Chiến lược phát triển công ty cao su Kon Tum 2011 – 2020

Cây cao su đã được xác định là cây xóa đói giảm nghèo với Tây nguyên và duyên hải miền Trung. Cao su là loại cây mẫn cảm với thời tiết và thổ nhưỡng, do vậy phải được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, đểnhân dân nhất là người dân tộc thiểu số coi nó là một cây công nghiệp hàng hóa, dễ trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao để nhân dân đưa cây cao su vào cơ cấu cây trồng tại địa phương. Trồng cây cao su bằng nhiều hình thức, đa dạng cách trồng nhưng phải lồng ghép giữa cao su đại điền với cao su tiểu điền. Doanh nghiệp giữ vai trò bà đỡ trong nhân dân, giúp nhân dân thực hiện các quy định kỹ thuật, giống, đào tạo khai thác và thu mua sản phẩm, tức là cả đầu vào và đầu ra. Có như vậy mới giúp người trồng cao su yên tâm sản xuất, do đó vai trò của địa phương trong việc lãnh đạo là rất quan trọng

pdf13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược phát triển công ty cao su Kon Tum 2011 – 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ CƠNG DINH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CƠNG TY CAO SU KON TUM 2011 – 2020 Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số : 60.34.05 TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2011 2 Cơng trình được hồn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Liêm Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm. Phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Huỳnh. Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 10 năm 2011. Cĩ thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thơng tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơng ty TNHH một thành viên Cao su Kon Tum (gọi tắt là Cơng ty Cao su Kon Tum) là doanh nghiệp trực thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam đĩng chân trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là trồng và kinh doanh cao su; sự ổn định và phát triển của Cơng ty cao su Kon Tum cĩ tác động lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế xã hội, an ninh quốc phịng của tỉnh Kon Tum. Để doanh nghiệp cĩ thể đứng vững trong cơ chế thị trường, các nhà lãnh đạo cơng ty cần phải cĩ các quyết định về vấn đề cĩ tầm quan trọng chiến lược. Chính vì vậy, quản trị chiến lược đã và đang trở nên hết sức quan trọng cho sự sống cịn của các doanh nghiệp, khi mà mơi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Chiến lược phát triển Cơng ty TNHH Một thành viên cao su Kon Tum giai đoạn 2011- 2020" để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Qua đĩ giúp bản thân rút ra được các vấn đề liên quan để ứng dụng vào cơng tác chuyên mơn ở cơ quan mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hĩa một số cơ sở lý luận hoạch định chiến lược; - Đánh giá về thực trạng chiến lược Cơng ty cao su Kon Tum; phân tích các mặt mạnh, các mặt cịn hạn chế, cơ hội, thách thức trong sản xuất kinh doanh của Cơng ty. - Phân tích các cơ sở xây dựng chiến lược Cơng ty giai đoạn 2011 - 2020; - Xây dựng chiến lược cơng ty giai đoạn 2011 - 2020. 4 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp: Điều tra, thống kê, phân tích, tổng hợp; - Phương pháp chuyên gia; - Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được cơng bố cĩ liên quan. 4. Phạm vi nghiên cứu Cơng tác xây dựng chiến lược của Cơng ty cao su Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020. 5. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn, ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn tập trung vào 3 chương sau: + Chương 1: Cơ sở lý luận hoạch định chiến lược + Chương 2: Phân tích thực trạng chiến lược của Cơng ty Cao su + Chương 3: Xây dựng chiến lược Cơng ty cao su Kon Tum CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.1. Khái niệm về chiến lược Cĩ rất nhiều định nghĩa về chiến lược, nhưng gần đây, Johnson và Schole định nghĩa: Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thơng qua việc định dạng các nguồn lực của nĩ trong mơi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn kỳ vọng của các bên hữu quan. Một khía cạnh khác của chiến lược là cịn tùy theo cấp độ; tối thiểu cĩ ba mức chiến lược cần được nhận diện, đĩ là: Chiến lược cấp cơng ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược chức năng. Chiến lược cấp cơng ty: bàn đến mục đích và phạm vi tổng thể của tổ chức. 5 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: chủ yếu quan tâm đến các cách thức