Chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng Đầm Ô Loan Huyện Tuy An-Tỉnh Phú Yên

Tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá xác định nguồn lợi thủy sản làm cơ sở cho các nhóm cộng đồng xây dựng các biện pháp, quy định nhằm phân công khai thác, phát triển kinh tế thủy sản bảo đảm tính khả thi mà không làm tổn hại đến nguồn lợi thủy sản. Thực hiện hỗ trợ các nguồn vốn, các chương trình mục tiêu đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thủy sản của địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện luật thủy sản công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác kiểm tra vệ sinh anh toàn thực phẩm, kiểm dịch tôm giống, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động nghề cá để đảm bảo điều kiện phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính ở các cơ sở, đơn vị vào thực tiễn cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân, từ đó tạo môi trường cho ngư dân yên tâm hoạt động khai thác. Thực hiện thí điểm mô hình khuyến ngư cơ sở bằng việc tăng cường cán bộ khuyến ngư tại các nhóm cộng đồng về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản để trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chuyển giao công nghệ mới cho cư dân.

doc97 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2895 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng Đầm Ô Loan Huyện Tuy An-Tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy nhiên, chủ yếu đó là do việc khai thác quá mức nguồn lợi thuỷ sản (chiếm 37%), tiếp đó là do môi trường bị ô nhiễm ( 23%), và nguồn nước thải của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản theo người dân cũng ảnh hưởng rất lớn (20%), việc khai thác bằng công cụ huỷ diệt tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn còn xảy ra hiện tượng này (13%), cuối cùng là một số nguyên nhân khác (chiếm 7%). Mặc dù người dân đã biết các chính sách liên quan đến bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng do hoàn cảnh kinh tế nên người dân vẫn tiếp tục khai thác. Ngoài ra, các ngành liên quan cũng chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để tình trạng này. Vấn đề nghiêm trọng hiện nay mà đầm đang đối mặt là nghèo đói và suy thoái môi trường, nguồn thuỷ sản bị cạn kiệt xảy ra cùng nhau. Ảnh hưởng của các vấn đề này thường tác động qua lại, vì thế suy thoái môi trường dẫn đến giảm khả năng tiếp cận nguồn lợi thuỷ sản, nguồn nước và không gian sống. Sự tuyệt vọng và thiển cận gây ra bởi nghèo đói có thể đẩy những người nghèo hướng đến phá hoại tài nguyên làm giảm phẩm chất tài nguyên. Hơn nữa, như đã nói vùng ĐNN đầm Ô Loan đang trong tình trạng khai thác tự do tiếp cận, mỗi người ngư dân lại tạo ra một yếu tố ngoại tác cho những ngư dân khác (mỗi người đánh bắt nhiều hơn số đánh bắt tối ưu, dẫn đến người khác có ít cá hơn để bắt) do đó làm suy giảm nguồn tài nguyên thuỷ sản của đầm. Vì thế, chế độ tự do hiện tại của đầm hiện tại không còn phù hợp, tài nguyên đầm cần được khôi phục và bảo tồn theo đúng quy luật phát triển của nó. Đầm là nguồn sống chủ yếu của cộng đồng dân cư năm xã ven đầm, nếu cứ tiếp tục tình trạng khai thác và nuôi trồng như hiện nay thì chỉ trong vài năm tới nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt hoàn toàn. Bởi vậy, việc cần thiết để thực hiện một chính sách nhằm cải thiện môi trường đầm, phục hồi nguồn tài nguyên thuỷ sản đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn thuỷ sản bền vững nhằm duy trì cảnh quan đầm, đảm bảo cuộc sống kinh tế hộ gia đình ven đầm. Vấn đề đặt ra là giao quyền sở hữu đầm cho ai và ai sẽ đại diện quản lý đầm? Hiện nay, ở các nước đang phát triển, hình thức sở hữu tư nhân và sở hữu cộng đồng đang được áp dụng cho những loại tài nguyên cộng đồng với hình thức “rào lại tài sản công”. Đối với nguồn tài nguyên thủy sản thì sở hữu cộng đồng là thích hợp, việc xây dựng mô hình chính sách quản lý tài nguyên sở hữu cộng đồng được đề ra nhằm mục tiêu phục hồi, bảo tồn nguồn tài nguyên phục vụ cho lợi ích cộng đồng. 4.4. Xây dựng chính sách quản lý sở hữu cộng đồng (CPRs) Chính sách CPRs được xây dựng nhằm mục đích quản lý vùng đất ngập nước đầm Ô Loan theo hướng bền vững, khôi phục và bảo tồn những nguồn tài nguyên đã và đang bắt đầu suy giảm trầm trọng nhằm thực hiện mục tiêu sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư nơi đây. Đây là chính sách quản lý theo hướng tiếp cận mới đang dần được hình thành ở Việt Nam như một phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất. Để xây dựng chính sách quản lý sở hữu cộng đồng (CPRs) điều quan trọng là sự tham gia, thống nhất ý kiến của toàn bộ ngư dân trong vùng nhằm tạo sự thống nhất và bình đẳng trong quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng. Vấn đề cốt lõi đảm bảo cho hoạt động thành công là mỗi cộng đồng đều nhận ra được lợi ích của họ dù trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến sự tồn tại và phát triển bền vững nguồn lợi, từ đó họ có ý thức trách nhiệm và tự nguyện tham gia một cách có hiệu quả các hoạt động này. Tiến trình xây dựng chính sách CPRs được tiến thành theo bốn bước, và thoả mãn các điều kiện theo nguyên tắc Ostrom(1990). Xây dựng chế độ sở hữu tập thể Xây dựng tổ chức quản lý Tổ chức phân công khai thác Tiến hành công tác bảo vệ kiểm tra Hình 4.7. Sơ Đồ Mô Hình Quản Lý Tài Nguyên Cộng Đồng Nguồn tin: Thu thập và tổng hợp Dựa vào Hình 4.7, mô hình quản lý tài nguyên cộng đồng được thực hiện qua từng bước, trong mỗi bước cũng cần thực hiện lần lượt các nhiệm vụ nhằm tạo sự thống nhất và hợp lý cho mô hình. 4.4.1. Xây dựng chế độ sở hữu tập thể Bước đầu tiên của chính sách, cần xây dựng chế độ sở hữu tập thể. Bộ Luật Dân Sự (1995) đã định nghĩa sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tập thể đó. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên. Như vậy, việc xây dựng chế độ sở hữu tập thể có nghĩa đầm thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư nơi đây. Tính quan trọng thiết yếu của quyền sở hữu thích hợp và quyền lực của cộng đồng địa phương để giải quyết các mâu thuẫn giữa khai thác, nuôi trồng thuỷ sản với việc bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản của đầm. Điều này có nghĩa cộng đồng ngư dân ven đầm được cấp quyền sở hữu và được phép sử dụng như một tài sản đã được công nhận. Việc trao quyền hạn thích hợp cho cộng đồng, đây là một bước quan trọng vì các ngư dân phải gánh chịu hầu hết các rủi ro và chi phí do nguồn lợi thuỷ sản gây ra cho họ. Cũng như cơ sở hạ tầng của con người cần được xây dựng để thích nghi với áp lực không thể tránh khỏi. Để thực hiện được tất cả điều này, cộng đồng địa phương cần phải chia sẻ những lợi ích và cần phải được trao quyền lực nhất định để làm các quyết định cần thiết. Trước hết, cần thực hiện quá trình khoanh vùng để xác định rõ chức năng của từng vùng được khoanh vẽ trên bản đồ thôn xã. Quá trình này được thông qua quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của người dân, tập trung vào việc xác định rõ diện tích đất nào dành cho nuôi trồng thuỷ sản, vùng nào cho hoạt động khai thác hay cho mục đích phòng hộ nhằm chắn tác động của gió và cát biển, vùng đất nào nên hình thành khu bảo tồn để thực hiện việc bảo tồn nguồn gen sinh vật, tạo nơi sinh sản cho các loại thuỷ sản nhằm duy trì nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài ra, Ô Loan là đầm kín, ba mặt được bao bọc bởi ba dãy núi nên đây là nơi trú ẩn của tàu thuyền khi có gió bão, vì thế khoanh vùng theo mục đích sử dụng là hết sức cần thiết. Đầm có cửa Tân Quy thông với biển tại địa phận xã An Hải, đây là nơi thích hợp để quy hoạch thành nơi trú ẩn cho tàu thuyền tránh bão, hơn nữa việc duy trì cửa biển này cũng giúp mạch nước trong đầm được lưu thông tốt hơn, nguồn lợi thuỷ sản cũng phong phú hơn. Như vậy, nguyên tắc thứ hai trong bảy nguyên tắc của Ostrom (1990) được đáp ứng khi luật lệ về cung cấp và chiếm hữu được thích ứng với các điều kiện đặc biệt như việc xác định rõ ràng chức năng của các vùng trước khi tiến hành quy hoạch khoanh vùng. Sản phẩm cuối cùng của quá trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để đảm bảo cho đầu tư lao động, tài chính vào quản lý và bảo vệ đầm một cách lâu dài. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Đây là giấy tờ hợp pháp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Thủ tục cấp giấy chứng nhận này cũng khá đơn giản, người sử dụng chỉ cần nộp đơn tại các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại UBND xã, thị trấn. Cộng đồng dân cư sống trong khu vực đầm từ trước đến nay xác nhận của địa phương được xem như những thành viên và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này. Với giấy chứng nhận này, những người lạ từ địa phương khác không thể đến đây hoạt động khai thác và như thế hạn chế sự xâm nhập của những cá nhân không là thành viên trong cộng đồng. Tổ chức hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích chung cho cộng đồng, cho những ngư dân sống ven đầm và hoạt động mưu sinh dựa vào đầm. Điều này thoả mãn được nguyên tắc thứ nhất trong bảy nguyên tắc của Ostrom (1990), ranh giới được xác định rõ ràng và người bên ngoài không được xâm phạm. Với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất của mỗi gia đình trong cộng đồng được xác định rõ ràng theo mốc đã đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước, do đó sẽ có sự phân biệt dễ dàng ranh giới diện tích khai thác trong đầm và người bên ngoài không có giấy chứng nhận này không được phép khai thác trên diện tích đầm. Như vậy, với chế độ sở hữu tập thể, cộng đồng ngư dân nơi đây được giao quyền cho chính họ quản lý, được công nhận quyền sử dụng đất và có tính chất pháp lý được nhà nước công nhận. Hình thức này sẽ loại trừ sự xâm phạm của những người lạ không thuộc cộng đồng nhằm mục tiêu bảo vệ vùng tránh khỏi việc khai thác, xâm phạm bừa bãi của một cá nhân khác gây tổn hại cho lợi ích cộng đồng và hơn hết dành thời gian cho việc phục hồi lại nguồn tài nguyên thuỷ sản. Để mô hình đạt hiệu quả, việc đặt ra một tổ chức quản lý là cần thiết, đó là bước thứ hai của việc xây dựng mô hình chính sách này. 4.4.2. Xây dựng tổ chức quản lý Quản lý CPRs thực hiện quản lý hầu hết mọi việc diễn ra trong cộng đồng và được xây dựng nên dựa trên nguyện vọng của cộng đồng. Đây là mô hình quản lý cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu cải thiện đời sống người dân ven đầm cùng với sự ổn định về sinh thái, mà trước hết là phục hồi nguồn tài nguyên thuỷ sản trong đầm. Do đó, cần tạo điều kiện cho cộng đồng nhận thức rõ về môi trường và tình trạng của họ, ý thức được trách nhiệm và khả năng chung để tự quản lý và quản lý môi trường theo cách bền vững. a) Thành lập nhóm cộng đồng Đầu tiên, thành lập nhóm cộng đồng với sự tham gia của toàn bộ cộng đồng dân cư trong đầm, đây là một cộng đồng lớn với lực lượng thành viên tham gia hùng hậu. Tuy nhiên, ven đầm Ô Loan có tất cả năm xã và do tính chất liên thông mặt nước đầm nên không tránh khỏi những khó khăn trong việc quản lý. Do đó, cộng đồng lớn được chia ra làm năm nhóm cộng đồng nhỏ, mỗi nhóm là tập hợp cộng đồng các ngư dân trong một xã ven đầm có hoạt động khai thác dựa vào đầm và mỗi nhóm đều sẽ có một nhóm trưởng. Nhóm trưởng nhóm cộng đồng được chính cộng đồng đó bầu ra với sự tin tưởng và uy tín đối với cộng đồng, đây cũng là người đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy toàn bộ quá trình tổ chức cộng đồng. Các nhóm cộng đồng hoạt động độc lập dưới sự quản lý của Uỷ ban nhân dân xã và họp nhóm định kỳ mỗi tháng để quản lý hiệu quả. Tuy nhiên sự thống nhất giữa các nhóm cộng đồng là cần thiết, vì thế các trưởng nhóm cộng đồng tiến hành họp định kì để thống nhất ý kiến chung cho toàn bộ cộng đồng, kịp thời nắm bắt tình hình, phổ biến đến ngư dân nhằm quản lý đầm hiệu quả, và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, môi trường chung của đầm. Đối với mỗi cộng đồng nhỏ, việc đầu tiên là tập hợp các đại diện hộ gia đình trong thôn, xã dưới sự điều khiển của cán bộ xã để bầu chọn ra nhóm trưởng cho nhóm cộng đồng, đó là người có phẩm chất tốt đại diện cho cộng đồng, là những người có uy tín, có tiếng nói trong cộng đồng và được cộng đồng hoàn toàn tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý như trưởng thôn, phó thôn .v.v. Mỗi thành viên trong cộng đồng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia các hoạt động của cộng đồng hướng sự hướng dẫn của trưởng nhóm cộng đồng, các ngư dân cùng một cộng đồng phải đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích của cộng đồng và của chính bản thân họ. Với hoạt động này thoả mãn nguyên tắc thứ tư yêu cầu sự kiểm soát từ địa phương trong bảy nguyên tắc của Ostrom. Lập danh sách tất cả các ngư dân trong cộng đồng để thực hiện việc quản lý dễ dàng, mang lại hiệu quả cao và chính xác. Với danh sách của ngư dân, trưởng nhóm có thể dễ dàng trong quản lý, kiểm tra việc đăng kí và sử dụng nguồn lợi thuỷ sản và tập hợp ngư dân mỗi khi thông báo