Báo cáo thực tập sản xuất nông nghiệp

Qua đợt thực tế, thực tập sản xuất trồng trọt và lâm nghiệp này đã cho chúng tôi đã mở mang kiến thức, hiểu sâu hơn về các kiên thức đã học, qua tiếp xúc với thực tiển sản xuất đã cho chúng tôi nâng cao một số kĩ năng khác nhau trong đó đặc biết là kĩ năng thực hành. Tuy chuyến đi chỉ diễn ra 2 ngày nhưng nó đã cho chúng tôi một lượng kiến thức khá lớn: Kĩ thuật trồng một số cây nông nghiệp: lúa, lạc, ngô. Kĩ thuật nhân giống bằng hạt, nhân giống vô tính: chiết, giâm,ghép cành. Biết được một số cây trong 2 trung tâm và các cách chăm sóc cho các cây đó. Cách đánh giá lâm phần rừng. điều tra đa dạng cây trồng ở công viên, đường phố Ngoài ra chúng tôi còn biết thêm các kĩ năng khác để sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin, quy trình kĩ thuật trồng rau, rau màu sạch ở hộ gia đình.

pdf61 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5293 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập sản xuất nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất điều tiết sinh trưởng như: a NAA, IBA, IAA ở nồng độ 2000 - 4000 ppm trong vài giây hoặc ngâm phần gốc hom giâm vào các dung dịch trên ở nồng độ 20 - 40 ppm trong thời gian 10 - 20 phút. Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễ thì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che. 1.2.5.3. Kĩ thuật ghép Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau. * Những ưu điểm của phương pháp ghép - Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép. - Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân. - Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất. - Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ. - Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh. - Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép. - Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ. * Yêu cầu của giống gốc ghép Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 25 - Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương. - Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép. - Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. - Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con. * Những yêu cầu kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn - Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép. Trước khi ghép 1 - 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt. - Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao. - Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số các giống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu. - Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác. - Chăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau ghép, xử lý ngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghép cho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật. * Các phương pháp ghép: Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 26 + Tuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng cây ăn quả mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng để nhân giống cây ăn quả được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành. + Nhóm các phương pháp ghép mắt. - Ghép chữ T - Ghép chữ H - Ghép chữ I - Ghép cửa sổ - Ghép vòng hở - Ghép vòng kín - Phương pháp ghép mắt cửa sổ. Phương pháp ghép mắt cửa sổ thường được áp dụng với các chủng loại cây ăn quả dễ bóc vỏ, có thân cành dễ lấy mắt, mắt ghép lớn. Trên gốc ghép, cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở vết ghép có dạng cửa sổ và bóc bỏ phần vỏ. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt một phần khoanh vỏ có chứa mầm ngủ với kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn vết mở trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Sau ghép 15 - 20 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép. 1: Cắt vỏ trên gốc ghép - 2: Lấy mắt ghép - 3: Đặt mắt ghép vào gốc ghép 4: Quấn chặt lại bằng dây nilon (chừa đỉnh sinh trưởng của mắt ghép) Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 27 - Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ được áp dụng để nhân giống hồng, các cây ăn quả có múi và một số chủng loại cây ăn quả khác. Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp. Sau ghép 20 - 25 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép. - Phương pháp ghép mắt chữ T: Thường áp dụng cho những cây non, vỏ mỏng, gốc ghép phải đang lên nhựa mới thực hiện được. Mở miệng gốc ghép như sau: Dùng dao ghép rạch một đường ngang 1cm cách mặt đất từ 10-20cm. Sau đó từ điểm giữa rạch một đường vuông góc với đường rạch trên dài 2 cm làm thành hình chữ T; dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc vết ghép. Cắt mắt ghép theo hình 23a: mắt có kèm theo cuống lá, dài 1,5-2cm, có một lớp gỗ rất mỏng ở phía trong. Lát cắt phải thật : ngọt" tránh giật nát tế bào ở phía trong. Tay phải cầm cuống lá gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống. Dùng nilông mỏng và bền buộc chặt và kín vết ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 28 1: lấy mắt ghép - 2: tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép - 3: đặt mắt ghép vào gốc ghép - 4: Quần lại bằng dây nilon - 5: kết quả sau khi mắt ghép phát triển tốt Tùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Từ 7-10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn gốc ghép. + Nhóm các phương pháp ghép cành - Phương pháp ghép áp Phương pháp ghép áp được áp dụng chủ yếu để nhân giống trồng với số lượng nhỏ hoặc áp dụng với những cây ăn quả khó nhân giống bằng các phương pháp khác. Trên cành ghép và gốc ghép, mở vết cắt có kích thước tương tự nhau, dài từ 8 - 10 cm, áp hai vết cắt vào nhau và cuốn kín lại bằng dây nilon, dùng dây buộc cố định của gốc ghép trên thân cây chọn cành ghép. Sau ghép khoảng 1,5 - 2 tháng, tiến hành cởi dây ghép và cắt ngọn của gốc ghép. Sau đó khoảng 7 - 10 ngày, cắt tiếp phần gốc của cành ghép và tạo được cây giống hoàn chỉnh. - Phương pháp ghép cành bên Phương pháp ghép cành bên được sử dụng trong trường hợp cây gốc ghép khó bóc vỏ để sử dụng các phương pháp ghép khác hoặc ghép trong mùa khô. Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, mở vết cắt tương tự như phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ nhưng có kích thước từ 2 - 3 cm. Trên cành ghép, cắt một lát Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 29 cắt tạo vết cắt dài, có kích thước tương tự như vết mở trên gốc ghép, giữ lại 2 - 3 mầm ngủ. Cài cành ghép vào vết mở của gốc ghép và dùng dây nilon cuốn kín lại. Cuốn dây nilon từ dưới lên trên và cố định dây cuốn lần thứ nhất khi cuốn kín vết cắt, sau đó tiếp tục cuốn dây một lượt lên trên và cố định dây ghép. Sau ghép 20 - 25 ngày, tiến hành cởi dây ghép đến vị trí cố định dây lần 1 và sau 1 - 2 ngày thì cắt ngọn gốc ghép. Khi cây có 1 - 2 đợt lộc ổn định thì cắt tiếp phần còn lại của dây ghép. - Phương pháp ghép đoạn cành Phương pháp ghép đoạn cành được sử dụng để nhân giống hầu hết các đối tượng cây ăn quả thân gỗ. Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có giữ lại một vài lá gốc). Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 2 - 2,5 cm, có 2 - 3 mầm ngủ. Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều rộng và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép. Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho ít nhất có một phía tượng tầng được trùng khớp và dùng dây nilon mỏng cuốn lại. Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại cố định dây tại gốc ghép. Sau ghép 15 - 20 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép. - Phương pháp ghép nêm. Phương pháp ghép nêm được sử dụng cả nhân giống trong vườn ươm và ghép cải tạo vườn cây ăn quả. Trên gốc ghép, cắt bỏ toàn bộ thân tán ở vị trí phù hợp, chọn cành ghép và cắt cả hai phía tạo thành hình chiếc nêm. Chẻ đôi gốc ghép và cài cành ghép sao cho phần tượng tầng phía ngoài của gốc ghép và cành ghép được trùng khớp với nhau. Dùng dây nilon cuốn chặt cố định cành ghép với gốc ghép và cuốn kín cành ghép để chống thoát hơi nước. Sau khi cành ghép bật lộc, có 1 - 2 đợt lộc ổn định sinh trưởng thì tiến hành cắt bỏ dây ghép. Sau đó áp dụng các biện pháp chăm sóc cây sau Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 30 ghép như các phương pháp ghép khác. - Phương pháp ghép sửa chữa thân và sửa chữa rễ Các phương pháp ghép này được sử dụng khi cần nối phần vỏ bị tổn thương của cây hoặc cải tạo bộ rễ cây đã bị gây hại. Đối với phương pháp ghép sửa chữa thân, sử dụng các đoạn cành của cùng giống cây ăn quả ghép nối lại phần vỏ qua vị trí bị tổn thương. Trên cành ghép, cắt tạo vết cắt tương tự như mở vết cắt của phương pháp ghép cành bên nhưng dài từ 3 - 5 cm ở cả hai đầu của đoạn cành. Trên thân cây, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài cành ghép vào thân cây và cuốn kín lại bằng dây nilon. Khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép. Đối với phương pháp ghép sửa chữa rễ, tiến hành trồng các cây gốc ghép xung quanh gốc cây cần ghép sửa chữa, cắt ngọn gốc ghép tạo vết cắt tương tự như đoạn cành của phương pháp ghép sửa chữa thân, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài vết cắt của gốc ghép vào thân cây và cuốn kín vết ghép bằng dây nilon khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép. 1.3. Một số cây trồng đang được trồng ở trung tâm: 1.3.1. Tre lấy măng (tre điền trúc): Tre điền trúc (Sinocalamus sternoauritus W.T.Lin) là loại tre chuyên trồng để lấy măng thực phẩm, giống được nhập từ Quảng Tây, Trung Quốc được phát triển rộng ở nhiều tỉnh trong nước. Điền trúc là loại cây đa tác dụng, măng tre là sản phẩm rau sạch có hàm lượng lipit, protid,axit amin cao, chất xơ hợp lý, ăn rất ngon và dòn. Hiện nay ngoài tác dụng để ăn tươi, măng tre còn dùng để chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, măng khô… tiêu thụ trong nước và cũng được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 31 Ngoài ra thân tre còn là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm gia dụng, được chế biến từ thân tre như tăm, đũa, ván ép, bột giấy. Loại tre có thân mọc cụm, nhưng xa cây mẹ hơn các loại khác, thân không có gai, thẳng, thành vách dầy, lá to, nhẵn, thân cao từ 7-8m, đường kính 9-12cm, măng to, lớp mỏng, vị ngọt dịu và không đắng, ăn tươi được, nhưng khi chế biến màu không đẹp (hơi tím). Điền trúc thích hợp trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, nhưng phát triển tốt trên tầng đất dầy, khí hậu ẩm, đất không bị ngập úng. Là loại cây ưa sáng, độ cao thích hợp 600m so mức nước biển, khả năng phân bổ và thích nghi ở biên độ rộng. 1.3.2. Cây xoài: Trung tâm có 3 loại xoài là xoài tứ quý, xoài cát Hòa Lộc và xoài cát Úc. Đây là các giống xoài cao sản sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho trái và cho năng suất cao, cây trồng hạt 6 năm tuổi cho trên 60 trái/vụ/cây. Cây trồng gốc ghép 3 năm tuổi cho trên 60 trái/vụ/cây. Trọng lượng trái trung bình 800-900 gram (cá biệt có trái cân nặng 1,5 kg, cơm dày trên 90%, trái xanh cơm màu vàng, chín vàng đậm. Hạt nhỏ, không xơ. Độ Brix (ngọt) trung bình 15,5%. Khi cho trái, cây chậm tăng trưởng chiều cao, dễ thu hoạch. Xoài được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây. 1.3.3. Cây đào tiên: Đào tiên có nguồn gốc từ Brazin, còn có tên gọi là quả trường sinh. Đào tiên thuộc họ núc nác. Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7-10m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa thì mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây.Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6-12cm, trông gần giống với trái bưởi lúc còn xanh, vỏ trái cứng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 32 Người dân thường sử dụng đào tiên làm thuốc chữa một số loại bệnh: -Thuốc nhuận tràng . -Thuốc bổ, chữa bệnh kém ăn, kém ngủ, suy nhuợc cơ thể, suy nhược thần kinh. -Thuốc chữa đau lưng, nhức xương, phong tê thấp. 1.3.4. Cây điều: Cây điều còn có tên là cây đào lộn hột, có nguồn gốc từ Braxin.Cây điều chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Là cây ưa nhiệt độ cao nhạy cảm với giá lạnh, khí hậu nhiệt đới với một mùa khô rõ rệt là điều kiện thích hợp để cây điều phát triển tốt. Cây điều thuộc loại cây gỗ thường xanh, cao 8 – 12 m, đất xấu cây cao không quá 6m, khi chín quả có màu đỏ hoặc vàng. Cây điều phát triển tốt ở nhiệt độ cao, ưa độ cao 0-600m so với mặt biển.. 1.3.5. Cây cóc: Cây cóc thuộc loại cây thân mộc, lớn, mọc nhanh, cao 8-18 m (tại Mỹ châu) thường trung bình 9-12 m, phân nhánh nhiều cành dễ gẫy. Lá kép, lẻ, to, dài 20-60 cm, mọc ở ngọn nhánh; lá mang 7-12 đôi lá chét dài 6.25-10 cm, hình thuôn tròn; mép lá có răng cưa. Vào đầu mua khô, lá cây chuyển đổi sang màu vàng tươi, rụng. Hoa mọc thành chùy to, có thể dài đến 30 cm, chùy mang ít hoa Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 33 thường thòng xuống. Hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị. Quả thuộc loại quả hạch, hình trứng hay hình bầu dục, dài 6-8 cm, rộng 4-5 cm, da ngoài vàng-cam; thịt màu vàng- xanh nhạt, dòn, vị chua; Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả , thòng xuống. Hạch khá lớn hình bầu dục có nhiều gai dạng sợi dính chặt với thịt, có 5,6 ô cách nhau không đều 1.3.6. Cây táo dại: Đây là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo (Rhamnaceae). Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn,lá so le, hình elip thuôn dài, kích thước 2,5-6,25 cm ,mặt trên lá chúng có màu xanh lục thẫm, bóng mặt và với 3 gân lá theo chiều dọc, dễ thấy và bị nén xuống cũng như các răng cưa rất rõ nét ở mép lá.Hoa nhỏ, có 5 cánh hoa, màu vàng nhạt, tạo cụm 2-3 hoa trong nách lá.Cây cần nhiều ánh sáng. Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm, pH từ 5-7. Bộ rể phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây chăn gió. Quả là loại quả hạch, khi chín nó mềm, chứa nhiều nước, có vị ngọt. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chin. 1.3.7. Cây chanh không hạt: Loài chanh không hạt có đường kính khoảng 6cm, so với chanh thường thì có kích thước lớn hơn, không hạt, cứng hơn, quả tạo thành chùm, vỏ mỏng, nước quả ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta 1.4. Điều tra tìm hiểu quy trình, mô hình trồng rau, lúa sạch tại nhà bác Đàn, Phường Hương Chữ Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 34 Nhóm chúng em tham quan mô hình sản xuất nhỏ của bác Đàn tại tổ 6, Phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của bác chúng em đã thu thập được những thông tin sau: Mô hình sản xuất ở đây là 1 mô hình sản xuất nhỏ, chuyên trồng các loại rau, rau màu, xen canh lạc, ngô và lúa là chủ yếu. Diện tích đất sản xuất ở đây khoảng 6000m2. Ở đây trồng rau màu quanh năm với diện tích là 1000 m2 , trồng xen canh lạc, ngô: 1000 m2 và trồng lúa 2 vụ một năm với diện tích 4000 m2. Trồng rau chủ yếu cung cấp cho các thương lái buôn để bán các chợ trong Thành phố Huế, trồng lúa để ăn và bán cho các nhà thương lái. Sau đây là 1 số loại rau được trồng ở đây mà thời gian thu hoạch của từng loại Stt Các giống cây nông nghiệp được trồng ở đây Thời gian thu hoạch sau ngày gieo (ngày) Khoảng cách trồng (cây) (cm) 1 Lạc 115 25 × 30 2 Lúa 105 Sạ 3 Xà lách xoắn 30-40 20×(15 – 20) 4 Rau quế 30-40 20×20 5 Ngò 50-60 Gieo thẳng ngoài đồng 6 Hành 40-45 10×10 Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 35 7 Rau khoai 10 ngày kể từ khi giâm đọt Gieo thẳng hành 10 – 15 cm 8 Xà lách 30 – 40 15×20 Tùy theo mùa vụ mà sản lượng thu được có thể khác nhau, thường thì vào mùa mưa, rét đậm sẽ thu được sản lượng ít hơn. Nguồn nước được sử dụng để tưới tiêu hàng ngày ở đây là nguồn nước mương, hồ ở gần nương. Cách kinh nghiệm chăm sóc rau màu mà bác Đàn chia sẻ: -Một ngày cây trồng ở đây được tưới nước 2 lần (vào lúc sáng sớm 5h và buổi chiều 17h) và thường xuyên được nhổ cỏ nếu phát hiện thấy cỏ xuất hiện. -Các loại phân thường dùng: bón lót bằng phân chuồng và bón thúc bằng phân đạm và NPK. -Khi cây lớn nếu phát hiện dấu hiệu của sâu bệnh thì sẽ phun thuốc trừ sâu thuốc trừ sâu thích hợp hoặc cũng có thể phun thuốc ngừa trước. (trước 10 ngày trước khi thu hoạch thì không được bơm thuốc). -Sau khi thu hoạch xong thì xới đất, cuốc đất phơi nắng.Nếu nắng to thì chỉ cần phơi 3 ngày, nếu nắng yếu thì phơi 5 ngày.Sau đó dùng đất này để trồng loại cây khác. -Đối với ngò, xà lách mới gieo mà nếu trời nắng gắt hoặc rét thì phải phủ một lớp rơm lên trên (khoảng 3 ngày). Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 36 2. Thực tập sản xuất lâm nghiệp Ngày 25/05/2013, lớp TBTH 3 đã đi thực tế tại Trung tâm thực hành thí nghiệm Lâm nghiệp - Hương vân, Thị xã Hương Trà; thuộc khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế. 2.1. Tình hình sản xuất, quy mô, triển vọng phát triển của trung tâm 2.1.1. Tình hình sản xuất tại và quy mô trung tâm Trại với tổng diện tích hơn 10 ha, trồng các cây chủ yếu là lâm nghiệp để phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học của các sinh viên và các giáo viên. Ngoài ra còn thu lợi ích kinh tế về các cây lâm nghiệp. Gần trung tâm nhất là khu diện tích trồng các cây lâm nghiệp bản địa phục vụ cho sinh viên và giáo viên thực tập nghề và nghiên cứu khoa học. Phía sau trung tâm phần lớn là đất trồng keo lai để thu lấy lợi nhuận, còn ở các vùng đất trũng thấp, hay ngập nước được trồng cây tràm nước vì cây này có thể chịu hạn và chịu ngập nước tốt, cây này có giá trị kinh tế cao mà không để lãng phí đất. Đất màu chủ yếu trồng Lạc chiếm 1 ha, đất ruộng chiếm 1,3 ha