Báo cáo Thực tập nghiệp vụ Công ty TNHH Phúc An Thịnh

Công ty TNHH Phúc An Thịnh chỉ mới thành lập được 9 năm, tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng những gì mà Công ty làm được cho thấy sự nỗ lực không ngừng nhằm đạt kết quả tốt nhất. Thế vẫn chưa đủ, nhất là trong giai đoạn đầu hội nhập của nền kinh tế Viêt Nam, hiện mang đến nhiều thuận lợi cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu. Đi kèm với môi trường kinh doanh thuận lợi luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty. Vì thế các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải cải tổ và hoàn thiện mình để đủ sức cạnh tranh và hòa nhập với nền kinh tế thế giới.

doc29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3107 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nghiệp vụ Công ty TNHH Phúc An Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập nghiệp vụ Công ty TNHH Phúc An Thịnh LỜI MỞ ĐẦU Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động giao dịch ngoại thương nói riêng cũng không thể đứng ngoài xu thế đó. Đóng góp một phần không hề nhỏ cho tổng sản phẩm quốc nội, hoạt động kinh doanh quốc tế đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.           Trong giao dịch ngoại thương, hoạt động giao nhận và vận tải đóng một vai trò hết sức to lớn và ảnh hưởng rất lớn đến giá cả sản phẩm cuối cùng. Khi nền kinh tế phát triển mạnh, rất nhiều doanh nghiệp giao nhận  tại Việt Nam đã hình thành và phát triển trong giai đoạn này. Cũng nằm trong xu thế đó, công ty TNHH Phúc – An – Thịnh đã được thành lập.           Tuy nhiên, hiện nay kết quả hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam đạt được thực sự chưa cao, chưa phản ánh hết tiềm năng của đất nước. Trong khi hoạt động giao dịch ngoại thương ở các nước phát triển gần như hiện nay đã được chuyên môn hóa một cách tối đa. Học hỏi từ các quốc gia ở các nước phát triển, hiện nay chúng ta đang cố gắng chuyên môn hóa từng bước nhỏ trong toàn bộ quy trình từ sản xuất cho đến tiêu dùng sản phẩm. Vừa qua, em đã đi thực tập ở công ty Phúc An Thịnh. Trong thời gian đó, em đã học hỏi được nhiều điều và rút ra được cho riêng mình những bài học kinh nghiệm trong quá trình làm việc và học hỏi từ các anh chị trong công ty.           Với thời gian thực tập có hạn cùng với những khó khăn trong quá trình thực tập nên bài báo cáo còn có nhiều sai sót và hạn chế. Em rất mong sự thông cảm và góp ý chân thành từ quý thầy cô và các anh chị trong Công ty TNHH Phúc An Thịnh để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển 1.1.1. Khái niệm           Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau. Để hàng hóa từ tay người bán đến được tay người mua phải thông qua vận tải hàng hóa quốc tế. Giao nhận là một khâu quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế. Vậy giao nhận  là gì?           Có rất nhiều định nghĩa về giao nhận.          Theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA): Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.           Theo điều 163 Luật Thương mại Việt Nam: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).           Như vậy, về cơ bản: giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). 1.1.2. Đặc điểm           Không tạo ra sản phẩm vật chất: chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó.           Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nhập khẩu, nước thứ ba...           Mang tính thời vụ: hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang tính thời vụ.           Phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận. 1.1.3. Vai trò           Vai trò quan trọng của giao nhận ngày càng được thể hiện rõ trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Thông qua:           Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp.           Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác           Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội,... 1.2. Người giao nhận 1.2.1. Khái niệm và địa vị pháp lý của người giao nhận           Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về người giao nhận nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tế chấp nhận. Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent). Theo FIATA, “người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá”.           Theo điều 164 Luật Thương mại Việt Nam: Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa.           Người giao nhận có thể là: + Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình. + Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận. + Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. 1.2.2. Phạm vi dịch vụ của người giao nhận           Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở, gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.           Tổ chức xếp dỡ, chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng           Tư vấn, nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa           Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước           Làm thủ tục nhận, gửi hàng, thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch           Mua bảo hiểm cho hàng hóa, thanh toán thu đổi ngoại tệ           Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán           Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận hàng; nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận hàng           Thu xếp chuyển tải hàng hóa. Thông báo tổn thất với người chuyên chở           Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa, lưu kho, bảo quản hàng hóa           Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi...           Thông báo tình hình đi và đến của phương tiện vận tải, giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường.           Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn (giao nhận công trình), vận chuyển hàng triển lãm... 1.2.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận - Ðược hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. - Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xẩy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm. - Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. 1.2.4. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế           Ngày nay cùng với sự mở rộng trong thương mại quốc tế thì các phương thức vận tải ngày càng phát triển: vận tải container, vận tải đa phương thức (VTĐPT), người giao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một vai chính (Principal) – người chuyên chở (Carrier). Người giao nhận đã đóng vai trò:          “Môi giới hải quan”: Người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan           Đại lý: Người giao nhận đóng vai trò như một đại lý của người chuyên chở để thực hiện các hoạt động khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho... trên cơ sở hợp đồng ủy thác.           Người gom hàng: người chuyên chở đóng vai trò là đại lý hoặc người chuyên chở. Đặc biệt là không thể thiếu trong vận tải container nhằm thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải.           Người chuyên chở:  Trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở (người thầu chuyên chở hoặc người chuyên chở thực tế). Hoặc trong trường hợp người giao nhận cung cấp vận tải đa phương thức. CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN 2.1. Giới thiệu công ty 2.1.1. Sơ lược công ty Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÚC AN THỊNH Tên tiếng Anh: PHUC AN THINH COMPANY LIMITED Tên viết tắt: PHUC AN THINH CO., LTD Trụ sở chính: Số 310B Lê Thánh Tông, Phương Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam Mã số doanh nghiệp: 0200581739 Số tài khoản: 0021001054979 tại Ngân Hàng Vietcombank, chi nhánh An Dương, thành phố Hải Phòng Mã