cạnh tranh thành cơng trên các thị trường cụ thể. Chiến lược chức năng (hay chiến lược hoạt động): Là các chiến lược giúp cho các chiến lược cấp kinh doanh và cấp cơng ty thực hiện một cách hữu hiệu nhờ các bộ phận cấu thành trên phương diện các nguồn lực, các quá trình, con người và kỹ năng cần thiết. Trong phạm vi của luận văn này chỉ nghiên cứu Chiến lược cấp cơng ty. 1.2. Quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là một bộ các quyết định quản trị và các hành động xác định hiệu suất dài hạn của một cơng ty. Quản trị chiến lược bao gồm các hành động liên tục: sốt xét mơi trường (cả bên trong lẫn bên ngồi); xây dựng chiến lược; thực thi chiến lược và đánh giá kiểm sốt chiến lược. 1.3. Phân tích mơi trường kinh doanh bên ngồi 1.3.1. Mơi trường vĩ mơ Các Ngành và doanh nghiệp ở trong một mơi trường vĩ mơ rộng lớn, bao gồm sáu phân đoạn: Kinh tế, cơng nghệ, văn hĩa xã hội, nhân khẩu học, chính trị pháp luật và tồn cầu. 1.3.2. Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh Theo Michael E.Porter cĩ 5 lực lượng định hướng cạnh tranh trong phạm vi ngành, đĩ là: Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng; mức độ cạnh tranh giữa các cơng ty hiện cĩ trong ngành; sức mạnh thương lượng của người mua; sức mạnh thương lượng của người bán; đe dọa của các sản phẩm thay thế. Các lực lượng này càng mạnh, càng hạn chế khả năng của các cơng ty hiện tại trong việc tăng giá và cĩ được lợi nhuận cao hơn. 6 1.3.3. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành Các thế lực trong ngành là tín hiệu tạo nên những khích lệ hay sức ép cho sự thay đổi. Các lực lượng nổi bật nhất được gọi là lực lượng dẫn dắt bởi nĩ cĩ tác động mạnh nhất đến các thay đổi về mơi trường và cấu trúc ngành. 1.4. Phân tích mơi trường kinh doanh bên trong 1.4.1. Phân tích chiến lược hiện tại • Cơng ty đang thực hiện chiến lược hiện tại như thế nào? Để đánh giá cơng ty đang thực hiện chiến lược hiện tại tốt đến mức nào, nhà quản trị phải bắt đầu từ chiến lược mà cơng ty đang theo đuổi. Trước hết phải nắm được cách tiếp cận chiến lược của cơng ty, họ đang muốn trở thành người dẫn đạo chi phí, người tạo sự khác biệt, hay chỉ là sự tập trung vào phục vụ tốt một khe hở thị trường. • Các sức mạnh và điểm yếu Một điểm mạnh là điều mà cơng ty đang làm tốt hay các đặc tính giúp nĩ nâng cao khả năng cạnh tranh, như: Kỹ năng; Tài sản vật chất cĩ giá trị, tổ chức cĩ giá trị; Tài sản vơ hình đáng giá; Khả năng cạnh tranh; Liên minh hay liên doanh hợp tác... Một điểm yếu là điều gì đĩ mà cơng ty đang thiếu, kém cỏi hay một điều kiện đặt nĩ vào tình thế bất lợi, như: thiếu hụt về các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng; Thiếu các tài sản vơ hình, tài sản vật chất, tổ chức nhân sự quan trọng cĩ tính cạnh tranh; Thiếu hay yếu các khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực then chốt; các điểm yếu nội bộ... 7 Nguyên liệu Nhà chế tạo trung gian Lắp ráp Phân phối Người tiêu dùng cuối cùng 1.4.2. Bản chất của lợi thế cạnh tranh Một cơng ty được xem là cĩ lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nĩ cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Và cơng ty cĩ một lợi thế cạnh tranh bền vững khi nĩ cĩ thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài. 1.4.3. Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh Một năng lực cốt lõi (năng lực tạo sự khác biệt) là sức mạnh độc đáo cho phép cơng ty đạt được sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và đáp ứng khách hàng, do đĩ tạo ra giá trị vượt trội và đạt được ưu thế cạnh tranh. 1.5. Những nội dung chủ yếu của chiến lược cơng ty Chiến lược cấp cơng ty trả lời 2 câu hỏi then chốt, đĩ là: Cơng ty gồm các hoạt động kinh doanh nào và cơng ty sẽ quản lý các hoạt động kinh doanh đĩ ra sao. Như vậy, chiến lược cấp cơng ty xác định các hành động mà cơng ty thực hiện nhằm giành lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, quản trị một nhĩm các hoạt động kinh doanh khác nhau cạnh tranh trong một số ngành và thị trường sản phẩm. Chiến lược cấp cơng ty gồm các nội dung sau: 1.5.1. Tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ Là phải tập trung cạnh tranh một cách thành cơng trong phạm vi giới hạn của một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ. 1.5.2. Hội nhập dọc Chiến lược hội nhập dọc nghĩa là cơng ty đang sản xuất các đầu vào cho chính mình (Hội nhập về phía sau, hay ngược chiều) hoặc phát tán các đầu ra của chính mình (hội nhập về trước hay xuơi chiều). 