Chất lượng thông tin - Khảo sát trên 3 tờ báo: Hà Nội mới, Tuổi trẻ, Lao động cuối tuần

PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI Mỗi ngày, công chúng báo chí được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó báo in được coi là một loại hình thông tin hiệu quả nhất. Cầm một tờ báo trên tay, dù quen hay lạ, độc giả bao giờ cũng lướt qua xem có thông tin gì mới, sau đó mới tìm những chuyên mục yêu thích. Việc nhanh chóng tìm ra thông tin mới lạ nhiều khi không phải qua việc đọc hết nội dung một tin, bài mà là nhờ những đầu đề bài báo. Chính những đầu đề ấy – tên gọi của bài báo sẽ trả lời cho độc giả thông tin họ cần biết. Bản chất của báo chí là thông tin và thông tin đó có tính chats hai chiều ( báo chí thông tin cho công chúng và được thông tin lại qua phản hồi). Để thông tin báo chí có hiệu quả thì với bất cứ tác phẩm báo chí nào cũng phải hay về nội dung và hấp dẫn về hình thức. Hiệu quả đó bao giờ cũng phụ thuộc nhiều yếu tố: thông tin sự kiện, thể loại, cách diễn đạt, cách đặt đầu đề trong đó đầu đề là yếu tố đặc biệt quan trọng. Đầu đề là cái tác động thị giác đầu tiên đối với độc giả. Nó vừa là nội dung, vừa là hình thức của tờ báo, do đó bài báo có được người đọc quan tâm, chú ý hay không phụ thuộc rất nhiều vào đầu đề. Đọc báo là để tìm kiếm thông tin, cho nên càng tìm được thông tin trong thời gian ngắn nhất, độc giả càng có cơ hội thu nhận được nhiều thông tin từ nhiều bài, nhiều tờ báo khác nhau. Đối với báo chí, đầu đề phải là cách thể hiện thông tin và có sức hấp dẫn tốt nhất để kích thích, thôi thúc độc giả đến với bài báo. Đầu đề tưởng như nằm ngoài bài báo nhưng thực chất lại có mối quan hệ mật thiết với bài báo. Bài báo chứa thông tin gì thì đầu đề phải khái quát được thông tin đó một cách đầy đủ nhất, cho nên, đầu đề cũng có ý nghĩa quan trọng như thông tin trong bài. Vì vậy, nghiên cứu đầu đề là công việc gắn liền với thực tế hoạt động báo chí và mang tính thực tiễn cao. Đó cũng là công việc để hoạt động thông tin của báo chí hiệu quả hơn. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trước khoá luận này đã từng có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về đầu đề bài báo từ nhiều góc độ khác nhau. Về công trình nghiên cứu, có thể kể đến đầu tiên là cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào (NXB ĐHQG, 2001) trong đó có một phần nghiên cứu tương đối đầy đủ về đầu đề bài báo. Bên cạnh đó cũng có nhiều khoá luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học về vấn đề này: Nguyễn Thu Hà, “Về những khiếm khuyết của một số tít báo tiếng Việt theo cách nhìn của ngôn ngữ học”, Luận văn cử nhân (ngắn hạn), Khoa Báo chí, ĐH Tổng Hợp, H.1994; Nguyễn Đức Thắng, “Tính hấp dẫn của tít báo Việt ngữ”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Báo chí, ĐH Tổng Hợp, H.1995; Trần Đỗ Thuỳ Ngân, Khảo sá tít báo tiếng Anh ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp (Hệ chính quy VB2), Khoa Báo chí, ĐHKHXH&NV, H., 2003 Về những bài viết, có thể kể đến nhiều bài viết về đầu đề bài báo hoặc vấn đề có liên quan đến đầu đề bài báo trên tạp chí Ngôn ngữ: Hồ Lê, Nhờ đâu những tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn, số phụ, 1982; Nguyễn Thị Thanh Hương, Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại, số 9/2001 Có thể nói đó là những công trình nghiên cứu khá đầy đủ và đã cung cấp được cái nhìn toàn cảnh về đầu đề báo chí ở Việt Nam. Tuy nhiên những công trình này mới chỉ dừng lại ở mức khảo sát để tìm ra những thủ pháp đặt đầu đề thông thường hay những khiếm khuyết của một số loại đầu đề mà chưa đi sâu vào mới quan hệ giữa tên và bài. Nhưng dù sao đây cũng là những tài liệu bổ ích có giá trị tham khảo để chúng tôi hoàn thành tốt khoá luận này.

doc68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5632 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng thông tin - Khảo sát trên 3 tờ báo: Hà Nội mới, Tuổi trẻ, Lao động cuối tuần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh tội ác. - Nhân hoá là gán cho loài vật vô tri những hành động, suy nghĩ , tính cách… như của con người. Phương thức này có khả năng tác động tới tâm lý, tình cảm của người đọc. Ví dụ: + Cái chết của một cây cầu trăm tuổi (Tuổi trẻ, ngày 24/6) Bài viết về cây cầu lịch sử của người Tây Nguyên bị tháo rỡ trong khi Chính phủ chưa có văn bản chính thức công bố xoá bỏ tuyến đường sắt qua đây. + Hồ Thanh Lanh kêu cứu (Tuổi trẻ, ngày 22/9) Việc xây dựng công trình hồ Thanh lanh bị dở dang, bỏ phơi nắng mưa nhiều tháng khiến công trình này chưa xây xong đã xuống cấp. + Phố cổ Hà Nội thờ ơ với… “thần lửa” (Tuổi trẻ, ngày 26/3) + Bàn chân đẩy lùi số phận (Tuổi trẻ, ngày 30/9) + Tiếng kêu từ … dự án (Tuổi trẻ, ngày 21/2) + Quan họ… chạy show mùa Tết. (Tuổi trẻ, ngày 17/1) … 2.7/Đầu đề dùng con số để nhấn mạnh. Những con số thường được đưa lên đầu đề nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng. Những con số được đưa lên đầu đề thường được đi kèm để diễn đạt một sự kỳ lạ hoặc là những con số rất lớn. Ví dụ: + 18 tuổi và cuốn tiểu thuyết 700 trang (Tuổi trẻ, ngày 28/4) + 7.896.000đ cho một học kỳ? (Tuổi trẻ, ngày 31/8) + Fan cải lương: 1001 kiểu ái mộ (Tuổi trẻ, ngày 22/9) + Cầu 100m: 6 năm còn chờ? (Tuổi trẻ, ngày 3/6) 2.8/Đầu đề tiết lộ Kiểu đầu đề này thường được thể hiện bằng những từ ngữ bí ẩn khiến độc giả tò mò, thích thú. Ví dụ: + “Con ma xó” ở Ấn Độ (Tuổi trẻ, ngày 30/9) Bài viết về một sinh viên VN từng đi nhiều nơi, biết nhiều chuyện ở Ấn Độ tới mức có thể tư ván cho những ai hỏi bất kỳ đường nào tại đây. + “Lốc da cam” cuốn trôi “băng” Thụy Điển? (Tuổi trẻ, ngày 26/6) Đây là bài viết dự đoán về kết quả trận đấu giữa Hà Lan và Thuỵ Điển trong mùa bóng Euro 2004. + Thành phố “nên đến trước khi chết” (Tuổi trẻ, ngày 27/4) Đó là thành phố Vàng của ấn Độ, một trong những khu du lịch đẹp nhất thế giới. Bài viết thuật lại những phong cảnh, điểm nổi trội của nơi đây. Đầu đề khá hấp dẫn người đọc bởi khả năng tiết lộ kín đáo khiến độc giả phải đọc hết toàn bộ bài báo để tìm hiểu khu du lịch nổi tiếng này. + Dự án “ma”, giấy từ giả, thu tiền thật. (Hànộimới, ngày18/9) Bài nói về những kẻ lừa đảo và hành vi phạm tọi trong việc mua bán nhà, đát chung cư. + Kiếm sống trong lòng đất (Tuổi trẻ, ngày 13/4) + Bí ẩn trang điểm cung đình Huế ( Lao động cuối tuần, ngày 20/6) + Đi mua… cử nhân, thạc sĩ (Tuổi trẻ, ngày 26/4) + Phong Nha – Kẻ Bàng: Chiếc chìa khoá mở cửa kho báu. (Tuổi trẻ, ngày 14/2) + Đoạn đường “tử thần” (Tuổi trẻ, ngày 27/4) … 2.9/Đầu đề trích dẫn. Là loại đầu đề trích dẫn trực tiếp câu nói của chủ thể được nói tới trong bài. Đầu đề này tạo cho độc giả cảm giác nguồn tin của tác giả đáng tin cậy vì phải là người trực tiếp gặp, nghe nhân vật nói mới có thể đưa ra lời trích dẫn đó. Chủ thể của lời trích dẫn thường là những nhân vật nổi tiếng, hoặc những người tiêu biểu trong xã hội. Loại