Biện pháp duy trì quan hệ hội viên cho hội dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh

TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có một tiếng nói chung, có ưu thế cạnh tranh thì việc liên kết các doanh nghiệp cùng ngành nghề thành một khối thống nhất là cần thiết. Chính vì vậy Hội Dệt May Thêu Đan Tp.HCM được thành lập để đáp ứng nhu cầu thiết thực đó. Nền tảng tạo nên thành công đối với bất kỳ một hiệp hội ngành nghề nào là các hội viên năng động, tận tâm và đầy nhiệt huyết. Việc xây dựng một nền tảng hội viên vững mạnh và tích cực tham gia vào các hoạt động của Hội là nhiệm vụ trọng tâm đối với bất kỳ một hiệp hội nào. Do đó em chọn đề tài “ BIỆN PHÁP DUY TRÌ QUAN HỆ HỘI VIÊN CHO HỘI DỆT MAY THÊU ĐAN TP.HCM”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng hoạt động duy trì mối quan hệ hội viên của Hội, qua đó đề xuất biện pháp duy trì mối quan hệ hội viên cho Hội Dệt May Thêu Đan Tp.HCM. Đè tài được thực hiện với những nội dung chính như sau: Chương I : Chương mở đầu. Chương II : Cơ sở lý thuyết. Chương III : Giới thiệu Hội Dệt May Thêu Đan Tp.HCM. Chương IV: Phân tích hoạt động duy trì của Agtek. Chương V : Biện pháp duy trì mối quan hệ hội viên cho Agtek. Chương VI: Kết luận và kiến nghị. Mục Lục Lời cảm ơni Tóm tắt luận văn ii Mục lục iii Danh mục bảng_ v CHƯƠNG 1_ 1 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI1 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI2 1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.2 1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN_ 2 1.4.1 Nguồn thông tin.2 1.4.3Mô hình nghiên cứu_ 3 CHƯƠNG 2_ 5 2.1 GIỚI THIỆU QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG (CRM)5 2.1.1 Sự cần thiết của CRM_ 5 2.1.2 Định nghĩa CRM_ 5 2.1.3 Mục tiêu của CRM_ 7 2.1.4 Những lợi ích đạt được khi thực hiện CRM_ 8 2.1.5 Các nhân tố thành công của CRM_ 9 2.1.6 Quy trình thực hiện CRM_ 9 2.2 HỘI – HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP_ 12 2.2.1 Định nghĩa Hiệp hội12 2.2.2 Chức năng chính của các Hiệp hội kinh doanh_ 12 2.2.3 Những thành viên của Hội13 2.3 ỨNG DỤNG CRM CHO HỘI15 2.3.1 Khác biệt giữa hội viên của Hội và khách hàng của các doanh nghiệp_ 15 2.3.2 Biện pháp duy trì hội viên_ 16 CHƯƠNG 3:18 3.1 TỔNG QUAN VỀ HỘI DỆT - MAY - THÊU - ĐAN TP.HCM_ 18 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển_ 18 3.1.2 Mục đích thành lập_ 19 3.1.3 Các hoạt động chính của Hội.19 3.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Hội:20 3.2 VỀ HỘI VIÊN_ 20 3.2.1. Giới thiệu về hội viên_ 20 3.3 PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA AGTEK_ 22 3.3.1 Dịch vụ cung cấp thông tin_ 22 3.3.2 Đào tạo_ 23 3.3.3 Hoạt động xúc tiến thương mại25 3.3.4 Thiết lập mạng lưới quan hệ27 3.3.5 Vận động chính sách công_ 28 3.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA AGTEK_ 30 CHƯƠNG 4_ 32 4.1 HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ HỘI VIÊN CỦA AGTEK_ 32 4.1.1 Cơ sở dữ liệu của hội viên_ 32 4.1.2 Kênh thông tin của Hội tới các hội viên_ 33 4.1.3 Hoạt động tăng cường mối quan hệ với hội viên_ 34 4.1.4 Hoạt động khảo sát sự thỏa mãn của hội viên_ 35 4.1.5 Ưu, nhược điểm của hoạt động duy trì hội viên của Agtek_ 35 4.2 HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ HỘI VIÊN CỦA HỘI DOANH NGHIỆP TRẺ_ 36 4.2.1 Cơ sở dữ liệu của hội viên_ 36 4.2.2 Kênh truyền thông của Hội tới hội viên_ 37 4.2.3 Hoạt động tăng cường mối quan hệ của Hội với hội viên_ 38 4.2.4 Khảo sát sự thỏa mãn của hội viên_ 38 4.2.5 Ưu, nhược điểm của hoạt động duy trì hội viên tại YBA_ 39 4.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ_ 39 4.4 SO SÁNH GIỮA AGTEK VÀ YBA_ 40 CHƯƠNG 5_ 42 5.1 TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC HỘI VIÊN_ 43 5.1.1 Đối với hội viên mới gia nhập Hội43 5.1.2 Đối với hội viên cũ_ 45 5.2TRUYỀN THÔNG_ 58 5.2.1 Nội dung truyền thông_ 58 5.2.2 Phương tiện truyền thông_ 62 5.3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ CỦA AGTEK_ 71 5.3.1 Thiết lập mạng lưới quan hệ72 5.3.2 Dịch vụ thông tin_ 72 5.3.3 Vận động chính sách_ 73 5.3.4 Dịch vụ đào tạo_ 76 5.4 SO SÁNH GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH ĐẠT ĐƯỢC_ 78 CHƯƠNG 6_ 79 6.1. KẾT LUẬN_ 79 6.2 KIẾN NGHỊ80

doc99 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp duy trì quan hệ hội viên cho hội dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hệ mật thiết với Báo Tuổi Trẻ, thường xuyên đăng tin trên báo nhằm chuyển tải những hoạt động của Hội tới cộng đồng và các doanh nghiệp. Đây là một phương tiện nhắm nhiều tầng lớp, được nhiều người đọc và mức độ chính xác cao. Hội cũng nên đăng bài trên tạp chí chuyên ngành Dệt May vì đây là phương tiện nhắm tới đúng đối tượng trong ngành. Nội dung Bên cạnh những chủ đề mà Hội đã đăng trên báo chí, Hội cũng có thể đăng tải các thông tin về các hoạt động của Hội như tổ chức hội thảo cho hội viên, các buổi thảo luận với các cơ quan nhà nước về các vấn đề đang được hội viên quan tâm. Hội cũng có thể nêu lên ý kiến của mình về các vấn đề nóng bỏng của ngành như về vấn đề phân bổ quota, nêu ý kiến giúp các doanh nghiệp có hướng phát triển khi hàng dệt may Việt Nam bị loại bỏ hạn ngạch, hướng dẫn giải quyết những khó khăn mà đa số các hội viên dang gặp phải.… Trước đây, nội dung của những bài báo này đều do phóng viên của báo viết bài. Tuy nhiên Hội cũng có thể cứ nhân viên của Hội viết rồi gửi cho các cơ quan báo chí mà Hội muốn đăng thông tin. Nếu nội dung của các bài là do nhân viên của Ban thông tin phụ trách, phải đưa đầy đủ những thông tin sau vào bài báo: Đưa vào tin đăng báo tất cả những thông tin cần thiết, theo đúng trật tự và bằng ngôn ngữ đơn giản nhất có thể được. Sử dụng phương pháp ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào và bằng cách nào nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để cho người đọc có thể hiểu được. Thông tin phải phù hợp chặt chẽ với yêu cầu về văn phong của cơ quan báo chí cụ thể sẽ đăng tin đó: Mỗi cơ quan báo chí đều có một phong cách riêng về nội dung, hình thức. Ban thông tin nếu muốn bài của mình được đăng thì phải ghi đúng theo phong cách đó để đảm bảo bài viết được sử dụng. Khi cần trích dẫn ý kiến trong một mẩu tin, cần trích dẫn tên người cung cấp ý kiến đó và viết câu nói đó trong dấu ngoặc kép. Luôn luôn đặt tên và số điện thoại của người phát ngôn cho Hội ở góc trái trên cùng của mẫu tin để phóng viên có thể liên lạc với người đó khi cần biết thêm thông tin. Phải đảm bảo cung cấp cho người phát ngôn một bản tóm tắt mẫu tin kèm với bản sao mẩu tin trong đó ghi đầy đủ những chi tiết liên quan tới nội dung của thông báo hoặc tuyên bố câu nói được đăng tin. Ghi tên và chức danh đầy đủ của những người có tên trong bài nhằm đảm bảo độ chính xác và tin cậy của thông tin trong bài viết. Viết theo phong cách dễ hiểu, trực tiếp và không