hoạt động. Quan trọng hơn cả, để phát triển quản lý dựa vào cộng đồng các thành viên phải đóng góp quỹ để duy trì hoạt động của nhóm cộng đồng, mức đóng góp quỹ này được cộng đồng quy định trong điều lệ. Nguồn quỹ này được sử dụng cho các hoạt động giữ gìn môi trường đầm, giảm ô nhiễm hoặc khuyến khích cho những hoạt động bảo vệ đầm. Do đó, cần chọn ra một người đáng tin tưởng và chu đáo trong cộng đồng làm thủ quĩ để quản lý thu chi của nguồn quĩ này. Tuy nhiên, vấn đề tài chính là hết sức nhạy cảm, do đó cần chọn ra một người kiểm toán cho nhóm cộng đồng nhằm giảm nhẹ khối lượng công việc cho thủ quĩ. Nhiệm vụ của kiểm toán là phản hồi lại cho nhóm cộng đồng trên số sách kế toán hàng tháng nhằm công khai nguồn quĩ trước nhóm cộng đồng. b) Xây dựng luật lệ trong cộng đồng Xây dựng tổ chức quản lý theo cơ chế pháp luật của địa phương đặt ra, mỗi cộng đồng nhỏ được xem như một cộng đồng độc lập và có luật lệ quản lý như đã thống nhất trong cộng đồng. Phương pháp thực hiện có sự tham gia thảo luận nhóm PRA là tiến hành tập trung người dân và cán bộ thôn, xã địa phương, các trưởng nhóm cộng đồng để họ có dịp nói lên tâm tư nguyện vọng của họ, những ý kiến đóng góp và kiến nghị. Trong cuộc họp, cán bộ điều hành sẽ phân chia làm hai nhóm: cộng đồng dân cư và cán bộ thôn, xã, trưởng nhóm cộng đồng. Đầu tiên cộng đồng ngư cư sẽ được nêu ý kiến của mình về những khó khăn, thách thức mà cộng đồng đang mắc phải, được đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của đầm cụ thể như vai trò của người cán bộ cần cải thiện như thế nào, những ngư cụ khai thác nào cần cấm hoạt động trước sự chứng kiến của những cán bộ quản lý. Những người dân trong cộng đồng thông qua tất cả các ý kiến đưa ra sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến cuối cùng. Theo đánh giá xếp hạng của ngư dân thì những nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực nuôi tôm đã được nêu ra theo mức độ ảnh hưởng của nó Bảng 4.8. Đánh Giá Xếp Hạng Nguyên Nhân Ảnh Hưởng Sản Lượng Nuôi Tôm STT Tên nguyên nhân Xếp hạng 1 Hạ tầng phục vụ nuôi trồng kém 3 2 Kết cấu ao đìa kém 1 3 Thiếu quy hoạch vùng nuôi 1 4 Mật độ nuôi trồng cao 3 5 dịch bệnh 5 6 Ô nhiễm môi trường 5 7 Thiên tai 5 8 Thuỷ triều đỏ 2 9 Nguồn giống 3 10 Khác (giá cả, an ninh, vốn) 2 Nguồn tin: Điều tra và tổng hợp ( Nguyên nhân quan trọng cho 5 điểm, nguyên nhân ít quan trọng cho 1 điểm. Tổng điểm cao nhất xếp hạng quan trọng thứ nhất và giảm dần theo tổng điểm) Theo bảng trên có thể thấy nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng thuỷ sản là do dịch bệnh, môi trường ô nhiễm và thiên tai gây ra. Ngoài ra, nhiều nguyên nhân khác cũng được cộng đồng ngư dân đề ra như nguồn giống, cơ sở hạ tầng, mật độ nuôi cao.v.v. đều do ngư dân trong đầm tự đánh giá. Về vấn đề khai thác thuỷ sản, cộng đồng cũng đưa ra đánh giá xếp hạng những nguyên dẫn đến sản lượng khai thác ngày càng thấp Bảng 4.9. Đánh Giá Xếp Hạng Nguyên Nhân Ảnh Hưởng Sản Lượng Khai Thác Thuỷ Sản STT Nguyên nhân Đánh giá 1 Khai thác bằng công cụ mang tính huỷ hiệt : chất nổ, xung điện, chất độc hại… 4 2 Mặt nước bị thu hẹp do lấn chiếm đìa nuôi tôm 3 3 Nguồn nước thải của nuôi trồng thuỷ sản 4 4 Khai thác quá mức 5 5 Môi trường bị ô nhiễm 4 Nguồn tin: Điều tra và tổng hợp (Nguyên nhân quan trọng cho 5 điểm, nguyên nhân ít quan trọng cho 1 điểm. Tổng điểm cao nhất xếp hạng quan trọng thứ nhất và giảm dần theo tổng điểm) Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sản lượng khai thác theo cộng đồng nơi đây là do việc khai thác quá mức, số lao động hoạt động trong nghề khai thác đông đảo gây nên việc cạn kiệt tài nguyên thuỷ sản. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường ô nhiễm, nguồn nước thải của nuôi trồng thuỷ sản cũng làm suy giảm nguồn tài nguyên. Ngoài ra, còn do việc khai thác bằng những công cụ mang tính hủy diệt như: xung điện, chất độc hại.v.v. và mặt nước đầm cũng bị thu hẹp cho đìa tôm. Sau đó là sự tham gia của các cán bộ thôn, xã trước ý kiến của cộng đồng cần cải thiện ra sao và hướng khắc phục, những hành động thiết thực nào cần được thực hiện. Nhóm này cũng được thống nhất đưa ra ý kiến về những thách thức của đầm theo họ đang là cấp bách nhất. Cũng cần chú ý đến vai trò của giới trong quá trình tham gia bảo vệ môi trường đầm, bởi cùng một vấn đề nhưng nhìn nhận của giới nam và nữ có thể là khác nhau. Do đó, tạo cơ hội cho cả nam giới và nữ giới tham gia vào các quyết định và những hành động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, chính vì lẽ đó mà phát triển được ý thức làm chủ và trách nhiệm tập thể đối với những quyết định và những hành động đó. Khi tập trung cộng đồng, chia nam nữ ra thành hai nhóm riêng biệt sau đó thảo luận vấn đề. Ở đầm, cả nam và nữ đều tham gia hoạt động nên cả hai giới đều sẽ tích cực tham gia trong công việc quản lý cộng đồng. Tất cả các ý kiến sau khi được thống nhất với nhau trong cộng đồng có sự hỗ trợ của chính quyền xã, các cán bộ liên quan sẽ là những quy ước của cộng đồng, mọi người trong cộng đồng phải thực hiện nghiêm chỉnh. Những quy ước này được viết thành văn bản để việc quản lý được hợp thức hoá về pháp lý như quy định những ngư cụ nào được phép đánh bắt, diện tích mặt nước được phép khai thác...Về mặt nuôi trồng, cộng đồng cũng quy định về biện pháp xả thải hay sử dụng thuốc diệt tạp bởi các hồ nuôi tôm ở đầm còn lại bây giờ chủ yếu là hồ hở, được khoanh vùng nuôi bằng lưới. Bên cạnh đó cũng có những quy ước không thành văn bản như quy ước giữa các hộ trong nhóm với nhau. Điều này sẽ khiến cho mức độ hiểu biết và nhận thức của ngư dân về quy ước của cộng đồng cao do hầu hết các những điều lệ này do cộng đồng đưa ra đều phù hợp với thực tế và dễ thực hiện. Tuy nhiên cũng cần chú ý về các điều lệ mà không tác động trực tiếp đến môi trường thì ngư dân chưa nắm bắt rõ như quy định về xây dựng ao hồ nuôi theo quy hoạch chung, các quy định xử phạt chưa rõ ràng và khó thực hiện, hầu hết những ngư dân nơi đây để có hoàn cảnh khó khăn và vốn đầu tư đã dồn hết vào việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản nên vấn đề có tiền để nộp phạt và đóng quỹ khó có thể thu được. Việc hỗ trợ lập kế hoạch với sự tham gia này giúp người dân địa phương hiểu được các quyết định quản lý được đưa ra như thế nào và tại sao lại có các quyết định đó, cũng như đảm bảo rằng kết quả sẽ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Củng cố năng lực của cộng đồng để tiếp cận ngân quĩ bên trong cũng như bên ngoài nhằm hỗ trợ cho kinh tế - xã hội bền vững. Có thể thấy rằng khi người dân có cơ hội bộc bạch nhu cầu và đóng góp kiến thức bản địa của mình vào quá trình lập kế hoạch thì họ có ý thức làm chủ cao hơn và sẵn sàng tiếp nhận trách nhiệm quản lý. Do đó, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định để xác định và thống nhất mục tiêu quản lý phù hợp được coi là cơ chế chủ đạo cho sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, qua đó gắn kết việc khai thác với bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản một cách hiệu quả. Điều này thoả mãn nguyên tắc thứ ba trong bảy nguyên tắc của Ostrom (1990) với sự tham gia của cộng đồng. Những tập quán có sẵn của địa phương được tôn trọng và cộng đồng phải thực hiện tốt những điều này. Hơn nữa, những quy định mà cộng đồng đã đặt ra sẽ mang tính pháp lý, nếu có người vi phạm sẽ bị cộng đồng ra quyết định hoặc toà án địa phương xử lý. Trong vấn đề mâu thuẫn giữa các nhóm cộng đồng ven đầm, sự can thiệp để toà án địa phương giải quyết là thật sự thích hợp. Điều này thoả mãn nguyên tắc thứ năm trong bảy nguyên tắc của Ostrom (1990). 4.4.3. Tổ chức phân công khai thác a) Đánh giá tình hình phân công khai thác hiện tại Hoạt động khai thác trong đầm hiện nay cũng được quản lý bởi ban quản lý đầm nhưng theo ngư dân nơi đây là không hiệu quả. Việc phân công mặt nước khai thác được tiến hành lặp lại vào tháng bảy hàng năm, ở đầm Ô Loan ngư cụ được sử dụng khai thác chủ yếu là đăng, chấn nên việc phân công lại mặt nước đóng chấn hàng năm tạo sự công bằng cho cộng đồng người dân nơi đây. Nếu hộ nào bốc thăm được vị trí con nước tốt thì sản lượng đánh bắt cao, còn ngược lại nếu bốc thăm không may mắn thì vị trí con nước không mang lại sản lượng cao. Mỗi gia đình được giao mặt nước giàn đăng và số miệng chấn tuỳ vào số khẩu trong gia đình đã đăng kí ở cơ quan quản lý địa phương. Trong một hộ, cứ một khẩu được giao một miệng chấn đối với những người chưa có gia đình, những người đã có gia đình được giao hai miệng chấn. Tuy nhiên, việc kiểm soát diện nước mặt nước đóng chấn là điều không dễ dàng bởi hiện không ai có quyền sử dụng đất, mặt nước nào trống thì họ sẽ khai thác ngay khu vực đó. Một số trường hợp có sự chuyển đổi nghề từ những người hoạt động nông nghiệp ở địa phương, vì mùa vụ thất bại nên chuyển sang hoạt khai thác dưới đầm nhằm tăng thêm thu nhập. Với họ, diện tích mặt nước nào còn trống sẽ được họ đăng chấn ở đó. Như vậy có thể thấy mặt nước đầm khó tìm thấy khoảng trống, diện tích mặt nước được người dân tận dụng triệt để thì tôm cá đâu còn nơi nào để sinh sản thực hiện. Hoạt động khai thác diễn ra như vậy làm nguồn thuỷ sản cạn kiệt nhanh chóng, lượng thuỷ sản tăng thêm không đáp ứng đủ yêu cầu đánh bắt của ngư dân. Vì thế, việc tổ chức phân công khai thác cho cộng đồng ngư cư trong đầm, trong mỗi nhóm cộng đồng được thực hiện thông qua các nhóm trưởng, trưởng nhóm cộng đồng có tiếng nói trong cộng đồng và được mọi người tôn trọng. Họ sẽ phân công mức khai thác, mặt nước được phép khai thác nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý nguồn tài nguyên được bền vững. Với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ngư dân có quyền thực hiện khai thác trên mặt nước đã đăng kí và việc xâm phạm đến tài sản của người khác sẽ bị xử lý theo những luật lệ của địa phương đặt ra. Các hộ khai thác cần đăng kí diện tích giàn đăng và số miệng chấn đã đóng cho cơ quan quản lý. Việc xác định mức khai thác tối ưu là cần thiết để tiến hành thực hiện phân công khai thác đến từng cộng đồng. b) Xác định mức đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Hàm khai thác đối với ngành khai thác trong điều kiện tự do tiếp cận – sản lượng trung bình của nỗ lực như một hàm của các tham số phản ánh trữ lượng giới hạn của môi trường, một hệ số về khả năng đánh bắt chỉ ra cho mỗi đơn vị sản lượng bền vững của sinh khối sẽ được khai thác là bao nhiêu nỗ lực. Do đó, kết quả tìm thấy bằng cách sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ năm 1994 đến 2007,là Ht = - 0,0000249*Et2 + 0,213*Et – 127,410 (1) Xem phụ lục 1 Trong đó: H: Tổng lượng đánh bắt thủy sản E: Nỗ lực đánh bắt (số đăng chấn hàng năm) Tìm mức nỗ lực đánh bắt tương ứng với mức tối đa sản lượng đánh bắt bền vững về mặt sinh học: Ht’ = (- 0,0000249*Et2 + 0,213*Et – 127,410)’ Ht’ = -0,0000498*Et + 0,213 Hàm đạt cực đại khi: Ht’ = 0 => -0,0000498*Et + 0,213 = 0 EMSY = 4277 Thế vào phương trình (1): HMSY = - 0,0000249*EMSY2 + 0,213*EMSY– 127,410 = - 0,0000249*42772 + 0,213*4277 – 127,410 = 328 Có thể thấy rằng mối tương quan giữa nỗ lực (công sức bỏ ra đánh bắt) và sản lượng khai thác thể hiện như sau Hình 4.8. Biểu Đồ Tương Quan Nỗ Lực Khai Thác và Sản Lượng Khai Thác (Tấn) (số đăng chấn hàng năm) EMSY 328 4277 Nguồn tin: Thu thập và tính toán Nỗ lực đánh bắt (số miệng chấn hàng năm) bỏ ra tương ứng với sản lượng khai thác thu được. Như vậy, khi nỗ lực đánh bắt (số đăng chấn hàng năm) tăng lên 1 đơn vị, thì sản lượng khai thác tăng 0,213 tấn cho đến khi mức nỗ lực đạt đến giá trị cực đại. Nhưng khi nỗ lực đánh bắt tăng đến điểm đạt giá trị cực đại (cũng chính là mức nỗ lực tối đa về sinh học EMSY= 4.277), lúc đó cứ 1 đơn vị nỗ lực đánh bắt tăng lên thì sản lượng khai thác giảm 0,0000249 tấn. Chi phí trung bình của nỗ lực một năm là 1 triệu đồng bao gồm các khoản chi phí cho việc mua sắm dụng cụ đánh bắt và lao động đánh bắt. Theo số liệu điều tra thì ngư dân ở đây toàn bộ đều dùng thuyền thủ công như: xổng, nan làm phương tiện di chuyển. Chi phí cho việc đầu tư mua sắm phương tiện đi lại là 2 triệu đồng và mỗi chiếc có thể được sử dụng trong khoảng 5 năm. Hơn nữa, một giàn đăng chấn thường có nhiều miệng chấn tùy vào mặt nước đóng chấn và số khẩu trong mỗi hộ, trung bình mỗi hộ có 4 miệng chấn, giá cho mỗi miệng chấn là 700 ngàn đồng – 800 ngàn đồng nên một giàn đăng chấn có giá là 3 triệu đồng cũng được sử dụng trong 3 năm. Như vậy tổng chi phí đầu tư là 5 triệu đồng và mỗi năm trung bình là 1 triệu đồng. Hầu hết ngư dân đều tham gia lao động vào buổi chiều tối, ban ngày họ vẫn có thể tham gia lao động những việc khác như làm thuê do đó chi phí cơ hội ở đây bằng 0, họ sử dụng lao động gia đình. Và ở đầm Ô Loan, nguồn thủy sản được khai thác là phong phú nhưng chủ yếu vẫn là tôm đất, và giá tôm đất gần như ổn định qua các năm và gần với giá trung bình các loại thủy sản khác. Do đó giá tôm được chọn để đưa vào tính toán, giá tôm trung bình là 50 triệu đồng/tấn tôm TR = p x H = 50 x (- 0,0000249*Et2 + 