Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của nông hộ tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Về phía các hộ cần phải nghiêm chỉnh tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do xã tổ chức. Trong quá trình chăm sóc và thu hoạch nếu bản thân các chủ hộ còn thắc mắc gì thì cần phải mạnh dạn trong việc học hỏi kỹ thuật của những hộ có kinh nghiệm và cách thức trồng, chăm sóc và quản lí vườn cây có hiệu quả. Các hộ sản xuất cà phê cần huy động vốn, tranh thủ các nguồn vốn của Nhà Nước, các chương trình dự án và các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo đủ mức đầu tư cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Để việc thu hoạch cà phê theo đúng thời gian quy định, các hộ sản xuất cần phải cân nhắc trong việc tận dụng lao động gia đình hiện có cùng với việc thuê ngoài, để có chi phí thuê lao động một cách hợp lí. Cần phải thường xuyên tiếp cận với các phương tiện thông tin truyền thông để có được những thông tin kịp thời nhằm có được kế hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ được tốt hơn

doc65 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3316 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của nông hộ tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp xử lí số liệu và thông tin Số liệu được xử lý bằng công cụ máy tính (phần mềm Microsoft Excel) dùng để tính toán các chỉ số tuyệt đối, tương đối, bình quân các dữ liệu thứ cấp. Số liệu được thể hiện thông qua có thể dưới dạng bảng biểu. 3.3.4. Phương pháp phân tích 3.3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng số bình quân để phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của xã cũng như tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trong xã. 3.3.4.2 Phương pháp thống kê kinh tế Là nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng, khi phân tích thường sử dụng các cách phân tổ, hệ thống các chỉ tiêu để tìm ra tính quy luật và rút ra những kết luận cần thiết. 3.3.4.3 Phương pháp so sánh So sánh theo không gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh giữa các hộ trong xã. So sánh với mức trung bình: các thông tin khi thu thập và được so sánh với mức trung bình chung. Dùng phương pháp so sánh để thấy xu hướng vận động, nhịp độ hoạt động của chi phí đầu tư, thu nhập tạo ra và làm rõ thực trạng. Có hai loại so sánh đó là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. 3.3.4.4 Phương pháp SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) Strengths (điểm mạnh) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu. Opportunities (cơ hội) Liệt kê các cơ hội chính liên quan. Weaknesses (điểm yếu) Liệt kê các điểm yếu tiêu biểu. Threats (thách thức) Liệt kê các nguy cơ chủ yếu. 3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sử dụng đất - Chỉ tiêu cơ cấu cây trồng: Chỉ tiêu này cho ta thấy tỷ lệ diện tích canh tác hay gieo trồng các loại cây trồng trên tổng diện tích đất. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Cơ cấu cây trồng = 3.3.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất cà phê - Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): là bộ phận của giá trị sản xuất nói chung bao gồm toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ trong lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm. GO = Q x P Trong đó: Q là sản lượng/khối lượng P là giá bán Chỉ tiêu này phản ánh giá trị sản xuất sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác. - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc BVTV, thuê lao động .... - Giá trị tăng thêm (VA): là phần giá tri tăng thêm của người lao động sản xuất được tính trên đơn vị