số thuế: 0101760550 Điện thoại: +84 31 3698459 Fax : +84 31 3698459 Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng ( Ba tỷ đồng ) Giám đốc: PHẠM THỊ THU THỦY Số CMTND: 030979838 2.1.2 Ngành, nghề kinh doanh STT Tên ngành Mã ngành 1 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải Chi tiết: Dịch vụ giao nhận hàng hóa, khai thuê hải quan; Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa; Dịch vụ nâng cẩu hàng hóa; Dịch vụ đại lý tàu biển; Dịch vụ đại lý đường vận tải biển 5229 (chính) 2 Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan 4661 3 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; Bán buôn xi măng; Bán buôn gạch xây; ngói, đá, cát, sỏi; Bán buôn kính xây dựng; Bán buôn sơn, véc ni; Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; Bán buôn đồ ngũ kim 4663 4 Tái chế phế liệu 3830 5 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933 6 Hoàn thiện công trình xây dựng Chi tiết: Trang trí nội thất công trình 4330 7 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác 4530 8 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác 4511 9 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng nông nghiệp 4653 10 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống Chi tiết: Bán buôn thóc, ngô và các loại hạn ngũ cốc khác; Bán buôn hoa và cây; Bán buôn động vật sống (không bao gồm động vật hoang dã, quý hiểm); Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản 4620 11 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu 8299 12 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Bình ắc quy; Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại; Bán buôn phân bón 4669 13 Bán buôn đồ dùng cho các gia đình Chi tiết: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác; Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; Bán buôn hàng gốm, sứ, thủy tinh; Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện; Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự; Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm; Bán buôn dụng cụ thể dục, thể thao 4649 14 Bán buôn kim loại và quặng kim loại Sắt, thép 4662 15 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác 16 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông 4652 17 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 4641 18 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm 4651 19 Bán buôn thực phẩm Chi tiết: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt; Bán buôn thủy sản; Bán buôn rau, quả 4632 20 Bán buôn gạo 4631 2.1.3.Danh sách thành viên góp vốn STT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Giá trị phần vốn góp (VNĐ) Tỷ lệ (%) Giấy CMND (hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác) đối với cá nhân; MSDN đối với doanh nghiệp; Số Quyết định thành lập đối với tổ chức Ghi chú 1 PHẠM THỊ THU THỦY Số 63C/246B Đà Nẵng, Phường Cầu Tre, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam 1.500.000.000 50,00 030979838 2 NGUYỄN VIẾT HẠNH Số 63C/246B Đà Nẵng, Phường Cầu Tre, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam 1.500.000.000 50,00 031001727 2.1.4. Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Phúc An Thịnh Hội đồng thành viên Giám đốc Phòng kế toán Phòng kế toán Phòng kế toán Phó giám đốc Phòng giao nhận Phòng kinh doanh Phòng hành chính tổng hợp Diễn giải: Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau: - Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; tăng hoặc giảm vốn điều lệ và phương thức huy động thêm vốn. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; cơ cấu tổ chức quản lý công ty, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ, lãi của công ty. - Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên là Giám đốc công ty. Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc có quyền và nhiệm vụ sau: - Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. - Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. - Ký kết hợp đồng nhân danh công ty. