Cách thức viết Báo cáo khoa học đặc biệt là Báo cáo ngành xã hội học

Sau bài học, sinh viên có thể hiểu và thực hành được cách thức báo cáo khoa học, cụ thể: Xác định và thực hành các phong cách viết và các cấu trúc tương ứng được sử dụng phổ biến trong các bài viết nghiên cứu Biết cách hình thành một luận đề Biết cách xây dựng đề cương một bài viết Biết cách viết phần giới thiệu Biết cách viết tổng quan Biết cách viết phần phương pháp Biết cách viết kết quả Biết cách viết kết luận Biết cách trích dẫn tài liệu và quyền tác giả 1. Làm cách nào để viết báo cáo khoa học một cách có hiệu quả? Tìm ra phương thức sáng tạo riêng của tác giả Phát triển các kỹ năng quản lý thời gian tốt Chọn không gian suy nghĩ cho mình

ppt73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cách thức viết Báo cáo khoa học đặc biệt là Báo cáo ngành xã hội học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách thức viết báo cáo nghiên cứu khoa học Các mục tiêu của bài học Sau bài học, sinh viên có thể hiểu và thực hành được cách thức báo cáo khoa học, cụ thể: Xác định và thực hành các phong cách viết và các cấu trúc tương ứng được sử dụng phổ biến trong các bài viết nghiên cứu Biết cách hình thành một luận đề Biết cách xây dựng đề cương một bài viết Biết cách viết phần giới thiệu Biết cách viết tổng quan Biết cách viết phần phương pháp Biết cách viết kết quả Biết cách viết kết luận Biết cách trích dẫn tài liệu và quyền tác giả 1. Làm cách nào để viết báo cáo khoa học một cách có hiệu quả? Tìm ra phương thức sáng tạo riêng của tác giả Phát triển các kỹ năng quản lý thời gian tốt Chọn không gian suy nghĩ cho mình Để bắt đầu Tìm ra các yêu cầu về định dạng cho bài viết Phát triển một cấu trúc logic cho bài viết Viết từ đầu–tránh ”cắt, dán” Lưu ý! Bản nháp đầu tiên chỉ là bản sơ thảo (mới chỉ bắt đầu đặt bút viết) Bản thảo thứ hai là bản thảo có điều chỉnh (bạn chỉnh sửa nó) Không thể có các bản thảo công phu ngay từ đầu! Cần có phần giới thiệu tốt! Phần giới thiệu tốt gây được chú ý từ người đọc, Phần giới thiệu lôi cuốn độc giả đọc toàn bộ bài viết Tạo sự trôi chảy Sự rõ ràng, mạch lạc của bài viết phụ thuộc sự trôi chảy của dòng các ý tưởng, Sự chuyển tiếp trôi chảy, nhuần nhuyễn giữa các đoạn sẽ giúp độc giả theo dõi suy nghĩ của mình tốt hơn. 2. Những thành tố cơ bản của một bài viết hiệu quả Ý tưởng/luận điểm:các ý tưởng mới và hấp dẫn Cấu trúc:sắp xếp thông tin một cách phù hợp Phong cách viết: ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn và đúng ngữ pháp (Peat, Jennifer 2002, theo ENCOURAGES workshop) Sử dụng ngôn từ hợp lý 2.1. Xây dựng luận điểm Luận điểm là gì? Một tuyên bố về điều gì đó trong cuộc sống/thế giới mà bạn có thể xây dựng nên dựa trên nghiên cứu của bạn. Một ”luận điểm” –một giả định đưa ra cách nhìn nhận mới vào những chủ đề hoặc các mối quan hệ trong thế giới.  Vì vậy:  Cần nói về một điều gì đó mới và quan trọng,  Cần tính đến những kiến thức đã có trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu Khi viết bài Chỉ trình bày những tài liệu cần thiết và phù hợp nhằm làm rõ các luận điểm chính và hỗ trợ cho các kết luận Tránh tất cả những thông tin không liên quan Trước khi bắt tay vào viết, cần phác thảo dàn bài –các bước mà mình sẽ dẫn dắt người đọc để đi từ câu hỏi nghiên cứu đến kết luận 2.2. Cấu trúc và phong cách viết Cấu trúc: các cách bố cục bài viết khác nhau. Phong cách viết: cách trình bày các ý tưởng trong bài viết, các tiểu xảo, kĩ xảo khi viết bài.  