Báo cáo Thực tế kiến tập tại cảng Lotus

Qui trình này được xây dựng nhằm mục đích thống nhất các bước tiến hành giao nhận hàng hóa. • Định nghĩa: Giao nhận là quá trình kiểm tra, kiểm đếm hàng hóa nhằm mục đích nhận và giao hàng đúng đối tượng vá đúng số lượng theo yêu cầu. Phiếu xếp hàng: là phiếu được sử dụng để chủ hàng nội địa đăng ký xếp hàng với cảng. PVC của phương tiện : là chứng từ ghi nhận số lượng hàng do chủ phương tiện chở hàng xuất đến cảng cung cấp.

doc47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5994 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tế kiến tập tại cảng Lotus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Kiến tập là cuộc khảo sát thực tế rất có ý nghĩa mà các em sinh viên năm 2 chứng em trải qua. Để có cuộc kiến tập lần này đã có nhiều thầy cô và các anh chị đã bỏ nhiều thời gian và công sức cho chúng em. Đầu tiên cho phép em được gửi lời cám ơn đến thầy cô trong Khoa Kinh Tế Vận Tải Biển đã sắp xếp và tạo điều kiện cho em có thời gian để thực hiện chuyến kiến tập này. Kế đến em xin chân thành cảm ơn cảng Bến Nghé đã tạo điều kiện chi em vào cảng để kiến tập. Một tháng là thời gian tuy ngắn nhưng đủ cho em hiểu biết thêm rất nhiều về cảng cũng như định hướng cho công việc sau này của mình. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Hải Vân và thầy Mai Văn Thành đã hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình kiến tập. Em xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô và các anh chị ở cảng. Chúc các thầy cô, các anh chị cán bộ công nhân viên cảng Bến Nghé tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc. Em xin chân thành cám ơn! TP.Hồ Chí Minh ngày … tháng … năm 2009 TP.Hồ Chí Minh ngày … tháng … năm 2009 TRƯỜNG ĐH GTVT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI Độc lập—Tự do—Hạnh phúc ---------------------------------------- ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP NĂM II Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Đánh giá sơ bộ về tình hình sảnh xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong mấy năm qua Tìm hiểu nhu cầu vận tải, nhu cầu xếp dỡ (đối với các doanh nghiệp vận tải), hoặc nhu cầu sản xuất, tiêu thụ (đối với các doanh nghiệp khác) Tìm hiểu về vấn đề kinh tế thị trường trong ngành vận tải biển CHỦ NHIỆM KHOA Th.S Đào Thị Thanh Vân Đã ký MỤC LỤC Phần I : Tìm hiểu tổng quan về cảnh Lotus 7 Các dịch vụ chính của cảng 10 Cơ cấu tổ chức của cảng 21 Cơ sở hạ tầng trang thiết bị của cảng 25 Hệ thống kho bãi 25 Hệ thống cầu cảng 26 Trang thiết bị 27 Phần II : Tìm hiểu công tác tổ chức của cảng 32 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng trong những năm gần đây 33 Doanh thu 33 Giá vốn hàng bán 34 Chi phí quản lý doanh nghiệp 35 Quy trình giao nhận hàng hóa tại cảng 38 Những khó khăn của cảng biển Việt Nam 47 Gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải. Trước kia, cảng biển chỉ được coi như chỗ tránh gió bão cho tàu thuyền. Ngày nay cảng biển không những là nơi bảo vệ, an toàn cho tàu mà còn là đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm văn hoá và là một mắc xích chủ yếu cho quá trình vận tải. Cảng LOTUS là một cảng lớn của phía nam và của cả Việt Nam trong tuyến vận tải trong nước, châu Á và thế giới. Hàng năm đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế Việt Nam và góp phần đẩy