Báo cáo Thực tập tại nhà máy giấy An Hòa

Xã hội ngày càng phát triển, đi kèm là sự ra tăng dân số. Sự tăng trưởng về kinh tế khiến cho nhu cầu sử dụng giấy của con người ngày càng tăng cao. Giấy được sử dụng một cách phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhất là trong giáo dục. Qua chuyến đi thực tế ở nhà máy giấy An Hòa, chúng em đã được biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về nhiều khía cạnh khác nhau của nhà máy từ cách thức tổ chức, vận hành nhà máy, công tác sản xuất. cho đến những công việc của cán bộ công nhân viên, kỹ sư trong nhà máy mà nhất là vai trò quan trọng người kỹ sư tự động hóa nói riêng. Trong chuyến đi, em cũng đã được tìm hiểu về các trang thiết bị trong nhà máy cũng như nguyên lí hoạt động của chúng. Chuyến đi thực tế cũng giúp chúng em thấy được cấu tạo phức tạp của nhà máy so với lý thuyết, hệ thống điều khiển tự động, quy trình làm việc,. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong nhà máy,các thầy cô giáo trong viện nhất là thầy giáo Đỗ Mạnh Cường đã tạo điều kiện cho chúng em có được chuyến đi thực tế đầy bổ ích.

docx18 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 5559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy giấy An Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GIẤY AN HÒA Giới thiệu chung 1.1.1 Tổng quan - Công ty cổ phần giấy An Hòa ( An Hoa Joint Stock Company ) tên viết tắt là AHP. Được thành lập năm 2002 là chủ đầu tư nhà máy bột giấy tẩy trắng và giấy tráng phấn cao cấp An Hòa. - Nhà máy có tổng diện tích 223 ha. - Được xây dựng tại thôn An Hòa,xã Vĩnh Lợi,huyện Sơn Dương,tỉnh Tuyên Quang. Hình 1.1 Sơ đồ mặt bằng nhà máy - AHP là thành viên tập đoàn Geleximco – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội: +) Geleximco thành lập ngày 09/11/1993 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,chuyển đổi thành công ty cổ phần ngày 13/04/2007. +) Geleximco phấn đấu trở thành một trong những tập đoàn sản xuất,đầu tư hàng đầu trong nước và quốc tế. +) Liên tục hoàn thiện,mở rộng quy mô có chọn lọc. +) Geleximco phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu và dịnh vụ,thương mại,tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành công nghiệp,bất động sản,tài chính – nghân hang và công nghệ thông tin. Hình 1.2 Trụ sở của Geleximco tại 36 Hoàng Cầu, Đống Đa,Hà Nội. 1.1.2 Nguồn nhân lực - Hiện tại có tổng số 839 cán bộ công nhân viên gồm: cán bộ văn phòng và cán bộ trực tiếp tham gia sản xuất tại nhà máy bột giấy tẩy trắng và cán bộ trong ban quản lý dự án máy giấy tráng phấn cao cấp. - Dự kiến 31/3/2014, tổng số cán bộ công nhân viên sẽ đạt 1082 người và là thời điểm công ty hoàn thành nhà máy tráng phấn cao cấp và đưa vào hoạt động. Hình 1.3 Nhân lực của nhà máy qua một số năm 1.1.3 Hoạt động xã hội Với phương châm “Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ xã hội trên địa bàn”, trong những năm qua, Công ty CP Giấy An Hòa đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động xã hội vì cộng đồng như: + Ủng hộ chương trình phát động “Chung tay cùng Tây Bắc và các huyện nghèo” với số tiền ủng hộ là 300 triệu đồng; + Hỗ trợ kinh phí xây khu tưởng niệm Bộ Kinh tế tại huyện Sơn Dương 200 triệu đồng; + Ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Tuyên Quang 47 triệu đồng; + Ngoài ra, Công ty cũng rất quan tâm tới các quỹ vì người nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ khuyến học của tỉnh... Một trong những hoạt động xã hội tiêu biểu nhất của Công ty trong giai đoạn hiện nay là đầu tư xây dựng cho xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương một trường mầm non với quy mô hơn 100 cháu. Một số cột mốc quan trọng của nhà máy - Công ty CP Giấy An Hòa được thành lập năm 2002, là Chủ đầu tư Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa. - Nhà máy chính thức đưa vào sản xuất Bột giấy vào quý III năm 2011. Hình 1.4 Hình ảnh hoạt động của nhà máy - Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại Nhà máy Giấy An Hòa(tháng 8/2009): - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Ban Lãnh đạo Công ty tại Nhà máy Giấy