này thường được sử dụng trong bài phỏng vấn, lời phát biểu hoặc bài chân dung. + “Gần như cả nước Iraq đang tham gia kháng chiến” (Tuổi trẻ, ngày 16/4) Đầu đề này lấy lời tuyên bố của một phóng viên Pháp bị bắt cóc tại Iraq khi được trả tự do. + “Đồng bào ta đều là con cháu Bác Hồ” (Tuổi trẻ, ngày 20/4) Đầu đề trích dẫn lời TBT Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm đồng bào dân tộc Cọi và Mã Liềng. + “Tôi tắm đời mình trong câu dân ca” (Tuổi trẻ, ngày 20/9) Đầu đề trích dẫn lời của một phụ nữ Ba na khi nói về tình yêu của mình với dân ca. + “Các cháu phải học tập tốt như tinh thần Điện Biên Phủ” (Tuổi trẻ, ngày 21/4) Đây là lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong buổi gặp mặt những học sinh được nhận học bổng của chương trình “Vì Điện Biên thân yêu”. + Nhạc sĩ Hoàng Vân: “Hò kéo pháo” – tấm giấy thông hành đưa tôi vào âm nhạc. (Lao động cuối tuần, ngày18/4) + “Tôi chỉ là… một ông từ giữ đền” (Hànộimới, ngày1/9) + Nhạc sĩ Thanh Tùng: “Con người cô đơn và nhỏ bé biết bao” (Lao đông cuối tuần, ngày 8/8) … 2.10/Đầu đề đặt theo tên tác phẩm điện ảnh, ca khúc, ý thơ, danh ngôn… + “Người nhện” (Tuổi trẻ, ngày 15/4) Đầu đề lấy tên của một bộ phim Mỹ để đặt cho bài viết về những người làm công việc treo mình trên các cao ốc để tu sửa. + “Em ơi Hà Nội… nóng!” (Tuổi trẻ, ngày 23/6) Bài viết về cái nắng gắt gao đầu mùa ở Hà Nội và nỗi khổ của sinh viên khi phải chịu cái nóng gần 40 độ. Đầu đề dựa theo tên ca khúc “Em ơi Hà Nội phố + Ngày hội của “những người thích đùa” (Tuổi trẻ, ngày 6/1) Bài viết về cuộc triển lãm 20 năm báo Tuổi trẻ cười, tại đây có nhiều độc giả của tờ báo cùng tham gia các chương trình được tổ chức trog triển lãm. Những độc giả của tờ báo được ví với “những người thích đùa” – Tên tác phâme của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nezin. + “Sống trong đá chết nằm trong đá” (Tuổi trẻ, ngày 3/1) Bài viết về cuộc sống của người H’Mông ở Đồng Văn (Hà Giang), một mảnh đất với 70% diện tích tự nhiên là núi đá, 30% còn lại là núi trộn đá. Vì vậy cuộc sống của người dân nơi đây hoàn toàn gắn liền với đá. Đầu đề lấy theo lời một đoạn bài hát của người dân nơi đây, nhưng đầu đề cũng khiến người đọc liên tưởng đến câu thơ của Tố Hữu: “Sống trong cát chết nằm trong cát”. + “Hà nội đó niềm tin yêu hy vọng” (Hànộimới, ngày 9/10) + “Nhớ về Hà Nội” (Hànộimới, ngày 18/9) + “Đây, lắng hồn núi sông ngàn năm” (Hànộimới, ngày 12/10) … 2.11/Đầu đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao… + Cái cò lặn lội… vỉa hè (Lao động cuối tuần, ngày 7/3) Bài viết về số phận của những người phụ nữ tỉnh lẻ về Hà Nội kiếm sống bằng những công việc bán hàng rong. + “Tiền mất tật mang” (Tuổi trẻ, ngày 22/6) Bài viết về một số bẹnh nhân đến các bệnh viện để chữa bệnh nhưng bệnh không khỏi vì bị tai biến do bệnh viện gây ra. Như vậy vừa mất tiền lại vừa không khỏi bệnh + Quý hồ tinh bất quý hồ đa (Lao động cuối tuần, ngày 23/3) Đây là bài phỏng vấn về việc nâng cao chất lượng các khu kinh tế cửa khẩu. + Tầm sư học… nấu thịt cầy (Hànộimới, ngày 4/6) + Cạnh tranh không lành mạnh và chuyện “cá lớn nuốt cá bé” (Tuổi trẻ, ngày 8/4) + Chẳng thơm cũng thể hoa lài… (Hànộimới, ngày 19/110 + Đi tìm sự “chung lưng đấu cật” (Lao động cuối tuần, ngày 6/11 2.12/Đầu đề kêu gọi Thực chất của loại đầu đề này là những câu cầu khiến, kêu gọi độc giả hướng tới một hành động, suy nghĩ nào đó cần thiết theo quan điểm của ngưòi viết. Ví dụ: + Đừng để cốm làng Vòng mai một… (Hànộimới, ngày 21/9) + Chọn mẫu xây dựng tượng đài trên núi Sóc Sơn: Đừng để xảy ra việc đã rồi” (Lao động cuối tuần, ngày22/8) + Hãy mở rộng vòng tay hơn nữa (Hànộimới, ngày 17/9) + Xin đừng làm rối rắm thêm luật giáo dục (Tuổi trẻ, ngày 12/1) + Hãy để cá nhân tự phát hiện mình (Lao động cuối tuần, ngày 1/2) 2.13/Đầu đề đặt theo mẫu có sẵn Đây là những đầu đề đặt theo công thức sẵn có, theo khảo sát của chúng tôi, những công thức thường thấy là: “Để + ngữ”, “Khi + danh ngữ”, “Người + ngữ”. Ví dụ: - “Để + ngữ”: Xét về mặt ngữ pháp, đây thực ra là câu ghép chính phụ chỉ mục đích – kết quả, trong đó vế thứ nhất là thành phần phụ, vế thứ hai là thành phần chính. Nó thường có cặp quan hệ từ: để … thì, để cho … thì. Đối với đầu đề có cấu trúc kiểu này, chỉ có thành phần phụ được dùng làm đầu đề, còn thành phần chính nằm trong nội dung bài báo. Ví dụ: + Để các kỳ thi Quốc gia thực sự nghiêm minh. (Hànộimới, ngày 8/5) Bài viết nêu các hiện tượng gian lận trong thi cử, nguyên nhân và những giải pháp để ổn định chất lượng các kỳ thi. + Để bảo vệ đàn giống gia cầm gốc. (Hànộimới, ngày 12/2) Bài viết lấy ý kiến một số chuyên gia, nhà khoa học về vấn đề bảo vệ đàn giống gia cầm trong bối cảnh dịch cúm gia cầm hoành hành ở nước ta. Theo đó, có nhiều ý kiến khác nhau, mỗi ý kiến là một cách để bảo vệ đàn giống gia cầm gốc. + Để công chúng đến với bảo tàng. (Lao động cuối tuần, ngày 17/10) Theo bài viết, người dân ít đến bảo tàng là vì chúng thường quá giống nhau về hiện vật và cách trưng bày. Vì vậy, để công chúng tham quan các bảo tàng thì mỗi bảo tàng phải có những sưu tập nổi bật, những giá trị lịch sử, văn hoá, xã hội riêng biệt và phải tránh sự đơn điệu về giải pháp nghệ thuật trưng bày. + Để có một báo cáo xứng tầm trước Quốc hội. (Hànộimới, ngày 5/6) Đó là báo cáo về giáo dục - đào tạo. Yêu cầu của báo cáo là phải xứng tầm với vị trí “quốc sách hàng đầu” của GD - ĐT, làm cơ sở vững chắc cho việc sửa đổi Luật giáo dục để hoạt động giáo dục đổi mới mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao. Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục, thu thập ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, chuyên gia và đông đảo quần chúng. + Để không còn là những khẩu hiệu sáo rỗng. (Hànộimới, ngày 19/1) Bài nói về tình hình tai nạn lao động, nguyên nhân và những biện pháp để khắc phục tình trạng này. Và để những khẩu hiệu: “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù” không còn là những câu sáo rỗng thì phải thực hiện tốt những biện pháp này. + Để khơi dậy tiềm năng. (Hànộimới, ngày 16/2) Tiềm năng ở đây là tiềm năng khoa học công nghệ của Hà Nội. Để Hà Nội phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH thì việc khai thác chất xám là rất cần thiết. Thành phố cần thu hút và chủ động sử dụng hiệu quả lực lượng KHCN trên địa bàn bằng cách: Tăng cường kinh phí cho hoạt động KHCN, nâng cao năng lực KHCN nội sinh, hoàn thiện phương thức tuyển chọn cơ quan chủ trì và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN của TP… + Để thành phố đẹp hơn khi lên đèn (Hànộimới, ngày 12/6) Bài nói về hệ thống chiếu sáng đồng bộ ở TP.HCM khiến TP này dường như “không có đêm”. Và để phát huy hơn nữa hiệu quả ánh sáng, thành phố đang xúc tiến dự án xây dựng trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng tự động để mỗi đêm thành phố càng sáng đẹp