Biệt thự phong cách Tây Nguyên

MỤC LỤC . Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . 9 1.1. Thực trạng xã hội 9 1.2.Tính cấp thiết của đề tài 10 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 11 2.1.Tình hình xã hội chung . 11 2.2.Tình hình nghiên cứu đề tài 11 3. Mục đích nghiên cứu . 11 3.1.Mục đích nghiên cứu . 11 3.2.Giải quyết vấn đề . 11 3.2.1.Giá trị sử dụng 12 3.2.2.Giá trị kinh tế 12 4. Đối tượng nghiên cứu 12 4.1.Đối tượng nghiên cứu cụ thể . 12 4.2.Một số phong cách biệt thự 12 5. Phương pháp nghiên cứu 13 5.1.Các lý luận, quan niệm tổ chức không gian nội thất . 13 5.2.Kinh nghiệm thực tế . 13 5.3.Nhu cầu cần thiết của sự phát triển nhà ở biệt thự 13 6. Những đóng góp cho bài khóa luận . 13 B- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan lịch sử đề tài 14 1.1.1. Lịch sử đề tài nghiên cứu 14 1.1.2. Hiện trạng về thực tế đề tài 16 Tiểu kết chương 1 16 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC SÁNG TÁC 2.1. Cách thức tổ chức sáng tác 16 2.2. Phương pháp và kỹ thuật thiết kế 18 2.3. Những hoạt động nghiên cứu sáng tác . 19 Tiểu kết chương 2 20 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÁNG TÁC 3.1. Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết . 20 3.1.1. Những yêu cầu của người sử dụng 20 3.1.2. Các yêu cầu về hoạt động 21 3.1.3. Các yêu cầu về đồ đạc 23 3.1.4. Phân tích không gian 26 3.1.5. Các yêu cầu về kích thước . 27 3.1.6. Các chất lượng yêu cầu 32 3.1.7. Mối quan hệ yêu cầu 32 3.2. Những kết quả sáng tạo cái mới . 33 3.3. Giá trị của những sáng tác . 33 3.3.1. Giá trị về mặt thẩm mỹ . 33 3.3.2. Giá trị về mặt kinh tế 33 3.3.3. Giá trị về mặt ứng dụng 33 3.4. Đánh giá . 33 Kết luận 33 Danh mục tài liệu tham khảo 34

doc33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biệt thự phong cách Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lòng biết ơn và sự kính trọng đối với thầy cô là vô bờ bến. Một lần nữa, chúng em muốn gởi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất. Suốt thời gian học vừa qua, nhờ có sự chỉ dạy nhiệt tình của quý thầy cô mà chúng em đã hoàn thành môn học và tích lũy được nhiều kiến thức để làm hành trang bước vào đời. Tuy vốn kiến thức không phải là nhiều so với vốn kiến thức của nhân loại nhưng nó là tài sản vô giá mà chúng em có được để giúp phát triển và nâng cao sự nghiệp trong tương lai cũng như trong cuộc sống. Một lần nữa, kính chúc quý thầy cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Kính chúc khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp ngày càng phát triển, Trường Đại học dân lập Văn Lang ngày càng vững mạnh. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN cc & dd ĐIỂM MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 9 1.1. Thực trạng xã hội 9 1.2.Tính cấp thiết của đề tài 10 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 11 2.1.Tình hình xã hội chung 11 2.2.Tình hình nghiên cứu đề tài 11 3. Mục đích nghiên cứu 11 3.1.Mục đích nghiên cứu 11 3.2.Giải quyết vấn đề 11 3.2.1.Giá trị sử dụng 12 3.2.2.Giá trị kinh tế 12 Đối tượng nghiên cứu 12 4.1.Đối tượng nghiên cứu cụ thể 12 4.2.Một số phong cách biệt thự 12 Phương pháp nghiên cứu 13 5.1.Các lý luận, quan niệm tổ chức không gian nội thất 13 5.2.Kinh nghiệm thực tế 13 5.3.Nhu cầu cần thiết của sự phát triển nhà ở biệt thự 13 Những đóng góp cho bài khóa luận 13 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Tổng quan lịch sử đề tài 14 Lịch sử đề tài nghiên cứu 14 Hiện trạng về thực tế đề tài 16 Tiểu kết chương 1 16 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC SÁNG TÁC 2.1. Cách thức tổ chức sáng tác 16 2.2. Phương pháp và kỹ thuật thiết kế 18 2.3. Những hoạt động nghiên cứu sáng tác 19 Tiểu kết chương 2 20 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÁNG TÁC 3.1. Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết 20 3.1.1. Những yêu cầu của người sử dụng 20 3.1.2. Các yêu cầu về hoạt động 21 3.1.3. Các yêu cầu về đồ đạc 23 3.1.4. Phân tích không gian 26 3.1.5. Các yêu cầu về kích thước 27 3.1.6. Các chất lượng yêu cầu 32 3.1.7. Mối quan hệ yêu cầu 32 3.2. Những kết quả sáng tạo cái mới 33 3.3. Giá trị của những sáng tác 33 3.3.1. Giá trị về mặt thẩm mỹ 33 3.3.2. Giá trị về mặt kinh tế 33 3.3.3. Giá trị về mặt ứng dụng 33 3.4. Đánh giá 33 Kết luận 33 Danh mục tài liệu tham khảo 34 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thực trạng xã hội Ngày nay khi đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống của con người ngày càng được chú trọng hơn. Khi mà mọi thứ đã trở nên đầy đủ thì việc thưởng thức cuộc sống không còn đơn giản như trước nữa ví dụ: Trước kia việc ăn uống chưa được chú trọng mấy thì con người chỉ biết ăn no mặc ấm nhưng bây giờ nhu cầu của con người sẽ nâng lên một tầm cao hơn là ăn ngon mặc đẹp. Trong thiết kế nội thất cũng vậy thì việc tạo dựng không gian nhà cửa không những đầy đủ chức năng mà nó còn phải đẹp, phài tạo được phong cách mới lạ mới hợp thời đại mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Không gian nhà ở giờ đây không chỉ đơn giản là một không gian đáp ứng nhu cầu ở tối thiểu nữa mà nó còn thể hiện cái tôi của người ở và chủ sở hữu của nó. Chính