chủ yếu sản xuất với mục đích cải thiện đời sống cho anh em công nhân trong trại. Đất ruộng lúa hiện nay không được trồng. Trước năm 2001, trung tâm này thuộc Trường Đại học Nông Lâm Huế. Từ năm 2001 đến nay, trung tâm được giao cho khoa Lâm Nghiệp của trường Đại học Nông Lâm Huế. 2.1.2. Triển vọng phát triển: Kể từ năm 2013 trại sẽ đưa về tổng hợp cả thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, nhưng chủ yếu vẫn là lâm nghiệp Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 37 Ở hai bên đường đi vào trại có các cây lâm nghiệp làm cảnh quan, cây đường phố như: cây ràng ràng, cây mù u, cây lim xẹt… tạo được không khí thoáng mát và cảnh quan đẹp cho trung tâm. Trung tâm này có diện tích tương đối lớn, nếu được phát triển thành một trung tâm nghiên cứu và bảo tồn các giống cây lâm nghiệp thì nó là một khu nghiên cứu lý tưởng cho các nhà khoa học. Nếu được đầu tư một cách bài bản và khoa học thì trung tâm sẽ là nơi cho ra các giống cây rừng quý giá và đem lại giá trị kinh tế cao khi bán những giống cây trồng đó cho các công ty cây xanh, các hộ nông dân… Trong thời gian tới trung tâm này có thể phát triển tốt, tận dụng được quỹ đất tốt hơn và có hiệu quả kinh tế cao hơn. 2.1. Tham quan mô hình vườn cây bản địa 2.1.1. Cây vanilla Vanilla là một giống lan nhiệt đới thuộc họ Orchidaceae, sống bám vào thân cây khác như một loại dây leo. Hai loài chính cho hương vani thiên nhiên là Vanilla planifolia hay còn gọi là Vanilla fragrans và Vanilla pompana. Dòng vanilla di thực vào Việt Nam trong mấy năm gần đây là các phụ loài của Vanilla planifolia với các lá màu xanh thẫm thuôn dài và gần như không cuống. Cây vanilla được trồng với lớp phủ ở trên là lớp trấu hoặc lớp vỏ lạc. Lan vanilla là loại cây trồng cần nhiều công chăm sóc, nên chỉ thích hợp với nhà vườn hoặc trang trại. Người ta nhân giống bằng cách giâm nhánh chồi: chỉ có các chồi đủ dài trong khoảng 60 – 100 cm và đủ lóng từ 18 đến 24 mắt mới nên được trồng. Khoảng 4 – 8 tuần lễ sau khi trồng thì cây bắt đầu ra rễ, người ta phải thường xuyên theo dõi để giúp cho cây bám chắc vào trụ và thỉnh thoảng rảy nước để giữ độ ẩm cần thiết. Đến khi cây đạt độ cao khoảng 1,5 mét thì ngắt đọt cho cây đâm chồi. Khi các chồi đã mọc khá dài thì nhẹ nhàng bắt uốn cho nó bò lên giàn ngang bắc giữa các trụ, rồi cuốn tròn lơi ở mỗi đầu ngọn để kích thích cho cây trổ hoa. Việc thụ phấn thực hiện bằng tay: mỗi Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 38 chùm hoa chỉ nên cho thụ phấn từ 5 – 6 trái và mỗi cây cũng chỉ nên giữ lại từ 10 – 12 chùm trái. Kết quả thụ phấn bằng tay thường đạt kết quả đến 100% và trái cây sẽ đạt độ lớn 12 – 16 cm sau 6 hay 8 tuần lễ, rồi sẽ chín trong khoảng 4 hay 10 tháng sau đó. 2.1.2. Cây mây Mây là tên gọi chung cho khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộc các chi Calamus (khoảng 400 loài) và Daemonorops (khoảng 115 loài), phân bố tự nhiên thuộc các khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Úc, châu Phi. Mây là lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình (nội thất) như bàn, ghế hay giỏ đựng... Chúng rất giống cây tre, nhưng mây dễ phân biệt với tre là chúng đặc chứ không có thân rỗng như tre, ngoài ra để sinh trưởng tốt, mây cần có một sự chăm sóc từ phía con người (tuy nhiên nó cũng rất dễ sống trong điều kiện hoang dại), trong khi tre có thể không cần điều này. Điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiềm năng trong việc bảo vệ rừng, do nó đem lại một số lợi ích và lợi nhuận hơn là loài cây cần phải loại bỏ. Mây tiết ra một chất nhựa màu đỏ, đôi khi còn được gọi là máu rồng. Chất nhựa màu đỏ này thời cổ đại được cho là có một số thuộc tính có ích trong y học và cũng đã được sử dụng như là thuốc nhuộm cùng với một số chất khác để nhuộm đàn viôlông. 2.1.3. Cây bằng lăng. Tên khoa học: Lagertroemia speciosa, thuộc họ Lythraceae Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 39 Do hoa có màu tím hồng đẹp, nên hiện nay thường được trồng làm cây cảnh quan đô thị. Gỗ bằng lăng nước màu nâu vàng, dẻo, dùng đóng đồ mộc thông thường hoặc có thể đóng thuyền. Cây bằng lăng bố mẹ là cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi từ 10 – 20 để lấy giống. Khi quả cây bằng lăng chín (đặc trưng nhận biết: quả bắt đầu nứt để hạt tung ra ngoài), lúc đó có thể thu hái quả. Quả sau khi đem về phải phân loại, những quả bằng lăng chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo. 2.1.4. Cây sao đen Tên khác: Cây sao, mạy khèn ( Lào), sao cát, sao bã mía, sao nghệ. Họ: Dầu – Dipterocarpaceae Thuộc loại cây gỗ lớn, thường xanh, cao 30- 40m, thân hình trụ thẳng, đường kính 60- 80cm, chiều cao dưới cành 15-25m. Vỏ ngoài nâu đen, nứt dọc sâu thành những miếng dày, xù xì. Vỏ trong màu nâu đỏ, nhiều sợi. Cành non và cuống lá phủ lông hình sao xám, sau nhẵn. Lá hình trái xoan thuôn hay hình mũi mác, dài 8-14cm, rộng 3-6cm, đầu có mũi tù ngắn, gốc hơi lệch, gân cấp hai 8-10 đôi, nổi ở mặt dưới; gân Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 40 nhỏ cong queo, gần song song, hai mặt lá có lông hình sao, ở nách gân cấp hai mặt dưới lá thường có tuyến. Cuống lá dài 12- 18mm. Cụm hoa hình chuỳ mang mang nhiều bông, mọc ở nách lá hay đỉnh cành; trục cụm hoa có lông xám trắng, mỗi cụm hoa thường mang 10-12 bông, mỗi bông có 4-6 hoa. Hoa gần không cuống, lá đài 5, phía ngoài và trong có lông. Cánh hoa 5, hình lưỡi hái, mép có răng, có lông ở ngoài. Nhị 15-19; chỉ nhị rộng và dẹt, phía trên thót lại; bao phấn có trung đới hình dùi, mảnh. Bầu có lông, vòi nhẵn. Quả hình trứng, đường kính 7-8mm, mang 2 cánh phát triển, dài 5-6cm, rộng 1-2cm, có 7- 11 gân song song. Khi non quả có màu xanh lá cây, khi già chuyển sang màu vàng nâu. Cây phát triển rất tốt trên đất đỏ bazan sâu, dày, tốt và ẩm mát với độ pH 4,5-5,0. Khi non, sao đen là cây chịu