hơn. + Để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường 5. (Hànộimới, ngày 15/9) Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch nối Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc. Để tuyến đường được đảm bảo an toàn, thì cần thực hiện tốt những dự án: cung cấp trang thiết bị, phương tiện, lắp đặt hệ thống tín hiệu tổ chức giao thông trên quốc lộ 5 và các nhánh liên thông, lắp đặt hệ thống rào chắn cố định ở giải phân cách toàn tuyến đường. + Để du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. (Hànộimới, ngày 4/9) + Để ánh đèn Thủ đô luôn toả sáng. (Hànộimới, ngày 4/10) + Để xuất khẩu Hà Nội tương xứng tiềm năng. (Hànộimới, ngày 6/10) + Để chính quyền gần dân và dân gần chính quyền. (Hànộimới, ngày10/5) + Để di vật không bị thất thoát (Hànộimới, ngày 1/3) + Để tìm những bí thư chi đoàn giỏi. (Hànộimới, ngày 17/11) - “Người” + ngữ. Ví dụ: + Người mang tên những con đèo. (Tuổi trẻ, ngày 19/2) Bài viết về một kỹ sư khai thông hầm đèo, nhiều con đèo như Hải Vân, Đèo Ngang…được xây dựng đều dưới sự chỉ đạo của anh. Những người thợ thông hầm gắn cho anh cái tên “Người mang tên những con đèo”. + Người biết vượt số phận (Lao động cuối tuần, ngày 8/2) Bài viết về một sinh viên năm thứ 3 ĐHBK đã vượt qua khuyết tật bản thân và hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập, sống hoà đồng cùng bạn bè và đã nhận được học bổng của ban tổ chức cuộc thi sản phẩm phần mềm “Trí tuệ Việt Nam 2003”. + Người tìm cá ở Phong Nha – Kẻ Bàng. (Tuổi trẻ, ngày 14/2) Một tiến sĩ, nhà ngư loại học đã mất nhiều năm tháng lặn lội khắp các sông suối miền Trung dể tìm các loài cá. Ông đã hoàn thành một công trình khao học mang tên “Bảo tồn tính độc đáo và quý báu của đa dạng sinh học các vùng núi đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng và khẳng định đây là thiên đường của các nhà ngư loại học. + Người đem sen Đài Loan về Cam Lộ (Lao động cuối tuần, ngày 15/2) Nói về một cựu chiến binh ở Quảng Trị đã mạnh dạn chuyển đổi hướng làm ăn sang đầu tư trồng sen lấy hạt. Được sự động viên của bạn bè, ông đã vay vốn ngân hàng làm thử và đã gặt hái được thành công và rất phát triển, tạo việc làm cho nhiều người. Ông được công nhận là người đầu tiên du nhập và trồng thành công sen Đài loan trên tỉnh mình. + Người tạc hình cho quân tử cầm. (Tuổi trẻ, ngày11/5) Một nghệ nhân ở TP.HCM chuyên làm các loại đàn để bán cho khách du lịch và cho giới chơi nhạc chuyên nghiệp. Những loại đàn của ông đều có chất lượng tốt và đều được sử dụng trong các dàn nhạc truyền thống Nam Bộ. + Người giỏi chăn nuôi. (Hànộimới, ngày 26/2) Viết về một nông dân ở huyện Sóc Sơn đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ làm ruộng sang chăn nuôi lợn thịt bằng vốn vay ngân hàng. Sự chịu khó và tinh thần học hỏi đã giúp chị thành công và cơ sở chăn nuôi của chị cũng ngày càng phát triển mạnh. + Người giúp dân bản vượt qua hủ tục. (Lao động cuối tuần, ngày 29/2) Một cán bộ phụ trách thôn Aka3, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Nhờ công lao vận động, thuyết phục của ông người dân đã dần bỏ các hủ tục lạc hậu có từ hàng nghìn năm. + Người vẽ tranh bằng nhọ nồi (Tuổi trẻ, ngày 10/3) + Người mê máy quay đĩa (Lao động cuối tuần, ngày 8/8) + Người đa tài (Hànộimới, ngày 27/5) + Người chép sử làng Nành (Lao động cuối tuần, ngày 14/3) + Người phụ nữ chống lại tử thần (Tuổi trẻ, ngày 8/3) - “Khi” + ngữ. Ví dụ: + Khi giá xăng tăng… (Tuổi trẻ, ngày 25/2) Bài viết nêu một số tác động tới các doanh nghiệp, tiểu thương: giá xăng tăng làm ảnh hưởng đến giá cước vận tải, tiến độ các công trình giao thông ở Tp.HCM bị chậm lại, tiểu thương giảm lãi xuất… + Khi con “trượt vỏ chuối”. (Hànộimới, ngày 16/6) Bài viết phản ánh một số trường hợp cha mẹ trút giận lên đầu con cái khi chúng bị trượt ĐH, dẫn đến nhiều em do không chịu nổi áp lực đã bỏ nhà, tự tử… Đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. + Khi “anh hùng sân trường” gặp “hiệp sĩ đường phố”. (Tuổi trẻ, ngày 3/4) Đây là bài viết về buổi gặp gỡ giữa các sĩ quan, chiến sĩ cảnh sát hình sự, trinh sát trẻ với những học sinh (trường Marie Qurie, Tp.HCM) từng có nhiều “thành tích” và “kinh nghiệm uống nước trà” với giám thị. Buổi gặp gỡ đã thể hiện tính tích cực trong việc tham gia cảm hoá tâm lý những học sinh này. + Khi con tôm… sắp ra toà. (Tuổi trẻ, ngày 6/1) Việc các doanh nghiệp tôm Việt Nam bị liên minh sản xuất tôm miền Nam nước Mỹ đâm đơn kiện bán phá giá khiến giá tôm giảm mạnh, ảnh hưởng đến doanh thu của người dân và doanh nghiệp. Bài viết cũng nêu hướng đi mới là không tập trung xuất khẩu quá nhiều vào một vùng mà nên mở thêm thị trường mới: Nhật, Trung Quốc, Châu Âu… đặc biệt là thị trường nội địa. + Khi con nhà nghèo ở Trà Ôn vào đại học. (Tuổi trẻ, ngày 28/9) Những ông bố, bà mẹ phải lao động đủ thứ nghề vất vả hơn trước để vừa kiếm tiên nuôi gia đình, vừa lo cho con học đại học. Bài viết cho thâtý những khó khăn vất vả của người dân Trà Ôn khi có con cái học ĐH. + Khi trẻ cảm cúm. (Hànộimới, ngày 13/2) Bài viết chỉ ra nhiều biện pháp, cách phòng, chữa bệnh cho trẻ em khi bị cảm: giữ chế độ ăn bình thường, sử dụng các loại thuốc hạ sốt an toàn, theo dõi thường xuyên, giữ cho trẻ đủ ấm… + Khi diễn viên triển vọng là không chuyên (Lao động cuối tuần, ngày 21/3) + Khi voi nhà… thất nghiệp (Lao động cuối tuần, ngày 7/11) 2.14/Đầu đề chung chung Đây là loại đầu đề có thể đặt cho nhiều bài khác nhau. Ví dụ: + Nét đẹp của một tuyến phố (Hànộimới, ngày 16/9) Bài nói về tuyến phố đi bộ mới của Hà Nội, nơi du khách được sống trong hồn phố cổ cùng nhiều chứng tích lịch sử, và con người nơi đây cùng những thành tựu đổi mới và thanh lịch của Thủ đô. Đầu đề này có thể đặt cho nhiều bài khác cũng viết về các khu phố ở Hà Nội. + Cô gái không tin ở phép màu. (Tuổi trẻ, ngày 14/4) Bài viết về một cô gái ở vùng cao, do hoàn cảnh gia đình khắc nghiệt đã sớm trở thành trụ cột gia đình với nhiều lo toan vất vả từ miếng cơm manh áo tới công việc đi học hàng ngày. Bằng nghị lực, em vẫn đang từng ngày vượt qua số phận, không tin ở điều kỳ diệu nào chỉ mong muốn trở thành cô giáo vùng cao để giúp đỡ gia đình. + Vẫn còn nghịch lý. (Hànộimới, ngày 27/9) Bài nói về thị trường vàng trong nước phải phụ thuộc giá vàng thế giới do thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam cao, vì vậy vẫn gặp phải nhiều nghịch lý: đơn vị làm ăn lớn có khai báo và nộp thuế đủ thì lãi không nhiều bằng câc công ty nhập qua đường tiểu ngạch hoặc nhập lậu không phải khai báo. + Những cô gái không cam chịu. (Tuổi trẻ, ngày 10/4) Những học sinh có cảnh đời khó khăn cùng cực nhưng vẫn vượt lên số phận khắc nghiệt để được đến trường nhờ vào tinh thần và quyết tâm thoát khỏi cảnh túng quẫn. + Một giải thưởng đặc biệt (Hànộimới, ngày 9/1) Đây là giải thưởng đặc biệt về ý tưởng trong cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam 2003” của nhóm Cầu vai đỏ – Học