mạnh phát triển của nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước khác. Được tìm hiểu về cảng LOTUS là một điều vinh hạnh đối với chúng em, được học hành và thực tập để trau dồi kiến thức cho nghành của mình sau này. Do thời gian có hạn nên việc tìm hiểu chưa được phong phú và nhiều chi tiết vẫn còn thiểu mong các thầy cô chỉ dạy thêm. Qua đây em cũng xin cảm ơn các thầy đã hướng dẫn cho em được đi thực tập tại cảng đặc biệt là cô Và xin cảm ơn các anh, các chú bên cảng LOTUS đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt trong thời gian kiến tập này. Em xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 7 năm 2009 P HẦN I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CẢNG LOTUS CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN CẢNG LOTUS Công ty Liên doanh Bông Sen (Lotus) được thành lập năm 1991 giữa Vietrans (Bộ Thương mại), Vosa (Bộ GTVT), Hãng tàu Biển Đen (Blasco - Ucraina) và SSA (Mỹ), là liên doanh đầu tiên trong lĩnh vực khai thác cảng biển quốc tế tại Việt Nam. Vị trí cảng: 10o41’N – 106o46E Tọa độ hoa: 10o20’40N – 107o02’30E Khoảng cách hoa tiêu : 43 milers Mớn nước: 12,5 m Địa chỉ: 1A Nguyễn Văn Qùy, P. Phú Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh Tel: 08. 8730147 - 08. 8730148 Fax: 08. 8730145 Website: Cảng LOTUS đã xây dựng và phát triển theo tiêu chuẩn cảng biển quốc tế. Với tổng diện tích 150.000 m2 Cảng LOTUS đã xây dựng 1 hệ thống kho bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng cho việc lưu trữ cũng như tạm nhập tái xuất các loại hàng hóa, container, sắt thép, các loại thiết bị, hàng hóa siêu trường siêu trọng. Cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm và được đào tạo thường xuyên trong và ngoài nước, với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, Công ty luôn hướng đến mục tiêu phát triển, an toàn và bền vững. Chúng tôi cam kết tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhât cho khách hàng với phương châm “ LUÔN LUÔN VÌ QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG”. Vị trí thuận lợi Với vị trí đặc biệt thuận lợi, là cảng biển mặt tiền của Thành Phố Hồ Chí Minh hướng ra Biển Đông, không phải di dời, cảng LOTUS không ngừng đầu tư và phát triển để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ an toàn, nhanh chóng và tiện lợi. Cầu Phú Mỹ hoàn tất vào năm 2009, với lợi thế nằm về phía hạ lưu cầu, Cảng LOTUS trở thành cảng trung tâm lưu thông hàng hóa tù các tỉnh thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cầu Phú Mỹ I. CÁC DỊCH VỤ CHÍNH CỦA CẢNG: Dịch vụ tiếp nhận tàu biển, xếp dỡ hàng hóa, container : Xe nâng Container Dịch vụ vận chuyển hàng xuất nhập khẩu : Dịch vụ kho bãi hàng các loại : Dịch vụ kho bãi ngoại quan : II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CẢNG: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN: Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo công ty chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của xí nghiệp như tổ chức, sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp. Phó tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm phụ trách chỉ đạo về nghiệp vụ trong công ty, nắm bắt tình hình khai thác của trang thiết bị, phương tiện. Phòng khai thác: Chức năng: Trung tâm tổ chức điều hành va thực hiện kế hoạch xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng. Điều hành quản lý và giao nhận hàng hóa ở các bãi container. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo sản lượng. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch giải phóng tàu, kế hoạch sản xuất ngày ca. Triển khai điều động thiết bị, đội cơ giới, thực hiện kế hoạch sản xuất một cách nhịp nhàng. Tiếp nhận, tổng hợp các chứng từ liên quan, lưu trữ và xử lý số liệu. Phòng kho hàng: Phòng kho hàng gồm có ban giao nhận, kho bãi, kế toán. Chức năng: Trực tiếp quản lý điều hành và khai thác toàn bộ hệ thống kho của cảng đồng thời làm tham mưu cho tổng giám đốc và qui hoạch khai thác hệ thống kho có hiệu quả. Tổ chức tiếp nhận, đóng gói, xếp dỡ bảo quản và vận chuyển hàng hóa qua kho. Bảo đảm an toàn toàn bộ hệ thống kho hàng. Nhiệm vụ: Tổ chức tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa qua kho khi có nhu cầu. Tổng hợp, thống kê sản lượng hàng qua kho. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh gồm có hai bộ phận là: tiếp thị và thương vụ. Chức năng: Chịu trách nhiệm marketing, tiếp thị cho cảng với khách hàng. Thực hiện kí kết các hợp đồng với đối tác. Nhiệm vụ: Tư vấn cho tổng giám đốc về mặt pháp chế, luật pháp trong quá trình kinh doanh. Phòng bảo vệ: Chức năng: Chịu trách nhiệm quản lí trực tiếp về an ninh trong cảng. Quản lý hàng hóa ra vào cảng. Nhiệm vụ: Nắm vững tình hình, nghiên cứu các phương án bảo vệ. Tổ chức tuần tra canh gác, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện hàng hóa ra vào cảng, đấu tranh ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong cảng. v Phòng kế toán thương vụ: Chức năng: Đảm bảo thu chi tài chính cho hoạt động của đơn vị. Quản lý, giám sát việc sử dụng vật tư, tiền vốn, tài sản của công ty. Giúp tổng giám đốc trong việc quản lý, phân tích hoạt đọng kinh tế. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch tài chính-kinh tế. Tính toán chi phí trong sản xuất. Tổ chức công tác tài chính thống kê trong toàn công ty. Phòng nhân sự: Chức năng: Tổ chức, xây dựng lực lượng đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ. Tổ chức quản lý lao động tiền lương. Quản lý định mức lao động, phương pháp khoán sản phẩm. Quản lý nhân lực: chế độ chính sách, đào tạo huấn luyện. Nhiệm vụ: Xây dựng tổ chức biên chế, tổ chức lực lượng, sắp xếp lao động hợp lý. Theo dõi quản lý lao động. Theo dõi quản lý quỹ thưởng, chi trả lương đúng theo nguyên tắc. Xây dựng định mức lao động, định mức khoán sản phẩm. Thực hiện chính sách nâng lương, chính sách bảo hiểm xã hội . Phòng kế hoạch: Chức năng: Xây dựng kế hoạch tổng hợp hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư và phát triển cảng. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch tổng hợp toàn cảng. Phòng quản lý dự án: Chức năng: Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp, sữa chữa. Đảm bảo duy trì sửa chữa thường xuyên cơ sở hạ tầng. Quản lý hệ thống cung cấp điện, nước đảm bảo cho sản xuất. Nhiệm vụ: Tham mưu cho tổng giám đốc lập kế hoạch về đầu tư xây dựng. Kiểm tra giám sát kỹ thuật chất lượng, đôn đốc tiến độ thi công các công trình. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng đổi mới. Phòng kỹ thuật: Chức năng: Đảm bảo kỹ thuật sản xuất cho toàn cảng. Duy trì, thực hiện an toàn cho sản xuất, an toàn trong lao động. Huấn luyện, kiểm tra trình độ chuyên môn công nhân viên. Nhận sửa chữa container cho khách hàng, sửa chữa các trang thiết bị trong cảng. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch sửa chữa hàng năm. Thường xuyên kiểm tra thực hiện chế độ an toàn lao động. III. CƠ SỞ HẠ TẦNG TRANG THIẾT BỊ CỦA CẢNG: HỆ THỐNG KHO BÃI: Với tổng diện tích 150.000 m2, được bố trí nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và lưu giữ hàng hóa. - Bãi container 100.000 m2 - Bãi hàng tổng hợp 40.000 m2 - Kho Hàng 10.000 m2 HỆ THỐNG CẦU CẢNG: Với tổng chiều dài 275m bao gồm 2 cầu tàu K17 + K18 được thiết kế tiếp nhận tàu có trọng tải đến 25.000 DWT. Bến xếp dỡ sà – lan 100m. Cảng LOTUS hiện đã cùng với Cảng VEGETEXCO hợp tác ( mở rộng chiều dài cầu cảng lên 500m) khai thác nâng khả năng tiếp nhận được 4 tàu cùng 1 lúc. TRANG THIẾT BỊ: Cẩu bờ Liebher-02 chiếc-sức nâng 40T-tầm với 30m Cẩu Gantry-01 chiếc-sứa nâng 40T-tầm với 38m Cẩu bờ P & H-01 chiếc-sức nâng 70T-tầm với 50m Cầu nổi Yết Kiêu Lotus-01 chiếc-sức nâng 230T Xe nâng Container-16 xe-sức nâng từ 2 đến 25T Xe chụp Container-03 xe-nâng Container 20ft và 40ft Xe nâng hàng-14 xe-sức nâng từ 2 đến 40T Xe đầu kéo-10 xe- trọng tải 40T Cân điện tử-1 trạm-cân trọng lượng đến 80T Trạm phát điện-02 trạm-phát điện dự phòng, phát điện cho Container lạnh P HẦN II: TÌM HIỂUCÔNGTÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CẢNG I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CẢNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: Doanh thu: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Doanh thu bốc xếp tại cầu cảng 21,901,405,408 29,436,237,461 28,102,751,025 2.Doanh thu vận chuyển, bốc xếp trong cảng 21,691,102,588 2,790,484,940 44,134,365,764 3.Doanh thu lưu kho 700,33,922 7,389,476,180 1,991,580,552 4.Doanh thu lưu bãi 7,507,051,438 248,999,372 24,704,514,241 5.Doanh thu giao nhận hàng hóa 942,696,101 400,804,006 999,521,277 6.Doanh thu hàng háo qua cân 283,156,809 400,698,273 7.Doanh thu cầu biển 2,199,038,382 2,644,343,170 4,324,308,667 8.Doanh thu GNQT 98,563,242 2,131,658,379 1,783,311,805 9.Doanh thu khác 83,428,498 2,617,692,848 116,522,652 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần 55,406,777,388 47,659,696,356 106,557,574,256 Giá vốn hàng bán: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.1- Chi phí nguyên kiệu trực tiếp 4,639,045,964 11,361,023,973 12,292,792,857 -Nhiên liệu 1,633,046,630 2,202,920,882 2,452,343,148 -Phụ tùng, vật liệu 3,005,999,334 3,294,559,994 9,840,449,709 1.2- Chi phí dụng cụ sản xuất 563,367,420 480,018,191 666,916,079 2- Chi phí nhân công 7,904,579,443 8,993,521,936 11,266,755,857 -Lương nhân công trực tiếp 2,710,505,970 3,097,696,253 3,774,737,250 -Lương bộ phận giao nhận 1,407,505,970 1,785,891,197 2,400,228,471 -Lương bộ phận điều độ 411,132,192 440,155,600 712,844,412 -Lương bộ phận cơ giới 2,113,037,185 2,378,035,779 2,847,045,817 -Lương bộ phận bải vệ 1,262,153,621 1,291,743,107 1,531,899,907 3- Chi phí khấu hao tài sản cố định 8,824,943,822 8,516,850,238 8,904,895,892 4- Chi phí dịch vụ mua ngoài 10,525,730,858 13,050,277,342 18,706,694,116 -Chi phí thuê ngoài 3,721,151,142 6,461,675,675 10,268,799,467 -Chi phí điện, nước cho sản xuất 644,383,096 783,479,187 801,289,877 -Phân bổ chi phí nạo vét 2,696,600,570 2,366,557,140 5,390,048,417 -Phân bổ chi phí bảo hiểm 99,398,636 83,018,453 87,201,491 -Phí bằng tiền khác cho