Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En

1. Kinh doanh DLST tại VQG là biện pháp khai thác giá trị môi trường rừng được nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng và khẳng định DLST là loại du lịch có trách nhiệm, là du lịch bảo tồn môi trường và cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư địa phương. 2. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh DLST mới được triển khai thí điểm ở một số VQG của Việt Nam và bước đầu đã có kết quả nhất định, góp phần vào việc giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn tài chính mang tính chất bền vững cho VQG và thu hút nguồn lực của khu vực tư nhân đầu tư vào BV&PTR. 3. Ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản pháp luật riêng về thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại các VQG, mới tạo khuôn khổ pháp lý bước đầu cho việc thực hiện thí điểm chính sách này, tuy nhiên đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

pdf224 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3448 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11 25 53 2 Khách nội địa 1.025 2.037 2.553 III Tổng số khách VQG tam Đảo 1.279 1.795 2.449 1 Khách quốc tế 534 750 971 2 Khách nội địa 745 1.045 1.478 DOANH THU TỪ BÁN VÉ CỦA CÁC VQG NGHIÊN CỨU Đơn vị tính: Triệu đồng TT Doanh thu từ bán vé Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 VQG Ba Vì 879 991 1.214 2 VQG Tam Đảo 26 36 49 3 VQG Bến En 65,1 135,25 203,8 DOANH THU TỪ DỊCH VỤ DLST CỦA CÁC VQG BA VÌ Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu từ bán vé 878,73 990,54 1214,42 2 Thu vé phương tiện 144,17 157,63 261,97 3 Thu từ thuê MTR 150 384 554 Tổng 1172,90 1532,17 2030,39 186 187 DOANH THU BÁN VÉ CỦA CÁC THÁNG TẠI VQG BA VÌ Đơn vị tính: Triệu đồng Tháng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 31,785 108,69 43,365 2 170,28 240,27 243,69 3 165,24 115,77 205,56 4 86,43 90,705 106,965 5 82,68 91,905 142,905 6 53,22 49,92 66,78 7 49,44 43,635 62,355 8 58,29 60,06 66,315 9 59,73 53,475 96,39 10 55,62 52,74 75,39 11 36,105 44,805 58,995 12 29,91 38,565 45,705 TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VQG TAM ĐẢO TRONG CÁC THÁNG Đơn vị tính: Lượt khách Tháng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 15 19 43 2 20 45 65 3 85 132 154 4 189 230 298 5 184 245 335 6 181 290 385 7 156 256 346 8 152 189 276 9 135 172 225 10 101 121 156 11 45 71 90 12 16 25 76 Tổng 1.279 1.795 2.449 DOANH THU DỊCH VỤ DLST TẠI VQG TAM ĐẢO Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 DT từ bán vé 25.568 35.892 48.933 2 DT dịch vụ 10.543 15.247 16.452 3 DT khác 3.487 5.478 6.124 Tổng 39.598 56.617 71.509 188 NGUỒN THU CỦA VQG TAM ĐẢO Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngân sách NN cấp 10.173,455 9.183,822 8.368,412 Phí tham quan 25,568 35,892 48,933 Các hoạt động khác 19,379 25,892 22,576 TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH DLST TẠI VQG BẾN EN TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Số lượng đoàn Đoàn 115 235 258 2 Số lượng khách Lượt khách 1.036 2.062 2.606 a Khách quốc tế Lượt khách 11 25 53 b Khách nội địa 1.025 2.037 2.553 3 Doanh thu triệu đồng 65,1 135,25 203,8 Phụ lục 06 NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN TRONG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT - Luật Đất đai ngày 26/11/2003 (Điều 77) Để thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng gắn liền với vấn đề cho thuê đất, đặc biệt đất tại khu rừng đặc dụng, Luật đất đai có quy định về giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Điều 17 của Luật đất đai 2003 đã quy định rất chi tiết chế độ sử dụng đất rừng đặc dụng như sau: + Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng (ban quản lý rừng) để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. + Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán cho các hộ gia đình và cá nhân bảo vệ rừng, đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được giao khoán ngắn hạn khi các hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó. Phân khu phục hồi sinh thái được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng. + Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 189 để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm. + Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng. Chính phủ quy định cụ thể việc giao khoán đất rừng đặc dụng; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao khoán đất rừng đặc dụng; giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng; cho thuê đất rừng đặc dụng kết hợp với kinh doanh cảnh quan, DLST - môi trường dưới tán rừng. Với quy định như trên cho thấy, Ban quản lý VQG là đơn vị được Nhà nước giao quyền quản lý rừng đặc dụng và được quyền giao khoán cho các tổ chức, cá nhân để bảo vệ và phát triển rừng; còn cho thuê đất rừng do UBND tỉnh quyết định và chỉ được thuê đất vùng đệm. Trong Luật đất đai đã đề cập đến việc giao, giao khoán, thuê đất tại các khu rừng đặc dụng và cấp có thẩm quyền thực hiện những vấn đề này. Nhà nước thực hiện giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý, còn thuê đất lại do UBND tỉnh thực hiện. Với quy định này sẽ làm cho việc thuê đất và thuê môi trường rừng sẽ rất khó thực hiện đồng nhất, nếu không có sự đồng thuận của hai bên là BQL VQG và chính quyền địa phương mặc dù đất đai được coi là một yếu tố môi trường trong hợp phần môi trường rừng. - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3/2/2004 Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định VQG là một loại rừng đặc dụng với chức năng chủ yếu là bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, góp phần bảo vệ môi trường. Để quản lý VQG và đảm bảo các chức năng của Vườn, Nhà nước giao rừng, giao đất cho các Ban quản lý VQG. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng (Điều 10, Luật BV & PTR). Bên cạnh đó, Ban quản lý VQG được phép cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh DLST (điều 61, Luật BV & PTR). Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng (Điều 23); Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng (Điều 23); Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng và các 190 quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng (Điều 22) đều quy định rõ chủ trương chính sách của Nhà nước là: “Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ, thuê rừng đặc dụng để kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường với thời hạn không quá 50 (năm mươi) năm” (trích Điều 23, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng). * Các văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành - Nghị định số 163/CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ thay thế cho nghị định số 02/CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp nêu rõ rừng đặc dụng sẽ không được giao cho các hộ gia đình mà sẽ được quản lý bởi các Ban quản lý được thành lập theo quyết định đặc biệt của Thủ tướng Chính Phủ. Tuy nhiên, Ban quản lý này có thể ký hợp đồng với nông dân sống trong vùng để họ tiến hành các hoạt động bảo vệ và trồng rừng (Điều 8). - Quyết định 08/2001/QĐ-TTg của Thủ trướng Chính Phủ ngày 11/1/2001 nêu rõ Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê, khoán để kinh doanh dịch vụ, DLST. - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất quy định: đối với đất rừng đặc dụng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá đất rừng sản xuất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và căn cứ phương pháp định giá đất rừng sản xuất quy định tại Điều 13 Nghị định này để định mức giá phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. - Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng, trong đó có quy định: chủ rừng được tổ chức hoạt động kinh doanh DLST, cho thuê môi trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất 191 và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh DLST tại khu rừng đặc dụng. Việc tổ chức phát triển DLST tại các khu rừng đặc dụng phải được lập thành dự án đầu tư trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tại các khu rừng đặc dụng. - Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính Phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng tại điều 51 mục 2 có quy định: Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng rừng đặc dụng. Điều 52 về khai thác lâm sản quy định: các hoạt động khai thác trong rừng đặc dụng phải đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì, phát triển đa dạng sinh học của rừng, bảo tồn cảnh quan để khai thác các giá trị thẩm mỹ,...Các hoạt động DLST có thể do chủ rừng tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định. Với quy định này cho thấy, cho thuê môi trường rừng tại VQG là hoạt động cho thuê có điều kiện (không gây ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn; không xây dựng công trình phục vụ du lịch ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái; phải đảm bảo an toàn và theo sự kiểm tra, hướng dẫn của BQL khu rừng; tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong khu rừng tham gia các hoạt động dịch vụ). - Quyết định số 18/2007/QĐ-TTG ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Trong chiến lược phát triển rừng giai đoạn 2006-2020 đưa đưa ra quan điểm là “phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái..”. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp là “Thử nghiệm và xây dựng cơ sở pháp lý để cho các thành phần kinh tế được giao, được thuê rừng đặc dụng sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng”. - Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; Thông tư số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 về 192 nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; Đối với rừng đặc dụng có thể áp dụng các phương pháp sau: * Phương pháp thu nhập: là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể căn cứ vào thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá. Điều kiện áp dụng khi có đủ thông tin để xác định các khoản thu nhập thuần tuý mang lại cho chủ rừng. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi VQG đã thực hiện hoạt động kinh doanh DLST thì căn cứ vào doanh thu và chi phí bình quân 01 năm cho tối đa 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, lãi suất được tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá. * Phương pháp so sánh: là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể thông qua việc phân tích các mức giá rừng thực tế của diện tích rừng cùng loại, tương tự về trạng thái rừng, trữ lượng rừng; chất lượng lâm sản để so sánh với diện tích rừng cần định giá. Điều kiện áp dụng khi có đủ thông tin về diện tích rừng cùng loại đã thực hiện giao dịch và có thể so sánh được. Nếu các yếu tố không đồng nhất có thể dùng các hệ số điều chỉnh. - Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng đã quy định rõ yêu cầu đối với các dự án du lịch sinh thái là: + Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường và các chức năng khác của khu rừng; phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng được duyệt. + Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được xây dựng các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn phục vụ du lịch sinh thái. + Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được xây dựng các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt qúa quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, các công trình khác phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng. 193 + Trong phân khu hành chính, dịch vụ; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình phục vụ cho quản lý, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng. - Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường, trong đó xác định loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng; nguyên tắc chi trả; hình thức chi trả; đối tượng phải chi trả và đối tượng được chi trả. Bên cạnh đó còn có các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Quyết định số 57/ QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020: Nhà nước yêu cầu “Ban quản lý rừng đặc dụng triển khai cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên” và triển khai cơ chế đồng quản lý rừng từ năm 2012 đến năm 2014 tiến hành “thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích tai một số khu rừng đặc dụng theo hướng chuyển căn bản từ hình thức Nhà nước kiểm soát hoàn toàn công tác bảo vệ rừng sang nhiều hình thức cùng quản lý, trong đó các cộng đồng địa phương chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích thu được với cơ quan Nhà nước”. Với chính sách này mang tính đột phá, góp phần tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng, đẩy nhanh xã hội hoá, thu hút các thành phần kinh tế tham gia công tác bảo vệ rừng thông qua nhiều hình thức như thuê, khoán…. Trong giải pháp thực hiện chiến lược cũng đề cập đến giải pháp là thử nghiệm và xây dựng cơ sở pháp lý để cho các thành phần kinh tế được giao, cho thuê rừng đặc dụng để sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. - Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, nhà nước khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ sinh thái rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, cho thuê môi trường rừng phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Quyết định này còn có những quy định liên quan đến triển khai các hoạt động cho thuê môi trường rừng và sử dụng kinh phí từ hoạt động cho thuê môi trường rừng tại các VQG. 194 * Các văn bản pháp luật do Bộ NN & PTNT ban hành - Quyết định số 5561/2002/QĐ-BNN-KL ngày 09 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để VQG Ba Vì thực hiện cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp. - Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có quy định “…Trong Phân khu Dịch vụ - Hành chính, Ban quản lý khu rừng đặc dụng, các chủ đầu tư kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí được sử dụng không quá 20% diện tích đất dưới tán rừng để xây dựng các công trình hạ tầng du lịch theo nội dung dự án đầu tư du lịch sinh thái được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Diện tích này không phải làm thủ tục thuê đất…”. Trong Quyết định này cũng quy định rõ việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh DLST kết hợp bảo vệ và phát triển rừng. Quyết định này áp dụng cho các đối tượng là Ban quản lý các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước kinh doanh DLST; cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương có hoạt động DLST tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên. Trong Quyết định này đã đưa ra quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG theo tất cả các phương thức thực hiện (tự VQG tổ chức kinh doanh DLST, liên doanh liên kết đầu tư phát triển DLST hay cho thuê môi trường để các tổ chức, cá nhân kinh doanh DLST). Tuy nhiên, chỉ được sử dụng đất để xây dựng các công trình phục vụ du lịch tại Phân khu dịch vụ - hành chính với mức độ tác động cho phép. - Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/6/2000 của Bộ NN & PTNT và Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Thông tư số 57/2007/TT-BNN ngày 13/6/2007 của Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của 195 Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 186/2006/QĐ- TTg ngày 14/8/2006 về Quy chế quản lý rừng. - Thông tư số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của Bộ NN và PTNT, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. - Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ NN & PTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng. - Thông tư Liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ NN & PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp 196 Tóm tắt chính sách liên quan đến thuê môi trường rừng tại VQG Nội dung Văn bản pháp quy do Chính phủ và Bộ NN & PTNT ban hành Văn bản do VQG ban hành Tính phù hợp Văn bản Cơ hội Thách thức Quy định về đất đai và rừng - Luật đất đai 2003 -NĐ 181/2003/ NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện Luật đất đai 2003 - NĐ 163/1999/NĐ-CP về giao đất lâm nghiệp Hình thành cơ sở pháp lý cho giao, thuê đất LN; Hình thành cơ sở pháp lý cho việc sử dụng đất tại các VQG. - Chế độ giao đất (Nhà nước) -Chế độ thuê đất (UBND tỉnh) Tổ chức thực hiện tương đối phức tạp, không thống nhất chủ thể giao và thuê Quy định về bảo vệ và phát triển rừng -Luật BV và phát triển rừng 2004. -Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Hình thành cơ sở pháp lý cho giao, thuê rừng. Cho phép phát triển DLST tại rừng đặc dung. Cho phép các tổ chức thuê rừng đặc dụng để kinh doanh DLST nhưng không quá 50 năm. Khuyến khích các thành phần đầu tư vào rừng đặc dụng Tổ chức các hoạt động DLST bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định. Chưa có những quy định về thuê môi trường rừng, xác định giá thuê môi trường rừng.... Cho phép BQL rừng đặc dụng được cho thuê cảnh quan rừng kinh doanh DLST - Thông tư 38/2007/TT-BNN về hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng Quy định về trình tự cho thuê rừng tại các VQG với các bước và thủ tục cụ thể Tương đối phức