Báo cáo thực tập tại Doanh nghiệp Tư nhân Công Minh

Qua đợt thực tập vừa qua, em nhận thấy Doanh nghiệp tư nhân Công Minh đang có những hiệu quả hoạt động sản xuất khả quan trong môi trường kinh tế suy thoái và đầy cạnh tranh như hiện nay.Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn đọng mà Doanh nghiệp cần khắc phục. VD: vấn để về nhân lực, hiện nay nhân lực của Doanh nghiệp còn chưa đáp ứng được nhu cầu, vấn đề huy động vốn. Còn đối với tập thể sinh viên như chúng em giai đoạn thực tập sẽ là một bước đi tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng rất cần thiết và quan trọng. Nó tạo ra cơ hội để chúng em có thể tiếp cận được với thực tiễn sản xuất – kinh doanh của Doanh nghiệp khi còn chưa tốt nghiệp ra trường đồng thời giúp chúng em có được cái nhìn xác thực hơn, gắn liền với thực tiễn cuộc sống hơn. Nói một cách đơn giản thì giai đoạn này đã giúp cho em hình dung được rõ ràng hơn về công việc sản xuất kinh doanh trong thực tế, hiểu được mình đã biết những gì và có thể làm được những gì để cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai.

doc42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Doanh nghiệp Tư nhân Công Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t. Em đã lựa chon Doanh nghiệp Tư nhân Công Minh để làm bài kiến tập của mình. Doanh nghiệp chuyên xây dựng các công trình và kinh doanh vật liệu xây dựng, trong quá trình hình thành và phát triển Doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của giám đốc và nhân viên trong công ty đã giúp Doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường Xây dựng địa phương. Nhờ có đợt thực tập cơ sở ngành, em đã có cơ hội tiếp cận trực tiếp với thực tế ngành mà mình đang học tập và ứng dụng những kiến thức, kỹ năng có được từ lớp học vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhằm củng cố thêm kiến thức đã học về chuyên ngành của mình . Nhân đây em xin cảm ơn Doanh nghiệp tư nhân Công Minh, bác Nguyễn Thị Tâm và một số anh chị trong Doanh nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em thực hiện bài thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Vũ Đình Gang. Bài kiến tập gồm 3 phần: Phần 1 Tổng quan về công tác tổ chức và quản lý của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh. Phần 2 Các hoạt động, sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Phần 3 Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện cho Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Do lần đầu được tiếp xúc trực tiếp với thực tế chuyên ngành của mình nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy giáo và mọi người để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!!! Hà Nội ngày 05 tháng 06 năm 2014 Sinh viên kiến tập DƯƠNG THẾ ANH PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÔNG MINH 1.1.Tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân Công Minh. — Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Công Minh. — Giám đốc Doanh nghiệp(Ông): Trịnh Bình Minh — Địa chỉ trụ sở: Số nhà 231 Đường Tây Bắc, Thị trấn-Huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La. — Mã số thuế: 5500368249 — Email: dntncongminh@gmail.com — Giấy phép kinh doanh: do Sở Kế hoạch tỉnh Sơn La cấp ngày 20/05/2009 — Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp: Xây dựng và Thương mại. 1.2.Quá trình phát triển của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Doanh nghiệp tư nhân Công Minh tiền thân là Xưởng cơ khí xây dựng tư nhân chuyên đi xây dựng các công trình trường học, các công trình dân dụng, chợ ở địa phương. Từ khi thành lập đến nay Doanh nghiệp đã gặp phải không ít khó khăn và thách thức do Doanh nghiệp mới thành lập còn non trẻ, sức cạnh tranh trên thị trường còn chưa cao, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động xảy ra. Nhưng với sự quyết tâm, kiên trì cao của giám đốc Công Minh, cùng với sự trung thành, tận tụy của nhiều công nhân viên trong Doanh nghiệp đã giúp cho Doanh nghiệp vươn lên và khẳng định mình trong thị trường Xây dựng địa phương. Ngày 20/05/2009 Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Sơn La cấp giấy phép kịnh doanh, lấy tên Doanh nghiệp tư nhân Công Minh. Với mã số thuế: 5500368249, kinh doanh trong lĩnh vực Xây dựng và Thương mại. Tuy ra đời và hoạt động chưa lâu nhưng Doanh nghiệp tư nhân Công Minh đã có nhiều cố gắng trong tìm kiếm thị trường hoạt động, có nhiều hình thức huy động vốn sản xuất, không ngừng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của kỹ sư và công nhân…chính nhờ có đường lối đúng đắn đi đôi với các biện pháp thích hợp nên doanh thu, lợi nhuận đóng góp cho Ngân sách Nhà nước không ngừng được nâng cao. Đến nay, Doanh nghiệp đã thực sự đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh. Năm 2012 được chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sơn La tặng giấy khen Doanh nghiệp đã có thành tích trong công tác thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản (ĐVT: Nghìn đồng) Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn Cố Định 1.572.000 3.118.354 3.025.703 Vốn Lưu Động 1.830.000 4.348.589 5.789.141 Doanh Thu Thuần 4.527.000 7.557.627 8.055.269 Lợi NhuậnTrước Thuế 202.567 339.670 362.993 Thu nhập bình quân(người/ tháng) 3.280 3.565 3.650 Cán bộ, Công nhân 48 67 85 (Nguồn:Phòng Kế toán) 1.3.Nhiệm vụ, chức năng của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh. 1.3.1.Nhiệm vụ chính của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích nguồn vốn tự có. Bên cạnh đó sử dụng theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công trình xây dựng. Sản xuất, thi công các công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trình tiêu chuẩn cả về kỹ, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nền tảng vững chắc cho Doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng Doanh nghiệp. 1.3.2.Chức năng của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, hạ tầng đô thị, cấp thoát nước và thiết kế, thi công trang trí nội, ngoại thất. Xây dựng quản lý bất động sản (Chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ của Pháp luật) Kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng Lắp đặt đường dây điện, trạm điện San ủi, đào, đắp đất công trình. Gia công và lắp đặt kết cấu kim loại dân dụng. 1.3.3.