thiên vị. Tránh đưa ra những ý kiến cá nhân, ngôn ngữ dài dòng và kết luận không khách quan. Sau khi đã chuẩn bị xong bài đăng tin, nhân viên này sẽ trình lên cho ban tuyên truyền xem xét và phê duyệt về nội dung. Sau khi đã được xét duyệt, nhân viên này sẽ gửi cho cơ quan ngôn luận mà Ban tuyên truyền đã chọn. Nhân viên duy trì có nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan đến hội viên theo yêu cầu của Ban thông tin. Ưu điểm Truyền đạt thông điệp của Hội tới được số đông công chúng và các ban ngành có liên quan. Tạo được tiếng nói của Hội trước công chúng. Khai thác được triệt để chữ nghĩa, hình ảnh và màu sắc. Tạo được sự chú ý cao. Linh hoạt và kịp thời. Nhược Không nhắm trực tiếp vào đúng đối tượng mà Hội mong muốn. Chi phí cao Đọc vội vã. Thời gian tồn tại của báo ngắn. 5.2.2.3 Bản tin của Hội Một công cụ tuyên truyền rất hiệu quả cho Hội là bản tin của Hội. Kích cỡ bản tin có thể chỉ gồm một trang, có thể là một ấn phẩm gồm nhiều trang, minh hoạ màu với các bức tranh và bảng biểu. Bản tin cung cấp cho hội viên những thông tin về thị trường, các cơ hội kinh doanh, các cuộc giao lưu, gặp gỡ với các hội viên khác, tổ chức các đợt xúc tiến thương mại cho hội viên, các buổi họp sắp tới, những biện pháp chính phủ áp dụng, hoạt động của uỷ ban, cùng những hoạt động và thành tích khác của các hội viên. Hiện nay Hội chưa có sự đầu tư cho bản tin nên Bản tin của Hội đã không phát huy hết vai trò của nó. Nội dung không cuốn hút người đọc, bố trí không đúng nguyên tắc của một bài báo. Do đó để xây dựng Bản tin hiệu quả Hội cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc: Các hội viên muốn được thấy chính mình trong tờ báo của Hội, do đó biên tập viên bản tin cần quán triệt nguyên tắc này thông qua việc đăng trên báo những bài viết và tranh ảnh về hoạt động và thành tích của các hội viên. Nhân viên duy trì phải cung cấp các thông tin về hội viên của Hội cho Ban thông tin để đưa lên Bản tin của Hội. Hội cũng có thể nhân dịp sinh nhật của doanh nghiệp có thể gửi lời chúc mừng của Hội tới doanh nghiệp, hoặc cũng có thể giới thiệu về sản phẩm mới hay những thành tích đạt được của hội viên lên Bản tin nội bộ để thông báo rộng rãi cho các doanh nghiệp khác biết. Trước khi viết, xác định xem mục tiêu là gì và độc giả là ai? Quyết định xem độc giả muốn nhìn thấy cái gì đầu tiên và bạn muốn họ hành động như thế nào. Viết và trình bày những thông tin phù hợp cho việc đọc lướt. Một hội viên chỉ mất từ một đến bảy giây để quyết định xem có nên đọc một ấn phẩm hay không sau khi lướt nhìn một lượt. Mọi người thường không thích đọc, vì vậy cần tạo ra các dòng tít, ảnh chụp, và các chữ đậm để kích thích sự chú ý của người xem. Các hội viên muốn xem lướt để nắm thông tin, không muốn phải mất thời gian đọc những lời lẽ khoa trương. Khi viết một thông tin chung cho mọi đối tượng như thông báo quan trọng, hãy sử dụng một đoạn văn mang ý chính cung cấp những chi tiết quan trọng nhất (ai, ở đâu, tạo sao, cái gì và như thế nào), tiếp theo là những đoạn văn với mức độ quan trọng giảm dần. Thông tin ít quan trọng nhất được đặt ở cuối bài. Khi viết một câu chuyện, chẳng hạn như một bài báo kể lại câu chuyện thú vị về một doanh nghiệp, hãy mở đầu câu chuyện bằng một đoạn văn mang ý chính thật lôi cuốn độc giả, tiếp theo là các đoạn văn tả, những trích dẫn, thông tin bổ sung và một kết luận gây ấn tượng mạnh ở cuối truyện. Ngay lập tức đi vào ý chính của các bài báo thông thường. Hãy để cho độc giả quyết định có nên đọc tiếp bài báo hay không. Viết thật hàm súc, cô đọng. Tính chất ngắn gọn của bản tin không cho phép những lời lẽ hùng biện dài dòng. Viết như thể đây là một bức thư cá nhân gửi cho một người bạn. Hãy viết các đoạn văn và bài báo ngắn gọn. Kích thước của một bản tin chỉ để đọc trong năm tới mười phút là nhiều nhất. Sử dụng các câu hỏi ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao và như thế nào để đảm bảo chắc chắn rằng báo đăng đủ tất cả các thông tin cần thiết. Sử dụng tên và tranh ảnh của các hội viên bất cứ khi nào có dịp. Trích lời của lãnh đạo tự nguyện của Hội, không trích lời của nhân viên làm công ăn lương. Các tít báo phải tóm tắt được nội dung bài báo trong vài từ. Viết các tít báo để thu hút sự chú ý của độc giả, nhưng đừng lặp lại những thông tin của tít báo trong câu chủ đề. Bỏ đi những từ không cần thiết. Đừng sử dụng những danh sách tên dài. Tuyệt đối không bao giờ gạch chân. Những từ gạch chân rất khó đọc. Không được coi rằng độc giả đã biết ngữ cảnh, nền tảng một vấn đề hoặc hoạt động. Viết rõ những tên viết tắt. Trả lời những câu hỏi hội viên có thể đưa ra. Chuyên biệt hố bản tin cho các nhóm khác nhau trong nội bộ Hội. Thay đổi font chữ và sử dụng chữ đậm, nhưng đừng sử dụng quá ba font chữ khác nhau. Hãy trình bày bản tin và hình thức tờ báo sao cho thật hấp dẫn, vui nhộn với độc giả. Sử dụng kiểu chữ serif (chữ có móc nhỏ) cho phần thân bài và sử dụng kiểu chữ san serif (chữ không có móc nhỏ) cho các tít báo. Hãy sử dụng những hình ảnh với những từ mô tả ngắn gọn bên dưới. Sử dụng màu sắc cho ấn phẩm của bạn. Nếu có, dùng cả các hình vẽ nghệ thuật có trong máy tính của bạn. Để bóng màu nền từ 30% trở xuống. Tỉ lệ cao hơn gây khó đọc. Sử dụng giải pháp hình chữ Z khi thiết kế trang trước của bản tin. Khi nhìn vào một trang chữ, mắt người sẽ quan sát trang đó theo một đường chữ Z. Ở đỉnh chữ Z, đặt tít bài báo: ở chính giữa chữ z đặt một bức tranh, và ở đáy chữ Z in một lời trích dẫn hoặc một thông báo dễ bắt mắt độc giả. Hãy biến bản tin thành một công cụ tiếp thị cho Hội bằng việc thông báo cho độc giả biết cách gia nhập Hội như thế nào. Đính kèm vào một đơn xin gia nhập Hội và số điện thoại của nhân viên phụ trách kết nạp hội viên. Ưu điểm Nhắm đúng đối tượng Chi phí rẻ Nhược điểm Tác động ít, không phổ biến Thời gian tồn tại ngắn. Không tạo được hấp dẫn do in ấn chất lượng thấp. 5.2.2.4 Website Nhiều công ty đã nhận thấy rằng internet là một kênh có thể dùng để bán, phân phối, truyền thông rất hữu dụng. Thêm vào đó, không giống các phương tiện truyền thông khác như quảng cáo qua truyền hình, tờ rơi, áp phích, tiếp thị từ xa… khách hàng khởi đầu việc liên lạc bằng việc ghé thăm trang web, và sự tăng số lượng khách hàng ghé thăm thể hiện sự thích thú của khách hàng đối với kênh này. Tiềm năng của internet là có thể cung cấp một mối quan hệ mạnh mẽ hơn với hội viên cho Hội. Điều này có thể thể hiện qua việc Hội có thể cung cấp chi tiết các dịch vụ của Hội đến hội viên qua những thông tin trên trang Web, những forum hỏi và trả lời, đường liên lạc nóng…Thay vì cần phải có nhiều nhân viên để phục vụ trong một trung tâm quản lý cuộc gọi đặt hàng hay dịch vụ cho khách hàng 24/24 thì một website có thể làm tất cả với chi phí thấp hơn vì nó luôn hoạt động. Cơ hội hợp nhất của web với các phương tiện truyền thông khác là rất lớn. Ví dụ công ty FPT đã tạo ra một trang web để khách hàng viếng thăm. Lúc này web đã trở thành một trung tâm phụ trách giải quyết các vấn đề phát sinh. Khi đã nắm rõ mọi thứ cần thiết, khách hàng có thể liên hệ bằng các phương tiện truyền thông khác (điện thoại, email…) Agtek đã có trang web nhưng hiện nay ngừng hoạt động, trong năm 2005 Agtek phải thuê nhân viên phụ trách về website để duy trì hoạt động của website, đồng thời cập nhật thường xuyên thông tin lên website này. Những thông tin được tải lên web bao gồm thông tin về hội viên, thông tin về những hoạt động của Hội, thông tin về thị trường, giá cả, tình hình cạnh tranh…thông qua web hội viên của Agtek có thể tìm kiếm những thông tin mình cần. Đồng thời, Agtek cũng nên thiết kế forum cho các hội viên lên trao đổi, thảo luận với nhau nhằm thiết lập mạng lưới quan hệ cho các hội viên của mình. Bên cạnh đó cũng nên có phần ghi nhận những ý kiến đóng góp, những phàn nàn của hội viên để từ đó tìm ra hướng giải quyết khắc phục những sai kém đó. Chi phí thực hiện Chi phí để duy trì một trang web hoạt động một tháng: 1.200.000 đ Chi phí thuê nhân viên: 1.500.000đ Tổng chi phí thực hiện cho một năm: 12*2.700.000đ = 32.400.000 đ Ưu điểm Cập nhật nhanh Hội viên có thể tìm thấy những gì mình cần ngay lập tức. Hạn chế Bị động, không chủ động tiếp xúc với hội viên 5.3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ CỦA AGTEK Để giữ các hội viên ở lại với Hội, trước hết Agtek phải có kế hoạch nâng cao các dịch vụ của mình, đáp ứng tối đa yêu cầu của các hội viên . Dựa vào cơ sở dữ liệu của hội viên Agtek biết được những dịch vụ nào của Hội đã thỏa mãn yêu cầu của hội viên, những dịch vụ cần được nâng cao và những yêu cầu hỡ trợ của hội viên. Từ cơ sở dữ liệu đó, Agtek sẽ đề ra kế hoạch để nâng cao chất lượng các dịch vụ. Dựa vào phân tích hiện trạng của Hội đã được trình bày trong chương 4 ta có kế hoạch để nâng cao chất lượng các dịch vụ như sau: 5.3.1 Thiết lập mạng lưới quan hệ Thiết lập mạng lưới quan hệ là lý do chính khiến các hội viên tham gia vào Hội, do đó công việc này phải được đặt lên hàng đầu để từ đó Hội có những hành động nhằm tăng hiệu quả của việc mình là cầu nối giúp cho các hội viên thiết lập mạng lưới quan hệ với nhau, sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau trong hoạt động kinh doanh. Hội nên tạo ra một sân chơi cho các hội viên tham gia nhằm mở rộng sự giao lưu giữa các doanh nghiệp. Hội nên tổ chức các phong trào thi đua và phổ biến rộng rãi nhằm khuyến khích các hội viên tích cực tham gia như tổ chức thi đấu bóng đá giao lưu giữa các hội viên, thi đấu tennis dành cho giám đốc của các doanh nghiệp hội viên… Hội sẽ tổ chức một buổi họp giữa các thành viên trong Ban lãnh đạo Hội và các thành viên trong Ban duy trì và phục vụ hội viên để cùng nhau bàn bạc thảo luận để thống nhất là nên phát động phong trào nào cho các hội viên. Sau khi Ban lãnh đạo đã phê duyệt thì nhân viên duy trì của Hội sẽ đề xuất nội dung ý kiến đó cho Ban thông tin và đề nghị ghi thông báo rộng rãi trên Bản tin của Hội nhằm thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham gia. Các thành viên trong Ban duy trì và phục vụ hội viên sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các buổi sinh hoạt vui chơi này cho hội viên, đồng thời cũng đóng vai trò là ban tổ chức cho các hoạt động này. Bên cạnh đó Agtek cũng nên thiết lập mối quan hệ các tham tán nước ngồi tại Thành phố Hồ chí minh nhằm mở rộng cơ hội kinh doanh cho các hội viên nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các hội viên. 5.3.2 Dịch vụ thông tin Hiện nay kênh thông tin của Hội còn thiếu, chỉ có Bản tin nội bộ là được cung cấp thường xuyên cho hội viên, website của Hội tuy đã đưa vào hoạt động những do không có nhân viên để duy trì và cập nhật thông tin lên website nên hiện nay website của Hội đã ngưng hoạt động. Do kênh thông tin của Hội còn thiếu và hoạt động không ổn định nên không đáp ứng được nhu cầu về thông tin của hội viên. Hội viên rất mong được sự hỗ trợ của Hội về thông tin giá cả và thị trường, nhưng Hội chỉ có Bản tin để truyền những thông tin này tới cho các hội viên, mà Bản tin của Hội thì một tháng phát hành từ 3 đến 4 bản, do đó thông tin cung cấp cho hội viên không được cập nhật kịp thời. Do đó để đáp ứng được nhu cầu thông tin của hội viên thì trước hết Hội phải có kế hoạch để đưa website hoạt động trở lại. Lý do chủ yếu nhất khiến website ngừng hoạt động là do Agtek không có nhân viên để thực hiện nhiệm vụ này. Trước mắt Agtek phải tuyển thêm nhân viên phụ trách về mảng website cho Hội. Nhân viên này phải có kiến thức về web để duy trì cho website hoạt động và cập nhật thông tin lên web. Về việc tuyển nhân viên, do Agtek chỉ cần một nhân viên có khả năng duy trì hoạt động cho web nên Agtek có thể thông qua các mối quan hệ hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm nhân viên phù hợp. Công việc này sẽ được thực hiện trong tháng 3 năm 2005, nhân viên phụ trách về việc tuyển nhân viên là chánh văn phòng Hội. Nội dung của trang web bao gồm tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động của Hội và hội viên như: lịch sử hình thành Agtek, điều lệ hoạt động, thủ tục gia nhập Hội, giới thiệu sơ lược về tất cả các hội viên (dựa vào cơ sở dữ liệu của hội viên)… Ngồi ra web còn bao gồm cả bản tin nội bộ, các phiếu khảo sát, các thông tin về thị trường và ngành… Những thông tin nhân viên duy trì hoạt động cho website có thể yêu cầu nhân viên Ban thông tin và nhân viên duy trì cung cấp. Công việc cập nhật những thông tin này sẽ được thực hiện trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 7. Đến năm 2006 khi trang web của Agtek đã hoạt động ổn định, nhân viên này sẽ thiết kế một forum để các hội viên có thể cùng nhau trao đổi thông tin, thảo luận những vấn đề mà các hội viên quan tâm. Đồng thời cũng tạo ra một đường dây giải đáp những thắc mắc của hội viên, hoặc thông qua đó các hội viên cũng có thể kiến nghị với Hội về hoạt động của Hội. 5.3.3 Vận động chính sách Những hành động của chính phủ có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, tác động đến tiến trình xây dựng luật mới có lợi hơn hoặc giúp xố bỏ những quy định bất lợi cho hoạt động kinh doanh chính là vai trò chính yếu, đúng đắn và đáng khen của các hiệp hội. Các hiệp hội kinh doanh thành công đều thúc đẩy việc ra các chính sách có lợi cho doanh nghiệp và tìm cách vượt qua hoặc xóa bỏ các rào cản đối với tăng trưởng kinh tế. Một trong những cách hay nhất để Hội thay đổi các chính sách của nhà nước thành công là Hội phải xây dựng được những thông tin giải thích luật và quy định tác động đến doanh nghiệp, nhân viên doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cung ứng và khách hàng như thế nào. Có thể thu thập các thông tin này nhờ khảo sát các hội viên của Hội. Để xây dựng một chương trình nghị sự về lập