vì vậy mà vai trò của ngành thiết kế nội thất ngày càng trở nên quan trọng hơn. Mỗi năm có hàng ngàn các công trình nhà ở được xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Con số này cho thấy rằng nhu cầu về thiết kế không gian ở càng lớn mà ngành thiết kế nội thất là ngành có tính thời đại mỗi năm, mỗi tháng lại có các công trình mới và nhu cầu của con người cũng được cập nhập liên tục theo sự phát triển đó. Mặt mạnh của ngành thiết kế nội thất Cũng như đề cập ở trên, hiện nay ngành thiết kế nội thất của chúng ta phát triển khá mạnh mẽ, về nhân sự cũng như vốn đầu tư cùng trình độ của các nhà thiết kế, chính vì điều này mà họ tạo ra được các công trình thế kỷ, Việt Nam ngày càng có nhiều các nhà thiết kế giỏi đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thiết kế không gian ở của khách hàng. Trước đây, ngành thiết kế nội thất không có chỗ đứng nhưng những năm gần đây ngành nội thất đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống và nhu cầu hưởng thụ, cảm nhận cái đẹp của con người ngày càng cao. Nên ngành nội thất chiếm một vị trí khá quan trọng và không thể thiếu trong đời sống xã hội ngày nay. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh như vậy thì ngành thiết kế nội thất của Việt Nam còn gặp phải một số các khó khăn cơ bản sau: Thứ nhất: Các khu biệt thự bắt đầu xây dựng và hình thành với tiến độ nhanh, các công trình kiến trúc và nội thất của nước ta còn quá đơn giản về hình thức lẫn nội dung. Thứ hai: Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu của ngành mới chỉ ở mức sơ khai nên còn thô sơ, lạc hậu. Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu ở mức cao của khách hàng. Tính cấp thiết của đề tài Dân số nước ta ngày càng đông, đời sống con người ngày càng cao, kéo theo nhu cầu nhà ở ngày càng lớn, bên cạnh đó con người phải chạy theo thời gian mới hòa nhập vào sự phát triển của xã hội, từ đó nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn cần phải ưu tiên đặt lên hàng đầu cho việc thiết kế không gian để ở. Do vậy, việc thiết kế một không gian đẹp, hiện đại, lịch lãm chuyên nghiệp chiếm một vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Liên hệ bản thân Xã hội phát triển, nhu cầu về một cuộc sống có chất lượng, một không gian sống và làm việc cao cấp, phù hợp với sở thích…khiến nghề thiết kế nội thất trở thành nghề thời thượng. Nghề thiết kế nội thất không chỉ cần đẹp, độc đáo mà còn cần nhiều yếu tố. Kinh nghiệm thực tế sẽ tạo cơ hội phát huy về tư duy, tính độc lập, sự sáng tạo, ứng dụng cho cuộc sống một cách tốt nhất. Và một điều quan trọng là cần phải nắm vững những kiến thức lịch sữ mỹ thuật như các trường phái thiết kế, style, nắm được những công nghệ, vật liệu, chất liệu mới. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho công việc. Bên cạnh đó, là một sinh viên theo nghề thiết kế nội thất thì cần phải học hỏi nhiều và liên tục. Có sự phân tích đánh giá kỹ lưỡng khi bắt tay vào thiết kế, vì chúng sẽ liên quan đến rất nhiều phương diện mà khi vào thực tế, nếu không cẩn trọng sẽ không đạt hiệu quả. Đối với bản thân chúng em – nhà thiết nội thất trong tương lai với sự trẻ trung, năng động sáng tạo và phá cách thì phong cách Tây Nguyên là đề tài nghiên cứu thật sự thú vị, nó sẽ giúp rất nhiều cho công việc sau này của em. Thiết kế biệt thự sẽ giúp cho em có nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức, nhiều ý tưởng hay, độc đáo mà sau này chúng em có thể vận dụng nó vào trong công việc một cách tốt nhất. Bằng sự ấp ủ và mong muốn thể hiện được những ý đồ đột phá mới cho bài tốt nghiệp sau này nên chúng em mạnh dạn chọn đề tài: Biệt thự phong cách Tây Nguyên. Tình hình nghiên cứu đề tài Tình hình xã hội chung Nhìn chung với sự phát triển của xã hội như hiện nay. Đời sống con người ngày càng được nâng cao, đòi hỏi kiến thức con người ngày càng sâu rộng, kéo theo nhu cầu sống cũng cao hơn nên ngành thiết kế nội thất cũng được phát triển do sự đầu tư của nhiều nhà doanh nghiệp nước ngoài vào nước ta thì họ mang theo phong cách phong tục của họ vào Việt Nam họ đã một phần giúp cho bản thân chúng em cảm nhận theo từng tập quán đó, thật hữu ích cho chúng em cảm nhận được từng phong cách giúp chúng em có cách nhìn tốt hơn về nghề thiết kế cho tương lai sau này. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu về phong cách Tây Nguyên lấy ý tưởng từ những họa tiết hoa văn trên những vật dụng hay là những tấm vải hay họa tiết trên những chiếc áo của người Tây Nguyên. Khi nói đến Tây Nguyên thì chúng em liên tưởng đến nhà sàn, nhà rông, cồng, chiêng…mà đặc biệt là những họa tiết dân tộc rất ấn tượng. Với những đường nét mạnh mẽ lúc thì thẳng cũng có lúc cong thì thiết kế dựa vào những đường nét ấy vẫn giữ được công năng của nội thất trong biệt thự. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để tìm hiểu sâu về đề tài để đưa ra ý tưởng ứng dụng vào thực tiễn Đề tài Biệt Thự Phong Cách Tây Nguyên lấy ý tưởng từ những hoa văn họa tiết dân tộc để tạo ra phong cách mới cho từng không gian nội thất. Đồng thời muốn hiểu sâu về đề tài để ngày một hoàn thiện hơn, đẹp hơn với những ý tưởng mới lạ trong nội thất sẽ góp phần thêm phong phú và đa dạng hơn. Giải quyết vấn đề Một không gian sống thoải mái, tràn ngập năng lượng mà vẫn tận dụng công năng tối đa của biệt thự tạo ra một không gian hoàn hảo. Sự chuẩn mực thể hiện rõ trong việc bố trí từng không gian sao cho rộng rãi, thoáng đãng. Trần nhà hiện đại, trẻ trung. Hình khối và đường nét Khác với những kiểu thiết kế đơn giản trong những khuôn hình hộp vuông vức. Phòng khách, phòng làm việc chọn không gian vuông và chữ nhật tạo sự nghiêm túc, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó các sắc màu mạnh gây được ấn tượng mạnh mẽ và đứt khoát. Tươi sáng Ở mỗi góc phòng, nên bố trí nhiều góc thở để trồng cây xanh (trừ phòng ngủ). Giá trị sử dụng Phòng khách – nơi tiếp khách. Phòng ngủ - đây là không gian riêng tư vì thế nên cần sự yên tĩnh. Phòng làm việc: là nơi làm việc, là môi trường rất dễ tác động đến trạng thái tâm lý làm việc. Giá trị kinh tế Trang thiết bị được thiết kế với đường nét hiện đại đáp ứng được tính công năng và giá trị nghệ thuật của sản phẩm với không gian nội thất sử dụng. Sử dụng vách ngăn gỗ Với không gian mở, tạo tầm nhìn mở rộng, thông thoáng có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên qua cửa sổ, cửa chính và khoảng trống để đón ánh sáng vào phòng. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên ban ngày. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu cụ thể Nghiên cứu về nội thất biệt thự lấy ý tưởng từ Tây Nguyên nói chung và từ những hoa văn họa tiết nói riêng. Nói đến biệt thự là một loại hình thức quen thuộc và được xem là hình thức hiện hữu từng ngày khi đời sống ngày càng phát triển, xung quanh chúng ta đã có những căn biệt thự đẹp. Một số phong cách biệt thự Biệt thự phong cách cổ điển Biệt thự phong cách đương đại Biệt thự phong cách tối giản Biệt thự phong cách hiện đại Phương pháp nghiên cứu Các lý luận, quan niệm tổ chức không gian nội thất Thiết kế không gian nội thất biệt thự thông qua kết cấu kiến trúc và phương pháp lắp đặt thiết bị chiếu sáng, thông gió, cách nhiệt… Thể hiện nhịp điệu của không gian dựa vào khối, đường nét, chất liệu, hình dáng, màu sắc, ánh sáng và đồ trang trí. Từ đó tạo ra một không gian thống nhất mang ngôn ngữ nhịp điệu, đường nét. Sử dụng màu sắc và ánh sáng phản chiếu lên bề mặt tạo hiệu ứng trang trí độc đáo, mới lạ. Thiết kế không gian phù hợp với tỉ lệ con người, chú trọng đến tâm lý của mỗi thành viên trong biệt thự. Kinh nghiệm thực tế Học hỏi việc tổ chức không gian của các biệt thự mang trường phái, phong cách và thiết kế nổi tiếng. Nhu cầu cần thiết của sự phát triển nhà ở biệt thự Đối với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về nhà ở nói chung và biệt thự nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Việc thiết kế một biệt thự mang một tầm vóc không những thể hiện được bộ mặt của chủ nhân mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà thiết kế. Những đóng góp của bài khóa luận Giúp em hiểu rõ hơn về cơ cấu, chức năng của mỗi không gian trong biệt thự. Là một đề tài cần được chú trọng và quan tâm hơn trong thời đại này để đáp ứng được nhu cầu của con người, của nền kinh tế và xã hội hiện đại ngày nay. Tạo ra những đường nét không gian mới lạ. Sản phẩm phù hợp với không gian nội thất mang tính ứng dụng cao. Không gian linh hoạt, thoải mái. Thể hiện diện mạo mới của chủ nhân vì nó gắn bó với đời sống hằng ngày của con người. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Tổng quan lịch sử đề tài Lịch sử đề tài nghiên cứu *Văn hóa nhà sàn Nhà được lợp bằng cỏ tranh đánh rất dày, trên 20cm rất bền. Đỉnh mái cách sàn nhà chừng 4 – 5 m. Gầm sàn cao khoáng 1m. Hình thức của thang , cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ờ hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà là nơi chứa các vật dụng như bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan), trên vách có treo cồng chiêng…nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là trên chia thành nhiều gian nhỏ. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn của con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chồng những người con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách. Phần về bên phải là hành lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp lửa…Nhà sàn hướng theo hướng Bắc Nam. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang. Các cột, kèo thường trang trí bằng hình ảnh các con vật như voi, ba ba, kì đà… *Họa tiết hoa văn Với những mô típ hoa văn phong phú và nó được xem như là một loại ngôn ngữ biểu trưng thể hiện những sắc màu tươi sáng của núi rừng, những mong ước giản dị về một cuộc sống bình yên và cả những ký ức xa xưa về lịch sử tộc người của họ… Những mô típ rúp (hình) có thể thấy trên kho thóc, trên thân nêu và trân cả các vật dụng sinh hoạt: gùi, rổ…nhưng phong phú và biểu cảm nhất vẫn là những hoa văn trên trang phục của các chàng trai, cô gái. *Mô típ hoa văn Hoa văn trên trang phục khá đa dạng về mô típ và màu sắc. Về cơ bản, hệ thống các mô típ hoa văn có thể phân loại: Hoa văn hình học gồm: hoa văn đường thẳng (dưng room) thường được dệt ở ống tay áo; hoa văn đường cong (den đông) trang trí cho thân váy; hoa văn hình thoi (klang liếp) là hoa