8 Hình 1.1 Chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến vật liệu và người tiêu dùng Hình 1.1, chỉ ra bốn giai đoạn chính trong chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến vật liệu và người tiêu dùng. Một cơng ty cĩ hoạt động cơ bản ở giai đoạn lắp ráp, hội nhập ngược chiều nghĩa là nĩ dịch chuyển đến hoạt động chế tạo trung gian và sản xuất nguyên vật liệu. Hội nhập xuơi chiều cĩ nghĩa là dịch chuyển đến hoạt động phân phối. Trong mỗi giai đoạn của chuỗi là một bước gia tăng giá trị vào sản phẩm. Do đĩ, hội nhập dọc chính là lựa chọn để cơng ty cạnh tranh trong các giai đoạn của chuỗi từ nguyên vật liệu đến khách hàng. Bên cạnh hội nhập xuơi chiều và ngược chiều, cũng cĩ thể phân biệt giữa hội nhập tồn bộ và hội nhập hình chĩp Một cơng ty hội nhập hồn tồn khi nĩ phát tán tồn bộ đầu ra của các hoạt động nĩ sở hữu. Hội nhập hình chĩp khi cơng ty mua từ các nhà cung cấp độc lập thêm vào với việc cung cấp của chính cơng ty, hay khi nĩ phát tán các đầu ra của mình tới các đầu mối độc lập thêm vào với các đầu mối của chính cơng ty. * Các phương án hội nhập dọc 1.5.2.1. Các hợp đồng ngắn hạn và đấu giá cạnh tranh. Một hợp đồng ngắn hạn là một hợp đồng kết thúc trong phạm vi một năm. Lợi ích của hợp đồng ngắn hạn là thúc ép các nhà cung cấp luơn giữ giá của họ thấp ở mức thấp nhất. 1.5.2.2. Các liên minh chiến lược và hợp đồng dài hạn. Các hợp đồng dài hạn là các mối liên hệ hợp tác lâu dài giữa hai cơng ty. Đặc trưng là một cơng ty đồng ý cung cấp cho cơng ty khác và cơng ty khác đồng ý liên tục mua từ nhà cung cấp đĩ nhằm hạ thấp chi phí hoặc nâng cao chất lượng đầu vào. 9 1.5.2.3. Thiết lập các mối liên hệ hợp tác dài hạn. Do sự thiếu tin tưởng và lo ngại bị đình trệ khi phải đầu tư vào các tài sản chuyên mơn hĩa phục vụ cơng ty khác, các cơng ty cần cĩ liên minh chiến lược lâu dài ổn định với các cơng ty khác 1.5.2.4. Khai thác nguồn bên ngồi chiến lược và cơng ty ảo. Khai thác nguồn sáng tạo giá trị từ bên ngồi gồm các nhà thầu phụ. Dịch chuyển các hoạt động khơng cốt lõi của nhiều doanh nghiệp ra bên ngồi. Thuật ngữ cơng ty ảo dùng để mơ tả các cơng ty theo đuổi việc khai thác các nguồn ngoại lực chiến lược. 1.5.3. Đa dạng hĩa Chiến lược đa dạng hĩa thành cơng sẽ tạo ra giá trị cho cơng ty nhờ việc tạo ra những điều kiện cho phép các đơn vị kinh doanh của cơng ty áp dụng các chiến lược cấp kinh doanh làm tăng thu nhập giảm chi phí. Làm tăng sức mạnh thị trường tương đối so với đối thủ. Cĩ hai loại đa dạng hĩa chủ yếu, đĩ là đa dạng hĩa liên quan và đa dạng hĩa khơng liên quan. 1.5.4. Sốt xét lại danh mục của cơng ty Là nhận dạng xem các cơ hội kinh doanh nào mà cơng ty nên theo đuổi. Mục đích của việc sốt xét như vậy là giúp cơng ty xác định đơn vị nào trong số các đơn vị kinh doanh hiện cĩ cần tiếp tục đưa vào danh mục, đơn vị nào cần đưa ra khỏi danh mục, và cơng ty cĩ nên thâm nhập vào các lĩnh vực mới hay khơng. Cĩ hai cách tiếp cận khác nhau. Cách thứ nhất, sử dụng hàng loạt các kỹ thuật đã biết như ma trận hoạch định danh mục. Cách tiếp cận thứ hai được Gary Hamel và C.K. Prahalad đề nghị. Cách tiếp cận này dựa trên khái niệm về cơng ty như là một danh mục các năng lực cốt lõi chứ khơng phải là một danh mục đơn vị kinh doanh. Việc phát triển cơng ty được định hướng vào duy trì 10 các năng lực cốt lõi, tạo lập các năng lực mới, thúc đẩy các năng lực này bằng việc áp dụng nĩ vào các cơ hội kinh doanh mới. 1.5.4.1. Các cơng ty như một danh mục các năng lực cốt lõi. Theo Gary Hamel và C.K. Prahalad, cách tiếp cận cĩ lợi nhất hướng đến nhận diện các cơ hội kinh doanh khác nhau là nhận thức lại cơng ty như là một danh mục các năng lực cốt lõi - chứ khơng phải danh mục các đơn vị kinh doanh - và sau đĩ xem xét cách thức phát triển các năng lực này để duy trì các hoạt động kinh doanh hiện tại và thúc đẩy tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Hamel và Prahalad giữ quan điểm cho rằng việc nhận diện các năng lực cốt lõi hiện tại là bước đầu tiên để một cơng ty cam kết vào quá trình ra quyết định theo đuổi các cơ hội kinh doanh. Khi cơng ty đã nhận diện các năng lực cốt lõi của mình Hamel và Prahalad đề nghị sử dụng ma trận tương tự như hình 1.3 để thiết lập một lịch trình tạo lập và thúc đẩy các năng lực cốt lõi tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Ma trận này phân biệt giữa các năng lực hiện cĩ với năng lực mới, và giữa các thị trường sản phẩm mới với hiện cĩ. Hàng đầu cộng 10 Các cơ hội to lớn Điền vào chỗ trống Các khơng gian trống Hiện cĩ Mới Thị trường Hình 1.3: Phát triển và khai thác các năng lực cốt lõi 1.5.4.2. Chiến lược thâm nhập. Sau khi đã sốt xét các đơn vị kinh doanh khác nhau trong danh mục của cơng ty, quản trị cơng ty cĩ thể quyết định thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh mới hay khơng. Cĩ ba phương tiện mà cơng ty cĩ thể sử N ă n g l ự c c ố t l õ i H i ệ n c ĩ M ớ i 11 dụng để thâm nhập vào một lĩnh vực kinh doanh mới: đầu tư nội bộ, mua lại và liên doanh. 