diện tích. VA = GO – IC - Thu nhập: phản ánh thu nhập từ sản xuất 1 ha cà phê. Thu nhập = Giá trị sản xuất – Chi phí sản xuất Trong đó chi phí sản xuất bao gồm chi phí trung gian và khấu hao tài sản cố định. - Chỉ tiêu năng suất cây trồng: Năng suất cây trồng = Chỉ tiêu thường được dùng cho một loại cây trồng cụ thể, nó cho ta thấy HQKTh của từng loại cây trồng trên những diện tích cụ thể, phản ánh khả năng của đất đai và trình độ kỹ thuật canh tác. Năng suất cây trồng càng cao càng thể hiện quy mô của ngành trồng trọt. Chỉ tiêu liện quan trực tiếp đến HQKT của từng loại cây trồng trên những đơn vị diện tích nhất định - Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất, sử dụng các chỉ tiêu: + Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): là tỷ số giá trị thu được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian. Đây là giá trị tăng thêm khi bỏ một đồng chi phí. + Tỷ suất giá trị gia tăng tính trên chi phí trung gian (VA/IC): là phần giá trị gia tăng thu được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian. + Tỷ suất thu nhập: phản ánh hiệu quả kinh tế từ sản xuất cà phê. Tỷ suất thu nhập = 3.3.5.4 Chỉ tiêu phân loại nhóm hộ và tiêu chí đánh giá nguồn lực của nông hộ: Tiêu chí phân loại hộ: Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011: Bảng 3.6: Bảng tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo và cận nghèo Tiêu chuẩn Nông thôn Thành thị Nghèo 400 000 500 000 Cận nghèo 401 000 – 520 000 501 000 – 650 000 Dựa vào tình hình cụ thể của các hộ trong xã để phân loại nhóm hộ như sau: Bảng 3.7: Tiêu chí phân loại hộ Tiêu chí Thu nhập BQ/Khẩu (đồng/người/tháng) Khá Trên 800.000 đồng Trung Bình Từ 401.000 đồng – 800.000 đồng Nghèo Dưới 401.000 đồng PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tình hình sản xuất cà phê của các hộ 4.1.1 Đặc điểm của các hộ được điều tra 4.1.1.1 Tuổi của chủ hộ Bảng 4.1: Tuổi trung bình của chủ hộ Nhóm hộ Nghèo Trung bình Khá BQC Số hộ 11 9 43 Tuổi trung bình hộ (tuổi) 40.27 43.78 46.14 43.40 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 4.1 trên ta thấy tuổi trung bình của chủ hộ giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn. Nhóm hộ nghèo có tuổi trung bình thấp nhất và nhóm hộ giàu có tuổi trung bình cao nhất lần lượt là 40.27 tuổi và 46.14 tuổi. Hầu hết các hộ đều sản xuất nông nghiệp nên tuổi của chủ hộ cũng ảnh hưởng lớn đến sự sản xuất của hộ gia đình vì trong sản xuất nông nghiệp thì kinh nghiệm là yếu tố cũng khá quan trọng tác động đến quá trình sản xuất nông nghiệp. Và trên thực tế điều tra cũng cho thấy nhóm hộ khá có số tuổi trung bình cao hơn các nhóm hộ nghèo và trung bình, mặt khác nhóm hộ nghèo lại có tuổi trung bình thấp nhất. Qua đó cũng cho thấy nhóm hộ khá có nhiều kinh nghiệm hơn và vận dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. 4.1.2.2 Tình hình dân trí của hộ điều tra Qua điều tra 63 hộ với 350 nhân khẩu ở 3 thôn, buôn trên địa bàn xã Hòa Thắng thì có bảng tổng hợp số liệu về trình độ dân trí được trình bày theo bảng số liệu dưới đây: Bảng 4.2: Trình độ học vấn của các hộ   Nhóm hộ Chỉ tiêu Nghèo Trung Bình Khá Số hộ 11 9 43 Số nhân khẩu 70 54 226 Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Không biết chữ 17 24.29 9 16.67 35 15.49 Tiểu học 18 25.71 16 29.63 65 28.76 THCS 25 35.71 17 31.48 61 26.99 THPT 7 10.00 8 14.81 35 15.49 Trên TC 3 4.29 4 7.41 30 13.27 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng số liệu ta thấy nhóm hộ nghèo có tỷ lệ người không biết chữ là cao nhất chiếm 24.29% trong khi đó nhóm hộ trung bình và khá lần lượt chỉ là 16.67% và 15.49%, điều này cho thấy nhóm hộ nghèo không