tạp, nhiều bước, có các bước thời gian còn ngắn (bước 3: thẩm định và hoàn thiện hồ sơ: 10 ngày) Quy định về quản lý rừng đặc dụng, thuê MTR -Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý rừng. -Thông tư 99/2006/TT-BNN về hướng dẫn thực hiện 1 số điều của quy chế quản lý từng đặc dụng. -Thông tư số 57/2007/TT-BNN sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 99/2006/TT-BNN. Quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG. Hướng dẫn thực hiện hoạt động DLST bằng nhiều hình thức (tự tổ chức, cho thuê MTR, liên doanh liên kết) 197 -Quyết định số 104/2007/QĐ- BNN về ban hành Quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên Định nghĩa thuê môi trường rừng Nguyên tắc tổ chức DLST: VQG tự tổ chức hoạt động KD DLST, cho thuê MTR, liên doanh liên kết để KD DLST Được phép sử dụng 20% diện tích trong phân khu dịch vụ hành chính để xây dựng công trình mà không phải làm thủ tục thuê đất. Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng; -Thông tư số 78/2011/TT-BNN quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP Đề cập đến khai thác các hoạt động dịch vụ trong rừng đặc dụng (DLST) Cho phép thực hiện cho thuê rừng đặc dụng. Chưa có định nghĩa rõ ràng về thuê rừng đặc dụng hay thuê môi trường rừng đặc dụng. Chưa có quy chế cho thuê rừng đặc dụng. Chưa rõ đối tượng thuê, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức phi chính phủ có được thuê không QĐ số 37/QĐ- VQG-KL ngày 30/3/2011 về quy chế thuê MTR để phát triển DLST (khái niệm, nguyên tắc về cho thuê Phù hợp với các văn bản cấp trên -Quyết định số 126/QĐ-TTg về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng. Xác định giá thuê đất và rừng - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. -Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. -Nghị định 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005. Cho phép căn cứ vào giá đất rừng sản xuất và điều kiện của địa phương. Chưa cụ thể mà đưa ra phương pháp chung chung. -Nghị định số 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định Có đưa ra và hướng dẫn xác định giá các loại rừng (trong đó có rừng đặc dụng) Việc xác định giá giữa các phương pháp còn QĐ số 66/QĐ – VQG –KHKT Phù hợp với TT 65/TTLB 198 giá các loại rừng; -Thông tư số 65/2008/TTLT- BNN-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị đinh số 48/2007/NĐ-CP chênh lệch lớn. ngày 25/6/2008 về thành lập ban xây dựng phương án tính giá thuê MTR - BNN- BTC, NĐ48/NĐ- CP - Quyết định số 5561/QĐ-BNN- KL về phê duyệt Đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại VQG Ba Vì. Cơ sở để triển khai chính sách cho thuê môi trường tại VQG Ba Vì Quyết định 1192/QĐ-KL- KHTC ngày 19/11/2008 về phê duyệt giá thuê MTR tại VQG Ba Vì - Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường Quy định đối tượng và hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng (trong đó có kinh doanh DLST) Tạo cơ hội cho các chủ rừng được hưởng lợi từ việc chi trả các dịch vụ môi trường rừng Còn phức tạp cho tính toán Các chế tài để thực hiện - Quyết định số 57/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 Khuyến khích nhiều thành phần tham gia kinh doanh rừng. Tìm ra nguyên nhân yếu kém trong đó có nguyên nhân là do tập trung quá nhiều vào sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước, chưa huy động nguồn lực ngoài quốc doanh và dịch vụ môi trường. Quan tâm đến dịch vụ môi trường và DLST, tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường. Thực hiện đa thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng (cả rừng đặc dụng) Chưa có những chương trình, kế hoạch cụ thể để khắc phục những hạn chế. Quy hoạch phát triển VQG Ba Vì giai đoạn 2010 – 2020, quy hoạch phát triển DLST và dịch vụ du lịch, quy hoạch cho thuê MTR Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011- 2020 -Khuyến khích phát triển hoạt động DLST tại các khu rừng đặc dụng -Hướng dẫn chi tiết cho việc triển khai các hoạt động cho thuê môi trường rừng -Hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí từ hoạt động cho thuê môi trường rừng 199 Đánh giá chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG TT Nôi dung chính sách Văn bản pháp luật Ngày có hiệu lực Cấp ban hành Biện pháp thực hiện Cơ hội Hạn chế, bất cập 1 Quản lý sử dụng đất rừng đặc dụng Quản lý sử dụng đất VQG Luật Đất đai số 13/2003 26/11/2003 Quốc hội - Hình thành cơ sở pháp lý cho thực hiện giao, khoán, cho thuê đất lâm nghiệp (LN). - Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất VQG Tổ chức thực hiện tương đối phức tạp, không thống nhất chủ thể giao, thuê. Thi hành Luật đất đai NĐ số 181/2004/ NĐ-CP 29/10/2004 Chính phủ Giao đất LN NĐ số 163/1999/ NĐ-CP 2 Quản lý sử dụng rừng đặc dụng Quản lý BV&PTR Luật BV&PTR số 29/2004/QH11 3/12/2004 Quốc hội - Các VQG có thể cho các tổ chức thuê cảnh quan kinh doanh DLST - Thực hiện khai thác dịch vụ DLST bằng nhiều phương thức khác nhau. - Kinh doanh DLST phải lập dự án và đảm bảo các nguyên tắc nhất định. - Nhà nước đầu tư, xây dựng biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào rừng đặc dụng - Hình thành cơ sở pháp lý cho giao, thuê rừng. - Cho phép các VQG được khai thác dịch vụ DLST - Quy định cơ chế đầu tư VQG - Khuyến khích các thành phần đầu tư vào VQG Chưa có những quy định cụ thể liên quan đến thuê môi trường rừng Thi hành Luật BV&PTR - NĐ số 23/2006/ NĐ-CP Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng TT số 38/2007/TT – BNN Bộ NN&PTNT Quy định về trình tự, thủ tục cho thuê rừng với các bước và thủ tục cụ thể Tương đối phức tạp, chưa phù hợp với cho thuê môi trường rừng 200 3 Quản lý hoạt động DLST tại VQG Quy chế quản lý rừng QĐ số 186/2006/QĐ – TTg 14/8/2006 Thủ tướng Chính phủ - Đảm