viện kỹ thuật quân sự với sản phẩm: “Hệ thống theo dõi và khám sức khỏe cộng đồng”. Sản phẩm này giúp bác sĩ chỉ cần ngồi trong một phòng mà cùng lúc có thể kiểm tra ra 7 thông số về sức khỏe. + Một nét độc đáo trong văn hoá Việt Nam. (Lao động cuối tuần, ngày 30/5) Bài viết về kiến trúc chùa tháp Khmer – một sự kết hợp hài hoà và chặt chẽ của Phật giáo, Bà la môn giáo và tín ngưỡng bản địa + Có một ngôi nhà tình nghĩa. (Hànộimới, ngày 30/1) Bài viết về Trung tâm Dưỡng lão Hà Nội – nơi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cụ lão thành cách mạng, cha mẹ liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn, cô đơn, không nơi nương tựa vào sống cảnh già. Đầu đề này có thể đặt cho nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo… + Một vùng đất thiêng. (Lao động cuối tuần, ngày 16/5) Bài nói về huyện Nam Đàn, Nghệ An, mảnh đất không chỉ nổi danh về phong cảnh mà còn là nơi sinh của nhiều nhân vật kiệt xuất. Đầu đề chung chung, có thể đặt cho nhiều bài khác. + Một công việc thường xuyên (Hànộimới, ngày 12/1) Việc duy trì trật tự giao thông đô thị, lấy kinh nghiệm năm 2003 – thời điểm diễn ra Seagames22 và Paragames2 để phát huy. Đầu đề này cũng có thể đặt cho bài viết về công tác về sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… + Đoạn đường cát bụi. (Hànộimới, ngày 29/9) Bài viết về đường Ngô Gia Tự QL1 từ ngã 3 cầu Chui đến chân cầu Đuống luôn bị ô nhiễm nặng nề vì bụi đất dày đặc. Nguyên nhân do các xe chở vật liệu xây dựng chở cát qua đây không có che chắn khiến cát rơi xuống đường. + Có ba người đàn bà đang vẽ… (Lao động cuối tuần, ngày 25/4) Viết về 3 nữ hoạ sĩ đã được yêu thích và những đặc điểm về phong cách vẽ của 3 người. + Vững vàng chuẩn bị hội nhập. (Hànộimới, ngày10/1) + Sự phối hợp có hiệu quả. (Hànộimới, ngày 12/10) + Thông điệp của nghị lực thép (Tuổi trẻ, ngày 13/12) + Một vi phạm cần được khắc phục. (Hànộimới, ngày 18/2) + Buồn vui kiếm sống (Lao động cuối tuần, ngày 26/9) + Cần một hệ tư duy quản lý khác (Tuổi trẻ, ngày 5/1) + Vùng đất có nhiều lợi thế (Hànộmới, ngày 4/9) + Đi trên phố đi bộ (Lao động cuối tuần, ngày 5/9) + Sẵn sàng trước nhiều thách thức mới. (Hànộimới, số 12790, ngày 30/9) + Một thói quen không đáng có. (Hànộimới, ngày 8/1) 2.15 /Đầu đề sai so với bài Đây là loại đầu đề mà nội dung thông tin bài một đằng mà đầu đề lại một nẻo. Ví dụ: + Mía đường: bệnh ngày càng nặng thêm. (Tuổi trẻ, ngày 12/5) Bài nói về những khó khăn của ngành sản xuất mía đường, nhưng đầu đề này sẽ khiến độc giả hiểu rằng mía đường có vấn đề. Như vậy, đầu đề không đúng với bài. + Để Sơn La là điểm đến thân thiện. (Hànộimới, ngày7/1) Đầu đề này khiến độc giả hình dung Sơn La là điểm du lịch lý tưởng. Nhưng bài lại nói về sân bay Nà Sản ở Sơn La và việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và nhân lực để đảm bảo các chuyến bay đến đây được an toàn. Đầu đề hoàn toàn sai với bài. + Để hồ Hoàn Kiếm mãi đẹp, mãi xanh. (Hànộimới, ngày 20/1) Bài viết cho biết đã có nhiều cuộc họp về giữ gìn vệ sinh hồ nhưng chưa có biện pháp giải quyết và diện mạo của hồ sau khi được làm vệ sinh. Đầu đề như vậy thì nội dung bài phải là các biện pháp để hồ được giữ gìn xanh, sạch. Tuy nhiên tác giả cũng không hề đưa ra giải pháp nào, cho nên không nói được nội dung gì trong bài. + Khi người lao động đứng trước toà. (Hànộimới, ngày 29/1) Cũng như trường hợp trên, đầu đề này không đưa ra được mệnh đề hệ quả là “khi người lao động ra toà thì như thế nào”, mà lại nói tới việc hình thành các văn phòng tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý ở một số Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố để tư vấn, bảo về quyền lợi cho người lao động khi họ ra toà. + Hãy cố gắng nắm lấy… (Hànộimới, ngày 22/6) Bài viết về chương trình đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn. Dấu 3 chấm mà đầu đề bỏ ngỏ là cơ hội việc làm cho thanh niên sau học nghề. Đầu đề này không nói lên được điều gì. Độc giả không thể hiểu được, do vậy dễ khiến họ khó chịu. + Mai sau còn có chút gì? (Hànộimới, ngày 28/9) Đầu đề này cũng giống như trên. Trong khi bài nói về các làng nghề ở nhiều tỉnh miền Trung đang có nguy cơ mai một vì thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm thì đầu đề chẳng những không khái quát đựơc thông tin mà còn hết sức khó hiểu, vô thưởng vô phạt 2.16/Đầu đề không ăn nhập với bài Đây thường là những đầu dề đưa vấn đề lớn hoặc nhỏ hơn so với nội dung bài. Ví dụ: + Tất cả những dòng sông đều khát (Tuổi trẻ, ngày 18/1) Bài nói về một số con sông ở đồng bằng Bắc Bộ đang ngày càng cạn nước. Tuy nhiên, đầu đề lại dễ khiến độc giả tưởng là tất cả các con sông của cả nước bị khô cạn. Đâù đề này đưa vấn đề rộng hơn nội dung bài. + Sâu từ rừng… đến biển (Tuổi trẻ, ngày 21/7) Bài viết về nạn sâu hoành hành tại một số vùng ở Sóc Trăng. Sâu không chỉ phá hoại mùa màng mà còn gây thương tích cho con người. + Siêu mẫu… chưa siêu! (Tuổi trẻ, ngày 23/8) Bài chủ yếu nói về khâu tổ chức của Vòng chung kết cuộc thi Siêu mẫu khu vực TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ. Ở ví dụ thứ 2, đầu đề không nêu được mức độ thiệt hại nghiêm trọng do sâu gây ra, còn ví dụ 3 chỉ nêu một chi tiết nhỏ trong bài, đó là các người mẫu dự thi chưa đạt chuẩn của siêu mẫu. Hai đầu đề này là ví dụ cho đầu đề nhỏ hơn bài CHƯƠNG III MỘT SỐ KẾT LUẬN RÚT RA TỪ ĐẦU ĐỀ BÀI BÁO HIỆN NAY 1. HIỆU QUẢ THÔNG TIN VÀ TÍNH HẤP DẪN CỦA ĐẦU ĐỀ 1. Một đầu đề chất lượng là đầu đề thoả mãn được yếu tố thông tin và sức hấp dẫn. Không ai có thể đánh giá thấp vai trò của đầu đề trong bất cứ tác phẩm báo chí nào. Đầu đề bài báo vừa tóm tắt thông tin một cách đầy đủ nhất giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về nội dung bài, vừa giúp họ phân biệt bài nào quan trọng hơn để từ đó lựa chọn bài báo mình muốn đọc. Tuy nhiên, trong thực tế không phải đầu đề nào cũng làm được nhiệm vụ đó. Khảo sát trong 3 tờ báo, chúng tôi thấy có 15 loại đầu đề thường xuất hiện. Những đầu đề này vừa có khả năgn thông tin, vừa tạo được sức hấp dẫn và cũng có những loại không thực hiện chức năng của đầu đề + Đầu đề thông báo. Đối với tin, kiểu đầu đề được sử dụng hầu như tuyệt đối. Do yêu cầu chỉ thông báo và phản ánh nên sự kiện trong tin bao giờ cũng được thể hiện ngắn gọn và mang tính thời sự cao nhất. Bản thân nội dung của tin chỉ mang những thông tin bề nổi thì đầu đề của nó cũng chỉ tóm tắt nội dung ngắn ấy trong một số lượng từ đơn giản những chi tiết quan trọng nhất. Đối với bài cũng vậy, nó phải trả lời được câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao?. Như thế đầu đề thông báo đã thực hiện được “tham vọng duy nhất” của nó là cung cấp thông tin chính cho độc giả. Vì chỉ làm nhiệm vụ thông báo nên đầu đề này có phần hơi khô và do vậy nó được sử dụng nhiều trên tin hơn là bài. Tuy nhiên, đặt một đầu đề thông báo không phải là công việc dễ dàng bởi