Cấu trúc và phong cách thường song hành với nhau! Các loại phong cách viết theo các lọai cấu trúc Loại cấu trúcchặt chẽ: Các bài viết khoa học trong khoa học xã hội,nhằm đạt được tính khách quan và độ tin cậy nhất định Tiếng nói của tác giả: thường bị bỏqua, luôn trình bày ở dạng quan điểm của người thứ3 Loại không cấu trúc (tựdo): Các bài viết trong văn học, khoa học nhân văn và ngày càng được sửdụng rộng rãi trong nhân chủng học Nhằm thuyết phục và được công nhận Hình thức đa dạng và cấu trúc ít bị hạn chế Tiếng nói của tác giả: luôn thể hiện quan điểm cá nhân của người viết: sử dụng “tôi” Loại bài viết có ‘cấu trúc chặt chẽ’ Bắt đầu với những câu khái quát Thu hẹp dần tới các chi tiết nghiên cứu (khung khái niệm, phương pháp vàphát hiện) mở rộng ra, bàn thêm các điểm khái quát hơn (Bem, Daryl 2002) Ví dụ về một cấu trúc Tên bài viết Tóm tắt Giới thiệu (Tổng quan tài liệu) Phương pháp Phát hiện Bàn luận Kết luận/Khuyến nghị Một cấu trúc khác-Phong cách ‘tự do’ Phần giới thiệu: Đưa thông tin muốn nói trong bài viết nghiên cứu (luận điểm) Phần thân bài: Đưa ra cơ sở cho các vấn đề đã nêu trong phần giới thiệu Xây dựng câu chuyện của với các thông điệp, bằng chứng, lập luận và học thuyết Đặc biệt chú ý tới tính chặt chẽ và liền mạch Phong cách ‘tự do’(tiếp) Phần kết luận: Kết luận kiểu ‘tóm tắt’: nêu lại các ý kiến đã phát triển trong bài viết Kết luận kiểu ‘bàn luận’: tiếp tục phát triển luận điểm cho đến khi kết thúc. 2.3. Sử dụng ngôn từ Sử dụng ngôn ngữ thông dụng, không cần thiết dùng những ngôn từ rắc rối, phức tạp, Bắt đầu mỗi đoạn mới bằng một câu chủ đề: một câu nêu rõ nội dung đoạn nói về điều gì, Dùng các câu ngắn gọn. Không dùng những câu cảm thán Ngôn từ (tiếp) Trong phong cách ‘cấu trúc chặt chẽ’: Quy tắc chung là giảm tối thiểu việc nêu ý kiến bản thân, hạn chế dùng đại từ “tôi, của tôi” Không dùng đại từ‘ chúng tôi’ trừ khi có hơn 2 tác giả Ngôn từ (tiếp) Trong phong cách ‘tự do’ Đại từ “tôi, của tôi” thường được sử dụng nhưng nên nhớ: dùng các từ này một cách khôn ngoan và cẩn trọng! Chỉ dùng với 2 mục đích: 1) chắc chắn thiết lập, hoặc để được công nhận là đã thiết lập một điểm quan trọng; 2) giúp người đọc có thể hiểu tại sao tác giả biết điều bạn biết, đặc biệt là khi nghiên cứu về vấn đề nhạy cảm  Vì vậy, nếu chỉ đưa ra tiếng nói của đối tượng nghiên cứu là chưa đủ! 2.4. Một số khó khăn thường gặp khi viết Vấn đề khái quát hoá: Nghiên cứu định tính thường tập trung hiểu biết sâu và chân thực về một nhóm đối tượng tương đối nhỏ Bằng cách nào để vượt qua? Trình bày cụ thể bối cảnh trong nghiên cứu của mình giống hay khác nhau với các bối cảnh khác Liên hệ những phát phát hiện trong nghiên cứu của mình với các lý thuyết đã có (vì vậy, cần có phần tổng quan tài liệu tốt!) Một số khó khăn thường gặp khi viết (tiếp) (Làm thế nào để trình bày được cả lý thuyết và số liệu?) Mô hình xen kẽ: lý thuyết được trình bày ởphần đầu và phần cuối của bài viết Mô hình lý thuyết ở cuối: giống như mô hình trên, nhưng tất cả các lý thuyết được trình bày ở phía cuối bài viết Mô hình lý thuyết xuyên suốt: các lý thuyết đan xen trong cả bài viết và xen kẽ với các số liệu.  