1.5.5. Đầu tư mới từ bên trong 1.5.5.1 Những hấp dẫn của đầu tư mới bên trong 1.5.5.2. Cạm bẫy của tự đầu tư từ bên trong 1.5.5.3 Các chỉ dẫn cho việc đầu tư mới bên trong thành cơng 1.5.6. Liên doanh - một chiến lược thâm nhập Để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện chiến lược thâm nhập, cơng ty cĩ thể gia nhập vào một liên doanh với cơng ty khác và sử dụng liên doanh như một phương tiện để thâm nhập vào một lĩnh vực kinh doanh mới. 1.5.7. Tái cấu trúc Tái cấu trúc là một chiến lược mà qua đĩ cơng ty thay đổi tập hợp các đơn vị kinh doanh hay cấu trúc tài chính của nĩ. Tái cấu trúc là hiện tượng tồn cầu nhưng thất bại trong chiến lược mua lại thường kéo theo một chiến lược tái cấu trúc. 1.5.8. Chiến lược cải tổ Nhiều cơng ty tái cấu trúc các hoạt động của mình, tự cắt giảm các hoạt động đã đa dạng hĩa của họ, bởi vì họ muốn tập trung hơn vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của nĩ. Do đĩ, một bộ phận khơng thể thiếu được của tái cấu trúc là phát triển một chiến lược cải tổ các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi hay tiếp tục duy trì của cơng ty. 1.5.8.1. Các nguyên nhân của sự đi xuống của cơng ty Bảy nguyên nhân chính xuất hiện trong hầu hết các trường hợp cơng ty đi xuống là: quản trị kém; bành trướng quá mức, kiểm sốt tài chính khơng đầy đủ; chi phí cao, phát sinh các đối thủ cạnh tranh mới mạnh mẽ, khơng dự kiến trước được sự dịch chuyển nhu cầu, sự trì truệ của tổ chức. 12 1.5.8.2. Các bước đi của cải tổ Khơng cĩ mơ hình chuẩn về cách thức cơng ty đáp ứng với sự suy giảm bởi khơng cĩ tình huống duy nhất nhưng cĩ các đặc tính chung bao gồm sự thay đổi lãnh đạo, xác định lại tiêu điểm tập trung của chiến lược cơng ty, cắt giảm hay đĩng cửa các tài sản khơng cần thiết, từng bước cải thiện khả năng sinh lợi của các hoạt động cịn lại, đơi khi mua lại hay tổ chức lại các hoạt động cốt lõi. 1.6. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đã cĩ nhiều nghiên cứu xác định quy trình hoạch định chiến lược, trong nội dung luận văn này, tơi xin tổng hợp quy trình hoạch định chiến lược với 5 bước chính như sau: + Bước 1: Lựa chọn sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu của Cơng ty. + Bước 2: Phân tích mơi trường bên ngồi để nhận dạng cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. + Bước 3: Phân tích mơi trường bên trong để nhận dạng các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. + Bước 4: Lựa chọn các chiến lược trên cơ sở tìm kiếm các nguồn lực, khả năng và năng lực cốt lõi và phát triển nĩ để hĩa giải các nguy cơ, tận dụng các cơ hội từ mơi trường bên ngồi. + Bước 5: Thực thi chiến lược. 13 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CƠNG TY CAO SU KON TUM 2.1. Tổng quan về Cơng ty Cao su Kon Tum 2.1.1. Lịch sử phát triển Cơng ty Cao su Kon Tum được thành lập theo quyết định số 84/QĐ - TCCS ngày 17/8/1984 của Tổng cục Cao su Việt Nam nay là Tập Đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam. 2.1.1.1. Giai đoạn từ 1984 - 1995 Do thiếu vốn đầu tư trầm trọng nên cơng ty chỉ trồng được 1.656 ha cao su (bình quân 150 ha/năm), đời sống của người lao động hết sức khĩ khăn, nhiều người đã xin nghỉ việc hoặc xin chuyển cơng tác khác. 2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay Đã thực hiện phủ xanh ở 7/9 huyện - thành phố trong tỉnh Kon Tum, với tổng diện tích rất lớn, tính đến 31/12/2009 tồn cơng ty cĩ 10.101,08 ha cao su. 2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh - Khai hoang, trồng mới, chăm sĩc, khai thác, chế biến và tiêu thụ mủ cao su nguyên liệu; - Sản xuất cây giống cao su phục vụ trồng mới; - Các dịch vụ khoa học kỹ thuật cao su; - Xây dựng các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp; - Hố chất, phân bĩn, và cao su; - Thương nghiệp buơn bán; - Liên doanh liên kết với tất cả các đối tác trong và ngồi nước về chăm sĩc, khai thác và chế biến mủ cao su… 14 2.1.3. Vùng nguyên liệu Tính đến năm 2010, diện tích cao su tồn tỉnh là 43.139 ha, trong đĩ diện tích cao su tiểu điền 20.426 ha, chiếm 47,35% tổng diện tích, tốc độ tăng diện tích bình quân từ năm 2000 - 2010 đạt khoảng 11,747%/năm. Riêng Cơng ty Cao su Kon Tum cĩ cĩ 8.772,54 ha diện tích cao su khai thác và 1.424,02 ha cao su kiến thiết cơ bản. 2.1.4. Sản phẩm chính Hiện nay Cơng ty cĩ 5 loại sản phẩm chính đang được sản xuất và tiêu thụ gồm: SVR 3L, SVR 5, SVR 10, RSS 3, RSS 1. 