nhà báo phải cẩn thận trong việc lựa chọn những chi tiết “đắt” nhất trong bài. Xét về hiệu quả thông tin có thể thấy ngay đầu đề này đã thực hiện tốt vai trò đó. + Đầu đề giải thích. Kiểu đầu đề này thường nêu đặc điểm quan trọng nhất của đối tượng được nói tới trong bài. Qua đó độc giả có cái nhìn tổng quát về đối tượng đó. Như vậy, đầu đề này cũng có khả năng đem lại thông tin chính của bài. Nếu cứng tay hơn, nhà báo cũng có thể tạo ra được một đầu đề hấp dẫn mà vẫn đảm bảo chất lượng thông tin. + Đầu đề đặt câu hỏi. Đây là loại đầu đề được sử dụng nhiều nhất trên báo Tuổi trẻ, và Hànộimới. Trong cuốn “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí”, tác giả Hoàng Anh cho rằng đầu đề câu hỏi “vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng được quan tâm nào đó, vừa hứa hẹn một câu trả lời thỏa đáng ở phía dưới” [11, 101]. Chúng tôi không đồng ý với quan điểm này, vì như đã phân tích ở chương II, đầu đề này có 2 loại: câu hỏi ở đầu đề được trả lời trong nội dung bài và đầu đề không được trả lời trong nội dung bài. Với loại thứ hai, tác giả không trả lời hoặc không trả lời trực tiếp (nghĩa là mượn lời người khác và không có sự khẳng định lại) mà đề độc giả tự suy nghĩ về vấn đề, sự kiện được nói tới trong bài. Như vậy, không phải lúc nào đầu đề đặt câu hỏi cũng “hứa hẹn một câu trả lời thoả đáng”. Ngược lại, nhiều khi độc giả lại phải tự tìm câu trả lời vì thực tế qua khảo sát đã có những câu hỏi thể hiện sự nghi ngờ, không chắc chắn của tác giả bài báo. Theo chúng tôi, đầu đề đặt câu hỏi là loại đầu đề áp đặt. Tác giả nghĩ rằng đầu đề như vậy sẽ kích thích được độc giả vì nếu họ muốn biết thông tin có chính xác hay không thì phải đọc toàn bộ bài báo. Như đã nói, hàng ngày có rất nhiều tờ báo ra đời, mỗi tờ báo lạo có hàng chục, hàng trăm đầu đề, trước một khối lượng lớn đầu đề như thế độc giả chỉ có thể chọn lọc những bài báo, vấn đề mình quan tâm. Nếu bài báo họ chọn là loại có đầu đề đặt câu hỏi thì như vậy sẽ phải mất một khoảng thời gian để đọc. Hơn nữa, với những đầu đè câu hỏi mà tác giả muốn để độc giả tự suy nghĩ, đánh giá thì dễ dẫn đến mỗi người có một cách hiểu và như vậy dễ hình thành trong công chúng nhiều dư luận khác nhau. Báo chí làm nhiệm vụ thông tin tới công chúng thì thông tin đó phải chính xác va phải thể hiện được tính định hướng, hướng dẫn dư luận. Vì vậy, độc giả cần một thông tin khẳng định hơn là phải đi tìm câu trả lời nhà báo đặt ra. Nhà báo Quang Hoà cũng cho rằng “các đầu đề bài không nên là câu hỏi. Bởi vì nhiệm vụ của nó là gói gọn được nội dung bài và nếu phóng viên không trả lời được thì bạn đọc càng không thể làm thay được” [12, 127]. Rõ ràng là một đầu đề khẳng định vẫn tốt hơn là một câu hỏi nghi vấn. + Đầu đề đặt dấu chấm lửng. Trong ngôn ngữ hoặc chữ viết hàng ngày, việc sử dụng dấu chấm bỏ lửng là do người nói, viết chưa diễn đạt hết câu hay ý hoặc cũng có khi cấu trúc này được dùng do cố ý. Qua khảo sát những đầu đề có cấu trúc kiểu này có thể thấy nội dung thông tin trong bài nhiều khi chưa được khái quát hết. Đây chỉ là một cách đặt đầu đề nhằm thu hút sự chú ý của độc giả. Kiểu đầu đề này thường xuất hiện ở những câu hay ngữ thông thường hoặc trên những đầu đề có sử dụng thủ pháp chơi chữ, cũng có khi là “nhại” lại một câu nói nổi tiếng, tên tác phẩm điện ảnh, văn học, tục ngữ, thành ngữ…hoặc là do cách diễn đạt thể hiện ẩn ý của tác giả khi tạo ra một mệnh đề, câu ngược đời… Dấu chấm lửng nhiều khi cũng được dùng để thể hiện một sự châm biếm, hài hước. Với đầu đề này, thông tin quan trọng được đưa lên đầu đề hoặc nhiều khi chỉ là một ý nhỏ của bài. Nói chung, đây là đầu đề vừa có khả năng chứa đựng thông tin vừa có tính kích thích độc giả. + Đầu đề trích dẫn. Là đầu đề đưa ra lời nói của nhân vật chính trong bài báo và nó thường có 2 loại: đứng một mình và có chủ thể phát ngôn đi kèm. Đối với kiểu đầu đề này, bài báo được tăng giá trị chân thực và độ tin cậy của sự kiên, độc giả có cảm giác được thẩm định thông tin. Thông thường, đầu đề kiểu này được sử dụng cho bài phỏng vấn hoặc bài chân dung. Lời trích dẫn thường là của những nhân vật nổi tiếng hoặc những người tiêu biểu cho xã hội. Những câu nói được lựa chọn phải chứa đựng thông tin, nếu không cũng phải tạo được sự kích thích, gợi tò mò cho độc giả. Như vậy, đầu đề trích dẫn chưa phải là đầu đề mang lại hiệu quả thông tin lớn. Tuy nhiên, nó cũng tạo được sự chú ý của độc giả và nhiều khi vì thế mà độc giả lựa chọn bài báo đó để đọc. + Đầu đề kêu gọi. Đây thực chất là những câu cầu khiến. Thông tin chính của bài được nói tới ở đầu đề thông qua lời kêu gọi. Những đầu đề kiểu này có tác dụng hướng người đọc tới một hành động, một suy nghĩ hay một hoàn cảnh nào đó. “Do các tiêu đề này luôn thể hiện một cảm xúc khá tha thiết và chân thành của tác giả nên chúng có tác dụng không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của người đọc để rồi từ đó, trong lòng họ có ý muốn đọc toàn bộ văn bản nhằm chia sẻ các nỗi niềm cùng tác giả” [11,102]. Như vậy đầu đề này vừa có khả năng chứa đựng thông tin lại vừa tạo được sự kích thích độc giả + Đầu đề tiết lộ là đầu đề sử dụng những từ ngữ có tính chất bí mật nhằm thu hút độc giả. Đối với kiểu đầu đề này, nếu không cẩn thận chọn lọc từ ngữ thì dễ sa vào kiểu độc đề giật gân nhằm đánh lừa bạn đọc. Đây là điều hết sức tránh vì sau khi đọc độc giả sẽ biết bài chẳng có gì to tát như đầu đưa ra và như vậy họ có cảm giác bị lừa và mất dần sự tin cậy với tờ báo đó. Đầu đề tiết lộ chưa hẳn là đầu đề có khả năng thông tin nhưng là loại có sức hấp dẫn cao với người đọc. Tuy nhiên, đây cũng là kiểu có thể kết hợp cả hai yếu tố thông tin và tính hấp dẫn.. Làm tốt việc này, nhà báo sẽ tạo ra một đầu đề tốt vừa có giá trị thông tin, lại vừa có khả năng thu hút độc giả đến với bài báo. + Đầu đề sử dụng tục ngữ, thành ngữ , các biện pháp tu từ, chơi chữ hoặc dựa theo tên tác phẩm, câu nói nổi tiếng là những loại đầu đề có khả năng thu hút sự chú ý của độc giả rất lớn. Ca dao, tục ngữ hay tên tác phẩm nổi tiếng là những câu, từ đã được phổ biến trong công chúng, thậm chí trở nên quen thộc đối với họ. Khai thác được yếu tố này, tác giả sẽ tạo được đầu đề hay vì có khả năng được độc giả lưu nhớ (chúng là biến tấu của những gì họ đã quen thuộc). Tuy nhiên việc đặt đầu đề theo kiểu này không phải là công việc dễ dàng. Tác giả vừa phải có vốn từ phong phú, am hiểu văn hoá dân gian và khă năng vận dụng tốt, đồng thời trong quá trình vận dụng tác giả phải lựa chọn cẩn thân những chi tiết trong bài sao cho phù hợp để có thể áp dụng vào những câu tục ngữ thành ngữ hay những câu nói tiêu biểu, những tác phẩm nổi tiếng… Kiểu đầu đề này có sự hấp dẫn rất lớn, dễ được độc giả lựa chọn. Đáng tiếc là đầu đề này chưa dược sử dụng nhiều trong báo chí hiện nay. 2. Bên cạnh nhiều đầu đề có khả năng thông tin và sức hấp dẫn cao là những đầu đề chưa thực