Để thực hiện mô hình này, cần có khung lý thuyết rõ ràng giúp liên kết phần phát hiện và các điểm lý thuyết Một số khó khăn thường gặp khi viết (tiếp) (Vấn đề thiếu thông tin về phương pháp) Không nên đưa vào bài viết một loạt thuật ngữ về phương pháp mà không giải thích cụ thể là mình đã sử dụng các phương pháp này như thế nào trong nghiên cứu Cần mô tả ngắn gọn, súc tích và đầy đủ về: số người được phỏng vấn; cách chọn đối tượng nghiên cứu và lý do chọn họ; cách phân tích thông tin và quan điểm của nhà nghiên cứu Một số khó khăn thường gặp khi viết (tiếp) (Vấn đề độ dài và Các chiến lược) Vấn đề độ dài: Khó tìm được sự cân bằng giữa lượng thông tin thu đuợc và cảm giác muốn sử dụng thông tin với độ dài được phép viết Các chiến lược: Mô tả chi tiết các dữ liệu thu được Chọn các câu trích dẫn để tóm tắt các trải nghiệm (nhưng các trích dẫn này phải nhằm củng cố câu chuyện) Lượng hoá các số liệu định tính (rất thận trọng!) Trình bày hết các khái niệm mà bạn muốn đưa ra, chỉ sử dụng ít trích dẫn với mục đích minh hoạ Kỹ năng viết từng phần của báo cáo Viết phần giới thiệu Viết tổng quan Viết phần phương pháp Trình bày những phát hiện và kết quả. Viết kết luận Trình bày tài liệu tham khảo 1. Viết phần giới thiệu Mục đích của Giới thiệu Tạo ấn tượng đầu tiên về bài viết Cho độc giả biết bạn sẽ cho họ biết cái gì trong bài viết và vì sao họ lại cần đọc bài viết của bạn Các điểm cần hướng tới trong phần giới thiệu Chúng ta biết những gì? Chúng ta không biết những gì? Nghiên cứu của mình đóng góp gì?  Cần làm thế nào? Xác định những thành tố của phần giới thiệu Thông tin nền Sự tương phản/mâu thuẫn Giải pháp do bài viết mang lại Thông tin nền Mở đầu: Một câu nhận định chung về tình hình Một sự kiện hoặc một câu chuyện Một lời dẫn hoặc một sự thật bất ngờ Đặt bối cảnh cho bài viết: các hiểu biết hoặc kiến thức hiện tại về vấn đề mà bài viết quan tâm Đưa ra sự tương phản bằng các từ như nhưng, tuy nhiên, mặt khác,…. Nêu ra vấn đề: Thực trạng của vấn đề là gì: thiếu hụt/không đầy đủ kiến thức, hiểu lầm,… Hậu quả của việc để vấn đề này tồn tại Lợi ích của việc giải quyết được vấn đề Sự đối lập Giải pháp do bài viết mang lại Luận điểm của bài viết Các lợi ích, đóng góp của bài viết 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Là việc tổng quan tài liệu và nhận xét mang tính phê phán những nghiên cứu trước đó, trong đó nêu lên những phát hiện đã có, những điểm còn thiếu hoặc hạn chế trong lĩnh vực học thuật đang xem xét Những điểm cần nêu trong phần TQTL Nêu hiện trạng của những nghiên cứu/ vấn đề/ chủ đề/ câu hỏi …có liên quan tới đề tài mình đang nghiên cứu Mô tả các phương pháp đã được vận dụng đề giải quyết các vấn đề nghiên cứu trong phần tổng quan tài liệu của mình. Nêu những mâu thuẫn của những lập luận từ những tài liệu đã thu thập và phân tích phát hiện những hạn chế về tư liệu, lý thuyết hoặc phương