Các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế

-Chất lượng của sự phát triển kinh tế chưa cao và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định   -Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn thấp -Cấu trúc thị trường Việt Nam không đồng bộ, thiếu sự minh bạch và khả năng dự đoán trước -Tỉ lệ lạm phát cao(năm 2007;12.63% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại,năm 2008: 8,1%)

ppt63 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam Nhóm lớp CT36E IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ. Sau chiến tranh thế giới thứ 1,cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm lung chuyển hệ thống tiền tệ vàng. Khủng hoảng tiền tệ thế giới làm khủng hoảng kinh tế thế giới thêm trầm trọng. Cần thiết phải có một sự hợp tác với quy mô lớn chưa từng có với tất cả các quốc gia để xây dựng nên một hệ thống tổ chức tiền tệ cách tân và một tổ chức để điều hành hệ thống này. Sau nhiều lần thương thuyết trong điều kiện khó khăn về thời chiến, cộng đồng quốc tế mới chấp nhận một hệ thống tiền tệ mới và một tổ chức để giám sát nó. Những thương thuyết cuối cùng về thành lập quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã diễn ra Bretton Woods, Newhamsphire, Hoa Kì vào tháng 7/1944 giữa 44 quốc gia. 1/3/1947: tổ chức IMF chính thức đi vào hoạt động như một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Trụ sở chính của IMF đặt tại Washington D.C và có hai chi nhánh ở Paris và Geneve. Một nước có thể trở thành thành viên của IMF nếu sẵn sàng gắn bó, trung thành với các chức năng và nguyên tắc chủ đạo của IMF. Hiện nay, IMF có 184 thành viên, thành viên mới nhất là Đông Timor. Việt Nam ra nhập năm 1956. Ngày 27.12.1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước kí kết. Ngày 1.3.1947, IMF bắt đầu hoạt động và cho vay khoản đầu tiên vào 8.5.1947. Mỹ: cổ phần lớn nhất 17,46 % Đức: 6,11% Nhật : hội viên từ 1952: 6,26%, phần đóng góp 13312 triệu SDR Anh: 5,05% Pháp : 5,05% Trung quốc: đóng góp 4687 triệu SDR Hàn quốc: đóng góp 1633 triệu SDR Lưu ý: SDR là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng theo tỉ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF. Lúc đầu nó có giá trị 0,888671 g vàng, nhưng thực chất chỉ là một đơn vị tính toán. Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế. Tạo điều kiện mở rộng và tăng cường cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm , thu nhập thực tế và việc phát triển nguôn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế. Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh. Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xóa bỏ các hạn chế về ngoại hối gây hại tới sự tăng trưởng mậu dịch quốc tế. Tạo niềm tin cho các thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ nhằm đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế. Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nc thành viên. Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên Theo quy định của văn bản hiệp định đầu, các nước thành viên đều áp dụng hệ thống ngang giá tiền tệ và TGHÐ cố định. Trong hiệp định có ghi: ''Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổ nước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt không quá 1% chế độ đồng giá''. Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán Ðể thực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế IMF đã cung cấp cho các nước thành viên các khoản tín dụng cho các nước có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên Để thực hiện được những chức năng trên, IMF có cơ chế hoạt động như sau: Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên : Hiện nay Quỹ có một hoạt động nghiên cứu quan trọng về tình trạng kinh tế tổng quát, chính sách tiền tệ của mỗi nước hội viên để có thể nhìn trước những khó khăn một nước để có thể phải đối đầu và do đó cần sự giúp đỡ của Quỹ Theo quy chế (Article IV), IMF tham khảo mỗi nước mỗi năm một lần hoặc nhiều lần (nếu Quỹ nhận định là nước có nhiều nguy hiểm sẽ rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế). Giúp đỡ tài chính: được chia làm hai loại: Giúp đỡ ngắn hạn: Thời gian mượn kéo dài từ 12 tháng đến 18 tháng. Mỗi năm các nước mượn có thể rút một phần. Hạn trả kéo dài từ 3 đến 5 năm. Giúp đỡ dài hạn: Hạn trả kéo dài từ 4 đến 10 năm. Giúp đỡ về mặt kĩ thuật Việt Nam gia nhập IMF vào ngày 21/9/1956. Là nền kinh tế đứng thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ tiền tệ IMF xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Là một trong những quốc gia đã nhận được nguồn tài trợ rất lớn từ tổ chức quốc tế này. Hiện nay cổ phần của Việt nam tại IMF bằng 329,1 triệu SDR, trị giá khoảng 475.3 triệu USD. Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa VN - IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô. Tháng 10/1993, Việt nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, trong đó, chương trình vay cuối cùng là Tăng trưởng và Giảm nghèo PRGF kết thúc vào tháng 4/2004. Từ tháng 4/2004 đến nay, quan hệ Việt nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp mặc dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn. (WB) Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới, viết tắt là WB, là một tổ chức tài chính đa phương, nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn. Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) là tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc, có trụ sở chính đặt tại Washington – HK. Tháng 7.1944, đại biểu của 44 nước họp tại Bretton Woods ở New Hampshire, Hoa Kỳ đã sáng lập ra Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (hai thể chế này, vì vậy, còn gọi là Thể chế Brettopn Woods). Bắt đầu hoạt động từ 1946, Ngân hàng Thế giới có quan hệ chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hiện nay Ngân hàng Thế giới có 187 thành viên .Trong đó nước có ảnh hưởng mạnh nhất trong WB vẫn là Mỹ với tỉ lệ phiếu chiếm 15,85% (Nhật 6,84%; Trung Quốc 4,42%, Đức 4%, Anh 3,75%, Pháp 3,75%)…(năm 2010) Nhóm Ngân hàng Thế giới không phải là một ngân hàng theo nghĩa thông thường, nó được tạo thành từ hai tổ chức phát triển duy nhất thuộc sở hữu của 187 nước thành viên: đó là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế. Hai tổ chức này bổ sung cho 3 tổ chức khác là : Công ty Tài chính Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết mâu thuẫn đầu tư, và Cơ quan Đảm bảo Đa phương. Hội đồng Thống đốc: là cơ quan quyết định cao nhất tại WB. Mỗi nước hội viên cử một đại diện của nước mình làm thành viên của Hội đồng Thống đốc. Uỷ ban Phát triển: được thành lập vào năm 1974, có trách nhiệm tư vấn cho cả 2 Hội đồng Thống đốc của IMF và WB về các vấn đề liên quan đến cung cấp vốn cho các nước đang phát triển. Ban Giám đốc Điều hành: gồm 24 Giám đốc điều hành (trong đó có 5 GĐĐH được bổ nhiệm từ năm nước hội viên có số cổ phần lớn nhất là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Anh); và 19 GĐĐH được bầu chọn. Nhiệm kỳ của GĐĐH là 2 năm. Ban GĐĐH chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc hàng ngày của WB, thực hiện nhiệm vụ theo các chức năng và quyền hạn được giao phó theo Điều lệ và/hoặc được Hội đồng Thống đốc giao. Chủ tịch: do Ban GĐĐH lựa chọn với nhiệm kỳ 5 năm; Như thông lệ thì Chủ tịch của WB luôn là người Mỹ vì Mỹ là nước có cổ phần nhiều nhất ở WB.Chủ tịch tham gia vào các cuộc họp của Hội đồng Thống đốc và Uỷ ban Phát triển. Ngoài ra, Chủ tịch còn phụ trách về nhân sự của IBRD và IDA, chủ trì các buổi họp của Ban GĐĐH và duy trì mối liên hệ với chính phủ các nước hội viên, các GĐĐH, với các cơ quan thông tin và các tổ chức khác. Giúp việc cho Chủ tịch có 5 Tổng giám đốc. Hiện nay, Chủ tịch Nhóm WB là Robert Zoellick kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 Cán bộ của Nhóm WB: có khoảng 10.000 cán bộ từ nhiều quốc gia khác nhau làm việc tại trụ sở chính tại Washington D.C. và 3000 cán bộ làm việc tại trên 100 văn phòng đại diện đặt tại các nước hội viên. Dưới Tổng giám đốc có 25 Phó Chủ tịch hay còn gọi là các nhà kinh tế trưởng phụ trách các khu vực và các mảng nghiệp vụ “To fight poverty with passion and professionalism  for lasting results. To help people help themselves  and their environment by providing resources,  sharing knowledge, building capacity, and  forging partnerships in the public and private sectors. “ Nhiệm vụ của chúng tôi là để chống lại nghèo đói với niềm đam mê và tính chuyên nghiệp cho kết quả lâu dài và giúp đỡ mọi người giúp đỡ bản thân và môi trường của họ bằng cách cung cấp các nguồn lực, chia sẻ kiến ​​thức, xây dựng năng lực và quan hệ đối tác trong các lĩnh vực công cộng và tư nhân. Giảm thiểu đói nghèo và cải thiện đời sống của người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Làm cầu nối cho hố sâu ngăn cách giàu nghèo, hướng các nguồn lực từ các nước giàu vào sự phát triển của các nước nghèo. Hỗ trợ các nỗ lực chính phủ các nước phát triển trong việc xây dựng trường học, trung tâm y tế, cung cấp điện nước, phòng chống bệnh tật và bảo vệ môi trường… WB chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế và tập trung vào việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của những nước thành viên.. WB chủ yếu thực hiện chức năng cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, lãi suất tín dụng và tài trợ cho các nước đang phát triển, các nước nghèo cho một mảng rộng các mục đích bao gồm đầu tư vào giáo dục, y tế, hành chính công, cơ sở hạ tầng, phát triển khu vực tài chính và tư nhân, nông nghiệp và quản lý tài nguyên môi trường và tự nhiên  giúp các nước này phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mỗi tổ chức thành viên thực hiện các chức năng riêng biệt phục vụ các mục đích của WB: Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển ( IBDR) – International Bank for Reconstruction and development được chính thức thành lập ngày 27/12/1945. 