bảo các nguyên tắc tổ chức DLST. - Xây dựng dự án đầu tư và đảm bảo đầy đủ nội dung của 1 dự án đầu tư. - Tổ chức DLST bằng nhiều phương thức khác nhau: tự tổ chức, liên doanh liên kết, cho thuê,.. - Quy chế quản lý các hoạt động DLST tại VQG - Phương thức tổ chức hoạt động DLST tại VQG - Nguyên tắc tổ chức DLST - Cho phép các ban quản lý VQG được cho thuê môi trường rừng. - Ban quản lý VQG được tổ chức thực hiện cung ứng các dịch vụ môi trường rừng Chưa có quy chế cho thuê môi trường rừng. Chưa rõ đối tượng thuê Tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng. NĐ số 117/2010/NĐ-CP 24/12/2010 Chính Phủ Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý rừng đặc dụng TT số 99/2006/TT – BNN 6/11/2006 Bộ NN&PTNT - Quy định mức tác động vào môi trường rừng. - Quy định tỷ lệ diện tích đất trong VQG xây dựng cơ sở hạ tầng. - Quy định về loại công trình và mức độ tác động của các công trình tại từng khu vực trong VQG. Sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 99/2006/TT-BNN. TT số 57/2007/TT- BNN Bộ NN&PTNT Quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG QĐ số 104/2007/QĐ – BNN 27/12/2007 Bộ NN&PTNT Quy định về đối tượng thuê, thời gian thuê, xác định giá thuê, địa điểm thuê,... 4 Thuê môi trường rừng Dịch vụ môi trường rừng được cho thuê NĐ 99/2010/NĐ-CP 24/9/2010 Chính phủ Xác định các loại dịch vụ môi trường rừng 201 Thông tư số 117/2011/TT- BNNPTNT - Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho thuê môi trường rừng tại VQG - Quy định về kiểm tra giám sát hoạt động thuê môi trường rừng Thi hành NĐ số 117/2010/NĐ-CP TT số 78/2011/TT- BNN 11/11/2011 Bộ NN&PTNT - Quy định về xây dựng phương án, đề án cho thuê môi trường rừng Quy chế thuê môi trường rừng để khái triển DLST tại VQG Ba Vì QĐ số 37/2011/QĐ- VQG – KL 30/3/2011 VQG Ba Vì 5 Đầu tư phát triển rừng đặc dụng Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng Quyết định số 24/2012/QĐ – TTg 1/6/2012 Thủ tướng Chính phủ Quy định sử dụng nguồn thu từ hoạt động DLST 6 Xác định giá thuê rừng đặc dụng Nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại rừng NĐ 48/2007/NĐ-CP 28/3/2007 Chính phủ - Phương pháp thu nhập - Phương pháp so sánh Phương pháp, cách xác định, điều kiện áp dụng phương pháp xác định giá cho từng loại rừng Không phù hợp khi xác định giá thuê môi trường rừng Nguồn: Tác giả tổng hợp 202 QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHO THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VQG BA VÌ TT Nội dung Thời gian Cấp ban hành Cấp tiếp nhận 1 UBND huyện, VQG xây dựng tờ trình Ngày 30 tháng 7 năm 2002 UBND huyện, VQG Ba Vì Bộ NN & PTNT, UBND tỉnh Hà tây (cũ) 2 UBND tỉnh và Bộ NN và PTNT xây dựng tờ trình Ngày 19 tháng 09 năm 2002 Ngày 01 tháng 08 năm 2002 UBND tỉnh và Bộ NN Thủ tướng Chính Phủ 3 Thủ tướng Chính phủ gửi công văn phép thực hiện thí điểm Đề án Ngày 09 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính Phủ Bộ NN và PTNT 4 Bộ NN và PTNT đã ra quyết định số 5561 QĐ/BNN-KL về việc phê duyệt Đề án Ngày 09 tháng 12 năm 2002 Bộ NN và PTNT VQG Ba Vì 5 Vườn hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án chi tiết hoạt động du lịch sinh thái của doanh nghiệp Sau khi được Bộ NN & PTNT phê duyệt Các đơn vị thuê MTR Bộ NN và PTNT 6 Ký hợp đồng thuê MTR VQG Ba Vì Các đơn vị thuê MTR 7 Quản lý các hoạt động DLST của đơn vị thuê: - Vườn quốc gia Ba Vì quản lý và hướng dẫn các hoạt động du lịch sinh thái của các đơn vị thuê môi trường rừng. - UBND huyện Ba Vì, các xã có các điểm du lịch sinh thái thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội, kỹ thuật có tác động đến rừng. Phụ lục 7 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VQG BA VÌ Đơn vị Số lượng khách (Lượt) Doanh thu (Triệu đồng) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Ao Vua 468.350 619.525 17.613 32.661 Khoang Xanh 323.968 295.155 20.849 20.100 Thác Đa 15.000 25.005 1.350 4.250 Thiên sơn suối ngà 83.500 155.000 10.000 15.050 Hồ tiên Sa 4100 14.000 1.500 2.500 Suối Mơ 55.168 59.671 10.812 13.343 Tổng 950.086 1.168.356 62.124 87.904 203 Phụ lục 8 TÌNH HÌNH KINH DOANH DLST TẠI VQG BA VÌ Đơn vị Số lượng khách (Lượt) Doanh thu (Triệu đồng) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Các đơn vị thuê 950.086 1.168.356 62.124 87.904 VQG 63.465 80.714 1.532 2.030 Các đơn vị khác 86.539 251.554 6.724 10.203 Tổng 1.100.090 1.500.624 70.380 100.137 Phụ lục 9 KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI KDL THIÊN SƠN SUỐI NGÀ VÀ KDL THÁC ĐA – BA VÌ Đơn vị tính: 1000 đồng Đơn vị Nguồn thu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Khu DL Thiên Sơn - Suối Ngà Vé thắng cảnh 2.900.130 4.980.560 7.086.204 Vé phương tiện 297.081 554.213 804.285 Ăn uống 4.605.239 7.000.165 11.240.468 Phòng nghỉ 2.180.220 2.503.170 4.281.503 DV vui chơi giải trí 0 0 0 Khác 0 16.652 14.763 Tổng 9.982.670 15.054.760 23.427.223 Khu DL Thác Đa Vé thắng cảnh 432.686 1.276.965 2.246.751 Vé phương tiện 27.686 135.861 360.172 Ăn uống 527.750 1.126.350 2.173.567 Phòng nghỉ 86.340 745.976 1.025.729 DV vui chơi giải trí 39.460 132.745 248.715 Khác 236.273 832.269 1.301.945 Tổng 1.350.195 4.250.166 7.356.879 Phụ lục 10 Tiêu chí tính giá và cách tính giá thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì 1. Tiêu chí tính giá: Cơ sở hình thành giá là dựa vào các tiêu chí và các thang điểm đưa ra để làm căn cứ tính điểm và tính giá. Các tiêu chí được hình thành từ các yếu tố tự nhiên, xã hội và và các công trình Vườn quốc gia Ba Vì đã đầu tư mà nhà kinh doanh được hưởng lợi qua việc thuê môi trường để hoạt động kinh doanh DLST và mức độ sử dung diện tích đất Lâm nghiệp vào xây dựng công trình DL. Cụ thể gồm các tiêu chí sau: 204 Tiêu chí 1: Vị