hiện được chức năng của đầu đề. Đó là những đầu đề chung chung, đầu đề sai và đầu đề không ăn nhập với bài. + Đầu đề chung chung. Đây là loại đầu đề có thể đặt cho nhiều bài khác nhau. Vấn đề, sư kiện được nói tới trong bài không nói rõ được những đặc điểm cụ thể hoặc những nét riêng biệt, nghĩa là khả năng định danh của đầu đề này rất kém. Ví dụ: Một việc làm hay, Một thói quen không đáng có, Đi trên phố đi bộ, Phần thưởng xứng đáng… là những đầu đề hết sức chung chung, độc giả không tìm thấy điều gì mới lạ, đặc sắc ở đó. Nguyên nhân của đầu đề này là do thiếu các thành tố hạn định về thời gian, địa điểm, sự kiện, vấn đề cụ thể... Đây không phải là đầu đề sai, nhưng nó lại không thực hiện tốt nhiệm vụ của đầu đề, không khái quát được thông tin quan trọng do đó dẫn đến chung chung, có thể ghép cho nhiều bài khác nhau cùng chủ đề hoặc sự kiện, vấn đề được nói tới. Ví dụ đầu đề “Một công việc thường xuyên”(Hànộimới, số 12544, ngày 12/1) nói về việc duy trì trật tự giao thông đô thị, lấy kinh nghiệm năm 2003 – thời điểm diễn ra Seagames22 và Paragames2 để phát huy. Nhưng cũng có thể đặt cho bài viết về công tác về sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… Để khắc phục, chỉ cần thêm yếu tố hạn định cho đầu đề, tuy nhiên sẽ không tạo ra được sự hấp dẫn. Giải pháp tốt nhất vẫn là ý thức trách nhiệm của tác giả với bài viết của mình. + Đầu đề sai so với nội dung. Đây là loại loại đầu đề mà nội dung thì một đằng, còn đầu đề lại một nẻo. Nguyên nhân là do: Tác giả muốn đặt một đầu đề giật gân, hoặc muốn tạo ra một cấu trúc lạ nhằm “câu khách “. Do đo, khả năng thu hút độc giả rất cao. Nhưng khi đọc xong bài họ mới birts mình bị lừa vì trong bài chẳng có gì đặc sắc như đầu đề nêu ra. Tác giả khái quát đầu đề trong một câu bằng ngôn từ không chính xác đãn đến sai về nghĩa và nội dung. + Đầu đề có nội dung không ăn nhập. Đối với dạng này, đầu đề thường vấn đề to hơn hoặc nhỏ hơn bài. Đầu đề to hơn bài cũng như loại đầu đề giật gân. ở phần đầu đề thường hứa hẹn một sự kiện, vấn đề to tát trong khi nội dung không có gì đặc biệt hay nổi trội. Còn đầu đề nhỏ hơn bài thường là đưa ra một chi tiết nhỏ trong bài hoặc đưa ra cái chưa phản ánh hết ý nghĩa nội dung làm bài báo mất đi tính nghiêm trọng hay sự đầy đủ của thông tin. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự không ăn nhập về nội dung. Trường hợp thứ nhất là do: Tác giả đặt đầu đề trước khi viết bài và muốn viết một vấn đề lớn, nhưng quá trình viết lại thiếu khả năng diễn đạt hiọăc thu thập thông tin chưa đầy đủ. Do biên tập viên cắt bớt bài mà không kiểm tra lại nội dung để đặt lại đầu đề. Cũng như đầu đề sai so với bài, tác giả dùng những từ to tát để “câu khách”. Trường hợp đầu đề nhỏ hơn bài là do tác giả không có khả năng khái quát nội dung hoặc lựa chọn những chi tiết đắt giá. Đầu đề này thường làm mất đi giá trị của bài. + Đối với những đầu đề lặp cấu trúc, tuy không sai nhưng lại gây khó chịu cho độc giả bởi sự lặp đi lặp lại những cấu trúc. Những đầu đề này được đặt theo công thức có sẵn, do đó dễ dẫn đến nhàm chán. Đầu đề phải luôn thể hiện được sự hấp dẫn để thu hút bạn đọc, vì vậy việc tạo ra những cấu trúc mới lạ, mang phong cách của mỗi nhà báo là điều rất cần thiết. Mỗi tờ báo đều có mục đích tôn chỉ và đối tượng bạn đọc cũng khác, việc lặp lại những cấu trúc có sẵn nhiều khi là không hợp và cho thấy tác giả không chịu sáng tạo và người đọc cũng cảm thấy nhà báo không thật sự chú trọng đến việc đặt đầu đề. Những đầu đề này hiệu quả thông tin vừa không cao lại dễ khiến độc giả bỏ qua vì không có gì đặc biẹt hay sự hấp dẫn. Nói chung, những đầu đề trên được coi là những loại đầu đề mắc lỗi vì không có khả năng phản ánh đầy đủ thông tin hay nâng giá trị bài lên một tầm cao mới mà còn làm phương hại đến bài [5, 186] 3. - Những đầu đề có khả năng thu hút độc giả vẫn chưa được khai thác và sử dụng nhiều, trong khi những đầu đề mắc lỗi vẫn thường thấy xuất hiện hàng ngày. Dù đầu đề có khả năng thông tin và tạo hấp dẫn với độc giả có số lượng nhiều hơn những đầu đề mắc lỗi nhưng tần số xuất hiện của chúng lại như nhau. Do vây, có thể nói công tác đặt đầu đề vẫn chưa thực sự được quan tâm. - Nhìn chung, các báo đều khai thác được những phương thức đặt đầu đề hấp dẫn, nhưng tỷ lệ xuất hiện của từng loại trên mỗi báo là khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu vì mỗi tờ báo đều có mục đích, tôn chỉ, đối tượng bạn đọc khác nhau do đó nội dung phản ánh cũng khác nhau. Chính vì sự khác nhau này nên thật khó có thể so sánh đầu đề báo nào chất lượng, hiệu quả hơn. Do sự khác nhau của 3 tờ báo nên mỗi loại báo cũng “chuộng” những kiểu đầu đề khác nhau. + Báo Hànộimới. Những loại đầu đề thường xuất hiện nhất là đầu đề kêu gọi; đầu đề tiết lộ; đầu đề sử dụng tục ngữ, thành ngữ; đầu đề sử dụng những ca khúc nổi tiếng… Bên cạnh việc đó là những đầu đề đặt theo mẫu có sẵn, đầu đề chung chung… vẫn xuất hiện với tỷ lệ khá cao. Chính điều này đã gây ra sự khô cứng và làm giảm tính hấp dẫn của bài viết. + Báo Tuổi trẻ. Có thể nói, báo đã sử dụng nhiều phương thức đặt đầu đề khác nhau, do đó báo đã tạo ra được phong cách trẻ trung, hấp dẫn và rất riêng biệt: đầu đề dùng biện pháp tu từ; dùng dấu chấm lửng, dùng con số, chơi chữ, tiết lộ, trích dẫn… Tuy nhiên, cùng với sự đa dạng và hấp dẫn của nhiều loại đầu đề thì vẫn xuất hiện một số đầu đề có nội dung to hơn bài, đầu đề chung chung đặc biệt loại đầu đề đặt câu hỏi chiếm số lượng lớn nhất. Trung bình mỗi số có hai đầu đề kiểu này. + Báo Lao động cuối tuần. Loại đầu đề được “chuộng” nhất là đầu đề giải thích. Chỉ riêng 48 số báo của năm 2004 đã có 34 đầu đề kiểu này. Đầu đề ngắn gọn, khái quát được nội dung thông tin đã đem đến cho độc giả cí nhìn tỏng quát về sự kiện, vấn đề. Việc sử dụng nhiều thủ pháp đặt đầu đề hấp dân đã gây thu hút được sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, cũng như nhiều tờ báo khác, lao động cuối tuần cũng không tránh khỏi kiểu đầu đề chung chung. Nhiều số báo vẫn đặt đầu đề theo kiểu khiến chất lượng đầu đề không đồng đều, làm giảm sự thích thú của độc giả. 3. Đầu đề bài báo với công tác biên tập Theo thống kê, khoảng 50% bản thảo là những bài viết của cộng tác viên bị sửa lại đầu đề [12, 24], đấy là chưa kể bài viết của chính các phóng viên .Như vậy một nửa số đầu đề được sử dụng trên báo là của biên tập viên. Do đó, nhắc tới chất lượng đầu đề không thể không nói tới biên tập viên - Ban biên tập là một thành phần không thể thiếu của toà soạn. Nhờ họ, nhiều bài viết trở nên hay hơn, hoàn chỉnh hơn cả về nội dung lẫn tên gọi bài báo. Thông thường, bài báo nào khi được viết xong cũng được chuyển qua ban biên tập, tại đó, quá trình “soi lỗi “cho bài viết sẽ được thực hiện. Công việc đầu tiên đối với biên tập viên là phải đọc toàn bộ bài báo, kiểm tra cụ thể từ ngôn từ đến thông tin, và cả đầu đề bài xem có phù hợp