Đặc điểm của sản phẩm Doanh nghiệp tư nhân Công Minh có sản phẩm chính là các công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng kinh tế, công trình phúc lợi có qui mô vừa, thời gian thi công từ 6 tháng đến 1 năm, bền đẹp có chất lượng và đảm bảo cả về mặt mỹ thuật, kỹ thuật. Do vậy, ban lãnh đạo Doanh nghiệp phải lập dự toán, thiết kế, thẩm tra công trình…Quá trình thi công xây dựng đúng bài bản, có hiệu quả theo đúng thiết kế của bản vẽ, đúng pháp luật. Các công trình thi công được áp dụng tính theo đơn giá thông báo của Liên Sở xây dựng tại Tỉnh, đồng thời theo thỏa thuận của Chủ đầu tư để thực hiện. Chính vì vậy giá vật tư hàng hóa của từng mặt hàng là không ổn định luôn luôn thay đổi theo Tháng, Quý. Công trình xây dựng là điểm cố định để làm việc còn các loại máy móc, thiết bị thi công phải di chuyển theo từng địa điểm. Sản phẩm của Doanh nghiệp từ thời gian thi công đến khi kết thúc công trình, bàn giao và đưa vào sử dụng là một thời gian dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Trong quá trình thi công công trình thì được chia thành nhiều giai đoạn, công việc khác nhau. Thường một công trình được chia như sau: + San ủi mặt bằng + Phần móng + Phần chống mối công trình + Phần thân + Phần hoàn thiện + Phần cấp thoát nước + Phần lắp đặt cấp điện và thu lôi chống sét + Bàn giao đưa vào sử dụng Khi thi công các phần của công trình thì bao gồm các công việc lớn nhỏ, các công việc được diễn ra cả ngoài trời và chịu thời tiết khắc nghiệt như: mưa, bão, lũ…Vì vậy dễ gặp ảnh hưởng có hại đến tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình. 1.3.4.Quy trình công nghệ Doanh nghiệp tư nhân Công Minh luôn luôn cải tiến kỹ thuật và áp dụng những công nghệ hiện đại nhất để phục vụ thi công công trình. Bảng 1.1: Các thiết bị thi công công trình TT Tên thiết bị Số lượng Thông số kĩ thuật Nước sản xuất Thuộc sở hữu A B C D E F CÁC THIẾT BỊ CHÍNH 1 Búa Diezen D50 01 5 tấn TQ DN 2 Búa Diezen D65 02 3.5 tấn TQ DN 3 Búa thủy lực 01 6 tấn VN DN 4 Maý ép cọ thủy lực 01 80-140 tấn Nhật DN 5 Máy khoan cọc nhồi 01 Ý DN 6 Máy khoan đất 01 NHẬT DN 7 Thiết bị cơ điện điều chế và thu hồi dung dịch bentonite 01 NHẬT+VN DN 8 Cầu phục vụ 01 P=18 tấn Nhật DN 9 Máy lọc cát 01 VN DN 10 Tôn+Tấm lợp 15 VN DN 11 Máy xúc lật 01 Nhật DN 12 Máy đào 01 Nhật DN 13 Máy lu rung 05 Đức DN 14 Máy đầm dùi 02 >=8.5 tấn TQ DN 15 Máy đầm cóc 03 1.8W Nhật DN 16 Máy đầm bàn 02 TQ DN 17 Xe vận tải huyndai 02 15 tấn TQ DN 18 Xe tự đổ Kamaz 01 13 tấn Nga DN 19 Máy trộn bê tông 02 150-200 lit VN DN 20 Máy trộn vữa 02 100-150 lit VN DN THIẾT BỊ KHÁC 1 Máy phát diện 02 TQ DN 2 Máy cắt thép 05 Nhật DN 3 Máy uốn thép 05 TQ DN 4 Mày hàn hơi 01 VN DN 5 Máy nén khí 01 Nhật DN 7 Máy bơm nước(xăng) 03 Nhật DN 8 Máy bơm nước(điện) 02 Nhật DN 9 Máy mài,cắt 05 TQ DN 10 Máy khoan bê tông 05 VN DN 11 Giàn ráo thép các loại 50 bộ VN DN 12 Cốt pha thép 500m2 VN DN 13 Máy kinh vĩ 01 Nhật DN 14 Máy thủy bình 01 Nhật DN 15 Máy kiểm tra cường độ thép 01 Nhật DN 16 Máy kiểm tra mẫu thử BT 01 Nga DN 1.4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Doanh nghiệp tư nhân Công Minh là doanh nghiệp có quy mô sản xuất thuộc loại vừa và nhỏ. Hệ thống sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp gồm 2 mặt: Công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất. Công nghệ sản xuất: Là Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu về xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi. Công nghệ thi công xây dựng chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ giới, là loại hình sản xuất giản đơn. Công nghệ sản xuất trong thi công thì bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng bằng máy san, ủi và thi công. Giai đoạn 2: Tập kết nguyên vật liệu, công nhân đến hiện trường xây dựng. Giai đoạn 3: Thực hiện gia công xây lắp tại công trường xây dựng Giai đoạn 4: Hoàn thiện, tiến hành nghiệm thu và tiến hành kiểm tra bằng các thiết bị đo lường: máy trắc địa, thước đo… Công tác tổ chức sản xuất của công ty được thực hiện trên sơ sở công nghệ thi công xây dựng. Các công việc được tiến hành ở đội thi công cùng với sự phối hợp của các tổ đội chuyên môn. Theo công nghệ thi công xây dựng việc sản xuất được tổ chức thực hiện theo các bước: 1. Ban giám đốc Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xây dựng sau đó giao nhiệm vụ sản xuất cho đội xây dựng. 2. Công nhân của đội xây dựng phối hợp với đội thi công cơ giới thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Công tác chuẩn bị gồm những việc sau: + Tổ mộc: Gia công lắp dựng lán trại, tháo dỡ, luân chuyển cốt pha, giàn giáo. + Tổ sắt: Gia công, lắp dựng, cốt thép bê tông. + Tổ cơ giới: Tổ chức thi công san mặt bằng đào đắp móng và vận chuyện đất, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công. 3. Phòng kỹ thuật cùng cán bộ giám sát giám sát thi công công trình theo từng giai đoạn của đội. Tổ chức nghiệm thu bộ phận, báo cáo ban Giám đốc nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng và thực hiện bảo hành công trình. 4. Phòng kế hoạch: Tổ chức cung ứng vật liệu phục vụ thi công, kết hợp với phòng kế toán tài chính thực hiện thanh quyết toán với bên A 1.5.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh 1.5.1.Cơ cấu bộ máy quản lý Các đội sản xuất và cửa hàng bán sản phẩm Phòng Kế toán – Tài vụ Phòng Tổ chức hành chính. Giám đốc Doanh nghiệp Phòng vật tư và Kỹ thuật 1.5.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Giám đốc công ty: Là người tổ chức điều hành bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm chính trước Hội đồng quản trị về toàn bộ những nhiệm vụ, quyền hạn đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh trong Doanh nghiệp. Vì vậy, Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây: — Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Doanh nghiệp. — Tổ chức thực hiện các quyết định của giám đốc. — Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ Doanh nghiệp. — Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức các chức danh quản lý trong Doanh nghiệp trừ các chức danh do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Phòng Vật tư: là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Doanh nghiệp, có chức năng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường các chủng loại vật tư nguyên vật liệu cho các phòng ban liên quan. Mua sắm, cung cấp vật tư nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, thi công các công trình. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị. Nhiệm vụ: Khai thác, cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo lệnh của Giám đốc Doanh nghiệp. Quản lý, bảo quản vật tư, nguyên nhiên vật liệu. Cấp phát vật tư, nguyên nhiên vật liệu theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và cung cấp vật tư NVL phục vụ sản xuất cho các đơn vị trong Doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình sản xuất hàng năm và dài hạn của Doanh nghiệp trên cơ sở năng lực, thiết bị và nguồn vật tư nguyên liệu. Cung cấp thông tin giá cả thị trường các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho phòng phục vụ cho công tác hạch toán kế toán. Cùng các phòng liên quan xây dựng hồ sơ đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế. Báo cáo số lượng, chất lượng vật tư xuất nhập và tồn kho theo chế độ từng tuần, từng tháng. Thống kê chi phí vật tư cho từng sản phẩm. Thống kê ghi chép (thẻ kho, phiếu nhập xuất kho, biên bản bàn giao máy móc thiết bị, sổ theo dõi cung cấp vật tư .vv.. ) theo quy định của Doanh nghiệp và Nhà nước. Xây dựng định mức vật tư để không ngừng tiết kiệm trong việc sử dụng vật tư, nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm nghiên cứu, thẩm định dự án, lập hồ sơ tham chiếu đấu thầu xây dựng. Phòng kế toán-tài vụ: Giúp Giám đốc Doanh nghiệp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán để từ đó xác định hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Nhìn chung thì nhiệm vụ của phòng kế toán- tài vụ có thể quy về 3 nội dung lớn: Kế toán thống kê: Ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị. Hạch toán chi phí sản xuất, chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp…cho người lao động. Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không. Phòng tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc kiện toàn bộ máy tổ chức của các phòng chức năng. Đề xuất lựa chọn về nhân sự của các phòng chức năng và các đội sản xuất. Đề xuất về chính sách, chế độ tiền l ương theo chế độ hiện hành và theo thỏa thuận giữa Doanh nghiệp và người lao động. Nắm bắt các thông tin, các văn bản của Nhà nước, của các cơ quan liên quan. Giúp Giám đốc Doanh nghiệp thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 1.6.Quy trình sản xuất Có thể toám tắt quy trình sản xuất sản phẩm như sau: Sử dụng các yếu tố chi phí, vật tư, công nhân, giá sản xuất chung để tiến hành tổ chức thi công, xây lắp. Sản phẩm xây lắp, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Căn cứ vào dự toán được duyệt, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, quy phạm định mức KTKT từng công trình. PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÔNG MINH 2.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh 2.1.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Doanh nghiệp đã duy trì tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuân trong những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Điều này cho thấy sự thành công trên lĩnh vực kinh doanh, cũng như sự nhạy bén của ban lãnh đạo trong quá trình quản lý đầu tư và điều hành mọi hoạt động của Doanh nghiệp. Đây là một trong những thế mạnh giúp Doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường, đồng thời đảm bảo về tài chính khi thực hiện chiến lược mới. Bảng 2.2.Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh (ĐVT: nghìn đồng) Chỉ tiêu Mã số Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch % 1. DT bán hàng & cung cấp DV 01 8.055.269 7.557.627 497.642 6,58 % 2.Các khoản giảm trừ DT 02 - - 3.DTT về bán hàng và CCDV 10 8.055.269 7.557.627 497.642 6,58 % 4. Giá vốn hàng bán 11 5.967.568 5.535.129 432.439 7,81 % 5. LN gộp từ bán hàng & CCDV 20 2.087.701 2.022.498 65.203 3,22 % 6. Doanh thu HĐTC 21 2.745 5.259 -2.514 -47,80% 7. Chi phí tài chính 22 632.341 529.236 103.105 19,48% -Trong đó chi phí lãi vay 23 632.341 529.236 103.105 19,48% 8. Chi phí QLDN 24 1.095.112 1.158.851 -63.739 -5,50% 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 362.993 339.670 23.323 6,87% 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác 40 Lợi nhuận sau thuế(50=30+40) 50 344.843 339.670 5.173 1,52% (Nguồn: Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp) R Trong năm qua doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã dạt được khá cao 8.055.269.000đ tăng hơn so với năm ngoái là 497.642.000đ tương ứng là 6.58% song việc tăng này chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng cao 432.439.000đ (tăng 7,81%) làm cho lợi nhuận có tăng song cũng không đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. R Chi phí lãi vay của doanh nghiệp tăng 103.105.000đ tương ứng tăng 19,48% đây là một biểu hiện không tốt do lạm phát đang tăng cao, lãi xuất ngân hàng còn lên ngưỡng 17%. Nó cho thấy doanh nghiệp còn hạn chế trong việc tìm kiếm các khoản vay và tăng nguồn vốn chủ sở hữu. R Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm cho thấy doanh nghiệp đã cắt giảm được chi phí cho hệ thống quản lý, cơ sở vật chất phục vụ cho văn phòng. Đây là một biểu hiện tốt trong thời kỳ kinh tế khó khăn. R Mặc dù doanh nghiệp đã rất nỗ lực trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm song lợi nhuận năm nay vẫn còn tăng chậm cụ thể tăng 1,52% so với năm trước, trong giai đoạn giá cao, lãi xuất cao doanh nghiệp làm ăn có lãi cũng là khó. Tuy nhiên nức tăng này còn thấp so với mục tiêu đề ra. 2.1.2.Công tác Marketing của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Hiện nay, các hoạt động trên thị trường xây dựng đang cạnh tranh hết sức gay gắt, các hoạt động đấu thầu, thắng thầu và lợi nhuận thu về phải đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Một phương thức tối ưu giúp các Doanh nghiệp hướng đến mục tiêu đề ra và đạt được kết quả như mong muốn là hoạch định chiến lược Marketing. Chiến lược Marketing là chiến lược chức năng, nền tảng cho việc xây dựng các chiến lược khác cho Doanh nghiệp như chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính… giúp cho doanh nghiệp định hướng được hoạt động kinh doanh của mình. 2.1.2.1.Chính sách sản phẩm-thị trường. Sản phẩm chính của Doanh nghiệp là các công trình xây dựng vừa và nhỏ. Nên thị trường là mục tiêu rất lớn mà Doanh nghiệp cần phải chú trọng để tìm kiếm đầu ra của sản phẩm để nâng cao doanh thu. Tuy nhiên việc phân phối sản phẩm phải phụ thuộc vào chiến lược và thị trường mục tiêu cho từng loại sản phẩm. Vậy thị trường mục tiêu