pháp… Lập dàn ý tổng quan tài liệu như thế nào? Dµn ý mét bài tổng quan tài liệu dùa trªn mét sè c©u hái nh»m liªn kết néi dung nh÷ng Ên phÈm ®· ®äc. Trong khi liªn kÕt, cÇn h­íng ®Õn chñ ®Ò nghiªn cøu ®ang thùc hiÖn Lưu ý khi viết tổng quan Cuối phần tổng quan cần nhấn mạnh những mặt đã được và chưa được của những tài liệu đã tổng quan (về tư liệu, lý thuyết, phương pháp …)  Từ đó nêu bật những điểm mới của mình hoặc những điểm mình sẽ khắc phục chúng 3. Cách viết phần phương pháp Những nội dung cần mô tả trong bài viết Khách thể nghiên cứu Các phương pháp thu thập thông tin Lựa chọn người tham gia nghiên cứu Định nghĩa các khái niệm chính Các hạn chế trong nghiên cứu Kế hoạch phân tích Khách thể nghiên cứu Xác định rõ khách thể/nhóm đối tượng nghiên cứu đối với từng câu hỏi (mục tiêu) nghiên cứu Giải thích lý do cho việc đặt ra các giới hạn cho quần thể nghiên cứu (hoặc đưa ra các tiêu chí để loại bỏ các đối tượng nghiên cứu không phù hợp) Các phương pháp thu thập thông tin Mô tả (các) phương pháp đã sử dụng để thu thập thông tin trong nghiên cứu Đưa ra lý do giải thích vì sao lại lựa chọn một phương pháp cụ thể nào đó. Trình bày những khả năng lựa chọn phương pháp cho nghiên cứu Có nhiều sự lựa chọn về phương pháp nghiên cứu không? Tại sao lại lựa chọn phương pháp này? Có vấn đề gì khi sử dụng các phương pháp này? Mô tả quá trình thu thập thông tin Mô tả chi tiết các cách thức sử dụng công cụ để thu thập thông tin. VD: tổ chức thu thập thông tin bằng bảng hỏi, phỏng vấn,qua thư tín Công cụ thu thập thông tin Cung cấp thông tin về những công cụ đã sử dụng trong nghiên cứu: Bảng hỏi có cấu trúc. Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Bản hướng dẫn quan sát Mô tả sự lựa chọn đối tượng cung cấp thông tin Đối với nghiên cứu định lượng: Cố gắng chứng minh được tính đại diện, vì vậy cần: Mô tả về khung lấy mẫu là rất quan trọng. Nói rõ bạn đã chọn đối tượng từ khung này như thế nào. Mô tả tính ngẫu nhiên trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu Mô tả các hạn chế trong thiết kễ mẫu của bạn. Biện giải cho con số đối tượng tham gia nghiên cứu Mô tả về mẫu trong nghiên cứu định tính Mô tả chi tiết và biện giải cho các tiến trình lựa chọn đối tượng trong nghiên cứu định tính Không đề cao “tính đại diện” của quần thể. Có thể tìm kiếm người biết nhiều nhất về vấn đề bạn đang quan tâm hoặc người sẵn lòng nói cho mình về chủ đề mà bạn quan tâm nghiên cứu. Định nghĩa các khái niệm để xác định phương pháp nghiên cứu tương ứng Trong nghiên cứu định lượng: Đưa ra các định nghĩa về các khái niệm chính trong nghiên cứu và đặc biệt là các biến đầu ra. Có thể tách riêng hoặc trình bày ở ngay đầu của phần phân tích. Trong nghiên cứu định tính: có thể không cần định nghĩa chi tiết vấn đề cần quan tâm nhưng vẫn cần phải nói rất chi tiết khía cạnh nào của vấn đề nghiên cứu khiến mình quan tâm. Mô tả sự phân tích số liệu Việc phân tích số liệu cần phù hợp với mục tiêu. Phần trình bày về việc phân tích số liệu cho thấy người viết biết rõ mình đang làm gì Đối với nghiên cứu định tính hãy mô tả phương pháp phân tích và giới thiệu thông tin. Đối với nghiên cứu định lượng hãy mô tả cách