văn thường thấy trong lễ hội đâm trâu, trang trí trên cây nêu và trên khố của già làng; hoa văn hình mái nhà mồ (sat char) thường được dệt trên tấm đắp… Hoa văn hình động vật và thực vật gồm: hoa văn hình cây rau dớn (k/ toanh) – đây là loại hoa văn phổ biến nhất. Mô típ hoa văn này có thể thấy trên đồ đan tre nứa, trên nền vải với cách tạo dáng cong, lượn khác nhau; hoa văn hình cây (tneh) được tạo dáng cách điệu bằng hình đa giác với các góc có hai viền cuốn vào trong tạo thành hình cây; hoa văn trái kdăk – có hình dáng giống như bông hoa với hai hình tam giác cân đối đỉnh vào nhau; hoa văn chân rết (lê pan): được dệt với ba đường song song có một chữ V nằm ngang nối liền ba đường song song đó; hoa văn hình mắt chim (mta buh) là những hình thoi nhỏ được dệt vào các khoảng trống của hình ngoằn nghèo; hoa văn hình chó (sâu) được dệt trên mái nhà mồ ở tư thế hai con đang giao phối và cả các kiểu hoa văn hình con gà (pochon), hình con rùa (calpa)cũng được dệt cách điệu hết sức sống động và linh hoạt trên nền vải…Hoa văn hình người (mơ nuih): loại hoa văn này được xem là một loại hoa văn dệt khá phức tạp, nó đòi hỏi trình độ tay nghề của người dệt và tùy vào trang phục mà họ còn sử dụng kỹ thuật đục thủng vải tạo thành hình người với các kiểu trang trí khác nhau, như: hình người múa kiếm, uống rượu cần, cưỡi voi… hay là dệt hình người cầm ô múa với những họa tiết cách điệu đơn giản. Màu sắc Có bốn màu cơ bản: đỏ, đen, vàng, trắng. Thường nội bật lên màu đỏ và nó được xem là màu chủ đạo. Tóm lại, hoa văn – tự thân nó vốn đã là ngôn ngữ biểu trưng và nó được con người sáng tạo, gửi gấm theo những ước mơ giản dị về cuộc đời và nó còn là một thứ ngôn ngữ không lời gìn giữ những ký ức về văn hóa một tộc người. Các mô típ hoa văn thật sống động và hồn nhiên đã phần nào biểu hiện được những tâm tư tình cảm, quan điểm thẩm mỹ, và cả niềm tin tôn giáo… chứ không còn chỉ là một giá trị vật chất đơn thuần. Hiện trạng và thực tế đề tài Tiểu kết chương 1 Khi con người luôn muốn vươn cao trong cuộc sống thì đời sống xã hội cũng phải đạt đến mức cao. Trải qua các giai đoạn phát triển, cùng với sự tiến bộ về mọi mặt nhận thức tâm lý, sinh lý cũng như cuộc sống lao động càng được chắt lọc dần dần và cải thiện thì nhu cầu về không gian phong phú hơn đã trở nên vấn đề quan trọng được chú trọng quan tâm đặc biệt CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC SÁNG TÁC 2.1. Cách thức tổ chức sáng tác Biệt thự với diện tích là 233,92m2, 3 tầng. Phân khu các không gian gồm: - Sảnh - Phòng khách - Phòng giải trí - Phòng ăn - Phòng bếp - Phòng vệ sinh - Phòng ngủ bố mẹ - Phòng ngủ con trai - Phòng ngủ con gái - Phòng thờ - Phòng làm việc + Từ sảnh bước vào, thấy được các không gian xung quanh. + Phòng khách là nơi tiếp khách. Không gian rộng thoáng tạo được mối liên kết với các không gian bên cạnh và phong cảnh tự nhiên. Căn phòng được bố trí bộ salon để tiếp khách, kệ tủ tivi, bàn đèn, đôn. Trang bị cây xanh cho không gian mát mẽ. Sử dụng bộ đèn treo như vật trang trí. Bên cửa sổ có kệ để các vật trang trí. Đặt tấm thảm tạo cho không gian thêm phần sang trọng và lịch sự. + Phòng giải trí là để thư giãn, vui chơi…Không gian thoáng, tầm nhìn rộng ra phong cảnh bên ngoài. Bố trí ghế sofa dài, 1 ghế sofa đơn đặt sát tường hướng nhìn ra phong cảnh bên ngoài. Bàn hình chữ nhật, ghế thư giãn đặt cạnh cửa sổ hướng nhìn ra bên ngoài giúp đầu óc nhẹ nhàng và thanh thản khi công việc bận rộn, kệ tủ tivi, bên cạnh vách tường nhò giữa hai cửa sổ đặt một kệ nhỏ để các lọ hoa trang trí giúp không gian sinh động hơn. Trang bị 1 chiếc tivi LCD siêu mỏng, cặp loa. Cho cây xanh giúp không gian tươi vui. Kết hợp một tấm thảm làm tô thêm cho không gian thêm phần lịch sự. Bức tranh sẽ làm cho căn phòng mang tính nghệ thuật cao rất hợp cho việc giải trí. + Phòng ăn là không gian dành cho việc thưởng thức ẩm thực. Không gian thoáng, tầm nhìn rộng giúp cho việc ăn uống thoải mái. Trang bị 1 bàn ăn hình chữ nhật với 8 ghế. Bên cạnh là quầy bar đặt giữa bàn ăn và bếp giúp tạo mối gắn kết chặt chẽ giữa người ngồi ăn với người ngồi uống rươu, giải khát và với người làm bếp. Bên cạnh cửa sổ bố trí kệ nhỏ để vật trang trí tăng sự phong phú cho không gian. Sử dụng ánh sáng vàng tập trung chính tại bàn ăn. + Phòng bếp là không gian để nấu nướng và chế biến món ăn. Không gian rất thoáng, tầm nhìn rộng ra phong cảnh bên ngoài. Giúp người đầu bếp cũng thấy thoải mái để tập trung cho món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng.Trang bị bàn soạn thức ăn sẽ tiện ích cho người vào bếp, tủ lạnh, bồn rửa, bếp, lò vi sóng. Bên cạnh có quầy bar đề người làm bếp có thế vừa làm vừa trò chuyện với người ngồi chơi, giải khát.Tận dụng ánh sáng tự nhiên tăng sự phong phú cho không gian. Sử dụng ánh sáng trắng để thấy rõ thức ăn và giúp sự an toàn cho người vào bếp. + Phòng vệ sinh là không gian riêng tư. Trang bị valabo, xí, tùy vào mỗi phòng mà đặt máy giặt, bồn tắm. Giữa valabo và xí hay giữa xí và bồn tắm có vách ngăn nhỏ bằng gỗ tạo cho không gian thêm phần kín đáo nhưng rất thoáng mát và rộng rãi. Trang bị thêm móc treo khăn. Sử dụng ánh sáng trắng. Tường ốp gạch men làm cho phòng