có điều kiện cho con em mình đi học hay do trình độ dân trí thấp mà họ sản xuất không đem lại được hiệu quả cao. Với trình độ cấp ba và trên trung cấp nhóm hộ khá cũng vẫn có tỷ lệ người học cao nhất lần lượt là 15.49% cấp ba và 13.27% người học trên trung cấp, chiếm tỷ lệ thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo với tỷ lệ 10% người học cấp ba và 4.29% người học trên trung cấp. Như vậy qua phân tích bảng số liệu và tình hình chung ta cũng thấy được sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Các hộ khá, trung bình thì có điều kiện cho con em mình được đi học và các hộ này cũng có trình độ dân trí cao hơn so với nhóm hộ nghèo do đó cũng có tác động đến quá trình sản xuất của họ được tốt hơn. Đối với những hộ nghèo thì trình độ dân trí còn thấp, không có điều kiện cho con em mình đi học, trình độ thấp cũng gây khó khăn trong quá trình sản xuất do đó chưa đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Vì vậy trong tương lai cần có những biện pháp nâng cao trình độ dân trí cho người dân nhằm nâng cao kiến thức cũng như giúp cho quá trình tiếp thu kiến thức, sản xuất được tiến hành tốt hơn. 4.1.2 Tình hình sử dụng đất trồng cà phê của nông hộ Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với người lao động và đặc biệt đối với các nông hộ sản xuất cà phê, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, nó quyết định đến năng suất cây trồng, nếu đất tốt thì năng suất cao và ngược lại. Mặt khác đất đai là yếu tố không thể thiếu hay không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy cần có những biện pháp canh tác hợp lý để sử dụng đất có hiệu quả và lâu dài. Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ STT Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQC Nghèo Trung bình Khá 1. Diện tích đất nông nghiệp Ha/hộ 0.46 0.68 1.30 0.81 Tỷ lệ % 100 100 100 100 a. Đất trồng cà phê Ha/hộ 0.34 0.48 0.72 0.51 Tỷ lệ % 73.85 70.49 54.97 62.82 b. Đất khác Ha/hộ 0.12 0.20 0.59 0.30 Tỷ lệ % 26.15 29.51 45.03 37.18 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Từ số liệu bảng 4.3 cho chúng ta thấy đất sản xuất của nhóm hộ khá là khá nhiều, cao hơn rất nhiều lần so với hai nhóm hộ nghèo và trung bình. Bình quân đất sản xuất/hộ của nhóm hộ khá là 1.30 ha so với nhóm hộ nghèo chỉ có 0.46 ha, cao hơn 2.8 lần và của nhóm hộ trung bình là 0.68 ha. Khi nông hộ có nhiều đất sản xuất thì sẽ có lợi thế rất lớn trong nông nghiệp cũng như các nghành khác. Khi có lợi thế về đất đai thì có thể mở rộng sản xuất, áp dụng được nhiều khoa học kỹ thuật, đưa máy móc hiện đại áp dụng trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả trong sản xuất hơn. Nhìn chung các nhóm hộ sử dụng diện tích đất cho việc trồng cà phê là tương đối cao, chiếm 62.82% tổng diện tích đất hiện có của các hộ. Tuy nhiên sự phân bố đất đai giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể như sau: Nhóm hộ nghèo có tỷ lệ diện tích đất cà phê bình quân/hộ nhiều nhất chiếm 73.85% tổng diện tích đất của nhóm hộ mình với diện tích đất cà phê bình quân của mỗi hộ là 0.34 ha, đất khác là 26.15% tương đương với 0.12 ha/hộ. Nhóm hộ trung bình có đất cà phê bình quân/hộ là 0.48 ha chiếm 70.49% tổng diện tích đất của nhóm hộ mình, đất khác là 29.51% tương đương với 0.20 ha/hộ. Nhóm hộ khá có diện đất cà phê bình quân/hộ là 0.72 ha/hộ, chiếm 54.97% tổng diện tích đất của nhóm hộ mình. Như vậy, qua phân tích ta thấy rằng nhóm hộ nghèo có tỷ lệ diện tích đất cà phê cao hơn diện tích đất khác nhưng lại là nhóm hộ có số diện tích đất sản xuất bình quân/hộ thấp nhất trong ba nhóm. Trong khi đó nhóm hộ khá có tỷ lệ diện tích đất cà phê thấp hơn hai nhóm