pháp, đầu tiên phải hỏi hội viên của Hội là những đạo luật hay những quy định nào cần thay đổi. Một cách tốt để xây dựng một chương trình vận động chính phủ do hội viên chỉ đạo là khảo sát cẩn thận ý kiến các hội viên về đạo luật hoặc quy định đã tác động đến hoạt động kinh doanh như thế nào. Sau khi đã thu thập ý kiến hội viên thì Hội phải đề xuất những ý kiến đó lên các cơ quan lập pháp. Muốn đạt hiệu quả cao thì trước hết Hội phải xây dựng được mối quan hệ mật thiết với các cơ quan chính phủ, hiểu được một đạo luật có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hội viên của Hội chính là vũ khí mà các nhà vận động chính sách sử dụng. Nhưng quan trọng không kém là chi tiết của quá trình lập pháp. Một tổ chức kinh doanh, muốn tác động tới quá trình lập pháp, phải nắm vững chi tiết của hệ thống lập pháp đó. Một hiệp hội kinh tế có thể tham dự vào mọi bước của quá trình lập pháp. Tổ chức có thể giải thích luật pháp và các quy định hiện hành và chỉ ra sự cần thiết phải sửa đổi, sau đó phổ biến thông tin đó cho các hội viên, các vị lãnh đạo luật pháp, các quan chức chính phủ, cơ quan thông tin đại chúng, và công chúng. Tổ chức kinh tế có thể cung cấp cho các quan chức chính phủ đường tiếp cận đã được thiết lập để đối thoại với giới doanh nhân về ảnh hưởng tới nền kinh tế của những quy định và bộ luật được đề xuất. Tương tự như thế, tổ chức cũng có thể cung cấp đường tiếp cận với các quan chức chính phủ cho các hội viên đang tìm kiếm sự sửa đổi đối với những quy định hoặc đạo luật bất công. Cách thức thực hiện Để vận động chính sách mang lại hiệu qủa và giúp ích được cho hội viên thì Ban vận động chính sách của Agtek phải đề xuất những vấn đề mà hội viên đang quan tâm lên các cơ quan lập pháp. Nhân viên Ban phục vụ hội viên có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin liên quan đến hội viên theo yêu cầu của nhân viên Ban vận động chính sách. Thông qua những phiếu khảo sát và thảo luận của hội viên về các vấn đề, nhân viên duy trì sẽ lọc ra những vấn đề đang được đa số hội viên quan tâm. Sau đó sẽ đưa kết quả này cho nhân viên của Ban vận động chính sách. Nhân viên Ban vận động chính sách sau khi đã có những thông tin này kết hợp với những vấn đề nóng bỏng đang được các chính khách và các phương tiện thông tin đại chúng thảo luận để lập thứ tự ưu tiên cho các vấn đề mà Hội cần vận động lên chính phủ. Sau khi đã có kết quả này, nhân viên Ban vận động chính sách sẽ trình lên lãnh đạo Ban vận động chính sách, ban vận động chính sách sẽ họp bàn thảo luận, tạo lập trường vững vàng và đề ra những biện pháp cho các vấn đề được ưu tiên nhất. Sau đó Ban vận động chính sách sẽ đề xuất những ý kiến này lên Ban chấp hành Hội. Ban chấp hành sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với các đề xuất của Ban vận động chính sách. Một khi đề xuất của Ban vận động chính sách đã được Ban chấp hành lựa chọn, những lập trường đó sẽ trở thành chương trình nghị sự chính cho cuộc vận động. Chương trình nghị sự này sẽ giữ vai trò là chương trình hành động cho các nỗ lực vận động chính phủ của Hội. Sau khi đã được Ban chấp hành thông qua các vấn đề và đã có chương trình hành động. Ban vận động chính sách sẽ thông báo cho nhân viên duy trì để nhân viên này sẽ gửi thư mời cho các hội viên đến tham dự một buổi họp. Trong thư mời nói rõ nội dung của buổi họp, những vấn đề chính sẽ được thảo luận trong buổi họp. Đồng thời cũng cần kèm theo điện thoại liên hệ của nhân viên phụ trách nếu hội viên muốn biết thêm thông tin, và những nội dung, lập luận cho các vấn đề này cũng được đăng trên Bản tin của Hội và cũng thông báo rõ trong thư mời hội viên để hội viên có thể tham khảo thêm trong Bản tin trước khi tham dự cuộc họp. Mục tiêu của buổi họp nhằm kêu gọi sự ủng hộ của hội viên đối với các lập trường chính sách của Hội. Đảm bảo rằng tất cả những người liên quan hiểu và ủng hộ cho quá trình vận động chính sách của Ban vận động. Trước khi hội viên đến tham dự buổi họp, Ban vận động chính sách sẽ gửi cho nhân viên duy trì báo cáo hoạt động, cập nhật các văn bản pháp luật và những tài liệu nghiên cứu về luật pháp kèm theo lý do phải kiến nghị thay đổi. Sau đó nhân viên duy trì sẽ gửi những nội dung này tới cho các hội viên để hội viên nắm rõ lý do và mục đích trước khi tham dự buổi họp nhằm đạt được sự ủng hộ của hội viên và cũng để hội viên có những ý kiến đóng góp hữu ích cho Ban vận động. Sau khi đã có được sự ủng hộ của đa số hội viên, Ban vận động sẽ tiến hành gặp gỡ với các chính trị gia để thuyết phục họ về tính đúng đắn của công cuộc vận động. Trước khi đến gặp các chính trị gia, Ban vận động chính sách sẽ gửi thư cho các chính trị gia để giải thích cho họ về lập trường chính sách và sau đó sẽ gọi điện xin hẹn gặp trực tiếp để giải thích những lập trường của Hội sẽ đem lại ích lợi cho tồn thể nền kinh tế và người dân như thế nào. Để chọn lựa người sẽ đi gặp các chính trị gia, Ban vận động nên chọn những thành viên đại diện là người biết vị công chức đó từ những giao dịch trước đây hoặc người có mối quan hệ tự nhiên với người công chức đó. Những thành viên được chọn làm đại diện để mang thông điệp của Hội tới chính trị gia phải nắm trong tay tất cả những bằng chứng thu thập được qua các cuộc nghiên cứu về vấn đề mà Hội định đề xuất, cung cấp các bằng chứng cho những dự thảo luật cụ thể trước các chính trị gia để họ xem xét và sau đó họ sẽ sử dụng nó để trình bày trước các cơ quan lập pháp. Khi gặp gỡ với các chính trị gia, các thành viên đại diện chỉ nên nói “ngắn gọn, thực tế, trung thực” vì nếu các chính trị gia phát hiện ra mình đang nói sai sự thật thì sẽ không còn cơ hội để bày tỏ quan điểm nữa và cố gắng thuyết phục họ để có được sự cam kết ủng hộ chắc chắn từ phía các chính trị gia. Sau buổi gặp mặt, Ban vận động chính sách phải gửi thư cảm ơn tất cả các chính khách liên quan tới quá trình vận động, kể cả những người không ủng hộ cho chính sách của Hội. Vì họ đã bỏ ra thời gian để xem xét quan điểm của Hội và sau này Hội vẫn có những vấn đề cần đến sự ủng hộ của họ. Nếu số hội viên của Hội nhỏ, Ban vận động chính sách nên liên minh với những tổ chức có cùng mối quan tâm có thể được xây dựng nhằm mở rộng nền tảng ủng hộ cho một quan điểm cụ thể. Hội cần tìm những cộng sự chung quan điểm trong quá trình lập pháp. Liên minh thường là cách tiếp cận tốt nhất với sự thành công trong việc vận động chính sách của nhà nước. Dự kiến các khó khăn gặp phải Do hiện nay mối quan hệ của Hội với các chính trị gia là ít (Hội chỉ mới có một hội viên là Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố), điều này sẽ gây khó khăn cho Hội trong quá trình vận động chính sách. Do đó các thành viên trong Ban lãnh đạo Hội hoặc thành viên trong Ban vận động chính sách phải tìm kiếm cơ hội để thiết lập mối quan hệ với các chính trị gia. Ban lãnh đạo Hội có thể thông qua các mối