0,213*Et – 127,410) = - 0,001245*E2t + 10,65* Et - 6370,5 Doanh thu biên (MR) = - 0.00249*Et - 10,65 TC = c x Et = 1 x Et Chi phí biên (MC) = 1 Trong điều kiện tự do tiếp cận hiện tại: Tổng doanh thu = Tổng chi phí (TR = TC) - 0,001245*E2t + 10,65* Et - 6370,5 =Et - 0,001245*E2t + 9,65* Et - 6370,5 = 0 Et1 = 7022 và Et2= 728 Et1 = 7022 chính là mức nỗ lực trong điều kiện tự do tiếp cận hiện nay Thay thế mức nỗ lực hiện tại EOA = 7022, ta tìm thấy lượng khai thác ở điều kiện tự do tiếp cận HOA = - 0,0000249*EOA2 + 0,213*EOA – 127,41 = - 0,0000249*70222 + 0,23*3875 – 127,41 = 140,5 (tấn) Mức nỗ lực đánh bắt và sản lượng khai thác thực sự năm 2007 là 5530 và 290 tấn. Mô hình lý thuyết phù hợp với các quan sát trong thực tế của Đầm. Như vậy có thể thấy mức nỗ lực đánh bắt hiện nay gần với mức khai thác tự do tiếp cận E0A, dường như khai thác thủy sản của Đầm gần đạt mức cân bằng trong điều kiện tự do tiếp cận, nỗ lực bỏ ra ngày càng nhiều thì sản lượng khai thác ngày càng giảm. Do đó cần xác định mức nỗ lực E* nhằm tìm ra giải pháp giảm mức nỗ lực hiện tại, đưa về mức mong muốn tối đa về kinh tế Trong điều kiện có sở hữu thì: Doanh thu biên = Chi phí biên (MR = MC) - 0,00249*Et + 10,65 = 1 0,00249*Et = 9,65 => E* = 3875 Thay thế mức nỗ lực này, ta tìm thấy lượng khai thác tối ưu kinh tế là: Ht = - 0,0000249*E2 + 0,213*E – 127,410 = - 0,0000249*38752 + 0,213*3875 – 127,410 = 324 (tấn) Với mức nỗ lực bỏ ra là 3875 tức với 3875 miệng chấn được sử dụng khai thác trong toàn cộng đồng và lượng khai thác thủy sản là 324 tấn thì lợi nhuận đạt được tối đa, quan trọng hơn là hiệu quả sinh học đầm luôn luôn được duy trì bởi vì nỗ lực tham gia khai thác không lớn hơn lượng khai thác để đạt sản lượng bền vững tối đa. Hình 4.9. Đường Biểu Diễn Cân Bằng ở Điều Kiện Tự Do Tiếp Cận Và Sở Hữu 4277 Nguồn tin: Kết quả tính toán Như vậy có thể thấy, sản lượng khai thác những năm trước đã vượt mức khai thác tối ưu về kinh tế, từ năm 2000 đến nay sản lượng thủy sản tuy không vượt quá mức kinh tế nhưng do ô nhiễm và hậu quả của việc khai thác bừa bãi của trước đây khiến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Hơn nữa, mức nỗ lực đánh bắt (số giàn đăng, chấn hàng năm) cũng ngày càng tăng vượt mức tối ưu về nỗ lực đã tìm ra (E0A > E*). Do đó, cần giảm mức nỗ lực đánh bắt để thu đạt được sản lượng tối ưu đạt lợi nhuận kinh tế tối đa, từ đó việc phân công mức khai thác cho cộng đồng cần tiến hành nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên. c) Tiến hành phân công khai thác Sau khi đã xác định được trữ lượng khai thác tối ưu về mặt kinh tế của nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, việc tiến hành phân công khai thác cho cộng đồng được thực hiện. Sản lượng thủy sản được phép khai thác được quy định cho mỗi cộng đồng nhằm đảm bảo nguồn lợi thủy sản được tối ưu nhất, tránh tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên và giảm ảnh hưởng của các yếu tố ngoại tác. Việc tiến hành phân công cho mỗi cộng đồng cần có sự thống nhất và đảm bảo thực hiện, tránh xảy ra mâu thuẫn giữa các cộng đồng. Tuy nhiên, để có một biện pháp phân công khai thác hợp lý thật không phải dễ dàng, có nhiều hình thức quy định nhằm thực hiện hỗ trợ cho việc quản lý nghề cá. Bảng 4.10. So Sánh Thuế, Hạn Ngạch (Quota), Quy Định Công Nghệ Vận Hành Các công cụ quản lý Tác dụng Thuế - Để chuyển từ điểm cân bằng dưới điều kiện tự do tiếp cận(E0A) tới điểm tối ưu xã hội. Thuế có thể được đánh trên cả nỗ lực đánh bắt và sản lượng khai thác. Tuy nhiên, việc xác định mức thuế là khó khăn (không đầy đủ thông tin) và không thể thực hiện bởi đây là ảnh hưởng thu nhập của cộng đồng ngư dân nghèo. Quota (hạn ngạch) - Để kiểm soát về sản lượng khai thác, mức nỗ lực đánh bắt hoặc cả hai. Phân bổ Quota theo cơ chế quản lý hành chính tùy tiện và qua cơ chế thị trường. Tuy nhiên việc phân bổ cần được đong đo kỹ sản lượng thủy sản khai thác, điều này là không thể thực hiện. Quy định công nghệ vận hành - Là công cụ ra lệnh và kiểm soát loại công nghệ nào được sử dụng, ở đây là loại hình nào được phép đánh bắt. Nguồn tin: Bài giảng kinh tế thủy hải sản, Đặng Thanh Hà Xem xét các công cụ chính sách có thể được sử dụng để điều tiết ngành thủy sản cộng đồng nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản, và nâng cao thu nhập của người đánh cá, đem lại lợi ích cho các nhóm trong cộng đồng, qui định công nghệ vận hành được sử dụng. Đây là công cụ ra lệnh và kiểm soát loại hình khai thác được phép đánh bắt. Trong cộng đồng chỉ có ngư cụ khai thác đó là đăng (chấn), chài (xiệp), lưới (rê) do đó cần quy định loại hình ngư cụ nào được phép hoạt động ven đầm. Đối với chài, xiệp rất khó kiểm soát loại hình khai thác này. Vì vây, họ nghề chài, xiệp nên cấm hoạt động, chỉ hoạt động họ nghề giàn đăng, chấn dễ kiểm soát vì tính cố định và minh bạch và một số nghề chuyên môn như: lưới cua, ghẹ.. Vì tình trạng đầm đang trong tình trạng cạn kiệt nên phải chấp nhận đánh đổi một khoảng thời gian nhất định cho việc phục hồi nguồn tài nguyên. Ban đầu, mức sản lượng khai thác được phân cho các nhóm cộng đồng sẽ tương đối thấp nhằm duy trì đủ thời gian cho nguồn thủy sản phục hồi trở lại. Việc phân công cho mỗi nhóm cộng đồng tùy thuộc vào số ngư dân trong mỗi nhóm đã đăng ký tham gia khai thác ở các trưởng nhóm. Trong năm nhóm cộng đồng ven đầm Ô Loan thì nhóm Anh Ninh Đông có lượng ngư dân ven đầm đông hơn và lượng lao động tham gia khai thác cũng nhiều hơn cả, các cộng đồng còn lại cũng có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Do đó mức sản lượng được chia đến bốn cộng đồng An Hải, An Cư, An Hiệp, An Hòa được tính dựa vào mức nỗ lực đánh bắt, cụ thể là số đăng chấn đã đăng kí cho trưởng nhóm cộng đồng. Hơn nữa, từ sản lượng tối ưu và nỗ lực khai thác tối ưu, có thể tính ra được năng suất nghề tối ưu là: 324/3875= 0,084 (tấn/đv nghề). Sau đó nhân với số đăng chấn đã đăng kí ở mỗi nhóm cộng đồng sẽ có được con số chỉ tiêu sản lượng cần phân công về từng cộng đồng. Tuy nhiên vì đây là nguồn thu chủ yếu của ngư dân trong cộng đồng nên việc tháo bỏ các giàn đăng, chấn thừa của ngư dân so với chỉ tiêu là rất khó thực hiện và gặp sự phản đối của người dân. Do đó, số đăng chấn đó vẫn sẽ được tiếp tục sử dụng khai thác cho đến khi bị hư hại thì không được phép thay giàn đăng chấn mới. Ngoài ra, vào mùa cua, ghẹ, hàu sẽ có thể sử dụng lưới chuyên dụng để tiến hành khai thác, tuy nhiên cần thực hiện theo những qui định của cộng đồng Với chỉ tiêu được giao này, ban