187 thành viên. Hiệp hội phát triển quốc tế ( IDA ) – The International Development Association, thành lập năm 1960. 187 thành viên. Công ty tài chính quốc tế ( IFC ) – International Finance Corporation thành lập năm 1956. 182 thành viên. Cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương ( MIGA ) - Multilateral Investment Guarantee Agency thành lập năm 1966 với 157 thành viên. Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ( ICSID) – International Centre for settlement of Investment Diputes. Thành lập năm 1988 với 175 thành viên. Vay vốn đầu tư: Dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời gian ân hạn tới 5 năm. Vay vốn điều chỉnh: Trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình. Quỹ tín thác: Được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác. Trợ giúp kĩ thuật: Cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển. Những chương trình này tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh,… Việt Nam là thành viên của WB từ năm 1976. Cùng với sự hợp tác và giúp đỡ của WB, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng và phát triển đất nước. Điều này tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế của VN nói chung và của các ngành và địa phương nói riêng. WB giữ vai trò đầu tàu trong việc trong việc vận động và điều phối viện trợ cho Việt Nam. WB, cầu nối cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, một kênh vận động có hiệu quả nguồn vốn viện trợ cho Việt Nam, đồng thời là trung tâm tập hợp những nỗ lực chung để cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án và nâng cao hiệu quả viện trợ . WB đã và đang hợp tác, hỗ trợ Việt Nam việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững; mục tiêu xóa đói giảm nghèo; đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tư vấn chính sách, chia sẻ kinh nghiệp trong quá trình phát triển… Tính tới thời điểm hiện tại, WB đã cung cấp cho Việt Nam các khoản viện trợ không hoàn lại, tín dụng ưu đãi và cho vay tổng giá trị 13,5 tỷ USD nhằm hỗ trợ công cuộc phát triển đất nước. WB đang xây dựng Chiến lược Đối tác quốc gia mới với mục đích tăng cường hợp tác với Việt Nam trong 5 năm tới nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011 – 2016. (WTO) WTO chính thức được thành lập vào ngày 1-1-1995 là kết quả của vòng đàm phán Urugoay kéo dài 8 năm (1986-1994), thay thế cho Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). WTO có trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, là tổ chức thương mại quốc tế WTO có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Sự ra đời của WTO nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thương mại thế giới, vì WTO không những kế thừa các nội dung của GATT-47 mà còn mở rộng sang các lĩnh vực nông nghiệp, dệt may, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ là những vấn đề mà GATT-47 chưa đề cập. Tính đến năm 2009, WTO có 154 thành viên. Việt Nam gia nhập WTO ngày 11-1-2007 Thương mại không có sự phân biệt đối xử Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các quy định về quy chế Đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) mà nội dung chính là dành sự đối xử bình đẳng đối với thương nhân, hàng hóa, dịch vụ của các bên tham gia thương mại. Tạo dựng nền tảng ổn định cho thương mại Các nước thành viên có nghĩa vụ minh bạch hóa các chính sách kinh tế của mình, cam kết sẽ không có những thay đổi bất lợi cho thương mại, nếu phải thay đổi phải báo trước, tham vấn và bãi bỏ. Bảo đảm thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán. Kể từ GATT 1947 đến 1994, GATT đã thông qua tám vòng đàm phán để giảm thuế, dỡ bỏ các rào cản phi thuế và mở cửa thị trường. Hiện các bộ trưởng WTO trong cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ tư ở Doha, Cata tháng 1-2002 đã quyết định phát động một chương trình đàm phán mới về hệ thống thương mại đa phương. Tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng WTO không cho phép các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế, ví dụ như bán phá giá, trợ cấp cho hàng hóa, đồng thời cho phép các nước được áp dụng biện pháp tự vệ khi nền sản xuất trong nước có nguy cơ bị tổn thương bởi hàng nhập khẩu. Nguyên tắc giành điều kiện thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển và chậm phát triển và khuyến khích các nước đó phát triển và cải cách kinh tế. Hiện nay, ¾ số thành viên WTO là các nước đang phát triển và kém phát triển. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi những ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý trợ giúp kĩ thuật cho các nước này với mục tiêu đảm bảo cho họ tham gia sâu rộng vào hệ thống thương mại đa phương. Thứ nhất, giúp cho dòng thương mại càng tự do được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Để làm được như vậy, người ta cố gắng để mọi cái có thể rõ ràng mà không trừu tượng, có thể nhận biết và dự báo trước được. Thứ hai, thực hiện chức năng của trung tâm dàn xếp, thương lượng và thoả thuận các chính sách, quy định, quy tắc, luật chơi của thương mại, kinh doanh toàn cầu. Thứ ba, là trung tâm để giải quyết các bất đồng, các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế. WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành và những mục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa biên của WTO, cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thực hiện các hiệp định nhiều bên. WTO sẽ thi hành Cơ chế rà soát chính sách thương mại (của các nước thành viên) WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về những quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO. WTO cũng là diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các thành viên về những quan hệ thương mại đa biên; đồng thời WTO là một thiết chế để thực thi các kết quả từ việc đàm phán đó hoặc thực thi các quyết định do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra. WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính sách kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó. Hội nghị Bộ trưởng Đại hội đồng Các Hội đồng theo từng lĩnh vực thương mại lớn và các cơ quan khác. Các đơn vị cơ sở Bốn nước thành viên lớn nhất của WTO là Hoa kỳ, EU, Nhật bản và Canađa. Bốn nước này thường có tên gọi là Bộ tứ (“Quadrilaterals”/“Quad”). Điều XII Hiệp định thành lập WTO quy định các vấn đề liên quan đến việc gia nhập WTO. Thủ tục đàm phán để gia nhập WTO, có thể nêu tóm tắt, gồm bốn giai đoạn mà các nước phải tuân theo như sau: Thứ nhất, giai đoạn minh bạch hoá chính sách, pháp luật thương mại của nước xin gia nhập Thứ hai, giai đoạn đàm phán các bản chào (Offers) của bên xin gia nhập và các bản yêu cầu (Requests) của các thành viên WTO Thứ ba, giai đoạn chuẩn bị văn kiện pháp lý về việc gia nhập Thứ tư, giai đoạn cuối cùng thường có tên gọi là “ra phán quyết”. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào 11-1-2007 Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng mừng tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn thách thức. Những phát triển tích cực: -Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đứng trong số ít nước duy trì được mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới (8,5% năm 2007, 6,2 % năm 2008) -trong khi phần lớn các nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thoái thì nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng 5,2 %. - Xuất nhập khẩu tăng mạnh và đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam +Trong hai năm 2007 và 2008, mức tăng xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt bình quân khoảng 25 %/ năm +Năm 2010 tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trên tổng GDP là trên 170 %. -Đầu tư quốc tế tăng ngoạn mục: . +FDI: sau khi Việt Nam gia nhập WTO, FDI vào Việt Nam tăng vọt từ 12 tỷ USD năm 2006 lên 21 tỷ USD năm 2007 và 64 tỷ USD +ODA vào Việt Nam cũng liên tục tăng mạnh: thu hút bình quân 5-6 tỷ USD cho các dự án phát triển hạ tầng và quốc kế dân sinh. Riêng năm 2009, tổng số ODA cam kết cho Việt Nam đạt trên 8 tỷ USD. -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tiến bộ: +Trong những năm đầu của thập niên 2000, tỷ lệ các khu vực công nghiệp, dịch vụ và nông lâm 38 %, 39 % và 23 %, thì đến 2008-2009 tỷ lệ tương ứng là 40 %, 39,5 % và 20,5 %. Yếu kém và thách thức -Chất lượng của sự phát triển kinh tế chưa cao và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định   -Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn thấp -Cấu trúc thị trường Việt Nam không đồng bộ, thiếu sự minh bạch và khả năng dự đoán trước -Tỉ lệ lạm phát cao(năm 2007;12.63% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại,năm 2008: 8,1%) Cần làm gì để tiếp tục hội nhập và phát triển ??? -Khắc phục các hạn chế và khiếm khuyết hiện nay của công tác hội nhập kinh tế quốc tế -Tăng cường phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. -Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá -Đổi mới công tác xây dựng pháp luật để sớm có được một hệ thống pháp luật tương đối đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu HNKTQT -Tăng cường phổ biến tuyên truyền, thông tin về HNKTQT -Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng hơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_lop_e_6315.ppt
Luận văn liên quan