Chiến lược xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa

Với mô hình SWOT đã được phân tích cùng những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và không ít những thách thức, chúng tôi nghĩ rằng dự án hoàn toàn có thể thực hiện thành công thế nhưng với điều kiện hiện nay thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn do nhiều điều kiện khách và chủ quan mà chúng tôi đã có dịp phân tích phía trên. Và chắc chắn chúng ta sẽ phải cần một thời gian lâu dài hơn và kiên trì hơn nữa để đầu tư cơ sở vật chất, để tìm hiểu thông tin thị trường Nhật, để có thể xây dựng được một hệ thống kênh phân phối ổn định và một đầu vào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Nhật và hơn hết là để người tiêu dùng Nhật tin tưởng vào sản phẩm đường từ mật hoa dừa.

doc23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐƯỜNG TỪ MẬT HOA DỪA ********** Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á với chiến lược xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Phạm Tố Mai SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nhóm 15_Lớp K09402B Thái Thị Thúy An: K094020263 Bùi Thị Thúy Diễm: K094020270 Trần Thị Tú Khuê: K094020296 Hoàng Thị Bảo Khuyên K094020297 Nguyễn Thị Hằng Thu: K094020357 Nguyễn Thị Tú Uyên: K094020386 Nguyễn Thị Thu Vân: K094020388 TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11/2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM 4 1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp 4 1.2. Giới thiệu về sản phẩm 5 1.3. Thị trường dự định đưa sản phẩm thâm nhập 6 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 7 2.1 Điều kiện kinh tế 7 2.2 Điều kiện chính trị 7 2.3 Điều kiện pháp lí 9 2.4 Điều kiện văn hóa 10 2.5 Mức độ cạnh tranh 11 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT 13 3.1. S – Strengs (các mặt mạnh) 13 3.2. W – Weakness (các mặt yếu) 13 3.3. O – Opportunities (các cơ hội) 14 3.4. T – Threats (các nguy cơ) 15 CHƯƠNG 4: PHÁC THẢO SƠ BỘ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 16 4.1. Chiến lược sản phẩm 16 4.2. Chiến lược phân phối 16 4.3. Chiến lược giá 17 4.4. Chiến lược xúc tiến 17 4.5. Tổ chức thực hiện 19 4.6. Ước tính chi phí 19 PHẦN KẾT LUẬN 20 Tài liệu tham khảo 21 Bảng phân công nhiệm vụ 22 LỜI MỞ ĐẦU Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Thuộc viện Nghiên cứu Dầu và cây có Dầu – Bộ Công thương) đã đầu tư khá nhiều công sức, tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng mật hoa cây dừa để sản xuất đường và rượu cao độ” từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học gần 400 triệu đồng do Bộ Công Thương đầu tư. Hiện nay sản phẩm đường từ mật hoa dừa đã có mặt trên thị trường thế giới, được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán khá cao. Các nước láng giềng với Việt Nam như Indonesia, Malaysia…cũng đã có truyền thống xuất khẩu sản phẩm này trên thị trường thế giới. Mặc dù giá trị xuất khẩu của sản phẩm đường từ mật hoa cây dừa là rất lớn, tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy chúng ta vẫn chưa khai thác hiệu quả lợi ích sản phẩm. Đa số các doanh nghiệp sản xuất đều lựa chọn hình thức khai thác cây dừa từ việc lấy trái và các sản phẩm phụ từ dừa. Nhưng theo nghiên cứu với giá dừa hiện tại thì việc lấy mật để chế biến thành đường cho hiệu quả cao hơn việc bán trái, bên cạnh đó việc lấy mật không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đồng thời các sản phẩm làm từ mật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nếu đầu tư hiệu quả cho sản xuất sản phẩm này thì sẽ mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Thế nhưng do giá thành sản xuất cao nên ở Việt Nam khó mà có thể tiêu thụ sản phẩm này. Điều đó đòi hỏi cần tìm một nguồn tiêu thụ trên thế giới. Và một trong những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu sản phẩm này là Nhật Bản, bởi hằng năm nước này cần nhập khẩu một lượng lớn đường và cũng đã có truyền thống nhập khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa này từ các nước nhiệt đới. Vì thế, phòng nghiên cứu thị trường đã nghiên cứu và ứng dụng các phân tích, nhận định, đánh giá logic để khảo sát tiềm năng xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa cây dừa sang thị trường Nhật Bản, đồng thời đưa ra những chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với quy mô hình của Công ty chúng ta, một cơ sở điển hình sản xuất ngành sản xuất kinh doanh kẹo dừa mang thương hiệu Bến Tre. Nếu mô hình thành công, thì Đông Á sẽ là cơ sở đầu tiên mạnh dạn làm người tiên phong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa sang thị trường thế giới. Đề tài “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa của Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á”, là công sức, tâm huyết của nhóm chúng tôi. Trong quá trình thực hiện có những thuận lợi, khó khăn nhất định, nên qua đây nhóm xin chân thành cảm ơn Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò, đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Phạm Tố Mai đã tận tình hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành tốt đề tài này, và tất cả các bạn quan tâm đến và lắng nghe đề tài này. Tất nhiên, đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót cả về hình thức lẫn nội dung. Chúng tôi mong sẽ nhận được sự thông cảm, cũng như những lời góp ý chân thành và quý báu từ các bạn. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á với địa chỉ ở 379C, Nguyễn Văn Tư, P.7, T.p Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Vốn điều lệ là 6 000 000 000 VND 316 000 USD và giám đốc là bà Phạm Thị Tỏ. Công ty được thành lập từ năm 1980, trải qua 30 năm hình thành và phát triển, đến nay công ty TNHH SXKD Tổng hợp Đông Á đã và đang khẳng định được vị trí quan trọng trong ngành sản xuất kinh doanh kẹo dừa mang thương hiệu Bến Tre. Tại đây, công ty có các nhà máy sản xuất bánh kẹo dừa, các phân xưởng luyện đường và một hệ thống kho bãi rộng. Ngoài trụ sở chính đặt tại Bến Tre, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển công ty đã thành lập được các chi nhánh vừa và nhỏ tại một số nước xuất khẩu, để tạo thuận lợi cho việc phân phối, marketing và bán sản phẩm: chi nhánh tại Phnom Penh (Campuchia), tại Chachoengsao (Thái Lan), tại Kobe (Nhật Bản),… Từ quy mô nhỏ chỉ với 50 nhân viên khi mới thành lập đến nay công ty Đông Á đã có tổng số nhân viên là hơn 1000 người. Sản phẩm kẹo dừa Bến Tre nói riêng, sản phẩm chế biến từ dừa nói chung đã có mặt rộng khắp trên các tỉnh thành thông qua hệ thống bán lẻ gồm hơn 200 đại lý. Thị trường tiêu thụ chính của công ty là thị trường xuất khẩu.Thị trường xuất khẩu của kẹo dừa thương hiệu Bến Tre bao gồm các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Mỹ (California)... Một số nước đã trở thành bạn hàng lớn, thị trường quen thuộc của công ty, tạo điều kiện phát triển lâu dài trong tương lai. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các lĩnh vực : Sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, bánh kẹo dừa, đồ thủ công mỹ nghệ từ dừa… Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành bánh kẹo dừa và sản xuất đường. Mua bán, đại lý ký gởi hàng kẹo dừa,thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành dừa Sơ lược về một số sản phẩm của công ty: Kẹo dừa: Kẹo dừa Bến Tre vừa là một đặc sản ẩm thực, vừa là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ sở. Đây là sản phẩm tiên phong, chủ chốt của công ty, đã tạo nên thương hiệu “bà già đeo kính” nổi tiếng đến bây giờ. Ngày nay, công ty đã cải tiến làm thêm nhiều loại kẹo dừa có kết hợp với các nguyên liệu khác làm cho sản phẩm kẹo dừa ngày càng phong phú. Du khách đến Bến Tre thường mua kẹo về làm quà cho gia đình, người thân, bè bạn. Có thể nói kẹo dừa khá gắn bó với cuộc hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực, du lịch ở Bến Tre. Thủ công mỹ nghệ từ dừa: với bàn tay khéo léo, tài hoa cộng với óc thẩm mỹ đã tạo dựng nên một ngành nghề mới, biến những thứ có giá trị thấp của cây dừa như gáo dừa, cọng lá dừa, chà dừa… thành những sản phẩm đặc sắc, với hàng trăm mẫu mã phong phú, nhiều tác phẩm độc đáo có mặt trên thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra còn có kẹo chuối và bánh phồng sữa. 1.2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM “ĐƯỜNG TỪ MẬT HOA CÂY DỪA” Mật hoa dừa là thức uống giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ, đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. “Mật hoa dừa” được lấy từ bắp hoa dừa mà dân gian gọi là “lưỡi mèo”, “bông dừa”, nơi sẽ cho ra những trái trên cây dừa. Phương pháp thu mật hoa dừa như sau: Dùng chày gỗ đập chung quanh phát hoa, với lực đập vừa phải, làm tổn thương nhẹ mạch dẫn nhựa bên trong gié hoa kích thích mật chảy ra, dùng dây cột phát hoa không cho mo nang nở ra, cắt ở đỉnh đầu phát hoa khoảng 5 cm, mỗi ngày 2 lần dùng dao cắt tạo vết thương trên phát hoa khoảng 3 - 5 mm, kết hợp với các điều kiện trên dùng dây cột phát hoa kéo từ từ phát hoa xuống cho mật chảy ra. Mật hoa dừa có chứa một hàm lượng đường khá cao (12,68%, hàm lượng đường khử) và vitamin C khá cao. Thời gian thu mật của phát hoa từ 32 - 34 ngày, lượng mật thu được trung bình là 39,7 lít. Chọn mật tươi, có màu hồng và vị ngọt, chưa lên men chua (không dùng mật có màu trắng vì mật đó đã bị lên men). Nếu để mật thu về tự nhiên, không chất bảo quản thì phải sử dụng ngay trong vòng 5 giờ, sau thời gian đó mật sẽ bị