đầu có thể các cộng đồng sẽ gặp khó khăn do sản lượng được phân công không cao nhưng việc phục hồi nguồn tài nguyên về lâu dài là cực kì quan trọng. Do đó, mỗi nhóm cộng đồng cần tự giác và ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, tích cực tham gia nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản ven đầm để duy trì cho thế hệ mai sau. 4.4.4. Tiến hành công tác bảo vệ kiểm tra Tuy nhiên, khó khăn ở đây là việc liên thông giữa các vùng, các xã trong đầm, ranh giới giữa các vùng là khó xác định do đó việc khai thác trái phép sẽ diễn ra. Vì thế, công tác bảo vệ kiểm tra là điều tất yếu để giám sát hoạt động của cộng đồng nhằm duy trì hoạt động khai thác đúng mức và tránh hiện tượng khai thác bừa bãi. Sản lượng khai thác ngày càng giảm, tài nguyên ngày càng cạn kiệt và dưới áp lực của cuộc sống có những ngư dân sẽ hành động trái với quy định của cộng đồng. Do đó, việc đặt ra mức phạt, các qui định trong cộng đồng là điều cần thiết để xử lý những hành vi khai thác trái phép (nguyên tắc thứ sáu của Ostrom,1990 có tập quán địa phương để xử lý những sự xâm phạm). Trước hết thực hiện xác định mức phạt như sau: Theo nguyên tắc, mức phạt đặt ra luôn phải lớn hơn mức lợi thu được khi có hành động trái phép thì mức phạt mới có tác dụng đến cá nhân có ý định này. Tuy nhiên vì khó khăn mới có hành vi khai thác trái phép thì việc đóng tiền phạt là khó có thể thực hiện. Từ đó, đối với mỗi hành vi trái quy định mà có những biện pháp xử lý khác nhau trong cộng đồng. Có thể tiến hành các quy định như sau: - Các tính chất cố định và thời gian khai thác về chiều tối nên giàn đăng chấn thường không được canh giữ, hành vi khai thác trộm có thể xảy ra. Do đó khi bị phát hiện sẽ phải đóng phạt tương ứng với lợi ích thu được từ việc khai thác trộm này. - Nếu có hành vi đóng chấn trái với qui định, đóng thêm số miệng chấn so với lượng đã đăng kí thì sẽ bị tháo bỏ số miệng chấn đó. - Quy định các loại công cụ được phép khai thác trên đầm cần thực hiện nghiêm chỉnh, nếu phát hiện có hiện tượng sử dụng công cụ khai thác đã bị cấm (chài, xiệp) thì sẽ bị tịch thu. - Việc quản lý khai thác theo vùng được các nhóm cộng đồng tổ chức thực hiện. Vào mùa cua, ghẹ, hàu thì cộng đồng cùng nhau khai thác hoặc khai thác dưới sự giám sát của một số thành viên trong cộng đồng nhằm tránh tình trạng vì lợi ích cá nhân mà bỏ quên lợi ích cộng đồng. Khoản tiền phạt thu được sẽ được đưa vào quỹ hoạt động của nhóm cộng đồng nhằm bổ sung nguồn quỹ vốn eo hẹp. Cộng đồng cần thành lập một nhóm thanh niên có nhiệm vụ tuần tra, giám sát hoạt động khai thác, đây là những người có tinh thần trác nhiệm vì lợi ích cộng đồng, đảm bảo tính công bằng giữa các cư dân trong cộng đồng. Nhóm này tự phân chia luân phiên nhiệm vụ tuần tra bảo vệ, phát hiện hành vi khai thác trái phép. Ngoài việc xác định các mức phạt do vi phạm khai thác trái phép, tổ chức quản lý còn đặt ra nhiều quy định khác đã được ngư dân trong cộng đồng thông qua. Các ngư dân nào vi phạm đều bị xử lý theo những quy định đã đặt ra trong cộng đồng. Mô hình quản lý cộng đồng được thiết lập theo tuần tự các bước và được sự chính phủ tôn trọng cơ chế CPR (nguyên tắc bảy của Ostrom). Mặc dù việc xây dựng có nhiều vấn đề khó khăn do đây là hướng tiếp cận mới, nhưng đây là mô hình quản lý tài nguyên đầm thích hợp nhằm phục hồi, bảo tồn nguồn thủy sản đem lại lợi ích cho cộng đồng. Mô hình đáp ứng cả ba mục tiêu về kinh tế - sinh thái – xã hội. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Khoá luận đã đánh giá hiện trạng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của cộng đồng dân cư trong đầm. Hiện tại, với chế độ tự do tiếp cận, hàng loạt người tham gia đánh bắt và nuôi trồng trái phép đã làm cho môi trường đầm ô nhiễm, gây đe dọa và làm suy thoái nguồn đa dạng sinh học đồng thời ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của ngư dân ven đầm. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại tác làm giảm lợi ích của cộng đồng ngư dân. Khoá luận đã định lượng được lợi ích từ hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản đầm của người dân hiện tại, mỗi hộ gia đình chỉ thu được từ 15.000 đồng – 30.000 đồng mỗi đêm, cuộc sống người dân không được đảm bảo trong thời kì bão giá hiện nay. Chính từ đó, chính sách quản lý CPRs đưa ra xây dựng mô hình quản lý theo hướng cộng đồng nhằm khôi phục và bảo tồn nguồn gen sinh vật, và đảm bảo cuộc sống cho cộng đồng ngư dân trong đầm. Với chính sách quản lý CPR, ranh giới được xác định rõ ràng và người ngoài không được xâm phạm. Các nhóm cộng đồng được thành lập và hoạt động có sự tôn trọng của chính quyền, cộng đồng có luật lệ riêng mà mỗi thành viên trong đó phải tuân theo vì mục tiêu bền vững sinh thái. Mỗi nhóm cộng đồng hoạt đồng độc lập dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân. Khóa luận cũng xác định được hàm khai thác dựa vào sản lượng khai thác và nỗ lực đánh bắt (số đăng chấn) là Ht = - 0.0000249*E2 + 0.213*E - 127.410. Từ đó, xác định nỗ lực đánh bắt và sản lượng khai thác về mặt sinh học (EMSY = 4.277, HMSY = 328 tấn), kinh tế (E* = 3875, H*= 324 tấn ), tự do tiếp cận (EOA = 7022, HOA= 140,5 tấn). Đồng thời cũng thấy được mức nỗ lực hiện tại đã vượt quá mức cho phép tối ưu (E0A >E*), do đó cần tiến hành tổ chức phân công khai thác cho cộng đồng, giúp cộng đồng biết được nguồn lợi của đầm nhằm quản lý tài nguyên thủy sản trong đầm, đủ thời gian để phục hồi nguồn lợi thủy sản. Chính sách quản lý cộng đồng là hướng quản lý mới đang dần được áp dụng ở Việt Nam, hiệu quả mà chính sách mạng lại sẽ giải quyết tình trạng hiện tại của đầm, khôi phục nguồn sinh vật đang suy giảm và có nguy cơ cạn kiệt, đảm bảo cho cuộc sống người dân nơi đây được cải thiện. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước tại khu vực này thiếu quy hoạch và chưa được quản lý chặt chẽ. Hơn nữa kiến thức về quản lý cộng đồng còn mới mẻ do đó chính sách quản lý được thực hiện còn phải chịu nhiều khăn trong bước đầu áp dụng. 5.2. Kiến nghị Khoá luận đã xây dựng mô hình chính sách quản lý cộng đồng để quản lý đầm nhằm khôi phục lại nguồn lợi thuỷ sản, với chính sách này việc khoanh vùng, giao đất cho người dân là cần thiết để đảm bảo lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, ở khoá luận chỉ mới khoanh vùng theo đặc điểm tự nhiên của từng khu vực. Nếu tiếp tục nghiên cứu, có thể áp dụng GIS vào việc khoanh vùng, xác định bản đồ địa lý và mặt cắt để việc phân vùng được chính xác và khoa học hơn. Hơn nữa, qua quá trình tiếp xúc với người dân và học hỏi những người có kinh nghiệm tôi có những kiến nghị sau đây: a) Về hạ tầng cơ sở - Đầu tư chỉnh trị cửa Tân Quy (cửa thông giữa đầm Ô Loan và biển) Đây là biện pháp mang tính chiến lược, quyết định sự gia tăng giống loài và sản lượng thuỷ sản đầm Ô Loan, bảo đảm sự trao đổi nước và thoát lũ tốt để tăng hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cộng đồng. - Đầu tư bến cá Tân Long – An Cư Tân Long được xem là một làng cá sôi động nhất ở đầm Ô Loan, đầu tư bến cá ở đây nhằm giải quyết khâu tiêu thụ cho sản lượng đánh bắt ở đầm và một phần đánh bắt ở biển của xã An Hải. Sản lượng hải sản thu hút qua bến có thể đạt 500tấn/năm. - Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tôm Cần nâng cấp hệ thống cấp thoát nước (mặn, ngọt), đường giao thông, điện, chợ, trường học và trạm y tế. Thực hiện các chương trình hỗ trợ như nước sạch nông thôn, ánh sáng điện đến tất cả các vùng ven đầm Xây dựng cầu tràn kết hợp cống Long Phú để thoát lũ, phục hồi sinh thái và kết hợp giao thông, đồng thời tăng khả năng lưu thông dòng chảy của các sông chảy vào đầm. b) Những biện pháp hỗ trợ nghề cá đầm Ô Loan Phát triển làng nghề và các ngành sản xuất khác để tạo công ăn việc làm mới, giảm áp lực khai thác nguồn lợi đầm. Đầu tư để thực hiện chương trình đa dạng sinh học vùng đầm, tái phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ và trồng mới rừng phòng hộ quanh năm. Tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ, dịch vụ hậu cần và chế biến xuất khẩu nhằm tăng lợi nhuận cho người sản xuất. c) Về chính quyền địa phương Tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá xác định nguồn lợi thủy sản làm cơ sở cho các nhóm cộng đồng xây dựng các biện pháp, quy định nhằm phân công khai thác, phát triển kinh tế thủy sản bảo đảm tính khả thi mà không làm tổn hại đến nguồn lợi thủy sản. Thực hiện hỗ trợ các nguồn vốn, các chương trình mục tiêu đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thủy sản của địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện luật thủy sản công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác kiểm tra vệ sinh anh toàn thực phẩm, kiểm dịch tôm giống, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động nghề cá …để đảm bảo điều kiện phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính ở các cơ sở, đơn vị vào thực tiễn cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân, từ đó tạo môi trường cho ngư dân yên tâm hoạt động khai thác. Thực hiện thí điểm mô hình khuyến ngư cơ sở bằng việc tăng cường cán bộ khuyến ngư tại các nhóm cộng đồng về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản để trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chuyển giao công nghệ mới cho cư dân. Đào tạo đội ngũ cán bộ và quản lý kiến thức về quản lý cộng đồng nhằm quản lý hiệu quả mô hình chính sách đề ra. Giáo dục môi trường cho cộng đồng nhằm cho phép cộng đồng khám phá sâu hơn vấn đề và hành động thích hợp để giải quyết chúng. d) Về phía trưởng nhóm cộng đồng Tích cực hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng, thường xuyên tổ chức tập hợp người dân nhằm trao đổi, bàn bạc, phân công trách nhiệm cho cộng đồng. Cần lắng nghe ý kiến của ngư dân trong đầm, tất cả vì lợi ích của cộng đồng ngư dân trong vùng. Thường xuyên tổ chức những buổi lao động vệ sinh xung xanh đầm nhằm nâng cao ý thức ngư dân, vận động ngư dân trong cộng đồng tham gia các hương ước bảo vệ môi trường. e) Về phía ngư dân trong cộng đồng Tích cực tham gia những hoạt động tập thể trong cộng đồng, nghiêm chỉnh chấp hành về những qui định, luật lệ đã thông qua trong cộng đồng. Là một thành viên trong cộng đồng phải biết bảo vệ lợi ích của cộng đồng nói chung, và của mỗi cá nhân nói riêng bằng cách bảo vệ môi trường đầm, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bền vững. Khi phát hiện có hiện tượng khai thác bừa bãi trái phép phải báo cáo với nhóm quản lý đầm để xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm lợi ích cộng đồng. Ngư dân trong cộng đồng nên tích cực tham gia những buổi lao động vì môi trường đầm hay các hương ước bảo vệ môi trường của thôn, xã. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Thị Kim Chi, Quản Lý Môi Trường Dựa Vào Cộng Đồng – Một Cách Tiếp Cận Hướng Tới Phát Triển Bền Vững. Đại Học Mở TP.HCM Đặng Thanh Hà, Bài giảng Kinh tế tài nguyên thủy hải sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, năm 2006. Đặng Minh Phương, Bài giảng Chính sách quản lý tài nguyên môi trường, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, năm 2007. Nguyễn Tri Phương, 1999. Chuyên Đề Quy Hoạch Phát Triển Thủy Sản Đầm Ô Loan – Huyện Tuy An. Sở NN & PTNT Phú Yên Mai Đình Quý, 2005. Dự Báo Cung Nuôi Tôm Sú Ở Ninh Thuận. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 2005 Mai Văn Tài, Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản ở xã Quỳnh Bảng – Quỳnh Lưu – Nghệ An, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1. Phòng Tài Nguyên Nước, 2007. Chuyên Đề Vùng Đất Ngập Nước Đầm Ô Loan. Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên. Niên Giám Thống Kê Huyện Tuy An – Tỉnh Phú Yên. Phòng Thống Kê Tuy An 2007. “Phương pháp ước tính sản lượng khai thác”, 05/2008, KTX Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kết xuất Eviews Dependent Variable: H Method: Least Squares Date: 06/29/08 Time: 17:58 Sample: 1994 2007 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. E2 -0,0000249 4,86E-06 -5,135187 0,0003 E 0,213 0,039357 5,408972 0,0002 C -127,41 74,00455 -1,721646 0,1131 R-squared 0,761027 Mean dependent var 289,1429 Adjusted R-squared 0,717577 S.D. dependent var 33,01015 S.E. of regression 17,54275 Akaike info criterion 8,754568 Sum squared resid 3385,229 Schwarz criterion 8,891509 Log likelihood -58,28198 F-statistic 17,51511 Durbin-Watson stat 1,552361 Prob(F-statistic) 0,000381 Phương trình của mô hình: Ht = - 0,0000249*Et2 + 0,213*Et – 127,410 Kiểm định hệ số thống kê Giả thiết: H0: βi = 0 (các hệ số không có ý nghĩa thống kê) H1: βi ≠ 0 (các hệ số có ý nghĩa thống kê) Ta có: Trị thống kê t Biến Et2: t-stat = 5,135187 t tra bảng với mức ý nghĩa α = 1%: tα ∕ 2, df=11= 1,796 Vì t-stat > t tra bảng nên bác bỏ giả thiết Ho => biến Et2 có ý nghĩa về mặt thống kê. Tương tự đối với biến Et, ta có t-stat = 5,408972 > t tra bảng =1,796 bác bỏ giả thiết Ho => biến Et có ý nghĩa về mặt thống kê. Kiểm định hiện tượng tự tương quan Vì đây là dữ liệu chuỗi thời gian nên tiến hành xét về sự xuất hiện của hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Từ kết quả hồi qui ta có: d = 1,552 Với n=14, k=2; với α = 5%: => du = 1,55 => du = 1,55≤ d = 1,552 ≤ 4- du => du = 1,55≤ d = 1,552 ≤ 2,45 Vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan Phụ lục 2. Bảng câu hỏi điều tra PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TÌNH HÌNH KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA NGƯ DÂN Huyện Tuy An - Xã ………………… Phiếu số …. ….. Ngày………… tháng …… năm 2008 THÔNG TIN CHUNG Người được phỏng vấn: 02. Nam Nữ 03. Quan hệ chủ hộ: Chủ hộ Vợ 04. Trình độ học vấn lớp: 05. Tuổi: 6. Dân tộc:……………… 07. Số người trong hộ: 08. Số lao động chính: 9. Số lao động chính làm nghề cá 10: Số lao động phụ:……………. QUY MÔ SẢN XUẤT 11. Phương tiện khai thác gồm: a. Thuyền máy b. Thuyền thủ công c. Khác 12. Kiểu ngư cụ:………………………………………………………………. 