xếp dỡ 3,364,197,414 3,355,546,887 2,159,354,862 5- Chi phí khác bằng tiền 481,244,754 610,539,020 465,495,862 -Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ 11,390,693 57,768,282 -Chi phí tiền thuê đất bãi 5Ha 266,510,672 133,215,228 55,423,679 -Chi phí khác 214,734,082 465,933,100 352,303,901 Cộng 32,375,544,841 36,928,395,515 52,137,515,547 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lương cán bộ quản lý 3,659,525,635 3,499,476,444 3,658,649,198 Chi phí vật liệu quản lý 247,710,938 259,844,190 291,813,261 Chí phí văn phòng phẩm 277,261,925 477,842,396 577,684,536 Khấu hao tài sản cố định cho văn phòng 276,590,877 295,299,430 434,596,111 shuế phí và lệ phí 131,178,536 155,085,980 193,324,895 Chi phí thuê nhà 316,525,415 279,870,265 262,419,036 Chi phí điện nước cho văn phòng 76,749,200 86,336,967 88,882,085 Chi phí thônh tin liên lạc 198,040,374 211,349,834 229,525,544 Chi phí hội nghị, tiếp khách, quảng cáo 190,921,131 420,857,473 312,486,694 Chi phí học tập, đào tạo 120,507,888 14,355,000 74,475,000 Công tác phí và phụ cấp 1,052,935,317 473,022,503 1,524,510,655 Chi phí trợ cấp mất việc làm 171,373,210 156,214,436 1,919,122,601 Chi phí họp hội đồng quản tị, phụ cấp HĐQT 463,042,286 614,915,196 594,258,002 Chi phí sửa chữa tài sản cố định 89,481,458 114,510,702 216,169,948 Phí kiểm toán báo cáo tài chính 40,000,000 32,727,272 176,821,446 Phí lập dự phòng phải thu khó đòi - - - Chi phí khác 55,437,535 94,682,022 38,766,380 - - - Cộng 7,367,281,725 7,136,390,110 10,593,505,393 Dựa vào bảng thống kê tình hình sản xuất trong những năm gần đây của cảng Lotus ta thấy: DOANH THU Năm Tổng cộng So sánh với năm trước 2006 55,406,777,388 2007 47,659,696,356 Giảm 1.62 lần 2008 106,557,574,256 Gấp 2,23 lần GIÁ VỐN HÀNG BÁN Năm Tổng cộng So sánh với năm trước 2006 32,375,544,841 2007 36,928,395,515 Gấp 1,14 lần 2008 52,137,515,547 Gấp 1,41 lần CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Năm Tổng cộng So sánh với năm trước 2006 7,367,281,725 2007 7,136,390,110 Giảm 0,97 lần 2008 10,593,505,393 Gấp 1,48 lần Nhận xét : Doanh thu vận chuyển,bốc xếp trong cảng vẫn đóng vai trò chính 21,7 tỷ đồng chiếm 39,148 % daonh thu thuần của cảng (năm 2006), 44,1 tỷ đồng (năm 2008). Sau đó phải kể đến doanh thu bốc xếp tại cầu cảng 21,9 tỷ đồng chiếm 9,528 % doanh thu thuần của cảng (năm 2006), 29,4 tỷ đồng chiếm 61,763 % doanh thu thuần của cảng (năm 2007), 28,1 tỷ đồng chiếm 26,373 % doanh thu thuần của cảng (năm 2008). Tuy nhiên doanh thu của cảng năm 2007 giảm 13,982 % so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh thu đã tăng hơn so với năm 2007 là 123,58 %. Về lãi (xem bảng chi phí): Để đảm bảo lợi nhuận và tiền lương cho công nhân trong sản xuất, công ty cố gắng lựa chọn các mặt hàng doanh thu cao, chi phí thấp để tập trung khai thác. Tuy nhiên một số chi phí cũng tăng cao mặc dù có nhiều biện pháp tiết kiệm: Chi phí tiền lương năm 2007 tăng 3,776 % so với năm 2006 và năm 2008 tăng 25,276 % so với năm 2007 (do sản lượng tăng, doanh thu tăng, năng suất lao động tăng và cảng làm ăn có hiệu quả). Chi phí nguyên liệu năm 2007tăng 34,896% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 11,322% do sản lượng tăng, giá xăng dầu tăng. Chi phí phụ tùng vật liệu năm 2006 tăng 9,599% % so với năm 2006 và năm 2008 tăng 198,687% so với năm 2007 do thiết bị cũ hư cần phải có phụ tùng thay thế Thuê tài sản và phương tiện năm 2008 tăng 38,935% so với năm 2007 chủ yếu là phương tiện xe nâng làm sắt thép, cần Gantry, đầu kéo Cont. Chi phí sửa chữa tài sản cố định năm 2007 tăng 7,971 % so với năm 2006 và năm 2008 tăng 88,777% so với năm 2007do một số chi phí sửa chữalớn như sửa kho bãi, văn phòng kho bãi… ngoài ra do phương tiện hư hỏng cần phải sửa chữa. II. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG : Khái quát: Mục đích: Qui trình này được xây dựng nhằm mục đích thống nhất các bước tiến hành giao nhận hàng hóa. Định nghĩa: Giao nhận là quá trình kiểm tra, kiểm đếm hàng hóa nhằm mục đích nhận và giao hàng đúng đối tượng vá đúng số lượng theo yêu cầu. Phiếu xếp hàng: là phiếu được sử dụng để chủ hàng nội địa đăng ký xếp hàng với cảng. PVC của phương tiện : là chứng từ ghi nhận số lượng hàng do chủ phương tiện chở hàng xuất đến cảng cung cấp. Từ viết tắt: Manifest : Là lược khai hàng hóa do tàu hoặc đại lý cung cấp. Stowage plan : Là sơ đồ hầm hàng. Kiểm kiện : Là đại diện kiểm đếm của tàu. Cargo list : Là lược khai hàng xuất. Sơ đồ bay : Là sơ đồ chất xếp hàng tàu container. Packing list : Là phiếu chi tiết hàng. KH-H : Kho hàng. TBĐĐ : Trực ban điều độ. GNV : Giao nhận viên. ĐGN : Đội giao nhận. MS 2 : Giấy kiểm nhận hàng với tàu. MS 3 : Giấy vận chuyển hàng. CS 033 : Lệnh xuất kho, giao hàng. MS 10 : Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho. Phạm vi áp dụng: Qui trình này áp dụng cho tất cả các nhân viên giao nhận thuộc phòng kho hàng. Các tài liệu liên quan: Quyết định số 3768-LB/GTVT-TK ngày 23-12-1969 ban hành chế độ ghi chép ban đầu áp dụng cho khâu giao nhận và hàng hóa xuất nhập cảng. Bộ luật hàng hải Việt Nam. Qui trình bảo quản hàng hóa tại kho bãi. Nội dung: Tên công việc Người thực hiện Nơi thực hiện Trách nhiệm Hồ sơ-chứng từ Hàng nhập – giao thẳng/nhập kho Tổ trưởng ĐGN Văn phòng ĐGN Tiếp nhận thông tin từ họp giao ban hàng ngày vào lúc 13h tại phong điều độ, thong tin dựa theo bảng “kế hoạch khai thác “ của điều độ. Tiếp nhận chứng từ hàng nhập từ PKH-H như manifest, stowage plan, packing list, list nhập cont Phân công GNV nhận nhiệm vụ kiểm đếm tại các tàu. 1. Các chứng từ hàng nhập 2. Sổ phân công GNV GVN GNV GNV Đầu cần Kho-Bãi Văn phòng ĐGN Nhận yêu cầu phân công của ĐGN Có mặt tại vị trí làm hàng khi bắt đầu làm hàng Kiểm tra lại các chứng từ như manifest, đặc điểm của hàng hóa, nếu là hàng giao thẳng kiểm tra thêm CS 033 Tiến hành kiểm đếm với kiểm kiện Cho phép xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và cấp MS 3 cho phương tiện Đối với hàng hóa giao thẳng, lập MS 10 và ký đối tịch với chủ hàng sau khi xong ca hoặc chuyển về ĐGN để ký sau Đối với hàng nhập kho, ký biên bản thực nhập với giao nhận kho - Đối chiếu MS 3 với thực tế hàng trên phương tiện vận chuyển, cho phép hàng hạ bãi - Hướng dẫn hàng chất xếp tại kho bãi theo qui trình bảo quản hàng hóa tại kho bãi - Cuối ca hoặc xong một lô hàng, lập biên bản thực nhập và ký đối tịch với giao nhận đầu cần - Kế toán kho dựa trên biên bản thực nhập vào số liệu vào sổ nhập/xuất hàng ngày, khi xong một tàu vào sổ theo dõi tình hình hàng nhập Ghi sổ phân công của ĐGN 1. Sổ phân công GNV 2. MS2 3. MS3 4. Biên bản thực nhập 5. MS CS 033 6. MS 10 Tổ trưởng ĐGN Văn phòng ĐGN tập trung các chứng từ và làm báo cáo chuyển phòng 