2.1.5. Tổ chức bộ máy Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối liên hệ: + Hội đồng thành viên: Là cơ quan đại diện chủ sở hữu (Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam) tại cơng ty. + Tổng Giám đốc Cơng ty: Là người đứng đầu, tồn quyền điều hành, quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng. + Các phĩ Giám đốc Cơng ty: - Phĩ Giám đốc phụ trách kỹ thuật - tổ chức: - Phĩ Giám đốc phụ trách XDCB - kinh doanh: + Các trưởng phĩ phịng ban: + Các phịng ban Cơng ty: - Phịng Kỹ thuật: - Phịng KCS: - Phịng Kế tốn tài vụ: - Trang thiết bị và văn phịng phẩm; - Phịng Kinh doanh: - Phịng Kế hoạch - XDCB: 15 - Phịng Tổ chức - Lao động xã hội: - Phịng Thanh tra bảo vệ - Quân sự động viên: - Phịng Thi đua văn thể: - Văn phịng: + Các nơng trường, Xí nghiệp, Đội sản xuất và nhà máy chế biến trực thuộc Cơng ty: + Các đơn vị hành chính sự nghiệp: - Trung tâm y tế Cơng ty: - Trường Mầm non Cơng ty: 2.2. Thực trạng chiến lược của Cơng ty trong thời gian qua 2.2.1. Sứ mệnh Huy động tối ưu nguồn lực con người và vật chất của Cơng ty để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cĩ chất lượng hàng đầu, với mức giá hợp lý, thoả mãn thích đáng nhu cầu của khách hàng với trách nhiệm cao nhất. 2.2.2. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006 - 2010 (1) Từng bước phấn đấu vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành cao su Việt Nam; (2) Giữ vững uy tín thương hiệu Cơng ty trong mọi lĩnh vực hoạt động; (3) Phát triển Cơng ty với việc ứng dụng cơng nghệ tiên tiến, cơ cấu lại vườn cây cĩ hiệu quả; xâm nhập và khai thác thị trường; đa dạng hố hoạt động và hình thức sở hữu vốn; (4) Bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người lao động; (5) Hành động cĩ trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và mơi trường. 2.2.3. Nội dung của chiến lược Cơng ty hiện tại Trong thời gian qua, cơng tác hoạch định chiến lược tại Cơng ty chưa được nghiên cứu, áp dụng một cách cĩ chủ định, cĩ cơ sở khoa 16 học. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được thực hiện trên cơ sở kế hoạch ngắn hạn được lập hàng năm cho từng cơng việc theo yêu cầu sản xuất, tuy nhiên đã thể hiện được định hướng chiến lược phát triển của Cơng ty thơng qua hội nhập dọc. 2.2.4. Tổ chức thực hiện chiến lược. Do cơng tác hoạch định chiến lược của cơng ty chưa được xây dựng một cách cĩ hệ thống và cơ sở khoa học nên chiến lược phát triển cơng ty được xây dựng và thể hiện thơng qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm của Cơng ty. 2.3. Đánh giá thực trạng chiến lược của cơng ty 2.3.1. Lợi thế cạnh tranh 2.3.1.1. Bản chất lợi thế cạnh tranh - Điều kiện cần: Lợi nhuận rịng biên của cơng ty và lợi nhuận rịng biên trung bình của ngành. - Điều kiện đủ: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thơng qua tăng năng xuất lao động, giảm chi phí, giá thành sản phẩm. 2.3.1.2. Nguồn gốc tạo lợi thế cạnh tranh a. Nguồn lực hữu hình: - Các nguồn lực tài chính. - Các nguồn lực vật chất. - Nguồn nhân lực. b. Nguồn lực vơ hình: + Giá trị thương hiệu: Sản phẩm cao su thiên nhiên Koruco. + Nguồn danh tiếng. c. Các khả năng tiềm tàng. d. Năng lực cốt lõi Quy mơ vườn cây và khả năng tài chính cĩ ưu thế hơn, nguồn nhân lực cĩ trình độ chuyên mơn cao, được đào tạo chuyên nghiệp, 17 danh tiếng tạo dựng gần 30 năm tồn tại và khả năng quản trị sáng tạo, thể hiện thơng qua bảng sau: Bảng 2.5. Đánh giá lợi thế cạnh tranh của cơng ty Lợi thế cạnh tranh Đáng giá Hiếm Khĩ bắt chước Khơng thể thay thế Kết cục Quy mơ cĩ cĩ khơng cĩ Lợi thế cạnh tranh tạm thời Tài chính cĩ khơng cĩ khơng Lợi thế cạnh tranh tạm thời Nhân lực cĩ khơng khơng cĩ Bình đẳng Danh tiếng cĩ cĩ cĩ cĩ Lợi thế cạnh tranh bền vững Khả năng quản trị cĩ cĩ cĩ cĩ Lợi thế cạnh tranh bền vững 2.3.2. Thành tựu chiến lược 2.3.2.1. Thành tựu thị trường Khách hàng của Cơng ty cĩ thể chia thành 3 vùng thị