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước công ty trong quan hệ đối nội, đối ngoại và kết quả hoạt động của công ty. Phó giám đốc: 1 người - Là người thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc đi vắng. - Ký kết hợp đồng kinh tế và các văn bản khi được giám đốc ủy quyền. Phòng kinh doanh: - Số cán bộ nhân viên trong phòng: 3 người. - Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của công ty. - Tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng kinh tế, hợp đồng vận chuyển thực hiện kế hoạch của công ty. - Phối hợp với phòng kế toán để xác lập tình hình công nợ theo các hợp đồng kinh tế và đôn đốc việc thu hồi công nợ. Phòng hành chính tổng hợp: - Tuyển dụng lao động, tổ chức sắp xếp lao động, xây dựng các quy chế khen thưởng, kỷ luật lao động. - Phụ trách công tác văn thư, quản lý con dấu, lưu trữ công văn, sao chụp tài liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kế toán: - Số cán bộ nhân viên trong phòng có 2 người: Kế toán trưởng và thủ quỹ. - Mở sổ sách theo quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo lưu giữ tài liệu theo quy định. - Quản lý theo dõi hoạt động, báo cáo kịp thời chính xác, trung thực với giám đốc về tình hình tài chính của công ty, sử dụng đúng quy định hóa đơn tài chính. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính trong toàn công ty. Phòng giao nhận: - Số cán bộ nhân viên: 3 người - Bao gồm nhân viên khai hải quan điện tử, nhân viên lấy lệnh, nhân viên làm thủ tục hải quan. 2.2. Trình bày chi tiết nghiệp vụ thực tập 2.2.1. Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nhập khẩu lưới đánh cá Kí hợp đồng dịch vụ Đổi lệnh và lấy hàng Kiểm tra chi tiết hồ sơ Chuẩn bị chứng từ Làm thủ tục hải quan Lấy lệnh và cược vỏ Thông quan Luồng xanh Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm hóa Luồng đỏ Luồng vàng Quyết toán và lưu hồ sơ Hợp lệ Hợp lệ Hợp lệ Khai hải quan điện tử Bước 1: Kí hợp đồng dịch vụ Nhân viên kinh doanh tiếp nhận nhu cầu xuất khẩu lưới đánh cá (fishnet) của bạn hàng là công ty YEE CHUNG LOGISTICS COMPANY LIMITED vì nhận thấy rằng một số bạn hàng nội địa đang thiếu để cung cấp cho ngư dân và được sự chấp thuận của Giám đốc. Hai bên tiến hành xem xét, báo giá, thỏa thuận các điều kiện và ký kết hợp đồng. Bước 2: Chuẩn bị chứng từ Sau khi kí kết hợp đồng xong, đối tác nước ngoài gửi các chứng từ qua mail bao gồm: hợp đồng ( Agreement), Hóa đơn thương mại ( Invoice), danh sách đóng gói hàng hóa (Packing list) và Vận đơn đường biển gốc ( Bill of lading ) qua fax . Nhân viên kinh doanh xem xét các chứng từ xem đã phù hợp chưa. Nếu chưa phù hợp thì thông báo bên kia để kịp thời bổ sung và sửa chữa. Bước 3: Lấy lệnh và cược vỏ Dựa vào vận đơn đường biển để xem ngày tàu đến. Trước ngày tàu đến 1- 2 ngày nhân viên kinh doanh sẽ nhận được giấy thông báo tàu đến. Nhân viên giao nhận thực hiện đi đổi lệnh ở hãng tàu tại tầng 5 tòa nhà đằng sau TD plaza. Tại đây, nhân viên kinh doanh phải mang theo giấy thông báo tàu đến, giấy giời thiệu của công ty và vận đơn đường biển gốc. Sau khi đưa cho nhân viên ở hãng tàu những giấy tờ mang theo, nhân viên xem xét có đúng không. Sau khi xác nhận là đúng thì phải đóng một số phí như phí vệ sinh cont, phí bốc dỡ cont, phí chứng từ. Sau khi nộp xong nhận đươc hóa đơn có dấu “ Đã thu tiền” xác nhận đã đóng phí, nhân viên giao nhận kí vào và cầm giấy đó đưa lại cho nhân viện hãng tàu. Khi xong, họ phát cho 2 D/O và 1 vận đơn bản COPY trên đó có dấu hãng tàu. Như vậy đã lấy lệnh (D/O) xong. Sau đó ra bộ phận cược vỏ, ra đấy chỉ cần điền vào giấy mượn vỏ. Đọc thông tin cho họ rồi họ in các thông tin tiền cược vỏ là là bao nhiêu. Lô hàng lưới đánh cá này là cont khô, cược vỏ là 3 triệu ( Thường cược cont khô nằm trong khoảng 3 - 5 