng hạn gia công cơ - anod sử dụng đồng thời các tác động điện, hóa và cơ. . Gia công cơ không truyền thống bao gồm một số phương pháp sau đây: gia công tia nước, gia công tia nước có hạt mài, gia công dòng hạt mài. b. Gia công hóa. . Gia công hóa sử dụng trực tiếp năng lượng hóa cho các mục đích công nghệ. Trong trường hợp này lớp kim loại được bóc đi trong một môi trường hóa có tác động tích cực. Phương pháp gia công hóa phổ biến nhất hiện nay là ăn mòn sâu theo đường viền (phay hóa). Phương pháp này có thể điều khiển thời gian và vị trí ăn mòn kim loại trong môi trường axít và kiềm. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như: tạo phôi hóa, khắc hóa, quang hóa, mạ hóa, v.v. c. Gia công điện. . Gia công điện sử dụng trực tiếp năng lượng điện cho các mục đích công nghệ bằng cách đưa năng lượng này vào vùng cắt không qua biến đổi trung gian sang các dạng năng lượng khác. Năng lượng điện được chuyển trực tiếp sang dạng năng lượng khác như nhiệt, hóa, v.v. trong quá trình bóc đi lớp kim loại của phôi. Các phương pháp gia công điện bao gồm điện hóa (sử dụng tác động hóa của dòng điện), tia lửa điện (sử dụng tác động ăn mòn của dòng điện), điện nhiệt và điện cơ (sử dụng tác động nhiệt và cơ của dòng điện). Gia công tia lửa điện: được thực hiện bằng điện tích, làm phát sinh sự phá hủy và ăn mòn kim loại. Gia công điện hóa: được thực hiện bằng dòng một chiều có điện áp thấp trong môi trường có chất lỏng dẫn điện lưu thông (chất điện phân). Vật liệu được bóc đi là do sự hòa tan anod, nghĩa là biến đổi năng lượng điện thành năng lượng của các liên kết hóa học. Kết quả là vật liệu được chuyển thành các hợp chất hóa học và được bóc đi dễ dàng khỏi vùng gia công. Gia công cơ điện: sử dụng tác động cơ của dòng điện. Một trong các phương pháp loại này là gia công điện thủy lực, sử dụng tác động của các sóng va đập phát sinh do kết quả của sự đánh thủng do xung của môi trường chất lỏng và sự tạo hình điện từ của vật dẫn điện với từ trường cảm ứng trong phôi. d. Gia công nhiệt. . Gia công nhiệt dùng năng lượng nhiệt để cắt hoặc tạo hình dạng chi tiết gia công. Năng lượng nhiệt thường được cung cấp đến một phần rất nhỏ của chi tiết gia công, làm cho phần này nóng chảy và bốc hơi tách ra khỏi bề mặt gia công. Năng lượng nhiệt được sinh ra bởi sự biến đổi năng lượng điện. . Gia công chùm tia: sử dụng tác động của chùm tia tập trung với mật độ năng lượng rất cao kết quả là vật liệu được lấy đi do sự biến điện năng trực tiếp sang nhiệt năng. Một số phương pháp loại này là gia công tia điện tử, gia công laser, gia công tia lửa điện, ánh sáng kết hợp và ion. 1.2.3 Các phương pháp gia công kết hợp. Con đường triển vọng nhất để xây dựng các phương pháp gia công mới có hiệu quả là tạo ra các phương pháp gia công kết hợp. Hiện nay người ta đã đưa vào các phương pháp mới như : gia công cơ anod với rung động tần số thấp và siêu âm, khoan rung động đồng thời đưa dòng điện vào vùng cắt, gia công cơ hóa đồng thời đưa vào cắt thường và cắt rung, gia công tia lửa điện và điện hóa với dao động siêu âm của điện cực, các phương pháp tạo mẫu nhanh. a. Các phương pháp gia công trên cơ sở của tác động hóa và cơ đồng thời: gia công đồng thời đưa vào vùng cắt các dung dịch trơn nguội có hoạt tính cao là gia công hóa cơ. Gia công hóa cơ là phương pháp lấy kim loại nhờ các phản ứng hóa học giữa bề mặt gia công và môi trường công nghệ đồng thời có tác động cơ làm tăng cường quá trình. b. Các phương pháp gia công trên cơ sở tác động nhiệt cơ: cắt có nung nóng sơ bộ phôi, cắt có nung nóng liên tục vật liệu lớp cắt trong quá trình chuyển động của dao v.v... c. Các phương pháp gia công trên cơ sở kết hợp các tác động cơ và rung động với các dạng tác động cơ đều đặn hoặc các tác động vật lý khác: cắt có rung động, cắt va đập gián đoạn, cắt có siêu âm, các phương pháp gia công cơ điện hóa, tia lửa điện có bổ sung dao động siêu âm trên dụng cụ. d. Các phương pháp gia công trên cơ sở kết hợp tác động điện với các dạng tác động khác: gia công điện tiếp xúc, cơ anod, hạt mài anod, điện ăn mòn hóa, các phương pháp gia công xung điện, gia công nổ (lấy vật liệu bằng cách sử dụng các xung năng lượng cao), gia công điện thủy lực, gia công điện từ v.v. e. Các phương pháp tạo mẫu nhanh: ứng dụng công nghệ CAD/ CAM để có thể chế tạo nhanh chóng những chi tiết mẫu có hình dạng ba chiều phức tạp nhằm tạo những sản phẩm có chất lượng cao để tung ra thị trường trong khoảng thời gian ngắn nhất với giá cả cạnh tranh. Các phương pháp tạo mẫu nhanh bao gồm một số phương pháp như: phương pháp tạo mẫu lập thể (SLA), phương pháp xử lý trên cơ sở khối (SGC), phương pháp chế tạo vật cán mỏng (LOM), phương pháp cắt dây, phương pháp ép, v.v. Bài 4: Kỹ thuật đo lường cơ khí và các dụng cụ đo cơ bản Thước cặp, banme đồng hồ số: 1. Thước cặp ( caliper ) Là dụng cụ có tính đa dụng (đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu) phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng, giá thành rẻ… Cấu tạo: … Phân loại: - Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm. - Thước cặp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05mm. - Thước cặp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02mm. Cách đo: - Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không. - Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không. - Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo. - Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính. Cách đọc trị số đo: - Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước trên thước chính. - Xem vạch nào củ a du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng) + Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm “0” trên thanh trượt. Như hình là 45mm. + Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính. Như hình là 25mm. + Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau (giá trị thứ hai nhân vơi sai số ghi trên thân thước. ví dụ: 0.02mm). Gá trị ở trên hình là 45 + 25x0.02 = 45.5mm. - Hoặc ví dụ: 2. Panme ( micrometer ) Panme là dụng cụ đo chính xác, tính vạn năng kém (phải chế tạo từng loại panme đo ngoài, đo trong, đo sâu) phạm vi đo hẹp (trong khoảng 25mm). Panme có nhiều cỡ: 0-25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125,… Phân loại: - Theo bước ren - Theo công dụng Cấu tạo: 1. ống trượt; 2. ống xoay; 3. du xích 1mm; 4. đường chuẩn trên ống trượt; 5. du xích 0.5mm Cách đo: - Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không. - Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực. - Phải giữ cho đường tâm của hai mỏ đo trùng với kích thước cần đo. - Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm ( cần hãm ) để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo. Cách đọc trị số: - Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước trên thước chính. - Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ ( giá trị mỗi vạch là0.01 mm ). + Đọc tại giá trị đo đến 0.5mm: đọc giá trị lớn nhất cụ thể thấy được trên thang đo của thước panme. Như hình trên là55.5mm. + Đọc giá trị từ 0.01mm đến 0.5mm: đọc tại điểm mà thang đo trên ống xoay và đường chuẩn trên thước panme trùng nhau. Như hình vẽ là0.45mm. + Tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị đo được ở trên cộng với nhau: 55.5 + 0.45 = 55.95mm. 3. Đồng hồ số ( indicator ) Đặc điểm và công dụng: - Là dụng cụ đo chính xác tới 0.01, 0.001mm. Đồng hồ điện tử còn chính xác hơn. - Đồng hồ số dùng nhiều trong việc kiểm tra sai lệch hình dạng hình học và vị trí của chi tiết như độ côn, độ thẳng, độ song song, vuông góc đọ không đồng trục. - Đồng hồ số còn kiểm tra hàng loạt khi kiểm tra kích thước bằng phương pháp so sánh. Cách sử dụng: - Khi sử dụng đồng hồ so, trước hết phải gá lên giá đỡ vạn năng hoặc phụ kiện riêng. Sau đó chỉnh cho đầu đo tiếp xúc với vật cần đo. - Điều chỉnh mặt số lớn cho kim đúng vị trí số “0”. Di chuyển đồng hồ tiếp xúc suốt trên bề mặt cần kiểm tra. Bài 6: Các sản phẩm dẻo và ngành cơ khí nghiên cứu các sản phẩm dẻo Chất dẻo Hình dạng phân tử Polymer Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Phân loại Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ 1. Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm Tm thì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Thường tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ như: polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET), ... 2. Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn: ure focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol focmadehyt [PF], nhựa melamin, poly este không no... 3. Vật liệu đàn hồi (elastome): là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su. Phân loại theo ứng dụng 1. Nhựa thông dụng: là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày, như: PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,... 2. Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,... 3. Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp. Phân loại theo thành phần hóa học mạch chính 1. Polyme mạch cacbon: polymer có mạch chính là các phân tử cacbon liên kết với nhau: PE, PP, PS, PVC, PVAc, ... 2. Polyme dị mạch: polymer trong mạch chính ngoài nguyên tố cacbon còn có cac nguyên tố khác như O, N, S... Ví dụ như PET, POE, poly sunfua, poly amit, ... 3. Polyme vô cơ như poly dimetyl siloxan, sợi thủy tinh, poly photphat,... Kết luận chung - Qua đợt thực tập cơ sở này bản thân em đã nắm được phần nào kinh nghiệm gia công trên các máy công cụ. Nắm được một số cơ cấu truyền lực, dẫn động, cơ cấu thay đổi tốc độ, ăn khớp...vv. Được làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành của người làm cơ khí Trên máy tiện có mâm cặp ba chấu định tâm, trên máy khoan có bệ gá êto. - Quá trình thực tập là quá trình cố gắng học tập tìm tòi của các bạn sinh viên, là sự chỉ bảo tận tình của các thầy hướng dẫn. Qua đó thầy và trò hiểu nhau hơn, các bạn sinh viên trong lớp thêm gắn kết.Qua lần thực tập em thấy được những ý tưởng trong sản xuất không chỉ là của những người đi trước mà cả những bạn trong đợt thực tập. Một lần nhìn lại mình để so sánh em cảm thấy mình cần học tập nhiều hơn nữa, rèn luyện nhiều hơn nữa. - Đợt thực tập cơ sở ngành này cùng với những kiến thức cơ bản từ các môn học đại cương đã định hướng nội dung, lĩnh vực chuyên ngành sẽ đào tạo để có được sự chuẩn bị tốt hơn cho môn học sau, tạo niềm say mê khi học. Đợt thực tập là điều kiện để học tiếp và là cần thiết để học tốt các môn học chuyên nghành tiếp theo . Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô! ……..…THE………..END……….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực hành nhập môn cơ khí chế tạo máy.doc