Báo cáo Về tổ chức bộ máy, quản lý DS-KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế

Cùng với mức sinh giảm nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi thay đổi nhanh chóng đã có tác động tích cực đến các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội mà trước hết là giáo dục và y tế. Theo kết quả tổng điều tra, số trẻ em ở hai nhóm tuổi 0-4 và 5-9 giảm mạnh so với năm 1999. Bên cạnh đó, tỷ trọng dân số hiện nay trong độ tuổi lao động từ 15- 64 tuổi chiếm 64,5% và tỷ trọng dân số phụ thuộc dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm 35,5%. Đây là thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Như vậy Thừa Thiên Huế đã có được một nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

ppt27 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Về tổ chức bộ máy, quản lý DS-KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, QUẢN LÝ DS-KHHGĐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ1. Giới thiệu về tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ có ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở và được thành lập từ năm 1961. Ở cấp Trung ương có:+ 1961 - 1971: Ban chuyên trách về sinh đẻ có hướng dẫn của Bộ Y tế+ 1971 - 1974: Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em+ 1974 - 1984: Ban chuyên trách của Bộ Y tế+ 1984 - 1989: Uỷ ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ kế hoạch + 1989 - 2002: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình+ 2002 - 2007: Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em+ 2008 đến nay: Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tếTổ chức bộ máy DS-KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế: Từ năm 1984-1993, tổ chức bộ máy dân số bắt đầu được hình thành, có Ban thư ký dân số và đến năm 1987 tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên của cả nước có Ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được thành lập. Hiện nay+ Ở cấp tỉnh có Chi Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh + Ở cấp huyện có Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị xã, thành phố Huế.+ Ở cấp xã có cán bộ chuyên trách dân số xã là viên chức thuộc Trạm y tế. Ngoài ra ở cấp xã còn có đội ngũ cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố: Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2.115 cộng tác viên DS-KHHGĐ đang làm việc tại các thôn, bản, tổ dân phố của các xã, phường, thị trấn Về chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy làm công tác dân số các cấp thực hiện theo Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương. Có chức năng quản lý và tham mưu cho ngành Y tế cùng cấp về lĩnh vực Dân số- Kế hoạch hoá gia đình.Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện nay: Dân số - Kế hoạch hoá gia đình có hệ thống tổ chức bộ máy từ Trung ương đến cấp xã/phường. Mạng lưới cộng tác viênBộ Y tếTổng cục DS-KHHGĐUBND tỉnh, thành phốCác Sở, Ngành, đoàn thểCác Ban, Ngành, đoàn thểCác ngành, đoàn thểTrung tâmDS-KHHGĐTrạm Y tế xãCT DS-KHHGĐUBND huyện, quậnUBND xã, phườngSở Y tếChi cục DS-KHHGĐ 2. Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ: Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ được quản lý theo Chương trình mục tiêu quốc gia và theo từng giai đoạn. *CTMT Quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu ưu tiên đã được xác định trong chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm phát triển KT -XH của đất nước trong một thời gian nhất định. * Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ qua các giai đoạn CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ được tổ chức thực hiện trong các giai đoạn, bao gồm các chương trình trong nước với các dự án thành phần và chương trình hỗ trợ, các dự án độc lập. Giai đoạn 1991-1995 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015 *Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 và các giai đoạn kế tiếp * Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ năm 2011 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 gồm 04 dự án và 01 đề án là: - Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi, - Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, - Dự án nâng cao chất lượng giống nòi, - Dự án Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chương trình, - Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển. * Chương trình MTQGDS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011, gồm 04 dự án và 01 đề án là: - Dự án Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ - Dự án tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. - Dự án Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình. - Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển.* Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VII* Các dự án độc lập: Dự án Tăng cường năng lực cho Uỷ ban DSGĐTE và các cơ quan liên quan thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược dân số Việt nam (VNM7PG0009-UNFPA); Dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên (ADB) ; Dự án Chăm sóc và phát triển trẻ thơ tại cộng đồng (ADB) và các dự án khác.* Quy trình thu thập số liệu thống kê chuyên ngành: Thống kê là hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số về các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và xã hội, qua đó giúp ta nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng. Mục đích Nhằm giúp cho cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ ở các cấp có công cụ, phương pháp thu thập thông tin. Đồng thời nâng cao tính khoa học trong công tác thu thập và thống kê số liệu tại các cấp. Quy trình thực hiện báo cáo thống kê: Quy trình tổ chức thực hiện thống kê DS-KHHGĐ gồm có 4 bước: Bước 1: Cơ quan DS-KHHGĐ cấp xã họp giao ban hàng tháng trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 3 để kiểm điểm công việc của tháng trước và nhiệm vụ của tháng sau. Trong ngày họp giao ban, cộng tác viên phải nộp đủ các biểu báo cáo, phiếu thu thập thông tin biến động DS-KHHGĐ và Sổ ghi chép ban đầu để cán bộ dân số cấp xã tổng hợp và thẩm định thông tin.Bước 2: Cơ quan DS-KHHGĐ cấp huyện họp giao ban hàng tháng trong thời gian từ ngày 6 đến ngày 10 để kiểm điểm công việc của tháng trước và nhiệm vụ của tháng sau. Trong ngày họp giao ban, cơ quan DS-KHHGĐ cấp xã phải nộp đủ các biểu mẫu báo cáo, phiếu thu tin để cơ quan DS-KHHGĐ cấp huyện tổng hợp, thẩm định thông tin, và nhập thông tin biến động vào kho dữ liệu điện tử. Bước 3: Cơ quan DS-KHHGĐ cấp tỉnh họp giao ban hàng tháng trong thời gian từ ngày 11 đến ngày 15 để kiểm điểm công việc của tháng trước và nhiệm vụ của tháng sau. Trong ngày họp giao ban, cơ quan DS-KHHGĐ cấp huyện phải nộp đủ các biểu báo cáo để cơ quan DS-KHHGĐ cấp tỉnh tổng hợp và thẩm định thông tin. Ngày 16 sau tháng báo cáo, cơ quan DS-KHHGĐ cấp tỉnh gửi đủ các biểu báo cáo về Tổng cục DS-KHHGĐ. Bước 4: Ngày 25 sau tháng báo cáo, Tổng cục DS-KHHGĐ thông báo kết quả thu thập thông tin về hoạt động DS-KHHGĐ đến Bộ Y tế, các cơ quan trung ương và cơ quan DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố. Quá trình thực hiện tại địa phương: Quy trình thực hiện công tác báo cáo thống kê từ cơ sở đến tỉnh: * Nhận và cấp phát các biểu mẫu báo cáo Bước 1: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chịu trách nhiệm in ấn và cấp phát các biểu mẫu báo cáo theo quy định cho CBCT và CTV thông qua cấp huyện. Bước 2: Cấp huyện phân bổ các biểu mẫu báo cáo cho CBCT vào ngày họp giao ban hàng tháng. Bước 3: CBCT phát biểu mẫu báo cáo cho CTV vào ngày họp giao ban hàng tháng. * Việc thu thập, cập nhật thông tin tại các cấp + Cấp xã: - CTV thu thập thông tin biến động hàng tháng trực tiếp tại hộ gia đình, ghi thông tin vào báo cáo, phiếu thu tin, sổ tay, sổ A0 và nộp báo cáo cho CBCT vào ngày họp giao ban hàng tháng. - CBCT rà soát, thẩm định lại số liệu, thông tin từ báo cáo, phiếu thu tin của CTV, tổng hợp báo cáo nộp cho Trung tâm DS-KHHGĐ vào ngày giao ban. + Cấp Huyện - Cán bộ thống kê rà soát, thẩm định lại số liệu, thông tin từ báo cáo của CBCT, phiếu thu tin của CTV, tổng hợp, xử lý số liệu báo cáo nộp cho Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh vào ngày giao ban. Đồng thời nhập thông tin biến động vào kho dữ liệu điện tử và kết xuất dữ liệu chuyển lên kho dữ liệu điện tử cấp tỉnh. + Cấp tỉnh: - Cán bộ thống kê rà soát, thẩm định lại số liệu, thông tin từ báo cáo và dữ liệu của cấp huyện, tổng hợp, xử lý số liệu báo cáo