triệu VNĐ, còn với hàng khác mà phải dùng cont lạnh thì tiền cược cao hơn, dao động 100 -130 triệu VNĐ ). Đồng thời nhân viên giao nhận phải ghi phiếu thu, đóng tiền cược vỏ, đóng tiền cho bộ phân thu tiền tại đó thực chất là đại diện của ngân hàng. Phiếu thu nộp cho ngân hàng để họ biết nộp bao nhiêu. Sau khi đóng tiên cho ngân hàng xong, hãng tàu sẽ đóng dấu “ Đã thu tiền” lên 2 cái giấy mượn vỏ cont mà họ in ra chứng nhận đã nộp tiền cược vỏ. Khi đã hoàn tất, ta có 2 D/O, 1 bill of lading copy, 2 giấy mượn container Bước 4: Khai hải quan điện tử Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để mở tờ khai.: + Hợp đồng mua bán hàng hóa ( Agreement ) + Hóa đơn thương mại ( Invoice ) + Phiếu đóng gói ( Packing list ) +Vận đơn đường biển gốc (B/L) Truyền số liệu qua mạng hải quan điện tử           Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử  ECUS để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa.         Đăng nhập vào phần mềm ECUS và bắt đầu khai Khai hải quan điện tử về hàng nhập khẩu ( Fishnet ) của Công Ty TNHH Phúc An Thịnh Ô số 1: Người xuất khẩu: YEE CHUNG LOGISTICS COMPANY LIMITED ( Dựa vào phần Seller của Agreement ) Ô số 2: Người nhập khẩu:  Công Ty TNHH Phúc An Thịnh 310B Lê Thánh Tông, P. Máy Chai, Q. Ngô Quyền ,tp Hải Phòng MST:0101760550 ( Dựa vào phần Buyer của Agreement ) Ô số 3: Để tên người uỷ thác ( Không có). Ô số 4: Đại lý làm thủ tục hải quan ( Không có). Ô số 5: Loại hình: Nhập kinh doanh (NKD01) ( Dựa vào mục đích của nhà nhập khẩu ) Ô số 6: Hóa đơn thương mại ( Dựa vào Invoice ) Số : YC01 ( Dựa vào phần trên cùng dưới tiêu đề Invoice “No: YCO1 “) Ngày: 15/08/2013 Ô số 7: Giấy phép (Không có) Ô số 8: Hợp đồng ( Dựa vào Agreement) Số: YCO1 ( Dựa vào phần trên cùng dưới tiêu đề Agreement “No: YCO1 “) Ngày: 15/08/2013 Ô số 9: Vận tải đơn ( Dựa vào Bill of Lading ) Số: COXH13080146 ( Xem phần trên cùng B/L: “Bill of Lading No. COXH13080146 “) Ngày: 17/08/2013 ( Xem On board Date: 17 AGU 2013 ) Ô số 10:Cảng xếp hàng ( Dựa vào Bill of Lading ) HONG KONG ( Xem Place of Loading: HONG KONG) Ô số 11: Cảng dỡ hàng: C007 Cảng HẢI PHÒNG ( Xem Place of discharge: HONG KONG) Ô số 12:Phương tiện vận tải: Đường biển ( Dựa vào Bill of Lading ) SH:RATHA BHUM V.586NW ( Xem Vesel/Voyage No: SH:RATHA BHUM V.586NW) Ngày: 19/08/2013 Ô số 13: Nước xuất khẩu: HONG KONG ( Dựa vào địa chỉ của Seller ở Agreement ) Ô số 14: Điều kiện giao hàng: CFR ( Dựa vào 6. Shipment của Article 1: Commodity, Quanity, Quality and Price trong Agreement) Ô số 15: Phương thức thanh toán: TTR ( Dựa vào điều Article 2: Payment) Ô số 16: Đồng tiền thanh toán: USD ( Dựa vào điều Article 2: Payment) Ô số 17: Tỷ giá tính thuế: 21.036 ( Dựa vào tỷ giá hối đoái đồng USD của ngân hàng ngoại thương tại thời điểm khai hải quan điện tử ) Ô số 18 : Mô tả hàng hóa ( Dựa vào quanity and Description of Goods của Bill of Lading ) Lưới đánh cá đã qua sử dụng, còn nguyên giá trị sử dụng như mục đích ban đầu của nhà sản xuất. Ô số 19 : Mã số hàng hóa : 56081100 ( Tra cứu hàng hóa thuộc mã số HS nào) Ô số 20 : Xuất xứ : HONG KONG ( Dựa vào Seller của Agreement ) Ô số 21: Chế độ ưu đãi ( Không có ) Ô số 22: Lượng hàng: 17,32 Ô số 23 : Đơn vị tính : TAN Ô số 24: Đơn giá nguyên tệ: 105 ( Ô 22, 23 và 24 dựa vào Article 1: Commodity, Quanity, Quality and Price trong Agreement ) Ô số 25: Trị giá nguyên tệ: 1.818,6 ( 105 * 17,32 ) ( Xem Article 2: Payment) Ô số 26: Thuế nhập khẩu ( dựa vào biểu thuế ) Trị giá tính thuế/ Số lượng chịu thuế: 38.256.070/17.32 Thuế suất (%)/Mức thuế : 12 Tiền thuế: 4.590.728 ( 38.256.070 *12 %) Ô số 27: Thuế TTĐB Ô số 28: Thuế BVMT Ô số 29: Thuế GTGT Trị giá tính thuế/ Số lượng chịu thuế: 42.846.798/17.32 Thuế suất (%)/Mức thuế : 10 Tiền thuế: 4.284.680 ( (38.256.070 + 4.590.728) * 10% ) Ô số 30: Tổng số tiền thuế (26 + 27 + 28 + 29): 8.875.408 VNĐ Bằng chữ: Tám triệu