Chuyên đề 15 Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

Cần xây dựng quy trình vận hành liên hồ trong mùa kiệt, nhằm phòng tránh hiện tượng sông đứt dòng và không đảm bảo dòng chảy tối thiểu ở hạ du. Với lợi ích phát điện, hầu hết các công trình thủy điện trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đều xuất hiện các đoạn sông chết sau công trình (sau A Vương đoạn sông chết dài 8km, sau Đak Mi 4, nước trên sông Vu Gia đổ về sông Thu Bồn. ) Vì vậy, cần thực hành đúng các quy phạm về dòng chảy tối thiểu ở hạ du công trình nhằm đảm bảo hệ sinh thái của sông cũng như đảy mặn ở vùng hạ du.

pdf82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4081 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 15 Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT, theo đó sẽ thành lập Tổng Cục là Tổng Cục Thuỷ lợi trên cơ sở sát nhập Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão - thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương và Cục Thuỷ lợi đơn vị thường trực công tác chống hạn, như vậy, đã thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa phòng chống lụt bão và phòng chống hạn hán. - Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và Bộ NN&PTNT cùng với các ủy ban và Sở NN&PTNT của các tỉnh đang xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược này. Mục tiêu đặt ra: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 56 Tăng cường kiến thức về Quản lý rủi ro thiên tai trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách quốc gia, quy định, kế hoạch hành động và kế hoạch đầu tư về giảm thiểu rủi ro và khả năng phục hồi của các hộ gia đình sau các thiên tai lớn, đặc biệt chú trọng tới các tổn thương khác do tác động của biến đổi khí hậu. Củng cố cơ cấu thể chế và năng lực cho phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam đặc biệt chú trọng đến các thông tin về Quản lý rủi ro thiên tai; truyền thông và nâng cao nhận thức; phân tích tính dễ bị tổn thường; và thực hiện các đầu tư cụ thể. Dựa trên các văn bản chính sách của Nhà nước, tỉnh Quảng Nam đã nêu rõ phương châm trong công tác phòng chống thiên tai là: “Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển” trong kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu đã chỉ ra do tác động của biến đổi khí hậu, các dạng thiên tai lũ lụt và hán hán ngày càng có xu hướng gia tăng vì vậy rất cần phải có những biện pháp tăng cường công tác dự phòng, chuẩn bị sẵn sáng ứng phó với các thiên tai trên. Theo Trung tâm Giảm nhẹ Hạn hán quốc gia Hoa Kỳ, chu trình quản lý thiên tai (lũ lụt và hạn hán) được xây dựng theo một chu trình bao gồm hai giai đoạn chính: (1) Giai đoạn quản lý rủi ro; và (2) Giai đoạn quản lý sự cố. Các hoạt động trong giai đoạn quản lý rủi ro đều mang tính phòng tránh lũ lụt, hạn hán và giảm nhẹ tác động do lũ lụt, hạn hán trong khi các hoạt động trong giai đoạn quản lý sự cố mang tính ứng phó và khắc phục những tác động do thiên tai lũ lụt, hạn hán gây ra. Trên cơ sở làm rõ nguyên nhân, hiện trạng và tác động của các thiên tai đến sự phát triển bền vững nền kinh tế, ổn định xã hội và môi trường, đối với tỉnh Quảng Nam, đề xuất các biện pháp phòng tránh thiên tai lũ lụt và hạn hán được tập trung chủ yếu trong giai đoạn quản lý rủi ro (Hình 11) 3.2. Đề xuất các giải pháp công trình Mục tiêu của các giải pháp này là khai thác và điều hòa hợp lý nguồn nước nhằm giảm thiểu các giá trị cực đoan là nguyên nhân gây thiên tai lũ lụt và hạn hán 3.2.1. Phòng chống lũ và ngập lụt a) Giải pháp chống lũ Theo quy hoạch phòng chống lũ, mục tiêu chống lũ của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là thị xã Hội An và TP. Tam Kỳ với tiêu chuẩn chống lũ chính vụ 10% và lũ sớm 5% (bảng 33) Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 57 Hình 11: Sơ đồ các giải pháp giảm thiểu và thích nghi với thiên tai lũ lụt, hạn hán Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 58 Với các tiêu chí chống lũ ở ở bảng 34, xác định lưu lượng thiết kế cơ bản của sông Vu Gia - Thu Bồn là 9.100m3/s tại Nông Sơn và tại Ái Nghĩa - điểm nhập lưu với sông Vu Gia sẽ là 10.870m3/s. Khi đó mực nước đảm bảo giải quyết ngập lụt ở khu vực hạ du sẽ là: tại Ái Nghĩa mực nước thiết kế của sông là 9,5m và tại Giao Thủy mực nước thiết kế của sông là 8,4m. Lượng nước đảm bảo các phân lưu sẽ tiêu thoát là 6.510m3/s trên lưu vực sông Vu Gia và 4.600m3/s trên sông Thu Bồn, còn lại phải được giữ lại trên thượng lưu. Như vậy, dung tích phòng chống lũ của sông Vu Gia ước khoảng 550 triệu m3 và sông Thu Bồn là 800 triệu m3. Bảng 33: Các chỉ tiêu chống lũ cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn Địa điểm Đặc trưng lũ Lũ tiêu chuẩn P (%) Ghi chú H (m) Q (m3/s) Năm H (m) Q (m3/s) Nông Sơn 10600 1998 9100 10 Lũ chính vụ 4500 1986 4766 5 Lũ sớm Ái Nghĩa 10,56 1946 9,5 10 Lũ chính vụ Giao Thủy 9,41 1998 8,4 10 Lũ chính vụ * Cắt lũ bằng hệ thống hồ chứa thượng nguồn Vùng thượng lưu của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có nhiều vị trí để xây dựng các hồ chứa nước lớn đa mục tiêu, gồm phát điện, cắt lũ, bổ sung nước cho hạ du. Cho đến nay, trong quy hoạch thủy điện của tỉnh Quảng Nam đã được phê duyệt đã và đang xây dựng 10 hồ chứa lớn (như trình bày ở trên). Đặc điểm của lưu vực hàng năm vào thời kỳ lũ chính vụ vào tháng 10 và tháng 11 vùng hạ lưu thường bị ngập lụt do lũ trên sông Vu Gia - Thu Bồn gây ra làm thiệt hại lớn về người và tài sản trong vùng. Tuy nhiên như trên đã xác định, việc phòng lũ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn chỉ có đạt được ở tần suất lũ chính vụ 10% và tần suất lũ sớm 5%. Trên cơ sở số liệu thực đo và thông số các hồ chứa cùng quy trình vận hành liên hồ đã được chính phủ phê duyệt, khả năng cắt giảm lũ chính vụ 10% của các công trình thủy điện như sau: + Về lưu lượng: - Sau khi có thủy điện Sông Tranh 2, lưu lượng đỉnh lũ 10% tại trạm Nông Sơn giảm 1458m3/s (từ 9093m3/s xuống còn 7635m3/s) - Sau khi có thủy điện Đak Mi 4, lưu lượng đỉnh lũ 10% tại trạm Thạnh Mỹ giảm 2283m3/s (từ 5722m3/s xuống còn 3439m3/s) - Sau khi có thủy điện Sông Bung 4 và A Vương, lưu