Báo có thực tập tại Công ty cổ phần may 19 - Bộ quốc phòng

Mục lục Mở Bài . 1 Phần I: Giới thiệu doanh nghiệp . 2 1.Tên công ty . 2 2.Tổng giám đốc công ty 2 3.Địa chỉ công ty 2 4.Cơ sở pháp lý của công ty 2 5.Loại hình doanh nghiệp 3 6.Nhiệm vụ của Doanh nghiệp . 3 7.Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ . 3 Phần II: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7 1. Mặt hàng sản phẩm . 7 2. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty: 7 3. Phân tích 8 Phần III: Công nghệ sản xuất 11 1. Thuyết minh dây truyền sản xuất sản phẩm . 11 a, Sơ đồ dây truyền sản xuất 11 b, Thuyết minh dây truyền sản xuất: 11 2. Đặc điểm công nghệ sản xuất: 12 a, Đặc điểm về phương pháp sản xuất: 12 b, Đặc điểm về trang thiết bị sản xuất: . 12 c, Bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng . 12 d, An toàn lao động: 13 Phần IV: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 14 1. Tổ chức sản xuất 14 a, Loại hình sản xuất của công ty 14 b, Chu kỳ sản xuất . 14 2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: 14 a, Bộ phận sản xuất chính 14 b, Bộ phận sản xuất phụ trợ . 14 c, Bộ phận cung cấp và vận chuyển 14 Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 15 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: . 15 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 16 3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận 18 Phần VI: Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của công ty cổ phần May 19 19 1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào . 19 a, Yếu tố đối tượng lao động (nguyên vật liệu và năng lượng) . 19 b, Yếu tố lao động . 21 c, Yếu tố vốn . 23 2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra . 24 a, Nhận diện thị trường . 24 b, Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm (thị trường) tiêu thụ . 24 Chương VII: Môi trường kinh doanh của công ty 25 1.Môi trường vĩ mô . 25 a, Môi trường kinh tế 25 b, Môi trường công nghệ 25 c, Môi trường tự nhiên 26 d, Môi trường văn hoá- xã hội 26 e, Môi trường luật pháp 27 f, Môi trường quốc tế . 27 2.Môi trường ngành . 27 a, Đối thủ cạnh tranh 27 b, Cạnh tranh tiềm ẩn . 27 c, áp lực của khách hàng 28 Chương VIII: Những điều thu hoạch được qua giai đoạn thực tập 29 Kết luận . 30 NẾU CÓ THẮC MẮC GÌ VỀ BÀI VIẾT BẠN LIÊN HỆ SỐ ***********

doc34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo có thực tập tại Công ty cổ phần may 19 - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Bài Thực tập là một quá trình giúp sinh viên đi sâu, củng cố những kiến thức mà mình đã được học ở trường đại học, đồng thời giúp sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của mình về ngành học mà mình sẽ làm việc sau này. Với việc tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet em đã tìm hiểu được một công ty có uy tín thuộc Bộ quốc phòng để xin được vào thực tập, đó là Công ty cổ phần May 19, với tên giao dịch quốc tế là 19 Garment Stock Company. Công ty cổ phần May 19 là một công ty cổ phần trong quân đội, hạch toán kinh tế độc lập, được phép sản xuất kinh doanh các mặt hàng về may mặc trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong quá trình phát triển, công ty luôn đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty đang từng bước nâng cao được uy tín trên thị trường, có nhiều quan hệ với khách hàng nổi tiếng trong nước và thế giới. Được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, nhân viên trong công ty May 19 và với sự tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty em xin báo cáo thực tập về “Công ty cổ phần may 19- Bộ quốc phòng”. Báo cáo thực tập tổng quan Phần I Giới thiệu doanh nghiệp 1.Tên công ty Công ty cổ phần may 19 -Tên giao dịch quốc tế: 19 Garment Stock Company 2.Tổng giám đốc công ty Họ và tên: Phạm Duy Tân 3.Địa chỉ công ty Trụ sở chính: 311 đường Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội -Chi nhánh phía Nam của công ty tại: 99-đường Cộng Hoà-quận Tân Bình-thành phố Hồ Chí Minh. -Điện thoại: Trụ sở chính: 8531153 – 8537502 – 2851404 Chi nhánh phía Nam: 08.8114801 -Fax: 04.8530154, 08.8530154 4.Cơ sở pháp lý của công ty Ngày 01/04/1983 theo quyết định của quân chủng phũng khụng thành lập trạm may đo Phũng Khụng phục vụ nội bộ quõn chủng phũng khụng, tiền thõn của cụng ty cổ phần May 19 ngày nay. Ngày 20/5/1991 Bộ Quốc Phũng quyết định nâng cấp trạm may và thành lập xí nghiệp May 19 nhằm phục vụ may đo quân phục cho cán bộ trong quân chủng phũng khụng và một phần cỏc đơn vị thuộc thuộc khu vực phía Bắc. Thực hiện Nghị Định 388 của Chính Phủ, từ ngày 22/7/1993 xí nghiệp chính thức là doanh nghiệp của nhà nước, thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập. Đến tháng 10/1996, theo Quyết Định 1619/QĐQP của Bộ Quốc Phũng, xớ nghiệp may X19 được sát nhập với 3 đơn vị khác của quân chủng phũng khụng thành cụng ty 247 - Bộ Quốc Phũng và lấy xớ nghiệp may X19. Thực hiện Quyết Định số 890/QĐ-BQP ngày 16/5/2005 của Bộ Quốc Phũng về việc phờ duyệt phương án và chuyển công ty 247 thành công ty cổ phần May 19. Giấy phép kinh doanh công ty cổ phần số 0103009102 do cơ sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 5/9/2005.Như vậy đến ngày 5/9/2005 công ty chính thức trở thành công ty cổ phần may 19. Tài khoản số 05122.630.0 Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Mó số thuế: 0100385836 Mó đăng ký kinh doanh: 0103009102 5.Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần May 19 là một công ty cổ phần trong quân đội, hạch toán kinh tế độc lập, được phép sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng về may mặc trên thị trường trong nước và quốc tế. 6.Nhiệm vụ của Doanh nghiệp Công ty May 19 nhằm phục vụ may đo quân phục cho cán bộ trong quõn chủng phũng khụng và một phần cỏc đơn vị thuộc thuộc khu vực phía Bắc. Ngoài ra, xí nghiệp cũn được phép kinh doanh tất cả các mặt hàng thuộc các lĩnh vực may đo nhằm tăng doanh thu cho xí nghiệp cũng như tăng các khoản phải thu của nhà nước mà xí nghiệp phải nộp. 7.Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ Ngày 01/04/1983 theo quyết định của quân chủng phũng khụng thành lập trạm may đo Phũng Khụng phục vụ nội bộ quõn chủng phũng khụng, tiền thõn của cụng ty cổ phần May 19 ngày nay. Thành lập và hoạt động trong cơ chế quan liêu bao cấp nên trạm gặp không ít khó khăn. Toàn bộ kinh phí hoạt động của trạm đều do Ngân sách quân đội cấp, cơ sở trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu, trỡnh độ cán bộ, công nhân cũn thấp, quy mụ sản xuất nhỏ hẹp. Tuy nhiờn, trạm cũng đó cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao và ngày càng cải thiện tỡnh hỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh hơn như: đào tạo tay nghề cho công nhân, cán bộ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. Cựng với sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan liờu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ngày 20/5/1991 Bộ Quốc Phũng quyết định nâng cấp trạm may và thành lập xí nghiệp May 19 nhằm phục vụ may đo quân phục cho cỏn bộ trong quõn chủng phũng khụng và một phần cỏc đơn vị thuộc thuộc khu vực phía Bắc. Ngoài ra, xí nghiệp cũn được phép kinh doanh tất cả các mặt hàng thuộc các lĩnh vực may đo nhằm tăng doanh thu cho xí nghiệp cũng như tăng các khoản phải thu của nhà nước mà xí nghiệp phải nộp. Thực hiện Nghị Định 388 của Chính Phủ, từ ngày 22/7/1993 xí nghiệp chính thức là doanh nghiệp của nhà nước, thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập. Từ đó xí nghiệp được Nhà Nước giao vốn có nhiệm vụ tự bảo quản và phát triển vốn. Đến tháng 10/1996, theo Quyết Định 1619/QĐQP của Bộ Quốc Phũng, trờn cơ sở sắp xếp lại các đơn vị trong quân đội, xí nghiệp may X19 được sát nhập với 3 đơn vị khác của quân chủng phũng khụng thành cụng ty 247 - Bộ Quốc Phũng và lấy xớ nghiệp may X19 làm trụ sở chính là trung tâm điều hành mọi hoạt động của công ty. Công ty cổ phần may 19 được thành lập theo QĐ số 1917/QĐ – BQP ngày 9/9/2003 của bộ trưởng Bộ Quốc Phũng. Thực hiện Quyết Định số 890/QĐ-BQP ngày 16/5/2005 của Bộ Quốc Phũng về việc phờ duyệt phương án và chuyển công ty 247 thành công ty cổ phần May 19. Giấy phép kinh doanh công ty cổ phần số 0103009102 do cơ sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 5/9/2005. Năm 2005, được sự giúp đỡ của bộ tư lệnh và các cơ quan chức năng quân chủng, công ty đó thực hiện nghiờm tỳc cỏc chỉ thị, nghị quyết của cấp trờn, chủ động tỡm cỏc biện phỏp đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu nhằm tăng cường năng suất, chất lượng sản phẩm, khẳng định được vị thế và uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Trong năm 2005, công ty vừa tổ chức sản xuất kinh doanh vừa triển khai công tác cổ phần hóa, tỡnh hỡnh lao động có sự biến động lớn (250 người chuyển công tác) nhưng công ty vẫn hoàn thành tốt mọi nghiệp vụ và vượt lên tất cả các chỉ tiêu được giao, giữ vững đơn vị ổn định, an toàn tuyệt đối. Quá trình hoạt động SXKD công ty đã có những thành tích sau: Được Nhà nước tặng thưởng 2 Huân Chương lao động hạng III (năm 1998) và hạng II (năm 2002). Được Bộ tư lệnh quân chủng PK-KQ tặng thưởng: 02 cờ luân lưu “Đợn vị sản xuất kinh doanh khá nhất” (năm 1997, 1998), 03 cờ đơn vị điển hình tiên tiến xuất sắc (năm 1997,1999, 2003), 02 cờ đơn vị dẫn đầu thi đua khối công ty xí nghiệp quốc phòng (năm 1999, 2000), 01 cờ đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua Ngành hậu cần làm theo lời Bác dạy (năm 2000) và nhiều bằng khen khác. 8 năm liền (từ năm 1999-nay) Công ty luôn đạt tiêu chuẩn “Đơn vị quyết thắng” được Tư lệnh quân chủng tặng bằng khen. Được hội đồng xét thưởng quốc gia tặng: 17 huy chương vàng, 8 huy chương bạc về những sản phẩm chất lượng cao Công ty tham gia Hội chợ triễn lãm Quốc tế hàng Công nghiệp Việt Nam (từ năm 1997- năm 2002). Hiện nay Công ty có 1100 cán bộ công nhân trong đó: + Biên chế : 11 (người) + Hợp đồng lao động dài hạn : 759 (người) + Hợp đồng lao động ngắn hạn : 130 (người) + Học việc, tạm tuyển : 200 (người) Về học vấn: + Trình độ đại học : 45/1100 + Trung cấp các ngành : 28/1100 + Công nhân kỹ thuật, tay nghề : 340/1100 + Bình quân bậc thợ toàn công ty : 2,5/6 Thiết bị máy móc, phương tiện: + Máy may công nghiệp 1 kim : 711 (chiếc) + Máy chuyên dùng các loại : 233 (chiếc) + Ô tô các loại : 6 (chiếc) Phần II Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1. Mặt hàng sản phẩm sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm: Sản phẩm quốc phòng: quần áo hè, quần áo đông, sản phẩm khác, sản phẩm quy chuẩn. Sản phẩm kinh tế: áo jacket, quần áo Comple, quần áo thu đông, áo măng tô, quần áo xuân hè, sản phẩm quy chuẩn. 2. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty: Bảng số 01: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1.Tổng giá trị SX 27.485.315 36.364.564 33.983.000 47.135.184 53.557.408 2.Tổng doanh thu 26.471.021 34.496.362 38.350.000 44.240.840 52.557.786 3.Tổng chi phí 24.565.825 31.826.556 36.322.617 41.496.118 50.068.566 4.Lợi nhuận trước thuế 1.905.196 2.669.806 2.027.383 2..257..251 2.489.219 5.Thuế TNDN 366.137 523.246 378.445 232.327,11 6.Lợi nhuận sau thuế 1.539.059 3.053.320 1.648.938 2.257.251 2.256.891,89 7.Vốn CĐ bình quân 11.359.334 12.990.341 14.905.594 17.484.350 19.825.227 8.Vốn LĐ bình quân 13.986.564 20.915.901 20.915.901 21.454.156 21.54.178 9.Số lao dộng bq (ng) 840 1170 1140 1190 1100 Bảng số02: Trong đó doanh thu xuất khẩu là Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu USD 217.810 1.310.275 1.592.805 1.935.596 1.757.180 Bảng số 03: Sản lượng sản phẩm theo năm Tên sản phẩm 2003 2004 2005 2006 2007 1/SP quốc phòng -Q áo hè -Q áo đông -SP khác -SP quy chuẩn 92.199 35.926 30.765 430.719 60.016 33.764 40.920 337.771 47.991 25.805 30.805 252.215 55.401 29.220 34.256 291.156 41.932 21.719 23.842 216.301 2/Sp kinh tế -áo Jacket -Q áo Comple -Q áo thu đông -áo măng tô -Q áo xuân hè -SP quy chuẩn 66.932 4.428 34.047 1.500 27.423 580.136 443.653 48.923 51.049 2.246 33.499 2.106.112 314.772 34.406 34.918 1.621 28.809 1.691.564 364.562 39.773 40.265 1.896 32.884 1.977.274 277.521 29.500 30.217 1.500 24.560 1.497.789 1.010.855 2.271.493 1.943.779 2.268.430 1.714.090 3. Phân tích Qua 3 bảng số liệu trên có thấy rằng nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty May 19 qua 5 năm đã tăng lên, công ty đang phát triển ổn định, mặc dù có những năm sản lượng có giảm đi so với năm trước. Sự tăng, giảm doanh thu của các năm là do những nguyên nhân sau: Năm 2003:Trong năm này doanh thu của công ty đã tăng lên so với năm 2002 là do ngoài khách hàng truyền thống công ty khai thác thêm nhiều khách hàng mới như ngành toà án...khách hàng nước ngoài như hãng DAO (với sản lượng và đơn đặt hàng lớn nhất sang Đức). Trong nước thị trường đồng phục các ngành ký hợp đồng 1,4 tỷ Bộ công an, 5 tỷ viện kiểm sát, khách hàng toà án 1 tỷ. Việc ký hợp đồng nước ngoài với hãng DAO và hãng ( Đức) cũng làm cho doanh thu tăng lên. Năm 2004: Doanh thu vẫn tăng lên. Trong nước công ty ký hợp đồng 20.000 bộ quần áo lễ phục cho Công an; 60.000 quần, 40.000 áo Jacket với hãng DAO; 24.000 áo Jacket với hãng S4. Khai thác thêm ngành toà án 2000 bộ Comple. Trong năm 2005 doanh thu của công ty có giảm đi là do gặp một số khó khăn như việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may trong nước và yêu cầu về chất lượng năm nay của khách hàng đã đòi hỏi xí nghiệp đầu tư kĩ thuật để ổn định thị trường. Bên cạnh những công nhân lành nghề vẫn có nhiều công nhân tay nghề yếu, không đảm bảo năng suất, cần đào lại. Nhưng do uy tín về chất lượng nên công ty vẫn được duy trì hợp đồng với hãng DAO và S4. Và công ty có thêm khách hàng mới là OSP đã thoả thuận giao cho chi nhánh của công ty sản xuất. Năm 2006: đây là năm công ty bắt đầu đổi thành mô hình công ty cổ phần.nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và điều hành sản xuất. Nhưng với sự cố gắng của toàn thể công nhân viên trong công ty nên năm nay tổng giá trị sản xuất tăng mạnh, kéo theo doanh thu tăng lên kể cả xuất khẩu trong nước và ngoài nước. Năm 2007: năm nay doanh thu của công ty bị giảm xuống là do sự biến động lao động (250 người chuyển công tác) của cả phía Bắc và phía Nam đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất của toàn xí nghiệp. Cho dù công ty có biến động về nhân công, công ty bị cạnh tranh trên thị trường, mô hình công ty cổ phần mới đi vào hoạt động cần phải tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp nhưng toàn thể công nhân viên đều cố gắng làm việc và các lãnh đạo đã xây dựng các chiến lược và phát triển thương hiệu công ty bằng các biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nên công ty vẫn duy trì được khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường cả trong nước và nước ngoài. Phần III Công nghệ sản xuất 1. Thuyết minh dây truyền sản xuất sản phẩm a, Sơ đồ dây truyền sản xuất Nguyờn vật liệu Xi Nghiệp cắt Phân xưởng may 5 Phân xưởng may cao cấp Phân xưởng may 3 Kho thành phẩm Xuất trả khỏch hàng b, Thuyết minh dây truyền sản xuất: Quy trỡnh sản xuất của cụng ty được mô tả như sau. Khi vải được xuất kho xuống phân xưởng cắt theo phiếu xuất kho, phân xưởng cắt thực hiện công nghệ cắt và pha thành các bán thành phẩm. Bán thành phẩm hoàn thiện được chuyển xuống các phân xưởng may. Tại mỗi phân xưởng đều bố trí các nhân viên kiểm tra chất lượng. Mỗi công nhân may phải thực hiện may hoàn chỉnh sản phẩm, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bộ phận hoàn thiện thực hiện những công việc hoàn thiện cuối cùng, đóng và chuyển xuống kho thành phẩm để xuất trả khách hàng. Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo 4 phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng, nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau: Phân xưởng cắt: Nhận lệnh sản xuất và phiếu may đo từ phũng kế hoạch để cắt theo đúng số đo của từng người, từng đơn vị ghi trên phiếu may đo, sau đó ép mếch, vắt sổ và chuyển cho các phân xưởng may. Phân xưởng may 3, may 5: Thực hiện công nghệ may và hoàn thiện các loại sản phẩm may mặc, trang phục. Phân xưởng may cao cấp: Thực hiện công nghệ may như phân xưởng may 3, may 5. Ngoài ra, phân xưởng cũn chuyờn may những mặt hàng cao cấp đũi hỏi độ chính xác cao, kiểu cách phức tạp như quần áo complê, áp măng tô, áo gilê… 2. Đặc điểm công nghệ sản xuất: a, Đặc điểm về phương pháp sản xuất: Sản phẩm sản xuất ra trải qua 2 giai đoạn sản xuất liên tiếp nhau theo dây truyền công nghệ khép kín cắt – may. b, Đặc điểm về trang thiết bị sản xuất: - Thiết bị mỏy múc: + Mỏy may cụng nghiệp 1 kim 797 chiếc + Mỏy chuyờn dựng cỏc loại 237 chiếc Phương tiện ô tô các loại : 06 cái Các máy móc được nhâp khẩu từ một số nước như Nhật Bản, Mỹ, Indo và Đài Loan…Các công trình mở rộng, thiết bị sửa chữa thay thế được chế tạo ngay tại Việt Nam bởi các công ty có uy tin như Tổng công ty lắp ráp máy Việt Nam Lilama, công ty cơ khí Quang Trung… c, Bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng. Với quy mô sản xuất lớn nên công ty có diện tích đất đai là: 12.294 m2, diện tích nhà xưởng là: 14.206 m2. Đây là công ty may nên có rất nhiều bụi công nghiệp từ các loại vật liệu nên đòi hỏi các phân xưởng phải thoáng mát và có hệ thống thông gió tốt. Công ty cũng có các bình cứu hoả tại các khu vực sản xuất và các phòng ban để tiện sử dụng khi cần thiết. d, An toàn lao động: Công ty thường xuyên quán triệt, tuyên truyền đến người lao động về chấp hành nội quy, kỷ luật lao động về sử dụng điện, máy móc thiết bị, phòng chống cháy nổ. Có trang thiết bị đầy đủ và kiểm tra định kỳ các thiết bị, phòng cháy chữa cháy, kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra. Thực hiện nghiêm túc nghị định số 30/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ về quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Phát huy tốt vai trò quần chúng trong việc giữ môi trường xanh, sạch, đẹp. Duy trì vệ sinh nơi làm việc trước giừo làm việc 15 phút, tổng vệ sinh 1 lần/ tuần (vào thứ 6 hàng tuần), coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. Tổ chức khám định kỳ co người lao động và kiểm định các tiêu chuẩn môi trường lao động trong công ty, tạo điều kiện cho người lao động được chữa bệnh và điều trị theo chế độ. Phần IV Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 1. Tổ chức sản xuất a, Loại hình sản xuất của công ty Cụng ty cổ phần may X19 tổ chức sản xuất theo quy trỡnh sản xuất phức tạp kiểu chế biến liờn tuc. Sản phẩm sản xuất ra trải qua 2 giai đoạn sản xuất liên tiếp nhau theo dây truyền công nghệ khép kín cắt – may. Công ty sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. b, Chu kỳ sản xuất Trong giai đoạn may, các bộ phận, chi tiết sản phẩm lại được sản xuất độc lập song song và cuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành phẩm là sản phẩm hoàn thiện. 2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: a, Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất chính sản xuất ra trải qua 2 giai đoạn sản xuất liên tiếp nhau theo dây truyền công nghệ khép kín cắt – may. b, Bộ phận sản xuất phụ trợ Điện được cung cấp bởi công ty điện lực Thanh Xuân- Hà Nội. c, Bộ phận cung cấp và vận chuyển Bộ phận cung ứng, vận chuyển và giao hàng (đội vật tư) chịu trách nhiệm cung ứng các vật tư, NVL chính và phụ để phục vụ sản xuất. Vận chuyển chủ yếu là vận chuyển vật tư, NVL mua từ các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu. Công ty ký hợp đồng vận chuyển với các công ty vận tải chuyên vận chuuyển hàng hoá. Ngoài thuê các công ty vận chuyển, công ty còn có đôị xe riêng chủ yếu để hỗ trợ kênh bán hàng, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng. Phần V Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: TỔNG GIÁM ĐỐC VP cụng ty Phũng kinh doanh Phũng KH-Điều độ Phũng kỹ thuật-CN Phũng TC, LĐ-Tlương Phũng kế toỏn CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PX Cắt PX may CC PX may III PX may V Ban CBSX Ban cơ điện GIÁM ĐỐC XÍ NGHIÊP 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Công ty may cổ phần X19 là một công ty hạch toán độc lập, tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến, chức năng. Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của công ty, là cơ quan quản lý cụng ty, cú toàn quyền nhõn danh cụng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Tổng giám đốc: Là người đại diện theo Pháp luật, điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám dốc ký nhận vốn, đất đai, tài sản và các nguồn lực khác để quản lý sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ nhà nước giao và giao các nguồn lực đã nhận cho các xí nghiệp thành viên. Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm cảu doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án liên doanh liên kết, đề án tổ chức quản lý doanh nghiệp, quy hoạch đào tạo lao động phương án phối hợp kinh doanh của các xí nghiệp thành viên. Tổ chức việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân theo quy định và điều lệ Công ty cổ phần và luật doanh nghiệp. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ phù hợp với những quy định của Nhà nước ban hành. Kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các định mức, tiêu chuẩn đơn giá sản phẩm quy định trong nội bộ doanh nghiệp. Sử dụng và bảo quản được vốn của doanh nghiệp được HĐQT giao. Tổ chức điều hành hoạt động của công ty theo đúng điều lệ của công ty cổ phần và quy chế quản lý hoạt động SXKD đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. Phó tổng giám đốc: là người giúp Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công và uỷ quyền. Giám đốc: Quản lý các hoạt động sản xuất tại Nhà máy. Nghiên cứu nâng cao, chất lượng, hiệu suất và sản lượng sản xuất. Giám sát kiểm tra mọi hoạt động kế toán tài chính trong đơn vị, giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện chế độ quản lý về tài chính. Quyết định chọn thầu báo cáo Tổng giám đốc phê duyệt, ký kết hợp đồng các công trình đầu tư tại nhà máy. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất. Phũng kinh doanh: Tỡm kiếm và khai thỏc thị trường trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng với khách hàng, tổ chức quảng cỏo tiờu thụ sản phẩm. Phũng kế hoạch điều độ: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho đúng thời hạn ký kết trong hợp đồng kinh tế, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch ở các phân xưởng. Phũng kỹ thuật – cụng nghệ: Xõy dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động. Tổ chức thiết kế và chế tạo mẫu. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm toàn công ty. Phũng tài chớnh – lao động - tiền lương: Quản lý toàn bộ thụng tin tỡnh hỡnh tài chớnh của cụng ty theo cơ chế quản lý của Nhà Nước. Đồng thời kiểm tra kinh tế tài chính của Nhà nước tại công ty. Phũng kế toỏn: Ghi chộp, tớnh toỏn, phản ỏnh chớnh xỏc, trung thực, kịp thời đầy đủ về tỡnh hỡnh tài sản, vật tư, tiền vốn và kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của công ty, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty Tổng giám đốc: Là người đại diện theo Pháp luật, điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc: là người giúp Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công và uỷ quyền. Giám đốc chịu sự phân công của Tổng giám đốc và Phó giám đốc. Trưởng phòng các văn phòng làm các văn bản hợp đồng, kế hoạch, báo cáo tài chính trình Tổng giám đốc phê duyệt. Phần VI Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của công ty cổ phần May 19 1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào a, Yếu tố đối tượng lao động (nguyên vật liệu và năng lượng). Như chỳng ta đó biết thỡ nguyờn vật liệu là một yếu tố khụng thể thiếu đối với quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của nguyờn vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giỏ trị nguyờn vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phớ kinh doanh trong kỳ. Vật liệu được phõn ra làm hai loại là vật liệu chớnh và vật liệu phụ. Vật liệu chớnh là những thứ nguyờn, vật liệu mà sau quỏ trỡnh gia cụng, chế biến sẽ cấu thành nờn thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Cũn vật liệu phụ chỉ cú tỏc dụng phụ trợ cho sản xuất, kết hợp với vật liệu chớnh để làm thay đổi màu sắc, hỡnh dỏng…làm hoàn thiện sản phẩm hơn. Trong cụng ty May 19 thỡ sản xuất đa loại sản phẩm nờn việc tỡm kiếm và quản lý nguyờn vật liệu là cụng việc hết sức quan trọng. Cụng ty đó tham khảo thị trường để tỡm ra những nguyờn vật liệu cú chất lượng tốt, giỏ cả hợp lý để phục vụ vào quỏ trớnh sản xuất của mỡnh. Bao gồm: * Các nguyên vật liệu chính: - Vải xi - Vải Peco - Vải len - Vải bay * Các nguyên vật liệu phụ: - Khoá quần - Cúc quần - Mex - Lót lụa * Năng lượng sử dụng: Điện * Số lượng và chất lượng của từng loại nguyên vật liệu và năng lượng: Bảng số 04 STT Tên nguyên liệu Đơn vị Số lượng/năm Đơn giá 1 Vải Xi m 254.439 25.000(đ/m) 2 Vải Peco m 280.545 32.000(đ/m) 3 Vải len m 122.760 84.000(đ/m) 4 Vải bay m 891.798 24.000(đ/m) 5 Khoá quần Cái 300.000 2000(đ/cái) 6 Cúc quần Cái 300.000 500(đ/cái) 7 Lót lụa m 178.000 12.500(đ/m) 8 Mex m 356.375 15.000(đ/m) 9 Chỉ Cuộn 5.142.986 3000(đ/cuộn) 10 Điện MW 3.024.121 925(đ/MW) Chất lượng nguyên vật liệu, nhiên liệu phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật trong hợp đồng kinh tế, được kiểm tra kiểm soát, chặt chẽ bởi đội đảm bảo chất lượng theo quy trình kiểm tra thử nghiệm cảu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. * Nguồn cung cấp nguyên vật liệu và năng lượng: - Vải xi, vải Peco, vải bay được mua từ công ty Dệt lụa Nam Định. - Vải len được mua từ công ty Dêt may X28-Bộ quốc phòng. - Khoá quần, cúc quần, Mex, lót lụa được cung cấp bởi Công ty Hương Sơn 4E- Hoàng Hoa Thám- Tây Hồ- Hà Nội. - Chỉ tơ, sợi may thêu được mua từ Doanh nghiệp tư nhân Dũng Đông xóm Chùa- Triều Khúc- Tân Triều- Thanh Trì- Hà Nội. b, Yếu tố lao động * Cơ cấu lao động và số lượng lao động: Đến năm 2007 công ty có tổng số lao động là 1100 người. Bảng số 05: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần May 19 năm 2007 Cơ cấu lao động Số lượng Tỷ trọng (%)_ 1/ Theo trình độ - Đại học - Trung cấp - Công nhân kỹ thuật - Công nhân khác 1100 47 26 340 687 100 4.27 2.36 30.9 62.45 2/ Theo biên chế, hợp đồng - Biên chế - HĐ dài hạn - HĐ ngắn hạn - Học việc, tạm tuyển 1100 11 759 130 200 100 1 69 11.82 18.18 3/ Theo giới tính - Nam - Nữ 1100 347 753 100 31.54 68.45 4/ Theo vùng, miền - Miền Bắc - Miền Nam 1100 877 223 100 79.73 20.27 * Tình hình bố trí sử dụng lao động năm 2007: Bảng số 06: Tình hình bố trí sử dụng lao động tại công ty May 19 STT Nội dung Số lượng 1 Bộ phận hành chính 65 2 Phân xưởng Cắt 154 3 Phân xưởng may Cao cấp 275 4 Phân xưởng May 3 301 5 Phân xưởng May 5 284 6 Kho 21 1100 * Nguồn lao động: Chủ yếu là ở miên Bắc, người lao động tuyển vào chủ yếu đã được đào tạo qua tay nghề và được thi viết hoặc phỏng vấn trực tiếp. * Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: - Hàng năm công ty luôn mở lớp nâng cao tay nghề cho các cán bộ kỹ thuật điều hành tổ - xí nghiệp - công ty, đi sâu vào huấn luyện những chi tiết kỹ thuật, những phương pháp mới trong công nghệ sản xuất. - Tổ chức 6 lớp học cắt may cho 200 người, 1 lớp học ngoại ngữ cho 39 người. - Lựa chọn những công nhân có tay nghề cao đảm nhiệm nhiều mặt hàng, đào tạo nguồn cán bộ kỹ thuật kế cận, kịp thời hỗ trợ những khâu vướng mắc tại các xí nghiệp sản xuất. * Các chính sách hiện thời của công ty tạo động lực cho người lao động: - Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua lao dộng giỏi, lao dộng sáng tạo, thi tay nghề, thi thợ giỏi, phát huy quyền làm chủ, chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động trưởng thành. - Quản lý tốt đơn vị về mọi mặt, nhất là quản lý về nề nếp, chế độ kỷ luật trong sản xuất, không để đơn vị có trường hợp phải vi phạm, xử lý, đảm bảo mọi an toàn lao dộng, đơn vị an toàn tuyệt đối. Tổ chức thực hiện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. c, Yếu tố vốn * Cơ cấu vốn của công ty: vốn của nhà nước chiếm 51%, vốn cổ đông chiếm 49%. * Vốn cố định và sử dụng vốn cố định: Theo số liệu ở bảng số 01 ta thấy vốn cố định của công ty tăng dần từ năm 2004 là do công ty mở rộng sản xuất. Chủ yếu công ty mua thêm trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tính đến năm 2007 thì công ty đã có 797 chiếc máy may công nghiệp 1 kim và 237 chiếc máy chuyên dùng các loại. * Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động: Cũng do việc mở rộng sản xuất nên công ty cần dự trữ nhiều hơn nguyên vật liệu, số lượng sản phẩm tiêu thụ và tồn kho cũng tăng. Tuy nhiên công ty cũng rất quan tâm đến hàng tồn kho NVL và sản phẩm ở mức nhỏ nhất, nhưng phải đảm bảo an toàn để sử dụng vốn cú hiệu quả. 2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra a, Nhận diện thị trường Thị trường may mặc là một thị trường cạnh tranh, cú rất nhiều cụng ty sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, kể cả cỏc cỏc doanh nghiệp trong nước và cụng ty liờn doanh, đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài. Khú khăn của cụng ty là phải cú nguồn vốn lớn để cú thể cải tiến mỏy múc, trang thiết bị để nõng cao chất lượng sản phẩm mẫu mó để cú thể cạnh tranh được với cỏc hóng may mặc trờn thị trường. Hiện tại cụng ty mới hỡnh thành cụng ty cổ phần được gần 4 năm (từ năm 2005) nờn cụng tỏc quản lý kinh doanh đang cũn cú nhiều hạn chế và khỳc mắc. Mà việc tỡm ra được đường lối và chiến lược kinh doanh phự hợp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như thế này là cực kỳ quan trọng, cho nờn doanh nghiệp cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý của mỡnh. Nhưng với quy mụ như hiện nay là mặt bằng rộng, lao động cú tay nghề, viờn chức cú trỡnh độ, tất cả đều lao động hăng say, nhiệt tỡnh, luụn nỗ lực và phấn đấu thỡ cụng ty sẽ ngày càng phỏt triển hơn. Mặt khỏc khỏch hàng chớnh của cụng ty là cỏc ngành chức năng như cụng an, quõn đội, toà ỏn… mà phần lớn là may đồng phục với số lượng nhiều và là những khỏch hàng quen thuộc nờn cụng ty cú doanh thu ổn định, khụng bị biến động nhiều lắm trong loại mặt hàng này. b, Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm (thị trường) tiêu thụ - Thi trường trong nước: trụ sở chính của công ty o miền Bắc và một chi nhánh ở miền Nam nên thị trường tiêu thụ của công ty trải dài từ Bắc vào Nam, cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên (nhưng 2 thị trường này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của công ty). Thị trường tiêu thụ ở miền Bắc có ưu thế hơn trong các miền. - Thị trường xuất khẩu: ở miền Bắc trụ sở chính ký hợp đồng dài hạn với 2 hãng của Đức là hãng S4 Fashion Partner và hãng DAO Import -Export. Chi nhánh phía Nam cũng chủ động ký nhiều hợp đồng với các hãng thuộc thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan. Bảng số 07: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực Khu vực Đvt 2003 2004 2005 2006 2007 1/ Trong nước Ngđ 23.038.335 13.846.428 13.247.393 13.735.191 24.864.629 2/ Nước ngoài Ngđ 3.432.686 20.649.934 25.102.607 30.504.993 27.693.157 Qua bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ ở thị trường trong nước hay xuất khẩu đều tăng lên qua các năm. Vì công ty luôn tiếp tục kế hoạch đẩy mạnh công tác tiếp thị, kinh doanh cả trong và ngoài nước. Chương VII Môi trường kinh doanh của công ty 