tám trăm bảy mươi lăm nghìn bốn trăm linh tám đồng Ô số 31: Lượng hàng, số hiệu container  a, Số hiệu container: TGHU6263681/HKHKG1305318 (Cont 40: 1) b, Số lượng kiện trong container: 1 (Cộng: 1 ) c, Trọng lượng hàng trong cont: 17,32 kg/ 17,32 kg ( Cộng: 17,32 kg/ 17,32 kg ) d, Địa điểm đóng hàng: HONGKONG Ô số 32: Chứng từ đi kèm Ô số 33: Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm trước pháp luật và nội dung khai trên tờ khai ( Người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu ) Ô số 34: Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan Sau khi hoàn thành từ ô 1 – ô 32 thì gửi dữ liệu tờ khai tới chi cục Hải quan khu vực II, khi phản hồi lại, tờ khai được từ động phân luồng: Luồng XANH/ Hàng có thể thuộc danh mục kiểm tra hàm lượng formaldehyt, nộp giấy thông báo. Kết quả kiểm tra chất lượng của cơ quan QLCL trước khi thông quan hàng Ô số 35: Ghi chép khác; Ô số  36: Xác nhận của hải quan giám sát Ô số  37: Xác nhận giải phóng hàng/ đưa hàng về bảo quản/ chuyển cửa khẩu Ô số  38: Xác nhận thông quan Bước 5: Làm thủ tục Hải quan Nhân viên giao nhận mang một bộ hồ sơ về lô hàng nhập khẩu lưới đánh cá đến Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II ( địa chỉ : cạnh cổng Container Chùa Vẽ) để tiến hành làm thủ tục hải quan. Hồ sơ bao gồm: -  Tờ  khai Hải quan nhập khẩu (2 bản chính: 1 bản lưu Hải quan và 1 bản lưu người khai Hải quan -  Hợp đồng mua bán hàng hóa (1 bản sao y bản chính) -  Hóa đơn thương mại (1 bản chính ) - Vận đơn đường biển (sao y) - Lệnh giao hàng (1 bản chính). - Packing list (1bản chính). - Giấy giới thiệu của công ty Do tờ khai hải quan điện tử được phân luồng xanh, nhân viên giao nhận tiến hành các công việc sau: - Vào bộ phận tiếp nhận hồ sơ đăng kí làm thủ tục hải quan, sau khi được phân công cho cán bộ hải quan nào kiểm tra thì nộp hồ sơ cho cán bộ đó. - Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và đóng dấu thông quan - Người khai phải nộp phí và nộp thuế ngay đối với lô hàng nhập khẩu (lệ phí : 20.000 VNĐ/ tờ khai ) - Do số tiền thuế thấp nên công ty nộp thuế trực tiếp tại bộ phận thu thuế ( Trường hợp với những doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh thuế, thì không phải nộp thuế trực tiếp , trong bộ hồ sơ phải có : + Tờ khai trị giá tính thuế + Bản kê trừ lùi bảo lãnh thuế + Thư bảo lãnh nộp thuế của Ngân hàng ( bản sao) + xuất trình bản gốc ) - Khi nộp phí và thuế xong sẽ nhận lại biên lai có đóng dấu “ Đã thu tiền”, người khai lại đem tờ khai đã đóng dấu thông quan để công chức hải quan tiếp nhận kí tên trên dấu thông quan Vậy đã thông quan xong lô hàng nhập khẩu lưới đánh cá. Mở rộng: Nếu tờ khai được phân luồng vàng - Nhân viên giao nhận nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hải quan để kiểm tra. - Công chức kiểm tra hồ sơ in ra 02 phiếu ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ, đóng dấu thông quan trên tờ khai và trên phiêu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy. - Người khai thực hiện tiếp như công đoạn đối với luồng xanh. - Sau khi nộp thuế và nộp lệ phí thì hải quan tiếp nhận đồng thời là kiểm tra chi tiết hồ sơ sẽ kí thông quan. Nếu tờ khai được phân luồng đỏ Nhân viên giao nhận tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận kiểm hoá. Việc đăng ký phải nêu rõ thời gian, địa điểm kiểm hoá. Đúng thời gian đó nhân viên giao nhận ra địa điểm kiểm hoá cùng hải quan mở kiểm hoá nhằm xác định tên hàng, số lượng, chủng loại, nơi sản xuất. Nêu không có phát sinh, không vi phạm về thủ tục hải quan, hồ sơ sẽ được chuyển về bộ phận tính thuế hải quan để xác nhận số thuế mà chủ hàng phải nộp, đóng dấu đã hoàn thành thủ tục hải quan. Lãnh đạo chi cục sẽ ký thông quan. Tùy tỷ lệ phân kiểm của lãnh đạo Hải quan mà chủ hàng phải xuất trình 5%, 10%, hay toàn bộ lô hàng để hải quan kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, nhân