bóng. Đến giai đoạn sau 3-4 năm tuổi, sao đenhoàn toàn là cây ưa sáng, nên luôn luôn chiếm tầng cao nhất của rừng.Tái sinh tự nhiên tốt ở các khu rừng có độ tàn che nhẹ. 2.1.5. Cây xà cừ Cây Xà cừ (Khaya senegalensis A.Juss) Thuộc họ Xoan (Meliaceae) Xà cừ hay sọ khỉ (danh pháp hai phần: Khaya senegalensis) là một loại cây thuộc Họ Xoan (Meliaceae) Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 41 Là cây đại mộc có thể cao từ 35–40 m, đường kính cây có khi đạt đến 2m. Cây thường xanh, tán lá rậm, cành nhiều, cành non cong xuống. Lá kép lông chim một lần chẵn, cụm hoa chùm tán, hoa nhỏ màu trắng có 4 cánh nhỏ màu trắng dính nhau, mùa hoa tháng 4-5. Quả nang nhỏ, chín tháng 10, khi chín bung thành 4 mảnh. Vỏ cây màu xám nâu, vỏ nứt đồng tiền khoanh tròn như cái sọ nên cây còn có tên là sọ khỉ. Đặc điểm nhận biết: - Cây gỗ lớn, cao > 25m và đường kính có thể > 1,5m. Thân trơn, lúc non vỏ nhẵn, lúc già bong vẩy trơn. Tán lá rộng. - Lá kép lõng chim chẵn, mọc cách mang 3 – 6 đôi lá chét. Lá chét hình trái xoan dài, đầu gần trơn có mũi lồi ngắn, đuôi nêm, lá thường có kích thước dài 6-12cm, rộng 3-5cm. Mép lá nguyên, mặt trên nhẵn bóng. Cuống lá chét dài 01cm. - Hoa mọc ở nách lá. - Quả nang hình cầu, đường kính từ 4-5cm, khi chín vỏ hoá gỗ và nứt thânh 04 mảnh, mỗi ô có >10 hạt. Hạt dẹt, xung quanh có cánh dẹt mỏng. - Cây có hệ rễ ngang phát triển mạnh. Đặc tính sinh học và sinh thái học Cây ưa sáng mọc nhanh, dễ trồng hạt nẳy mầm rất khoẻ, tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Cây tăng trưởng rất nhanh, có thể phát triển tốt trên mọi địa hình, mọi loại đất, rất phù hợp với nền đất cát của vùng ven biển miền trung Việt Nam, cây chịu hạn và gió bão rất tốt. Đặc biệt cây có khả năng đề kháng với sâu bệnh rất cao. Công dụng - Cây có gỗ nặng, đẹp, thớ mịn dễ đóng, thường được đóng đồ dùng - Cây có tán rộng, rậm thường được trồng làm cây bóng mát ven đường. - Ngoài ra gỗ thường được dùng làm thớt (dụng cụ nấu ăn trong nhà bếp) vì thớ dày, ít mùn. 2.1.6. Cây Lim xẹt Cây Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) có tán tròn đều và hoa nở rộ rất đẹp nên được trồng rộng rãi trên đường phố, công viên, công sở, trường học. Là một trong các loài cây chủ lực chiếm cơ cấu cao trong hệ thống cây xanh đô thị. Tên phổ thông: Lim xẹt, Lim sét, Muồng vàng thắm. Tên khoa học: Peltophorum pterocarpum Họ thực vật: Fabaceae (Đậu). Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 42 Nguồn gốc xuất xứ: Australia, các nước Châu Á nhiệt đới. Đặc điểm hình thái: Thân, tán, lá: cây gỗ lớn, cao 20-25m, phân cành mập, lúc non có màu gỉ sắt. Lá kép lông chim 2 lần chẵn, lá phụ nhỏ bé xếp đều đặn. Hoa, quả, hạt: Cụm hoa dạng chuỳ thẳng đứng ở ngọn, có lông màu hoe đỏ như nhung. Hoa trung bình màu vàng tươi, cánh rộng, răn reo. Nhị ở giữa cũng vàng và ngắn. Mùa ra hoa: hoa nở rộ vào mùa xuân hè. Quả dẹt có cánh ở mép, 2 - 4 hạt. Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Phù hợp với: Đất giàu dinh dưỡng, ẩm ướt nhưng phải thoát nước tốt, cây chịu bóng một phần đôi khi có thể chịu được nắng nóng với điều kiện được tưới nước đầy đủ. 2.1.7. Cây dó bầu (Aquilaria agallocha Roxb) Là loại có khả năng tụ trầm cao. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 43 - Họ: Thymeleaceae. - Bộ: Thyméales. - Lớp: Song-tử-diệp - Ngành: Hiển hoa (bí tử) Trên thế giới, có khoảng 25 loại Dó Bầu chỉ mọc rải rác ở các nước Ðông Dương. Cây Dó Bầu sống lâu năm, thuộc loại thân gỗ, cao 30-40m, vỏ xám, có xơ. Lá mọc so le, thuôn hay bầu dục ngọn giáo, nhọn ở gốc, thon hẹp ở đầu, dài 8 - 10 cm, rộng 3,5 - 5,5 cm, có mép phồng lên thành vòng, mặt trên màu lục, sáng bóng, nhẵn, mặt dưới nhạt hơn có lông mềm. Hoa thành chùm hay thành tán, nách lá có lông. Quả khô, loại quả nang, hình quả lê có lông lún phún, dài 4cm, rộng 3cm, dày 2cm. Hạt chỉ có 1 phần chính ở trên dạng nón và phần kéo dài ở dưới, vỏ ngoài hoá gỗ, bên trong mềm. Cây thường ra hoa kết quả từ tháng 3 đến tháng 6. Gỗ cây Dó Bầu có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm Hương, do cây bị bệnh hoặc bởi tác động bên ngoài. Căn cứ vào sự tụ nhựa nhiều hay ít để tạo Trầm mà có những sản phẩm khác nhau: Tóc, Trầm Hương hay Kỳ Nam. 2.1.8. Cây bách bệnh Bách bệnh là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 44 Cây Bá bệnh - Eurycoma longifolia - là loài đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3-4. Mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5-6. Quả non màu xanh; khi chín đổi sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2 cm, ngang 0,5 – 1 cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. 2.1.9. Cây ngân hoa Tên Latinh: Grevillea robusta Họ: Mạ sưa - Proteaceae Nhóm: Cây gỗ trung bình Đặc điểm: Cao 20 - 25m, đường kính 35 - 40cm, cành non, chồi phủ lông tơ màu gỉ sắt, tán lá tròn đều, hình tháp. Lá đơn, phân thùy không đều, dạng lông chim, mọc cách, dài 5 - 20cm, thùy có 5 - 12 đôi, mép cuộn ra ngoài, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới phủ lông tơ màu trắng xám. Hoa nhỏ màu vàng đậm họp thành cụm hoa dạng chùm hoặc chùm xim, dài 6 - 17cm Cây sinh trưởng nhanh, ưa đất tơi, xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, rất kỵ ngập úng và đất bí chặt, phù hợp với đất pH từ 5,5 đến 6,5, nếu pH > 7,0 lá vàng hoặc có biểu hiện thiếu sắt (gân xanh lá vàng), dần dần hỏng ngọn, cây cằn cỗi hoặc chết. Công dụng: gỗ màu đỏ xám, cứng, chịu lực tốt, vân đẹp, không mối, mục, có thể đóng đồ đạc thông thường trong gia đình và xây dựng cây có tán đẹp nên được chọn làm cây cảnh ở một số nơi. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 45 2.1.10. Cây sấu Cây sấu hay sấu tía, sấu trắng hoặc long cóc (danh pháp hai phần: Dracontomelon duperreanum) là một loài cây sống lâu năm, lá thường xanh/bán rụng lá thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) Cây có thể cao tới 30 m. Cành nhỏ có cạnh và có lông nhung màu xám tro. Lá mọc so le, hình lông chim dài 30–45 cm, với 11-17 lá chét mọc so le. Phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dài 6–10 cm, rộng 2,5–4 cm, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ. Cụm hoa thuộc loại hoa chùm, mọc ở ngọn hay gần ngọn; hoa nhỏ, màu trắng xanh, có lông mềm. Quả là loại quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính khoảng 2 cm, khi chín màu vàng sẫm; chứa một hạt. Ra hoa vào mùa xuân - hè và có quả vào mùa hè - thu, quả được thu hái vào giai đoạn tháng 7 đến tháng 9. Quả dùng tươi để nấu canh hay lấy cùi thịt của quả để làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai, sấu dầm v.v. 2.1.11. Cây dầu rái Họ: Dipterocarpaceae Nguồn gốc xuất xứ: Phân bố ở Việt Nam: Rộng Khắp Đặc điểm hình thái: Thân, tán, lá: Cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40-50 m. vỏ màu xám nâu bong thành những mảnh nhỏ. Cành non, cuống và mặt dưới lá phủ lông hình sao. Lá đơn mọc cách hình trứng hay trái xoan thuôn dài. Lá kèm lớn dạng búp màu đỏ. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 46 Hoa, quả, hạt: Cụm hoa dài, hoa gần như không cuống, nhị nhiều đính thành 2 hàng. Quả lớn có 2 cánh do đài phát triển. Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Phù hợp với: cây ưa sáng, nhu cầu nước trung bình. Nhân giống từ hạt. Họ này đa số là loài cây rừng cho nên tôi chỉ biết có mấy loài hay trồng xanh lấy bóng mát ven đường trong thành phố và làm gỗ quan tài. 2.1.12. Cây sở Cây thân gỗ, thấp, tán tròn, nhiều cành phân bố đều, lá có dạng hình trứng cân đối, màu xanh nhạt, mép có răng cưa nhỏ. Quả mỏng vỏ, không tròn đều, thường có 2-3 mảnh, khi chín vỏ tự tách hạt rụng xuống đất. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 47 Đặc điểm hình thái - Cây thân gỗ, thấp, tán tròn, nhiều cành phân bố đều, lá có dạng hình trứng cân đối, màu xanh nhạt, mép có răng cưa nhỏ. - Quả mỏng vỏ, không tròn đều, thường có 2-3 mảnh, khi chín vỏ tự tách hạt rụng xuống đất. 2.1.13. Cây chai lá cong Họ: Dầu Dipterocarpaceae Bộ: Chè Theales Là cây gỗ nhỏ, cao 10 - 12 m, thường xanh, vỏ màu xám. Cành non, chồi ngọn, cuống lá và cụm hoa có lông hình sao màu tro. Lá dai, hình trứng dài, hơi cong, dài 8 - 10cm, rộng 3 - 4cm, không đối xứng, đầu nhọn, nhẵn. Có 12 - 14 đôi gân bậc hai hơi cong về phía mép lá. Cụm hoa chùy tán thưa, mọc ở nách lá hay đầu cành, dài 10 - 15cm. Nụ hình trứng thót ở đầu, dài 5mm, đường kính 3mm, gần như không cuống. Hoa màu vàng. Đài dài 3,5mm, phủ lông màu tro ở mặt ngoài. Cánh hoa màu vàng có đốm đỏ ở mặt ngoài, phủ đầy lông ở phần không bị lợp, dài 6 - 7mm. Nhị 50 - 70, có chỉ nhị dài gấp 2 lần bao phấn. Bầu dài 2mm, phủ đầy lông màu hoe vàng, vòi nhẵn, dài 1,5mm. Quả màu nâu, có 5 cánh, 3 cánh to dài 3,5cm và 2 cánh nhỏ. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh thấp, trên các bãi và đụn cát đỏ ven biển, cùng với Sao lá hình tim (Hopea cordata) và một số loài cây gỗ khác. Giá trị: là nguồn gen qúy, hiếm. Gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 48 2.1.14. Cây vên vên Họ: Dầu Dipterocarpaceae, Bộ: Chè Theales Đặc điểm: Cây thường xanh, cao 30 - 40m, thân thẳng. Vỏ màu xám nâu, thịt màu vàng, rãnh sâu. Cành thô, dẹt, hay có góc và có lông màu vàng đất. Lá đơn mọc cách, phiến lá thuôn hay hình bầu dục thuôn, gốc lá tròn hay gần hình tim, đỉnh có mũi tù ngắn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông nhỏ, gân bên 20 - 24 đôi, nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá 13 - 16mm. Lá kèm hình mác rất nhỏ có lông. Cụm hoa chùm dài 10 - 15cm, mọc ở nách hay tận cùng, cuống chung có lông hình sao. Cánh đài có lông. Cánh tràng hình mác tù, màu trắng. Nhị 30 - 35, mảnh. Bầu chìm trong đế hoa, 2 ô, mỗi ô 2 noãn. Quả gần hình cầu, màu nâu, đường kính 1cm, hai cánh lớn của quả dài 12cm, rộng 2cm, 3 cánh nhỏ dài 2,5cm. Công dụng: Gỗ màu trắng - vàng nhạt, không phân biệt dác lõi, thớ khá mịn, vòng năm khó nhận, hơi nhẹ tỷ trọng 0,61 - 0,71 Lực nén song song 757 - 860 kg/cm2, lực uốn tĩnh 800 - 1285 kg/cm2, lực đập xung kích 0,25 - 0,45kg/m/cm2, lực kéo thẳng góc 22 - 36 kg/cm2, lực tách ngang 17 - 21 kg/cm2, hệ số co rút 0,50 - 0,70. Tia to trung bình, mật độ trung bình. Mạch to, mật độ cao. Nhu mô quanh mạch dễ nhận. Dễ cưa xe nhưng làm cưa mau cùn vì gỗ có nhiều tinh thể Oxalatcanxi, dùng đóng đồ mộc, gỗ dán. Cây cũng cho nhựa, lúc đầu mềm, sau cứng, màu xám, khi đốt có mùi trầm. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 49 2.1.15. Cây vàng tâm Vàng tâm (danh pháp khoa học: Magnolia fordiana Hu, 1924, đồng nghĩa: Manglietia fordiana) là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae). Cây gỗ thường xanh, cao 25-30 m, đường kính thân cây 70-80 cm. Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, dày 5-17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2 cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4-5,5 cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt. Cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình. 2.1.16. Cây xoan chịu hạn (thầu đâu) Cây xoan có tên tiếng Anh là Chinaberry hay Bead tree, Persian lilac (đinh hương Ba Tư), White cedar (tuyết tùng trắng) và một vài tên gọi khác. Ở Việt Nam cây xoan cũng được gọi với nhiều tên khác nhau như: xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, sầu đông, thầu đâu. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 50 Cây trưởng thành cao từ 7 đến 12 m, có thể đạt tới 30 m. Vỏ thân xù xì, nhiều chỗ lồi lõm, với nhiều vết khía dọc thân. Lá xoan dài tới 50 cm, mọc so le, cuống lá dài với 2 hoặc 3 nhánh lá phức mọc đối; các lá chét có màu lục sẫm ở mặt trên và xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Mép lá có khía răng cưa. Hoa xoan có năm cánh, sắc tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành chùm. Quả xoan loại quả hạch, to cỡ hòn bi, kết quả vào tháng 3 và chín vào tháng 12. Hạt xoan tròn và cứng thường được dùng làm chuỗi tràng hạt và các sản phẩm tương tự khác trước khi kỹ nghệ plastic thịnh hành và thay thế vật liệu hạt xoan. Vỏ thân, vỏ cành to, vỏ rễ và lá đều có thể dùng làm thuốc. 