1.Môi trường vĩ mô a, Môi trường kinh tế Hiện tại nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh và ổn định. Với sự gia nhập vào WTO nên ngày càng có nhiều nước ngoài đầu tư Việt Nam và các công ty trong nước nói chung và công ty May 19 nói riêng cũng có nhiều cơ hội làm ăn, xuất nhập khẩu hàng hoá ra nước ngoài hơn. Do đó mà công ty có nhiều điều kiện để mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế, giúp công ty có thêm nhiều nguồn doanh thu, ngày càng ổn định và phát triển. b, Môi trường công nghệ Với những tiến bộ trong khoa học công nghệ nên nhiều máy móc thiết bị hiện đại ra đời giúp cho cuộc sống con người nói chung và các ngành công nghiệp nói riêng trong đó có may mặc sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, hạ thấp giá thành, gia tăng sản lượng, cải tiến mẫu mã để có thể cạnh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng nhiều hơn. Không những thế, nhờ có các công nghệ hiện đại, các công ty may mặc còn có thể cạnh tranh với hàng hoá ngoại nhập vì chất lượng đảm bảo, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. c, Môi trường tự nhiên Nước ta là một nước nhiệt đới có đầy đủ 4 mùa, điều nay sẽ giúp cho công ty các công ty may nói chung sẽ đa dạng hoá được sản phẩm của mình theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông, không chỉ thích hợp với thị trường trong nước mà còn có khả năng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài. Và nước ta cũng rất đa dạng về tài nguyên thiên nhiên nên sẽ tạo ra được nhiều nguyên vật liệu và các loại năng lượng phục vụ cho ngành công nghiệp may, giá thành của chúng phần lớn đều rẻ hơn so với việc nhập khẩu nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành. d, Môi trường văn hoá- xã hội Nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nước về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nên sự giao thoa về văn hoá là không tránh khỏi. Ví dụ ngày nay giới trẻ đang bị ảnh hưởng rất lớn về thời trang của Hàn Quốc, quần áo, đầu tóc…nên thời trang trong nước bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mẫu mã theo kiểu Hàn Quốc, do đó mẫu mã của Việt Nam rất khó cạnh tranh nếu không cải tiến phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty May 19 là công ty may phục vụ cho các ngành chức năng và cũng may đo cho dân dụng. Để kinh doanh có hiệu quả hơn thì công ty cũng phải cải tiến mẫu mã, chất lượng phù hợp theo xu hướng ngày nay. Về xã hội thì nước ta đang mỗi ngày một phát triển, thu nhập trên đầu người cũng ngày càng cao. Việc ăn mặc bây giờ không chỉ cần đầy đủ mà phải đẹp và có chất lượng nữa. Nên đòi hỏi công ty cũng phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn. e, Môi trường luật pháp Với sự bình ổn về chính trị, luật pháp ngày càng công minh như hiện nay đã tạo động lực giúp các nhà đầu tư, kinh doanh yên tâm làm ăn và phát triển sự nghiệp. Ngày càng có nhiều người nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta và kinh doanh có lãi. Công ty May 19 cũng đã kí hợp đồng với rất nhiều khách hàng nước ngoài và ký những hợp đồng dài hạn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho công ty. Mặt khác, ngày càng có những chính sách cải tạo về nộp các loại thuế sao cho hợp lý giữa doanh nghiệp với nhà nước nên đã thúc đẩy các doanh nghiệp hăng hái tham gia lao động, sản xuất, đóng góp của cải vật chất cho nền kinh tế quốc dân và tăng ngân sách cho nhà nước. f, Môi trường quốc tế Nền kinh tế thế giới hiện nay là nền kinh tế toàn cầu hoá, các thành phần kinh tế luôn phải vận động không ngừng thì mới thích nghi được, không thì sớm hay muộn cũng sẽ bị sa thải. Môi trường chính trị và luật pháp quốc tế cũng có nhiều bất chắc, nên đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và công ty may 19 nói riêng phải hiểu biết thật kỹ về luật pháp để lưu ý khi ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Nói riêng về các mặt hàng thời trang, thì trên thế giới ngày càng có nhiều nhãn hiệu thời trang mới ra đời và trong đó có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng, do đó các ngành thời trang trong nước không chỉ quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng trong nước mà còn nên cải tiến máy móc thiết bị hiện đại, có đội ngũ nhân viên có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu ngành thời trang thế giới. 2.Môi trường ngành a, Đối thủ cạnh tranh Trên thị trường ngày nay càng ngày có nhiều công ty may ra đời, các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, liên doanh nước ngoài…Nhiều công ty có nguồn vốn rất lớn nên liên tục đưa ra những sản phẩm mới với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu của các loại khách hàng. Dù là công ty chuyên may những trang phục cho các ngành chức năng, nhưng để tăng thêm doanh thu thì công ty cũng phục vụ cho dân dụng, nhiều khách hàng ngoài cũng ký hợp đồng với công ty may trang phục cho nhân viên của họ. Nên công ty may 19 muốn mở rộng được các khách hàng trong nước hay ngoài nước thì phải quản lý sản xuất sao cho kinh doanh có hiệu quả để có nhiều vốn trang trải cho những kế hoạch đổi mới ở công ty, đáp ứng với nhu cầu của thị trường. b, Cạnh tranh tiềm ẩn Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều máy móc hiện đại ra đời, tạo ra năng suất rất cao, đáp ứng kịp thời hàng hoá cho khách hàng. Nhất là những mặt hàng như may mặc thì vấn đề về thời gian giao hàng cho khách hàng cũng rất quan trọng, nên công nghệ là cạnh tranh tiềm ẩn với công ty may 19. Do đó mà đòi hỏi công ty phải có nguồn vốn lớn để mua thêm máy móc phục vụ cho sản xuất. Mặt khác vấn đề về lao động như tay nghề, tuổi tác cũng là cạnh tranh tiềm ẩn của công ty. Hiện nay công ty đang rất cần những công nhân có tay nghề để tham gia vào các xưởng may cao cấp như may Comple, áo Jacket… c, áp lực của khách hàng Khách hàng luôn đòi hỏi sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hay giao hàng đúng thời hạn. Nhưng thu hút và giữ chân khách hàng lại luôn là mục đích của các doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp nói chung và công ty may 19 nói riêng phải luôn có kế hoạch Marketing, phục vụ khách hàng thật tốt và làm hài lòng khách hàng của mình. Mặt khác các nhà phân phối cũng chính là khách hàng của các doanh nghiệp như các siêu thị trong và ngoài nước, các nhà phân phối nước ngoài. Vì là công ty dệt may, thường sản xuất với khối lượng sản phẩm rất lớn nên thời gian trả hàng cho khách là một vấn đề quan trọng đối với công ty. Khách hàng của công ty là các ngành chức năng như ngành quân đội, ngành công an, các sở giao thông, môi trường..mỗi năm các ngành này có rất nhiều cán bộ mới được tuyển vào làm, việc chuẩn bị y phục là vấn đề rất lớn nên viẹc giao hàng đúng thời hạn là rất cần thiết và chất lượng phải luôn đảm bảo, sử dụng lâu bền. Qua việc xem xét môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (môi trường ngành) nói trên, ta thấy đặc điểm của các môi trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của công ty, nó có thể mang đến sự thuận lợi cho công ty hoặc sẽ gây khó khăn với công ty. Vì thế công ty phải luôn chú ý đến các biến động của môi trường kinh doanh để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một tốt hơn. Chương VIII Những điều thu hoạch được qua giai đoạn thực tập Việt Nam bước vào hội nhập nền kinh tế toàn cầu, kéo theo đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Các công ty muốn tồn tại và phát triển phải tìm được một hướng đi thích hợp cho mình qua việc sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp quản lý hiện đại. Đó là hai loại vũ khí sắc bén, nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng đúng lúc và đúng thời điểm sẽ tạo ra được thành công rất lớn. Với gần 25 năm phát triển từ khi là công ty Nhà nước đến lúc thành lập thành công ty cổ phần, công ty luôn có chiến lược kinh doanh là “Tất cả vì khách hàng, mong muốn được phục vụ và hợp tác với mọi khách hàng trong nước và quốc tế với phương châm thuận tiện, chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá cả hợp lý, thanh toán song phẳng hai bên cùng có lợi”. Nên càng ngày công ty càng có nhiều uy tín trên thị trường và đạt được nhiều thành tích được Nhà nước trao tặng. Tuy nhiên với mô hình công ty cổ phần mới đi vào hoạt động, nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh và quản lý. Mặt khác Việt Nam gia nhập WTO, đòi hỏi công ty phải luôn nỗ lực đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất…thì mới có thể cạnh tranh trên đấu trường trong nước và quốc tế. Nhưng nhìn chung với quy mô và nguồn nhân lực như hiện nay thì tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là khá ổn định, đang trên đà tiếp tục phát triển, tình hình tài chính của công ty được kiểm toán độc lập, công tác chỉ đạo điều hành theo đúng pháp luật, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Cộng thêm đó ban lãnh đạo công ty có năng lực nhạy bén, đội ngũ cán bộ công nhân năng động, nhiệt tình trong công việc là một điều kiện thuận lợi giúp công ty giữ được thế mạnh và vị trí của mình trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Kết luận Trong thời gian thực tập tại công ty May 19 em đã học hỏi thực tế được rất nhiều, củng cố kiến thức đã được học ở trường và hiểu thêm thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tổ chức quản lý của công ty này. Với cơ chế thị trường như hiện nay càng đòi hỏi công ty phải có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về công nghệ, thiết bị, giảm chi phí tối đa, hạ giá thành sản phẩm, mẫu mã có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng cạnh tranh chính là sự phát triển, để phát triển càng lên mức toàn diện cả về vật chất lẫn con người. Mỗi một chủ thể trong nền kinh tế phát triển thì sẽ đóng góp một phần để làm giàu cho đất nước,cho Tổ quốc ngày một ổn định và thịnh vượng hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu trong môi trường hội nhập nền kinh tế toàn cầu như hiện nay. Trên đây là bản báo cáo thực tập tổng quan tại công ty May 19- bộ Quốc phòng. Trong quá trình tìm hiểu thực tế không được nhiều và trình độ bản thân còn thiếu sót, em rất mong nhận dược sự góp ý chân tình của các thầy cô và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty để bản báo cáo thực tập này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên Đỗ Hà Thanh Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo có thực tập tại Công ty cổ phần may 19- Bộ quốc phòng.DOC
Luận văn liên quan