hộ trung bình và nghèo nhưng nhóm hộ khá không những có bình quân diện tích đất cà phê/hộ cao hơn hai nhóm hộ kia mà bình quân diện tích đất khác/hộ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn hai nhóm trung bình và nghèo, điều này là dễ hiểu vì nhóm hộ khá có nguồn lực về đất đai cũng như về vốn tốt và ổn định để mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp đem lại hiểu quả kinh tế cao hơn. Các nông hộ của các nhóm hộ ngoài việc trồng cà phê thì họ còn trồng thêm các loại cây khác để tăng thu nhập cho hộ mình và đồng thời cũng không để lãng phí đất, có thể loại đất này không phù hợp với cây trồng này nhưng lại thích hợp với loại cây trồng khác và họ đã tận dụng được hết quỹ đất. 4.1.3 Tình hình sử dụng lao động của nông hộ Các hộ trồng cà phê phần lớn đều sử dụng lao động gia đình là chính, còn lao động thuê ngoài làm việc mang tính chất thời vụ chủ yếu vào dịp bón phân và thu hoạch quả trong các tháng 4, tháng 9 và tháng 10 dương lịch. Thành phần tham gia lao động thêm khá lớn, tập trung ở các tỉnh xa đến, với các độ tuổi khác nhau. Ngoài ra các hộ còn tự đổi công cho nhau, tuy nhiên cách đổi công này không phổ biến. Tình hình sử dụng lao động của các nhóm hộ thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.4: Tình hình lao động của các nhóm hộ Chỉ tiêu Lao động gia đình Lao động thuê Tổng lao động Nghèo Người 41 0 41 BQ/hộ 3.73 0.00 3.73 BQ/ha 11.08 0.00 11.08 Trung bình Người 35 18 53 BQ/hộ 3.89 2.00 5.89 BQ/ha 8.14 4.19 12.33 Khá Người 114 558 672 BQ/hộ 2.65 12.98 15.63 BQ/ha 3.70 18.14 21.84 BQC BQC/hộ 3.42 4.99 8.42 BQC/ha 7.64 7.44 15.08 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Với tổng số 63 hộ được điều tra thì lao động tính bình quân chung cho mỗi hộ của cả hai loại lao động là 8.42 lao động, bình quân chung/ha là 15.08 lao động. Với lao động gia đình bình quân chung/hộ là 3.42 lao động chủ yếu là bố mẹ làm, còn con cái đi học và đi làm ăn nơi khác, nên số lượng không cao như những nơi khác, và bình quân chung/ha là 7.64 lao động. Đối với lao động thuê ngoài chủ yếu là lao động thời vụ chiếm bình quân chung/hộ là 4.99 lao động, bình quân chung/ha là 7.44 lao động. Phần lớn số lao động này được các hộ thuê vào dịp thu hoạch cà phê là chủ yếu, thời gian thuê chỉ khoảng 1 – 2 tháng. Nếu tính bình quân theo nhóm hộ thì số lao động gia đình tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất cà phê là ở mức khá cao, đặc biệt nhóm hộ nghèo có lao động gia đình bình quân/hộ là 3.73 lao động và họ hoàn toàn sử dụng lao động gia đình để sản xuất cà phê. Nhóm hộ khá sử dụng lao động làm thuê là nhiều nhất với lao động bình quân/hộ là 12.98 lao động. Theo đánh giá khách quan thì những người dân địa phương chủ yếu là những gia đình đi vào làm kinh tế mới từ các tỉnh phía Bắc, nên bản chất lao động cần cù, khả năng lao động khá tốt. Nói chung các hộ gia đình có lượng lao động tương đối dồi dào, hầu như các hộ tận dụng nguồn lao động chính của gia đình điều này sẽ giảm bớt một phần nào đó trong khoản chi phí thuê nhân công. 4.1.4 Tình hình sử dụng vốn của nông hộ Đối với sản xuất thì vấn đề về vốn là rất quan trọng, đặc biệt trong ngành trồng trọt thì đối với cây công nghiệp lâu năm vấn đề về đầu tư luôn cần một khoản vốn khá lớn mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất. Do vậy, quá trình huy động vốn và sử dụng vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cả quá trình kinh doanh cây cà phê. Bảng 4.5: Tình hình đầu tư vốn bình quân cho 1 ha cà phê kinh doanh năm 2014 của các nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ ĐVT Vốn tự có Vốn vay ngân hàng chính sách vốn vay ngân