Báo cáo Thực tập tốt nghiệp kiến trúc sư khóa 52 (2007-2012)

MỤC LỤC PHẦN I : TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BẢN THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 5 PHẦN II : TÌM HIỂU CƠ CẤU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM 6 PHẦN III : TÌM HIỂU VỀ LUẬT XÂY DỰNG,CÁC THÔNG TƯ,NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA BXD .18 PHẦN IV : CÁCH LẬP MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG 34 PHẦN V: TÀI LIỆU DỰ ÁN THEO HƯỚNG LÀM TỐT NGHIỆP CÓ THỂ CHUYỂN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 37 PHẦN VI : CÁC TÀI LIỆU VỀ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN, DỮ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH TRONG DỰ ÁN NÊU TRÊN .40 PHẦN I: TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. (5 tuần từ 21/11/2011 – 27/12/2011) Tuần1: Từ 21/11/2011 – 28/11/2011 Tự liên hệ tìm đơn vị thực tập và tìm hiểu một số dự án.Gặp thầy hướng dẫn và nhận lịch thực tập, đề cương thực tập.Hoàn thiện hồ sơ xin thực tập tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – Bộ Xây Dựng. Tuần 2: Từ 29/11/2011 – 19/12/2011 : Thực tập tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam - Bộ Xây Dựng. Tham gia tìm hiểu cơ cấu, cách làm việc, nhiệm vụ chức năng của một công ty tư vấn đầu tư xây dựng. Thực tập và tìm hiểu cách lập và thiết kế một đồ án Kiến Trúc Xây Dựng.Tham gia tìm hiểu các mẫu hồ sơ của một dự án thực tế.Tham khảo các tài liệu về kiến trúc đồng thời nghiên cứu chọn đề tài tốt nghiệp.Tìm hiểu Luật Xây Dựng, Thông tư, Nghị Định hướng dẫn thực hiện Luật Xây Dựng.Tìm hiểu các báo cáo nghiên cứu khả thi để viết báo cáo thực tập.Tìm hiểu một số dự án thực tế tại Viện và Công ty để nghiên cứu khả thi đề tài tốt nghiệp. Tuần 5 : Từ 20/12/2011 – 27/12/2011: Viết và hoàn thành báo cáo thực tập. Kết thúc thực tập. Những việc đã được giao và làm tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam: Tìm hiểu một số dự án của Tổng công ty,quy trình làm việc của công ty, cách thiết lập một dự án.Tham gia một dự án: Quy hoạch làng lụa Hà Đông, được cùng họp và lên phương án thiết kế tổng mặt bằng và nghiên cứu các giá trị văn hóa, tính đặc thù tại vi trị của dự án.Thực hiện thiết kế phương án cá nhân và tham gia vẽ phương án tổng mặt bằng cùng các anh chị trong tổ dự án.Hoàn thiện bản vẽ cả cad,max,shop của phương án cá nhân được giao và nộp lại cho trưởng nhóm dự án, và đã tìm hiểu rõ quy trình lập phương án thiết kế một dự án cùng các anh chi trong Tổng công ty. PHẦN II: TÌM HIỂU CƠ CẤU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM – BỘ XÂY DỰNG I. Tổ chức tư vấn thiết kế là gì? Tổ chức tư vấn – thiết kế là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất lượng’’ cung ứng cho khách hàng những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biệm pháp hành động, và giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó, kể cả tiến hành nhũng nghiên cứu sọan thảo dự án, giám sát quá trình thực thi dự án và hiệu quả yêu cấu.

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7166 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp kiến trúc sư khóa 52 (2007-2012), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính từ quận, huyện trở lên, các khu chức năng khác ngoài đô thị (du lịch, bảo tồn di sản, khu di tích, công ghiệp địa phương…) có quy mô nhỏ hơn 500 ha các khu chức năng thuộc đô thị mới, các khu chức năng trong đô thị mới lên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính một tỉnh. Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc thẩm quyên phê duyệt của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, gồm các quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của các đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5, quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đấu thầu xây dựng công trình tập trung và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn ( trừ quy hoạch chi tiết xây dựng được quy định tiết a điểm 1 khoản II mục II của thông tư này). Hình thức tổ chức thẩm định Tùy theo tính chất quy mô của từng đồ án, cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng có thể tổ chức thẩm định theo một trong các hình thức sau: Tổ chức hội đồng thẩm định và quyết định thành phần, số lượng các thành viên tham gia hội đồng. Cơ cấu của hội đồng thẩm định đảm bảo có thành phần chủ yếu gồm các cơ quan chức năng quản lý nhà nước có liên quan, chính quyền địa phương và các hội nghề nghiệp có liên quan. Thẩm định của cơ quan chuyên môn các cấp. Các nội dung thẩm định Các căn cứ pháp lý để lập đồ án quy hoạch ; Quy cách hồ sơ theo quy định của bộ xây dựng; thành phần hồ sơ quy hoạch xây dựng theo quy định và theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt Các nội dung chủ yếu của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được quy định tại phụ lục 1va 2. Thời gian thẩm định Thực hiện theo quy định của các điều 11,19,28,36 của Nghị định 08/2005/NĐ – CP, đối với nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng thời gian thẩm định là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đươc đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Quản lý dự án Tổ chức tư vấn có thể hợp đồng với chủ đầu tư để thực hiện từng phần hay toàn bộ công tác quản lý dự án theo hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án được nêu tại các điều 45,46,48 của điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị định 177/CP ngày 20-10-1994 của chính phủ và thông tư hướng dẫn thực hiện các hình thức tổt chức quản lý dự án đầu tư và xây dựng của bộ xây dựng. Xây dựng thực hiện nghiên cứu các công trình thuộc đề tài nghiên cứu của tổ chức đó được cơ quan nhà nước công nhận. Trang trí nội thất, ngoại thất có tính nghệ thuật đặc biệt trong công trình xây dựng. Đánh giá tài sản, thiết bị là sản phẩm xây dựng để cho các bên góp vốn khi lập dự án đầu tư hoặc trong quá trình hợp đồng kinh tế phù hợp với chính sách giá cả và đúng pháp luật. Xác định, đánh giá nguyên nhân sự cố công trình các yếu tố liên quan, để lập các phương án gia cố, sửa chữa, cải tạo hoặc phá dỡ. Các tổ chức tư vấn xây dựng có đủ điều kiện và năng lực nhận tổng thầu thiết kế và quản lý dự án đối với công trình thuộc dự án nhóm B,C theo quy định của điều lệ quản lý đấu thầu và xây dựng ban hành theo nghị định 177/CP ngày 20-10-199 của Chính phủ hoặc đối với dự án nhóm B có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Ngoài