lượng đỉnh lũ 10% tại nhập lưu sông Bung giảm 3469m3/s (từ 5477m3/s xuống còn 2008m3/s) Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 59 + Về mực nước sông ở hạ du từ 0,3 – 1,5m: - Tại Ái Nghĩa (trên dòng chính sông Vu Gia) mực nước giảm 1,42m - Tại Giao Thủy (trên dòng chính Thu Bồn) mực nước giảm 0,68m - Tại Câu Lâu (sông Thu Bồn) giảm 0,4 – 0,6m Như vậy, với lũ 10%, các hồ chứa có tác động làm giảm mức ngập lụt ở hạ du từ 0,7 - 1,0m, hạn chế được thiệt hại do ngập lụt. Tuy nhiên, đối với những trận lũ lớn, các công trình hồ chứa trên thượng nguồn hầu như không có tác dụng chống lũ. Với lũ năm 2007 (tần suất xuất hiện 1%), kết quả dự báo mức độ ngập lụt bằng mô hình Mike 11 – GIS khi có điều tiết vận hành liên hồ giảm đi không đáng kể. Về tổng diện tích ngập giảm khoảng 1%, tuy nhiên chủ yếu giảm ở diện tích ngập sâu (bảng 34). Vì vậy, thiệt hại do ngập lụt giảm đi rất đáng kể. Bảng 34: Biến động diện tích ngập với tần suất 1% khi có liên hồ điều tiết Diện ngập lớn nhất Cấp 1 (h<1m) Cấp 2 (1m<h<2m) Cấp 3 (2m<h<3m) Cấp 4 (3m<h<4m) Cấp 5 (h>4m) Tổng Năm 2007 177.5 191.8 178 129.1 57.86 734.6 Liên hồ điều tiết 175.8 192.8 180 126.8 54.33 729.73 * Giải pháp ổn định lòng dẫn: Ngoài các biện pháp công trình xây dựng hồ chứa trên sông cắt lũ, vấn đề ổn định lòng sông hạ du và cửa sông thoát lũ cũng rất cần được quan tâm chú trọng nhằm đảm bảo năng lực tiêu thoát lũ, đặc biệt đối với lũ lớn và đặc biệt lớn. b) Giải pháp chống ngập lụt Bên cạnh lũ từ thượng nguồn đổ về, với đặc mưa gây lũ ở Quảng Nam thường do bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ nên có diện mưa lớn, vì vậy ngoài việc chống lũ bằng các hồ chứa trên nguồn, vấn đề tiêu lũ trong ô trũng ở đây cũng rất quan trọng. Căn cứ vào các đặc điểm địa mạo, địa hình, hướng tiêu thoát nước (trục tiêu chính là sông Vu Gia thoát nước ra biển tại cửa Hàn, sông Thu Bồn thoát nước ra biển tại cửa Đại và theo sông Trường Giang xuống cửa Lở), cùng với các điều kiện kinh tế xã hội (công trình hạ tầng như kênh mương, đường giao thông...), hiện trạng úng ngập vùng hạ du được thể hiện trong bảng 35 Bảng 35: Hiện trạng sử dụng đất của hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn Vùng Đặc trưng Fvùng ha Flúa ha Fmàu ha Fmặt nước ha Fthổ cư ha Fđất khác ha qtiêu l/s.ha Vu Gia Thu Bồn ha 16058 6314 2134 387 3278 3945 6,8 %F 100 39 13 3 20 25 Đông Vĩnh Điện ha 17833 2893 1595 364 5506 7475 7,8 %F 100 16 9 2 31 42 Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Nam Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 60 (1) Vùng tiêu giữa Vu Gia - Thu Bồn: Được giới hạn bởi sông Vu Gia ở phía Bắc, sông Quảng Huế ở phía Tây, sông Thu Bồn ở phía Nam và sông Vĩnh Diện ở phía Đông Diện tích tự nhiên 16058ha, bao gồm đất đai của các xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Xuân, Hoà Phước của huyện Hoà Vang, các xã: Điện An, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Hoà, Điện Thắng của huyện Điện Bàn và các xã Đại Hoà, thi trấn ái Nghĩa của Đại Lộc. Giải pháp tiêu đối vùng này chủ yếu là tiêu tự chảy ra các sông tự nhiên đã có như sông Yên, sông La Thọ, sông Thanh Quýt, sông Thu Bồn và sông Vĩnh Điện trên cơ sở nâng cấp các cống tiêu của hệ thống kênh, đường giao thông, nạo vét các trục tiêu tự chảy đã nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát nước. (2) Vùng tiêu Đông sông Vĩnh Điện: Vùng Đông sông Vĩnh Điện chạy từ sông Hàn đến Hội An bao gồm đất đai của quận Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng), các xã Điện Ngọc, Điện Dương, Điện Nam, Điện Phương, Điện Minh, TT Vĩnh Điện của huyên Điện Bàn và TX Hội An. Giải pháp tiêu đối với vùng này là tiêu tự chảy vào các sông Vĩnh Điện ở phía Tây, sông Hội An ở phía Nam, sông Hạ Xấu, sông Cần Biện ở phía Đông với các khu tiêu chính như sau: + Khu tiêu vào sông Vĩnh Điện: 3010 ha + Khu tiêu vào sông Hội An: 3850 ha + Khu tiêu vào sông Hạ Xấu: 6023 ha + Khu tiêu vào sông Cần Biện: 4950 ha. (3) Vùng tiêu ven sông Trưởng Giang: Vùng tiêu ven sông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển với chiều dài sông là 44km nhưng chỉ có 2 lối thoát ra biển là cửa Đại (hội An) và Cửa Lở (Huyện Núi Thành). Với địa hình bờ trái (giáp với biển) là dãy cồn cát có độ cao địa hình tới 10m, còn bờ phải là khu vực đồng bằng thấp, trũng vì vậy khi có lũ lớn, nước từ dòng chính Thu Bồn đổ vào sông Trường Giang gây ngập úng nghiêm trọng cho khu vực này. Trong thời gian gần đây, sự phát triển ồ ạt của các ao nuôi thủy sản và sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình tự phát trên sông như cầu, đường điện, sáo nò, chươm, rớ...., đặc biệt là từ khi đập Cổ Linh (xã Bình Hải, huyện Thăng Bình) được xây dựng đã làm cho lòng sông bị bồi cạn, luồng lạch bị thu hẹp nghiêm trọng, tàu thuyền không thể đi lại được, vùng ven sông bị ngập úng kéo dài khi nước lũ về. Hiện nay đang có dự án “Nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Trường Giang” nhằm tăng khả năng thoát lũ, giảm nhẹ thiên tai. Với quy mô nạo vét, khôi phục toàn tuyến Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 61 với chiều rộng mặt sông nhỏ nhất là 72m, chiều sâu dòng sông 3m và gia cố, bảo vệ bờ sông để thoát lũ, bảo vệ môi trường sinh thái, bổ sung 50 biển báo hiệu lý trình, địa danh, 40 biển báo hiệu mặt nước, khả năng ngập úng của khu dân cư bờ phải sông Trường Giang sẽ giảm rất lớn. 3.2.2. Phòng chống hạn hán thiếu nước dùng Trên cơ sở quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh Quảng nam đến năm 2020, xác định được nhu cầu dùng nước của các vùng trong tỉnh (bảng 36) Bảng 36: Tổng nhu cầu nước phân cho các ngành đến năm 2020 Đơn vị : triệu m3 Vùng Tổng lượng nước đến Tổng nhu cầu Tổng Trong đó Nông nghiệp Công nghiệp và dân sinh Môi trường Thượng Vu Gia 8550 253.56 235.2 18.4 Thượng Thu Bồn 9150 501.42 473.5 28.0 Sông Lý ly 390 269.54 262.7 6.85 Hạ Vu Gia – Thu Bồn 10800 2795.46 737.3 301.8 1756.3 Như vậy so với tiềm năng nguồn nước đến, lượng nước sử dụng rất nhỏ vì vậy để đảm bảo nguồn nước, phòng chống hạn hán rất cần nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình thuỷ lợi