tác giả sẽ tóm tắt và trình bày số liệu Nếu đang thử nghiệm một mô hình mới  hãy mô tả kĩ thuật mà mình sẽ sử dụng (và mô hình mà mình muốn thử nghiệm) Mô tả sự phân tích số liệu (tiếp) Khi gặp hai lựa chọn (biến ) trở lên, hãy lý giải tại sao mình lại lựa chọn giải pháp này mà không phải là giải pháp kháccho mọi người thấy là có khả năng còn có các lựa chọn khác. Ví dụ 2 – Nghiên cứu định tính “83 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân đối với các cô gái đã, đang và sẽ kết hôn với người Đài Loan được ghi băng, sau đó ghi lại ra giấy, và để nguyên văn ở tất cả các đoạn. Số liệu được hệ thống hoá và tập trung hoá theo chủ đề nghiên cứu. Những chủ đề mới xuất hiện được sử dụng ở những cuộc phỏng vấn tiếp sau đó và thảo luận nhóm. Số liệu thu thập được xử lý bằng tay. Các ghi chú thực địa và những từ ngữ mang tính bản ngữ của đồng bằng SCL được thu thập cẩn thận và sử dụng như một công cụ bổ trợ cho phân tích số liệu”. Nguồn: nghiên cứu “phụ nữ DBSCL kết hôn với người Đài Loan”, K XHH và UBDSGĐ thực hiện năng 2004 Các hạn chế về phương pháp Các thiết kế nghiên cứu đều dựa vào một giả thuyết nào đó, tuy nhiên, khi thực hiện nghiên cứu ở thực địa, vẫn xảy ra một số vấn đề nào đó  cần mô tả các vấn đề này trong báo cáo.  Trình bày cách mình sẽ giải quyết các hạn chế này và nói rõ xem điều đấy có ảnh hưởng gì đến kết quả nghiên cứu của mình. Các hạn chế về phương pháp • Trình bày rõ mình có thực hiện được nghiên cứu như dự kiến không? Có những sự kiện gì không lường trước được có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin mình đã thu thập được? Nói rõ mình đã giải quyết các khó khăn này như thế nào?  tóm lại: cần phải để người đọc biết về những vấn đề và cách mà nhóm nghiên cứu đã giải quyết các vấn đề đó trong nghiên cứu Ví dụ: nghiên cứu quan hệ giới trong gia đình người K’Ho tại tỉnh Lâm đồng Trong khi thu thập số liệu, nghiên cứu gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định. Thứ nhất, nhóm nghiên cứu không phỏng vấn được những người lớn tuổi mà không biết tiếng phổ thông Không đủ người cho một số cuộc thảo luận nhóm (nhóm thanh niên: đi phòng chống dịch) . Thứ hai, phần lớn khách hàng từ chối ghi âm cuộc phỏng vấn; vì vậy thông tin về đối tượng này không đầy đủ so với đối tượng ở nhóm khác. “Trong quá trình phỏng vấn, đôi khi chúng tôi gặp phải khó khăn liên quan tới vấn đề giới”. …. 4. Trình bày các phát hiện và bình luận kết quả nghiên cứu Các cách tiếp cận phân tích Lý thuyết Cung cấp bằng chứng thực nghiệm Kiểm chứng lý thuyết (khẳng định hoặc bác bỏ) Tiếp cận diễn dịch Tiếp cận qui nạp Phát triển lý thuyết (khái quát hóa) Cung cấp bằng chứng thực nghiệm Vấn đề thực tế Trình bày các phát hiện và bình luận kết quả nghiên cứu Tổ chức thông tin trong một trình bày phân tích có tính cấu trúc Cung cấp các thông tin nền về địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu nhằm đặt cuộc nghiên cứu này trong bối cảnh lớn hơn liên quan đến các vấn đề nghiên cứu. Cung cấp các thông tin mô tả về những biến số (yếu tố) liên quan đến các vấn đề cần phân tích. Kiểm chứng các giả thuyết (luận điểm) của cuộc nghiên cứu bằng các mô hình thống kê hoặc/và