trường khác nhau như nhĩm khách hàng trong nước, nhĩm khách hàng thuộc thị trường Trung Quốc và nhĩm khách hàng thuộc thị trường Hàn Quốc - Đài Loan. 2.3.2.2. Thành tựu Tài chính 5 năm gần đây, các chỉ tiêu về LN trước thuế, tỷ suất LN/vốn NN, nộp NS NN và thu nhập của người lao động liên tục tăng lên. 2.3.3. Các điểm yếu và nguyên nhân 2.3.3.1. Điểm yếu 2.3.2.2. Nguyên nhân 18 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CƠNG TY CAO SU KON TUM 3.1. Cơ sở xây dựng chiến lược cơng ty cho giai đoạn 2011 - 2020 3.1.1. Tình hình sản xuất và dự báo nhu cầu cao su thế giới 3.3.1.1. Tình hình sản xuất Nguồn cung cao su sẽ tiếp tục khan hiếm cho đến năm 2018 khi sản xuất tăng trưởng chậm như hiện nay. Diện tích trồng cao su tồn cầu sẽ giảm trong giai đoạn 2012-2018. 3.1.1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ Sự thiếu hụt nguồn cung sẽ tiếp tục và sẽ thiếu cho đến năm 2018 ngay cả khi nhu cầu chỉ tăng ở mức vừa phải. Thiếu hụt cao su thiên nhiên cĩ thể sẽ lên đến 1 triệu tấn vào năm 2020 do nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe đã đẩy tiêu thụ lên khoảng 15,4 triệu tấn. 3.1.2. Định hướng phát triển của cao su Việt Nam Tới năm 2020, chuyển đổi sản xuất cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản xuất cao su cơng nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp với cao su nguyên liệu. Hiện nay, xuất khẩu mới chỉ là sản phẩm thơ. Trong tương lai gần cần chú ý hồn thiện hệ thống chế biến mủ cao su - phát triển các xưởng sản xuất nhỏ với các loại sản phẩm phù hợp, nâng cao chất lượng chế biến. 3.1.3. Định hướng phát triển của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam Đến năm 2025 đầu tư, khai thác một cách cĩ hiệu quả nhất nguồn lực là các vườn cây cao su, nhà máy chế biến; đa dạng sản phẩm nơng nghiệp trên cơ sở tận dụng triệt để và hiệu quả quỹ đất được giao. Nâng cao năng lực cán bộ, năng suất lao động và nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động. 19 3.1.4. Phân tích mơi trường kinh doanh của cơng ty. 3.1.4.1. Các thay đổi mơi trường (từ năm 2011 trở đi) - Yếu tố chính trị, pháp luật. - Chính sách của Nhà nước: Chính sách về xuất - nhập khẩu: Chính sách về mơi trường: Chính sách quy hoạch vùng, địa phương: 3.1.4.2. Yếu tố kinh tế + Tác động của sự biến động tỉ giá: + Lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại: + Chu kỳ kinh tế: + Chính sách thuế được áp dụng: + Sự biến động giá dầu mỏ trên thị trường thế giới: 3.1.4.3. Yếu tố cơng nghệ Những tiến bộ cơng nghệ trong sản xuất cao su gồm 2 lĩnh vực: Vườn cây khai thác và chế biến. 3.1.4.4. Phân tích mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh Lực lượng cạnh tranh Kết luận Các đối thủ cạnh tranh tiềm tang Thấp Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Cao Năng lực thương lượng của người mua Thấp Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp Cao Các sản phẩm thay thế Thấp 20 3.1.4.5. Chu kỳ ngành. Từ năm 1950 đến nay giá cao su cĩ nhiều biến động lớn và phụ thuộc chặt chẽ vào giá dầu mỏ thế giới. Giai đoạn (1950-2006), năm cĩ giá cao su cao nhất là 2.108 USD/tấn (năm 2006), giá cao su thấp nhất là 332,6 USD/tấn (năm 1972). Thời kỳ 1995 - 2006 giá cao su thế giới cĩ nhiều biến động mạnh; năm 1995 giá cao su bình quân là 1.494 USD/tấn thì đến năm 1999 giảm cịn 601 USD/tấn. 3.1.4.6. Các lực lượng dẫn dắt ngành + Khả năng mở rộng quy mơ vườn cây tại địa phương hạn chế. + Tồn cầu hĩa: + Phát triển của khoa học cơng nghệ. 3.1.4.7. Các nhân tố then chốt cho thành cơng trong ngành. + Phát triển dựa trên nguồn lực. + Cung ứng sản phẩm với chất lượng cao, ổn định. * Đánh giá sự phù hợp chiến lược và yêu cầu xây dựng chiến lược cơng ty. Hiện nay chưa được xây dựng chiến lược cấp cơng ty một cách hệ thống, cĩ cơ sở khoa học. Trong giai đoạn tới, cần xây dựng chiến lược phát triển cơng ty một cách khoa học và tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược đã xây dựng. 3.2. Xây dựng chiến lược Cơng ty 3.2.1. Xác định sứ mệnh - Từng bước vươn lên trở thành lá cờ đầu trong ngành cao su; - Giữ vững uy tín thương hiệu Cơng ty đã cĩ; - Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng; - Phát huy vai trị của người lao động, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người lao động; - Cĩ trách nhiệm với cộng đồng xã hội và mơi trường. 