cho các từng vùng. Theo thiết kế của Viện Quy hoạch Thủy lợi, cần tăng cường các công trình như sau: a) Vùng thượng Vu Gia: với diện tích tự nhiên 51800ha nhưng do điều kiện địa hình núi nên diện tích đất canh tác rất thấp (12.234ha) chủ yếu tập trung ở ven sông Kon và sông Vu Gia thuộc huyện Đại Lộc, ngoài ra ở thượng lưu thuộc các huyện Hiên, Giằng, Phước Sơn diện tích đất canh tác có ít, phân tán manh mún, rải rác theo các khe suối thành từng cánh đồng nhỏ từ 1 vài ha đến vài chục ha. Dân cư thưa thớt và phân bố rải rác vì vậy các công trình khai thác nguồn nước ở trong vùng là hồ chứa, đập dâng, trạm bơm nhỏ tưới cho diện tích tại chỗ. Cho đến nay, đã xây dựng được 246 công trình phục vụ cấp nước tưới cho 2692ha, nhưng thực tế mới phát huy được 2333ha, diện tích canh tác còn lại chưa có công trình đảm nhận. Nhằm đảm bảo các diện tích canh tác thuận lợi, cần xây dựng mới 37 công trình, trong đó có 6 hồ chứa, 29 đập dâng và 2 trạm bơm đảm bảo tưới 1989ha, đồng thời nâng cấp 14 công trình hiện trạng đã có để tưới tăng thêm 627ha. Sau khi hoàn thành, các công trình thủy lợi trong vùng thượng Vu Gia đã đảm nhận được 4.949ha trong đó diện tích lúa Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 62 đã được tưới 100%. Những diện tích còn lại chủ yếu là trồng hoa màu ở các khu vực có địa hình cao, khó giải quyết cấp nước và không có hiệu quả: Bảng 37: Các công trình thuỷ lợi dự kiến xây dựng TT Vùng Tổng số công trình Diện tích tưới (ha ) Tổng Lúa 2 vụ Màu 1 Thượng sông Vu Gia 36 1989 1394 595 2 Thượng sông Thu Bồn 88 4569 3834 735 3 Hạ lưu Vu Gia- Thu Bồn 4 650 650 - 4 Lưu vực sông Ly Ly 11 1080 790 290 Tổng cộng 139 8288 6668 1620 Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Nam b)Vùng thượng Thu Bồn: Vùng thượng Thu Bồn được tính đến Giao Thuỷ, có diện tích tự nhiên 382500ha bao gồm đất đai của các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và một phần các huyện Phước Sơn, Đại Lộc, Quế Sơn, Duy Xuyên. Diện tích đất canh tác đã sử dụng là 16387ha, mở rộng . Đến nay trong khu vực đã xây dựng được 296 công trình các loại gồm 26 hồ chứa, 260 đập dâng và 10 trạm bơm phục vụ tưới cho 10.627ha tuy nhiên thực tế mới phát huy được 5447ha, đạt hiệu ích thực tế công trình 51,3% so với thiết kế và chỉ đảm báo tưới 33,2% diện tích gieo trồng. Vì vậy tình trạng khô hạn thường xuyên xuất hiện ở vùng này. Để đảm bảo khả năng cung cấp nguồn nước, phòng chống hạn hán ở đây cần nâng cấp các công trình đã xây dựng và xây dựng mới 89 công trình trong đó 41 công trình hồ chứa, 45 công trình đập dâng và 3 trạm bơm giải quyết tưới cho 17069ha như vậy giải quyết được 100% diện tích lúa. c) Lưu vực sông Ly Ly: bao gồm đất 13 xã phía Đông huyện Quế Sơn. Huyện Thăng Bình có một phần diện tích các xã: Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định, Bình Quý, Bình Nguyên, và Bình Phúc. Tổng diện tích đất canh tác 8731ha, có khả năng canh tác dự kiến là 9.997ha Đây là vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, là vùng bị hạn hán nghiêm trọng. Phương hướng giải quyết nước tưới rất phức tạp và khó khăn. Sông Ly Ly về mùa mưa lũ nước khá nhiều nhưng về mùa kiệt rất ít nước. Thượng nguồn sông Ly Ly không có điều kiện địa hình để tạo thành những hồ chứa lớn. Giải pháp cấp nước cho vùng này là tận dụng triệt để nguồn nước của các sông suối nhỏ trong vùng xây dựng một hệ thống hồ chứa nhỏ để tưới. Phần diện tích còn lại sẽ nghiên cứu mở rộng hồ chứa Phú Ninh hoặc đưa nước từ thượng nguồn sông Thu Bồn về để tưới. Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 63 - Dự kiến xây dựng mới 11 công trình: 10 hồ chứa, 1 đập dâng tưới: 1080ha. - Nâng cấp các công trình hiện trạng tưới: 2600ha. - Hệ thống kênh Phú Ninh: 2020ha. Diện tích được tưới 5700ha. Phần diện tích còn lại chưa có nguồn nước tưới 4297ha ở khu Lộc Đại - Đồng Bò và 880ha ở khu tưới hệ thống Phú Ninh. d) Vùng hạ lưu Vu Gia-Thu Bồn: Vùng hạ lưu sông Vu Gia Thu Bồn được giới hạn từ Giao Thuỷ và Ái Nghĩa đến Cửa Hàn và cửa Đại. Đây là vùng đồng bằng rộng lớn với khoảng 21000 - 22000ha đất canh tác. Hầu hết đất của vùng đã được đưa vào sử dụng và được cấp nước. Do nằm trong vùng có chế độ thuỷ lực phức tạp, bị ảnh hưởng triều nên tình trạng hạn hán, xâm nhậm mặn vẫn thường xuyên xảy ra. Diện tích đất canh tác đã sử dụng 22.166ha và khả năng mở rộng đất canh tác là 22.393ha. Đến nay trong vùng đã xây dựng được 188 công trình các loại gồm có 11 hồ chứa, 24 đập dâng và 153 trạm bơm với tổng năng lực thiết kế là 24.745ha và đã phát huy tưới 17784ha. Giải pháp cấp nước tưới đối với vùng này, trước mắt cần kiên cố hoá hệ thống kênh mương, thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước, lợi dụng các ao bầu tự nhiên đã có trong vùng , trên cơ sở đó đảm bảo diện tích tưới theo thiết kế. Về lâu dài cần có giải pháp bổ xung nguồn nước chống xâm nhập mặn. Ngoài ra cần xây dựng 4 hồ chứa để tưới 650ha, nâng diện tích được tưới của toàn vùng là 22.501ha, đảm bảo 100% diện tích gieo trồng được đảm bảo nước tưới từ công trình thủy lợi. Bên cạnh vấn đề phòng chống hạn hán cho các khu vực canh tác nông nghiệp, vấn đề cấp nước sinh hoạt cho các khu vực dân cư cũng rất quan trọng. + Đối với đô thị: - Thành Phố Tam Kỳ được cấp nước bởi hồ Phú Ninh - Xây dựng nhà máy lấy nước từ sông Vĩnh Điện cấp cho Hội An, các khu du lịch, công nghiệp Điện Ngọc Điện Nam với yêu cầu 55.000m3/ngày đêm. + Đối với khu vực dân cư nông thôn - Giữ nguyên các công trình cấp nước nhỏ lẻ có chất lượng tốt, đồng thời cải tạo, bảo dưỡng để đảm bảo yêu cầu cấp nước sạch nông thôn. - Ưu tiên xây dựng hệ thống cấp nước tập trung cho các trung tâm huyện thị có cụm dân cư khá tập trung, các khu công nghiệp và các xã vùng đồng bằng ven. Quy mô cấp nước dự kiến như sau: - Cấp nước tập trung cho các trung tâm huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, với quy mô 3000m3/ngàyđêm cho mỗi huyện, lấy nước từ sông Bung và sông Cái (thượng nguồn sông Vu Gia). Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 64 - Cấp nước tập trung cho thị trấn huyện Đại Lộc và các khu công nghiệp nhỏ với quy mô: 10000m3/ngày đêm, lấy nước từ sông Vu Gia - Cấp nước tập trung cho khu công nghiệp An Hoà - Nông Sơn với quy mô 80.000m3/ngàyđêm, lấy nước từ sông Thu Bồn. - Cấp nước tập trung cho các trung tâm huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức với quy mô 3000m3/ngàyđêm cho mỗi huyện, lấy nước từ sông Tranh, sông Chang (thượng nguồn sông Thu Bồn). - Cấp nước tập trung bằng các trạm bơm nhỏ lấy nước từ sông Yên và sông Thu Bồn cho một số xã thuộc huyện Điện Bàn và huyện Hoà Vang nằm trong vùng có nguồn nước sông không bị ảnh hưởng triều. - Cấp nước tập trung tự chảy cho các xã thuộc vùng miền núi, ở những nơi có nguồn nước khe suối có độ cao tương đối so với khu dân cư. - Kết hợp cấp nước từ các hệ thống tưới cho các vùng khó khăn về nguồn nước, đặc biệt thiếu nước trong mùa khô: Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Đại Lộc. - Cấp nước sạch bằng các loại hình cấp nước phân tán như giếng đào, giếng khoan, lu bể chứa nước mưa cho các hộ dân cư sống không tập trung, rải rác, những nơi nằm xa trung tâm kinh tế xã hội của vùng. Dự kiến tỷ lệ được cấp nước sạch theo các hình thức sau: Cấp nước tập trung qui mô lớn : 21%. Cấp nước tập trung qui mô nhỏ : 23%. Cấp nước tập trung tự chảy : 10%. Giếng khoan : 22%. Giếng đào : 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nước, môi trường vùng hạ lưu, tránh tình trạng vào mùa khô dòng chảy cạn kiệt do tác động giữ nước của các hồ chứa trên thượng nguồn, dẫn đến xâm nhập mặn, cùng với ô nhiễm nguồn nước do các chất thải từ các khu dân cư, công nghiệp ở hạ du với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng tăng, nguồn nước sông tự nhiên luôn cần đạt ở ngưỡng: - Tại Ái Nghĩa (Vu Gia) thấp nhất bằng 32,5m3/s - Tại Giao Thuỷ (Thu Bồn) là 51,0m3/s. Đây là lượng nước nhỏ nhất ứng với tần suất 90%. 3.3. Các giải pháp phi công trình (1) Nhằm đảm bảo điều hòa dòng chảy, cần quản lý, bảo vệ rừng hiện có, trồng mới rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nghiêm cấm đốt phá, khai thác bừa bãi, phấn đấu đưa tỷ lệ rừng che phủ lên khoảng 48% vào năm 2015. Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 65 (2) Thiệt hại do lũ trên sông Vu Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam là do dòng lũ quá mạnh cuốn trôi và làm hỏng các tài sản trên lưu vực. Vì vậy vấn đề chống ngập lụt không cấp thiết bằng chống mất mát tài sản, chống hư hỏng công trình do nước chảy quá mạnh cần có biện pháp tổ chức, quy hoạch khu dân cư và cơ sở hạ tầng phù hợp hướng dòng chảy nhằm thích nghi và né tránh thiên tai lũ lụt: - Bố trí quy hoạch lại phân bố dân cư, tránh các khu vực có tốc dộ dòng chảy lớn - Kết cấu các công trình thuận lợi dòng chảy lũ, tránh gây cản trở dòng chảy - Vùng ngập lũ thường xuyên nên khuyến khích nhà chắc chắn, 2 tầng nhằm tránh ngập lụt (3) Tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn phong phú nhưng có sự phân hóa sâu sắc theo không gian và thời gian, vì vậy rất nhiều vùng trong lưu vực đặc biệt khó khăn về nguồn nước và bị hạn hán nghiêm trọng. Vấn đề quản lý nguồn nước nhằm khai thác hợp lý để phòng tránh hạn hán là rất cần thiết. Quản lý nước theo nhu cầu là một phương thức quản lý mới, mang lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Nghị định 120 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông có nêu rõ: Quy hoạch lưu vực sông gồm các quy hoạch thành phần, trong đó có Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước. Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước cần xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cấp nước sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng nước khác bao gồm cả nhu cầu cho bảo vệ môi trường trong trường hợp hạn hán, thiếu nước. Như vậy cần có chính sách quy định thứ tự ưu tiên cho các đối tượng dùng nước như sau: - Nước cho sinh hoạt: nước phải được ưu tiên số 1. - Nước cho chăn nuôi: sẽ là ưu tiên thứ 2. - Nước cho nông nghiệp: phải được xếp ưu tiên thứ 3. Trong cấp nước tưới lại phân thành các ưu tiên như: ưu tiên cho cây trồng sắp thu hoạch, cho cây trồng đang vào giai đoạn cần nước (quyết định đến năng suất), cây trồng có giá trị kinh tế cao, cây trồng lâu năm… - Nước cho công nghiệp phải được xem xét từng ngành sản xuất để có thể xếp thứ tự ưu tiên, ví dụ nước cho chế biến nông sản, thủy sản, nước cho thủy điện cũng cần được ưu tiên... - Nước cho dịch vụ: là ngành sản xuất phải chịu thiệt thòi nếu nguồn nước thiếu hụt mặc dù ngành sản xuất này mang lại thu nhập cao cho nền kinh tế. - Nước cho các hoạt động vui chơi giải trí được ưu tiên cuối cùng. Cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước cần tổ chức tốt việc giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đúng các quy định về phân bổ nguồn nước theo Nghị định 120 của Chính phủ. Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 66 (4) Tăng cường công tác đo đạc, quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn bằng hệ thống các đài trạm quan trắc trong khu vực. Đây là cơ sở dữ liệu đầu vào của các mô hình dự báo lũ lụt và hạn hán nhằm phòng tránh các tác hại do thiên tai lũ lụt và hạn hán gây ra. (5) Xây dựng Hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ quản lý thiên tai do nguồn nước gây nên (hình 12). Mục tiêu: Nhận thức hiện trạng, cảnh báo các thiên tai lũ lụt và hạn hán, giám sát thiên tai nhằm giảm đến tối thiểu mức độ thiệt hại do lũ lụt và hạn hán gây ra, phục vụ phát triển bền vững. Cấu trúc: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai (lũ lụt và hạn hán) được thiết kế để lưu trữ và liên kết những dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu địa lý với các hệ thống phân tích và mô hình hóa thủy văn. (+) Hệ thống bản đồ: Địa hình (cả địa hình trên lưu vực và địa hình lòng sông), hiện trạng sử dụng đất, tình hình phát triển KT - XH trong tỉnh. (+) Hệ thống thu nhận thông tin thời gian thực: Thu thập các số liêu khí tượng, thủy văn ở các trạm quan trắc, số liệu quy trình vận hành các hồ chứa... được chuẩn hóa, cập nhật. (+) Hệ quản trị: Thực hiện các nhiệm vụ sau: - Cung cấp thông tin cho hệ thống mô hình Mike (Mike flood xác định lũ lụt, Mike basin cân bằng nguồn nước) - Cung cấp thông tin cho hệ thống phân tích theo GIS - Cung cấp thông tin về các phương án phòng chống thiên tai đã có (+) Hệ thống giải bài toán về lũ lụt và hạn hán - Dựa vào bộ mô hình Mike flood xác định vùng ngập lụt, vận tốc dòng chảy... - Dựa vào mô hình Mike Basin cân bằng nguồn nước và đưa ra thứ tự ưu tiên dùng nước trong mùa kiệt... (+) Hệ thống phân tích cảnh báo: Dựa trên kết quả của mô hình, chồng lớp trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất xây dựng được những bản đồ tổng hợp, bằng phương pháp so sánh một số các phương án sử lý tình huống, cho phép nhà quản lý ra quyết định chính xác trong điều hành, chỉ huy công tác phòng chống thiên tai lũ lụt và hạn hán. Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 67 Hình 12: Cấu trúc hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai Kết quả - Bản đồ ngập lụt - Bản đồ rủi ro thiên tai - Tống kê thiệt hạn Phương án phù hợp giảm thiểu phòng tránh lũ lụt, hạn hán CƠ SỞ DỮ LIỆU Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai (lũ lụt và hạn hán) Bản đồ địa hình, hiện trạng sử dụng đất, mạng lưới sông Số liệu khí tượng –thủy văn, mặt cắt ngang sông Phương án phòng chống lũ lụt hạn hán theo các kịch bản Mô hình mô phỏng ngập lụt Cảnh báo hạn hán Tính toán xâm nhập mặn Cân bằng nước Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 68 3.4. Các giải pháp chính sách Nhằm giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, hạn hán cần có một Uỷ ban Quốc gia về quản lý thiên tai chịu trách nhiệm chung về phòng chống thiên tai, có nhiệm vụ ra quyết định, chỉ đạo, điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai, thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu về thiên tai, chịu trách nhiệm hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Uỷ ban được đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chỉ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Tại các tỉnh nói chung và tỉnh Quảng Nam cần có Ban quản lý thiên tai được đặt dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh, các thành viên của Ban là đại diện đến từ tất cả các đơn vị có thẩm quyền của các Sở ngành và đặc biệt phải có sự tham gia của UBND thành phố Đà Nẵng, vai trò của các uỷ viên phải được quy định rõ ràng, với cơ chế khen thưởng, xử phạt cụ thể (hình 13). Hình 13: Sơ đồ Ban Quản lý rủi ro thiên tai tỉnh Quảng Nam Ban Quản lý thiên tai tỉnh có trách nhiệm: - Thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết để vận hành cho các hồ chứa; quản lý chặt chẽ nguồn nước trong các hệ thống công trình thuỷ lợi, ao, đầm, vùng trũng. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối nguồn nước để đảm bảo điều hòa dòng chảy, chống lũ và cấp nước, chú trọng cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, chăn nuôi, công nghiệp và dịch vụ. - Tổ chức nạo vét các cửa khẩu dẫn nước, bể hút trạm bơm đầu mối, hệ thống kênh mương và thuỷ lợi nội đồng; sửa chữa các cống lấy nước, trạm bơm tưới, cánh phai điều tiết không để gây thất thoát nước trong mùa khô và gây cản trở dòng chảy trong mùa mưa. Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 69 - Xây dựng kế hoạch sản xuất mùa vụ hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện tại. Đối với những diện tích canh tác chưa phù hợp (nằm trong vùng trũng dễ bị ngập, nằm ở vùng cao khó khăn trong điều kiện cấp nước...) phải kiên quyết chỉ đạo chuyển sang trồng cây trồng cạn, sử dụng ít nước và ban hành cơ chế hỗ trợ cho nhân dân khi thực hiện chuyển đổi. - Đối với vùng cao, vùng sâu, vùng ven biển thường xảy ra thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô, phải xây dựng phương án và giải pháp cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt xẩy ra, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. - Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương tổ chức tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện phòng chống thiên tai lũ lụt và hạn hán hiệu quả. - Chủ động bố trí kinh phí để triển khai kịp thời các biện pháp chống lũ lụt và hạn hán. Phân công trách nhiệm của các thành viên hệ thống: - Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chung: Chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, khí hậu, tình trạng lũ lụt, khô hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn; kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước hiện có của từng vùng, khu vực để bố trí cơ cấu sản xuất, cây trồng cho phù hợp; tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Đặc biệt phải có biện pháp giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân ở những vùng khan hiếm nước. - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng vai trò là Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và do 01 Phó giám đốc Sở làm Chánh văn phòng. Căn cứ theo thông báo của các đài khí tượng thuỷ văn trong khu vực kịp thời xây dựng phương án phòng lũ, chống hạn; hướng dẫn các đơn vị chuyên môn liên quan lập kế hoạch vận hành của từng hệ thống thuỷ lợi; thực hiện các biện pháp phòng lũ lụt, hạn hán (tưới nước tiết kiệm, chuyển đổi cây trồng nhằm hạn chế dùng nước), phù hợp với nguồn nước và sản xuất của từng địa phương. Tổng hợp tình hình, thường xuyên báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn tỉnh tăng cường công tác quan trắc, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, tình hình nguồn nước để làm tốt công tác quan trắc, dự báo, tính toán về nguồn nước và cung cấp các thông tin kịp thời cho các ngành, địa phương để chỉ đạo đối phó. Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước để các địa phương có kế hoạch sử dụng. Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 70 - Sở Công nghiệp và ngành điện xem xét, cân đối nguồn điện để ưu tiên dành nguồn nước hiện có tại các hồ chứa thuỷ điện trong vùng sử dụng cho công tác phòng lũ, chống hạn. Phối hợp với ban Quản lý thiên tai ở địa phương để có kế hoạch cấp điện phục vụ công tác chống lũ, ngập lụt và hạn hán. - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương xây dựng kế hoạch kinh phí thuộc nguồn ngân sách địa phương và đề nghị Trung ương cấp kinh phí hỗ trợ. - Sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở lao động thương binh xã hội có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ thiên tai, phối hợp cùng các địa phương thực hiện việc đánh giá thiệt hại, cứu trợ, cứu đói kịp thời đối với các hộ nghèo, khó khăn vùng bị thiệt hại theo quy định. - Các Đoàn, Hội tích cực tham gia các phong trào, hoạt động phòng tránh lũ lụt và chống hạn hán. - Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: Đài phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí và các cơ quan thông tin chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước, sử dụng điện tiết kiệm, nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống cháy rừng, phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Nắm bắt và đưa tin kịp thời tình hình hạn và công tác chỉ đạo, biện pháp phòng chống hạn, bảo vệ sản xuất có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương. - Các công ty Khai thác công trình thủy lợi kiếm tra thống kê đánh giá trữ lượng nguồn nước trong hệ thống, xây dựng phương án chống hạn, xây dựng các phương án khai thác và sử dụng nguồn nước, các phương án cấp nước và phân phối nước cho các mức hạn khác nhau. Đồng thời kiểm kê máy móc thiết bị, các phương án dự trù nhiên liệu, kiểm tra chất lượng trạm bơm điện, sửa chữa kịp thời để sẵn sàng bơm tưới. - Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phối hợp với các công ty Khai thác công trình thủy lợi xác định vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ cây lúa sang cây màu có giá trị kinh tế ở những vùng khó có khả năng cấp nước. Chuẩn bị giống, vật tư và có phương án hỗ trợ chuyển đổi. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống hạn, phân công phụ trách theo dõi theo địa bàn, tổ chức giao ban hàng tuần. - Các HTX nông nghiệp thực hiện tốt công tác thủy lợi nội đồng, thường xuyên theo dõi bờ vùng bờ thửa để giữ nước trên ruộng, hạn chế tối đa lượng nước tổn thất. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra để tránh thất thoát nước trong thời gian được cấp nước. Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 71 Thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo phương án của huyện. Sử dụng nguồn lực tại địa phương như máy bơm, công lao động để chống hạn. Áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước. Ngoài ra, công tác lập quy hoạch kế hoạch phát triển của mỗi địa phương, mỗi ngành trong tỉnh đều phù hợp theo với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2020 và đúng với định hướng phát triển kinh tế ngành vùng của Bộ, ngành và Chính phủ. Quy hoạch, kế hoạch phát triển của các địa phương, các ngành cũng đã gắn liền với phòng tránh thiên tai trên địa bàn như xét chọn quy hoạch phát triển các vùng kinh tế phù hợp để tránh thiên tai, nâng cao tần suất thiết kế phòng chống thiên tai. Cần lồng ghép trong phòng chống thiên tai chung giữa các ngành; các ngành và các đơn vị phải thật sự quan tâm đúng mức về tác động của thiên tai đối với nội dung quy hoạch phát triển cấp mình. Với mục đích phù hợp của của nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển của các cấp, các ngành thật sự với quy hoạch tổng thể phát triển của tỉnh và gắn liền với phòng, chống thiên tai, cần thiết phải tiến hành xây dựng một quy định cụ thể về nội dung lồng ghép phòng chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương. Và phải có một cơ quan chuyên môn đảm bảo việc thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để chính thức có một quy hoạch về công tác phòng, chống thiên tai. 3.5. Nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là một phương pháp hướng thành viên trong cộng đồng, đặc biệt những người dễ bị tổn thương nhất chủ động tích cục tham gia vào quá trình phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, xác định những vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai. - Nâng cao kiên thức và nhận thức về phòng ngừa thảm họa tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ và nhân dân - Tăng cường sự phối hợp của các tổ chức, các ngành và cộng đồng cùng các tổ chức hỗ trợ bên ngoài - Định hướng quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cán bộ có trách nhiệm Thiên tai lũ lụt và hạn hán làm gia tăng sự phân hoá mức sống dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xoá đói giảm nghèo ở những vùng thường xuyên phải đối mặt, khiến nhiều hộ gia đình vừa thoát khỏi cảnh nghèo đói lại bị tái nghèo. Thiên tai còn làm ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại cơ sở hạ tầng giáo dục, gián đoạn thời gian đến Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 72 trường của học sinh, đặc biệt là ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sức khoẻ cộng đồng. Thực tế diễn biến thời tiết và thiên tai những năm gần đây đã cho thấy dự báo trên là hoàn toàn có cơ sở, trong khi lũ lụt, ngập úng ngày càng có xu hướng gia tăng, gây gia tăng thiệt hại về người và tài sản. Đáng chú ý, lũ lụt, úng ngập ở Quảng Nam trong 10 năm gần đây xảy ra với nhịp điệu mau hơn, ác liệt hơn thể hiện qua các năm 1999, 2004, 2007, 2009, 2010. Bên cạnh đó, trong mùa kiệt, việc suy giảm nguồn nước dẫn tới hạn hán, khan hiếm nước xảy ra thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng. Năm nào hạn hán cũng xảy ra. Mức độ gay gắt của hạn hán rất khó dự đoán và xác định trước. Hạn hán thiếu nước điển hình xảy ra gần đây trong các mùa khô 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 – 2005, 2006 – 2007, 2009 – 2010. Do tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán được dự báo sẽ tăng lên khoảng một cấp trong những năm tới, tiếp tục gia tăng quá trình hoang mạc hoá, mặn hoá, rửa trôi, xâm thực, xói lở bờ sông, cát bay, cát chảy. Các thiên tai này đã gây thiệt hại tương đương 1,5%GDP, làm chết và bị thương hàng trăm người. Tuy nhiên những thiệt hại, đặc biệt về thiệt hại về người là hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như người dân nhận thức được việc quản lý rủi ro thiên tai. Bằng chương trình thông tin truyền thông, tổ chức lớp tập huấn về