các phân tích định tính. Bình luận các phát hiện (có thể được kết hợp trong từng nội dung phân tích hoặc tách riêng) Tổng hợp, khái quát hóa, đánh giá các phát hiện chính Phân tích dữ liệu Các qui trình phân tích (thống kê) có thích hợp không? Các phân tích có được thể hiện và giải thích đúng không? Các phân tích bổ sung nào cần thiết được đưa vào? Trong quá trình phân tích, có lưu ý đầy đủ đến việc đánh giá và kiểm soát các yếu tố gây ra sai lệch tiềm ẩn chưa? Một số hạn chế cần lưu ý trong trình bày các kết quả nghiên cứu  Không trình bày, đánh giá đầy đủ nguồn dữ liệu, khái niệm, biến số, cách đo lường và phương pháp sử dụng để tạo ra kết quả.  Các Bảng, Biểu đồ… chưa có tiêu đề rõ ràng, chính xác, nguồn, chú thích đầy đủ.  Các hàng và cột của bảng (các ví dụ minh họa) chưa được tổ chức sao cho phản ảnh một cách tốt nhất nội dung cần phản ảnh. Một số hạn chế cần lưu ý trong trình bày các kết quả nghiên cứu (tiếp)  Các kết quả nghiên cứu được trình bày thiếu tính cấu trúc và tính định hướng. Tính cấu trúc và định hướng dựa trên qui trình cung cấp các lập luận và bằng chứng để ủng hộ hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu.  Các kết quả nghiên cứu thiếu tính khái quát mà chỉ chủ yếu là cung cấp các con số cụ thể và các trường hợp cụ thể với mỗi mục phân tích.  Cần lựa chọn các chi tiết đắt giá, liên quan đến nhau, và tổng hợp thành những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Một số hạn chế cần lưu ý trong trình bày các kết quả nghiên cứu (tiếp) Các phân tích chưa thuyết phục vì chưa được ủng hộ bởi những lập luận lô gích, các bằng chứng khách quan, và so sánh đối chiếu. Ảnh hưởng của một yếu tố nào đó cần được loại bỏ khỏi ảnh hưởng của các yếu tố khác. Gắn lập luận với các kết quả được tạo ra. Thiếu phần giới thiệu, tiểu kết và chuyển đổi nội dung đối Bình luận nằm ở đâu trong bài viết khoa học? Phần bình luận có thể kết hợp trong phân tích hoặc tách ra thành một mục riêng Trong một số bài viết, phần bình luận có thể kết hợp với phần kết luận Trong một số bài viết khác, phần bình luận có thể thay cho phần kết luận Bình luận cái gì? Các kết quả nghiên cứu cần được đánh giá độ tin cậy và tính hiệu lực của nó Các hàm ý, gợi ý được rút ra từ kết quả nghiên cứu, gắn với những mối quan hệ rộng hơn, phức tạp hơn So sánh tính tương thích và dị biệt của kết quả nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu trước đây về các nội dung liên quan và giải thích nguyên nhân Đặc biệt lưu ý đến những ý kiến phản biện (giải thích không đúng, chưa tính hết các mối quan hệ, các tác động khác … có thể làm sai lệch sự giải thích) Cách tiếp cận hoặc phương pháp được sử dụng Các vấn đề chưa được giải quyết trong cuộc nghiên cứu và các vấn đề mới đặt ra từ cuộc nghiên cứu 5. Viết kết luận Mục đích của Kết luận Trong khi Giới thiệu cho độc giả ấn tượng đầu tiên về bài viết thì Kết luận là nơi chúng ta sẽ làm ấn tượng này kéo dài sau khi độc giả kết thúc bài viết Giúp độc giả nắm bắt lại nội dung chính của bài viết Khẳng định lại ý nghĩa của bài viết Các nội dung của Kết luận Kết luận bằng các điểm chính Kết luận bằng ý nghĩa đóng góp mới của bài viết hoặc ứng dụng của