trí địa lý, điạ hình, địa vật: - Vị trí: Hướng Đông, Tây, Nam, Bắc (Tạo nên yếu tố địa kinh tế trong hoạt động DLST). - Địa hình: Đơn điệu: Nơi chỉ là một khu vực nhỏ có 1 hướng phơi, một nhóm đồi thấp, khe nước nhỏ... Trung bình: Có từ 2 hướng phơi, địa hình chia cắt tương đối nhiều, cảnh quan thiên nhiên tương đối đa dạng. Đẹp: có nhiều dạng địa hình; bãi bằng, đồi dốc, núi cao, nhiều hướng phơi, cảnh quan đẹp. - Địa vật: Có thác nước, suối nước... Tiêu chí 2: Về tài nguyên rừng - Rừng IIIA: rừng tự nhiên giầu - Rừng II A3: rừng trung bình - Rừng II A2: rừng phục hồi xen cây gỗ - Rừng II A: rừng non phục hồi - Rừng I C: cây bụi, có cây gỗ tái sinh - Rừng IA, IB: đất trống, trảng cỏ - Rừng trồng. Tiêu chí 3: Được hưởng lợi từ các công trình Vườn đã đầu tư - Đường giao thông - Chòi canh lửa - Hồ nước - Các công trình XDCB khác Tiêu chí 4: Các tiêu chí khác - Gần hệ thống giao thông công cộng - Mức độ thuận lợi trong việc cung cấp điện, cung ứng dịch vụ thông tin liên lạc - Yếu tố độc đáo của văn hóa bản địa - Các công trình, di tích lịch sử văn hóa, công trình tâm linh - Các lợi thế xã hội khác (Mật độ dân cư; trình độ dân trí...) Tiêu chí 5: Mức độ sử dung diện tích đất Lâm nghiệp vào XDCB. 2. Phương pháp tính giá - Phân chia tổng diện tích thuê thành hai đối tượng để tính giá là diện tích môi trường tự nhiên và diện tích đất lâm nghiệp được sử dụng vào mục đích XDCB. - Thành lập Hội đồng định giá thuê môi trường của đơn vị: Giám đốc Vườn là chủ tịch Hội đồng và các thành viên là kế toán trưởng, Giám đốc Trung 205 tâm Dịch vụ DLST & GDMT, Hạt trưởng Kiểm lâm, Trưởng các phòng nghiệp vụ và một số chuyên vien giúp việc. * Các bước tiến hành: (chia thành bốn bước). Bước 1: Phân chia thang điểm cho từng tiêu chí: * Đối với diện tích môi trường tự nhiên và các công trình Vườn đã đầu tư Các nhóm tiêu chí được chia như sau: + Tiêu chí 1: được chia ra 3 thang điểm, mức điểm cao nhất là 10 (± 2 điểm/thang điểm). + Tiêu chí 2: chia thành 3 thang điểm, mức tối đa là 30 (± 3 điểm/thang điểm). + Tiêu chí 3: chia thành 3 thang điểm, mức tối đa là 100 (± 2 điểm/thang điểm). + Tiêu chí 4: chia thành 3 thang điểm, mức tối đa là 10 (± 1 điểm/thang điểm). * Đối với tiêu chí 5 doanh nghiệp thuê diện tích đất lâm nghiệp vào mục đích XDCB trong du lịch sinh thái cơ sở tính giá là: - Tổng diện tích XDCB không vượt quá tỷ lệ diện tích tự nhiên được sử dụng theo đúng thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày6-11-2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. - Đơn giá sử dụng đất lâm nghiệp vào xây dựng cơ bản không phải là tiền thuê đất mà được coi là phí bù đắp cho việc tác động đến môi trường tự nhiên gọi là “Phí sử dụng đất lâm nghiệp vào mục đích XDCB phục vụ DLST” tính bằng đồng/m2 sử dụng. - Từ cơ sở lý luận trên Vườn vận dụng phí tác động này bằng 40% giá thuê đất miền núi dành cho XDCB do ủy ban nhân dân tỉnh Hà tây ban hành đang có hiệu lực tại thời điểm xây dựng phương án này (Mức giá cho thuê đất miền núi là 1.820đồng/m2/năm). Bước 2: Xác định mệnh giá của 1 điểm. + Việc xác định mệnh giá của 1 điểm dựa trên cơ sở. - Người thuê môi trường phải tính giá bình quân cho phần diện tích tự nhiên (đã trừ diện tích XDCB) nhưng chỉ được sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch sinh thái là 15% trong tổng diện tích này (là phần diện tích có sự ảnh hưởng bởi người tham gia du lịch như tiếng ồn, rác thải, khói bụi...) nên mệnh giá 1 điểm qui đổi cho phần diện tích thực tế sử dụng vào mục đích du lịch sinh thái sẽ là gấp 6 lần mệnh giá qui ước . - Từ mệnh giá một điểm khi áp giá cho một đơn vị diện tích (ha) không quá cao, như vậy mơí khuyến khích được nhà đầu tư và đảm bảo cho nhà đầu tư có lãi qua quá trình thuê môi trường để hoạt động du lịch sinh thái. - Tham khảo từ kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ từ hoạt động du lịch sinh thái ở một số doanh nghiệp tương tự tại địa phương hay trong vùng để xây 206 dựng mệnh giá đảm bảo doanh nghiệp có lãi khi đã hạch toán khoản tiền thuê môi trường vào chi phí kinh doanh của đơn vị Từ cách đặt vấn đề trên và thực tiễn tại đơn vị, Vườn xác định mệnh giá một điểm là 1.000 đồng. Bước 3: Chấm điểm và xác định mức độ sử dụng diện tích đất lâm nghiệp vào mục đích XDCB - Từng thành viên trong Hội đồng định giá của Vườn tiến hành chấm điểm vào phiếu ở các mục tương ứng và tính được số điểm bình quân/ha - Hội đồng định giá cùng đơn vị thuê môi trường đo đạc cụ thể số diện tích đất lâm nghiệp dùng vào XDCB để áp phí sử dụng đất lâm nghiệp Bước 4: Tổng hợp và áp giá cho thuê 3. Bảng xây dựng thang điểm cho các tiêu chí. Tiêu chí 1: Vị trí địa lý, điạ hình, địa vật: - Hướng núi: Vị trí địa lý, địa hình, sườn núi Sườn Đông có vị trí gần Thủ đô Hà Nội, hệ sinh thái, thảm thực vật giàu hơn, nhiều thác nước, suối nước, số điểm cho tiêu chí này là 10 điểm Sườn Tây vị trí xa Thủ đô HN, địa hình dốc, thảm thực vật nghèo, phần đa là rừng trồng số điểm cho tiêu chí này là 5 điểm Hướng Bắc, Nam vị trí địa lý thuận lợi hơn sườn Tây, độ dốc ít, nhiều thác nước, suối nước, điểm cho tiêu chí này là 7 điểm - Có thác nước, suối: 10 điểm Suối nước có độ dài từ 2 km trở lên 20 điểm, dưới 2 km 10 điểm Tiêu chí 2: Về tài nguyên rừng TT Điểm Diện tích (ha) Chi chú Loại rừng Từ 1-10ha Từ 11-20ha >20ha 1 Rừng tự nhiên cây gỗ lớn (IIIA) 10 20 30 2 Rừng phục hồi cây gỗ lớn (IIA3) 5 10 15 3 Rừng mới phục hồi cây gỗ nhỡ (IIA2) 5 10 15 4 Rừng non mới phục hồi (IIA1) 5 7 10 5 Trảng cỏ, rừng cây bụi có cây gỗ tái sinh (IB, IC) 5 7 10 6 Đất trống (IA) 5 3 1 7 Rừng trồng 10 15 15 Ghi chú: Do còn phụ thuộc vào tình hình sinh trưởng, phát triển của tài nguyên mà mỗi thang điểm của tiêu chí này được dao động ± 3 điểm/thang