chua. Để tiện lợi hơn cho việc sản xuất quy mô lớn, công ty đã tìm ra hai phương pháp bảo quản mật hoa dừa:  bảo quản bằng nhiệt (khử trùng Paster hoặc đun sôi trong 5 phút) trong thời gian 18 - 24 giờ và bảo quản bằng chất kháng khuẩn với nồng độ 10-14 ppm trong thời gian 13-36 giờ. Mật hoa dừa có thể được cô đặc tạo thành đường, sau khi đường đã kéo chỉ, sẽ được máy tưa khuấy cơ học (ở điều kiện pH từ 6,0-6,5, cô đặc đến 400Be, khuấy cơ học 45 phút, với tốc độ khuấy 60 vòng/phút, hiệu suất 6,5L mật thu được 1 kg đường). Hiệu quả tinh của các sản phẩm tạo thành tăng từ 1,51-5,69 lần so với bán trái khô nguyên liệu. Thành phẩm thu được sẽ có màu kem hoặc hơi trắng. Khác với đường mía, trong quá trình sản xuất đường từ mật hoa dừa không cần sử dụng chất tẩy sản phẩm vẫn có màu trắng (hoặc kem). Mật hoa dừa có hàm lượng đường (12,68% hàm lượng đường khử) và vitamin C khá cao còn chưa các chất khoáng vi lượng, đa lượng, 12 loại viatmin và 17 acid amin, trong đó có nhiều loại acid amin nằm trong 18 loại acid amin thiết yếu rất có lợi cho sức khỏe. Không như đường mía, đường từ mật hoa dừa người bị mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng được. Sản phẩm này rất được các nước phát triển trên thế giới ưa chuộng và tin dùng như Mỹ, Nhật Bản... Nếu dự án được thực hiện, công ty sẽ tiến hành nhập khẩu thiết bị sản xuất đường theo công nghệ tiên tiến: máy khuấy tự động, dụng cụ cô đặc mật... CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 2.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ Nhật Bản có một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Tổng GDP của Nhật Bản năm 2010 tính theo PPP là 4.305 tỷ USD, bằng khoảng 31% GDP ngang giá sức mua của Mỹ và bằng khoảng 61% GDP ngang giá sức mua của Trung Quốc (nguồn IMF 2010). Nhật Bản là một nước có nền kinh tế - công nghiệp - tài chính thương mại - dịch vụ - khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Thu nhập bình quân đầu người nằm trong top 10 nước có thu nhập bình quân đầu người lớn nhất thế giới (tháng 6/2011) là 248,770 USD (Nguồn Credit Suisse/DVT.vn). Sau thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011, kinh tế Nhật Bản rơi vào thời kì suy thoái; trong quý I/2011, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản giảm 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,9% so với quý IV/2010. Tiêu dùng tư nhân chiếm gần 60% nền kinh tế Nhật Bản, đã sụt giảm khoảng 0,6% khi người dân cắt giảm chi tiêu sau động đất. Tuy nhiên vào quý 3 - 2011 kinh tế Nhật đã thoát khỏi tình trạng suy thoái nhờ xuất khẩu và tiêu dùng tăng trưởng mạnh: so với quý 2/2011, GDP Nhật quý 3/2011 tăng trưởng 1,5% sau 3 quý suy giảm liên tiếp. So với cùng kỳ năm 2010, GDP Nhật tăng trưởng 6%. Kinh tế Nhật cũng đang phải đối mặt với tình trạng giảm phát và nợ công cao. Tuy nhiên, nhìn chung Nhật Bản là nước có nền kinh tế thị trường lớn, trình độ phát triển cao, là thị trường hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu. 2.2. ĐIỀU KIỆN CHÍNH TRỊ 2.2.1. Nền chính trị Nhật Bản Hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quốc hội Nhật Bản là cơ quan lập pháp cao cấp nhất. Là quốc gia có chính quyền đa đảng phái. Nền chính trị Nhật Bản cho đến nay vẫn chưa ổn định và trong quá trình chuyển tiếp. Các chính phủ liên hiệp hầu hết chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, các thủ tướng luôn phải từ chức do những xáo trộn chính trị nên đường lối chính sách không được ổn định, còn nhiều mâu thuẫn giữa các đảng phái. Tham nhũng: theo thống kê của tổ chức minh bạch thế giới, Nhật Bản có tính minh bạch pháp luật ở dạng cao. Năm 2011, Nhật đạt 7,8 điểm, xếp hạng 17/178 quốc gia. 2.2.2. Quan hệ chính trị Việt - Nhật Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Những năm gần đây, giao lưu các cấp luôn được duy trì, hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tháng 10/2010, hai bên đã ký "Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Nhật sau gần 40 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao được xây dựng trên nền tảng vững chắc, có sự đồng thuận và mức độ tin cậy chính trị cao, phát triển nhanh chóng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhất là quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, giáo dục đào tạo, không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu trên các lĩnh vực khác như văn hóa, giao lưu nhân dân, hợp tác giữa các địa phương. Hai bên đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt - Nhật (2008), tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Nhật Bản đang là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam khi trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam với kim ngạch năm 2010 đạt hơn 16 tỷ USD và trong 8 tháng đầu của năm 2011 đã đạt gần 15 tỷ USD. 2.3. ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ 2.3.1. Các quy định thuế quan Mức thuế nhập khẩu: Ngày 25/12/2008, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa việt nam-nhật bản được kí kết và có hiệu lực ngày 110/2009. Theo hiệp định, thuế suất mà các doanh nghiệp được hưởng khi xuất khẩu sang Nhật được cắt giảm. Việt Nam được hưởng các ưu đãi đặc biệt và thuế suất trung bình giảm từ 5,4% xuống còn 1,4% năm 2009. Mức thuế tiêu thụ: Ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải đóng 5% thuế tiêu thụ thông thường, được áp dụng đối với tất cả mặt hàng bán tại Nhật Bản. Loại thuế này phải được thanh toán ngay khi khai báo hải quan hàng nhập khẩu. Thuế tiêu thu được tính trên trị giá CIF của hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.Bao bì được miến thuế nếu chúng chứa một lượng hàng ít hơn 10.000 yên. Hạn ngạch nhập khẩu: mặt hàng đường không nằm trong danh mục mặt hàng bị hạn chế nhập khẩu. 2.3.2. Quy định nhập khẩu Hàng nhập khẩu cần phải đạt các tiêu chuẩn phù hợp với quy đinh của luật: Luật vệ sinh thực phẩm. Luật AJS. Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng. Luật đo lường. Theo quy định của luật AJS (đối với các sản phẩm đã qua chế biến): sản phẩm cần phải có các thông tin sau (các thông tin này cần phải được liệt kê chung với nhau tại một vị trí có thể nhận biết ngay trên hộp chứa hoặc bao bì) và phải được dịch sang tiếng Nhật. Tên sản phẩm. Danh mục các nguyên liệu. Trọng lượng tịnh. Hạn sử dụng tốt nhất sử dụng trước ngày hoặc ngày tháng có thể sử dụng tối thiểu. Cách bảo quản. Nước xuất xứ. Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu. 2.4. ĐIỀU KIỆN VĂN HÓA Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới vì họ rất quan tâm đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của mình. Năm 2007, tuổi thọ trung bình của nữ giới là 85,99 và nam giới là 79,19 (số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản 2007). Có thể nói, cách sống lành mạnh cùng thói quen ăn uống điều độ là một trong những bí quyết tạo nên điều đó. Bữa ăn truyền thống của người Nhật luôn là sự kết hợp giữa các món ăn thanh đạm nhưng vẫn giàu chất dinh dưỡng và mang đậm bản sắc ẩm thực nước này. Người Nhật rất có ý thức giữ gìn sức khỏe thông qua việc chọn thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc tự nhiên, ít đường, calo thấp, không cholesterol, nhiều chất polyphenol, nhiều chất xơ. Các món ăn thường có vị nhạt hoặc thanh để cơ thể luôn khoẻ mạnh. Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng thế giới. Đại diện cho nền văn hoá ẩm thực tinh tuý của đất nước mặt trời mọc chính là Wagashi - một loại bánh ngọt cổ truyền. Đặc trưng của món ăn này chính là vị ngọt thanh từ các loại đậu, ngũ cốc, rong biển, thảo quả sấy khô và đường mật; không chỉ tạo nên hương vị truyền thống tao nhã phù hợp với việc thưởng thức trong từng sắc trời mà còn tốt cho sức khoẻ với các nguyên liệu từ thiên nhiên giàu dinh dưỡng và chất xơ. Không chỉ là món ăn truyền thống được ưa chuộng đến ngày nay, Wagashi còn là một món quà tặng mang nhiều ý nghĩa trong phong tục tập quán của người dân xứ Phù Tang. Vị ngọt của loại bánh này đòi hỏi phải thanh, và đường từ mât hoa dừa đáp ứng được yêu cầu này. Phần lớn phụ nữ Nhật hiện nay vẫn phải ở nhà làm công việc nội trợ sau khi lấy chồng, họ đi chợ hằng ngày như phụ nữ Việt Nam nên cũng rất nhạy cảm với giá cả biến động hằng ngày, họ rất khéo léo và tinh tế trong việc nội trợ, bếp núc, do vậy họ rất kĩ lưỡng trong việc lựa chọn thực phẩm, gia vị… ảnh hưởng đến các món ăn của gia đình. Người Nhật Bản coi trọng chữ tín và lòng trung thành, rất khó để họ từ bỏ một nhãn hiệu quen thuộc để chuyển sang dùng một nhãn hiệu khác, cũng như rất khó để họ từ bỏ đối tác quen thuộc của mình để chuyển sang làm ăn với đối tác khác. 2.5. MỨC ĐỘ CẠNH TRANH Mô hình năm lực lượng cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Nhận diện các đối thủ cạnh tranh mới có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan trọng bởi họ có thể đe dọa đến thị phần của công ty hiện có trong ngành. Sức mạnh của lực lượng cạnh tranh do những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là một hàm số với chiều cao của các rào cảng nhập cuộc. Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cao thể hiện một sự đe dọa đối với khả năng sinh lợi của các công ty đang hoạt động. Như chúng ta đã biết, thị trường Nhật Bản được xem là một trong những thị trường “khó chịu” nhất, vì thế, việc thâm nhập là vô cùng khó khăn, và càng khó khăn hơn đối với sản phẩm mới. Tuy nhiên cũng đã có nhiều công ty thâm nhập thành công và hiện đang khẳng định vị thế của mình đó là các thương hiệu của Phillipines (Okusame, Naturee Blessing INC), Thái lan (COFE, Manyicooperation, Ban Dtahn Buk), Indonesia( sweet tree). Dưới sự cạnh tranh kịch liệt của các nhà sản xuất lớn này, và của các nhà sản xuất trong ngành (các nhà sản xuất đường ở Nam Phi, Cu Ba, Ấn Độ….mặc dù chưa xuất khẩu đường từ mật hoa dừa sang thị trường Nhật nhưng hứa hẹn tương lai sẽ thâm nhập và phát triển tại thị trường này), nó tạo nên một rào cảng nhập ngành với những đối thủ tiềm tàng là rất cao. Nhưng đây là một ngành hấp dẫn bởi tính thiết yếu và nhu cầu đa dạng, nên nguy cơ nhập cuộc cao. Vì thế công ty cần có chiến lược để có biện pháp ứng phó. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành: Trong thị trường Nhật, ngành sản xuất đường từ mật hoa dừa gồm: Okusame, Naturee Blessing INC, COFE, Manyicooperation, Ban Dtahn Buk, Sweet tree….với truyền thống sản xuất lâu đời, giàu kinh nghiệm, hơn nữa còn có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nên sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là cao. Các công ty đã không ngừng nâng cao sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu của mình, đa dạng hóa sản phẩm (kiểu dáng, bao bì đóng gói, hình dạng, màu sắc…) nhằm thu hút khách hàng. Tóm lại sự cạnh tranh trong ngành là cao, bởi vậy, với một công ty kinh doanh sản phẩm mới như chúng ta đòi hỏi phải hết sức nỗ lực trong các hoạt động của mình để không chỉ có thể thâm nhập thành công vào thị trường, đảm bảo thị phần mà còn mở rộng thị trường ở Nhật, khẳng định vị thế của mình. Khả năng thương lượng của khách hàng: Người Nhật không chỉ đặt yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, dịch vụ tốt mà họ còn có một sự trung thành tuyệt đối - sự trung thành nhãn hiệu. Họ đã dùng quen sản phẩm của công ty hiện tại nào đó rồi thì khó có thể thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của một công ty khác. Mặt khác người mua ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, ý thức tiêu dùng của họ ngày càng cao và với sự ra đời của các tổ chức, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thì năng lực thương lượng của người mua ngày càng cao hơn so với trước đây. Khách hàng không chỉ yêu cầu được cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mà còn phải an toàn hơn, đảm bảo không gây hại cho sức khỏe… Khả năng thương lượng của các nhà cung cấp: Các nhà cung cấp có thể xem như một đe dọa khi họ có thể thúc ép nâng giá hoặc phải giảm yêu cầu chất lượng đầu vào mà họ cung cấp cho công ty à làm giảm khả năng sinh lợi của công ty. Nhưng công ty mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau nên ít nhiều tránh được rủi ro. Mặt khác, nguồn nguyên liệu chính được lấy trực tiếp từ các nhà cung cấp trong nước, cụ thể là các hộ nông dân trồng dừa tại nhà, nông trại… nên việc gây khó dễ cho công ty là thấp. Vì vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp không cao. Các sản phẩm thay thế: Áp lực chủ yếu của các sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác như môi trường văn hóa, xã hội, công nghệ cũng ảnh hưởng tới sự đe dọa các sản phẩm thay thế. Đây là những điều kiện bất lợi đối với công ty. Hiện nay các sản phẩm có thể thay thế được sản phẩm của công ty đó là: đường mía, đường làm từ cây thốt nốt, đường từ cây củ cải, palm đường, các loại đường hữu cơ có lợi cho sức khỏe không ảnh hưởng tới người bị tiểu đường….Điều này ảnh hưởng tới thị trường của công ty nói riêng và của cả ngành sản xuất đường từ mật hoa dừa nói chung. CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH SWOT 3.1. S – STRENGS (các mặt mạnh) Dự kiến áp dụng máy móc, kĩ thuật tiên tiến từ nước ngoài trong sản xuất. Hệ thống máy móc trang thiết bị Nhà máy được lắp đặt mới, sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại, có công suất lớn. Công ty mẹ được đặt tại vị trí thuận lợi, chủ động được nguồn nguyên liệu và dễ dàng tiến hành đưa sản phẩm xuất khẩu sang các nước. Nguồn vốn mạnh, vòng lưu chuyển tiền tệ lớn. Đáp ứng yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Quy mô sản xuất tương đối lớn với đội ngũ nhân viên đông (1000 nhân công). Có nhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường lớn, có những “bạn hàng” quen ở thị trường nước ngoài. Có chi nhánh ở một số thị trường, cơ hội tiếp cận gần gũi với kênh phân phối tại nước sở tại. Sản phẩm “đường từ mật hoa dừa” rất được các nước trên thế giới ưa chuộng (đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản,...). Là sản phẩm tốt cho sức khỏe, dinh dưỡng. 