Bình luận về chính sách ngoại giao của Liên minh châu Âu với các nước láng giềng

Tiểu luận môn Pháp luật liên minh châu Âu - 4 trang Nội dung: A. Giới thiệu về Liên minh châu Âu (EU) B. Nội dung chính sách ngoại giao của EU đối với các nước láng giềng (ENP: European Neighbourhood Policy) C. Bình luận về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu với các nước láng giềng

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4161 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận về chính sách ngoại giao của Liên minh châu Âu với các nước láng giềng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của mình, Liên minh châu Âu (EU) đã có những chính sách đối ngoại với các nước khác trên thế giới nhằm mở rộng hơn phạm vi ảnh hưởng của EU đối với thế giới, thu hẹp khoảng cách giữa EU với các nước hơn và đồng thời tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế chính trị của tổ chức này. Các chính sách đối ngoại của EU với các khu vực khác trên thế giới có thể kể đến như: Trung Đông, châu Á, Mỹ Latinh, vùng Địa Trung Hải, Đông Âu. Tất cả nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho EU trong việc vươn sự ảnh hưởng ra đối với thế giới bên ngoài, và đảm bảo hòa bình an ninh trong khu vực. Chính sách đối ngoại của EU với các nước lánh giềng còn được gọi là Chính sách láng giềng châu Âu (ENP), là một công cụ đắc lực phục vụ cho đảm bảo hòa bình, an ninh và kinh tế chính trị dài hạn và tăng trưởng cho toàn khu vực. Những chính sách đối ngoại này cũng nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của đường phân chia mới giữa lãnh thổ EU mở rộng và các nước láng giềng. Qua đó, EU đã tìm cách phát triển ENP với 16 nước láng giềng, Đông Âu, vùng Caucasus, Địa Trung Hải và Bắc Phi bắt đầu từ năm 2004. Giới thiệu về Liên minh châu Âu (EU): Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị, bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc châu Âu. EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày mùng 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan trọng của EU bao gồm: Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án công lý Liên minh châu Âu và ngân hàng Trung ương châu Âu. EU có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ thời đó cho đến nay, EU đã lớn mạnh hơn rất nhiều về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của EU. Nội dung chính sách ngoại giao của EU đối với các nước láng giềng (ENP: European Neighbourhood Policy): Nhằm thực hiện có hiệu quả nhất chính sách ngoại giao với các nước láng giềng, Ủy viên thực hiện chính sách này, ngài Stefan Fule đã nói: “Chính sách ngoại giao với các nước láng giềng của chúng tôi cho ta phương pháp tiếp cận thống nhất để đảm bảo rằng thành viên EU cam kết quan hệ sâu sắc hơn với tất cả các nước láng giềng. Đồng thời, nó cho phép chúng ta phát triển quan hệ thích hợp nhất với mỗi quốc gia…”. Chính sách ngoại giao của EU với các nước láng giềng mà Ủy ban Châu Âu đề xuất vào ngày 12/5/2004 dưới tên gọi “Chiến lược giấy” (Strategy paper) bao gồm các nguyên tắc, phạm vi, kế hoạch hợp tác của EU với các nước láng giềng. Điều này tạo một khuôn khổ pháp lý giúp EU và các nước láng giềng tiến tới việc nâng cao hiểu biết lẫn nhau và hợp tác sâu rộng để giúp nhau cùng phát triển về kinh tế và đảm bảo an ninh trong khu vực. Về nguyên tắc: ENP cần phải có một cách tiếp cận toàn diện, chặt chẽ và hiệu quả, thông qua việc đưa ra động lực mới cho sự hợp tác với những nước láng giềng, điều đó sẽ tăng cường sự ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực. Về phạm vi địa lý: Ngày 2/2003 tại cuộc họp của Uỷ ban Châu Âu về một Châu âu đa dạng hơn, Ủy ban Châu âu đã đề nghị các nước Armenia, Azerbaijan và Gruzia tham gia vào ENP, Ủy ban cũng đề nghị xem xét để Libya cũng có thể nằm trong ENP. Để thực hiện chiến lược này, ưu tiên của ENP sẽ giành