phòng chống giảm nhẹ thiên tai, lập “kế hoạch làng xa an toàn” cho cộng đồng... nhằm thay đổi cơ bản nhận thức người dân như khắc phục thái độ chủ quan không chịu sơ tán trước nguy cơ bão lũ lớn, tránh xây dựng nhà cửa ở những nơi có khả năng xảy ra thiên tai, chủ động neo chằng nhà cửa, tích trữ lương thực, thuốc men; theo dõi sát sao dự báo thời tiết... cũng như thái độ tích cực với bảo vệ môi trường nước trong thời kỳ khô hạn. Ngoài ra, cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, diễn tập và chuẩn bị tốt các biện pháp phòng, chống, các điều kiện triển khai phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Quảng Nam là tỉnh hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai, trong đó thiên tai bão, lũ được xếp hàng đầu về phạm vi ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng và số lần xuất hiện. Lũ lụt và hạn hán là những thiên tai gây thiệt hại lớn nhất về kinh tế, môi trường và xã hội. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của sự thay đổi về khí hậu toàn cầu và sự phát triển kinh tế xã hội, thiên tai nói chung, lũ lụt và hạn hán nói riêng trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng một cách bất thường và gây thiêt hại ngày càng lớn hơn. Thực hiện phương châm "Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển". Để góp phần giảm nhẹ thiên tai, trong những năm vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều biện pháp công trình, phi công trình thông qua các hoạt động: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng tránh thiên tai; Nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo bão lũ, khả năng quản lý lưu vực sông; tiến hành quy hoạch, xây dựng các công trình phòng, chống giảm nhẹ thiên tai công trình cơ sở hạ tầng; thực hiện quy hoạch di dời dân ra khỏi vùng thường xuyên bị thiên tai uy hiếp. Chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du miền núi. Những hoạt động nói trên đã đem lại hiệu quả to lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định trên địa bàn tỉnh. Mặc dù công tác phòng chống thiên tai đã được đẩy mạnh nhưng vẫn thiếu một chiến lược lâu dài. Trong điều kiện khí hậu, thời tiết có những biến đổi, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ổn định, bền vững công tác quy họach, kế hoạch phát triển phải gắn liền với quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai trên địa bàn. Và mỗi chương trình, dự án xây dựng phát triển phải được lồng ghép với nội dung phòng chống thiên tai. Để đảm bảo yêu cầu đó, việc xây dựng một chiến lược phòng tránh thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh là hết sức cần thiết để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai tỉnh Quảng Nam. Nhằm thực hiện tốt hơn quản lý rủi ro thiên tai, kiến nghị: + Đối với các công trình thủy lợi, thủy điện hoạt động trong tỉnh - Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ trong mùa lũ đã được ban hành kèm theo quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: A Vương, Đak Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm. - Bảo vệ an toàn tuyệt đối các công trình thủy lợi – thủy điện: cần có biện pháp phòng, tránh vỡ đập, tác động dây chuyền gây thiệt hại nghiêm trọng về người và Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 74 của ở hạ du công trình cũng như vùng ngập lụt ở đồng bằng - Cần xây dựng quy trình vận hành liên hồ trong mùa kiệt, nhằm phòng tránh hiện tượng sông đứt dòng và không đảm bảo dòng chảy tối thiểu ở hạ du. Với lợi ích phát điện, hầu hết các công trình thủy điện trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đều xuất hiện các đoạn sông chết sau công trình (sau A Vương đoạn sông chết dài 8km, sau Đak Mi 4, nước trên sông Vu Gia đổ về sông Thu Bồn.... ) Vì vậy, cần thực hành đúng các quy phạm về dòng chảy tối thiểu ở hạ du công trình nhằm đảm bảo hệ sinh thái của sông cũng như đảy mặn ở vùng hạ du. + Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai: - Kiện toàn hệ thống mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn trong tỉnh. Tăng cường các trạm ở một số vùng khí hậu đặc trưng. Đổi mới thiết bị đo đạc nâng cao mức độ chính xác của số liệu quan trắc. Cần có quan trắc đo đạc mực nước, lưu lượng ở hạ du các công trình thủy điện nhằm đánh giá tác động của các công trình đến chế độ dòng chảy hạ du chính xác hơn - Áp dụng các phương pháp dự báo dòng chảy lũ, ngập lụt, dòng chảy kiệt, hạn hán bằng các công cụ mô hình hóa + Củng cố cơ sở hạ tầng quản lý thiên tai: - Các công trình được xây dựng với tần suất thiết kế chống lũ cao, đảm bảo mức độ an toàn công trình, - Nâng cấp, sửa chữa các công trình đã xây dựng + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự phòng tránh thiên tai, hạn chế thiệt hại. Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam (2010), Đánh giá tác động của các công trình thủy điện đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Báo cáo lưu trữ UBND tỉnh Quảng Nam, Tam kỳ. 2. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam (1999), “Bản đồ phạm vi ngập lụt lớn nhất hạ lưu sông Thu Bồn - Tam Kỳ, năm 1999, tỷ lệ 1/100.000”, lưu trữ tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam, Tam Kỳ 3. Nguyễn Lập Dân và nnk (2007), Lũ lụt miền Trung, nguyên nhân và các giải pháp phòng tránh, Nxb.Khoa học tụ nhiên và công nghệ, Hà Nội. 4. Nguyễn Lập Dân và nnk (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hoá để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: nghiên cứu điển hình cho Đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài KC 08 – 23/06 – 19 lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Lập Dân, Vũ Thị Thu Lan (2010), Thực trạng hạn hán ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và giải pháp phòng chống, Tạp chí các khoa học về trái đất số 3/2010 6. Nguyễn Trọng Hiệu (1995), Phân bố hạn hán và tác động của chúng, báo cáo lưu trữ Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội 7. Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn (2010), Nghiên cứu tác động của BĐKH đến ngập lụt lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia, Tuyển tập Hội nghị khoa học kỷ niệm 35 năm Viện KH&CN Việt Nam, Hà Nội. 8. Nguyễn Kim Ngọc (2003), Nghiên cứu cân bằng và quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững các nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Nam, Báo cáo lưu trữ tại Sở Khoa học Công nghệ Quảng Nam, Tam Kỳ. 9. Nguyễn Đức Ngữ và nnk (2002), Tìm hiểu về hạn hán và hoang mạc hóa, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 10. Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA (2003), Nghiên cứu về phát triển và quản lý tài nguyên nước toàn quốc tại Nước CHXHCN Việt Nam. Báo cáo lưu trữ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 76 11. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 về việc ban hành “Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đak Mi 4, Sông Tranh 2 trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn”, Hà Nội. 12. Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển và nnk (2011), Tác động biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 1. 13. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2009), Đề án xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở NTB và Tây Nguyên, báo cáo lưu trữ tại Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường, Hà Nội 14. Đặng Ngọc Vinh và nnk (2009), Cập nhật, bổ sung quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, báo cáo lưu trữ tại Bộ NN&PTNT, Hà Nội. 15. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2010), Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, Báo cáo lưu trữ UBND tỉnh Quảng Nam, Tam kỳ. 16. IPCC (2007), Climate Change 2007: Synthesis Report–Summary for Policymakers, Assessment of Working Groups I, II and III to the Third Assessment Report of the IPCC, Cambridge University Press. Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 77 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN DÒNG CHẢY (LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .................... 7 1.1. Đặc điểm phân phối tài nguyên nước tỉnh Quảng Nam ................................. 7 1.1.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối trong tỉnh ............................................... 7 1.1.2. Đặc điểm phân bố tài nguyên nước theo không gian .............................. 9 1.1.3. Phân bố tài nguyên nước mặt theo thời gian ........................................ 10 1.2. Các thiên tai liên quan đến tài nguyên nước (lũ lụt và hạn hán) tỉnh Quảng Nam .................................................................................................................. 14 1.2.1. Tổng quan về các dạng thiên tai ở tỉnh Quảng Nam ............................. 14 1.2.2. Đặc điểm thiên tai lũ và ngập lụt ở Quảng Nam ................................... 15 1.2.3. Đặc điểm khô hạn và tình trạng hạn hán .............................................. 19 1.3. Tình hình thiệt hại do thiên tai lũ lụt và hạn hán gây ra trong những năm gần đây .................................................................................................................... 24 1.3.1 Thiệt hại do thiên tai lũ và ngập lụt tỉnh Quảng Nam ............................ 24 1.3.2. Thiệt hại do hạn hán của tỉnh Quảng Nam ........................................... 25 1.4. Cảnh báo mức độ gia tăng của thiên tai lũ lụt và hạn hán theo kịch bản biến đổi khí hậu ........................................................................................................ 29 1.4.1. Mức độ gia tăng của lũ và ngập lụt ...................................................... 29 1.4.2. Mức độ gia tăng của hạn hán ............................................................... 33 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THIÊN TAI LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN Ở QUẢNG NAM .................................................................................................................... 37 2.1. Hiện trạng các công trình thủy lợi phòng chống thiên tai lũ lụt và hạn hán 37 2.1.1. Đánh giá tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện trong việc phòng chống lũ .............................................................................................. 37 2.1.2. Hiện trạng phục vụ cấp nước nhằm phòng chống thiên tai hạn hán ..... 40 2.2. Tổ chức thể chế hiện hành trong công tác phòng, chống thiên tai hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ............................................................................ 46 Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 78 2.3. Hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai tỉnh Quảng Nam ................................. 48 2.3.1. Mạng lưới trạm khí tượng - thuỷ văn .................................................... 48 2.3.2 Công tác thông tin, dự báo .................................................................... 48 2.4. Đánh giá hiện trạng quản lý thiên tai hiện nay của tỉnh Quảng Nam ........... 51 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ VÀ THÍCH NGHI VỚI THIÊN TAI LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN .............................................................................. 55 3.1. Cơ sở pháp lý đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi với thiên tai lũ lụt và hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu .................................................. 55 3.2. Đề xuất các giải pháp công trình ................................................................ 56 3.2.1. Phòng chống lũ và ngập lụt .................................................................. 56 3.2.2. Phòng chống hạn hán thiếu nước dùng ................................................. 61 3.3. Các giải pháp phi công trình ....................................................................... 64 3.4. Các giải pháp chính sách ............................................................................ 68 3.5. Nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng ......................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 73

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_15_8025.pdf
Luận văn liên quan