của Doanh nghiệp là các địa phương đang có hoặc dự đinh sẽ có các công trình xây dựng. Chính sách phục vụ khách hàng khi bán sản phẩm Chính sách bảo hành. Bảng 2.3. Một số công trình đã hoàn thành STT Tên công trình đã hoàn thành Năm 11 Nhà lớp học trường Tiêu học xã Tông Lệnh 2012 22 Nhà Văn hóa bản Nà Hón 2012 33 Nhà văn hóa bản Phé 2012 44 Nhà lớp học trường THCS và THPT xã Tông Lệnh 2013 55 Nhà lớp học trường mầm non bản Khôm Hịa và nhà văn hóa Khôm Hịa 2013 66 Nhà lớp học trường Tiểu học Mồng Nuông 2013 77 Nhà văn hóa Mồng Nọi 2013 88 Nhà lớp học Trường tiêu học Mồng Nọi 2013 99 Nhà văn hóa bản Mến 2013 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Ngoài ra còn có các công trình lớn nhỏ đã và đang thi công mà Doanh nghiệp đã ký kết.. 2.1.2.2.Chính sách về giá ñ Chiến lược giá thấp: Tận dụng lợi thế về kinh doanh nguyên vật liệu của Doanh nghiệp, mua giá thấp từ gốc nên giảm được chi phí so với đối thủ, đồng thời giảm được các chi phí về vận chuyển, lắp đặt thiết bị, chấp nhận mức lãi thấp nhưng lợi nhuận cao nhờ vào thầu được nhiều công trình. ñ Chiến lược giá cao: Tùy vào từng trường hợp mà tận dụng ưu điểm của công ty, đưa ra chiến lược giá cao, nhằm thu lại lợi nhuận cao, đồng thời trích lũy vốn hỗ trợ các hoạt động tương lai. 2.1.2.3.Chiến lược và chính sách phân phối sản phẩm Nâng cao khả năng nắm bắt và làm chủ thông tin thị trường bằng cách xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp làm nhiệm vụ quan hệ, hợp tác, tìm kiếm thông tin. Mở rộng sản phẩm đến các thị trường mới: sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhu cầu của các thị trường mới, nhận thấy Doanh nghiệp cần mở rộng thị phần đối với lĩnh vực mua bán vật liệu xây dựng. Cần tập trung thêm lĩnh vực xây lắp, kết hợp nhiều hoạt động phân phối vật tư, lắp đặt thiết bị, cho thuê máy móc thi công… Mở rộng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng cũ. Chú trọng đầu tư cho các hoạt động chính Sơ đồ 2.4 Kênh phân phối của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh. Cấp 1:Người tiêu dùng Doanh nghiệp Cấp 2: Đại lý Người tiêu dùng Doanh nghiệp Với các thị trường ở gần Doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối cấp 1 để duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Với các thị trường ở xa Doanh ngiệp sử dụng kênh phân phối cấp 2 để có thể giới thiệu sản phẩm, marketing, sale đến trực tiếp người tiêu dùng. 2.1.2.4.Chiến lược và chính sách xúc tiến ñ Chiến lược tăng cường quảng cáo. Sử dụng truyền thông để quảng cáo thương hiệu Doanh nghiệp. Thiết kế đồng phục có in logo, biểu tượng của Doanh nghiệp. Tham gia tài trợ cho chương trình được công chúng ủng hộ nhất, các chương trình mang tính chất quảng cáo như hội chợ xây dựng…Thông qua các hội thảo, hội nghị, đấu thầu…giới thiệu năng lực của Doanh nghiệp. ñ Chiến lược xây dựng uy tín và thương hiệu cho Doanh nghiệp. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, tuyển thêm 1 số kỹ sư giỏi, có kinh nghiệm. Xây dựng đội ngũ kiểm tra chất lượng riêng, đề ra các mức khen thưởng cho người giám sát viên và công nhân, đồng thời đảm bảo tối đa chất lượng cho công trình. 2.2.Quản lý tài sản cố định trong Doanh nghiệp tư nhân Công Minh. Do đặc điểm của TSCĐ của Doanh nghiệp mang đặc thù của ngành xây dựng nên vấn đề bảo quản và sử dụng TSCĐ như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất luôn là vấn đề được Doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Vì vậy việc quản lý phải được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống, cụ thể: Về mặt hiện vật: TSCĐ khi được mua sắm mới thì mới được kiểm tra bởi văn phòng VT-CG, nếu đạt yêu cầu thì sau đó mới được bàn giao cho từng bộ phận, từng cá nhân trực tiếp sử dụng, và những cá nhân, bộ phận đó sẽ tiến hành sử dụng và quản lý TSCĐ đó. Trang thiết bị máy móc có đến 31/12/2013 của Doanh nghiệp: STT Máy móc-thiết bị Số lượng Nguồn gốc 1 Máy ủi 01 Nhật 2 Máy xúc lật 01 Nhật 3 Máy đào 01 Nhật 4 Máy đầm dùi 05 TQ 5 Máy đầm cóc 03 Nhật 6 Máy đầm bàn 02 TQ 7 Xe vận tải huyndai 02 TQ 8 Xe tự đổ Kamaz 01 Nga 9 Máy trộn bê tông 02 VN 10 Máy trộn vữa 02 VN 11 Máy phát điện 02 TQ 12 Máy cắt thép 05 Nhật 13 Máy uốn thép 05 TQ 14 Mày hàn hơi 01 VN 15 Máy nén khí 01 Nhật 16 Máy bơm nước(xăng) 03 Nhật 17 Máy bơm nước(điện) 02 Nhật 18 Máy mài,cắt 03 TQ 19 Máy khoan bê tông 03 VN 20 Giàn ráo thép các loại 50 bộ VN 21 Cốt pha thép 500m2 VN 22 Máy kinh vĩ 01 Nhật 23 Máy thủy bình 01 Nhật 24 Máy kiểm tra cường độ thép 01 Nhật 25 Máy kiểm tra mẫu thử BT 01 Nga (Nguồn:phòng kỹ thuật) Hàng tháng, có thuê bộ phận sửa chữa, bảo trì đến xem xét tình trạng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp để có thể xử lý kịp thời những tình trạng hỏng hóc. Khi có hỏng hóc thì Doanh nghiệp cũng tiến hành xem xét, sửa chữa kịp thời để không làm chậm trễ thời gian thi công: — Tiểu tu: 2 tháng/1lần — Trung tu: 6 tháng/1 lần — Đại tu: 15 tháng/1 lần Về mặt giá trị: Tại bộ phận Kế toán của Doanh nghiệp, kế toán sử dụng thẻ “Thẻ TSCĐ” và “Sổ TSCĐ” toàn Doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng giảm và hao mòn TSCĐ. Bộ phận Kế toán TSCĐ sẽ quản lý tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái suất TSCĐ trong Doanh nghiêp thông qua hệ số: Sổ TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ… 2.3.Công tác quản lý lao động tiền lương trong Doanh nghiệp tư nhân Công Minh 2.3.1.Phân tích tình hình lao động. Doanh nghiệp tư nhân xây dưng Công Minh là Doanh nghiệp chuyên về xây dựng nên số lượng và nhân viên của Doanh nghiệp là không tập trung ở một chỗ mà được phân tán ở các phòng ban, các tổ đội đi theo công trình mà Doanh nghiệp thi công. Chính vì vậy việc bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, chặt chẽ là vấn đề được Doanh nghiệp rất quan tâm. Doanh nghiệp chỉ tổ chức tuyển dụng khi có nhu cầu cần thiết cho vị trí mới hoặc thay thế vị trí cũ. Bộ phận tổ chức tuyển dụng phải có tờ trình xin Giám đốc phê duyệt đồng ý. Khi có nhu cầu lao động trong phục vụ kinh doanh Doanh nghiệp tiến hành tổ chức thuê lao động ở bên ngoài. Qua đó, Doanh nghiệp không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng lực làm việc, đạt hiệu quả cao trong công việc sản xuất kinh doanh nhằm mang lại doanh thu lớn cho Doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân Công Minh phân loại hợp đồng theo quan hệ với quá trình sản xuất: Lao động trực tiếp: Là lao động trực tiếp tham gia vào quá trình thi công của công trình Lao động gián tiếp: La lao động làm việc trong khối văn phòng. 