cho việc ký kết các điều ước hợp tác song phương với các nước láng giềng trong hai lĩnh vực lớn: Hợp tác tài chính, chính sách đối ngoại và an ninh. Nâng cao hợp tác trong một số lĩnh vực ưu tiên như: phát triển kinh tế xã hội, thương mại và thị trường nội bộ, tư pháp và nội vụ, thông tin liên lạc. Ngoài ra, vấn liên quan đến quyền con người và quyền tự do cơ bản cũng được chính sách này đề cập. Chính sách đối ngoại về chính trị sẽ được tăng cường trong các lĩnh vực. Các chính sách cũng dự kiến ​​tăng cường quan hệ thương mại và tăng cường sự hỗ trợ về tài chính, cung cấp triển vọng của một thị trường nền tảng trong nội bộ EU. Vào tháng 3 năm 2007, Hội đồng EU đã chấp thuận cho việc gia nhập từng bước của 13 nước láng giềng là: Algeria, Armenia, Azerbaijan, Ai Cập, Georgia, Lebanon, Israel, Jordan, Moldova, Moroco, Chính quyền Palestine, Tunisia và Ukraina, vào các cơ quan và chương trình của EU, nhằm đẩy mạnh sự hợp tác và nhận được sự hỗ trợ của các quốc gia láng giềng trong việc thực hiện các chính sách của EU. EU cũng đưa ra các phương pháp củng cố ENP như tăng cường các thành phần kinh tế và thương mại, tạo thuận lợi cho việc di chuyển và xuất nhập cảnh giữa công dân EU và các nước láng giềng, tăng cường hợp tác tài chính, phát huy dân chủ, tăng cường sự hợp tác chính trị giữa các quốc gia, giúp đỡ nhau giải quyết xung đột và đối phó với những rủi ro. Bình luận về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu với các nước láng giềng: Chính sách láng giềng châu Âu (ENP) được coi là một công cụ trong quan hệ đối ngoại của EU với các nước láng giềng, qua đó tìm cách ràng buộc các quốc gia phía Đông và phía Nam phải phụ thuộc vào EU. Các quốc gia này chủ yếu là những nước đang phát triển và bản thân những nước này cũng rất muốn thiết lập một quan hệ chặt chẽ với EU nhằm phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh trong khu vực. Thông qua việc thực hiện các chính sách này, EU khẳng định mục tiêu muốn hợp tác với tất cả các nước láng giềng của mình để tạo ra một liên kết chặt chẽ giữa các bên với nhau. Mục tiêu của ENP là giúp EU và các nước láng giềng có những định hướng, chính sách cụ thể để tiến hành hợp tác giữa các quốc gia và giúp nhau cùng phát triển. Cụ thể, ENP góp phần giúp tăng cường sự hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực và ký kết các Hiệp định song phương, tạo nên một khu vực tự do thương mại rộng lớn cho EU, phát triển trong quan hệ đa phương với Nga và các nước Đông Âu để cùng nhau phát triển. Kể từ khi thực hiện ENP, nó đã giúp cho EU trở nên ổn định hơn, hơn nữa còn đảm bảo cho an ninh vùng biên giới khi các biện pháp ngăn chặn, đối phó kịp thời sẽ được thực hiện do chính sách hợp tác toàn diện về an ninh quốc phòng với các nước. Mục đích của ENP là chia sẻ các lợi ích của việc mở rộng của EU với các nước láng giềng, tăng cường sự ổn định, an ninh và thịnh vượng cho tất cả các bên liên quan. Nó được thực hiện nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của đường phân chia mới giữa EU mở rộng với các nước láng giềng và tạo cho các quốc gia khác cơ hội để tham gia vào các hoạt động của EU. Có thể thấy, ENP đã đem lại rất nhiều lợi ích cho các bên tham gia, thực tế đã góp phần vào việc nâng cao sự hiểu biết, hợp tác toàn diện giữa EU và các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trong các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, đảm bảo hòa bình trong khu vực và đặc biệt, giúp EU và các nước láng giềng cùng nhau phát triển hơn trong thời kỳ toàn cầu hóa về mọi mặt như hiện nay. Danh mục tài liệu tham khảo Lê Minh Tiến – Phạm Hồng Hạnh, Pháp luật Liên minh châu Âu, 2011. Hiệp ước về Liên minh châu Âu – Hiệp ước Maastricht. Các trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBình luận về chính sách ngoại giao của Liên minh châu Âu với các nước láng giềng.doc