Bình luận bản “Kế hoạch phát triển phong trào thể thao quần chúng thành phố Đà Nẵng từ năm 2006 đến năm 2010"

Tạo sự chuyển biến về quy mô và chất lượng của TDTT quần chúng. - Chú trọng xây dựng: gia đình thể thao, CLB thể dục thể thao, đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên thể dục thể thao. - Nâng cao thể chất và tinh thần cho nhân dân. - Mỗi công chức, viên chức, công nhân lao động phấn đấu mỗi người tự chọn cho mình ít nhất một môn thể thao để tập luyện thường xuyên.

ppt32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bình luận bản “Kế hoạch phát triển phong trào thể thao quần chúng thành phố Đà Nẵng từ năm 2006 đến năm 2010", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Báo cáo CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN Đề tài: Bình luận bản “Kế hoạch phát triển phong trào thể thao quần chúng thành phố Đà Nẵng từ năm 2006 đến năm 2010” HƯỚNG DẪN : PGS.TS MAI THANH CÚC GV : BẠCH VĂN THỦY Danh sách thanh viên nhóm lớp KTNN53C Bùi Phương Thúy: 531837 ( nhóm trưởng) Trần Thị Hải Linh: 531788 Trần Văn Quảng: 531816 Nguyễn Sơn Tùng: 521128 Phạm Thị Hoa: 531770 Trần Thị Thúy Diễm: 531757 Nguyễn Tuấn Anh: 531753 Nội dung trình bày Phần I Giới thiệu bản kế hoạch Phần II Bình luận bản kế hoạch Phần III Kết luận Phần I: Giới thiệu bản KH Giới thiệu 2 phần chính của bản kế hoạch: II. NHỮNG CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA TDTT QUẦN CHÚNG ĐÀ NẴNG TỪ 2006-2010 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHỮNG CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA TDTT QUẦN CHÚNG ĐÀ NẴNG TỪ 2006 - 2010 Mục tiêu của TDTT quần chúng là: Tạo ra một xã hội tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ngày một đông đảo, rộng rãi, phong phú và tiến bộ nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người dân Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. - Tạo sự chuyển biến về quy mô và chất lượng của TDTT quần chúng. - Chú trọng xây dựng: gia đình thể thao, CLB thể dục thể thao, đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên thể dục thể thao. - Nâng cao thể chất và tinh thần cho nhân dân. - Mỗi công chức, viên chức, công nhân lao động phấn đấu mỗi người tự chọn cho mình ít nhất một môn thể thao để tập luyện thường xuyên. Các chỉ tiêu cụ thể: - Phấn đấu 2010 số người tham gia TDTT thường xuyên đạt 23% dân số và 17% tổng số hộ gia đình. - Các trường học:100% số trường giảng dạy đầy đủ tiết học TDTT, 95% số trường dạy ngoại khóa về TDTT, 80% học sinh và 95% sinh viên học sinh các trường ĐH, CĐ…đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. - Lực lượng vũ trang: 100% cán bộ chiến sĩ tham gia tập luyện TDTT thường xuyên, 70% đơn vị có phong trào thể thao mạnh. - Phấn đấu 100% các quận, huyện có trung tâm TDTT, 70 - 80% số xã, phường xây dựng được các điểm tập luyện TDTT. - 80 - 90% cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên cấp xã, phường được đào tạo nghiệp vụ TDTT. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN - Tăng cường tuyên truyền giáo dục kiến thức, phương pháp và lợi ích của TDTT cho nhân dân. - Lồng ghép hoạt động TDTT với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội như: Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên… - Hình thành hệ thống các Liên đoàn thể thao, Hội thể thao từng môn ở các cấp khác nhau. - Tăng cường mở các lớp Hướng dẫn viên, trọng tài của nhiều môn thể dục thể thao. - Khai thác triệt để có hiệu quả hơn các công trình, trang thiết bị TDTT hiện có - Tăng cường và cải tiến hệ thống thi đấu TDTT; hướng các đơn vị tham gia là CLB cơ sở; tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ để nâng cao tính hấp dẫn, thu hút quần chúng. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác TDTT. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác TDTT ở các cấp. - Thí điểm việc quản lý, đào tạo vận động viên trình độ cao tại các câu lạc bộ tư nhân ở một số môn. - Quan tâm đến đời sống, thu nhập và việc làm tương lai của các vận động viên thành tích cao. - Cải tiến bộ máy tổ chức, cấp một phần kinh phí để các Liên đoàn, Hội thể thao quần chúng hoạt động hiệu quả hơn. Phần II: Bình luận I. Cách tiếp cận: a, Tiếp cận từ trên xuống: Cấp quản lý trên: sở thể dục thể thao thành phố Đà nẵng Cấp quản lý dưới: cán bộ TDTT cấp cơ sở, xã phường, quận, huyện,…. Mục tiêu đề ra: muc tiêu chính là thúc đẩy TDTT giúp nâng cao sức khỏe của mọi người. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ưu điểm: với cách tiếp cận này kế hoạch được thực hiện theo chỉ đạo từ trên xuống dưới đảm bảo được tính thống nhất, có nguyên tắc và trật tự. Nhược điểm: vì được định hướng từ trên xuống nên việc thực hiện mục tiêu sẽ bị cứng nhắc, thiếu sáng tạo ở từng địa phương và hơi mang tính bắt buộc hơn là tự nguyện. b. cách tiếp cận hệ thống - kế hoạch phát triển thể dục thể thao quần chúng Đà nẵng được xây dựng nhằm phát triển sâu rộng đến mọi đối tượng, địa bàn với nhiều hình thức đa dạng ở tất cả các đơn vị theo một hệ thống từ lớn đến nhỏ. Ưu điểm: cách tiếp cận này dễ thực hiện vì nó thực hiện ở tất cả mọi đơn vị, địa phương trong thành phố đà nẵng Nhược điểm: dễ thực hiện nhưng để đưa tới từng ngõ ngách trong từng đơn vị lại rất khó. Có thể thực hiện rộng nhưng không sâu II. Công cụ xây dựng bản kế hoạch Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: qua sách, báo, các báo cáo của các năm trước về phong trào TDTT Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: + Trao đổi, trò chuyện, ghi chép thông tin với các cơ quan ban ngành có liên quan. Phương pháp tổng hợp số liệu, phân tích thống kê: phân tích tình hình thực hiện công tác TDTT quần chúng, đưa ra kết quả, nguyên nhân và tồn tại trước đó, từ đó đưa ra các chỉ tiêu thực hiện cho năm 2006-2010 III. Nội dung: Ưu điểm: + Trình bày khá mạch lạc: đưa ra tình hình chung, đưa ra các chỉ tiêu,giải pháp tiếp đó là kiến nghị và những biện pháp chỉ đạo thực hiện. +Các chỉ tiêu được trình bày từ tổng quát đến cụ thể + Biện pháp chỉ đạo thực hiện từ sở TDTT đến các cấp cơ sở. + Chỉ tiêu đưa ra đã hướng đến khá đầy đủ các đối tượng và các vấn đề xung quanh công tác TDTT. + Biện pháp chỉ đạo thực hiện từ cấp trên đến các cấp cơ sở. + Đưa ra được khá nhiều giải pháp với nhiều khía cạnh của hoạt động TDTT + Đã đưa ra được những con số cụ thể cho các chỉ tiêu, cho từng năm. + Các biện pháp chỉ đạo thực hiện đã nêu ra được nhiệm vụ của các cấp: Sở TDTT, Phòng Văn hóa thể thao của quận huyện cũng như cấp cơ sở. Nhược điểm: - Tuy đã đưa ra được các chỉ tiêu cụ thể nhưng vẫn còn thiếu. - Chưa có mục tiêu về xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất. - Đưa ra một số chỉ tiêu nhưng chưa có giải pháp cụ thể để hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu đó. IV. Đề xuất,kiến nghị: Từ nay đến 2010 xây dựng hoàn chỉnh các công trình đã được qui hoạch và phê duyệt (Sân vận động Chi Lăng, Trung tâm thể thao thành tích cao, Trung tâm đào tạo vận động viên, Khu liên hợp thể thao...) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xu thế phát triển thành phố. - Đề nghị UBND Thành phố công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể, vốn đầu tư về TDTT để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia. - Cần có những chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí để khuyến khích các tổ chức kinh tế tài trợ thường xuyên các hoạt động TDTT. - Hàng năm ngành TDTT cần tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương các cơ sở thực hiện tốt. V. Kết quả thực hiện. Năm 2010: - Tổ chức thành công Hội thi Thể thao - Văn nghệ người khuyết tật toàn quốc lần thứ 4. - Phong trào TDTT quần chúng được quan tâm chỉ đạo, phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. - Tham gia thi đấu 16 giải quốc tế, 95 giải Trẻ, giải Vô địch quốc gia, các đoàn VĐV Đà Nẵng đã giành 149 HCV, 177 HCB, 203 HCĐ. - Đặc biệt, tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 (2010), đoàn Thể thao Đà Nẵng đã đoạt 57 HCV, 47 HCB, 52 HCĐ, xếp hạng 4 toàn đoàn. . Hoạt động trọng tâm năm 2010 là ngành VH-TT&DL thành phố đã góp phần quan trọng tổ chức thành công tốt đẹp Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 (2010) cả về tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất lẫn thành tích chuyên môn. VI. Chia sẻ kinh nghiệm. - Lập kế hoạch không chỉ là nên lên những kỳ vọng chủ quan cá nhân mà là việc tổ chức các nguồn lực, điều kiện hiện có, từ đó xác định mục tiêu hướng tới và giải pháp thực hiện phù hợp và hiệu quả. - Công tác lập kế hoạch và đề ra mục tiêu phải dựa trên tình hình thực tế của địa phương. Các mục tiêu đề ra phải cụ thể dựa trên kết quả đạt được các năm trước và có giải pháp đi kèm. - Các giải pháp cần đồng bộ trên mọi khía cạnh,tránh phiến diện và cục bộ, phù hợp tình hình thực tế của địa phương, Phần III. Kết luận Đến năm 2010 phong trào TDTT Đà Nẵng đã phát triển với nhiều thành tựu xuất sắc, cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Tuy còn những thiếu sót về mục tiêu cũng như giải pháp thực hiện nhưng bản kế hoạch đã đáp ứng được nhu cầu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển phong trào TDTT của thành phố Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchien luoc phat trien TDTT.ppt
  • pptk_ ho_ch.ppt
Luận văn liên quan