2.3.1.1.Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Bảng 2.5. : Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Số lao động (người) % Số lao động (người) % 1.Tổng số lao động 67 100% 85 100% 2.Theo trình độ Đại học, cao đẳng 5 7.46% 8 9,41% Trung cấp 7 10.45% 12 14,12% Phổ thông 55 82.09% 65 76,47% 3.Theo giới tính Nam 53 79.10% 72 84,71% Nữ 14 20.90% 13 15,29% Qua bảng số liệu về cơ cấu của Doanh nghiệp ta có thể nhận thấy từ năm 2012 đến năm 2013 số lao động của doanh nghiệp đã tăng lên 18 người, số lao động tăng là do quy mô sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tăng đòi hỏi tăng số lao động lên để đáp ứng khối cốn việc tưng ứng tăng lên. Số lao động không những tăng về lượng mà còn tăng về chất lượng điều này được thể hiện: năm 2012 tỷ lệ lao động phổ thông chiếm 82,09% nhưng đến năm 2013 tỷ lệ này đã giảm xuống 76,47%, bên cạnh đó thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng từ 7,46% năm 2012 lên 9,41% vào năm 2013, tương tự lao động có trình độ trung cấp tăng từ 10,45% năm 2012 lên 14,12% năm 2013. Qua đây có thể thấy Doanh nghiệp đã chú trọng đến nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng phức tạp. Và ngoài ra việc nâng cao nguồn nhân lực còn giúp Doanh nghiệp ngày càng đáp ứng nhu cầu các công trình kỹ thuật cao trong tương lai. Cơ cấu lao động theo giới tính cũng có sự thay đổi đáng kể, tỷ lện nam tăng từ 79,10% năm 2012 lên 84,71% năm 2013, bên cạnh đó thì tỷ lệ nữ lại giảm từ 20,90% năm 2012 xuống còn 15,29% năm 2013. Việc tăng lao động nam là do đặc thù của ngành xây dựng vì ngành này cần nhiều lao động nam hơn, không như những ngành sản xuất khác. 2.3.1.2.Tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động — Phân tích lao động Bảng 2.6. Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối giữa năm 2012 và 2013 STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 CHÊNH LỆCH Số tuyệt đối Số tương đối 1 Lao động gián tiếp 11 13 2 18,18% 2 Lao động trực tiếp 56 72 16 28,57% 3 Tổng số lao động 67 85 18 26,87% (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng phân tích ta thấy tổng số công nhân viên của Doanh nghiệp năm 2012 tăng 18 người từ 67 người năm 2012 lên 85 người năm 2013 tương ứng với 26,87%. Sự tăng này là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: + Lao động gián tiếp: Năm 2013 tăng 2 người so với năm 2012(từ 11 người năm 2012 lên 13 người năm 2013) tương ứng tăng 18,18% + Lao động trực tiếp: Năm 2013 tăng 16 người so với năm 2012(từ 56 người năm 2012 lên 72 người năm 2013) tương ứng tăng 28,57% — Phân tích năng suất lao động NSLĐ bình quân năm = Giá trị sản xuất / Số CNSX bình quân NSLĐ bình quân ngày = Giá trị sản xuất / Tổng số ngày làm việc trong kì NSLĐ bình quân giờ = Giá trị sản xuất / Tổng số giờ làm việc trong kì Bảng 2.7. So sánh năng suất lao động năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Mức % 1.Tổng giá trị sản xuất VNĐ (1000đ) 3.200.000 3.780.000 250.000 7,69% 2.Tổng số ngày làm viêc Ngày 10.000 12.150 2.150 21,5% 3.Tổng số giờ làm việc Giờ 70.000 94.770 24.770 35,39% 4.Tổng số lao động bq Người 40 45 5 12,5% 5.Số ngày lao động bq 1 Cn trong năm Ngày 250 270 20 8% 6.Số giờ làm việc bq ngày Gio 7 7,8 0,8 11,43% 7.NSLĐ bq giờ VNĐ (1000đ) 45,71 39,89 -5,82 -12,73% 8.NSLĐ bq ngày VNĐ (1000đ) 320 311,11 -8,89 -2,78% 9.NSLĐ bq năm VND (1000đ) 80.000 84.000 4000 5% Qua bảng phân tích trên ta thấy NSLĐ binh quân năm 2013 và 2012 có sự thay đổi cụ thể: NSLĐ bình quân giờ giảm 5,82 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 12,73% chứng tỏ hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong một giờ của công nhân chưa tốt. Doanh nghiệp cần phải xem xét xem có phải do tay nghề của công nhân viên ko đảm bảo hay do tình trạng máy móc thiết bị, cung ứng nguyên vật liệu không kịp thời, hay tổ chức lao động chưa hợp lý… NSLĐ bình quân ngày giảm 8,89 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 2,78%. Việc giảm này do số giờ làm việc bình quân của một công nhân sản xuất trong một ngày tăng 0,8h với tỉ lệ 11,43%. Để có kết luận đúng cần phải làm rõ xem vì sao Doanh nghiệp phải kéo dài thời gian làm việc trong ngày, việc tăng thời gian làm việc của công nhân làm tăng kết quả sản xuất song lại làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm… NSLĐ bình quân năm so với kế hoạch tăng 4000 đồng, tương ứng với tỉ lệ 5%. Do NSLĐ bình quân ngày giảm 2,78% và số ngày làm việc bình quân trong năm tăng 20 ngày. 2.3.2.Phân tích tình hình tiền lương 2.3.2.1.Tổng quỹ lương Bảng 2.8.: Quỹ lương của doanh nghiêp qua 2 năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 So sánh Tuyệt đối Tương đối(%) Tổng số lao động Người 67 85 18 26,87% Tiền lương bình quân Nghìnđồng/người/tháng 3.565 3.650 85 2,38% Tổng quỹ lương Nghìnđồng/năm 2.866.260 3.723.000 856.740 29,89% (Theo nguồn: phòng tài chính kế toán) Nhận xét: Qua bảng số liệu quỹ lương của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh có thể thấy tổng sồ lao động của năm 2013 tăng 18 người so với năm 2012 tương ứng tăng 26,87% do Doanh nghiệp có nhiều chính sách cho người lao động,nên thu hút được nhiều nhân lực. Quỹ lương nghìn đồng/người/tháng cũng tăng lên từ 3.565 nghìn đồng lên 3.650 nghìn đồng tương ứng tăng 2,38% dẫn đến tổng quỹ lương của năm 2013 tăng 856.740 nghìn đồng tương ứng tăng 29,89%. Bên cạnh tiền lương thực nhận người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp,trợ cấp,thưởng tháng,quý,năm...để khuyến khích người lao động luôn trung thành,gắn kết với công ty lâu dài. 2.3.2.2.Các hình thức, công thức trả lương trong Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương : +. Hình thức trả lương theo thời gian +. Hình thức trả lương theo sản phẩm +. Lương khoán theo doanh thu Tiền lương hàng tháng của cán bộ công nhân viên trong Công ty được trả thông qua bảng chấm công về số công làm việc. Bảng chấm công được phòng tổ chức hành chính nhân sự xác nhận. Sau đó sẽ được Giám đốc phê duyệt lấy đó là căn cứ để tính lương. Ngoài ra các khoản phụ cấp ngoài tiền lương như: tiền ăn ca, các khoản trích trên lương, các khoản phụ cấp khi nhân viên đi công tác xa…. Các hình thức trả lương theo thời gian : Đối tượng áp dụng: +. Bộ phận quản lý gián tiếp ở các phân xưởng +. Bộ phận làm việc ở văn phòng Tổng lương = lương chính + lương làm thêm + các khoản phụ cấp – các khoản giảm trừ Lương chính =lương ngày * số ngày công hệ số 1 Tiền lương làm thêm = lương ngày* ( số ngày công Hệ Số 1.5*1.5+ Số ngày công hệ số 2*2+ Số ngày công hệ số 3*3) Hình thức trả lương theo sản phẩm: Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm cho bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp. Tổng lương = lương khoán + lương làm thêm + các khoản phụ cấp- các khoản giảm trừ. Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp ăn ca,phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ, thưởng thủ công, công tác phí điện thoại. Các khoản giảm trừ: tạm ứng, ăn trưa, BHXH+BHYT+BHTN, các khoản giảm trừ khác 2.4.Những vấn đề tài chính trong Doanh nghiệp tư nhân Công Minh 2.4.1.Khái quát tình hình tài chính Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho tất cả mọi đối tượng quan tâm tình hình tài chính của Doanh nghiệp biết được khả năng tài chính của Doanh nghiệp ở trạng thái như thế nào, để từ đó nắm bắt tình hình hoạt động củaDoanh nghiệp, những nhà đầu tư có thể xem xét, ra quyết định đầu tư cho phù hợp. 2.4.2.Tỷ số khả năng thanh toán Bảng 2.9. Tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh (ĐVT:Nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch % A. Tài sản ngắn hạn 4.348.589 5.789.141 1.440.552 33,13% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 814.610 1.235.425 393.815 48,34% II. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.500.111 1.821.806 321.695 21,44% 11. Phải thu khách hàng 1.500.111 1.821.806 321.695 21,44% 2. Trả trước cho người bán -88 88888888828888888888 III.Hàng tồn kho 1.772.570 2.039.640 267.100 15,07% 1. Hàng tồn kho 1.772.570 2.039.640 267.100 15,07% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) IV. Tài sản ngắn hạn khác 261.298 692.270 430.972 164,94% 1. Thuế GTGT được khấu trừ 7.357 0 -7.357 -100% 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước - 3. Tài sản ngắn hạn khác 253.941 692.270 438.329 172,61% B - TÀI SẢN DÀI HẠN 3.118.354 3.025.703 -92.651 -2,97% I. Tài sản cố định 3.118.354 3.025.703 -92.651 -2,97% 1. Nguyên giá 3.184.028 3.195.937 11.909 0,37% 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (65.674) (170.234) -104.560 1,59% CỘNG TÀI SẢN 7.466.943 8.814.844 1.347.901 18,05% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp năm 2013) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản cuối năm so với đầu năm tăng 1.347.901 (nghìn đồng) tương ứng 18,05% trong đó, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng cho thấy trong năm 2013 Doanh nghiệp đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản sử dụng cụ thể như sau: ñ Tài sản ngắn hạn: do cấu tạo phức tạp nếu để đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn, khi phân tích tài sản ngắn hạn ta phải lập một bảng phân tích riêng: ñ Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 1.440.552 (nghìn đồng) tương ứng tăng 33,13% và chiếm 19,29% so với tổng tài sản cuối năm. Kết cấu của tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản cuối năm so với đầu năm tăng từ 58,24% lên 65,67%. Trong đó Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 393.815 (nghìn đồng) tương ứng tăng 48,54% so với đầu năm nó chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn song cũng cho ta thấy được cuối năm lượng tiền mặt thu về tăng lên -> khả năng chi trả của doanh nghiệp tốt hơn. Đây là loại tài sản dễ thanh toán nhất, linh hoạt nhất, dễ dàng có thể thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh nên việc tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Tuy nhiên nếu tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên quá cao hoạc chiếm tỷ trọng quá lớn không hẳn là tốt vì nếu doanh thu không đổi mà lượng tiền dự trữ quá lớn. ñ Phải thu của khách hàng tăng lên 321.695 (nghìn đồng) tương ứng tăng 21,44% so với đầu năm. ñ Hàng tồn kho cụ thể tăng 267.100 (nghìn đồng) so với đầu năm tương ứng tăng 15,07%.hàng tồn kho chiếm 3,58% tổng tài sản. Do đó, hàng tồn kho tăng lên là một bất lợi cho Doanh nghiệp cụ thể là sự biến động về giá, lãi suất, đầu tư, lạm phát… ñ Tài sản dài hạn của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm giảm 92.651 (nghìn đồng) tương ứng giảm 2,97% trong đó có thể là do nguyên giá của tài sản cố định giảm, Doanh nghiệp chưa đầu tư hay mua sắm những trang thiết bị mới cho Doanh nghiệp, do hao mòn tài sản Doanh nghiệp nghiệp cần phải tu sửa và nâng cấp thiết bị mới. Hệ số Thanh toán = TSLD& ĐTNH Hiện hành Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán cho thấy khả năng đáp ứng tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp, qua bảng số liệu ta thấy: Căn cứ vào các số liệu có liên quan ta lập được bảng phân tích như sau: Bảng 2.10. Hệ số thanh toán hiện hành (Đvt:nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % TSLĐ&ĐTNH 1.830.000 4.348.589 5.789.141 2.518.589 137,63% 1.440.552 33,13% Nợ ngắn hạn 1.357.978 3.416.351 4.996.452 2.058.373 151,58% 1.580.100 46;25% Hệ số thanh toán hiện hành 1,35 1,27 1,16 -0,08 -5,93% -0,11 -8,66% ( Nguồn:phòng tài chính ) Khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm dần theo từng năm từ 2011-2013, cụ thể: Năm 2011: Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là 1,35>1 cho thấy tài sản ngắn hạn bù đắp được các khoản nợ ngắn hạn và có các khoản tiền dự bị cho những bất thường xảy ra. Nên con số này sẽ làm cho doanh nghiệp gặp thuận lợi cho việc chi trả nợ ngắn hạn khi các nhà đầu tư nhìn vào con số này thì là tốt.. Năm 2012: Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp đã có sự giảm xuống cụ thể 1,27 giảm so với năm trước là 0.08 tương ứng 5,93%, do TSLĐ & ĐTNH tăng 2.518.589 (nghìn đồng) (137,63%), nợ ngắn hạn tăng 2.058.373 (nghìn đồng)( 151,58%), tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của TSCĐ và ĐTNH. Năm 2013: Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp 1,16> 1, giảm so với năm 2012 là 0,11 tương ứng giảm 8,66% giảm không đáng kể song doanh nghiệp vẫn đáp ứng được việc chi trả nợ ngắn hạn, TSLĐ & ĐTNH tăng lên chủ yếu là sự tăng lên của hàng tồn kho nên ta cần xem xét khả năng thanh toán nhanh nữa rồi mới đưa ra kết luận chỉ số này tốt hay không. ' Tỉ số khả năng thanh toán nhanh (hệ số thanh toán nhanh). Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác với hệ số thanh toán hiện hành ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao. KNTT nhanh=TSNH-HTKNNH Bảng 2.11. Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp (Đvt: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012 Chênh lệch % Chênh lệch % TSLĐ & ĐTNH- hàng tồn kho 1.485.544 2.576.019 3.749.501 1.090.475 73,41 % 1.173.482 45,55% Nợ ngắn hạn 1.357.978 3.416.351 4.996.452 2.058.373 151,58% 1.580.101 46,25% Hệ số thanh toán nhanh 1,09 0,75 0,75 -0,34 -31,19% 0 0% — Ngược lại với hệ số thanh toán hiện hành thì Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2011- 2013. Cụ thể: — Năm 2012: Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 0,75 giảm so với năm 2011 là 0.34 tương ứng giảm 31,19% đây là một con số nhỏ.. Hệ số thanh toán năm nay là 1,27 song hệ số thanh toán nhanh chỉ có 0,75 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. — Năm 2013: Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 0,75 tương tự năm 2012. Cho thấy tình hình thanh toán cũng gặp 1 chút khó khăn. — Như vậy ta thấy hệ số thanh toán nhanh cũng tương đối(>0,5) và so với hệ số thanh toán hiện hành luôn thấp hơn một khoảng tương đối, nếu ở hệ số thanh toán hiện hành mỗi một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,27 đồng tài sản lưu động ở năm 2012, thì đối với hệ số thanh toán nhanh chiếm bằng 0,75 đồng. phần này chỉ ra rằng còn nhiều tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ở dạng hàng tồn kho và Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán. Đặc biệt trong năm 2013 hệ số ở mức thấp nhất trong 3 năm qua có thể ảnh hưởng không tốt cho Doanh nghiệp. Do đó cần phải giải phóng lượng hàng tồn đọng để đảm bảo khả năng thanh toán. 2.4.3.Các chỉ số về khả năng sinh lời (Sức sinh lời/Doanh lợi) — Doanh lợi tiêu thụ (sức sinh lời của doanh thu thuần): - Sức sinh lời của doanh thu thuần hay còn gọi là hệ số lãi ròng gọi tắt là ROS (return on sales), thể hịện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). - Hệ số này đặc biệt quan trọng với giám đốc điều hành do nó phản ánh khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có: Hệ số Lợi nhuận sau thuế = x 100% lãi ròng Doanh thu thuần Dựa vào bảng số liệu có được ta lập ra được bảng sau: Bảng 2.12. Hệ số lãi ròng ` (Đvt:nghìn đồng) Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2012-2011 2013-2012 Chênh lệch % Chênh lệch % DTT 8.055.269 7.557.627 4.527.000 3.030.627 66,95% 497.642 6,58% LNST 344.843 339.670 200.665 139.005 69,27% 5.173 1,52% ROS 0.043 0,045 0,044 0,001 2,27% -0,002 -4,44% (Nguồn:phòng tài chính) ñ Qua bảng số liệu về hệ số lãi ròng (ROS) ta thấy hệ số này thường xuyên biến động theo chiều hướng khác nhau, có xu hướng giảm vào năm 2013, cụ thể là: ñ Năm 2012: Hệ số này là 0,045, tức là với 100 đồng doanh thu thuần có 2 đồng dùng để trang trải cho chi phí hoạt động và có lãi. So với năm 2011 hệ số này đã tăng 2,27% nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng 139.005(nghìn đồng). Đây là biểu hiện tích cực vì giá vốn hàng bán tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tổ công ty có biện pháp tốt để giảm giá thành làm lãi tăng với mức độ khá cao. ñ Năm 2013: Hệ số này là 0,43, hệ số này giảm, với 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 1 đồng lãi, tức là giảm hơn trước 1 đồng(50%). Đây là một mức giảm lớn biểu hiện không tốt, mặc dù doanh thu tăng rất lớn nhưng giá vốn bán hàng còn tăng nhanh hơn làm giảm tốc độ tăng của tỷ số này. A Tóm lại ta thấy, trong những năm qua doanh nghiệp đã không ngừng gia tăng, nên sự giảm sút của hệ số ROS là do biện pháp kiểm soát giá thành của Doanh nghiệp chưa tốt. Doanh nghiệp cần giảm giá thành để năng cao lợi nhuận hơn. — Doanh lợi tổng tài sản( tỉ suất sinh lời của vốn kinh doanh): Tỉ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROA): Là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng. Ta có: Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản bình quân Ta có bảng phân tích sau: Bảng 2.13. Doanh lợi tổng tài sản. (Đvt:Nghìnđồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 2012-2011 2013-2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % LNST 344.843 339.670 200.665 139.005 69,27% 5.173 1,52% Tổng TS 8.814.844 7.466.943 6.549.950 916.993 14% 1.347.901 18,05% ROA 0,039 0,045 0,031 0,014 45,16% -0,006 -13,33% (Nguồn:phòng tài chính) -Từ bảng ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản(ROA)liên tục thay đổi xu hướng qua các năm, nhưng nhìn chung có tăng lên, cụ thể là: - Năm 2011: ROA của Doanh nghiệp là 0,031 tức là với 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản của công ty thu được lợi nhuận là 0,031 đồng. - Năm 2012: Tỷ suất này đã tăng lên nhiều so với năm 2011 là 0,014 tương ứng tăng 45,16% đây là một mức độ tăng lớn cho thấy Doanh nghiệp có nỗ lực khai thác hiệu quả tài sản của mình hơn biểu hiện là lợi nhuận tăng 139.005 (nghìn đồng) tương ứng tăng 69,27 %. Đây là biểu hiện tốt Doanh nghiệp cần phát huy, lợi nhuận tăng là nhờ Doanh nghiệp chủ động được tình hình, cải thiện doanh số, giảm giá thành và giảm chi phí tốt. - Tuy nhiên sang năm 2013, ROA của Doanh nghiệp đã giảm xuống 0,006 tương ứng giảm xuống 13,33% chỉ còn 0,039. Nguyên nhân là vì lợi nhuận giảm xuống so với năm 2012 chỉ tăng có 5.173 (nghìn đồng) tương ứng 1,52% trong khi đó quy mô tài sản tăng 18,05%. Đây là biểu hiện không tốt, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm xuống. E Kết luận: Ta thấy rằng khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản vẫn còn khoảng cách khá lớn so với đối với khả năng tạo ra doanh thu, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp còn hạn chế. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÔNG MINH 3.1.Những thuận lợi của Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Mặc dù khả năng thanh toán của doanh nghiệp không được tốt song doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây đã liên tục tăng lên. Cùng với nó là lợi nhuận cũng tăng lên nhanh chóng năm 2013 lợi nhuận là 344.843 (nghìn đồng). ö Doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống của người lao động được đảm bảo, khen thưởng xứng đáng và động viên kịp thời tới nhân viên, hằng năm còn tổ chức đi du lịch, liên hoan thăm hỏi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn… ö Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính của Doanh nghiệp nói chung là gọn nhẹ, các phòng ban chức năng được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể, không có hiện tượng chồng chéo chức năng giữa các phòng ban. ö Bộ máy kế toán bố trí phù hợp với đặc điểm của Doanh nghiệp, hoạt động có khoa học, bên cạnh đó công tác kế toán công ty đã hòa nhập và áp dụng các chế độ kế toán mới theo quy định của nhà nước, đảm bảo thống nhất về phạm vị, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế của các bộ phận. các số liệu kế toán phản ánh được chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Các sổ sách được lập một cách có hệ thống, trung thực và sát với thực tế. ö Công ty đã xây dựng được nét văn hóa trong công ty tốt, kích thích khả năng làm việc của nhân viên, có một đội ngũ nhân viên lành nghề nhiệt tình, doanh nghiệp coi trọng công tác đào tạo và phát triển nhân lực. ö Công ty có máy móc được nhập từ nước ngoài nên hiệu suất cao, tình hình sữa chữa cũng được coi trọng và có kế hoạch cụ thể. 3.2.Những khó khăn, thách thức. ö Bên cạnh những thành tựu đã đạt được Doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, khó khăn cần giải quyết: lượng tiền gửi tăng lên nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của Doanh nghiệp ö Chưa lên kế hoạch đúng về lượng nguyên vật liệu nhập kho, kế hoạch sản xuất dẫn tới lượng tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn của Doanh nghiệp. Cụ thể năm 2013 hàng tồn kho tăng 267.070.000đ tương ứng tăng 15.07% so với năm 2012 cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt của doanh nghiệp. ö Khả năng huy động vốn chưa cao.vì là Doanh nghiệp tư nhân nên không tham gia vào được thị trường chứng khoán nên khả năng huy đông vốn thấp, chưa thu hút được nhiều nguồn. ö Nhìn chung khả năng thanh toán trong ngắn hạn của Doanh nghiệp tương đối thấp và đang có xu hướng giảm sút. Mặc dù Doanh nghiệp đã tích cực gia tăng tiêu thụ, tích cực thu hồi công nợ nhưng khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho để thanh toán cứ chậm dần không đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn trong năm sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. ö Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới khủng hoảng kèm theo đó các công ty ở Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng lớn nên lợi nhuận năm 2013 chưa cao xong lạm phát tăng cao, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, các chính sách của nhà nước ngày càng thắt chặt hơn gây sức ép với Doanh nghiệp. ö Bộ phận marketing của Doanh nghiệp chưa được sử dụng triệt để, chưa mở rộng được nhiều thị phần, bộ phân chăm sóc khách hàng chưa thực sự nhiệt tình. ö Tình trạng trình độ của nhân viên chưa đồng đều, tình trạng trái ngành trái nghề vẫn còn, dẫn đến họ không phát huy được hết khả năng ngành nghề của mình đã học. ö Nhìn chung, doanh nghiệp đã đảm bảo được những nguyên tắc về trả lương cho nhân viên, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập chưa được xử lý kịp thời ö Vấn đề bảo vệ môi trường tại nơi xây dựng vẫn chưa được đảm bảo. 3.3.Một số đề xuất cho Doanh nghiệp tư nhân Công Minh Trải qua nhiều năm phấn đấu và cố gắng Doanh nghiệp tư nhân Công Minh luôn đứng vững và phát triển mạnh mẽ, cho nên Doanh nghiệp đã đạt những thành công lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập, dưới góc độ là một sinh viên thực tập kết hợp cùng kiến thức đã học tại trường, tuy thời gian thực tập còn hạn chế song em cũng xin đưa ra một số ý kiến nhằm thực hiện tốt mục tiêu của Doanh nghiệp: Một là: Nâng cao hơn nữa tay nghề của Công nhân. Đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản thì có lẽ tay nghề của công nhân không có giớ hạn nào là đủ, đặc biệt trong xây dựng nhà cửa thì khiếu thẩm mỹ của mỗi người mỗi khác và người thợ có tay nghề cao là người thợ có thể đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của mỗi người. Để làm được điều này người công nhân cần có chuyên môn tốt, tay nghề cao… mà muốn có được điều này Doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến những đội thi công, đặc biệt là cử những người có tay nghề khá trong các đội đi học và tuyển họ là nhân viên chính thức trong Doanh nghiệp, những công nhân này cùng với các đội trưởng sẽ giúp cho chất lượng thi công công trình ngày càng được nâng cao hơn. Cũng như việc tiết kiệm nguyên vật liệu, nếu người công nhân có tay nghề và kĩ năng làm việc cao họ sẽ sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm hơn. Hai là: Phát triển thêm các thị trường đầu ra cho sản phẩm. Doanh nghiệp nên chủ động tìm những đơn đặt hàng để cho quá trình sản xuất chứ không phải thụ động chờ những đơn đặt hàng rồi mới sản xuất. Tiếp tục đưa sản phẩm của Doanh nghiệp vào các dự án công trình mà Doanh nghiệp thi công như vậy vừa có thể tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp lại vừa phần nào đẩy nhanh được tiến độ thi công công trình mà vẫn có doanh thu như mong muốn Ba là: Giảm tỷ trọng nguồn vốn vay. Quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong những năm gần đây luôn mang lại lợi nhuận khá cao, Doanh nghiệp sử dụng một phần lợi nhuận để chi trả nguồn vốn vay của Doanh nghiệp làm cho tỷ lệ vốn vay thấp xuống làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ cao hơn trong tổng nguồn vốn. Bốn là: Chú trọng môi trường làm việc của công nhân KẾT LUẬN Qua đợt thực tập vừa qua, em nhận thấy Doanh nghiệp tư nhân Công Minh đang có những hiệu quả hoạt động sản xuất khả quan trong môi trường kinh tế suy thoái và đầy cạnh tranh như hiện nay.Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn đọng mà Doanh nghiệp cần khắc phục. VD: vấn để về nhân lực, hiện nay nhân lực của Doanh nghiệp còn chưa đáp ứng được nhu cầu, vấn đề huy động vốn... Còn đối với tập thể sinh viên như chúng em giai đoạn thực tập sẽ là một bước đi tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng rất cần thiết và quan trọng. Nó tạo ra cơ hội để chúng em có thể tiếp cận được với thực tiễn sản xuất – kinh doanh của Doanh nghiệp khi còn chưa tốt nghiệp ra trường đồng thời giúp chúng em có được cái nhìn xác thực hơn, gắn liền với thực tiễn cuộc sống hơn. Nói một cách đơn giản thì giai đoạn này đã giúp cho em hình dung được rõ ràng hơn về công việc sản xuất kinh doanh trong thực tế, hiểu được mình đã biết những gì và có thể làm được những gì để cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_lam_1824.doc
Luận văn liên quan