Chuyên đề Báo cáo về an toàn lao động

Đá mài phải đượ bảo quản ở nơi khô ráo. Không được để trong môi trường có axit và các chất ăn mòn khác. Cấm không được xếp đá chồng lên nhau hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt. Các loại đá mài dùng chất kết dính bằng Magie, nếu thời hạn bảo quản quá một năm thì không được sử dụng nữa vì chất kết dính không bảo đảm nữa. Khi lắp vào trục chính, đá mài phải được kẹp đều giữa hai mặt bích bằng nhau. Giữa đá và mặt bích kẹp phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gõ đá mài. Khe hở giữa trục và lỗ đá phải đảm bảo trong khoảng 2÷5% đường kính lỗ để phòng trục giãn nở nhiệt trong quá trình làm việc, cần phải cân bằng tĩnh hoặc cân bằng động.

doc18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Báo cáo về an toàn lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo chuyên đề về an toàn lao động LỜI NÓI ĐẦU Đối với các ngành trong lĩnh vực kỹ thuật (cơ khí, điện, xây dựng dân dụng, xây dựng công trình cầu cống, khai thác mỏ than, công nghệ khai thác dầu và khí,…), trong quá trình lao động sản xuất có rất nhiều tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra. Tùy vào điều kiện lao động của từng ngành mà gây ra tai nạn lao động khác nhau như: chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp. Các tai nạn lao động này đã gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Nguyên nhân gây ra các tai nạn lao động này là do con người không đảm bảo an toàn lao động trong lao động sản xuất. Như vậy, để phòng tránh các tai nạn lao động trên cũng như đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người lao động thì chúng ta phải giải quyết tốt vấn đề an toàn lao động. Vậy thì đối với sinh viên học các ngành kĩ thuật, chúng ta cần phải hiểu biết những kiến thức về an toàn lao động này. Vì vậy sau khi học xong môn học an toàn lao động, để nắm hiểu vấn đề sâu hơn,hiệu quả hơn thì em đã soạn cho mình một bài “báo cáo chuyên đề về an toàn lao động” bám sát nội dung yêu cầu chung của thầy giáo giảng dạy và tham khảo kiến thức từ môn học an toàn lao động và các môn học chuyên ngành đã được học. Nội dung bài báo cáo này của em tập trung tìm hiểu kĩ về hai chuyên đề, đó là: Chuyên đề Ecgônômi bao gồm: khái niệm về Ecgônômi, Ecgônômi nói chung, Ecgônômi trong ngành cơ khí chế tạo máy,… Chuyên đề an toàn lao động cho nhóm máy công cụ bao gồm: khái niệm nhóm máy, biện pháp phòng ngừa chung, phân tích các hình ảnh minh họa tai nạn lao động,… Vì nội dung chương trình học nhiều nhưng thời gian nghiên cứu ít và sự hiểu biết còn hạn chế về kiến thức chuyên ngành nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài báo cáo. Rất mong thầy giáo góp ý kiến phê bình. Sau cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quan trọng về chuyên ngành và cung cấp đầy đủ nội dung cần thiết về môn học để em hoàn thành bài báo cáo chuyên đề về an toàn lao động này. Đà Nẵng, ngày 14 tháng 11 năm 2012 Người viết báo cáo: Chuyên đề 1: ECGÔNÔMI Từ thế kỉ V trước công nguyên, thuật ngữ Ecgônômi đã được sử dụng và được hiểu với nghĩa là Công thái học. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, việc nghiên cứu, ứng dụng Ecgônômi cũng có những giai đoạn thăng trầm khác nhau nhưng từ sau Thế chiến II, với mục tiêu hướng vào năng suất và bảo vệ sức khoẻ người lao động, tại các nước phương Tây Ecgônômi ngày càng được quan tâm, nghiên cứu và phát triển. Ở Việt Nam, trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, Ecgônômi cũng bắt đầu được nêu lên và được nghiên cứu ứng dụng trong quá trình phát triển của đất nước. Ecgônômi được hiểu là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, an toàn và tiện nghi cho con người. 1. Định nghĩa về Ecgônômi: Ecgônômi (Ergonomic) là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa các phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu, tâm lý, sinh lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe, an toàn cho con người. 2. Sự tác động giữa Người - Máy - Môi trường: Ecgônômi tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ vào việc thiết kế, tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy móc nhờ sự tuyển chọn và huấn luyện, tập trung vào việc tối ưu hóa môi trường xung quanh thích hợp với con người và sự thích nghi của con người với điều kiện môi trường. Khả năng sinh học của con người thường chỉ điều chỉnh được trong một phạm vi giới hạn nào đó, vì vậy thiết bị thích hợp cho một nghề thì trước hết phải thích hợp với người sử dụng nó và vì vậy khi thiết kế các trang thiết bị người ta phải chú ý đến tính năng sử dụng phù hợp với người điều khiển nó. Môi trường tại chỗ làm việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nhưng cần phải đảm bảo sự thuận tiện cho người lao động khi làm việc nhất là các yếu tố về ánh sáng, tiếng ồn, rung động, độ thông thoáng,… Ngoài ra các yếu tố về tâm lý, xã hội, thời gian và tổ chức lao động đều ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người lao động. 3. Nhân trắc học Ecgônômi với chỗ làm việc: Người lao động phải làm việc trong tư thế gò bó, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, thường bị đau lưng, đau cổ và căng thẳng cơ bắp. Hiện tượng bị chói lóa do chiếu sáng không tốt làm giảm hiệu quả công việc, gây mệt mỏi thị giác và thần kinh, tạo nên tâm lí khó chịu. dưới đây là hình ảnh minh họa về nội dung này: Hình 1-1: Lực tác động lên cột sống trong các tư thế nâng vật nặng Sự khác biệt về chủng tộc và nhân chủng học cần được chú ý, khi nhập hay chuyển giao công nghệ của nước ngoài có sự khác biệt về cấu trúc văn hóa, xã hội, có thể dẫn đến hậu quả xấu. Chẳng hạn người châu Á nhỏ bé phải làm việc với máy móc, phương tiện được thiết kế cho người châu Âu to lớn,… Các hình ảnh dưới đây sẽ minh họa cho nội dung này: Hình 1-2: Các tư thế làm việc không hợp lí do cấu trúc công nghệ của máy móc nhập khẩu gây ra. Nhân trắc học Ecgônômi với mục đích nghiên cứu những tương quan giữa người lao động và các phương tiện lao động với yêu cầu đảm bảo sự thuận tiện nhất cho người lao động khi làm việc để có thể đạt được năng suất lao động cao nhất và đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho người lao động. - Những nguyên tắc Ecgônômi trong thiết kế hệ thống lao động: Các đặc tính thiết kế các phương tiện kỹ thuật hoạt động cần phải tương ứng với khả năng con người dựa trên nguyên tắc sau: + Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và những đặc tính khác của người lao động. + Cơ sở về vệ sinh lao động, về an toàn lao động. + Các yêu cầu về thẩm mỹ kỹ thuật. - Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động: + Thích ứng với kích thước người điều khiển. + Phù hợp với tư thế của con người, lực cơ bắp và chuyển động. + Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi. - Thiết kế môi trường lao động: Môi trường lao động cần phải được thiết kế và bảo đảm tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và đạt điều kiện tối ưu cho hoạt động chức năng của con người. - Thiết kế quá trình lao động: Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khỏe an toàn cho người lao động, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ dàng thực hiện mục tiêu lao động. Cần phải loại trừ sự quá tải gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới hạn trên hoặc dưới của chức năng hoạt động tâm lý của người lao động. - Những nguyên nhân gây ra bệnh tật của người lao động: + Công việc lặp đi lặp lại. + Tư thế thao tác làm việc tĩnh bất lợi. + Tác động phối hợp của yếu tố môi trường. + Thời gian phục hồi và nghỉ ngơi thiếu. + Tổ chức công việc thiếu hợp lí. + Các yếu tố khác. - Biện pháp phòng tránh: + Kiểm soát kĩ thuật: cách ly, cô lập nguy cơ, thiết kế dụng cụ. + Kiểm soát hành chính: rút ngắn thời gian làm việc, luân chuyển công nghệ qui trình. + Kiểm soát nguy cơ đặt biệt. + Giảm dùng lực quá sức. + Giảm lặp lại của thao tác. + Giảm cử động khớp, tư thế tĩnh quá mức. + Kiểm soát nhiệt độ. + Phân tán stress cơ học ở tay. Hiện nay Ecgônômi đang được chú ý và quan tâm đúng mức, đó là: Ngày 26/11/2006, Hội khoa học kĩ thuật An toàn và Vệ sinh Lao động Việt Nam Phối hợp với Cục An toàn Vệ sinh Lao động, Viện Bảo hộ lao động tổ chức hội thảo với chủ đề “Ecgônômi với an toàn và vệ sinh lao động” với sự tham gia của đại diện đông đảo các viện, trường, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lí. (Nguồn: Chuyên đề 2: NHÓM MÁY CẮT KIM LOẠI 1. Giới thiệu về nhóm máy cắt kim loại: Máy cắt kim loại được dùng để gia công các chi tiết kim loại bằng cách cắt bớt kim loại thừa, để sau khi gia công có hình dáng gần đúng yêu cầu (gia công thô) hoặc thỏa mãn hoàn toàn yêu cầu đặt hàng với độ chính xác nhất định về kích thước và độ bóng cần thiết của bề mặt gia công (gia công tinh). a) Phân loại máy cắt kim loại: Máy cắt kim loại gồm nhiều chủng loại và rất đa dạng trong từng nhóm máy, nhưng có thể phân loại chúng dựa trên các đặc điểm sau: - Tùy thuộc vào quá trình công nghệ đặc trưng bởi phương pháp gia công, dạng dao, đặc tính chuyển động v.v …, các máy cắt được chia thành các máy cơ bản: tiện, phay, bào, khoan – doa, mài và các nhóm máy khác như gia công răng, ren vít v.v … - Theo đặc điểm của quá trình sản xuất, có thể chia thành các máy vạn năng, chuyên dùng và đặc biệt. Máy vạn năng là các máy có thể thực hiện được các phương pháp gia công khác nhau như tiện, khoan, gia công răng v.v … để gia công các chi tiết khác nhau về hình dạng và kích thước. Các máy chuyên dùng là các máy để gia công các chi tiết có cùng hình dáng nhưng có kích thước khác nhau. Máy đặt biệt là các máy chỉ thực hiện gia công các chi tiết có cùng hình dáng và kích thước. - Theo kích thước và trọng lượng chi tiết gia công trên máy, có thể chia máy cắt kim loại thành các máy bình thường (100.000kG). - Theo độ chính xác gia công, có thể chia thành máy có độ chính xác bình thường, cao và rất cao. b) Các chuyển động và các dạng gia công điển hình trên máy cắt kim loại: Trên máy cắt kim loại, có hai loại chuyển động chủ yếu: chuyển động cơ bản và chuyển động phụ. - Chuyển động cơ bản là chuyển động tương đối của dao cắt so với phôi để đảm bảo quá trình cắt gọt. Chuyển động này chia ra: chuyển động chính và chuyển động ăn dao. + Chuyển động chính (chuyển động làm việc) là chuyển động thực hiện quá trình cắt gọt kim loại bằng dao dao cắt. + Chuyển động ăn dao là các chuyển động xê dịch của dao hoặc phôi để tạo ra một một lớp phôi mới. - Chuyển động phụ là những chuyển động không liên quan trực tiếp đến quá trình cắt gọt, chúng cần thiết khi chuẩn bị gia công, nâng cao hiệu suất và chất lượng gia công, hiệu chỉnh máy v.v … Ví dụ như di chuyển nhanh bàn máy hoặc phôi trong máy tiện, nới siết xà trên trụ trong máy khoan cần, nâng hạ xà trong dao trong máy bào giường, bơm dầu của hệ thống bôi trơn, bơm nước làm mát v.v … Các chuyển động chính, ăn dao có thể là chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến của dao hoặc phôi. Trên hình 2-1 biểu diễn các dạng gia công điển hình được thực hiện trên các máy cắt kim loại: + Gia công trên máy tiện (hình 2-1a): n - tốc độ quay của chi tiết (chuyển động chính); v - vận tốc xê dịch của dao cắt vào chi tiết (chuyển động ăn dao). + Gia công trên máy khoan (hình 2-1b): n - tốc độ quay của mũi khoan (chuyển động chính); v - chuyển động tịnh tiến của mũi khoan vào chi tiết (chuyển động ăn dao). + Gia công trên máy phay (hình 2-1c): n - tốc độ quay của dao phay (chuyển động chính); v - chuyển động tịnh tiến của phôi (chuyển động ăn dao). + Gia công trên máy mài tròn ngoài (hình 2-1d): n - tốc độ quay của đá mài (chuyển động chính); v - chuyển động tịnh tiến của đá mài vào chi tiết (chuyển động ăn dao). + Gia công trên máy bào giường (hình 2-1e): vt, vn - chuyển động qua lại của bàn (chuyển động chính); chuyển động di chuyển của dao theo chiều ngang bàn (chuyển động ăn dao). Hình 2-1: Các dạng gia công kim loại trên các máy cắt gọt kim loại. a) Tiện b) Khoan c) Phay d) Mài e) Bào 2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong quá trình cắt gọt: Trong máy công cụ, máy tiện chiếm tỉ lệ cao (40%) vì máy tiện được sử dụng khá phổ biến vì vậy nguyên nhân gây chấn thương đối với máy tiện là do tốc độ cao, phoi ra nhiều và liên tục, phoi ra thành dây dài, quấn và văng ra xung quanh, phoi có nhiệt độ cao, phoi vụn có thể bắn vào người đứng ở phía đối diện người đang gia công. Khi khoan, mũi khoan lắp không chặt có thể văng ra, bàn gá kẹp phôi không chặt làm cho vật gia công bị văng ra. Khi mài nếu đứng không đúng vị trí, khi đá mài vỡ có thể văng ra ngoài, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân. Các cơ cấu truyền động trong các máy công cụ nói chung như bánh răng, dây cu roa,… cũng có thể gây ra tai nạn. Áo quần công nhân không đúng cỡ, không gọn gàng, có thể bị quấn vào máy và gây nên tai nạn. Những hình ảnh minh họa các tai nạn lao động xảy ra trong đời sống sản xuất thật: Hình 2-2: Đầu và phần trên cơ thể của người công nhân bị bẻ gãy do mặc áo lỏng lẻo bị quấn vào mâm cặp máy tiện đang chuyển động quay. Nguồn: Hình 2-3: Tay trái bị chấn thương do máy phay gây ra. Nguồn Hình 2-4: Ngón tay trỏ bị đứt do dao máy bào cắt. Nguồn Hình 2-5: Máy mài góc nhúng vào chân. Nguồn: documentingreality.com 3. Những giải pháp để phòng tránh: a) Biện pháp phòng ngừa chung: Hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng máy thành thạo. Phải chọn vị trí đứng gia công cho thích hợp với từng loại máy. Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng, đeo kính bảo hộ. Trước khi sử dụng máy phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất, siết chặt các bulông ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền dẫn động, tra dầu mỡ, trước khi gia công cần chạy thử máy để kiểm tra. Những thiết bị trong khi sản xuất gây rung động lớn phải bố trí xa nơi có mật độ công nhân lớn và nền móng phải có hào chống rung. Các nút điều khiển phải thay, làm việc tin cậy. Các bộ phận điều khiển máy phải bố trí vừa tầm tay cho công nhân thuận tiện thao tác, không phải với, không phải cúi. Đối với các máy có dung dịch nước tưới làm mát, xí nghiệp phải cho công nhân sử dụng máy đó biết tính chất, đặc điểm và mức độ độc hại để ngừa trước những nguy hiểm có thể xảy ra. Khi hết ca, công nhân đứng máy phải ngắt nguồn điện, lau chùi máy, thu dọn dụng cụ gọn gàng, bôi trơn những nơi qui định. Việc thu dọn phải dùng các móc, cào, bàn chải, chổi, cấm không được dùng tay trực tiếp thu dọn phoi. Công nhân làm việc máy nào thì chỉ được phép lau chùi máy đó vì họ hiểu rõ máy mình đang làm việc tốt hơn máy khác, cấm dùng tay lau chùi máy mà phải dùng giẻ, bàn chải sắt. Các thiết bị làm sạch phôi liệu phải bố trí ở buồng riêng, có thiết bị thông gió và có các thiết bị hút bụi cục bộ ở những nơi sinh bụi. Tất cả các bộ phận truyền động của các máy đều phải được che kín, có cửa cài chắc chắn kể cả các khớp nối ma sát, khớp nối trục các đăng. b) Các biện pháp an toàn khi sử dụng một số máy cắt kim loại: - Kỹ thuật an toàn đối với máy tiện: Yêu cầu các đồ gá kẹp chi tiết gia công như mâm cặp, ụ động,… phải được bắt chặt trên máy. Khi tiện các chi tiết máy quay nhanh, mũi tâm của ụ động phải là mũi tâm quay. Nếu chi tiết gia công có chiều dài lớn hoặc yếu phải có giá đỡ phía sau để đề phòng chi tiết văng ra do lực ly tâm hoặc đề phòng phôi uốn. Không được gá dao công sôn quá dài vì phôi quay tròn hay kém cứng vững dễ gây rung động làm dao bị gãy, mảnh dao bắn ra gây nguy hiểm cho người. Đối với máy tiện vạn năng thông thường, chiều dài phôi nhô ra phía sau trục chính không được quá 0,5m. Không cho phép dùng dũa để rà các cạnh sắc của chi tiết khi đang tiện, bởi vì có thể trượt, mất đà làm tay tì dũa trượt vào vật đang quay gây tai nạn. Để đảm bảo phoi tiện không đùn ra quá dài làm đứt tay, cuốn vào bề mặt chi tiết đang gia công làm giảm độ nhẵn bề mặt chi tiết hoặc gây khó khăn cho việc quan sát chi tiết, dao cắt người ta chọn loại dao bẻ phoi hoặc chọn thông số hình học của dao hợp lý. Ví dụ: Khi tiệntheps C45 hoặc thép hợp kim 20Cr với tốc độ cắt m/ph, nếu chọn thông số hình học của dao sau: sẽ có tác dụng bẻ phoi tốt. - Kỹ thuật an toàn đối với máy phay: Đối với máy phay, tốc độ cắt gọt nhỏ hơn máy tiện song cũng cần hết sức lưu ý vấn đề an toàn. Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những chỗ có thể vướng phải được che chắn tốt. Khi tháo lắp dao phay cần có gá kẹp chuyên dùng. Khi dao đang chạy không được đưa tay vào vùng dao hoạt động. Cơ cấu phanh hãm bánh đà của máy phay phải hoạt động tốt, nhạy và đảm bảo an toàn. - Kỹ thuật an toàn trên máy khoan: Đối với máy khoan, khi gá lắp mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng tâm với trục chủ động. Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp hoặc qua giá đỡ với bàn khoan. Tuyệt đối không được dùng tay để giữ chi tiết gia công và không được dùng găng tay khi tiến hành khoan. Khi phoi ra bị quấn vào mũi khoan hoặc đồ gá mũi khoan, không được dùng tay trực tiếp tháo gỡ phoi khoan. - Kỹ thuật an toàn đối với máy mài: Đá mài gồm những hạt mài kết dính lại bằng các chất kết dính (như bakelit, gốm,…) nên chịu kéo kém. Đá mài cứng nhưng dòn, dễ bị vỡ, không chịu được rung động và tải trọng va đập. Độ ẩm của đá mài cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đá. Đặc điểm chung của máy mài là tốc độ lớn (m/s) vì vậy khi đá mài quay sẽ gây ra lực ly tâm rất lớn, nếu đá mài không đảm bảo liên kết tốt, không cân bằng sẽ gây vỡ đá. Việc chọn đá mài phải căn cứ vào yêu cầu kĩ thuật của qui trình gia công để chọn đúng loại đá. Sau khi lắp đá phải cân bằng động và phải thử nghiệm độ bền cơ học của đá như sau: đối với đá có đường kính từ mm phải kiểm tra với tốc độ cao hơn tốc độ định mức 50% trong thời gian 3 phút, đường kínhmm trong 5 phút và lớn hơn mm trong 7 phút. Nếu không biết tốc độ quay cho phép của đá thì phải thử với tốc độ lớn hơn 60% tốc độ làm việc trong 10 phút. Đá mài phải đượ bảo quản ở nơi khô ráo. Không được để trong môi trường có axit và các chất ăn mòn khác. Cấm không được xếp đá chồng lên nhau hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt. Các loại đá mài dùng chất kết dính bằng Magie, nếu thời hạn bảo quản quá một năm thì không được sử dụng nữa vì chất kết dính không bảo đảm nữa. Khi lắp vào trục chính, đá mài phải được kẹp đều giữa hai mặt bích bằng nhau. Giữa đá và mặt bích kẹp phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gõ đá mài. Khe hở giữa trục và lỗ đá phải đảm bảo trong khoảng 2÷5% đường kính lỗ để phòng trục giãn nở nhiệt trong quá trình làm việc, cần phải cân bằng tĩnh hoặc cân bằng động. Khi đường kính đá mài giảm và khoảng cách giữa đá và bích kẹp nhỏ hơn 3mm thì phải thay đá mới. Đá mài khi làm việc phải có bao che chắn, khe hở giữa đá và mặt bên phải nằm trong khoảng 10÷15mm, vật liệu che chắn không được quá mỏng và phải làm theo tiêu chuẩn qui định, góc mở của vỏ che chắn chọn sao cho nhỏ nhất để tránh gây tai nạn. Công nhân đứng máy không được đứng ở phía không có bao che chắn. Khi mài thô, mài nhẵn bằng phương pháp khô thì yêu cầu phải có máy hút bụi. - Kỹ thuật an toàn đối với máy bào: Tất cả các máy bào đều không chế khoảng hành trình của đầu bào. Trong khi máy chạy không được qua lại trước hành trình chuyển động của máy. Các thiết bị phải có đầy đủ các cơ cấu an toàn. Những cụm kết cấu có chuyển động lui tới trên máy bào giường hay bào ngang phải bố trí vị trí vươn xa nhất của bộ phận đó di chuyển quay vào tường, cách tường tối thiểu 0,5m hoặc cách mép đường vận chuyển tối thiểu 1m. Phải bao che các cơ cấu bánh răng, thanh răng, cơ cấu dịch chuyển. Trong khi máy đang chạy tuyệt đối không gá lắp điều chỉnh vật gia công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_atld_4515.doc
Luận văn liên quan