1. như trên (trừ sổ phân công) 2. Báo cáo hằng ngày Hàng xuất – từ phương tiện của chủ hàng lên tàu Tổ trưởng ĐGN Văn phòng ĐGN tiếp nhận thông tin từ họp giao ban hằng ngày lúc 13h tại phòng điều độ, thông tin dựa theo bảng “kế hoạch khai thác “ của phòng điều độ tiếp nhận chứng từ hàng xuất từ PKH như cargo list, stowage plan, list xuất cont, hồ sơ bay tàu cont, phiếu xếp hàng từ phòng thương vụ Cảng Phân công GNV nhận nhiệm vụ kiểm đếm tại các tàu 1. Các chứng từ hàng xuất 2. Sổ phân công GNV GNV Đầu cần Nhận yêu cầu phân công của ĐGN Có mặt tại vị trí làm hàng trước khi làm hàng Kiểm tra lại các chứng từ như phiếu xếp hàng, đặc điểm của hàng hóa Tiến hành kiểm đếm với kiểm kiện Cho hàng xếp lên tàu Ký xác nhận lên PVC của phương tiện chở hàng Ghi sổ sản lượng của ĐNG 1. sổ phân công GNV 2. MS 2 3. PVC của phương tiện Tổ trưởng ĐGN Văn phòng ĐGN Tập trung các chứng từ và làm báo cáo chuyển về phòng 1. Như trên 2. Báo cáo hằng ngày Xuất hàng tại kho bãi Trưởng, phó kho, nhân viên GN kho Văn phòng kho Tiếp nhận thong tin từ TBĐĐ hoặc chủ hàng báo trực tiếp KIểm tra MS CS 033, thời hạn lệnh, kho Thông báo cho TBĐĐ và cơ giới chuẩn bị phương tiện để xuất hàng Dẫn khách đi xem hàng Phân công GN kho nhận nhiệm vụ xuất hàng 1. MS CS 033 2. Sổ phân công GN kho GN kho Kho - Bãi Nhận yêu cầu phân công của kho Tiến hành kiểm đếm, cho hàng lên phương tiện và cấp MS 3 cho phương tiện Ký MS 10 với chủ hàng, cuối ca tập trung MS 10 về kho để kế toán kho vào sổ nhập/xuất hằng ngày, xong tàu thì vào sổ theo dõi hàng nhập 1. Sổ phân công GN kho 2. MS 3 3. MS 10 4. Sổ nhập/xuất Kế toán kho Văn phòng kho Tập trung các MS 10 và MS CS 033 sau khi xuất hết lệnh gửi về phòng. 1. MS 10 2. MS CS 033 Nhập hàng gởi Trưởng, phó kho Văn phòng kho Tiếp nhận thong tin từ PKH-H, giấy đề nghị gởi hàng từ chủ hàng hoặc đại lý tàu, các chứng từ về hàng hóa Thông tin cho TBĐĐ và cơ giới chuẩn bị công nhân và phương tiện để nhập hàng gởi Phân công GN kho nhận nhiệm vụ nhập hàng gởi 1. Giấy đề nghị 2. Các chứng từ về hàng hóa 3. Sổ phân công GN kho GN kho Kho - Bãi Nhận yêu cầu phân công của kho Tiến hành kiểm đếm, kiểm tra và xác nhận vào PVC của phương tiện Tổng kết các PVC và lập giấy kê khai gởi hàng trình trưởng kho 1. Sổ phân công GN kho 2. PVC của phương tiện Xuất hàng gởi Trưởng, phó kho Văn phòng kho Tiếp nhận MS CS 033 từ thương vụ Cảng, đề nghị xuất hàng căn cứ theo giấy kê khai gởi hàng Thông báo cho TBĐĐ và cơ giới chuẩn bị công nhân và phương tiện để xuất hàng gởi Phân công GN kho xuất hàng gởi 1. MS CS 033 2. Sổ phân công GN kho GN kho Kho - Bãi NHận yêu cầu phân công của kho Tiến hành kiểm đếm, kiểm tra và cấp MS 3 cho phương tiện Tổng kết các MS 3 và gởi về văn phòng kho 1. Sổ phân công GN kho 2. MS 3 Kế toán kho Văn phòng kho Vào sổ theo dõi, thanh lý giấy kê khai gởi hàng và gởi về phòng 01 bản 1. Sổ theo dõi 2. Giấy kê khai gởi hàng III. KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM: Thời gian qua, ngành vận tải biển Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể: đội tàu tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng cũng như chủng loại, thị trường vận tải cũng mở rộng sang nhiều khu vực mới như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu úc, tây Âu, tây Phi… Tuy nhiên, con đường trước mắt của ngành vận tải biển Việt Nam vẫn còn không ít thách