21 3.2.2. Mục tiêu phát triển + Sản lượng mủ cao su tăng từ 11.200 tấn năm 2010 lên 14.250 tấn năm 2015 và đến năm 2020 sản lượng mủ cao su của cơng ty là 21.000 tấn. + Năng suất tăng từ 13 tạ mủ khơ /ha năm 2010 lên 1 5 tạ mủ khơ/ha vào năm 2015 và 2 0 tạ mủ khơ /ha đến năm 2020. + Tăng lợi nhuận trước thuế từ 212.850 triệu đồng năm 2010 lên 295.102 triệu đồng năm 2015 và đến năm 2020 là 530.266 triệu đồng. + Tiếp tục duy trì chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. + Giữ vững thị trường và khách hàng hiện cĩ, thâm nhập và mở rộng thị trường khĩ tính như thị trường Mỹ, Nhật v.v… 3.2.3. Lựa chọn chiến lược tối ưu Hiện tại, xét theo chuỗi sản xuất từ khâu chuẩn bị vật tư, cây giống và trồng… tới khi ra sản phẩm và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thị trường, cơng ty đã tham gia vào tất cả các khâu. Tuy nhiên, hoạt động chính của Cơng ty là trồng và khai thác mủ cao su. Đây cũng là khâu tạo ra doanh thu và lợi nhuận chính cho Cơng ty. Vì vậy, cĩ thể nĩi hiện nay Cơng ty đã thực hiện chiến lược hội nhập dọc. Thực hiện hội nhập dọc về phía sau, Cơng ty đã thực hiện sản xuất cây giống cho trồng mới cao su của đơn vị; sản xuất phân bĩn cho hoạt động chăm sĩc cao su, thuộc loại hội nhập dọc hình chĩp. Thực hiện hội nhập dọc về phía trước, đã tổ chức chế biến, tiêu thụ tồn bộ mủ thơ được sản xuất ra và thuộc loại hội nhập dọc tồn bộ. Năng lực cốt lõi của Cơng ty xét về quy mơ vườn cây, năng lực tài chính của cơng ty chiếm lợi thế cạnh tranh tạm thời. Về nhân lực cĩ lợi thế bình đẳng. Riêng về danh tiếng và khả năng quản trị thì Cơng ty cĩ lợi thế cạnh tranh bền vững do đơn vị đã cĩ bề dày kinh 22 nghiệm hoạt động gần 30 năm. Đã xây dựng được thương hiệu cao su thiên nhiên Koruco cĩ uy tín trên thị trường trong và ngồi nước và cĩ khả năng về quản trị. Chiến lược hội nhập dọc của Cơng ty Cao su Kon Tum giai đoạn 2011-2020 nên tập trung thực hiện theo các phương án sau: + Hội nhập về phía sau (hay ngược chiều): - Tiếp tục đầu tư vào khâu sản xuất giống để tạo giống mới cĩ năng xuất cao, cĩ khả năng chống chịu bệnh tật và thích nghi với khí hậu, thời tiết...,hạ giá thành sản phẩm để tiến tới đáp ứng đủ nhu cầu Cơng ty. - Áp dụng phương án Liên minh chiến lược và hợp đồng dài hạn nhằm tìm kiếm các đối tác phù hợp, cung cấp vật tư, hĩa chất, trang thiết bị… với chất lượng ổn định, giá cả thấp… - Thiết lập các mối quan hệ hợp tác dài hạn với các cơng ty khác, giảm bớt các nguy cơ người tham gia thất hứa trong các thỏa thuận mua bán cung cấp vật tư, hĩa chất, trang thiết bị... + Hội nhập phía trước (hay xuơi chiều): - Tiếp tục đầu tư vào khâu chế biến thơng qua đổi mới cơng nghệ nhằm đa dạng hĩa sản phẩm, tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Thơng qua đĩ làm tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm cao su. - Tiếp tục đầu tư vào hoạt động phân phối và tìm kiếm thị trường ổn định, lâu dài, giá bán cao. - Hoặc cĩ thể áp dụng hình thức liên minh chiến lược và hợp đồng dài hạn (tùy theo đối tượng) trong tiêu thụ sản phẩm nhằm bán được sản phẩm liên tục cho các nhà tiêu thụ với giá cả ổn định. - Thiết lập các mối liên hệ hợp tác dài hạn với các đối tác trung tiêu thụ sản phẩm để đạt được các liên minh chiến lược lâu dài ổn định với 23 các cơng ty khác. - Về lâu dài, Cơng ty cĩ thể xem xét đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất hay tiêu dùng từ chính nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên của Cơng ty. 3.2.4. Các giải pháp phát triển. 3.2.4.1. Giải pháp về ổn định nguồn nguyên liệu. 3.2.4.2. Giải pháp về thị trường. 3.2.4.3. Các giải pháp cơng nghệ. 3.2.4.4. Giải pháp về tổ chức sản xuất. + Kích thích các ý tưởng cải tiến kỹ thuật. + Sắp xếp và tổ chức nơi làm việc để tối ưu hĩa hiệu quả cơng việc: 3.2.4.5. Các giải pháp về marketing. Gồm các chính sách sau đây: + Chính sách sản phẩm. + Chính sách phân phối. + Chính sách lơi kéo khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện cĩ. - Kỹ năng giao tiếp - Dịch vụ chăm sĩc khách hàng - Gây dựng lịng trung thành của nhân viên - Gây dựng và đảm bảo chữ tín - Năng động và linh họat - Sự cĩ mặt đúng lúc của người cĩ thẩm quyền - Nhớ tên khách hàng - Luơn để ý đến thơng tin phản hồi từ phía khách hàng 3.2.4.6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. - Tuyển dụng thêm cán bộ quản lý và kỹ thuật phù hợp với các 24 nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mới kết hợp với đào tạo và đào tạo lại cho lực lượng cán bộ hiện cĩ. - Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng giảm những bộ phận dư thừa, hoạt động khơng hiệu quả. - Luơn xác định con người là yếu tố cĩ tính chất quyết định đến sự thành cơng của doanh nghiệp.. 