13.Số lượng ngư cụ/hộ:……………………………………………………….. 14. Chi phí đầu tư:……………………………………………………………. 15. Thời gian sử dụng ngư cụ:………………………………………………... NĂNG LỰC KHAI THÁC CÁ 16. Khu vực khai thác: a.Trong đầm b. Ngoài đầm Diện tích mặt nước khai thác:……………..ha 17. Số chuyến hoạt động trong ngày: a.Chuyến 1………b. Chuyến 2…………. 18. Thời gian hoạt động trong 1 chuyến: …………………… 19. Số ngày đánh bắt cá trong một tháng:…………………………………….. 20. Số tháng hoạt động trong một năm:………………………………………. 21. Số thuyền hoạt động trong một ngày:………………….…………………. 22. Mùa ít cá(tôm):………….…….…Mùa nhiều cá(tôm)…….……………… 23.Hoạt động khai thác của các ngư cụ: Ngư cụ Khu vực khai thác Thời gian Đối tượng khai thác Sản lượng (kg/ngày) … … … 24. Loại cá đánh bắt và sản lượng mỗi chuyến: Sản phẩm khai thác Sản lượng (kg / chuyến) Đơn giá Số chuyến / năm 1. 2. 3. 4. 5. 25. Nơi tiêu thụ cá: a. Chợ địa phương …………….%tổng số. b. Đầu mối thu mua ……………%. c. Tự bán lẻ ………………..% 26. Sản lượng khai thác của gia đình hiện nay so với các năm trước: a. Cao hơn b. Thấp hơn c. Không đổi d. Không biết 27.Thu nhập bình quân bao nhiêu trong một năm:…………….........(triệu đồng) Năm cao nhất:……………………Năm thấp nhất……………………………… 28. Thu nhập khác(nếu có) bình quân/năm: ……………….………(triệu đồng) 29. Theo ông(bà)có nên phân định rõ ràng vùng khai thác cho từng xã: a. Có b. Không 30. Có nên để người không làm nghề khai thác thuỷ sản hay người từ địa phương khác tới địa phương ông bà khai thác không? a. Có b. Không 31.Theo ông(bà) ngư cụ nào đang khai thác trong đầm không còn phù hợp, cần cấm:……………………………………………………………………………… 32. Nguyên nhân nào theo ông(bà) làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản của đầm: STT Tên nguyên nhân 1 Hạ tầng phục vụ nuôi trồng kém 2 Kết cấu ao đìa kém 3 Thiếu quy hoạch vùng nuôi 4 Mật độ nuôi trồng cao 5 dịch bệnh 6 Ô nhiễm môi trường 7 Thiên tai 8 Thuỷ triều đỏ 9 Nguồn giống 10 Khác (giá cả, an ninh, vốn) ( Nguyên nhân quan trọng cho 5 điểm, nguyên nhân ít quan trọng cho 1 điểm. Tổng điểm cao nhất xếp hạng quan trọng thứ nhất và giảm dần theo tổng điểm) 33. Theo ông(bà) để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong đầm theo hướng bền vững nên có những giải pháp gì: a. Đối với chính quyền b. Đối với người dân XIN CẢM ƠN! PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Huyện Tuy An - Xã ………. Phiếu số …. Ngày…… tháng …… năm 2008 I. THÔNG TIN CHUNG 01.Người được phỏng vấn: 02. Nam Nữ 03. Quan hệ chủ hộ: Chủ hộ Vợ 04. Tuổi: 5. Dân tộc:……………… 06. Số người trong hộ: 07. Số lao động chính: 8. Số lao động chính làm nghề cá 9: Số lao động phụ:……………. II. THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT: 1. Đối tượng nuôi trồng của gia đình hiện nay là gì? a. Tôm hùm b. Tôm sú c. Cá mú d. Cua, ghẹ e. Khác 2. Số lượng lồng/diện tích mặt nước hiện nay gia đình đang nuôi là bao nhiêu: a. ………./lồng b.Đìa…………..ha c. Diện tích mặt nước…………ha 3. Mặt nước hiện nay gia đình đang nuôi trồng là do: a. Chính quyền cấp b. Sang nhượng lại c. Tự khai hoang d. Chuyển đổi từ đất nông nghiệp e. Khác 4. Mùa vụ nuôi: Số vụ nuôi 1 năm:…..………………;Số tháng nuôi trong 1 vụ:…………….…. Vụ 1: từ tháng ………….đến tháng……………. Vụ 2: từ tháng ………….đến tháng……………. 5- Quản lý môi trường -Trong quá trình nuôi có thay nước hay không ? có£ không £ -Thời gian thay nước :ngày£ tuần£ tháng£ theo con nước£ -Lượng nước thay % - Hoá chất,vật chất dùng trong quản lý ao nuôi 6. Sự biến động về hoạt động nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua như thế nào? Đối tượng Năm đạt năng suất cao nhất Năm thất bại Nguyên nhân Tình trạng hiện nay Tôm hùm Tôm sú …. ….. 7. Sản lượng nuôi trồng của gia đình như thế nào? Đối tượng Sản lượng (kg/vụ) Giá bán(1000đ/kg) 1. 2. 3. 4. 8. Nguyên nhân làm ảnh hưởng sản lượng nuôi trồng thủy sản: STT Nguyên nhân Đánh giá 1 Khai thác bằng công cụ mang tính huỷ hiệt : chất nổ, xung điện, chất độc hại… 2 Mặt nước bị thu hẹp do lấn chiếm đìa nuôi tôm 3 Nguồn nước thải của nuôi trồng thuỷ sản 4 Khai thác quá mức 5 Môi trường bị ô nhiễm ( Nguyên nhân quan trọng cho 5 điểm, nguyên nhân ít quan trọng cho 1 điểm. Tổng điểm cao nhất xếp hạng quan trọng thứ nhất và giảm dần theo tổng điểm) 9. Nơi tiêu thụ sản phẩm: a. Chợ địa phương ……..% b. Đầu mối thu mua ….…%. c. Tự bán lẻ ……...% III. THÔNG TIN KHÁC 1 Nguyện vọng của (ông) bà về: Mở rộng diện tích 1 Đào tạo kỹ thuật 1 Hỗ trợ vốn đầu tư 1 Thị trường tiêu thụ 1 2. Chính sách sử dụng và quản lý mặt nước: a. Phù hợp b. Không phù hợp c. Không trả lời 3. Nghề nuôi trồng thuỷ sản làm tăng thu nhập cho cộng đồng: a. Có b. Không 4. Rủi ro. Do thời tiết 1 Do dịch bệnh 1 Do hao hụt đầu con 1 Do giá cả 1 Do con giống 1 Khác 1 IV. Ý KIẾN NÔNG HỘ VỀ QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM Khó khăn: Thiếu vốn1 Thiếu kỹ thuật1 Thị trường (giá cả) 1 Chất lượng con giống 1 Thiếu lao động 1 Thiếu cơ chế 1 Khác 1 Thuậnlợi:…………………………………………………………………………………………………………………………………… V. KIẾN NGHỊ a. Giúp đỡ con giống e. Có nên thành lập hội nghề cá ở địa phương? b. Giúp đỡ vốn f. Nhà nước đầu tư về hạ tầng vùng nuôi? c. Giúp đỡ kỹ thuật g. Khác d. Giúp đỡ về khuyến ngư XIN CẢM ƠN! Phụ lục 3. Bản đồ Đầm Ô Loan Phụ Lục 4. Một Số Hình Ảnh Đầm Ô Loan Ô nhiễm trên đầm Ô Loan Ô nhiễm gây mùi hôi trên mặt đầm Lao Động Làm Chiếu Vào Ban Ngày Người Dân Đang Phơi Rong Sụn Chiếu Về, Ngư Dân Chèo Xuồng Ra Giàn Đăng Ngư dân giăng lưới ở giàn đăng Ngư Dân Đang Cột Lưới Cho Giàn Đăng Ngư Dân Đang Tung Miệng Chấn Xuống Đầm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchinh_sach_quan_ly_tai_nguyen_cong_dong_dam_o_loan_huyen_tuy_an_tinh_phu_yen_nguyen_thi_phuong_dung_325.doc