các công việc quy định trên các tổ chức trên các tổ chức tư vấn xây dựng có thể thực hiện các dịch vụ tư vấn khác giúp chủ đầu tư, các tổ chức xây dựng để phục vụ cho hoạt động tổ chức kinh doanh. III. Phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn – thiết kế Các tổ chức tư vấn xây dựng được cấp chưng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng có thể hoạt động trong phạm vi cả nước. Thời gian hoạt động có giá trị của chứng chỉ tùy theo điều kiện thực tế của tổ chức tư vấn xây dựng mà chứng chỉ được cấp có giá trị 3-5 năm Ba thàng trước khi chứng chỉ hết hạn Tổ chức tư vấn phải làm thủ tục gia hạn hoặc đăng ký lại. Các tổ chức tư vấn xây dựng nước ngoài được cấp giấy phép khảo sát thiết kế theo từng dự án. Khi hành nghề tư vấn của dự án khác tổ chức tư vấn xây dựng nước ngoài phải nộp hồ sơ xin giấy phép mới. Trong quá trình hoạt động tổ chức tư vấn xây dựng có quyền xin điều chỉnh nội dung hoặc gia hạn chứng chỉ hành nghề tư vấn. Tổ chức tư vấn : + văn phòng thiết kế 1 + văn phòng thiết kế 2 + văn phòng thiết kế 3 + văn phòng thiết kế 4 + văn phòng thiết kế 5 - Phòng kế toán (kế toán trường, kế toán viên, thủ quỹ …) - Phòng kỹ thuật (trưởng phòng kỹ thuật, phó phòng kỹ thuật, hội đồng kỹ thuật và chuyên viên kỹ thuật: dự án, thiết kế, kỹ thuật, kiểm định…) IV. Phân loại và đặc thù của các loại hình tư vấn xây dựng + Tư vấn công nghiệp xây dựng: chuyên tư vấn mọi lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. + Tư vấn xây dựng kiến trúc: tư vấn về mọi lĩnh vực có liên quan đến xây dựng các công trình. + Tư vấn quy hoạch xây dựng: Đô thị và nông thôn: tư vấn mọi lĩnh vực về đô thị. Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp được hình thành dựa trên nguyên tắc gắn liền với mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và gắn liền với công nghệ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tinh giảm và khá vững vàng. Một bộ máy quản lý với số cấp số bộ phận quản trị thấp nhất, với tỷ lệ cán bộ quản trị so với các nhân viên thấp nhất mà vẫn hoàn thành đầy đủ các chức năng quản trị của mình. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với giai đoạn phát triển từ trước đến nay của doanh nghiệp. Để phù hợp với quy mô phát triển của doanh nghiệp trong tương lai cần thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp, có hiệu quả hơn. Cơ cấu tổ chức, cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp: Bộ phận lao động gián tiếp gồm có + Một giám đốc quản lý chung + Hai phó giám đốc (Một phó giám đốc điều hành sản xuất, một phó giám đốc phụ trách kế hoạch và những vấn đề đối ngoại) + Phòng tài vụ gồm có một kế toán trưởng, hai kế toán viên và một thủ quỹ + Một lái xe Bộ phận lao động trực tiếp được phân thành hai xưởng: + Xưởng thiết kế: làm những nhiệm vụ và tư vấn – thiết kế, gồm một xưởng trưởng vừa điều hành vừa trực tiếp tham gia vào sản xuất và các kiến trúc sư, kỹ sư trực tiếp tham gia sản xuất. + Xưởng nội thất: Thiết kế, thi công các công trình nội thất, vườn cảnh và sản xuất gia công các sản phẩm nội thất đồ rời. Xưởng này gồm một xưởng trưởng vừa điều hành tham gia sản xuất, các kiến trúc sư, kỹ sư và bộ phận công nhân. Tất cả đều tham gia vào sản xuất ở những phương diện khác nhau tủy theo trình độ chuyên môn. Trong đó, ban quản trị các cấp gồm Giám đốc, hai phó giám đốc và kế toán trưởng, hai xưởng trưởng. Dưới đây là sơ đồ chung bộ máy tổ chức quản lý của một công ty tư vấn: Giám đốc công ty Phó giám đốc Phó giám đốc Xí nghiệp TK 1 Xí nghiệp TK 1 Xí nghiệp TK 1 Phòng kế hoạch Phòng hành chính tổng hợp Phòng lưu trữ Xí nghiệp TK 1 Giám đốc XN Giám đốc XN Giám đốc XN Giám đốc XN Giám đốc XN Xí nghiệp TK 1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty tư vấn thiết kế công trình Sơ đồ chức năng của kts tư vấn 4.MÔ HÌNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VNCC PHẦN III TÌM HIỂU VỀ LUẬT XÂY DỰNG,CÁC THÔNG TƯ,NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA BXD Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về hoạt động xây dựng. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Điều 2. Đối tượng ap dụng Điều 3. Giải thích từ ngữ Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng Điều 6. Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng Điều 7. Năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng Điều 8. Giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng Điều 9. Chính sách khuyến khích trong hoạt động xây dựng  Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng CHƯƠNG II QUY HOẠCH XÂY DỰNG MỤC 1 QUY ĐỊNH CHUNG Điều 11. Quy hoạch xây dựng Điều 12. Phân loại quy hoạch xây dựng  Điều 13. Yêu cầu chung đối với quy hoạch xây dựng Điều 14. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng MỤC 2 QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG Điều 15. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Điều 16. Nội dung quy hoạch xây dựng vùng Điều 17. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Điều 18. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng   MỤC 3 QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ Điều 19. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Điều 20. Nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị Điều 21. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Điều 22. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Điều 23. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Điều 24. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Điều 26. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Điều 27. Thiết kế đô thị MỤC 4 QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN Điều 28. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn Điều 29. Nội dung quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn Điều 30. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn Điều 31. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn   MỤC 5 QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG Điều 32. Công bố quy hoạch xây dựng Điều 33. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng Điều 34. Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng   CHƯƠNG III DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 35. Dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 36. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 37. Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 38. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 39. Thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 40. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình   Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 43. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư xây dựng công trình Điều 45. Nội dung, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình   CHƯƠNG IV KHẢO SÁT, THIẾT KẾ XÂY DỰNG  MỤC 1 KHẢO SÁT XÂY DỰNG Điều 46. Khảo sát xây dựng   Điều 47. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng   Điều 48. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng Điều 49. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng   MỤC 2 THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 52. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình Điều 53. Nội dung thiết kế xây dựng công trình Điều 54. Các bước thiết kế xây dựng công trình Điều 55. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng Điều 56. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế xây dựng công trình Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình Điều 59. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình Điều 60. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình Điều 61. Lưu trữ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng CHƯƠNG V XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH  MỤC 1 GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Điều 62. Giấy phép xây dựng Điều 63. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng Điều 64. Nội dung giấy phép xây dựng Điều 65. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị Điều 66. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng Điều 67. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp giấy phép xây dựng   MỤC 2 GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 69. Yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng xây dựng công trình Điều 70. Nguyên tắc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình Điều 71. Tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng công trình MỤC 3 THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 72. Điều kiện để khởi công xây dựng công trình Điều 73. Điều kiện thi công xây dựng công trình Điều 74. Yêu cầu đối với công trường xây dựng Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình Điều 78. An toàn trong thi công xây dựng công trình Điều 79. Bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình Điều 80. Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng Điều 81. Thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng Điều 82. Bảo hành công trình xây dựng Điều 83. Bảo trì công trình xây dựng Điều 84. Sự cố công trình xây dựng Điều 85. Di dời công trình Điều 86. Phá dỡ công trình xây dựng   MỤC 4 GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 87. Giám sát thi công xây dựng công trình Điều 88. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình Điều 90. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình   MỤC 5 XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ Điều 91. Công trình xây dựng đặc thù Điều 92. Xây dựng công trình bí mật nhà nước Điều 93. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp Điều 94. Xây dựng công trình tạm  CHƯƠNG VI LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG   MỤC 1 LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG Điều 95. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng Điều 96. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng Điều 97. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng Điều 98. Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng Điều 99. Đấu thầu rộng rãi trong hoạt động xây dựng Điều 100. Đấu thầu hạn chế trong hoạt động xây dựng Điều 101. Chỉ định thầu trong hoạt động xây dựng  Điều 102. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng Điều 103. Lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng Điều 104. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu Điều 105. Quyền và nghĩa vụ của bên dự thầu Điều 106. Trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng công trình trong lựa chọn nhà thầu   MỤC 2 HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG Điều 107. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng Điều 108. Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng Điều 109. Điều chỉnh hợp đồng trong hoạt động xây dựng Điều 110. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng   CHƯƠNG VII QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG Điều 111. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng Điều 112. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng Điều 113. Thanh tra xây dựng Điều 114. Nhiệm vụ của thanh tra xây dựng Điều 115. Quyền và trách nhiệm của thanh tra xây dựng Điều 116. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra Điều 117. Quyền khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo Điều 118. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo   CHƯƠNG VIII KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 119. Khen thưởng Điều 120. Xử lý vi phạm   CHƯƠNG IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 121. Xử lý các công trình xây dựng trước khi Luật xây dựng có hiệu lực không phù hợp các quy định của Luật này   Điều 122. Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Điều 123. Hướng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. Thông tư của Bộ Xây dựng Số 02/2007/TT-BXD THÔNG TƯ CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 02/2007/TT-BXD NGÀY 14 THÁNG 02 NĂM 2007 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ: LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH; GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨCQUẢN LÝ  DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH QUY ĐỊNH TẠINGHỊ ĐỊNH  SỐ 16/2005/NĐ-CP NGÀY 07/02/2005 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 112/2006/NĐ-CP NGÀY 29/9/2006 CỦA CHÍNH PHỦ - Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; - Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là Nghị định 16/CP) và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là Nghị định 112/CP) như sau PHẦN I HƯỚNG DẪN VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH  I. Việc xác định chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước     II. Về việc xử lý đối với các dự án nhóm A không có trong quy hoạch IV. Về lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình V. Về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài PHẦN II HƯỚNG DẪN VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG I. Về việc xin giấy phép xây dựng công trình II. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng III. Nội dung giấy phép xây dựng            IV. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng V. §iÒu chØnh giÊy phÐp x©y d­ng PHẦN III HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I .Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án II. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án III. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình PHẦN IV HƯỚNG DẪN VỀ XỬ LÝ CHUYỂN TIẾP I. Xử lý chuyển tiếp về thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và các công việc tiếp theo            II. Xử lý chuyển tiếp về cấp giấy phép xây dựng III. Xử lý chuyển tiếp về tổ chức quản lý dự án PhÇn V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH I. Thông tư này thay thế cho các văn bản dưới đây:             1. Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ.             2. Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng.             3. Điểm 3.1 mục II về Ban QLDA của Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. II. Hiệu lực thi hành: 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng; tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trái với hướng dẫn tại Thông tư này đều bãi bỏ.  2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết. KT.BỘ TRƯỞNG  THỨ TRƯỞNG Nguyễn Văn Liên Số 16/2005/NĐ-CP CHÍNH PHỦ ¾¾ Số: 16/2005/NĐ-CP CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc     ____________________________  Hà Nội, ngày  07  tháng  02  năm 2005 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình _____ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, NGHỊ ĐỊNH: CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi áp dụng Điều 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình CHƯƠNG II LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 4. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư Điều 5. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình §iÒu 6. Néi dung phÇn thuyÕt minh vµ dù ¸n Điều 7. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án Điều 8. Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 9. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 10. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 11. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình Điều 12. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật  xây dựng công trình Điều 13. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình CHƯƠNG III THỰC HIỆN  DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Mục 1 THIẾT KẾ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 14. Các bước thiết kế xây dựng công trình Điều 15. Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình §iÒu 16. ThÈm ®Þnh phª duyÖt thiÕt kÕ Mục 2 GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Điều 17. Giấy phép xây dựng công trình Điều 18. Hồ sơ xin c ấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị Điều 19. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn Điều 20. Tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng Điều 21. Thẩm quyền cấp  giấy phép xây dựng Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng Điều 23. Gia hạn giấy phép xây dựng Mục 3 LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG Điều 24. Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng Điều 25. Yêu cầu chung đối với hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ dự thầu và hồ sơ đấu thầu Điều 26. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng Điều 27. Lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình §iÒu 28. Lùa chän nhµ thÇu thi c«ng cong tr×nh Điều 29. Lựa chọn tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) Mục 4 QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 30. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình Điều 31. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình Điều 32. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình Điều 33. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng Điều 34. Quản lý môi trường xây dựng Mục 5 CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 35. Các hình thức quản lý dự án Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án Điều 37. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án Mục 6 QUẢN LÝ CHI PHÍ  DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 38. Nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 39. Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình Điều 40. Dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình Điều 41. Tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình Điều 42. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình Điều  43. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình CHƯƠNG IV HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG Điều 44. Nguyên tắc chung ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng Điều 45. Hồ sơ hợp đồng xây dựng Điều 46. Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng Điều 47. Phương thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng CHƯƠNG V ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN  TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG Điều 48. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân Điều 49. Chứng chỉ hành nghề Điều 50. Điều kiện cấp chứng chỉ nghề kiến trúc sư Điều 51. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề ký sư Điều 52. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình Điều 53. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án Điều 54. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án Điều 55. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án Điều 56. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án Điều 57.  Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng Điều 58 Điều kiện năng lực tổ chức tư vấn khảo sát xây dựng Điều 59. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình Điều 60.  Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình Điều 61. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình Điều 62. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình Điều 63. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường Điều 64. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình Điều 65. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề Điều 67. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng  tại Việt Nam CHƯƠNG VI ĐIỀU KHOẢN THI  HÀNH Điều 68. Tổ chức thực hiện Điều 69. Hiệu lực thi hành Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng, - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP, - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, - Văn phòng Quốc hội, - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội, - Văn phòng Chủ tịch nước, - Văn phòng TW và các Ban của Đảng, -Tòaánnhândântốicao, - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, - Cơ quan TW của các đoàn thể, - Học viện Hành chính quốc gia, - Công báo, - VPCP : BTCN, TBNC, các PCN, BNC, Người phát ngôn của Thủ tướng, Ban Điều hành 112, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc, - Lưu: CN (5b), VT. TM. CHÍNH PHỦ (đã ký) Phan Văn Khải PHẦN IV : CÁCH LẬP MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG. 1. Quy trình lập dự án thiết kế công trình: Quá trình lập dự án – Hồ sơ thiết kế công trình và quy hoạch diễn ra theo nhiều bước.Cụ thể gồm: * UBND : UBND sau khi nhận được chủ trương xây dựng thì sẽ giao cho Sở lao động thương binh xã hội làm chủ quản đầu tư để xây dựng (tiền do ngân sách nhà nước). * Ban quan lý dự án (Chủ đầu tư):Trực tiếp triển khai nhiệm vụ được giao.BQLDA sẽ tìm một công ty tư vấn để tư vấn dự án. * Công ty tư vấn :Sẽ cử một người tham gia giao dịch,đó là người chủ trì dự án,là người trực tiếp đến gặp ban quản lý và cùng làm việc để trao đổi bàn bạc. Lúc này Ban quản lý dự án và công ty tư vấn sẽ thường xuyên gặp nhau để làm việc và đưa ra các bước hoạt động sau: - Bước 1: Lập nhiệm vụ thiết kế:(đề cương). - Bước 2: Lập dự án: Hai bên CĐT- Cty TV tiếp tục phối hợp làm việc song song. - Bước 3: Trình hồ sơ lên Sở Kiến trúc Quy Hoạch. - Bước 4: Sau duyệt tổng mặt bằng. - Bước 5: Trình duyệt dự án:Thường thì dự án tách riêng 2 phần:Phần dự án thiết bị và dự án kiến trúc. Trình duyệt dự án thông qua các cấp sau: + Sở quy hoạch kiến trúc:Phê duyệt về mặt kiến trúc công trình. + Sở quy hoạch đầu tư:Kiểm tra Suất đầu tư và Quy mô diện tích. - Bước 6: Quyết định đầu tư ->Thiết kế công trình ->Thẩm định. - Bước 7: Thi công. 2. Quy trình lập dự án quy hoạch: - Bước 1: Gặp 2 bên lập nhiệm vụ thiết kế:(sự cần thiết phải lập dự án). - Bước 2: Trình UBND phê duyệt. - Bước 3: Phê duyệt đề cương quy hoạch. - Bước 4: Khảo sát đo đạc đánh giá hiện trạng:Nắm tình hình địa phương:khí hậu,địa hình,dân số,hạ tầng kỹ thuật,các công trình kiến trúc...Đây là phần chiếm tỷ lệ lớn khoảng 20-30% khối lượng công việc. - Bước 5:Lập dự án quy hoạch để trình duyệt: .Trình duyệt chuyên môn .Trình duyệt UBND,huyện uỷ. .Phê duyệt ở Sở xây dựng. .Phê duyệt ở UBND tỉnh. - Bước 6: Duyệt cơ sở. Đây là bước mới được ban hành để đảm bảo tính khả thi của dự án - Bước 7: Hồ sơ cho sở xây dựng phê duyệt. - Bước 8: Điều chỉnh hồ sơ tiếp tục trình lên UBND phê duyệt,sau đó UBND ra quyết định phê duyệt. Riêng đối với quy hoạch thành phố Hà Nội thì phải thông qua các bước phê duyệt thẩm định sau: -Sở Quy hoạch kiến trúc. -UBND thành phố. - Sở Quy hoạch kiến trúc trình duyệt lại sau khi khảo sát. -UBND quận, huyện. -Sở quy hoạch kiến trúc. Đối với dự án lớn,làm các quy hoạch chung thì các nhà tư vấn nên chủ động tham gia,đặc biệt các nghành tại cơ quan địa phương.Điều này thường được chú trọng hơn trong các quy hoạch du lịch,cải tạo nhà ở di tích lịch sử,văn hoá.../. PHẦN V: TÀI LIỆU DỰ ÁN THEO HƯỚNG LÀM TỐT NGHIỆP CÓ THỂ CHUYỂN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP. Trong quá trình thực tập tại công ty tư vấn em đã tìm và nghiên cứu khả thi một số dự án cho đề tài tốt nghiệp, cụ thể như sau : Cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở thấp tầng thuộc Dự án: Khu nhà ở An Đông, Phường An Đông, thành phố Huế và một phần thuộc phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Ý tưởng của Chủ đầu tư là quy hoạch một khu đ. thị mới sang trọng và hiện đại tạo ra không gian có sức sống mới phục vụ nhu cầu ở và kinh doanh tốt nhất. - Loại công trình: Công trình nhà ở và phố thương mại. - Quy mô về xây dựng: Diện tích khu đất xây dựng: 13,4 ha, trong đó bao gồm các hạng mục chính và cơ cấu, số lượng chức năng cơ bản như sau: STT Loại nhà Số lượng Mặt tiền x Chiều dài Số tầng Ghi chú 1 Biệt thư đơn lập 08 16m x 23m 14m x 30m 3 - 3,5 2 Biệt thự song lập, tứ lập 92 12m x 16m 12m x 18m 3 - 3,5 3 Khu nhà ở liên kế TM 37 6m x 19m 3 - 3,5 (2 mặt tiền) 4 Khu nhà ở liên kế vườn 156 63 5m x 18(24)m 7,5m x 18m 3 - 3,5 2. Thiết kế “công trình Cổng Nam” – Dự án: Flamingo Đại Lải Địa điểm: Xã Ngọc Thanh, TX Phúc Yên, Vĩnh Phúc. - Yêu cầu chung: + Thiết kế đồng bộ từ thiết kế ý tưởng đến bản vẽ thi công (tổng mặt bằng, kiến trúc, M&E, nội thất, cảnh quan, chiếu sáng và dự toán). + Hình thức mặt đứng sinh động. Mang bản sắc văn hóa làng quê vùng Bắc Bô. + Kiến trúc theo hướng sinh thái, bền vững. Tiết kiệm năng lượng. Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Bao gồm các hạng mục: Phố chợ”: + Tổng diện tích đất: ~5580 m2 + Chiều cao: 2 tầng (về hướng nam, giáp rừng cây, nhà có thể cao 3 tầng) + Chức năng: nhà ở phố (town house) kết hợp kinh doanh, dịch vụ và buôn bán nhỏ. “Siêu thị quê”: + Diện tích lô đất: ~3120 m2; + Chiều cao: 1- 2 tầng + Chức năng: trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống “Trung tâm văn hóa cộng đồng”: + Diện tích lô đất: ~3800 m2; + Chiều cao: 1 – 2 tầng + Chức năng: nơi đào tạo nghề, hướng nghiệp và sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng dân cư địa phương lân cận khu dự án. PHẦN VI : CÁC TÀI LIỆU VỀ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN, DỮ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH TRONG DỰ ÁN NÊU TRÊN. NHÀ Ở LIÊN KẾ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ROW HOUSES – DESIGN STANDARDS 1. Phạm vi áp dụng 1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế các nhà ở riêng lẻ được xây dựng thành dãy có sự thống nhất về kiến trúc và hệ thống hạ tầng, đáp ứng yêu cầu thiết kế đô thị. 1.2. Trong trường hợp những đồ án thiết kế các tuyến đường phố chưa được duyệt, các cơ quan chức năng quản lý xây dựng đô thị có thể căn cứ vào tiêu chuẩn này để quản lý xây dựng. Ghi chú: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các khu nhà liên kế đã xây dựng. 1.3. Tiêu chuẩn này được sử dụng cho các nhà quy hoạch, các kiến trúc sư thiết kế công trình, các nhà đầu tư, các nhà quản lý. 