3.2. W – WEAKNESSES (các mặt yếu) Nếu dự án được thực hiện, đây sẽ là lần đầu tiên sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam nên chưa có kinh nghiệm. Thiếu đội ngũ nhân viên chuyên hóa về sản xuất. Cơ cấu tổ chức chưa được chuyên hóa dẫn đến chưa phát huy hết được năng lực hoạt động của doanh nghiệp Chưa có hệ thống marketing trực tiếp, chủ yếu vẫn còn phải thông qua kênh phần phối nhỏ lẻ tại nước xuất khẩu để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chỉ tập trung vào việc bán sỉ, cung cấp sản phẩm cho các đại lý và nhà phân phối, bỏ qua kênh bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại các thị trường nước ngoài nên doanh thu không cao so với quy mô công ty. 3.3. O – OPPORTUNITIES (các cơ hội) Thị trường lớn, có sức mua lớn. Người dân có thu nhập cao, sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho các sản phẩm có chất lượng tốt và đáp ứng được nhu cầu và có lợi cho sức khỏe của họ. Không có hạn ngạch nhập khẩu và thuế quan thấp do được ưu đãi, do đó cạnh tranh cao hơn so với các nước khác. Mặt dù Thái Lan cũng được hưởng GSP, tuy nhiên Việt Nam được cắt giảm thuế quan nhiều nhất trong các nước ASEAN. Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm qua phát triển tốt đẹp, sâu rộng và thực chất trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong hợp tác phát triển kinh tế, là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt tăng cường hoạt động xuất khẩu sang Nhật. Tính minh bạch cao, tình trạng tham nhũng thấp. Cùng ở khu vực châu Á nên Việt Nam và Nhật Bản có nhiều đặc điểm văn hoá tương đồng. Người Nhật có thói quen ăn nhạt nên nhu cầu sử dụng đường có vị thanh đặc trưng cao. Nếu chúng ta xây dựng được một thương hiệu uy tín thì sẽ tạo ra một lượng khách hàng trung thành trong thời gian dài. Diện tích đất canh tác của Nhật hạn chế, chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài. Học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các công ty đi trước là các đối thủ cạnh tranh từ đó có các chiến lược đúng đắn hơn để kinh doanh hiệu quả (hạn chế rủi ro, thâm nhập thị trường thành công, khẳng định vị thế của công ty…). Công ty ít nhiều cũng có được vị thế trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu nên cũng có kinh nghiệm thực tiễn cũng như tạo dựng được quan hệ trong tiềm kiếm đối tác, khách hàng và nhà cung ứng. Thị trường thâm nhập “ khó tính” cùng với nhiều thách thức từ phía các đối thủ cạnh tranh (lớn, lâu năm, nhiều kinh nghiệm thực tiễn…) là đòn bẫy cho doanh nghiệp phát huy tối đa mọi nguồn lực; tập cho doanh nghiệp có cái nhìn chiến lược hơn, sâu sắc hơn và chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra tránh bỡ ngỡ, lúng túng, mất định hướng gây nguy cơ tụt hậu. 3.4. T – THREATS (các nguy cơ) Hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất khắt khe, hàng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam chưa chắc đã đạt an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật. Một số tiêu chuẩn kĩ thuật của Nhật cũng khác so với tiêu chuẩn quốc tế. Sống trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ còn có các yêu cầu khắt khe về các dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm ví dụ như những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch…cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu hoàn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng.   Tình hình thiên tai xảy ra thường xuyên tại Nhật Bản khiến thị trường Nhật Bản thường xuyên biến động, gây bất lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp tại thị trường này. Tình hình chính trị Nhật Bản nhiều biến động => các chính sách phát triển kinh tế cũng không ổn định, gây ra những bất lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Nhật Bản. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới nên yếu thế hơn so với các doanh nghiệp đã tồn tại từ lâu. Tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh doanh: công ty dễ bị phá sản khi không thể nào cạnh tranh với các công ty lớn kinh doanh cùng loại sản phẩm (trường hợp “cá lớn nuốt cá bé”) , sản phẩm bị loại khỏi “cuộc chơi” làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Non kinh nghiệm về tất cả mọi mặt từ khâu quản lý, sản xuất, bí quyết kinh doanh cho đến trang thiết bị, kỹ thuật và đội ngũ nguồn nhân lực. Kinh doanh với nhiều sản phẩm thay thế. CHƯƠNG 4 PHÁC THẢO SƠ BỘ KẾ HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 4.1. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM So với các loại đường được sử dụng chủ yếu hiện nay, đường từ mật hoa dừa có những ưu điểm vượt trội. Mật hoa dừa ngoài hàm lượng đường (12,68%, hàm lượng đường khử) và vitamin C khá cao còn chứa các chất khoáng vi lượng, đa lượng, 12 lọai vitamin và 17 acid amin, trong đó có nhiều lọai acid amin nằm trong số 18 acid amin thiết yếu rất có lợi cho sức khỏe. Vì chỉ sử dụng chất chống ẩm thông thường và không dùng chất tẩy trắng như trong quá trình sản xuất đường mía thông thường nên tất cả các chất dinh dưỡng của mật đều được giữ nguyên vẹn và hoàn toàn không có độc tố, hoá chất nào trong đường thành phẩm. Không chỉ được dùng để nêm nếm trong bữa ăn hàng ngày, sản phẩm còn có thể thay thế cho wasambon (một trong những thành phần chính của bánh) - loại đường chuyên dùng để làm wagashi có vị ngọt thanh được đặc chế từ những cây mía ở Tokushima. Như vậy, sản phẩm có thể được giữ nguyên và đưa vào thị trường Nhật mà không cần điều chỉnh. Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ đường của người Nhật khá cao. Theo xu hướng sử dụng thực phẩm vì sức khoẻ hiện nay, người tiêu dùng nước này sẵn sàng chấp nhận một mức giá cao hơn bình thường để sử dụng những loại đường mới ngon và có lợi hơn đường thông thường. Đối với một nền kinh tế phát triển thì việc chăm lo sức khoẻ từ thực phẩm như vậy là điều hoàn toàn có thể. Có thể nói, khi cảm thấy tin tưởng một nhãn hàng, người Nhật sẽ khá trung thành với sản phẩm đó. Do vậy, xây dựng một thương hiệu thực phẩm uy tín vì sức khoẻ cộng đồng sẽ là sợi dây vô hình bền chặt gắn kết nhà sản xuất với người tiêu dùng. 4.2. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI Thị trường Nhật Bản có truyền thống chuộng các kênh phân phối lẻ, do đó công ty sẽ hướng kênh phân phối vào các đại lý bản lẻ là chủ yếu. Ta có sơ đồ kênh phân phối được khái quát như sau: Nhà sản xuất trong nước (công ti THHH SXKD tổng hợp Đông Á) -> chi nhánh bên công ti Nhật Bản -> đại lí bán lẻ của Nhật Bản (các cửa hàng, hệ thống bán) -> nhà hàng, tiệm bánh, quán ăn, hộ gia đình… Công ty sẽ sản xuất trong nước rồi xuất qua chi nhánh của công ty bên Nhật, chi nhánh này có nhiệm vụ đem sản phẩm phân phối đến các đại lý bán lẻ của Nhật để hộ cung cấp cho người tiêu dùng. Có 2 chiến lược để thu hút đại lý bán lẻ Nhật Bản tiếp nhận bán sản phẩm của công ti: Chiến lược 1(Dành cho các đại lý mới trong quan hệ với công ty) cho các đại lý này trưng bày và bán sản phẩm của mình mà không phải bỏ tiền ra mua, thử nghiệm trong một khoảng thời gian ấn định theo thỏa thuận giữa hai bên, sau đó công ty sẽ đến lấy kết quả kinh doanh và chia lợi nhuận cho đại lý. Nếu có kết quả, họ sẽ đặt hàng, công ty sẽ giao hàng và thu tiền theo số lượng hàng đã giao. Chiến lược 2 (Dành cho các đại lý đã từng là đối tác với công ty): cho các đại lý này trưng bày và bán sản phẩm của mình với điều kiện họ phải trả trước cho công ty 50% giá trị số lượng hàng hóa (không bao gồm phí dịch vụ). Nhưng để họ tin tưởng sẽ làm một bảng hợp đồng cam kết sau khoảng thời gian ấn định thỏa thận công ty sẽ đến và thống kê kết quả kinh doanh. Nếu sau thời gian đó mà sản phẩm của công ty bán không hiệu quả, công ty sẽ chấp nhận thu hồi lại hàng và hoàn trả cho đại lý số tiền mà họ đã đặt cọc cho công ty trước đó, các phí tổn còn lại công ty sẽ chịu hoàn toàn. Nếu như bán được hàng, kinh doanh có hiệu quả, công ty sẽ chia lợi nhuận cho đại lý, giao tiếp hàng. Số tiền mà công ty thu của đại lý sẽ trừ đi cho 50% phần đặt trước của đại lý. 4.3. CHIẾN LƯỢC GIÁ Sản phẩm đường từ mật hoa dừa này đã được các doanh nghiệp ở các nước khác tung ra trước đó rất lâu, do vậy, để có thể chiếm được thị phần và có cơ hội cạnh tranh thì chúng ta nên chọn chính sách định giá thâm nhập. Dựa trên chi phí thu mật dừa, nhân công và các chi phí khác, chúng tôi đã đưa ra mức giá để xuất khẩu dừa là 5,0 – 5,5 $/kg đường. 4.4. CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN Tại những thị trường khác, người tiêu dùng có thể khá đa nghi đối với quảng cáo, nhưng tại Nhật Bản, người dân vẫn rất hứng thú với quảng cáo. Thậm chí có cả một tạp chí riêng cho lĩnh vực này được gọi là CM Now (CM là từ viết tắt của “Commercial” - Quảng cáo thương mại). Do vậy, quảng cáo là công cụ xúc tiến hiệu quả nhất mà công ty có thể sử dụng để làm cho người tiêu dùng Nhật Bản biết đến sản phẩm của mình. Quảng cáo nên hướng về các phụ nữ trong gia đình, các bà nội trợ bởi vì phần lớn phụ nữ Nhật đều ở nhà và đảm đương công việc nội trợ. Có thể sử dụng các kênh quảng cáo hiệu quả như báo ảnh, tuần báo, tạp chí dành cho phụ nữ… Không quảng cáo trên các kênh truyền hình vì đường là sản phẩm thiết yếu và chi phí quảng cáo trên truyền hình ở Nhật rất đắt. Người dân Nhật Bản rất coi trọng chữ tín nên quảng cáo khi đề cập đến chất lượng cũng như các tính năng của sản phẩm không được nói quá lên, phóng đại hóa so với sản phẩm hiện tại của mình, bởi vì điều đó sẽ gây ác cảm đối với người Nhật một khi họ đã mua sản phẩm mà không đúng như mong đợi của họ. Người Nhật Bản rất “trung thành” với những nhãn hiệu mà họ đã