3.2.4.7. Các giải pháp về đầu tư. - Phân bổ vốn đầu tư hợp lý, cân nhắc thứ tự ưu tiên để đầu tư cho từng dự án. - Bảo đảm các trình tự, thủ tục trong đầu tư theo các quy định của Nhà nước. - Phải cĩ quan điểm thật sự tiết kiệm trong đầu tư tránh lãng phí, tránh đầu tư các hạng mục khơng cần thiết hoặc chưa thật sự cần thiết. - Lựa chọn các đối tác cĩ kinh nghiệm, uy tín, cĩ năng lực về tài chính, cơng nghệ để hợp tác đầu tư. - Tăng cường quản lý đầu tư, thực hiện các yêu cầu về đánh giá giám sát đầu tư, bảo đảm chất lượng cơng trình, đánh giá được hiệu quả đầu tư. 3.2.4.8. Các giải pháp về tài chính. Khi Cơng ty thực hiện chiến lược hội nhập dọc, nhất là hội nhập dọc xuơi chiều sẽ phát sinh nhu cầu vốn lớn. Cơng ty cần nghiên cứu triển khai hình thức thuê tài chính. Đây là loại hình thích hợp với Cơng ty, cĩ ưu điểm khơng phải thế chấp tài sản. 3.3. Kiến nghị. 3.3.1. Đối với Chính phủ. Cĩ chính sách ưu tiên đối với người lao động là dân tộc thiểu số bằng việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho diện tích cao su do 25 cơng nhân là dân tộc thiểu số quản lý để tăng chi phí tiền lương cho đối tượng này, giúp họ thốt nghèo hay đào tạo nghề, ưu đãi về vốn với lãi suất thấp, giúp họ làm chủ mảnh đất của họ. Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp vững vàng hơn trong cơ chế thị trường. 3.3.2. Đối với UBND tỉnh Kon Tum Cây cao su đã được xác định là cây xĩa đĩi giảm nghèo với Tây nguyên và duyên hải miền Trung. Cao su là loại cây mẫn cảm với thời tiết và thổ nhưỡng, do vậy phải được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, để nhân dân nhất là người dân tộc thiểu số coi nĩ là một cây cơng nghiệp hàng hĩa, dễ trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao để nhân dân đưa cây cao su vào cơ cấu cây trồng tại địa phương. Trồng cây cao su bằng nhiều hình thức, đa dạng cách trồng nhưng phải lồng ghép giữa cao su đại điền với cao su tiểu điền. Doanh nghiệp giữ vai trị bà đỡ trong nhân dân, giúp nhân dân thực hiện các quy định kỹ thuật, giống, đào tạo khai thác và thu mua sản phẩm, tức là cả đầu vào và đầu ra. Cĩ như vậy mới giúp người trồng cao su yên tâm sản xuất, do đĩ vai trị của địa phương trong việc lãnh đạo là rất quan trọng. 3.3.3. Đối với Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam Tổ chức nhiều hội nghị mang tầm quốc tế và khu vực để tổng kết thực tiễn và đưa ra các chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế, tìm thị trường cĩ tính định hướng cao. Thơng qua Hiệp hội và Tập đồn Cơng nghịêp Cao su Việt Nam, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hạn chế rủi ro, thống nhất các cơ chế chính sách, tránh bán phá giá. 26 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài “Chiến lược phát triển Cơng ty Cao su Kon Tum giai đoạn 2011-2020”, mặc dù vẫn cịn hạn chế nhất định nhưng luận văn đã làm rõ được những vấn đề rất thiết thực nhằm khơng ngừng hồn thiện và phát triển một cách bền vững các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở hoạch định một chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp các nhà quản trị nghiên cứu vận dụng phần nào vào cơng việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những đĩng gĩp của luận văn tập trung vào những vấn đề cụ thể sau đây: Cơ sở lý luận về chiến lược cấp cơng ty cĩ thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của Cơng ty, giúp Cơng ty định hướng được chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với tình hình thực tế. Đề tài này đã đánh giá được hiện trạng về cơng tác xây dựng chiến lược ở Cơng ty cao su Kon Tum. Trên cơ sở đĩ đã xây dựng, lựa chọn chiến lược tối ưu để phát triển cơng ty trong tình hình mới. Từ đĩ, Cơng ty cĩ cơ sở để đổi mới cơng tác xây dựng kế hoạch phù hợp với quy mơ ngày càng phát triển của Cơng ty, giúp cho Cơng ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Trên cơ sở chiến lược tối ưu được lựa chọn, đề tài đã đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2011-2020 và các kiến nghị đối với Chính phủ, đối với địa phương để tạo điều kiện cho ngành cao su (nĩi chung) phát triển và Cơng ty cao su Kon Tum nĩi riêng thực hiện được mục tiêu định hướng của mình trong giai đọan 2011 - 2020./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftomtat_41_7741.pdf
Luận văn liên quan