nộp cho Tổng cục DS-KHHGĐ vào ngày giao ban. Đồng thời nhận dữ liệu vào kho dữ liệu điện tử cấp tỉnh và kết xuất dữ liệu chuyển lên kho dữ liệu điện tử cấp Trung ương. 3. Chính sách dân số hiện hành của Nhà nước: * Chính sách dân số hiện hành của nhà nước có các Nghị quyết, Pháp lệnh, Chiến lược và các chỉ thị, quyết định, ban hành quy định một số chính sách về DS-KHHGĐ. Cụ thể có: - Nghị quyết TW4/Khóa VII ngày 14/1/1993 về chính sách DS-KHHGĐ - Pháp lệnh Dân số năm 2003 và Pháp lệnh Dân số sửa đổi năm 2008 - Chiến lược Dân số/SKSS Việt Nam 2011-2020 - Và một số văn bản khác như Nghị quyết số 35 - NQ/TU ngày 21/9/2005 về đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ, Nghị quyết 7c/2009/NQCĐ-HĐND ngày 09/4/2009; Quyết định số 853/2009/QĐ-UBND ngày 24/4/2009 về việc phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định 4043/QĐ-UBND ngày 30/11/2005 quy định về một số chính sách DS-KHHGĐ, Quyết định 28/QĐ-UBND ngày 30/05/2014 quy định về một số chính sách DS-KHHGĐ sửa đổi QĐ 4043,....* Kết quả công tác DS-KHHGĐ giai đoạn vừa qua của tỉnh: Với những chủ trương, chính sách và từ những định hướng của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm đặc biệt đối với công tác dân số. Căn cứ vào các văn bản, nghị quyết trên cùng với sự hình thành tổ chức bộ máy, sự phối hợp các ban ngành, đoàn thể, cơ quan chuyên trách đã chủ động tham mưu tích cực cho lãnh đạo các cấp ban hành các văn bản, nghị quyết, quyết định, chỉ thị để triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ nên đã đạt được những kết quả khích lệ. Cụ thể đã đạt được những chỉ tiêu như sau:Theo niên giám thống kê từ năm 1979-2014 cho thấy:Nội dung ĐVT 197919891999200920141. Dân số trung bìnhNgười775.570885.4671.049.4601.088.8821.135.5682. Tỷ suất sinh%o>35>3024,6115,9215,463. Tỷ lệ tăng tự nhiên%>32,51,831,181,14. Số con trung bìnhCon>43,52,92,262,22 Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả thực hiện đã đạt và vượt chỉ tiêu của Nghị quyết, đặc biệt là tỷ suất sinh và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tỷ suất sinh từ trên 35%0 (năm 1979) giảm còn 15,46%0 (năm 2014); Tỷ lệ tăng tự nhiên từ trên 3% (năm 1979) giảm còn 1,1% (năm 2014). Số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng đã giảm từ trên 4 con (1979) xuống còn 2,22 con (2014). Như vậy trong giai đoạn qua, đặc biệt là những giai đoạn từ năm 1999-2009 và đến năm 2014 các chỉ tiêu về dân số đạt được thành tích cao hơn đặc biệt mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ngày càng giảm mạnh. Hàng năm, số người sử dụng các biện pháp tránh thai tăng nhanh, tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại năm 1999 là 59,8 % đến năm 2014 là trên 69,5%. Kết quả này đã minh chứng cho những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian vừa qua. Tổng số dân của tỉnh vào 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 là 1.087.579 người và so với thời điểm 1/4/1999 thì dân số của tỉnh tăng thêm 42.545 người, bình quân dân số hàng năm tăng trên 4.000 người, tỷ lệ là 0,4%. Trong khi đó, ở giai đoạn 1989-1999 thì mỗi năm dân số tăng trên 15.000 người với tỷ lệ là 1,59% và so với mức tăng bình quân chung cả nước (1,2%) thì Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh, thành phố có mức tăng dân số thấp. Điều này cho thấy thành công của chương trình dân số- kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn 1999-2009 và đến năm 2014. Cùng với mức sinh giảm nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi thay đổi nhanh chóng đã có tác động tích cực đến các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội mà trước hết là giáo dục và y tế. Theo kết quả tổng điều tra, số trẻ em ở hai nhóm tuổi 0-4 và 5-9 giảm mạnh so với năm 1999. Bên cạnh đó, tỷ trọng dân số hiện nay trong độ tuổi lao động từ 15- 64 tuổi chiếm 64,5% và tỷ trọng dân số phụ thuộc dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm 35,5%. Đây là thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Như vậy Thừa Thiên Huế đã có được một nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian tới. CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbao_cao_to_chuc_quan_ly_dan_so_khhgd_tinh_thua_thien_hue_9649.ppt