2. Tài liệu viện dẫn Quy chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4451-1987 - Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế. TCVN 4605-1998 “Kỹ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn che”- Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 2748-1991 - Phân cấp công trình xây dựng - Nguyên tắc chung. Nghị định NĐ 209/2004/NĐ-CP TCVN 2622-1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế. TCVN 4474-1987 - Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4513-1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 16-1986 - Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. TCXD 29-1991 - Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng. TCXD 25-1991 - Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 27-1991 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 266-2002 - Nhà ở - Hướng dẫn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. TCVN 5687-1992 “Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm”- Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 46-1984 “Chống sét cho các công trình xây dựng”- Tiêu chuẩn thiết kế. 3. Thuật ngữ, định nghĩa 3.1. Nhà ở liên kế: Là loại nhà ở riêng, gồm các căn hộ được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị. 3.2. Nhà phố liên kế (nhà phố): Là loại nhà ở liên kế, được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Nhà phố liên kế ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ v.v... 3.3. Nhà liên kế có sân vườn: Là loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía sau nhà có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực. 4. Quy định chung 4.1. Nhà ở liên kế được xây dựng trong quy hoạch chung các tuyến đường trong khu đô thị hoặc ở ngoại vi các đô thị. Việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế và quy định về kiến trúc đô thị được duyệt đối với nhà ở riêng lẻ. 4.2. Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà phố liên kế cần đảm bảo các nguyên tắc sau: a) Có tầng cao như nhau trong một dãy nhà; b) Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất cho một khu vực; c) Có màu sắc chung cho một dãy nhà; d) Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào cho một dãy nhà; e) Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất; g) Chiều dài dãy nhà phố liên kế không được lớn hơn 80m và nhỏ hơn 40m; Trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau; 4.3. Những khu vực sau đây trong đô thị không cho phép xây nhà liên kế: - Trong các khuôn viên, trên các tuyến đường, đoạn đường đã có bố cục kiến trúc chính là các biệt thự. - Các khu vực kiến trúc có quy hoạch ổn định. - Trong khuôn viên có các công trình công cộng như trụ sở cơ quan, các công trình thương mại, dịch vụ, các cơ sở sản xuất. - Trên các tuyến đường, đoạn đường, các khu vực được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị. 4.4. Nhà phố liên kế được phép làm tường chung hoặc tường riêng. Trường hợp tường chung thì hệ thống kết cấu dầm sàn, cột hoặc bất kỳ một bộ phận nào của ngôi nhà không được xây dựng quá tim tường chung. Tường chung phải có chiều dày tối thiểu là 0,2m. Trường hợp tường riêng thì chỉ được phép xây dựng trong ranh giới có chủ quyền hoặc quyền sử dụng đất. 4.5. Đối với nhà liên kế có sân vườn thì kích thước tối thiểu (tính từ mặt nhà đến chỉ giới đường đỏ) của sân trước là 2,4m và được lấy thống nhất theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Trường hợp có thêm sân sau thì kích thước tối thiểu của sân sau là 2,0m. Ngăn cách ranh giới giữa hai nhà phải có hàng rào thoáng cao bằng hàng rào mặt tiền. Phần chân rào có thể xây đặc tối đa là 0,6m. 5. Yêu cầu về quy hoạch 5.1. Yêu cầu về lô đất xây dựng: 5.1.1. Lô đất xây dựng nhà liên kế có chiều rộng không nhỏ hơn 4,0m và chiều sâu (chiều dài) không nhỏ hơn 9m. Mật độ xây dựng không lớn hơn 60%. Đối với nhà liên kế có sân vườn thì lô đất xây dựng có chiều rộng không nhỏ hơn 4,5m và chiều sâu (chiều dài) không nhỏ hơn 13,4m. Chú thích: Đối với nhà liên kế có diện tích tối thiểu 36m2 có thể được xây dựng với mật độ xây dựng tối đa là 100%. Trong trường hợp này phải có giải pháp hợp lý về thông gió và chiếu sáng tự nhiên. 5.1.2. Nhà phố liên kế sâu trên 18m phải bố trí sân trống, giếng trời ở giữa với kích thước không nhỏ hơn 6m2 để đảm bảo thông gió và chiếu sáng . Chú thích: Có thể dùng mái sáng và lỗ thoáng trên khối cầu thang để chiếu sáng và thông gió. 5.2. Yêu cầu về ranh giới lô đất: 5.2.1. Chỉ giới đường đỏ xác định ranh giới lô đất thuộc quyền sử dụng của chủ sở hữu. 5.2.2. Chỉ giới xây dựng công trình xác định phạm vi công trình được phép xây dựng. 5.3. Yêu cầu về khoảng lùi 5.3.1.Khoảng lùi của nhà ở liên kế phụ thuộc vào tổ chức không gian quy hoạch lô đất, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới (Xem hình1). 5.3.2.Khoảng lùi tối thiểu của các dãy nhà phố liên kế được quy định trong bảng 1: Bảng 1 - Quy định khoảng lùi đối với lộ giới Tính bằng mét Chiều rộng lộ giới (L) Khoảng lùi (A) Nhỏ hơn hoặc bằng 6 2,4 6,0 – 16 3,0 16 – 24 4,5 Lớn hơn 24 6,0 5.3.3. Nhà ở liên kế được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ hoặc có khoảng lùi tuỳ theo quy hoạch cụ thể của từng tuyến đường phố. Trong trường hợp xây lùi hơn so với chỉ giới đường đỏ thì phần diện tích nằm trong khoảng lùi này thuộc quyền sử dụng của chủ sở hữu. Dọc theo chỉ giới đường đỏ của ngôi nhà được phép làm hàng rào. 5.3.4. Mặt tiền nhà phố liên kế có sân vườn phải lùi vào một khoảng tối thiểu là 2,4m so với chỉ giới xây dựng. Hình 1: Quy định về khoảng lùi 5.4. Yêu cầu về tầm nhìn Để bảo đảm an toàn và tầm nhìn cho các phương tiện giao thông, các ngôi nhà ở góc đường phải tuân thủ các quy định trong bảng 2 (xem hình 2). Bảng 2 - Kích thước vạt góc tính từ điểm giao nhau với các lộ giới Góc cắt giao nhau với lộ giới Kích thước vạt góc (m) Nhỏ hơn 450 8,0 Lớn hơn hoặc bằng 450 5,0 900 4,0 Nhỏ hơn hoặc bằng 1350 3,0 Lớn hơn 1350 2,0 a) Kích thước vạt góc tại góc cắt giao nhau với lộ giới nhỏ hơn 450 b) Kích thước vạt góc tại góc cắt giao nhau với lộ giới lớn hơn hoặc bằng 450 Hình 2: Quy định về kích thước vạt góc 5.5. Yêu cầu về khoảng cách 5.5.1. Khoảng cách đầu hồi giữa hai dãy nhà quy định tối thiểu là 4m, được mở cửa sổ cho các phòng chức năng nhưng phải đảm bảo tính riêng biệt cho mỗi căn nhà. 5.5.2. Khoảng cách giữa hai mặt đứng chính của hai dãy nhà phố liên kế từ 8,0m đến 12,0m, phần đất trống giữa hai dãy nhà phố dùng làm lối đi, vườn hoa, cây xanh và không được xây chen bất cứ công trình nào. Mặt bên của nhà phố ở hai bên khoảng đất trống được mở cửa sổ và ban công. 5.5.3. Hai dãy nhà phố đấu lưng vào nhau phải có khoảng cách tối thiểu là 2,0m để bố trí đường ống kỹ thuật dọc theo nhà. Mặt sau của hai dãy nhà phố này được phép mở cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió ở độ cao trên 2,0m so với sàn nhà. Ranh giới giữa hai dãy nhà nếu cần thiết có thể xây tường kín cao trên 2m. Chú thích: Nếu có sân sau thì không cần có khoảng cách trên 5.5.4. Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến hệ thống kỹ thuật hạ tầng và cây xanh đô thị: 5.5.4.1. Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến các đường dây điện gần nhất: a) Theo mặt phẳng nằm ngang: - Đến đường dây cao thế: 4,0m (từ mép ngoài cùng của kiến trúc); - Đến đường dây trung thế: 2,5m (từ mép ngoài cùng của kiến trúc); - Đến đường dây hạ thế: Từ cửa sổ: 0,75m; Từ mép ngoài cùng của ban công: 1,0m; - Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của kiến trúc đến cột điện: 0,75m. b) Theo chiều đứng: - Khoảng cách thẳng đứng từ công trình tới dây điện dưới cùng phải đảm bảo: + 3m đối với điện áp tới 35KV + 4m đối với điện áp 66 - 100KV + 5m đối với điện áp 220 (230)KV + Trên mái nhà, trên ban công: 2,5m + Trên cửa sổ: 0,5m + Dưới cửa sổ: 1,0m + Dưới ban công: 1,0m 5.5.4.2. Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của bộ phận kiến trúc đến tuyến ống, cáp ngầm của thành phố: Đến đường cáp ngầm: 1,0m Đến mặt ống ngầm và hố ga: 1,0m 5.5.4.3. Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của bộ phận kiến trúc đến tâm điểm gốc cây xanh đường phố: 3,0m. Chú thích: Đối với các khu vực đã trồng cây ổn định, khoảng cách này sẽ được quy định trong quy hoạch chi tiết tuyến phố. 5.6. Yêu cầu về chiều cao 5.6.1. Chiều cao của nhà phố liên kế phụ thuộc vào chiều cao của khu vực theo quy hoạch chi tiết được duyệt. Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà (không kể phần giàn hoa hoặc kiến trúc trang trí). Trong một dãy nhà liên kế nếu cho phép có độ cao khác nhau thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy. 5.6.2. Chiều cao nhà liên kế có sân vườn không lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết. 5.6.3. Chiều cao thông thuỷ của tầng một không nhỏ hơn 3,6m. Đối với nhà có tầng lửng thì chiều cao tầng một cho phép không nhỏ hơn 2,7 m. Chú thích: Chiều cao thông thuỷ là chiều cao từ mặt sàn đến mặt dưới của trần treo, sàn tầng trên hoặc kết cấu chịu lực. 5.6.4. Trong mọi trường hợp nhà ở liên kế không được cao hơn 6 tầng. Trong các đường hẻm nhỏ hơn 6m, nhà ở liên kế không được xây cao quá 4 tầng. 5.6.5. Đối với các tuyến đường, phố có chiều rộng lớn hơn 12m, chiều cao nhà ở liên kế được hạn chế theo góc vát 450 (chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường). 5.6.6. Đối với các tuyến đường phố có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12m, chiều cao nhà ở liên kế không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 (không lớn hơn chiều rộng đường). 5.6.7. Trong trường hợp dãy nhà liên kế có khoảng lùi thì “phạm vi đường”để tính chiều cao nhà được tính thêm khoảng lùi. 5.6.8. Đối với các khu vực có đường nội bộ bên trong, chiều cao của nhà liên kế không vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 300 (không vượt quá 0,6 chiều rộng đường). 6. Yêu cầu về kiến trúc 6.1. Khi thiết kế nhà ở liên kế cần phải căn cứ vào các hoạt động trong công trình, đối tượng sử dụng, yếu tố tâm lý, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện khí hậu tự nhiên để xác định cơ cấu buồng, phòng và lựa chọn giải pháp thiết kế cho phù hợp. 6.2. Các không gian chức năng trong căn hộ phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Hợp lý về dây chuyền sử dụng, đảm bảo độc lập, khép kín, không gian kiến trúc hài hoà trong và ngoài căn hộ; - Thích ứng với các nhu cầu sắp xếp khác nhau, có khả năng chuyển đổi linh hoạt; Có không gian rộng, thoáng, bố cục mở để tăng hiệu quả không gian nội thất của căn hộ; - Sử dụng hợp lý, an toàn, không phá vỡ cấu trúc và độ bền vững công trình; - Bảo đảm yêu cầu vệ sinh và điều kiện vi khí hậu. 6.3. Đối với nhà ở dành cho người tàn tật cần tham khảo TCXDVN 266:2002 “Nhà ở - Hướng dẫn xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”. 6.4. Các loại không gian chức năng trong nhà ở liên kế bao gồm: - Không gian chức năng giao tiếp: bao gồm các không gian sảnh, đón khách, giao dịch... - Không gian chức năng dịch vụ: cửa hàng, không gian sản xuất...; - Không gian chức năng ở: bao gồm các phòng ở. - Không gian chức năng kỹ thuật: nơi đặt thiết bị điện, nước, thu gom rác... - Không gian chức năng giao thông: cầu thang bộ, hành lang, thang máy (nếu có); 6.4.1. Không gian chức năng giao tiếp: Sảnh chính vào nhà liên kế phải dễ dàng nhận biết. Sảnh trong các nhà phố liền kế thường kết hợp với không gian giao tiếp của nhà. 6.4.2. Không gian chức năng dịch vụ. Các không gian chức năng dịch vụ trong nhà ở liên kế bao gồm các cửa hàng, các cơ sở dịch vụ hàng ngày, nơi vui chơi giải trí. Ngoài ra, không bố trí các cửa hàng kinh doanh hoá chất, các loại hàng hoá gây ô nhiễm môi trường v.v... để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Các không gian chức năng dịch vụ trong nhà liên kế thường bố trí ở tầng một có lối vào trực tiếp từ đường phố, được bố trí kết hợp với không gian ở và phân định theo chiều đứng của nhà. 6.4.3. Không gian chức năng ở Không gian chức năng ở được phân loại theo tính chất sử dụng như: Phòng sinh hoạt chung; Chỗ làm việc, học tập; phòng tập, phòng chơi (Nghe nhạc, xem phim, trưng bày...) Chỗ thờ cúng tổ tiên; Các phòng ngủ; Phòng ăn; Bếp; Khu vệ sinh gồm xí, tắm; Chỗ giặt giũ, phơi quần áo; Ban công hoặc lô gia; Kho chứa đồ. 6.4.4. Không gian chức năng kỹ thuật. Trong nhà ở liên kế cần phải bố trí chỗ để xe, kho, trang thiết bị phòng chống cháy, nơi thu gom rác thải và bơm nước, máy phát điện sự cố. 6.4.5. Không gian chức năng giao thông. 6.4.5.1. Vị trí cầu thang, số lượng thang và hình thức gian cầu thang phải đáp ứng yêu cầu sử dụng thuận tiện và thoát người an toàn. Chiều rộng của cầu thang phải đáp ứng quy định của tiêu chuẩn phòng cháy chống cháy và đặc trưng sử dụng của công trình. 