thức. Khó khăn đầu tiên cần phải kể đến chính là xu hướng suy thoái của nền kinh tế thế giới. Năm 2008, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - cũng suy giảm nghiêm trọng, chỉ tăng 1,5 - 2,7%. Nhiều quốc gia đã và đang phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Chính sự suy giảm này đã khiến nhu cầu vận tải bằng đường biển giảm mạnh, tình trạng thừa tàu xuất hiện. Bằng chứng cụ thể nhất là mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm đơn đặt hàng đóng 80 tàu chở hàng. Khó khăn lớn thứ 2 với ngành vận tải biển là việc giá dầu không ổn định và vẫn ở mức cao. Trên thực tế, chi phí nhiên liệu chiếm trên 40% giá thành vận tải biển. Tàu càng to, càng hiện đại, tiêu hao nhiên liệu càng lớn. Giá dầu thô trên thị trường thế giới quý I/2008 đã tăng 40% so với giá bình quân năm 2007. Hiện tại, giá dầu đã giảm chút ít, tuy nhiên theo dự báo, giá dầu thô có thể lên đến 150 USD/thùng. Đáng nói hơn, giá nhiên liệu tăng trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, nhu cầu về vận tải biển giảm. Đây chính là nguy cơ lớn mà các chủ tàu trên toàn thế giới, không riêng gì các chủ tàu Việt Nam phải đối mặt. Sỹ quan, thuyền viên - linh hồn của đội tàu biển - của chúng ta vừa thiếu lại vừa yếu là một khó khăn không mới nhưng luôn nóng của ngành vận tải biển. Ước tính, chúng ta sẽ thiếu hụt khoảng 800 thuyền viên vào năm 2010. nếu tính cả số sĩ quan tham gia vào thị trường xuất khẩu thì con số này sẽ không dưới 1000 người. Tình trạng này đã khiến nhiều doanh nghiệp của ta phải thuê sĩ quan, thuyền viên nước ngoài với mức lương cao hơn hẳn. Thuyền viên đã thiếu, thuyền viên lại còn rất yếu về chất lượng. Sỹ quan thuyền viên của ta phần lớn yếu về khả năng thực hành và ngoại ngữ. Ngoài ra, còn không ít thuyền viên thiếu sự cần mẫn trong công việc… Một khó khăn lớn xuất phát từ nội tại của đội tàu biển chính là vấn đề chất lượng đội tàu biển. Như trên đã nói, mặc dù chất lượng đội tàu biển Việt Nam những năm gần đây đã có những tiến bộ đáng kể nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật, những yêu cầu của công ước quốc tế về hàng hải. Đội tàu già, chất lượng còn thấp đã khiến Việt Nam loay hoay mãi mà chưa thoát ra khỏi danh sách 10 nước có số tàu biển bị lưu giữ nhiều nhất cũng như vẫn “chễm trệ ngồi” trong danh sách đen của Tokyo MOU. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho chủ tàu của ta mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín, năng lực cạnh tranh của đội tàu biển quốc gia. Khó khăn cuối cùng cũng là một khó khăn lớn của ngành vận tải biển Việt Nam chính là sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn. Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa dịch vụ hàng hải khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Cuối năm 2007, chúng ta cũng đã ký tuyên bố chung về lộ trình hội nhập vận tải biển khối ASEAN. Việt Nam cũng đã ký cam kết biến ASEAN trở thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Mặc dù vận tải biển Việt Nam luôn được coi là ngành hội nhập và đối mặt với cạnh tranh quốc tế sớm so với nhiều ngành kinh tế khác, tuy nhiên, khi có sự hiện diện quốc tế về hàng hải tại Việt Nam thì mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, quyết liệt hơn rất nhiều.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tế kiến tập tại cảng Lotus.doc
Luận văn liên quan