bài viết Kết luận bằng việc kêu gọi cần có thêm nghiên cứu Kết luận bằng một câu dẫn, lời trích,… Sự song hành giữa Giới thiệu và Kết luận Giới thiệu 1.Mở đầu bằng một câu nói, câu chuyện, con số… 2.Mô tả bối cảnh nghiên cứu 3.Các vấn đề thiếu hụt 4.Nguy cơ của các thiếu hụt 5.Giải pháp của bài viết Kết luận 1. Giải pháp của bài viết (các điểm chính, luận điểm) 2. Ý nghĩa/Sự ứng dụng lớn hơn của bài viết 3. Cái gì vẫn còn chưa biết 4. Kêu gọi cần làm thêm nghiên cứu 5. Kết bằng một câu nói, câu chuyện 6. Viết tài liệu tham khảo Một số quy định chung Vị trí: Được viết ở một trang riêng ở cuối bài viết Xếp thứ tự các tài liệu tham khảo: Mỗi tạp chí có thể có một yêu cầu riêng Thường được xếp theo thứ tự chữ cái theo họ tác giả. Với các bài viết của cùng một tác giả, xếp theo thứ tự thời gian xuất bản Có thể xếp theo thứ tự xuất hiện trong bài viết và đánh số Tài liệu một tác giả Alverez, A. (1970). The savage god: A study of suicide.New York: Random House. Garner, B. A. (2003). Garner's Modern American Usage. New York: Oxford University Press. Lưu ý: Dấu phẩy sau phần tên tài liệu cũng viết nghiêng Nếu trích dẫn lấy từ phần Lời dẫn, Giới thiệu,…của tài liệu thì viết tên tác giả của phần trích dẫn, sau đó là thời gian (có thể khác với năm xuất bản thực sự của tài liệu), phần trích dẫn, tên tài liệu, sau đó  số trang trích dẫn cho vào trong ngoặc: Pepin, R.E. (2003). Introduction. Selected Poetry of Charles Darling: 1977–2002(pp. iv–xxii). Colchester, CT: Colophon Books. TÀI LIỆU CÓ 2 TÁC GIẢ TRở LÊN Trịnh Duy Luân & Nguyễn Hữu Minh, (2003). Vấn đề nhà ở tại các đô thị ở Việt Nam. Ligon, M., Carpenter, K., Brown, W., & Milsop, A. (1983). Computers in the world of business communications.Hartford, CT: Capital Press. Không dùng ‘V.v….’ở phần Tài liệu tham khảo dù có nhiều tác giả. Dùng dấu & trước tên tác giả cuối cùng. Trích dẫn tài liệu thứ cấp Khi không thể tiếp cận tài liệu gốc mà lấy lại từ một trích dẫn ở nơi khác thì ghi rõ là nguồn tìm thấy trích dẫn này. Trong phần bài viết, sẽ viết như sau: Đỗ Thái Đồng đã chỉ ra, “………………. " (theo lời trích dẫn trong Phạm Thị Thùy Trang, 2003). Viết tài liệu tham khảo trong bài viết Viêt họ và năm trong ngoặc (Phạm Thị Tú Anh, 1990). Nếu đã viết tên ở ngoài thì trong ngoặc chỉ viết năm. Ví dụ: Theo Trần thị Anh Thư (1990), …. Nếu cả tên và năm đã được nhắc trong bài viết thì không cần đưa tài liệu vào trong ngoặc nữa  VD Trong bài viết năm 2004, Nguyễn Thị Hồng đã giải thích. . . Khi có nhiều tác giả? Khi tài liệu có 3-5 tác giả: viết tất cả tên tác giả trong lần đầu nhắc đến trong bài viết và sau đó thì chỉ viết tên tác giả đầu tiên, tiếp theo là là V.v... Khi tài liệu có từ 6 tác giả trở lên thì chỉ viết tên tác giả đầu tiên, sau đó là V.v…. Một tác giả nhiều tài liệu? Trong cùng một ngoặc có thể viết hai hoặc nhiều xuất bản phẩm của cùng một tác giả theo thứ tự thời gian (Vũ Mạnh Lợi, 1987, 1989) Nếu tác giả có nhiều xuất bản phẩm trong cùng một năm thì thêm các chữ cái để phân biệt (Bloom, 1987a, 1987b)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptCách thức viết báo cáo khoa học đặc biệt là báo cáo ngành xã hội học.ppt
Luận văn liên quan