quan hệ làm ăn hoặc có thể thông qua những mối quan hệ với các cơ quan nhà nước đã có trước đó để thiết lập mối quan hệ với các chính trị gia. 5.3.4 Dịch vụ đào tạo Để dịch vụ đào tạo có thể đáp ứng tốt nhu cầu của hội viên thì Agtek cần phải nâng cao chất lượng của chương trình giảng dạy. Khi chất lượng giảng dạy đã được nâng cao thì số hội viên tham gia vào chương trình đào tạo của Hội càng nhiều. Từ đó Hội cũng tạo được tiền đề để mở nhiều chương trình đào tạo khác đáp ứng cho nhu cầu ngày càng nhiều của hội viên. Để nâng cao chất lượng đào tạo, Agtek cần phải biết hội viên đã đồng ý ở điểm nào, những điểm nào hội viên chưa thỏa mãn để từ đó có biện pháp nâng cao những điểm chưa phù hợp. Để biết được điều đó, sau mỗi khóa học, Agtek phải tiến hành khảo sát ý kiến hội viên về khóa học đó bằng cách gửi cho các hội viên một phiếu khảo sát nội dung buổi học. Phiếu này sẽ được gửi cho hội viên vào cuối buổi học cuối cùng. Phiếu này có thể do nhân viên duy trì của Hội đến tham dự buổi học đó và sẽ thu thập ý kiến của hội viên, hoặc có thể nhờ giáo viên thu thập ý kiến giùm. Nội dung của phiếu khảo sát bao gồm: Chất lượng của khóa học: Câu hỏi này nhằm biết khóa học có đáp ứng đúng nhu cầu về kiến thức cho các hội viên không. Sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế. Hội viên đã tiếp thu được gì qua khóa học. Nên bổ sung thêm nội dung gì. Chất lượng giảng dạy của giáo viên: Bao gồm sự nhiệt tình và khả năng truyền đạt kiến thức của giáo viên. Với mỗi khóa học khác nhau thì nhân viên duy trì của Hội sẽ làm một phiếu khảo sát khác phù hợp với nội dung của khóa học đó. Sau khi đã thu thập ý kiến đánh giá của hội viên về khóa học, nhân viên duy trì sẽ là người tổng hợp ý kiến và cung cấp những thông tin đó cho nhân viên Ban đào tạo để có những sửa đổi phù hợp cho khóa học sau. Các khóa học dành cho hội viên nên được tổ chức vào những tháng rảnh của doanh nghiệp để đa số hội viên có thể tham gia đông đảo vào các hoạt động này. Tóm lại Do nguồn lực của Hội có giới hạn nên không thể thực hiện hết các công việc cùng một lúc nên Hội phải xem xét hành động nào đáp ứng tốt nhu cầu của hội viên. Theo kết quả khảo sát đã được trình bày ở chương 4 thì lý do chính để các hội viên gia nhập vào Hội là nhằm để mở rộng mối quan hệ và tiếp cận các thông tin thị trường và ngành. Do sắp tới nền kinh tế nước ta sắp gia nhập WTO và hàng dệt may Việt Nam bị bãi bỏ hạn ngạch nên các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường nước ngồi thì cần phải có thông tin về thị trường nên Hội sẽ ưu tiên tập trung nâng cao chất lượng của hai hoạt động này trước. Sau đó Hội sẽ tiến hành nâng cao hai loại hình hoạt động còn lại của Hội. Bảng 5.4 Tiến độ thực hiện các công việc Tháng Công việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chào đón hội viên mới X X X X Gửi phiếu khảo sát X X Gọi điện hoặc thăm viếng hội viên X X X X X X X X X X X X Sinh hoạt nhóm X X X X Gửi thư trực tiếp cho hội viên Nhân dịp đặc biệt nào đó của hội viên Thông tin báo chí Khi nhân dịp có sự kiện đặc biệt của Hội Đăng tin trên Bản tin Một tháng phát hành 3 Bản tin Đào tạo X X X X Vận động chính sách Khi đa số hội viên có nhu cầu 5.4 SO SÁNH GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH ĐẠT ĐƯỢC Chi phí Tổng chi phí để thực hiện các biện pháp duy trì trong một năm khoảng: 49.080.200đ Lợi ích Lợi ích đạt được khi thực hiện biện pháp duy trì quan hệ hội viên không thể tính được rõ ràng nhưng có thể liệt kê một số lợi ích như: Thu hút hội viên tiềm năng tham gia vào Hội: Dựa vào báo cáo thu chi năm 2003 của Agtek (tham khảo ở phụ lục C) ta thấy nguồn thu chủ yếu của Agtek là từ hội phí của các hội viên, khi các doanh nghiệp đã nhận ra những lợi ích đạt được khi tham gia vào Hội thì số lượng hội viên của Hội sẽ tăng lên, góp phần đáng kể vào nguồn kinh phí cho các hoạt động của Hội. Hội viên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của Hội: đây cũng là nguồn thu chính của Agtek, do đó khi đã thõa mãn được nhu cầu của các hội viên thì số lượng hội viên tham gia vào các hoạt động của Hội càng nhiều. Từ đó Hội sẽ tự kiếm được nguồn thu để duy trì các hoạt động của Hội. Khi số lượng các hội viên của hội ngày càng nhiều và đáp ứng tốt những nhu cầu của các hội viên thì sẽ tạo ra sức mạnh hoạt động cho Hội. Hội sẽ có ưu thế hơn khi tham gia vào các cuộc vận động chính sách, trong các hoạt động của Hội. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Hội có thể duy trì và phát triển được hay không là do sự đóng góp của hội viên. Chính hội viên là người xây dựng nên Hội vì thế họ vừa là khách hàng và vừa là chủ. Để Hội có thể phát triển được vững mạnh thì cần phải thỏa mãn được nhu cầu của hội viên. Khi tham gia vào Hội thì họ phải cảm thấy là mình cần phải đứng trong hàng ngủ của Hội vì ngồi Hội ra thì không có ai/ tổ chức nào có thể đáp ứng cho họ những nhu cầu như thế. Vì vậy duy trì hội viên của hội không có nghĩa là họ chỉ đóng hội phí mỗi năm mà phải làm như thế nào để họ tích cực tham gia vào các hoạt động của Hội như: đào tạo, hội thảo, phản hồi ý kiến, các hoạt động giao lưu,... Và từ những hoạt động đó làm cho họ cảm nhận được sự tồn tại của Hội và hiểu rõ Hội đang thực hiện những gì cũng như sự quan tâm của Hội đối với các hội viên của mình. Với những lý do trên đó là nguyên nhân để hình thành đề tài. Qua đề tài này giúp cho hoạt động của Hội tốt hơn nhằm duy trì các hội viên hiện tại, như: Tạo mối quan hệ với hội viên thông qua các cuộc điện thoại thăm hỏi, các cuộc viếng thăm, chức mừng các sự kiện nổi bật. Tạo mối quan hệ giữa các hội viên với nhau thông qua các buổi giao lưu định kỳ cho hội viên, tổ chức các cuộc thi đấu giao lưu giữa các hội viên. Cải tiến các dịch vụ của Hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của hội viên: như tổ chức các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu hội viên, cung cấp cho họ những thông tin phù hợp với nhu cầu với họ, tăng quyền lực của Hội trong các cuộc vận động chính sách công,... Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế: Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài là nghiên cứu định tính, do đó không nắm rõ được nhu cầu thực sự của đa số hội viên, không mang tính đại diện cho ngành. Song song với việc quản lý hội viên thì cần phải phát triển các bộ phận khác nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp duy trì hội viên nhưng trong đề tài này chưa đề cập đến chi tiết đến việc phối hợp với các phòng ban khác nhằm nâng cao hiệu quả cho việc duy trì hội viên. Đồng thời đề tài này cũng không đề cập đến vấn đề phát triển hội viên, đó là một vấn đề tồn tại song song cùng với việc duy trì hội viên. Hiệp hội là một loại hình hoạt động mới ở Việt Nam nên không hiểu hết được cách thức hoạt động của các Hội, từ đó dẫn tới không biết cần phải có những hoạt động cần thiết dành cho Hội. 6.2 KIẾN NGHỊ Hiện nay ở Hội mới chỉ có hai nhân viên làm tất cả các công việc của Hội, chưa có sự phân công công việc hợp lý cho từng người, nguồn lực của Hội cũng bị hạn chế. Để hội có thể thực hiện hiệu quả các công việc, đáp ứng tốt nhu cầu của các hội viên thì Hội phải có những nhân viên chuyên trách về từng bộ phận. Hiện nay ở Hội đã có một nhân viên chuyên trách về duy trì hội viên nhưng thực tế không có sự phân công công việc rõ ràng. Do đó Hội cần có bảng phân công công việc cụ thể cho từng người. Đối với nhân việc phụ trách việc duy trì hội viên thì Hội nên cử nhân viên này đi học thêm các khóa học để bổ sung kiến thức trợ giúp cho công việc như : khóa học SPSS để xử lý dữ liệu thu thập được, khóa học về nghệ thuật giao tiếp để tiếp xúc, gặp gỡ trò chuyện và thuyết phục hội viên để thực hiện tốt công việc đã được đề ra trong đề tài này. Do hiện nay nguồn kinh phí của Hội còn hạn chế nên để Hội có thể phát triển vững mạnh trong tương lai thì Hội nên tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngồi. Và cố gắng thiết lập mối quan hệ với các tổ chức khác để nhằm có thêm nguồn vốn tài trợ để nâng cao chất lượng các hoạt động hiện tại của Hội. Khi chất lượng các hoạt động của Hội đã được nâng cao thì số lượng các doanh nghiệp gia nhập vào Hội ngày càng đông, khi đó thì Hội có thể tự kiếm ra nguồn vốn để hoạt động vững vàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp hội Dệt May Thêu Đan Tp.HCM (2003,2004), Bản tin nội bộ. 2. MPDF (2003), Báo cáo khảo sát thu thập ý kiến. 3. MPDF dịch (2003), Hiệp hội doanh nghiệp trước thềm thế kỉ 21. 4. MPDF (2002), Business Associations in VietNam: Status, Role and Performance. 5. World Bank Group –SME Department (2003), Business Associations Handbook. 6. Arther Miđleton hughes (2003), The Customer Loyatly Solution, McGraw – Hill. 7. Francoise Tourniaire, 2003, Just Enough CRM, Prentice Hall PTR. 8. Frederick Newell (2003), Why CRM Doesn’t Work, Bloomberg. 9. Jaideep Srivastava, Jau–Hwang Wang, Ee-Peng Lim, and San-Yih Hwang (2002), A Case for Analytical Customer Relationship Management, Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 10. John Egan (2001), Relationship Marketing. 11. Kristin Anderson, Carol Kerr (2002), Customer Relationship Management, McGraw – Hill. 12. Michael T. Bosworth, John R. Holland (2004), Customer Centric Selling, McGraw-Hill. 13. Mike Faulkner (2003), Customer Management Excellence, John Wiley & Sons. 14. Sallie Sherman, Joseph Sperry, Sumuel Reese (2003), The Sevent Keys to Managing Strategic Accounts, McGraw – Hill. PHỤ LỤC A PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Xin quý vị cho ý kiến bằng cách chọn phương án trả lời thích hợp và đánh dấu (X) vào ô tương ứng hoặc khoanh tròn vào chữ số tương ứng. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp: Tên giao dịch: Tên viết tắt: Tên Tiếng Anh: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: ----------Website: Số GPKD: ----- Ngày Năm bắt đầu sản xuất – kinh doanh: Giám đốc (hoặc chủ doanh ngiệp): Điện thoại liên lạc Di động: Địa chỉ nhà: Người liên hệ: Chức vụ: Điện thoại liên lạc: Di động: Địa chỉ nhà: Tổng số nhân viên: Số nhân viên nữ: Thu nhập bình quân của cán bộ CNV trong doanh nghiệp: Doanh thu trong năm vừa qua: 2. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1. Loại Hình Doanh Nghiệp (Chỉ Chọn 1) Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty liên doanh Công ty cổ phần Công ty tư nhân – hợp danh Hợp tác xã Công ty 100% vốn nước ngồi Khác: 2.2. Ngành Nghề (Có Thể Chọn Nhiều) HÀNG MAY MẶC Hàng Dệt Kim Aùo thun Blouse Jacket Đồ lót Đồ ngủ Đồng phục Poloshirts Quần áo bơi Quần áo chạy bộ Quần áo thể thao Quần áo trẻ em Quần áo trượt tuyết Quần tây Sơ mi nam Sơ mi nữ T-Shirt Váy Khác Weaving: (Hàng Dệt Thoi – Dệt Vải) Aùo khốc Blouse Jacket Đồ lót Đồ ngủ Đồng phục Poloshirts Quần áo bơi Quần áo chạy bộ Quần áo thể thao Quần áo trẻ em Quần áo trượt tuyết Quần đùi Sơ mi nam Sơ mi nữ T-Shirt Túi sách Váy Vest Khác HÀNG DỆT Hàng Dệt Kim Khăn tắm Vải cào lông Vải dạ Vải dệt kim nặng vải dệt kim nhẹ Vải lót Vải nhung Khác Hàng Dệt Thoi – Dệt Vải Bông băng Cotton CVC Jean Nhung dọc Polyester cotton Ren Silk Tơ nhân tạo Vải kaki Vải sợi nhuộm Vải Visco Khác HÀNG THÊU Thủ Công Aùo gối Khăn tay Khăn trải bàn Khăn trải giường Màn On garment Thảm Khác Bằng Máy Thủ Công Và Máy Tự Động Hóa Aùo gối Khăn tay Khăn trải bàn Khăn trải giường Màn On garment Thảm Khác HÀNG THÊU ĐAN Thủ Công Aùo khốc ngồi Aùo len chui đầu Găng tay Sweater Bằng Máy Aùo khốc ngồi Aùo len chui đầu Găng tay Sweater NGUYÊN PHỤ LIỆU Cho ngành vải và may mặc Nút Bông sợi thô Dây kéo Nhãn Băng ruy Vải không dệt Ren Chỉ Sợi Khác Cho máy móc Gá rập Kim may Phụ tùng thay thế cho máy dệt kim Phụ tùng thay thế cho máy dệt thoi Phụ tùng thay thế cho máy may Khác CÁC NGÀNH KHÁC In In lụa Kéo sợi Nhuộm Các sản phẩm, nhãn hiệu (liệt kê cách nhau bằng dấu phẩy): 3. CÔNG NGHỆ, QUY TRÌNH ÁP DỤNG ISO 9000 ISO 14000 TQM 5S, Kazen CAD/CAM (máy giác sơ đồ) MRP I, MRP II SA 8000 WRAP ILO Chứng nhận về TNXH của khách hàng Chuyền treo Khác (đề nghị ghi rõ) 4. THỊ TRƯỜNG (kể cả thị trường nước ngồi) Tên thị trường Tỷ trọng Ghi chú 5. MÔ HÌNH SẢN XUẤT Mô hình sản xuất Phần trăm (%) Ghi chú Gia công Thành phẩm Thương hiệu riêng Khách hàng độc quyền 6. NĂNG LỰC ĐƠN VỊ Tiêu chí Đơn vị tính Số lượng Nhân viên điều hành Người Công nhân trực tiếp sản xuất (thường xuyên) Người Diện tích đất m2 Diện tích nhà xưởng m2 Tổng vốn kinh doanh hiện tại ( kể cả vốn tự có và vốn vay) Triệu đồng Số máy may 1 kim Cái Số máy may 2 kim Cái Số máy vắt sổ Cái Số máy chuyên dùng Cái 7. XUẤT KHẨU Mặt hàng Đơn vị tính Số lượng Giá trị (USD) 8. NỘI ĐỊA Mặt hàng Đơn vị tính Số lượng Giá trị (VNĐ) 9. CÁC CHI NHÁNH, CƠ SỞ … KHÁC (có thể ghi thêm) Hình thức (chọn 1): Chi nhánh VPĐD Cơ sở Đại lý Khác (ghi rõ) Tên cơ sở: Địa chỉ: Điện thoại: -----Fax: E-mail: ----------Website: Tên cơ sở: Địa chỉ: Điện thoại: -----Fax: E-mail: ----------Website: KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Hiện nay doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt nào? Nhiều Không nhiều Các quy định, thủ tục không hợp lý 1 2 3 4 5 Công nghệ, máy móc 1 2 3 4 5 Đất đai, văn phòng, nhà xưởng 1 2 3 4 5 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư 1 2 3 4 5 Nhân viên, lao động lành nghề 1 2 3 4 5 Thị trường (khách hàng, cạnh tranh, nhà cung cấp) 1 2 3 4 5 Thông tin 1 2 3 4 5 Vốn 1 2 3 4 5 Khó khăn khác (ghi cụ thể) 1 2 3 4 5 10.1. Nếu doanh nghiệp gặp vấn đề về thông tin, xin vui lòng cho biết thông tin nào sau đây doanh nghiệp đang cần? Rất cần thiết không cần thiết - Thông tin về chính sách, pháp luật 1 2 3 4 5 - Thông tin về công nghệ, nguồn cung cấp thiết bị 1 2 3 4 5 - Thông tin về thị trường, đối tác, bạn hàng 1 2 3 4 5 - Thông tin về nguồn vốn và các dịch vụ tài chính 1 2 3 4 5 - Thông tin ngành (cung – cầu: thống kê, quy hoạch, dự báo) 1 2 3 4 5 - Kinh nghiệm, mô hình tổ chức, quản lý của các doanh nghiệp 1 2 3 4 5 - Thông tin khác (xin ghi cụ thể) 1 2 3 4 5 Nếu doanh nghiệp có gặp khó khăn trong việc phát triển thị trường, xin vui lòng cho biết doanh nghiệp đang gặp khó khăn ở những việc nào sau đây? Nhiều Không nhiều Khảo sát, nghiên cứu thị trường 1 2 3 4 5 Phát triển thị trường 1 2 3 4 5 Tìm kiếm thông tin, dự báo thị trường xuất khẩu 1 2 3 4 5 Tham gia hội chợ, hội thảo, triển lãm trong và ngồi nước 1 2 3 4 5 Giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ 1 2 3 4 5 Tham gia mạng lưới thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn 1 2 3 4 5 Khó khăn khác (xin ghi cụ thể) 1 2 3 4 5 Nếu doanh nghiệp có gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, xin vui lòng cho biết đó là lý do nào sau đây? Nhiều Không nhiều - Lập dự án đầu tư, lập KHKD để xin vay vốn 1 2 3 4 5 - Tìm nguồn tín dụng phù hợp (về điều kiện, thủ tục) 1 2 3 4 5 - Tìm nguồn thuê mua máy móc, thiết bị 1 2 3 4 5 - Tìm nguồn bão lãnh tín dụng 1 2 3 4 5 - Trao đổi với ngân hàng để tìm cách tháo gỡ 1 2 3 4 5 cho doanh nghiệp vay vốn - Liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp 1 2 3 4 5 khác để giúp nhau vay vốn - Khó khăn khác (xin ghi cụ thể) 1 2 3 4 5 11. Việc tìm kiếm, sử dụng các dịch vụ đào tạo phù hợp có phải là khó khăn đối với doanh nghiệp không? Có Không Nếu có, doanh nghịêp đang có nhu cầu nào sau đây? Đào tạo nghề cho công nhân viên Kỹ năng tiếp thị bán hàng Quản lý tài chính, kế tốn Quản lý chất lượng Ứng dụng công nghệ mới Đào tạo các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghịêp vừa và nhỏ Đào tạo khác (xin ghi rõ) 12. Việc tìm kiếm, sử dụng các dịch vụ tư vấn phù hợp có phải là khó khăn đối với doanh ngiệp không?Có Không Nếu có, doanh nghịêp đang cần những loại dịch vụ tư vấn nào? Tư vấn pháp lý Ưùng dụng tin học trong quản lý Tư vấn về tiếp thị Tư vấn về công nghệ, kỹ thuật Lập KHKD, lập dự án đầu tư Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (ISO9000) Tư vấn về thương hiệu (nhãn hiệu, kiểu dáng…) Tư vấn khác (xin ghi rõ) THAM GIA CÁC HỘI, CÂU LẠC BỘ DOANH NGHIỆP Doanh ngiệp hiện có là thành viên của hội doanh nghiệp hoặc câu lạc bộ doanh nghịêp nào sau đây? Các hội ngành nghề CLB doanh nghiệp vừa và nhỏ CLB giám đốc CLB nữ doanh nhân Hiệp hội công thương Hiệp Hội doanh nghiệp Liên minh hợp tác xã Phòng thương mại và công nghiệp Khác (xin ghi rõ) Năm tham gia các hội, CLB trên: Lý do ông /bà hiện nay có tham gia hội hoặc CLB trên là: (chọn tối đa 3 lý do) Muốn giao lưu, mở rộng quan hệ làm ăn Muốn được hõ trợ về thông tin, đào tạo, tư vấn… Muốn được Hội bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp Muốn được tham gia ý kiến về chính sách, quy định Tham gia Hội sẽ tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp Muốn đóng góp, tham gia các hoạt động của hội Lý do khác (xin ghi cụ thể) Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của quý vị Xin gửi lại cho Hội phiếu khảo sát này trước ngày  PHỤ LỤC B PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN HỘI VIÊN Chúng tôi là Hội Dệt May Thêu Đan Tp.HCM. Nhằm phục vụ hội viên tốt hơn, nay chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này để biết rõ những tâm tư nguyện vọng của hội viên. Vậy mong quý công ty trả lời đầy đủ những thông tin trong bản câu hỏi này. Xin chân thành cảm ơn. Thông tin chung về công ty Tên công ty: Tổng số nhân viên hiện tại: Trong đó: Nhân viên nữ Nhân viên làm việc bán thời gian: Doanh thu trong năm vừa qua của công ty: <500 triệu 500 tr – 1 tỷ 1 – 5 tỷ 5 – 20 tỷ >20 tỷ Thông tin về hoạt động của công ty Rất đồng ý Rất không đồng ý Hiện nay công ty đang gặp khó khăn trong kinh doanh? 1 2 3 4 5 Sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao trên thị trường so với sản phẩm nội địa cùng loại 1 2 3 4 5 Sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao trên thị trường so với sản phẩm ngoại nhập cùng loại 1 2 3 4 5 So với các sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh ra sao: Rất cao Rất thấp Giá cả 1 2 3 4 5 Độ bền (chất liệu vải) 1 2 3 4 5 Mẫu mã thiết kế 1 2 3 4 5 Chất lượng (may/ dệt/ thêu/ đan) 1 2 3 4 5 Thương hiệu sản phẩm 1 2 3 4 5 Kênh phân phối của công ty 1 2 3 4 5 Khác 1 2 3 4 5 Ông/Bà đánh giá năng lực hoạt động của công ty như thế nào? Rất cao Rất thấp Công suất sản xuất của công ty 1 2 3 4 5 Công nghệ sản xuất 1 2 3 4 5 Nguồn nguyên vật liệu (chất lượng) 1 2 3 4 5 Nguồn nguyên vật liệu (tính ổn định) 1 2 3 4 5 Năng lực tài chính 1 2 3 4 5 Nhân lực (số lượng) 1 2 3 4 5 Nhân lực (chất lượng) 1 2 3 4 5 Quản lý 1 2 3 4 5 Các khó khăn hiện tại của công ty: Hiện nay, công ty ông/bà đang gặp những khó khăn nào Nhiều Không nhiều Nhân viên nghỉ việc nhiều 1 2 3 4 5 Thiếu công nhân 1 2 3 4 5 Kỷ luật nhân viên kém 1 2 3 4 5 Kỹ năng làm việc của công nhân kém 1 2 3 4 5 Nhân viên không nhiệt tình với công việc 1 2 3 4 5 Khác 1 2 3 4 5 Ông/Bà có gặp khó khăn khi thu thập các loại thông tin sau? Nhiều Không nhiều Thông tin về chính sách, pháp luật 1 2 3 4 5 Thông tin về công nghệ, nguồn cung cấp thiết bị 1 2 3 4 5 Thông tin về thị trường, đối tác, bạn hàng 1 2 3 4 5 Thông tin về nguồn vốn và các dịch vụ tài chính 1 2 3 4 5 Thông tin ngành (cung cầu, xu hướng thời trang, thống kê, quy hoạch, dự báo..) 1 2 3 4 5 Kinh nghiệm, mô hình quản lý của công ty khác 1 2 3 4 5 Khác 1 2 3 4 5 Công ty ông/bà gặp khó khăn khi phát triển thị trường Nhiều Không nhiều Khảo sát, nghiên cứu thị trường 1 2 3 4 5 Tham gia hội thảo tìm bạn hàng 1 2 3 4 5 Tìm kiếm thông tin về thị trường nước ngồi 1 2 3 4 5 Tham gia hội chợ triển lãm trong và ngồi nước 1 2 3 4 5 Giới thiệu, quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ 1 2 3 4 5 Tham gia mạng lưới thầu phụ cho các công ty lớn 1 2 3 4 5 Khác 1 2 3 4 5 Công ty có khó khăn khi huy động vốn để phát triển hoạt động không? Có Không Nếu có, công ty gặp những khó khăn gì khi tiếp cận nguồn vốn Nhiều Không nhiều - Lập dự án đầu tư, KHKD để xin vay vốn 1 2 3 4 5 - Tìm nguồn tín dụng phù hợp (điều kiện, thủ tục) 1 2 3 4 5 - Tìm nguồn thuê ,mua máy móc thiết bị 1 2 3 4 5 - Liên kết phối hợp với các công ty khác để giúp nhau vay vốn 1 2 3 4 5 - Trao đổi với ngân hàng để tìm cách tháo gỡ cho công ty vay vốn 1 2 3 4 5 - Tìm nguồn bão lãnh tín dụng 1 2 3 4 5 - Khác 1 2 3 4 5 Công ty có gặp khó khăn về mặt pháp lý khi hoạt động kinh doanh không? Có Không Nếu có, công ty gặp khó khăn nào nhất trong các vấn đề - Các thủ tục, quy định không hợp lý 1 2 3 4 5 - Các tranh chấp pháp lý 1 2 3 4 5 - Các vấn đề sở hữu công nghiệp 1 2 3 4 5 - Tham gia bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua Hội 1 2 3 4 5 - Tham gia kiến nghị về chính sách, quy định liên quan đến doanh nghiệp 1 2 3 4 5 - Các quan chức nhà nước thi