vệ sinh thêm mát mẽ và sạch sẽ. + Phòng ngủ bố mẹ là không gian riêng tư nhất để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Trang bị giường ngủ đôi với chăn, ga, gối trang nhã. Tủ quần áo, bàn trang điểm, kệ tủ tivi, tivi LCD, bàn và 2 ghế thư giãn. Trang bị rèm cửa bên cạnh cửa sổ tạo sự kín đáo cho không gian. Sử dụng ánh sáng nhẹ. + Phòng ngủ con trai là không gian riêng tư nhất. Trang bị một giường đôi trung bình, gối, ga, chăn. Bàn vi tính để học và thư giãn trong những lúc học căng thẳng. Bên 2 mảng tường bố trí 2 kệ nhỏ để sách và những đồ vật theo sở thích của con trai như đàn guita, thể thao. Một mảng tường trang trí với những đường nét mạnh mẽ sẽ tăng phần cá tính và mạnh mẽ cho không gian phù hợp với người sử dụng. Màu sắc mạnh mẽ kết hợp với những mảng tường trang trí làm tăng thêm phần cá tính. Tầm nhìn rộng thoáng sẽ làm cho mọi căng thẳng hay buồn bực sẽ nhanh chóng xua tan khi nhìn ra phong cảnh bên ngoài. Trang bị một tấm rèm tạo sự phong phú cho không gian. + Phòng ngủ con gái là không gian riêng tư nhất. trang bị một giường đôi trung bình với ga, chăn, ga, gối, thú bông. Trang trí nhẹ nhàng, tươi vui rất nữ tính. Bàn trang điểm, bàn học. Bên cửa sổ có kệ trang trí nhỏ, 2 mảng tường trang trí nhỏ để các lọ hoa và những con thú bông cực kì xinh xắn. Có vách ngăn bằng gỗ phân chia giữa không gian ngủ và không gian học tập. Sử dụng ánh sáng nhẹ, màu sắc tươi vui.Trang bị rèm cửa làm cho không gian tăng thêm phần lãng mạn. Không gian thoáng, tầm nhìn rộng ra phong cảnh bên ngoài giúp tinh thần lúc nào cũng vui tươi, sảng khoái. + Phòng làm việc là không gian luôn cần sự yên tĩnh đề tập trung. Trang bị bàn làm việc và 2 kệ để tài liệu. Ghế thư giãn nhỏ để những lúc căng thẳng hay mệt mỏi để ngồi nghỉ ngơi, uống nước. 2.2. Phương pháp và kỹ thuật thiết kế * Về không gian: Không gian mở với góc nhìn thoáng. Với những không gian đòi hỏi sự riêng tư như phòng ngủ thì tường phải cách âm. Đối với phòng giải trí cũng cần phải dùng tường cách âm. * Về màu sắc: Tùy vào từng đối tượng sử dụng mà chọn màu sắc cho phù hợp. Làm sao tạo sự thoải mái và khỏe mạnh là tốt. * Về hình khối: Các hình khối ở đây được sử dụng là những đường thẳng tự do , hình được biến tấu từ những hoa văn họa tiết. * Chất liệu: Sử dụng vách gỗ, trần bê tông kết hợp với gỗ, đèn downlight âm trần và đèn chùm, sàn gỗ và trải thảm ở một số khu vực. * Ánh sáng: Việc bố trí hệ thống đèn chiếu sáng luôn được tính toán cẩn thận và có yếu tố quan trọng cho mỗi không gian. Có thể bố trí hộp đèn neon hoặc đèn downlight âm trần, đèn đặt ngay trên bàn, đèn chiếu tường, vật trang trí hoặc những chỗ cần gây chú ý. Các giải pháp về tiết kiệm năng lượng cũng cần được quan tâm như sử dụng điện từ năng lượng mặt trời phục vụ chiếu sáng chung, chiếu sáng giao thông. Có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên qua cửa sổ, cửa chính và khoảng trống để đón ánh sáng vào phòng. Bên cạnh việc lấy sáng tổng thể từ ánh sáng tự nhiên thì bố trí đèn trần sẽ giảm bớt cảm giác chói mắt. Các yếu tố thiết kế bên trong liên quan đến việc lựa chọn các thành phần thiết kế và sự bố trí chung giữa không gian thỏa mãn một vài yêu cầu và mong muốn về chức năng cũng như thẩm mỹ. Trong mẫu thiết kế tất cả các phần cũng như các thành phần hay các vật phụ thuộc vào cái khác để cho chúng tác động rõ ràng có chức năng và có ý nghĩa. Trong nguyên lý thiết kế bao gồm: Tỷ lệ, tỷ xích, cân bằng, hài hòa, thống nhất và đa dạng, nhịp điệu, nhấn mạnh. Trong thiết kế nội thất là quan tâm đến các mối quan hệ tỷ lệ giữa cá nhân của một thành phần thiết kế, giữa một vài thành phần, giữa các thành phần hình thức khép kín không gian. Trên đây là một số yếu tố, thành phần cơ bản tạo nên một không gian nội thất. Nó cũng như kiến thức cơ bản sơ lược mà người thiết kế nội thất cần biết để có thể xử lý những không gian nội thất cụ thể. Mặc dù trên đây không bao gồm toàn bộ các yếu tố trong thiết kế nội thất song nó là những gì cơ bản, là phương pháp và cơ sở sáng tạo giúp em giải quyết không gian cụ thể trong đồ án tốt nghiệp của mình. 2.3. Những hoạt động nghiên cứu sáng tác Nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế làm sáng tỏ nội dung và vấn đề có liên quan Nghiên cứu công năng sử dụng tính chất và nhiệm vụ thiết kế Thỏa mãn dung lượng không gian của những hoạt động Tìm hiểu và làm rõ hạng mục thiết kế Trong xã hội hiện nay, con người không thỏa mãn với không gian nội thất đã có. Mỗi dân tộc đều có tập quán hay nhận thức thẩm mỹ khác nhau, tập tục sinh hoạt hay điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, và những sản phẩm đặc sắc của họ. Do vậy, người thiết kế không thể dủng mô tuýp trang trí giải quyết vấn đề. Vì vậy, cần thiết và lý giải đối tượng phục vụ và không gian bên trong. Những tìm hiểu trong giai đoạn chuẩn bị thiết kế có thể giúp đỡ nhà thiết kế nhận thức tính chất, nhiệm vụ và điều kiện sáng tác một cách rõ ràng. Tìm hiểu về đề tài Tìm hiểu, nghiên cứu về cách bố trí, cách phân khu chức năng của biệt thự từ xưa đến nay. Xu hướng hiện tại. Xem các tư liệu hình ảnh, đặc điểm, cách bố trí sắp đặt. Ngôn ngữ chính của không gian được lấy từ các hoa văn họa tiết trên trang phục Tây Nguyên. Tìm tòi xu hướng thiết kế mới hiện đại. Phác thảo các ý tưởng và chắt lọc đưa vào không gian Tiểu kết chương 2 Việc thiết kế một không gian biệt thự mang ngôn ngữ chung và đặc trưng của mỗi cá nhân đòi hỏi một quá trình nghiên cứu lâu dài. Vì là một biệt thự mang phong cách Tây Nguyên nên không gian không được đơn điệu và cứng nhắc. Thiết kế các không gian phải phù hợp với từng chức năng để người sử dụng có thể cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÁNG TÁC 3.1. Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết 3.1.1. Những yêu cầu của người sử dụng Biệt thự có 4 thành viên sử dụng gồm bố, mẹ và 2 đứa con. Độ tuổi của bố là 50 tuổi, độ tuổi của mẹ là 46 tuổi và con trai là 20 tuổi và 17 tuổi là tuổi của con gái. Muốn sinh hoạt trong một không gian hiện đại và mang bản sắc việt. Hiện đại tức là phải đảm bảo các không gian tiện nghi , tiện dụng. Bản sắc Việt là vẫn mang được văn hóa địa phương và tinh thần Việt. Biệt thự có 1 trệt và 2 lầu. Đối với tầng trệt gồm 1 sảnh, 1 phòng khách, 1 phòng giải trí, 1 bếp ăn, 1 phòng vệ sinh. Ở lầu 1 gồm 1 phòng ngủ bố mẹ, 1 phòng ngủ con trai, 1 phòng ngủ con gái trong đó mỗi phòng đều có phòng vệ sinh riêng. Ở lầu 2 gồm 1 phòng thờ, 1 phòng làm việc, 1 phòng ngủ trong đó phòng làm việc và phòng ngủ đều có phòng vệ sinh. Những gam màu trầm, trung tính với những vật liệu gỗ, đá hoa cương, kim loại mạ vàng là màu ưa thích của bố mẹ. Những màu xanh hải quân, xanh da trời là gam màu của con trai, còn con gái là gam màu hồng, ngọc lam, trắng. Đặc biệt bố thích chơi tiểu cảnh, cá cảnh nên cần có một không gian cho tiểu cảnh đặt gần phòng khách. Thích trưng bày những bức tranh sơn dầu của miền sơn cước. Con trai thích đọc sách và chơi đàn guita, thích thể thao…nên phòng con trai phải cá tính và mạnh mẽ. Con gái thích gấu bông. 3.1.2. Các yêu cầu về hoạt động Một biệt thự bao gồm nhiều cơ cấu không gian gồm: Sảnh: Là không gian công cộng, đối với nhà ở biệt thự thì sảnh là không gian không thể thiếu. Một sảnh hợp lí sẽ tạo cảm giác trang trọng cho ngôi nhà và cũng giúp không gian bên trong được kín đáo , ngăn nắp và sạch sẽ hơn rất nhiều. Ngoài chức năng đón khách, sảnh còn là nơi để các đồ sử dụng thường nhật như giày dép, mũ, nón, áo khoác ngoài, che mưa… Phòng khách: Là không gian công cộng. Với chức năng chính là tiếp đón khách. Một phòng khách luôn cần tạo sự sang trọng và lịch sự, không nên bày biện quá nhiều mà nên chọn lọc một số đồ nội thất thiết yếu và một số đồ trưng bày có giá trị thẩm mỹ cao. Phòng khách phải rộng rãi, thoáng mát và có góc nhìn ra vườn hoặc phong cảnh tự nhiên. Phòng giải trí: Là không gian công cộng. Với chức năng chính là tổ chức tiệc, ca hát… có thể tiếp khách nhưng chỉ những khách thân thiết. Phòng ngủ bố mẹ: Toát lên vẻ ấm cúng của nơi riêng tư nhất, phải rộng, trang nhã, ấm cúng, đầy đủ tiện nghi. Màu chủ đạo của phòng ngủ bố mẹ là màu nâu của đồ gỗ, màu xanh của cây là tông màu chính. Phòng ngủ con trai: Rộng, sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi nhưng cá tính và mạnh mẽ. Phòng vệ sinh của phòng ngủ có vách ngăn nhỏ bằng gỗ đặt giữa bồn tắm và xí ngăn sự nhìn ngược từ phía phòng ngủ. Phòng ngủ con gái: Rộng, lãng mạn, nhẹ nhàng. Có vách ngăn bằng gỗ giữa giường ngủ và bàn học và bàn trang trang điểm tạo sự phong phú cho căn phòng. Phòng vệ sinh của phòng ngủ có vách ngăn nhỏ bằng gỗ đặt giữa bồn tắm và xí ngăn sự nhìn ngược từ phía phòng ngủ. Phòng ăn, bếp: Phải liên hoàn và gắn kết chặt chẽ với nhau. Phòng ăn nên nối với phòng khách và khu cầu thang chung. Phòng ăn chính là nơi sử dụng cho gia đình và là nơi tổ chức tiệc chiêu đãi trong những dịp đặc biệt. Không gian này nên ấm cúng, lịch sự và cần thiết kế rộng rãi. Thường một phòng ăn chính nên sử dụng cho 8 đến 10 người. Đây cũng là không gian để mọi người trò chuyện trước bữa ăn nên có thể kết hợp những đồ có giá trị về kỉ niệm của gia đình, những đồ bày tao nhã, xinh xắn cũng sẽ giúp cho không gian phòng ăn trở nên đầm ấm hơn. Nên mở rộng tối đa hướng nhìn ra vườn cảnh của nhà hoặc phong cảnh tự nhiên. Khu bếp luôn là yếu tố quan trọng trong nhà ở nói chung. Với nhà biệt thự một khu bếp tiêu chuẩn ngoài những yêu cầu cơ bản về công năng sử dụng như tam giác hình học bếp gas – bồn rửa – tủ lạnh. Một căn bếp tốt sẽ luôn cần một bàn gia công thực phẩm sạch kết hợp làm bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn nhanh đa năng cho 2 đến 4 người kết hợp làm bàn sơ chế cho người nội trợ sử dụng, một tủ bát đĩa riêng và một kho đồ bếp riêng sẽ giúp cho căn bếp của bạn luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Bếp nên sáng sủa và cần được thông thoáng tốt. Nên bố trí hệ chậu rửa gần cửa sổ lấy sáng tự nhiên. Thiết kế khu bếp sao cho hợp lý nhất về sơ đồ bố trí và cả diện tích sử dụng để giảm tối đa thời gian di chuyển của người nội trợ trong bếp. Phòng giải trí: Thường là nơi tổ chức hoạt động vui chơi như xem phim, nghe nhạc, chơi game, văn nghệ. Khu vệ sinh chung nên gần các khu công cộng như gần phòng khách, phóng ăn bởi trong nhà ở biệt thự thì tính độc lập và riêng tư cho mỗi phòng ngủ là rất quan trọng (thường mỗi phòng đã có vệ sinh riêng). Phòng vệ sinh chung không cần rộng và không cần có bồn tắm. Phòng làm việc: Phải chú trọng đến chất lượng không khí và ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo). Cần có cây xanh. Có thể bố trí sofa nhỏ hay ghế dài đọc sách. Phòng thờ: Là nơi mang tính tôn nghiêm, để thờ cúng ông bà tổ tiên. Về màu sắc Màu sắc được chia làm các nhóm thể hiện các trạng thái khác nhau: Nhóm màu sắc rực rỡ (màu vàng, màu đỏ, màu da cam) cho cảm giác mạnh mẽ, hưng phấn, sống động và ấn tượng. Nhóm màu sắc tươi tắn (xanh ngọc, xanh lá mạ, xanh cốm, xanh nõn chuối) cho cảm giác trẻ trung, khỏe khoắn và sảng khoái. Nhóm màu sắc yên tĩnh (trắng, hồng, tím) cho cảm giác thanh bình, êm dịu của một không gian rộng mở. Màu sắc có tác dụng gây ảo giác trong không gian nên có một nguyên tắc nhỏ cần lưu ý khi son tường, nếu không gian rộng có thể dùng những màu sáng cho tường và sàn, còn phòng nhỏ thì nên dùng những màu sắc trung tính sẽ đẩy lùi được khoảng cách làm cho không gian trở nên rộng hơn so với thực tế. Nên hạn chế dùng màu đậm vì phòng sẽ bị tối. Ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố đầu tiên đánh thức không gian nội thất không có ánh sáng sẽ không có hình thể màu sắc, chất liệu hay sự phân chia không gian nội thất. Chức năng thiết kế chiếu sáng là để ánh sáng nhân tạo vào các vật thể trong không gian của nội thất và cho phép người thực hiện sử dụng các hoạt động để làm việc với nhịp độ thích hợp, chính xác và thoải mái. Bố trí ánh sáng và hình ảnh chiếu sáng được kết hợp với đặc điểm không gian kiến trúc và việc sử dụng. Việc kết hợp này đặc biệt quan trọng trong việc quy hoạch từng nguồn sáng theo khu vực chiếu sáng theo nhiệm vụ từng nơi. Có ba phương pháp chiếu sáng cho một không gian tổng thể, cục bộ và tập trung ánh sáng tổng thể có thể được sử dụng cung cấp ánh sáng không có chỗ nào bị tối chiếu sáng nhẹ và trải rộng khắp các phòng chiếu sáng theo khu vực thực hiện cho việc nhìn rõ một khu vực cụ thể riêng biệt. Chiếu sáng trọng tâm là sử dụng chiếu sáng tại chỗ mà nó sinh ra các tiệu điểm hoặc các màu có tính nhịp điệu vè sáng tối trong một không gian. Nó có tác dụng làm nổi bật các đặc điểm của các phòng như tác phẩm nghệ thuật hay tác phẩm quý. Các yếu tố thiết kế bên trong liên quan đến việc lựa chọn các thành phần thiết kế và sự bố trí chũng giữa không gian thỏa mãn một vài nhu cầu và mong muốn về chức năng cũng như thẩm mỹ. Trong mẫu thiết kế tất cả các phần cũng như các thành phần hay các vật phụ thuộc vào cái khác để cho chúng tác động rõ ràng có chức năng và có ý nghĩa. Việc bố trí hệ thống đèn chiếu sáng luôn được tính toán cẩn thận. Có thể bố trí hộp đèn neon hoặc đèn downlight âm trần, đèn đặt ngay trên bàn, đèn chiếu tường, vật trang trí hay những chỗ cần gây chú ý. Các giải pháp về tiết kiệm năng lượng cũng cần được quan tâm như sử dụng điện từ năng lượng mặt trời phục vụ chiếu sáng chung, chiếu sáng giao thông. Có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên qua cửa sổ, cửa chính và khoảng trống để đón ánh sáng vào phòng. 3.1.3. Các yêu cầu về đồ đạc Để có một phòng khách sang trọng và lịch sự thì yêu cầu về đồ đạc phải thiết kế tinh tế, kiểu dáng sang trọng, trang nhã,có giá trị thẩm mỹ cao, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Phòng khách có 3 ghế salon (1 ghế dài và 2 ghế đơn), 1 bàn nước, 1 đôn, 1 kệ tivi, 1 bàn đèn được làm bằng chất liệu gỗ sồi, kết hợp với gỗ công nghiệp. Với thiết kế kiểu dáng hiện đại, lạ mắt, sang trọng và tiện nghi. Đặc biệt chất lượng tốt, độ bền cao. Tuy nhiên, không thể quên 1 chiếc tivi LCD siêu mỏng, 1 cặp loa và những lọ hoa trang trí. Tấm thảm được làm từ sợi tơ với hoa văn họa tiết dân tộc. Đèn treo và đèn âm trầm. Phòng giải trí: Có sofa, kệ tivi, tivi LCD, cặp loa, đầu DVD karaoke 6 số, tấm thảm. Tranh hoa văn mang tính dân tộc. Phóng ăn + bếp: 1 bộ bàn ghế sử dụng cho 6 đến 10 người, quầy bar, tủ lạnh, bếp gas, bồn rửa 2 ngăn, lò viba, tủ bếp, 1 bàn soạn thức ăn bên cạnh quầy bar, kệ mỏng để các lọ hoa trang trí, cây xanh. Phòng vệ sinh: Có valabo, bồn tắm nằm, máy giặt, gương , móc khăn, vòi sen. Phòng ngủ bố mẹ: Có giường đôi, bàn trang điểm,tủ quần áo, kệ tivi, tivi LCD, 1 bàn và 2 ghế thư giãn, 2 đèn ngủ, tấm thảm, 2 gối, ga, chăn, bức tranh nghệ thuật của miền sơn cước, rèm cửa Phòng ngủ con trai: Có 1 giường đôi loại trung bình, 1 tủ quần áo, 1 bàn vi tính, 1 đèn ngủ, tranh hình khối, gối, chăn, ga, rèm, thảm, 1 bàn đèn, kệ trang trí,kệ sách, đàn guita. Phòng ngủ con gái: Có 1 loại giường đôi loại trung bình, tủ quần áo, bàn trang điểm, bàn học, kệ để lọ hoa, gối, ga, chăn, gối bông, tranh ảnh. Phòng làm việc: Có bàn làm việc, máy vi tính, kệ để tài liệu, 1 bàn và 2 ghế thư giãn, bức tranh, cây xanh. 3.1.4. Phân tích không gian Phòng khách với không gian mở thông thoáng với khu vực cầu thang và phóng ăn. Giúp không gian liên hoàn chặt chẽ với nhau. Phòng khách hình chữ nhật với diện tích 34,04m2 chiếm khoảng ¼ diện tích của không gian trệt. Có 1 cửa chính với góc nhìn thoáng rộng thông với khu vực cầu thang và phòng ăn. Phòng khách có 3 cửa sổ tạo sự thông thoáng và mở rộng tầm nhìn ra không gian bên ngoài. Tường được sử dụng