điểm. Tổng số điểm của tiêu chí này ta có số điểm bình quân cho 1ha/1năm, theo công thức (1):  7 1.. diD rnt (1) Trong đó: rntD .. : Điểm tiêu chí tài nguyên rừng 207 di : Điểm cho các tiêu chí nhỏ (1,2....6) Do đặc điểm tài nguyên rừng có khả năng tự phát triển, nếu có sự tác động dúng kỹ thuật và trồng thêm rừng vào đất trống thì tài nguyên rừng càng phát triển nhanh hơn giá trị cao hơn, nên từng kỳ (5 năm một lần) phúc tra đánh giá xây dựng lại bảng điểm để thể hiện giá trị của tài nguyên rừng và mức độ đóng góp tích cực của người thuê đối với sự tăng trưởng gía trị này. Tiêu chí 3: Về lợi thế từ các công trình đầu tư từ Vườn - Đường giao thông: chiều dài 3km 20 điểm. - Chòi canh lửa, công trình PCCCR mỗi công trình được tính là 5 điểm. - Hồ nước: mỗi công trình là 50 điểm và cộng thêm diện tích mặt hồ là: <2ha là 20 điểm; từ 2 -4ha là 40 điểm; >4ha là 100 điểm. Tiêu chí 4: Các tiêu chí khác - Gần đường quốc lộ (mức độ thuận lợi của hệ thống giao thông công cộng) cách đường quốc lộ 10km 5 điểm - Hệ thống thông tin liên lạc: thuận lợi: 10 điểm, không thuận lợi 0 điểm - Dịch vụ điện: thuận lợi: 10 điểm; không thuận lợi 0 điểm. - Văn hoá bản địa: độc đáo phong phú 3 điểm; bình thường 0 điểm - Gần các công trình văn hóa (Đền chùa, công trình tâm linh khác), di tích lịch sử: <3km 3 điểm; không có 0 điểm. Tiêu chí 5: Hội đồng đánh giá và chủ đầu tư đo đạc xác định mức sử dụng diện tích tự nhiên vào XDCB, đo cụ thể diện tích sử dụng để áp giá. Cách tiến hành tính giá: - Từng thành viên trong hội đồng tiến hành đánh giá, chấm điểm theo bảng điểm ghi trong phiếu đánh giá. Xác định được tổng số điểm theo đánh giá của từng thành viên trong hội đồng (kí hiệu là di) - Hội đồng tổng hợp và tính được số điểm bình quân theo công thức: (2) n di D n   1 (2) Trong đó: di : Số điểm theo phiếu đánh giá của từng thành viên hội đồng. n : Số phiếu đánh giá. - Tính giá bình quân toàn khu vực cho thuê theo công thức: (3) StnVNDDGnam  1000 (3) Trong đó: G năm : Giá bình quân cho toàn bộ diện tích tự nhiên. D : Số điểm bình quân. Stn: Diện tích tự nhiên (đã trừ phần diện tích sử dụng vào mục đích XDCB) 1.000VNĐ: Mệnh giá một điểm. - Giá thuê môi trường chính thức người thuê phải trả một năm. Tính theo công thức (4)  pnamGG (4) Trong đó: 208  p : Tổng mức phí sử dụng môi trường tự nhiên vào mục đích XDCB. Bảng chấm điểm Giá thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng - Đơn vị thuê môi trường:................................ - Người chấm điểm:......................................... STT Tiêu chí Thang điểm Chấm điểm Ghi chú 1 Tiêu chí 1: Vị trí địa lý, điạ hình - Vị trí địa lý, sườn núi, hướng núi: Sườn Đông Sườn Tây Hướng Bắc, Nam - Có thác nước, suối: Suối nước có độ dài dưới 2 km Suối nước có độ dài trên 2 km 10 5 7 10 10 20 Được dao động trong khoảng ±2điểm/thang điểm. 2 Tiêu chí 2: Về tài nguyên rừng Rừng IIIA: Rừng tự nhiên gỗ lớn (rừng giầu) Diện tích từ 1 - 10 ha Diện tích từ 11 - 20 ha Diện tích trên 20 ha Rừng II A3: rừng phục hồi cây gỗ lớn Diện tích từ 1 - 10 ha Diện tích từ 11 - 20 ha Diện tích trên 20 ha Rừng II A2: rừng mới phục hồi cây gỗ nhỡ Diện tích từ 1 - 10 ha Diện tích từ 11 - 20 ha Diện tích trên 20 ha Rừng II A1: rừng non mới phục hồi Diện tích từ 1 - 10 ha Diện tích từ 11 - 20 ha Diện tích trên 20 ha Rừng IB, I C: Trảng cỏ, rừng cây bụi có cây gỗ tái sinh Diện tích từ 1 - 10 ha Diện tích từ 11 - 20 ha Diện tích trên 20 ha Rừng Ia: đất trống: Diện tích từ 1 - 10 ha Diện tích từ 11 - 20 ha Diện tích trên 20 ha Rừng trồng: Diện tích từ 1 - 10 ha, Diện tích từ 11 - 20 ha 10 20 30 5 10 15 5 10 15 5 7 10 5 7 10 5 3 1 10 15 Được dao động trong khoảng ±3điểm/thang điểm. 209 Diện tích trên 20 ha 15 3 Tiêu chí 3: Về lợi thế từ các công trình đầu tư từ Vườn: - Đường giao thông: Chiều dài từ 1 - 3 km Trên 3 km - Công trình lâm sinh (5điểm/công trình) - Hồ nước: (số hồ,diện tích mặt hồ) * Hồ số1: + Diện tích mặt hồ: Từ 1 - 2 ha Từ 2,1 - 4 ha Từ 4,1 trở lên * Hồ số 2: + Diện tích mặt hồ: Từ 1 - 2 ha Từ 2,1 - 4 ha Từ 4,1 trở lên 10 20 5 50 20 40 100 50 20 40 100 Được dao động trong khoảng ±2điểm/thang điểm. 4 Tiêu chí 4: Các tiêu chí khác - Gần đường quốc lộ K/cách tới đường quốc lộ: Dưới 10 km Trên 10 km - Hệ thống thông tin liên lạc, điện Thuận tiện Không thuận tiện - Dân trí: Cao, an ninh trật tự tốt Không tốt - Văn hoá bản địa: Đôc đáo, phong phú Bình thương - Gần đền, chùa, khu vực VH tâm linh, di tích lịch sử - Khác 10 5 10 0 3 0 3 0 3 0 Được dao động trong khoảng ±1điểm/thang điểm. Tổng Biểu thống kê hiện trạng của các đơn vị thuê môi trường STT Nội dung Đơn vị Công ty XD&DL Bình Minh Công ty Công nghệ Việt Mỹ Ghi chú 1 Rừng tự nhiên cây gỗ lớn (IIIA) ha 0 0 2 Rừng phục hồi cây gỗ lớn (IIA3) ha 18,3 3 Rừng mới phục hồi cây gỗ nhỡ (IIA2) ha 17,7 210 Rừng non mới phục hồi (IIA1) 39,5 4 Trảng cỏ, rừng cây bụi có cây gỗ tái sinh (IB, IC) ha 16,4 5 Đất trống (IA) ha 47,7 5,8 6 Rừng trồng ha 108,4 65,2 7 Hồ nước ha 4 Tổng cộng 252 71,0 Tổng hợp kết quả tính giá thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì TT Khu rừng định giá Diện tích rừng Giá cho thuê (đ/ha/năm) Tiền thuê rừng (Tr. đ/ 50 năm) 1 Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên 112 691.947 3.875 2 Khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà 252 570.921 7.194 3 Khu du lịch Thác Đa 71 377.856 1.3414 4 Khu du lịch Ao Vua 108 632.477 3.4154 Nguồn: Báo cáo của VQG Ba Vì Giá cho thuê môi trường rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì Đặc điểm Diện tích thuê (ha) Giá (Tr.