sử dụng, rất khó để thuyết phục họ dùng thử một nhãn hiệu mới. Do vậy, cần tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm của công ty tại các hội chợ triển lãm, qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác, tăng cường cung cấp thông tin về sản phẩm để tác động đến sự chú ý của người tiêu dùng. Người Nhật thích được tặng quà, do vậy trong các dịp lễ lớn có thể có các hoạt động khuyến mãi như mua từ một số lượng gói đường nhất định nào đó trở lên sẽ được tặng kèm theo các hũ đựng đường. Vì người Nhật rất chú ý đến thẩm mĩ nên phải thiết kế các hũ đựng đường làm quà tặng có kiểu dáng đẹp mắt. Hỗ trợ thêm cho đại lý về vận chuyển, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ trang trí cửa hàng, tặng dù, bảng hiệu….. Có thể tiến hành hoạt động tuyên truyền bằng cách tài trợ cho các hoạt động từ thiện, cụ thể là tài trợ đường cho các tổ chức từ thiện làm bánh. Người tiêu dùng Nhật Bản chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Vì vậy các lô hàng của cong ti phải nhỏ và chủng loại phải phong phú. Vì vậy việc đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên một thị trường nơi mà có quá nhiều luồng hàng hóa khác nhau của các đối thủ cạnh tranh. Gần đây, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản ngày càng cao đã nâng cao ý thức sinh thái và bảo vệ môi trường của người tiêu dùng. Do vậy cần loại bỏ việc đóng gói quá đáng, hạn chế dùng các bao bì dùng 1 lần. 4.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Phòng sản xuất: thu mua nguyên liệu và sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm về máy móc, kĩ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Phòng marketing: nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, định giá, chiến lược phân phối, các chiến lược xúc tiến, chăm sóc khách hàng. Phòng nhân sự: tuyển dụng và đào tạo, quản lí nhân viên. Phòng tài chính: quản lí toàn bộ các hoạt động tài chính của công ti, quản lí các loại quĩ của công ti, xây dựng các kế hoạch tài chính hằng năm. Phòng kinh doanh: chi nhánh công ti bên Nhật thực hiện bán hàng và các dịch vụ hậu mãi, phân tích các dữ liệu về thị trường và đối thủ cạnh tranh. 4.6. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ Chi phí sản xuất: 3000 USD Chi phí thuê cửa hàng: 5000 USD/tháng Chi phí xúc tiến sản phẩm: Chi phí quảng cáo: 1500 USD Chi phí khuyến mãi: 500 USD Chi phí quan hệ công chúng: 2500 USD Chi phí người lao động: 2500 USD/tháng Chi phí bảo quản: 500 USD/tháng Chi phí trang trí cửa hàng: 300 USD Chi phí khác: 1000 USD Dự trữ tiền mặt: 3200 USD Tổng chi phí: 20000 USD PHẦN KẾT LUẬN Sau những nghiên cứu, phân tích thì chúng tôi nhận thấy rằng sản phẩm đường từ mật hoa cây dừa là một sản phẩm mang lại nhiều tiềm năng và giá trị kinh tế cao. Và Nhật Bản cũng là một thị trường lý tưởng cho đầu ra của sản phẩm đường từ mật hoa dừa bởi tính ổn định, hàng rào kỹ thuật không quá khắc khe và quan trọng là đã có truyền thống sử dụng sản phẩm này. Họ sẵn sàng chi ra số tiền nhiều hơn để đảm bảo sản phẩm có chất lượng. Đây được coi cao là thị trường đầy tiềm năng nếu như công ty Đông Á có chiến lược thâm nhập hiệu quả. Với mô hình SWOT đã được phân tích cùng những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và không ít những thách thức, chúng tôi nghĩ rằng dự án hoàn toàn có thể thực hiện thành công thế nhưng với điều kiện hiện nay thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn do nhiều điều kiện khách và chủ quan mà chúng tôi đã có dịp phân tích phía trên. Và chắc chắn chúng ta sẽ phải cần một thời gian lâu dài hơn và kiên trì hơn nữa để đầu tư cơ sở vật chất, để tìm hiểu thông tin thị trường Nhật, để có thể xây dựng được một hệ thống kênh phân phối ổn định và một đầu vào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Nhật và hơn hết là để người tiêu dùng Nhật tin tưởng vào sản phẩm đường từ mật hoa dừa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4.  keoduabentre.com.vn 6. 7. 8. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN CÔNG VIỆC Thái Thị Thúy An Phần mở đầu + phần kết luận + chiến lược xúc tiến Bùi Thị Thúy Diễm Điều kiện kinh tế + chiến lược xúc tiến + tổng hợp và chỉnh sửa word Trần Thị Tú Khuê Điều kiện văn hóa + chiến lược sản phẩm + power point + thuyết trình Hoàng Thị Bảo Khuyên Giới thiệu công ti và sản phẩm + ước tính chi phí Nguyễn Thị Hằng Thu Điều kiện pháp lý + chiến lược giá Nguyễn Thị Tú Uyên Điều kiện chính trị + tổ chức thực hiện Nguyễn Thị Thu Vân Mức độ cạnh tranh + chiến lược phân phối + ước tính chi phí Tất cả thành viên Phân tích SWOT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề Tài- CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐƯỜNG TỪ MẬT HOA DỪA.doc