An Hòa (tháng 11/2010): - Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” (Quyết định số: 301/QĐCT, ngày 09 tháng 02 năm 2009) do Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang trao tặng. - Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang năm 2009 dành cho đơn vị “có thành tích trong hoạt động doanh nghiệp, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” (Quyết định số: 2019/QĐCT, ngày 08 tháng 10 năm 2009). - Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang dành cho đơn vị “có thành tích trong công tác Bảo hộ lao động năm 2009” (Quyết định số: 398/QĐCT, ngày 12 tháng 4 năm 2010). 1.3 Sơ qua nhiệm vụ của nhà máy 1.3.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty đang tập trung vào 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: phát triển rừng nguyên liệu giấy, sản xuất bột giấy tẩy trắng và sản xuất giấy tráng phấn cao cấp. 1.3.2 Sứ mệnh của nhà máy - Cung cấp cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất. - Hoạt động sản xuất với phương trâm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng. - Phát triển bền vững, kinh doanh hiệu quả vì lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHI TIẾT NHÀ MÁY 2.1 NHÀ MÁY BỘT GIẤY 2.1.1 Giới thiệu nhà máy bột giấy -Nhà máy bột giấy tẩy trắng An Hòa có công suất 130.000 tấn /năm. Công nghệ sản xuất tiên tiến, các thiết bị chính được nhập khẩu từ Thụy Điển và Phần Lan,Sử dụng hệ thống nồi nấu liên tục, hệ thống tẩy trắng không sử dụng Clo nguyên tố. Nhà máy đi vào vận hành sản xuất từ tháng 8/2011. - Khách hàng bột giấy: + Khách hàng trong nước: tổng công ty giấy Việt Nam,công ty cổ phần giấy Việt Trì,công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai,công ty cổ phần giấy và bao bì Việt Thắng + Khách hàng xuất khẩu sang các nước Nhật Bản,Hàn Quốc,Thái Lan,Trung Quốc, Ấn Độ,Banglades 2.1.2 Sản lượng-doanh thu - Năm 2011: sản lượng đạt 1.356.060 tấn và doanh thu đạt 14.251.332 VNĐ - Năm 2012: sản lượng đạt 67.204.636 tấn và doanh thu đạt 751.898.699 VNĐ - Năm 2013:sản lượng và doanh thu ước tính đến tháng 12 là 105.925.000 tấn và 1.216.000.000 VNĐ. Sự tăng lên sõ rệt về sản lượng và doanh thu,từ đó thấy được sự ổn định về vận hành sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2.1.3 Sản phẩm bột giấy Hình 2.1 Bột giấy dạng tấm - Bột giấy dạng tấm. - Được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất: +) Giấy in,viết +) Giấy Tissue +) - Độ trắng: 87-89% - Kích thước: 640x800 mm 2.1.4 Quy trình sản xuất bột giấy Hình 2.2. Quy trình sản xuất bột giấy - Đây là một quy trình sản xuất bột giấy hoàn toàn khép kín với công nghệ hàng đầu thế giới. - thiết bị chính của nhà máy được cung cấp bởi các công ty hàng đầu thế giới như: + Nhà phân phối ABB. + Nhà phân phối thiết bị tự động hóa SIEMENS. + Nhà phân phối thiết bị tự động hóa DELTA. + ... 2.1.5 Chi tiết quá trình sản xuất bột giấy * Hình thức cấp nguyên liệu thứ nhất: - Nguyên liệu: được cung cấp từ các vùng nguyên liệu như: Tuyên Quang, Thái Nguyên,... Hình 2.3 Gỗ được tập hợp ở bãi chứa nguyên liệu -Sau đó được máy cẩu chuyển vào hệ thống máy bóc vỏ,chặt thành mảnh nhỏ. Hình 2.4 Gỗ được đưa lên băng chuyền - Gỗ được bóc vỏ rửa sạnh và cắt thành dăm mảnh Hình 2.5 Dây chuyền tự động xử lí gỗ * Hình thức cấp nguyên liệu thứ hai: - Dăm gỗ Hình 2.6 Bãi chứa dăm - Xúc dăm vào băng tải Hình 2.7 Dăm được xúc vào băng tải - Nguyên liệu được chuyển đến silo chứa Hình 2.8 Silo chứa dăm - Nguyên liệu chuyển từ silo chứa sang tháp nấu Hình 2.9 Tháp nấu - Bột từ tháp nấu được đưa qua hệ thống sàng – tẩy – rửa Hình 2.10 Hệ thống sàng- tẩy- rửa - Hệ thống rửa của Metso Hình 2.11 Hệ thống rửa của Metso - Sau khi nấu thành bột được chuyển đến dây chuyền xeo thành tấm Hình 2.12 Dây chuyền xeo thành tấm - Hàng được kiểm tra kỹ bởi hệ thống kiểm tra tự động, sau đó được dán nhãn và vận chuyển đến nhà kho Hình 2.13 Hệ thống kiểm tra tự động - Hàng đang được chuyển vào kho Hình 2.14 Kho chứa hàng 2.2 Dự án giấy tráng phấn cao cấp - Dây chuyền sản xuất bột giấy tẩy trắng,hiện nay công ty cổ phần giấy An Hoà đang đầu tư xây dựng một dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn cao cấp. - Có công suất 140.000 tấn /năm với tổng mức đầu tư khoảng 250 triệu USD. - Nhà đầu tư thực hiện dự án là Hánol EME-Nhà sản xuất giấy tráng phấn lớn nhất Hàn Quốc. - Sau khi đi vào hoạt động,dây chuyền sẽ đảm bảo thoả mãn toàn bộ nhu cầu giấy tráng phấn cao cấp tại Việt Nam. - Dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý 2 năm 2014. Hình 2.15 Công trường xây dựng nhà máy sản xuất giấy tráng phấn cao cấp Hình 2.16 Các hệ thống đang được lắp đặt 2.3 Công ty nguyên liệu - Công ty nguyên liệu là một trong những công ty con của nhà máy cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất bột giấy của nhà máy An Hòa. - Với mục tiêu xây dựng,phát triển vùng nguyên liệu để cung cấp các loại giống tốt cho công ty cổ phần giấy An Hoà và các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang. - Vị trí: Nhà máy nằm tại trung tâm nguyên liệu với hơn 200000 ha rừng. Tại vùng nguyên liệu: Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Cạn. Thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu cho công tác sản xuất của nhà máy. - Công ty cổ phần giấy An Hoà đang tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh ươm giống cây,trồng rừng và khai thác lâm sản,xây dựng và phát triển trung tâm giống cây trồng lâm nghiệp với công nghệ tiên tiến. Hình 2.17 Một vùng nguyên liệu - Khu giống Hình 2.18 Một vườn nguyên liệu giống CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA KỸ SƯ TỰ ĐỘNG HÓA Kỹ sư tự động hóa không những được đào tạo cơ bản mà còn phải thật vững chuyên môn, thành thạo kỹ năng thực hành, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và tin học. Tự động hóa là 1 chuyên ngành đòi hỏi ở người kỹ sư phải tích hợp được nhiều kỹ năng ở trình độ cao. Ngay trong trường đại học, họ đã phải học những môn lý thuyết cơ bản như điều khiển quá trình, kỹ thuật lập trình, Robot, vi xử lý nâng cao, thiết kế hệ thống tự động hóa... Ngoài ra, cần có tính sáng tạo, khả năng thích ứng công việc tốt, nhất là “hòa đồng” với điều kiện làm việc theo nhóm, bắt tay hợp tác... Với mục tiêu của nhà máy giấy là tự động hóa trên 80% thì kỹ sư tự động hóa có vai trò rất quan trọng trong sự hoạt động của nhà máy. Điều này là dễ hiểu vì nhà máy là một trong những nhà máy sản xuất giấy có công nghệ sản xuất giấy hàng đầu thế giới. Với phần lớn cán bộ trong nhà máy đều thuộc các lĩnh vực liên quan đến tự động hóa như: hệ thống điện, đo lường, thiết bị điện, điều khiển, tự động hóa. Với trình độ chuyên môn ngày càng cao như hiện nay thì kỹ sư tự động hóa là lực lượng chính thiết kế các hệ thống điều khiển quá trình vận hành nhà máy và góp sức trong việc vận hành các thiết bị máy móc tự động hóa hoạt động một cách có hiệu quả nhất. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN Xã hội ngày càng phát triển, đi kèm là sự ra tăng dân số. Sự tăng trưởng về kinh tế khiến cho nhu cầu sử dụng giấy của con người ngày càng tăng cao. Giấy được sử dụng một cách phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhất là trong giáo dục. Qua chuyến đi thực tế ở nhà máy giấy An Hòa, chúng em đã được biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về nhiều khía cạnh khác nhau của nhà máy từ cách thức tổ chức, vận hành nhà máy, công tác sản xuất... cho đến những công việc của cán bộ công nhân viên, kỹ sư trong nhà máy mà nhất là vai trò quan trọng người kỹ sư tự động hóa nói riêng. Trong chuyến đi, em cũng đã được tìm hiểu về các trang thiết bị trong nhà máy cũng như nguyên lí hoạt động của chúng. Chuyến đi thực tế cũng giúp chúng em thấy được cấu tạo phức tạp của nhà máy so với lý thuyết, hệ thống điều khiển tự động, quy trình làm việc,... Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong nhà máy,các thầy cô giáo trong viện nhất là thầy giáo Đỗ Mạnh Cường đã tạo điều kiện cho chúng em có được chuyến đi thực tế đầy bổ ích. Do thời gian gấp rút nên bản báo cáo không tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô. -----Hết-----

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx248626042_bao_cao_nha_may_giay_0453.docx
Luận văn liên quan