đ/ha/năm) Thành tiền (Tr đ/năm) 1. Thiên Sơn - Suối Ngà 252 0,5 126 2. Khoang Xanh Suối Tiên 112 0,5 56 3. Thác Đa 71 0,4 28,4 4. Ao Vua 108 0,5 54 5. Hồ Tiên Sa 54 0,2 10,8 6. Suối Mơ 147 0,2 29,4 Giá thuê bình quân (đ/ha/năm) 409.408 211 Phụ lục 11 So sánh giữa VQG Bến En và VQG Ba Vì Nguồn: Báo cáo VQG Bến En Trong bảng định giá trên, điểm số đánh giá được hiểu là: 1- thấp/kém; 2- trung bình; 3- cao/thuận lợi. Trên cơ sở đánh giá này, hệ số hiệu chỉnh giá cho thuê rừng kinh doanh cảnh quan du lịch tại Vườn quốc gia Bến En so với giá cho thuê môi trường rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì được xác định như sau: Hệ số điều chỉnh F được tính bằng công thức: F= 1)13211 1 1 (1 1*0,33 1*0,5 3*3 2*1 1*1 1*0,67 1*0,67 1*0,33   = 12 5,15 =1,29 Phụ lục 12 Tổng hợp dự toán các hạng mục lâm sinh VQG năm 2009- 2011 Hạng mục lâm sinh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Diện tích (ha) Mức đầu tư (đồng) Diện tích (ha) Mức đầu tư (đồng) Diện tích (ha) Mức đầu tư (đồng) Trồng mới 253,9 1.803.756.217 151 1.104.488.722 0 0 Chăm sóc rừng đặc dụng 846,3 957.455.241 834,5 906.438.022 0 0 Khoanh nuôi mới 100,2 115.622.989 0 0 0 0 Khoanh nuôi chuyển tiếp 200 87.116.449 289.9 80.958.844 361.6 508.549.600 Tổng 2.963.950.000 2.901.885.588 508.549.600 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm của VQG) TT Tiêu chí so sánh VQG Ba Vì VQG Bến En Hệ số điều chỉnh Trọng số 1 Vị trí, khả năng tiếp cận 3 1 0,33 1 2 Điều kiện cơ sở hạ tầng 3 2 0,67 1 3 Mức độ nổi tiếng 3 2 0,67 1 4 Hiện trạng rừng 3 3 1,00 1 5 Đa dạng sinh học 3 3 1,00 1 6 Lợi thế cảnh quan 2 2 1,00 2 7 Lợi thế về hồ 0 3 3,00 3 8 Văn hóa bản địa 2 1 0,5 1 9 Gần trung tâm/TP lớn 3 1 0,33 1 212 Diễn biến các vụ vi phạm rừng trong 4 năm 2008 – 2011 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số vụ vi phạm 44 9 6 12 Tiền nộp phạt (đồng) 60.467.000 15.350.000 12.188.000 30.900.000 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm của VQG) Diễn biến TNR tại các khu DLST sau khi thuê môi trường ĐVT: ha T T Tên đơn vị Năm 2002 Năm 2011 So sánh DT có rừng DT không rừng DT có rừng Đất XD hạ tầng DT không rừng Tỷ lệ (%) Giá trị 1 KDL Ao Vua 107,5 0,0 107,5 0 0,0 100,0 0,0 2 KDL Khoang Xanh-Suối Tiên 87,8 23,4 111,2 0 0,0 126,7 23,4 3 KDL Suối Mơ 5,3 142,4 145,2 2,5 0,0 2.739,6 139,9 4 KDL Thác Đa 65,2 5,8 68,9 2,1 0,0 105,7 3,7 5 KDL Thiên Sơn- Suối Ngà 200,1 51,9 242,4 9,6 0,0 120,1 42,3 6 KDL Hồ Tiên Sa 54,3 0,0 54,3 0 0,0 100,0 0,0 Tổng cộng 520,2 223,5 729,5 14,2 0,0 140,2 209,3 (Nguồn số liệu: Báo cáo hiệu quả thực hiện thuê MTR – năm 2011) Mức đầu tư bảo vệ rừng hàng năm của các đơn vị thuê MTR ĐVT: 1.000 đ TT Tên đơn vị Chi phí nhân công Chi phí thiết bị Tổng tiền 1 KDL Ao Vua 80.000 35.000 115.000 2 KDL Khoang Xanh-Suối Tiên 88.000 25.471 113.471 3 KDL Suối Mơ 96.000 24.200 120.200 4 KDL Thác Đa 80.000 30.574 110.574 5 KDL Thiên Sơn-Suối Ngà 120.000 50.400 170.400 6 KDL Hồ Tiên Sa 48.000 12.468 60.468 Tổng cộng 512.000 178.113 690.113 (Nguồn số liệu: Tư liệu tại VQG Ba Vì) 213 Phụ lục 13 Dự toán kinh phí cho thuê môi trường rừng từ năm 2008-2011 tại VQG Ba Vì ĐVT: Triệu đồng TT Tên đơn vị Diện tích rừng (ha) giá thuê được duyệt Tiền thuê rừng năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá thuê được điều chỉnh Tiền thuê rừng Giá thuê được điều chỉnh Tiền thuê rừng Giá thuê được điều chỉnh Tiền thuê rừng 1 KDL Ao Vua 107,5 0,5 53,75 0,582 62,565 0,60 63,909 0,59 63,495 2 KDL Khoang Xanh-Suối Tiên 111,2 0,5 55,60 0,582 64,718 0,59 66,108 0,59 65,680 3 KDL Suối Mơ 147,7 0,2 29,40 0,23 34,315 0,24 35,052 0,24 34,825 4 KDL Thác Đa 71,0 0,4 28,40 0,47 33,058 0,48 33,768 0,47 33,549 5 KDL Thiên Sơn-Suối Ngà 252,0 0,5 126 0,58 146,664 0,59 149,814 0,59 148,844 6 KDL Hồ Tiên Sa 54,3 0,2 10,86 0,23 12,641 0,24 12,913 0,24 12,829 Tổng cộng 743,4 304,09 353,968 361,563 359,222 (Nguồn số liệu: Tư liệu VQG Ba Vì) 214 Phụ lục 14 Kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong 5 năm đầu của KDL Thiên Sơn - Suối Ngà và KDL Thác Đa TT Chi phí đầu tư lâm sinh ĐVT KDL Thiên Sơn - Suối Ngà KDL Thác Đa I Diện tích trồng rừng 1 Diện tích trồng ha 41,5 5,2 2 Diện tích làm giàu rừng ha 90,2 27,83 II Chi phí 1 Chi phí trồng mới Tr.đ 559,24 32,24 2 Chi phí làm giàu rừng Tr.đ 223,5 104,36 3 Đầu tư cho công tác QLBVR và PCCCR Tr.đ 70,77 59,25 4 Xây dựng cột mốc Tr.đ 29,92 7,32 Tổng cộng Tr.đ 883,43 203,17 (Nguồn: Phương án thuê MTR tại KDL Thiên Sơn - Suối Ngà và KDL Thác Đa) 1 Phụ lục 15 Hệ thống Vườn quốc gia ở Việt Nam Vùng Tên vườn Năm thành lập Diện tích (ha) Địa điểm Trung du và miền núi phía Bắc Bái Tử Long 2001 15.783 Quảng Ninh Ba Bể 1992 7.610 Bắc Kạn Tam Đảo 1986 36.883 Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang Xuân Sơn 2002 15.048 Phú Thọ Hoàng Liên 1996 38.724 Lai Châu, Lào Cai Đồng bằng Bắc Bộ Cát Bà 1986 15.200 Hải Phòng Xuân Thủy 2003 7.100 Nam Định Ba Vì 1991 6.986 Hà Nội Cúc Phương 1966 20.000 Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình Bắc Trung Bộ Bến En 1992 16.634 Thanh Hóa Pù Mát 2001 91.113 Nghệ An Vũ Quang 2002 55.029 Hà Tĩnh Phong Nha- Kẻ Bàng 2001 200.000 Quảng Bình Bạch Mã 1991 22.030 Thừa Thiên-Huế Nam Trung Bộ Phước Bình 2006 19.814 Ninh Thuận Núi Chúa 2003 29.865 Ninh Thuận Tây Nguyên Chư Mom Ray 2002 56.621 Kon Tum Kon Ka Kinh 2002 41.780 Gia Lai Yok Đôn 1991 115.545 Đăk Lăk Chư Yang Sin 2002 58.947 Đăk Lăk Bidoup Núi Bà 2004 64.800 Lâm Đồng Đông Nam Bộ Cát Tiên 1992 73.878 Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước Bù Gia Mập 2002 26.032 Bình Phước Lò Gò Xa Mát 2002 18.765 Tây Ninh Côn Đảo 1993 15.043 Bà Rịa-Vũng Tàu Tây Nam Bộ Tràm Chim 1994 7.588 Đồng Tháp Mũi Cà Mau 2003 41.862 Cà Mau U Minh Hạ 2006 8.286 Cà Mau U Minh Thượng 2002 8.053 Kiên Giang Phú Quốc 2001 31.422 Kiên Giang Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_buithiminhnguyet_3293.pdf
Luận văn liên quan