viên giao nhận phải hiểu rõ về hàng hóa nhập khẩu của mình để giải thích cho công chức Hải quan khi kiểm tra hàng, tránh trường hợp không rõ mặt hàng sẽ dẫn tới kiểm tra sai mặt hàng khi đó có thể sẽ sai về áp mã thuế và trị giá khai báo. Trường hợp này, cán bộ kiểm hóa ký thông quan hàng hóa. Bước 6: Đổi lệnh và lấy hàng Nhân viên đổi lệnh cầm giấy mượn container và D/O xuống văn phòng cảng Chùa Vẽ ( trên D/O đã ghi rõ tàu đến cảng nào ) . Tại đây có thể đóng một số phí như nâng cont. Sau khi đóng phí xong, Cảng cấp lệnh giao hàng là “biên bản bàn giao container”. Mang biên bản đó và “ tờ khai nhập khẩu đã thông quan” xuống hải quan bãi trước, họ sẽ đóng dấu lên ‘lệnh giao hàng” của cảng và nộp phí 20.000 VNĐ Lại mang xuống hải quan cổng, họ đóng dấu lên “lệnh giao hàng” và lên tờ khai ở ô “ Xác nhận của hải quan giám sát” và nộp 20.000 VNĐ. Bước đổi lệnh coi như đã xong. Lúc này, nhân viên đổi lệnh gọi điện cho lái xe và bàn giao lại phiếu giao hàng cho lái xe để đến lấy hàng tại địa điểm quy định. Bước 7: Quyết toán và lưu hồ sơ           Kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trao trả chứng từ lại cho khách hàng. Đồng thời kèm theo đó là 1 bản Debit Note - Giấy báo nợ (1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho công ty), trên đó gồm : các khoản phí mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịnh vụ vận chuyển hàng hóa, các chi phí phát sinh (nếu có)… sau đó Giám đốc ký tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này. Nhân viên giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với Debit Note quyết toán với khách hàng. Nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ 3.1. Giải pháp 3.1.1. Giải pháp về thị trường Nghiên cứu và thâm nhập thị trường: - Tìm hiểu phong tục tập quán, quy định pháp luật ở thị trường mới sau đó lựa chọn thị trường phù hợp. - Nghiên cứu nhu cầu về giao nhận ở thị trường đó. - Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các chiến lược của họ để từ đó đề ra các chiến lược thâm nhập thị trường hợp lý. - Có chiến lược marketing phù hợp cho công ty, nhằm quảng bá thương hiệu của công ty đến với khách hàng. - Tích cực tìm kiếm khách hàng trên các trang mạng kinh doanh như alibaba.com… 3.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực . - Đối với lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, luôn tiếp xúc với những chúng từ, giấy tờ bằng tiếng Anh thì việc học tập để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ là điều cần thiết. - Tạo thuận lợi cho nhân viên điều kiện học tập cũng như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao năng suất, hiểu biết lẫn nhau cũng như khả năng giao tiếp với các đối tác nước ngoài. - Ngay từ khâu tuyển dụng , công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn được những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình. Có thể mới tạo thuận lợi cho khâu đào tạo về sau. - Có những chính sách thu hút nhân tài, có những đãi ngộ hợp lý để mỗi nhân viên có thể gắn bó lâu dài với công ty và làm việc một cách có hiệu quả tốt nhất. - Nâng cao ý thức cho cán bộ công nhân viên cũng rất quan trọng, góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc. 3.1.3. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật - Nâng cao cơ sở hạ tầng và vật chất của công ty để đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh của công ty tiết kiệm chi phí cho các dịch vụ thuê ngoài như vận tải, kho bãi… giúp giảm giá thành dịch vụ. - Đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở vật chất: - Để đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, việc trước hết công ty cần chuẩn bị là hoạt động huy động vốn, có thể sử dụng một phần lợi nhuận để đầu tư cho cơ sở vật chất hoặc đi vay từ ngoài. - Công ty nên đầu tư thêm trang thiết bị như máy photocopy, máy in … và cơ sở vật chất để có thể phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Cần có chiến lược và kế hoạch phù hợp để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. 