6.4.5.2. Khi thiết kế nhà ở liên kế nếu có nhu cầu có thể bố trí thang máy. Số lượng, vị trí lắp đặt và kích thước gian thang máy phải phù hợp với yêu cầu sử dụng. Việc thiết kế và lựa chọn thang máy phải căn cứ vào: - Nhu cầu thực sự của người sử dụng; - Nhà có người tàn tật sử dụng. Ngoài việc xác định các thông số kỹ thuật của thang máy cũng cần tính đến giải pháp thiết kế giếng thang, phòng đặt máy và thiết bị, các yếu tố về kinh tế, diện tích chiếm chỗ của thang. 6.4.5.3. Thiết kế lắp đặt thang máy và yêu cầu khi sử dụng cần tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn “Thang máy. Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng”. 6.5. Yêu cầu thiết kế các bộ phận công trình. 6.5.1. Cao độ nền nhà, bậc tam cấp, vệt dắt xe, bồn hoa ở mặt tiền nhà. 6.5.1.1. Cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ vỉa hè tối thiểu là 0,15m. (Hình 3.a). Những chỗ không có vỉa hè rõ ràng thì cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ mặt đường tối thiểu là 0,3m. (Hình 3.b) a) Cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ vỉa hè tối thiểu là 0,15m b) Cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ mặt đường tối thiểu là 0,3m Hình 3: Chênh lệch cốt cao độ giữa nền nhà và vỉa hè 6.5.1.2. Đối với các nhà phố liên kế: bậc tam cấp, vệt dắt xe không được xây dựng nhô ra qúa chỉ giới đường đỏ. 6.5.2. Mái đón, ô văng, sê-nô máng nước, mái đua. 6.5.2.1. Chiều cao thông thuỷ từ mái đón đến mặt vỉa hè tối thiểu 3,0m. Chiều dài của mái đón được nhô ra quá vỉa hè không lớn hơn 0,3m. Không được trồng cột trên vỉa hè.(Hình 4.a) 6.5.2.2. Phần dưới cùng của sê-nô, máng nước, mái bằng và phần đua ra của các loại mái dốc phải cách mặt vỉa hè tối thiểu là 3,5m. Độ vươn ra (tính từ đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra) phải nhỏ hơn chiều rộng của vỉa hè tối thiểu 1,0m.( Hình 4b1, 4b2, 4b3, 4b). 6.5.2.3. Tất cả các loại mái đón, mái đua, ô văng, sê-nô máng nước, bậc tam cấp, bồn hoa, vệt dắt xe hoặc bất kỳ một bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả bộ phận trang trí cho kiến trúc đều không được xây dựng vượt quá ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. 6.5.2.4. Bên trên mái đón, mái hè phố không được làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh. 6.5.2.5.Tất cả các bộ phận nhô ra của ngôi nhà ở độ cao dưới 3m và trên 1,0 m cách mặt vỉa hè chỉ được phép nhô ra khỏi đường tối đa là 0,2m. (Hình 4c) b1) Trường hợp phần đua ra là sênô, máng nước, ô văng và mái dèc a) Phần đua ra là mái đón Hình 4: Quy định về mái đón, sê nô máng nước, mái đua 6.5.3. Cửa đi, cửa sổ. 6.5.3.1. Ở độ cao dưới m so với mặt vỉa hè, tất cả các loại cửa đi, cửa sổ, và cửa khác đều không được mở ra ngoài chỉ giới đường đỏ hoặc ngõ hẻm. 6.5.3.2. Không được phép mở tất cả các loại cửa nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà 2,0m trở lên. 6.5.3.3. Trường hợp khu đất kế cận chưa có công trình được xây dựng hoặc là công trình thấp tầng thì được phép mở các loại cửa thông gió hoặc cửa kính cố định lấy ánh sáng. Cạnh dưới của các loại cửa này phải cách mặt sàn tổi thiểu là 2,0m. Tất cả các cửa này phải chấp nhận không được sử dụng khi công trình kế cận được xây dựng lên. 6.5.3.4. Nếu dãy nhà ở liên kế có chiều cao lớn hơn so với các công trình bên cạnh như các vườn hoa, công viên, bãi xe... để đảm bảo mỹ quan đô thị, mặt tường giáp ranh có thể được phép mở một số loại cửa sổ cố định hoặc các bộ phận trang trí nhưng phải được cơ quan chức năng xem xét quyết định từng trường hợp . 6.5.4. Ban công 6.5.4.1. Đối với những ngôi nhà có ban công giáp phố thì vị trí và độ vươn ra của ban công phải tuân theo quy định về quản lý xây dựng khu vực. 6.5.4.2. Độ vươn ra của ban công đối với các đường phố phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới và không được lớn hơn các kích thước quy định trong bảng 3. Bảng 3 - Độ vươn tối đa của ban công Tính bằng mét Chiều rộng lộ giới Độ vươn ra tối đa 4 - 6 0,6 6 - 12 0,9 12 - 16 1,2 16 - 30 1,4 trên 30m 1,5 6.5.4.3. Mặt dưới cùng của ban công phải cao hơn mặt vỉa hè tối thiểu là 3,5m. 6.5.4.4. Không được phép làm ban công ở các ngõ có chiều rộng nhỏ hơn 4,0m và có hai dãy nhà hai bên ngõ. Trường hợp chỉ có một dãy nhà ở một bên ngõ thì được làm ban công có độ vươn ra tối đa là 0,6m. 6.5.5. Móng. 6.5.5.1. Giới hạn ngoài cùng của móng nhà không vượt quá ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. 6.5.5.2. Mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ. Chú thích: Trường hợp móng nhà bắt buộc phải vượt ra khỏi chỉ giới đường đỏ, ranh giới hẻm tối đa là 0,3m với điều kiện cao độ của đáy móng thấp hơn cao độ nền mặt vỉa hè tối thiểu là 2,4m (Hình 5) Hình 5: Quy định móng nhà giáp đường 6.5.6. Hàng rào và cổng 6.5.6.1. Đối với nhà phố liên kế, hàng rào ở mặt tiền phải có hình thức kiến trúc thoáng, nhẹ, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Hàng rào không được phép xây dựng vượt ngoài ranh giới kể cả móng và có chiều cao tối đa 1,8m. b) Chỉ được phép xây dựng hàng rào thoáng hoặc hàng rào cây bụi khi mặt tiền nhà cách chỉ giới đường đỏ, ranh giới với ngõ, hẻm từ 2,4m trở lên. (Hình 6.a) c) Trường hợp mặt tiền nhà cách chỉ giới đường đỏ, hẻm nhỏ hơn 2,4m chỉ được xây hàng rào nhẹ thoáng, có chiều cao không quá 1,2m hoặc có thể xây các bồn hoa để ngăn cách ranh giới. (Hình 6.b) d) Do có các yêu cầu đặc biệt về bảo vệ an toàn, đối với các loại hàng rào thoáng được che kín lại bằng vật liệu nhẹ, thì phần che kín chỉ được phép cao 1,8m. 6.5.6.2. Khi xây dựng cổng nhà ở liên kế không phải mặt tiền đường phố cần tuân theo các quy định sau: a) Mỗi một nhà ở liên kế chỉ được phép mở một cổng chính. Việc mở thêm các cổng phụ, cổng thoát nạn... phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của công trình và được các cấp thẩm quyền xem xét, quyết định. b) Cánh cổng không được phép mở ra ngoài chỉ giới đường đỏ, ranh giới ngõ hoặc ranh giới đất thuộc quyền sử dụng của người khác Mép ngoài của trụ cổng không được vi phạm vào chỉ giới đường đỏ. a) Mặt tiền nhà cách chỉ giới đường đỏ lớn hơn 2,4m b) Mặt tiền nhà cách chỉ giới đường đỏ nhỏ hơn 2,4m Hình 6: Quy định cổng, hàng rào 6.5.7. Vỉa hè. 6.5.7.1. Đoạn vỉa hè phía trước mặt tiền ngôi nhà được coi như là một bộ phận của ngôi nhà. Chủ sở hữu ngôi nhà có nghĩa vụ bảo quản đoạn vỉa hè này, bao gồm cả trụ điện và cây xanh. Mọi thay đổi kết cấu vỉa hè phải được sự chấp thuận của Sở Giao thông công chính thành phố. 6.5.7.2. Không xây bậc tam cấp trong phạm vi vỉa hè.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – Bộ Xây Dựng – 243A Đê La Thành – Hà Nội.doc