bê tông có mảng gỗ trang trí. Sàn bằng gỗ công nghiệp. Trần bê tông và kết hợp gỗ để làm điểm nhấn. Chiếu sáng với ánh sáng đầy đủ, màu sắc ấm áp, sử dụng ánh sáng tập trung và ánh sáng nhấn. Sử dụng ánh sáng tự nhiên. Tường không cách âm. Phòng giải trí: Hình chữ nhật, diện tích 22m2 chiếm 1/6 diện tích không gian. Có 2 cửa đi, 1 lối đi ra phòng khách và 1 lối đi vào phòng vệ sinh. Có 2 cửa sổ giúp không gian thông thoáng và góc nhìn rộng rãi ra phong cảnh tự nhiên. Sử dụng rèm cho cửa sổ, tường cách âm, sàn gỗ, trần bê tông và kết hợp gỗ. Sử dụng ánh sáng lung linh, huyền ảo. Phòng ăn + bếp: Thông thoáng với khu bếp và khu vực phòng khách không gian trở nên thân thiện và gần gũi. Đặc biệt có 1 góc quầy bar nhỏ có thể ngồi thư giãn, giải khát, uống rượu hay ngồi trò chuyện với người làm bếp. Với dáng hình chữ nhật, diện tích 46,2m2 chiếm ¼ diện tích không gian trệt. Có 7 cửa sổ tạo tầm nhìn rộng, thông thoáng với phong cảnh tự nhiên tạo được cảm giác thoải mái khi ăn cũng như khi nấu nướng. Tường bê tông kết hợp mảng gỗ trang trí. Sàn gỗ công nghiệp, trần bê tông kết hợp mảng gỗ trang trí. Chiếu sáng tập trung, sử dụng ánh sáng nhẹ chủ yếu ở khu vực bàn ăn. Đối với khu bếp thì sử dụng ánh sáng trắng. Phòng vệ sinh: Hình chữ nhật, diện tích 9m2. Tường bê tông, sàn gạch men, trần bê tông. Sử dụng vách ngăn giữa xí và valabo hay máy giặt tạo không gian riêng. Chiếu sáng nhẹ, chiếu sáng tổng quan, tập trung mạnh ở valabo. Phòng ngủ bố mẹ: Không gian dành cho sự riêng tư cao nhất. hình chữ nhật,diện tích 43,65m2 chiếm ¼ diện tích không gian tầng lầu. Có 3 cừa đi, có 4 cửa sổ. Tầm nhìn rộng thông thoáng. Nhưng yếu tố rèm rất quan trọng. Sử dụng ánh sáng nhẹ, ánh sáng phản xạ, tập trung ở trần là chủ yếu. Tường cách âm, tường bê tông kết hợp sàn gỗ, trần bê tông và gỗ. Phòng ngủ con trai: Hình chữ nhật, diện tích 27,14m2 chiếm ¼ diện tích không gian tầng lầu. Có 3 cửa đi, tầm nhìn rộng thoáng. Tường bê tông kết hợp gỗ, sàn gỗ, trần bê tông kết hợp gỗ. Phòng ngủ con gái: Hình chữ nhật, diện tích 37,24m2, chiếm ¼ diện tích không gian tầng lầu. Có 2 cừa đi, 2 cửa sổ. Tầm nhìn rộng thông thoáng. Sử dụng rèm che chắn.tường bê tông và gỗ, sàn gỗ, trần bê tông gỗ. Phòng làm việc: Hình chữ nhật, diện tích 46m2 chiếm ¼ diện tích không gian tầng lầu. Có 2 cửa đi, 1 cửa sổ. Chiếu sáng vừa đủ. Âm thanh cách âm. Tường bê tông và gỗ, sàn gỗ, trần bê tông và 3.1.5. Các yêu cầu về kích thước Không gian bên trong của ngôi nhà nói chung và biệt thự nói riêng được thiết kế dành cho sự vận động và nghỉ ngơi của con người. Do đó, sự phù hợp hình dáng kích thước của không gian và con người phải được đảm bảo. Kích thước cho cơ thể con người cách hoạt động và cách chúng ta cảm nhận không gian là những yếu tố đầu tiên quyết định trong việc thiết kế kiến trúc và nội thất. Dù là thiết kế không gian theo phong cách nào, dùng ngôn ngữ thiết kế nào thì yếu tố con người luôn được đặt lên đầu tiên, vì một công trình muốn bền vững thì công trình đó phải thiết kế theo đúng nhân trắc học, được con người sử dụng thuận tiện nhất. Sau đây là các kích thước chuẩn cho các hoạt động cơ bản của con người, khi thiết kế phải đặt biệt quan tâm và tuân theo 3.1.6. Các chất lượng yêu cầu Bài trí đẹp, lịch lãm, sang trọng. 3.1.7. Mối quan hệ yêu cầu Việc thiết kế luôn đảm bảo giữa yếu tố công năng và thẩm mỹ là 2 yếu tố song hành, việc thiết kế phải luôn chú trọng đến tính bền vững của các kết cáu kiến trúc đồng thời chức năng của các khối không gian luôn đảm bảo. Không gian là chất liệu số 1 trong gam màu của người thiết kế và là yếu tố cơ bản của thiết kế nội thất. Không gian là sự thừa hưởng thuộc tính giác quan và thẩm mỹ của những yếu tố trong phạm vi lĩnh vực chung. 3.2. Những kết quả sáng tạo mới Không gian với ý tưởng từ họa tiết đem đến cảm giác mới lạ. Tạo sự sinh động trong không gian thiết kế với hình khối, màu sắc trang trí tạo ấn tượng cho khách hàng. Kết hợp hài hòa giữa phần tĩnh và phần động, những loại vật liệu, màu sắc và ánh sáng cho công trình sôi động và hấp dẫn. Thiết kế cách mang lại không gian mới mẻ hơn, lạ hơn. 3.3. Giá trị của những sáng tác 3.3.1. Giá trị về thẩm mỹ 3.3.2. Giá trị về mặt kinh tế 3.3.3. Giá trị về mặt ứng dụng 3.4. Đánh giá Mỗi loại công trình từ quy mô nhỏ cho đến quy mô lớn đều có những nét cơ bản đặc thù và có công năng riêng biệt. Để phù hợp với công năng sử dụng của nó, phải tìm ra những những ý tưởng, giải pháp mang tính khoa học, thẩm mỹ cao. KẾT LUẬN Đồ án tiền tốt nghiệp của em đến được giai đoạn này cũng là nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Hoàng Việt. Tuy nhiên đồ án vẫn không trành khỏi nhửng sai sót nhưng với lòng đam mê về biệt thự và mong muốn tạo nên một không gian mới lạ đáp ứng nhu cầu của thời đại. Tuy đồ án vẫn đang còn ở mức độ chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Là một sinh viên sắp ra trường, với trình độ và khả năng thực tế còn hạn chế, chắc chắn đồ án của em sẽ còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Danh mục tài liệu tham khảo Tư liệu trên internet Tạp chí kiến trúc Việt Nam Tạp chí nhà đẹp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van tien tot nghiep.doc