3.1.4 Giải pháp chăm sóc khách hàng - Tư vấn giúp đỡ các khách hàng khi khách hàng gặp trực trặc, khó khăn. Tạo quan hệ thân thiết với khách hàng qua việc: thăm hỏi, quan tâm chia sẻ khi khách hàng gặp khó khăn hay đạt thành công… Đây chính là quảng cáo hiệu quả nhất và tốn ít chi phí vì có thể duy trì khách hàng cũ và có thêm khách hàng mới thông qua phương thực “ truyền miệng”. - Đối với khách hàng thân thiết thì công ty cũng nên dành cho họ những ưu đãi đặc biệt như giảm giá, quà tặng và các dịp đặc biệt… - Giảm thiểu chi phí trong hoạt động giao nhận để giảm giá dịch vụ 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Cải cách hành chính - Cần cải cách hành chính thông thoáng, tạo môi trường pháp lý thông thoáng. Nhà nước nên bãi bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý và không hợp pháp, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. - Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ Hải quan, tránh tình trạng do cán bộ thiếu nghiệp vụ gây khó khăn cho công ty, dẫn đến việc xuất nhập hàng không kịp thời gian, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của công ty cũng như ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 3.2.2. Đơn giản hóa thủ tục hải quan - Vẫn nhiều quy định chồng chéo và thường xuyên thay đổi, việc áp dụng mã thuế vẫn còn nhiều bất cập. Cần phải được cải tiến hơn nữa cho phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới. - Nên ban hành các quy trình thủ tục hải quan đối với từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản, ít giấy tờ nhất, quy định rõ ràng trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận để các doanh nghiệp biết, thực hiện có hiệu quả. 3.2.3. Tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi - Củng cố và mở rộng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, những trục giao thông chính nối liền với cảng biển,.. mở rộng kho bãi và nâng cấp hệ thông các thiết bị vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa tại khu vực của khẩu. - Cải tiến và nâng cấp hệ thống mạng tại khu vực khai báo Hải quan, đây là khâu quan trọng quyết định thời gian nhận hàng. - Nhà nước cần tăng cường thu hút FDI vào ngành giao nhận vận tải: Ngành giao nhận vận tải muốn phát triển cần phải có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. - Một môi trường lành mạnh, ổn định được xem là điều kiện hàng đầu để đối tác lựa chọn hợp tác kinh doanh. KẾT LUẬN Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Phúc An Thịnh, em đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm bổ ích về quy trình nghiệp vụ đã được học trong nhà trường mà cụ thể là việc thực hiện thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty, em cũng có cơ hội được liên hệ công tác với một số cơ quan như: Chi Cục Hải quan khu vực II TP. Hải Phòng, các hãng tàu…nhằm góp phần bổ sung kiến thức thực tế để phục vụ cho nghề nghiệp của mình sau này. Công ty TNHH Phúc An Thịnh chỉ mới thành lập được 9 năm, tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng những gì mà Công ty làm được cho thấy sự nỗ lực không ngừng nhằm đạt kết quả tốt nhất. Thế vẫn chưa đủ, nhất là trong giai đoạn đầu hội nhập của nền kinh tế Viêt Nam, hiện mang đến nhiều thuận lợi cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu. Đi kèm với môi trường kinh doanh thuận lợi luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty. Vì thế các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải cải tổ và hoàn thiện mình để đủ sức cạnh tranh và hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hùng – Giáo viên hướng dẫn, ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị Công ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsua_lai_1_1214.doc
Luận văn liên quan