với nội dung hay không. Đầu đề là bộ mặt của bài báo, bài báo có thông tin gì thì đầu đề cũng phải khái quát một cách ngắn gọn nhất và phải tạo được sức hấp dẫn với độc giả. Sau khi đã biên tập bài báo, nếu thấy đầu đề không hợp, biên tập viên sẽ sửa lại hoặc đặt lại tên cho bải báo đó. - Đặt đầu đề là một công việc khó, từ những cộng tác viên nghiệp dư cho đến những nhà báo chuyên nghiệp không phải lúc nào họ cũng dễ dàng và nhanh chóng đặt xong một đầu đề. Trong những trường hợp khó khăn, nhiều khi họ chỉ đặt cho xong đầu đề rồi phó mặc cho ban biên tập chỉnh sửa. Và cuối cùng chỉ những biên tập viên là người phải chịu trách nhiệm với những đầu đề ấy. Họ sẽ vừa phải đọc lại bài cẩn thận, kỹ lưỡng vừa phải nghĩ ra một đầu đề mới “trúng” hơn cho phù hợp với bài, đấy là chưa kể họ phải biên tập lại cả những nội dung có vấn đề. Cho nên, tuy không phải trực tiếp đến hiện trường hay đi thu thập tài liệu ở bất cứ đâu, nhưng biên tập viên cũng vất vả không kém những phóng viên. Có người còn cho rằng công việc của họ thật đơn giản, nhàn hạ nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Không phải ai cũng có thể làm biên tập, công tác này đòi hỏi người biên tập phải có kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ hiểu biết sâu rộng, khả năng thẩm định thông tin chính xác và một vốn từ vựng phong phú. Đầu đề càng có vai trò lớn bao nhiêu thì việc làm sao để có được một đầu đề tốt lại càng khó bấy nhiêu. Cho nên đây là công việc rất quan trọng. “Đầu đề quan trọng đến nỗi trước đây một vài tờ báo Pháp có cả người chuyên (có chức danh đặt tiêu đề […]. Đó là những biên tập viên mà nhiệm vụ duy nhất là nghĩ ra các đầu đề thu hút độc giả. Thậm chí còn có cả một giải thưởng lớn, giải Louis Rameix, dành cho đầu đề hay nhất trong năm.” [6, 71] Trong quá trình biên tập đầu đề, biên tập viên còn phải kiểm tra cả cách dùng từ, ngôn ngữ thể hiện đầu đề đó. Việc đặt đầu đề phụ thuộc vào nội dung thông tin, nhưng một điều cũng quan trọng không kém là trình độ của tác giả. Thực tế cho thấy, có những bài báo đuợc viết rất hay nhưng đầu đề thì lại dở. Đó là do trình độ đặt đầu đề kém, hoặc do cách dùng ngôn ngữ. Tuy nhiên, bên cạnh những lỗi không chủ ý đó thì cũng có những người do “bệnh sính dùng chữ, ngầm khoe sự “hiểu biết”, “sành điệu” của mình, nhưng thực chất không hiểu nghĩa của nó. Ví dụ những cái tít sau, chúng trừu tượng và chẳng nói lên điều gì: Mở rộng thị trường trong nước: Hạt nhân của kích cầu. Câu lạc bộ Hoàng Anh: Tưng bừng lối chơi hoang dã. Xuất khẩu: lối ra còn nằm trong hộp đen” [13, 126]. Sau khi được biên tập, bài viết sẽ trở nên chặt chẽ hơn và đầu đề cũng đúng hơn, thậm chí có cả sức hấp dẫn. Đến đây, công việc của biên tập viên coi như được hoàn thành. Mỗi ngày biên tập viên phải làm việc với rất nhiều bài viết là những bài của cộng tác viên gửi về, bên cạnh đó là bài của chính những phóng viên của toà soạn. Trước một khối lượng bài như vậy công tác biên tập là rất khó khăn. Tuy nhiên, bất cứ người biên tập nào cũng phải ý thức được trách nhiệm to lớn của mình là đem lại những bài viết tốt nhất. Người biên tập cũng phải hiểu rằng như thế nào là một đầu đề tốt. Do đó chọn lựa thông tin phù hợp và quan trọng nhất bao giờ cũng là điều tất yếu. Họ sẽ chỉnh sửa lại những đầu đề sao độc giả thấy ngay được thông tin của bài. Hiểu được tầm quan trọng của đầu đề sẽ giúp biên tập viên hoàn thành tốt nhiệm vụ này, như thế hiệu quả thông tin báo chí cũng được nâng cao. 2. Nâng cao hiệu quả đầu đề bài báo. Báo chí nước ta những năm qua đã không ngừng phát triển cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Đặc biệt, trong xu hướng phát triển của mình, báo chí cách mạng vẫn luôn đề cao chất lượng và hiệu quả thông tin tới đông đảo công chúng. Đầu đề là một phần quan trọng của bài báo. Những đầu đề đảm bảo thông tin và tính hấp dẫn sẽ khiến độc giả không thể thờ ơ. “Một khi người đọc chịu đọc và đọc hứng thú thì những thông tin sẽ đến với họ trọn vẹn và phát huy hiệu quả” [14, 4]. Vì vậy, công tác nâng cao hiệu quả báo chí có ý nghĩa lớn bao nhiêu thì việc đảm bảo chất lượng đầu đề cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Cũng do sự phát triển của báo chí, ngày càng có nhiều tờ báo được ra đời, và vì vậy, độc giả cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình những tờ báo họ thích. Muốn lưu giữ được độc giả thì trước hết phải đảmbảo về thông tin mà trước hết là chất lượng của đầu đề. Một đầu đề đúng, sai hay có hấp dẫn hay không cũng là lời giới thiệu đầu tiên về bài báo cho độc giả. Đầu đề tốt thì tạo được ấn tượng với độc giả, ngược lại sẽ khiến họ bỏ qua, thậm chí không muốn đến với tờ báo đó nữa. Do có tầm quan trọng lớn như vậy, người làm báo cần phải dành cho một sự quan tâm đặc biệt để việc đầu tư cho đầu đề bài báo hiệu quả. - Yêu cầu chung đối với tất cả các nhà báo là phải có nhận thức đầy đủ về chính trị, ngôn ngữ và văn hoá. Báo chí là hoạt động thông tin bằng ngôn từ. Tùy từng thể loại khác nhau mà nhà báo lựa chọn ngôn ngữ sử dụng cho phù hợp và đảm bảo hiệu quả thông tin. Đối với một bài báo, yêu cầu về ngôn ngữ là sự chuẩn xác về chính tả, cách dùng từ và đặt câu. Đây cũng là yêu cầu chung đối với mọi hoạt động sử dụng ngôn từ chứ không riêng gì với báo chí. Tuy nhiên, do “tính chất đặc thù của hoạt động nghiệp vụ là sự tác động tức thời tới hàng triệu quần chúng” [14, 5], nên sự chính xác về ngôn ngữ sử dụng là điều đặc biệt quan trọng, nhất là với đầu đề, bởi vì không thể để độc giả thất vọng ngay từ cái nhìn đầu tiên đối với “bộ mặt của bài báo”. Do đó, sự phải am hiểu về câu từ, ngữ pháp ngữ nghĩa đặc biệt là với từ Hán Việt để tránh những lỗi ngữ pháp và diễn đạt ý phải được nhà báo chú trọng. Những dấu câu, từ nối, hay viết chữ hoa… tưởng như đơn giản nhưng nhiều khi vì chúng mà khiến những đầu đề trở nên khó hiểu, không rõ nghĩa… Điều đó cho thấy việc chú ý từng chi tiết nhỏ nhất cũng là điều hết sức quan trọng. - Tri thức về văn hoá sẽ giúp nhà báo am hiểu những giá trị của dân tộc. Vận dụng những giá trị đó vào bài viết sẽ giúp cho tác phẩm báo chí vừa hấp dẫn, sinh động vừa có tính đặc trưng. Cũng như vậy, việc khai thác và ứng dụng những chất liệu dân gian: tục ngữ, ca dao, thành ngữ… sẽ tạo ra những đầu đề ấn tượng đối với độc giả vì đây là những câu đã gắn bó, gần gũi và quen thuộc đối với bất cứ người dân nào. Một đầu đề sử dụng những đơn vị này sẽ tạo được hiệu quả lớn vì nó có vừa có khả năng kích thích vừa được độc giả lưu nhớ. Vì vậy nhà báo phải không ngừng phải trau dồi về từ vựng và am hiểu văn hoá dân gian để bài viết vừa là sự kết hợp của thông tin cuộc sống hiện đại lại vừa mang đặc trưng ngôn ngữ dân tộc.. - Không ngừng học hỏi để sáng tạo, nâng cao chất lượng bài vở, kỹ năng đặt đầu đề. Mỗi nhà báo đều có phong cách, ưu điểm và thế mạnh riêng của mình thì việc học hỏi lẫn nhau vẫn luôn là điều cần