hành các chính sách của nhà nước không hợp lý 1 2 3 4 5 - Khác 1 2 3 4 5 Các nhu cầu hiện nay của công ty Theo ông/bà, nhóm nhân viên nào trong công ty cần đào tạo ngay Rất cao Rất thấp Công nhân may 1 2 3 4 5 Chuyền trưởng 1 2 3 4 5 Nhân viên bán hàng 1 2 3 4 5 Giám đốc quản lý 1 2 3 4 5 Khác 1 2 3 4 5 Công ty đang quan tâm nhất đến những lĩnh vực đào tạo nào? (xin chọn tối đa 2 loại) Đào tạo nghề cho công nhân Kỹ năng tiếp thị, bán hàng Quản lý tài chính – kế tốn Quản lý chuyền Quản lý chất lượng Đào tạo kiến thức cơ bản về quản trị Khác Công ty có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tư vấn không? Có Không Nếu có, công ty cần dịch vụ tư vấn nào nhất (xin chọn tối đa 2 loại) Tư vấn pháp lý Ứng dụng tin học trong quản lý Tư vấn tiếp thị/ thương hiệu Khác Tư vấn về công nghệ, kỹ thuật Tư vấn lập KHKD, dự án đầu tư Tư vấn xây dựng hệ thống QLCL (ISO) Sử dụng thông tin của công ty Hiện nay, công ty đang tìm kiếm thông tin từ các nguồn nào: Thường xuyên Không bao giờ Tạp chí, sách báo không chuyên ngành 1 2 3 4 5 Tạp chí, sách báo chuyên ngành 1 2 3 4 5 Internet 1 2 3 4 5 Thông tin cung cấp từ các nhà cung cấp 1 2 3 4 5 thông tin chuyên nghiệp 1 2 3 4 5 Thông tin từ các chuyên gia tư vấn 1 2 3 4 5 Thông tin từ Hội 1 2 3 4 5 Khác 1 2 3 4 5 Công ty ông /bà sẵn lòng chia sẻ các hiểu biết của mình cho các công ty khác: Đồng ý Không đồng ý - Thông tin về các phương pháp sản xuất hiệu quả của công ty mình 1 2 3 4 5 - Thông tin về giá nguyên vật liệu đầu vào 1 2 3 4 5 - Thông tin về tình hình lao động 1 2 3 4 5 - Thông tin về khó khăn của công ty 1 2 3 4 5 - Thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty 1 2 3 4 5 - Thông tin về các ý tưởng mới mà công ty không có đủ khả năng sản xuất 1 2 3 4 5 - Thông tin về các mẫu mã/ xu hướng thời trang 1 2 3 4 5 - Thông tin đánh giá chất lượng các nhà cung cấp nguyên vật liệu 1 2 3 4 5 - Thông tin đánh giá nhà cung cấp nguyên vật liệu 1 2 3 4 5 - Khác 1 2 3 4 5 Hiện nay, công ty ông /bà có sử dụng internet không? Có Không Nếu công ty ông /bà sử dụng internet, công việc chính là gì? Thường xuyên Không bao giờ Tiến hành mua bán trên mạng (nhận, xử lý đơn hàng) 1 2 3 4 5 E-mail 1 2 3 4 5 Tìm thông tin 1 2 3 4 5 Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng Công ty ông bà hịên nay đã có các chứng nhận này chưa? Không biết Đã có Đang thực hiện Chưa thực hiện ISO SA8000 WRAP Khác Nếu chưa thực hiện, trong năm 2005-2006 ông /bà có dự định lấy các chứng nhận này không? Chắc chắn Có thể Không ISO SA8000 WRAP Khác Nếu có dự tính áp dụng, công ty ông /bà có nhu cầu hỗ trợ về vấn đề nào: Hướng dẫn thực hiện Tư vấn kỹ thuật Khác Đào tạo kiến thức Hỗ trợ chi phí tư vấn Nếu công ty không dự định áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nêu trên, xin ông bà cho biết lý do: Thông tin đánh giá về hoạt động của Hội: Lợi ích quan trọng nhất khi doanh ngiệp tham gia Hội là: (xin ghi tối đa 3 lợi ích. Nếu doanh nghiệp không thấy lợi ích từ Hội, xin vui lòng ghi chữ không) Ông/ bà đánh giá chất lượng các dịch vụ vừa qua của Hội như thế nào? Rất cao Rất thấp - Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật 1 2 3 4 5 - Cung cấp thông tin thị trường, giá cả 1 2 3 4 5 - Cung cấp thông tin kỹ thuật, công nghệ 1 2 3 4 5 - Tập huấn, đào tạo ngắn hạn 1 2 3 4 5 - Hỗ trợ tiếp cận thị trường xuất khẩu 1 2 3 4 5 - Giới thiệu tiếp cận nguồn vốn 1 2 3 4 5 - Hỗ trợ về mặt bằng, văn phòng, nhà xưởng 1 2 3 4 5 - Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho hội viên 1 2 3 4 5 - Tiếp xúc, giới thiệu bạn hàng trong nước 1 2 3 4 5 - Tăng cường trao đổi hợp tác giữa các hội viên 1 2 3 4 5 - Đại diện, bảo vệ lợi ích của các hội viên 1 2 3 4 5 - Kiến nghị về các chính sách/ quy định liên quan đến doanh nghiệp 1 2 3 4 5 - Tranh thủ quan hệ hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn tài trợ 1 2 3 4 5 Theo ý kiến của ông /bà, vai trò chủ đạo của Hội là: (chỉ chọn 1 loại) Vận động và kiến nghị về chính sách Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ (có thu phí) Tăng cường trao đổi hợp tác giữa các hội viên Khác (xin ghi rõ) Doanh ngiệp có đóng hội phí thường xuyên không? Không bao giờ Luôn đúng hạn Có đóng, nhưng thường trễ hạn Nếu doanh nghiệp không đóng hội phí, xin vui lòng cho biết lý do: Theo ông /bà hội phí hiện nay: Quá cao Hợp lý Thấp Sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động của Hội Không bao giờ rất đầy đủ - Ông/bà có dự các cuộc họp hội viên định kỳ không? 1 2 3 4 5 - Ông/ bà có dự các cuộc hội thảo, họp mặt chuyên đề đột xuất hay không? 1 2 3 4 5 - Ông/ bà có dự các lớp đào tạo, tập huấn do Hội tổ chức hay không? 1 2 3 4 5 - Ông/ bà có dự phong trào, hoạt động xã hội do Hội tổ chức hay không? 1 2 3 4 5 - Ông/ bà có nhận được Bản tin định kỳ của Hội hay không? 1 2 3 4 5 - Ông/ bà có bao giờ đề nghị Hội giúp đỡ khi gặp khó khăn hay không? 1 2 3 4 5 - Ông/ bà có bao giờ đề xuất ý kiến cải tiến hoạt động Hội hay không? 1 2 3 4 5 - Ông/ bà có bao giờ hợp tác, liên kết với các hội viên khác hay không? 1 2 3 4 5 Ôâng /bà có bao giờ đảm nhận chức danh nào trong Hội hay không? Lãnh đạo Tổng thư ký Ủy viên Ban thường vụ Ủy viên Ban chấp hành Phụ trách các phòng ban Khác (xin gi rõ) Không Có những việc gì ông /bà mong muốn mà Hội chưa làm được? Làm rõ chính sách trong Hội Chính sách về thuế Chính sách về đất đai Khác (xin ghi rõ) Ôâng/ bà có ý kiến đóng góp gì để Hội nâng cao được chất lượng dịch vụ của mình: Theo ông/ bà yếu tố nào quyết định sự thành bại của một Hội doanh nghiệp Ông/ bà có mong muốn, đề nghị gì về tổ chức và hoạt động của Hội trong thời gian tới CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC QUÝ BÁU CỦA ÔNG/ BÀ Xin gửi về cho Hội trước ngày PHỤ LỤC C BÁO CÁO THU CHI NĂM 2003 (Đơn vị tính: Đồng) Thành tiền Tỷ lệ Tồn đầu kì 1,021,673 THU Hội phí 115,500,000 28.4% Đào tạo + Hội thảo + Tham quan 38,122,000 9.37% Tài trợ từ đối tác 38,885,183 9.56% Giỗ tổ năm Quý Mùi + Quỹ từ thiện 102,800,000 25.27% Giỗ tổ năm Giáp Dần 81,950,000 20.15% Tổ chức Hội thảo + Tham quan 6,946,000 1.71% Uûng hộ quỹ hoạt động Hội 13,000,000 3.2% Các dịch vụ khác 9,533,000 2.34% Tổng thu 406,736,183 100% CHI Lương + thưởng + trợ cấp cho nhân viên 68,142,000 16.85% Chi cho các chương trình đào tạo + Hội thảo 40,974,000 10.13% Chi tiền làm Website 18,750,000 4.64% Chi giỗ tổ năm Quý Mùi + HĐ từ thiện 47,897,400 11.84% Chi giổ tổ năm Giáp Dần 58,498,000 14.46% Tiền thuê nhà 48,000,000 11.87% Mua máy + thiết bị + nâng cấp máy VP 41,237,520 10.19% Tiền điện + điện thoại + Internet + báo 25,584,882 2.96% Uûng hộ HHCT 7,000,000 1.73% VPP + các chi phí khác 36,433,836 9.01% Tổng chi 404,502,350 100% Tồn cuối kì 3,255,506 Tài khoản ngân hàng 43,579,248 Tổng tồn 46,834,754

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp duy trì quan hệ hội viên cho hội dệt may thêu đan TPHCM.doc