2.1.17. Cây sưa Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 51 Sưa hay sưa Bắc Bộ, trắc thối, huê mộc vàng, danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu(Fabaceae). Là cây gỗ nhỡ, lá thường xanh có thể cao tới 10–15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9–20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng. Hoa tự dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5–15 cm. Hoa trắng có đài hợp, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–6 cm, rộng khoảng 1 cm và chứa 1-2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9 mm. Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Có hai loài sưa chính là: sưa trắng và sưa đỏ. Lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi. Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Có khả năng tái sinh hạt tốt. Lá dạng lông chim. Mỗi nhành lá có khoảng từ 7-15 lá, mọc so le, lá cuối to hơn, hình lưỡi mác. Thân cây nhẵn, màu xám trắng, lúc nhỏ thân cây hơi cong queo. Gỗ chắc, thơm và có tỉ trọng nặng hơn gỗ bình thường. Vân gỗ đẹp, rất được ưa chuộng để làm đồ dùng phong thuỷ. 2.1.18. Kền kền Họ: Dầu Dipterocarpaceae, Bộ: Chè Theales Đặc điểm: Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 52 Cây gỗ to, thường xanh, có tán hình cầu, thân thẳng, cao tới 40m, đường kính 0,6 - 0,8m hay hơn. Vỏ màu đen, nứt dọc sâu. Lá đơn, mọc cách, hình trứng, đầu có mũi nhọn, gốc tròn. Cụm hoa chùm. Hoa mẫu 5; cánh hoa màu đỏ nhạt, mặt ngoài có lông. Quả hình trái xoan nhỏ, có mỏ ở đỉnh, vỏ quả hóa gỗ chứa nhiều nhựa, mang 2 cánh dài 2 - 2,3cm với 7 gân song song. Cây cho nhiều quả, tái sinh bằng hạt tốt. Là cây ưa đất feralit đỏ vàng phát triển trên các loại đá axít và kiềm. Rất dễ mẫn cảm với chất hóa học làm trụi lá cây, nên bị chết nhiều trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam trước đây. Gỗ tốt, cứng, thớ mịn, rất bền ngoài không khí, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền, làm khung nhà, ván sàn, có thể thay gỗ Tếch (Tectonia grandis) trong nhiều công việc. Vỏ cây dùng làm vách nhà thay gỗ, rất bền. 2.1.19. Keo lá tràm Keo lá tràm hay tràm bông vàng có danh pháp khoa học là Acacia auriculiformis là một loài cây thuộc chi Acacia. Thuộc họ đậu Keo lá tràm là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 m. Loài cây này phân cành thấp, tán rộng. Vỏ cây có rạn dọc, màu nâu xám. Lá cây là lá giả, do lá thật bị tiêu giảm, bộ phận quang hợp là lá giả, được biến thái từ cuống cấp 1, quan sát kỹ có thể thấy dấu vết của tuyến hình chậu còn ở cuối lá giả) có hình dạng cong lưỡi liềm, Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 53 kích thước lá giả rộng từ 3–4 cm, dài từ 6–13 cm, trên lá giả có khoảng 3 gân dạng song song, ở cuối lá có 1 tuyến hình chậu. Hoa tự dạng bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng. Quả dạng đậu xoắn, hạt màu đen, có rốn hạt khá dài màu vàng như màu của tràng hoa. Keo lá tràm là thực vật quen sống ở nơi có khí hậu nóng, với khả năng chịu hạn tốt tuy nhiên chịu rét lại kém. Nhiệt độ trung bình cho cây phát triển là 240C với lượng mưa 2.000-5.000mm hàng năm. Cây mọc tốt trên đất có độ dày trung binh, có khả năng thoát nước khá tốt, độ pH gần trung tính, hơi chua. 2.1.20. Gõ đỏ Tên khoa học: Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib, 1921, Pahudia cochinchinensis Pierre Họ: Đậu Fabaceae, Bộ: Đậu Fabales Cây gỗ to rụng lá, cao tới 30m, đường kính thân 0,8 - 1m. Vỏ màu xám, sần sùi, trên mặt có nhiều lỗ màu nâu. Cành non nhẵn, lá kép lông chim chẵn với 3 tới 5 đôi lá chét hình trái xoan, gân nhọn, gốc tù, nhẵn, mặt dưới màu lục nhạt, dài 5 - 6, rộng 4 - 5cm.. Quả đậu to, gần không cuống, dài 15cm, rộng 6 - 9cm, dày 2 - 3cm, hoá gỗ mạnh khi già, màu nâu thẫm. Hạt 7 - 8, nằm ngang, hình trứng dài 25 - 30mm, dày 18 - 24mm, màu nâu thẫm hay đen, gốc có áo hạt cứng màu da cam. Tái sinh bằng hạt tốt ở nơi có nhiều ánh sáng. Cây rụng lá vào tháng 12, ra lá non vào đầu tháng 1, có hoa vào tháng 3 - 4, quả chín vào tháng 10 - 11. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 54 Gõ đỏ mọc ở nơi đất bằng phẳng hoặc trên sườn núi có đất thoát nước nơi đất sâu, sét pha cát, đất đỏ có đá nổi hoặc không. Rất ít khi mọc ven suối ẩm ướt. Gỗ gõ đỏ rất đẹp, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây Hổ bì. Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp. Những u gỗ trên thân có vân xoáy rất đẹp, gọi là gỗ "nu mật" hay gỗ lúp, dùng đóng đồ đạc cao cấp, được bán theo kilôgram. 2.1.21. Sến mật Sến mật, sến dưa, sến giũa, sến ngũ điểm, sến năm ngón, chên, có danh pháp hai phần là Madhuca pasquieri, là một loài thực vật thuộc họ Hồng xiêm. Cây sến phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc. Đây là loài cây đang bị đe dọa môi trường sống. Sến mật là cây gỗ lớn, có thể cao 30m đến 35m. Phiến lá hình trứng ngược hay hình bầu dục dài, dài 6–16 cm, rộng 2–6 cm, đầu tù và có mũi nhọn rộng. Cụm hoa ở nách lá các lá trên, thường gồm 2-3 hoa; hoa có tràng nhẵn màu vàng. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5–3 cm; hạt hình trứng. Cây sến mật sinh trưởng chậm, ưa đất tốt và ẩm, ra hoa vào tháng 1-3; có quả chín tháng 11-12. Cây tái sinh bằng hạt và chồi. Gỗ: Gỗ màu đỏ nâu, cứng, khó gia công, dễ nẻ, chịu cường độ lực lớn. Gỗ sến mật được xếp vào nhóm tứ thiết cùng với đinh (thực vật), lim và tán. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 55 Hạt: chứa 30-35% dầu béo, có thể dùng ăn hay dùng trong công nghiệp. Lá: có thể nấu thành cao để chữa bỏng. 2.2. Điều tra lâm phần rừng Điều tra rừng keo tại trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ với cấu trúc 1 tầng tán có độ tuổi là 4, đo trong ô tiêu chuẩn 20m×25m (500 m2) Stt Chu vi (cm) C13 Đường kính cây (cm) D13 Đường kính tán (m) Chiều cao vút nhọn (m) 1 33 10,50 2,75 10 2 21 6,68 3 8 3 31 9,87 2 11 4 25 7,96 2,25 12 5 27 8,59 1,5 13 6 43 13,69 3 14 7 21 6,68 1 8 8 60, 57 19,10; 18,14 5 15 9 22 7,00 2,25 13 10 43 13,69 3,5 13,5 11 24 7,64 2,25 13 12 30 9,55 2,75 13 13 41 13,05 3,25 14 14 18 5,73 1,5 8 15 38, 41 12,10; 13,05 4,5 14 16 26 8,28 2,75 12 17 41 13,05 4 14 18 26 8,28 2,75 12 19 28 8,91 2,5 11 20 19 6,05 1 8 21 20 6,37 1,3 9 22 60 19,10 5,5 15 23 31 9,87 2,75 24 41 13,05 3,5 15 25 26 8,28 3,25 11 26 15 4,77 1 10 27 45 14,32 4,75 17 28 21 6,68 2,75 12 29 19 6,05 2,25 8 Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 56 30 34 10,82 2,5 13 31 21 6,68 2,75 12 31 63, 46 20,05; 14,64 6,75 18 32 34 10,82 4,0 14 33 26 8,28 2 13 34 43, 49 13,69; 15,60 5,25 15 35 19 6,05 1 10 36 43 13,69 3,25 17 37 23 7,32 25 13 38 29 9,23 4,0 13 39 19 6,05 2 8 40 10 3,18 1 5 41 18 5,73 1,75 10 42 35 11,14 3,25 12 43 14 4,46 1,5 7 44 58 18,46 5,25 15 45 23 7,32 2,25 13 46 25 7,96 3,0 13 47 33 10,50 4 14 48 33 10,50 3 14,5 49 26 8,28 2 13 50 25 7,96 2 14 51 26 8,28 2,25 13 51 46 14,64 3,25 13,5 52 35 11,14 2,75 13,5 53 25 7,96 2 12 54 12 3,82 1 8 55 13 4,14 2,75 13 56 27 8,59 2,25 12,7 57 16, 17 5,09; 5,41 1,75 13 58 22 7,00 3,25 13 59 32 10,19 3,75 13,5 60 35 11,14 3,25 13,5 Qua số liệu điều tra cho thấy các cây keo phát triển không đồng đều, số cây nhỏ còn nhiều dẫn đến chiều cao và đường kính tán có sự khác nhau của mỗi cây; các cây to, cao thì đường kính tán lớn, các cây nhỏ, thấp thì đường kính tán nhỏ. Nhìn chung các Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 57 cây có tốc độ tăng trưởng trung bình nhanh: đường kính cây (D13) lớn hơn 0,8 cm/năm. Các cây có sự tỉa thưa tự nhiên, tán của rừng đã phủ tán. Mật độ trồng trung bình là 1200 cây/ha. Với mật độ này cây keo có tốc độ phát triển cao, cho năng suất cao. 2.3. Điều tra đa dạng cây trồng trong khuân viên trường Đại Học Sư Phạm Huế. Ngày 25/05/2012, nhóm chúng em chọn địa điểm là trường Đại Học Sư Phạm làm nơi điều tra đa dạng cây trồng. Nơi đây là nơi thân thuộc nhất, và có khuân viên rộng với số lượng, các loại cây trồng được trồng nhiều đề phục vụ cho việc học tập của sinh viên cũng như tạo sự thoáng mát trong trường. Stt Loài cây Tên khoa học Số lượng (cây, bụi) 1 Bằng lăng tím Lagerstroemia speciosa 35 2 Phượng vĩ Delonix regia 49 3 Lim xẹt Peltophorum pterocarpum 18 4 Chi đại (hoa sứ) Plumeria 9 5 Đa búp đỏ Ficus elastic 1 6 Cây bàng Terminalia catappa 28 7 Me Tamarindus indica 1 8 Sung Ficus racemosa 1 9 Nhãn Dimocarpus longan 10 10 Trúc đào Nerium oleander 7 11 Đề lâm vồ Ficus rumphii Blume 2 12 Tùng mốc Cupressus lusitanica 30 13 Huyền diệp Polyalthia longifolia var. pendula Hort 9 14 Sanh Ficus benjamina L 4 15 Tràm bông đỏ Callistemon citrinus 2 16 Tùng bách tán Araucaria excels Araucaria heterophylla 4 17 Móng bò (hoàng hậu) Bauhinia purpurea 5 19 Nhội tía Bischofia javanica Blume 17 20 Muồng ràng ràng Adenanthera microsperma Ysm. & Binn 2 21 Bò cạp nước Cassia fistula 1 22 Sến xanh Mimusops elengi 10 23 Trắc bách diệp Platycladus orientalis (L.) Franco 2 24 Cau vàng Chrysalidocarpus lutescens, Areca lutescens 38 Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 58 Một số hình ảnh về các cây trồng: Cây bằng lăng Cây xà cừ Cây me Cây lim xẹt Cây đa búp đỏ Cây tùng mốc Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 59 Cây huyền diệp Cây phượng vĩ Cây bò cạp nước Cây nhãn Cây cau vàng Cây bàng Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 60 Dựa vào bảng điều tra về số lượng loài cây cũng như số lượng cây trồng trong khuân viên trường cho biết được nơi đây có sự đa dạng về loài cây trồng, nhưng chủ yếu các cây này thường được dùng để trồng trên đường phố và trong công viên. Qua thực tình hình thực tiễn cho thấy các cây có độ tuổi khác nhau, đa số các cây lấy gỗ là các cây lâu năm có tán rộng phủ tạo không gian thoáng mát, tạo cảnh quan đẹp. Ngoài chức năng tạo cảnh quan, cây xanh đó giúp điều hòa khí hậu, cung cấp O2, giảm các khí bụi từ ngoài đường vào trong trường, hạn chế tiếng ồn của phương tiện giao thông. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 61 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận Qua đợt thực tế, thực tập sản xuất trồng trọt và lâm nghiệp này đã cho chúng tôi đã mở mang kiến thức, hiểu sâu hơn về các kiên thức đã học, qua tiếp xúc với thực tiển sản xuất đã cho chúng tôi nâng cao một số kĩ năng khác nhau trong đó đặc biết là kĩ năng thực hành. Tuy chuyến đi chỉ diễn ra 2 ngày nhưng nó đã cho chúng tôi một lượng kiến thức khá lớn: Kĩ thuật trồng một số cây nông nghiệp: lúa, lạc, ngô. Kĩ thuật nhân giống bằng hạt, nhân giống vô tính: chiết, giâm,ghép cành. Biết được một số cây trong 2 trung tâm và các cách chăm sóc cho các cây đó. Cách đánh giá lâm phần rừng. điều tra đa dạng cây trồng ở công viên, đường phố… Ngoài ra chúng tôi còn biết thêm các kĩ năng khác để sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin, quy trình kĩ thuật trồng rau, rau màu sạch ở hộ gia đình. 2. Đề nghị - Cần tổ chức thêm cho sinh viên những buổi thực tế như thế này nhiều hơn để sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn để có thể phục vụ tốt cho công việc sau này. - Ban lãnh đạo cần phải có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng. - Phải nâng cao cơ sở hạ tầng của trung tâm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ và sinh viên có điều kiện học tập và làm việc tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf64_trong_trot_va_lam_nghiep_3764.pdf
Luận văn liên quan