thiết. Tuy nhiên, học hỏi người khác là để thúc đẩy quá trình sáng tạo chứ không phải là thường xuyên bắt chước cái người khác đã tạo ra. Nhà báo phải tránh lặp lại những cấu trúc đã sẵn có và tạo cho mình một cấu trúc riêng mang phong cách, bản sắc riêng của mình. Có như thế mới không gây ra sự nhàm chán cho độc giả. Tất nhiên việc học hỏi người khác cũng là điều hết sức cần thiết, nhưng quan trọng hơn là phải biết vận dụng vào bài viết của mình chứ không phải lấy nguyên mẫu của người khác. - Nhà báo cần phải ý thức trách nhiệm tới bài viết của mình. Đó là việc đọc cẩn thận bài viết, lựa chọn những chi tiết quan trọng nhất để đặt cho đầu đề. Có như vậy, đầu đề và nội dung mới ăn nhập với nhau, tránh được tình trạng đầu đề đưa vấn đề to mà nội dung lại chẳng có gì hoặc đầu đề đưa vấn đề nhỏ nhưng nội dung lại đề cập vấn đề lớn. Nếu không cẩn thận, mà chỉ ào ào, vội vã đặt cho xong sẽ tạo ra một đầu đề dở, vô nghĩa, làm tổn hại đến bài, thậm chí sẽ khiến độc giả không quan tâm đến bài. Nhà báo cũng cần bám sát thực tế hơn để đầu đề bài báo không qua xa vời. Thực tiễn cho thấy có những bài viết về một sự kiện xã hội nhưng đầu đề lại đậm chất văn chương. Chú ý tới sự phù hợp, cân đối giữa đầu đề với nội dung và việc sử dụng ngôn từ để tránh tình trạng đầu đề giật gân, câu khách. Độc giả sẽ nổi giận và có cảm giác bị lừa nếu tác giả quá chú ý tới việc tạo ra một đầu đề hấp dẫn mà quên đi nội dung của bài là gì. - Nói đến nâng cao chất lượng đầu đề bài báo không thể bỏ qua những biên tập viên, bởi có một nửa những đầu đề là do họ đặt lại. Chính vì vậy, vai trò của biên tập viên là rất lớn đối với đầu đề báo nói riêng. Chính họ sẽ làm cho bài viết trở nên hay hơn và những đầu đề có tính hấp dẫn hơn, trúng hơn. Do vậy, công tác biên tập luôn phải được đảm bảo, biên tập viên cũng phải không ngừng học hỏi và nâng cao trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về việc nâng cao hiệu quả đầu đề bài báo. Chúng tôi không có tham vọng đặt ra một khuôn mẫu nào cho các nhà báo mà đây chỉ là những ý kiến đóng góp được rút ra qua thực tế khảo sát đầu đề bài báo ở 3 tờ báo lớn. Ngoài ra trong phần này, chúng tôi xin nêu ra “10 lời khuyên tốt” [15, 231] cho đầu đề bài báo theo kinh nghiệm của báo chí Thụy Điển. Đây được coi là quốc gia có nền báo chí đặc trưng và phát triển, là đại diện cho nền báo chí thứ 3 trên thế giới, nền báo chí Bắc Âu. Đó là: Thu hút sự quan tâm và tính tò mò của độc giả. Nêu lên những gì quan trọng nhất. Hãy tìm ra các từ khó! Dùng từ ngữ ở thời hiện tại, cấu trúc thể chủ động. Tránh dùng các từ dài và phức tạp. Không nhắc lại câu dẫn hay chú thích. Phải đánh dấu trích dẫn. Tránh dùng các câu hỏi, không bao giờ dùng dáu chấm. Thận trọng với những dấu cảm thán. Không dùng các chữ viết tắt. Đừng lừa dối độc giả! KẾT LUẬN Tóm lại, đầu đề là một phần rất quan trọng của bài báo, do đó việc nâng cao chất lượng đầu đề cũng luôn là điều cần thiết của mọi phóng viên. Ngay từ những bài viết đầu tiên về đầu đề bài báo đã cho thấy đầu đề “cần có khả năng kích thích mặt tâm lý người đọc, cụ thể là khêu gợi được tính tò mò và hứng thú tiêu biểu của họ” [16, 21-22]. Chính vì có tầm quan trọng như vậy nên việc nghiên cứu về đầu đề đã thực sự trở thành một điều cần thiết và gắn bó chặt chẽ với báo chí để hoạt động này ngày càng hiệu quả. Trong khoá luận này chúng tôi nghiên cứu và khảo sát những đầu đề có tần số xuất hiện lớn của 3 tờ báo. Theo đó, chúng tôi phân tích nội dung của từng bài viết để tìm hiểu mối quan hệ giữa tên và bài. Qua khảo sát chúng tôi đã phân loại đầu đề theo các phương thức tác động đến người đọc và nhận thấy có nhiều loại đầu đề đã thực hiện rõ chức năng thông tin và tạo được sức hấp dẫn. Những đầu đề này thường là đầu đề thông báo, đầu đề đưa tên riêng hoặc danh từ lên trên, đầu đề sử dụng tục ngữ, thành ngữ , đầu đề chơi chữ. Bên cạnh đó cũng còn có nhiều đầu đề chưa thực hiện được chức năng của mình như: đầu đề chung chung, đầu đề đặt ra câu hỏi, đầu đề đưa nội dung to, nhỏ hơn bài, đầu đề không ăn nhập với bài. Ngoài ra cũng có một số đầu đề chưa hẳn là không thực hiện được chức năng của mình nhưng dù sao cũng ít nhiều gây được sự chú ý của độc giả: đầu đề kêu gọi, đầu đề trích dẫn, đầu đề dùng cấu trúc bỏ lửng. Sau khi khảo sát, chúng tôi đánh giá hiệu quả thông tin của từng loại đầu đề và chỉ ra những nguyên nhân của những đầu đề mắc lỗi. Từ đó chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đầu đề. Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chưa có cơ hội để khảo sát sâu và rộng hơn, do vậy cũng không tránh khỏi rất nhiều sai sót. Hy vọng sau này, nếu có cơ hội trở lại vấn đề này, chúng tôi sẽ có một cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn. Tài liệu tham khảo: [1]. Nguyễn Thị Thanh Hương, Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại, “Ngôn ngữ”, số 9/2001. [2]. Michel Voilrol, Hướng dẫn cách biên tập, Nguyễn Thu Ngân dịch, Nxb Thông Tấn, H., 2003. [3]. Trần Quang, Món “khai vị” trong một bài báo, “Người làm báo”, số tháng 1/2003 [4]. Jean – Luc Martin – Lagardette, Hướng dẫn cách viết báo, Nhiều dịch giả, Nxb Thông Tấn, H., 2003. [5]. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb ĐHQG, H., 2001. [6]. Loic Hervouet, Viết cho độc giả, bản Việt văn, Hội nhà báo VN xb, H., 1999. [7]. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb VH-TT, H., 1995. [8]. Trung tâm KHXH&NV QG, Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb KHXH, H., 2002. [9]. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp Tiếng Việt-câu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H.,1980 [10]. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb Đà Nẵng, 2000. [11]. Hoàng Anh, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao động, H., 2003 [12]. Hoàng Phương Ngọc, Tính nghiệp dư trong các tác phẩm báo chí của sinh viên, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí, ĐHKHXH&NV, H., 2001. [13]. Nguyễn Quang Hoà, Phóng viên và toà soạn, Nxb VH-TT, H., 2002 [14]. Nguyễn Tri Niên, Ngôn ngữ báo chí, Nxb KHXH, H., 2004 [15]. Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb Lý luận chính trị, H. 2004 [16]. Hồ Lê, Nhờ đâu tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn, “Ngôn ngữ”, Số phụ, H., 1982 [8]. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb GD, H., 2003 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Báo chí (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã dạy dỗ chúng em trong bốn năm học vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới nhà báo Tạ Việt Anh, Phó tổng biên tập báo Hànộimới, người đã chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2005 Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Mai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChất lượng thông tin - Khảo sát trên 3 tờ báo- Hà Nội mới, Tuổi trẻ, Lao động cuối tuần.DOC