hàng nông nghiệp Đại lý, hộ kinh doanh Khác Tổng Nghèo Số lượng Triệu đồng/hộ 5.68 2.27 2.00 2.95 0.71 13.62 Tỷ lệ % 41.72 16.69 14.69 21.70 4.48 100.00 Trung bình Số lượng Triệu đồng/hộ 15.11 0.00 2.44 0.00 0.00 17.56 Tỷ lệ % 86.08 0.00 13.92 0.00 0.00 100.00 Khá Số lượng Triệu đồng/hộ 17.00 0.00 0.93 0.16 0.00 18.09 Tỷ lệ % 93.96 0.00 5.14 0.90 0.00 100.00 Bình quân Số lượng Triệu đồng/hộ 12.60 0.76 1.79 1.04 0.24 16.42 Tỷ lệ % 76.71 4.61 10.91 6.33 1.44 100.00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Bảng 4.5 là bảng số liệu phản ánh tình hình đầu tư vốn cho 1 ha cà phê kinh doanh của các nhóm hộ. Nhìn chung thì sự chênh lệch về đầu tư vốn cho 1 ha cà phê kinh doanh của các nhóm hộ cũng khá rõ nét. Nhóm hộ khá đầu tư bình quân cho 1 ha cà phê là rất cao và nhóm hộ nghèo đầu tư bình quân cho 1 ha là khá thấp, cụ thể như sau: Trung bình 1 ha cà phê kinh doanh, nhóm hộ khá đầu tư bình quân 18.09 triệu đồng/hộ và 93.96% nguồn vốn của nhóm hộ này là tự có. Với số vốn đầu tư tự có nên họ chủ động trong việc lựa chọn thời điểm đầu tư cho vườn cà nên năng suất là chất lượng của vườn cà mang lại là rất cao. Đối với nhóm hộ trung bình, bình quân 1 ha cà phê họ đầu tư bình quân 17.56 triệu đồng/hộ. Trong đó vốn tự có là 15.11 triệu đồng/hộ chiếm 86.08% tổng số vốn đầu tư, vốn vay ngân hàng là 2.44 triệu đồng/hộ chiếm 13.92% tổng số vốn đầu tư. Nhóm hộ nghèo đầu tư bình quân cho 1 ha cà phê kinh doanh là 13.62 triệu đồng/hộ. Trong đó vốn tự có là 5.68 triệu đồng/hộ chiếm 41.72% tổng số vốn đầu tư, vốn vay từ Ngân hàng chính sách là 2.27 triệu đồng/hộ chiếm 16.69% tổng số vốn đầu tư. Nguồn vốn vay từ ngân hàng nông nghiệp của nhóm hộ bình quân chỉ có 2 triệu đồng/hộ chiếm 14.69% tổng số vốn đầu tư, vì nhiều hộ không đủ hoặc không có tài sản để thế chấp cho ngân hàng. Ngoài vốn tự có nhóm hộ nghèo chủ yếu vay vốn từ các đại lý hộ, kinh doanh, nguồn vay này chiếm 21.70% trong tổng số vốn đầu tư và chủ yếu dưới hình thức vay vật liệu sản xuất như phân bón, thuốc BVTV hay chốt giá sản phẩm để ứng trước tiền để đầu tư cho sản xuất. Như vậy qua việc phân tích tình hình đầu tư vốn cho 1 ha cà phê kinh doanh của các nhóm hộ ta thấy rằng nhóm hộ nghèo do thiếu vốn nên đầu tư bình quân cho 1 ha cà phê là rất thấp, nhóm hộ khá do họ có đủ vốn nên việc đầu tư vào vườn cà phê của họ là rất cao. 4.1.5 Tình hình trang bị kỹ thuật của nông hộ Trong sản xuất nông nghiệp thì yếu tố về trang thiết bị đóng vai trò tương đối quan trọng đối với quá trình sản xuất của nông hộ. Công cụ sản xuất không những giúp nâng cao năng suất lao động mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như thời gian. Đối với sản xuất cà phê thì yếu tố trên càng quan trọng, vì hầu hết các quá trình sản xuất đều có sử dụng đến máy móc. Tình hình trang bị phương tiện sản xuất của nông hộ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.6: Công cụ phục vụ sản xuất cà phê của nông hộ (BQ/hộ) Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQC Nghèo Trung bình Khá Xe máy cày Tổng số lượng Chiếc 6 7 36 Giá trị Triệu đồng/chiếc 17.83 23.37 21.20 20.80 Bình quân Chiếc/hộ 0.55 0.78 0.84 Máy xay xát Tổng số lượng Chiếc 3 5 21 Giá trị Triệu đồng/chiếc 2.43 2.46 2.88 0.15 Bình quân Chiếc/hộ 0.27 0.56 0.49 Máy phát điện Tổng số lượng Chiếc 0 2 13 Giá trị Triệu đồng/chiếc 0 4.25 2.92 2.39 Bình quân Chiếc/hộ 0.00 0.22 0.30 Bình phun thuốc Tổng số lượng Chiếc 6 6 31 Giá trị Triệu đồng/chiếc 2.33 2.75 1.92 2.33 Bình quân Chiếc/hộ 0.55 0.67 0.72 Máy bơm nước Tổng số lượng Chiếc 6 8 45 Giá trị Triệu đồng/chiếc 2.17 2.45 2.28 2.30 Bình quân Chiếc/hộ 0.55 0.89 1.05 Béc tưới nước Tổng số lượng Chiếc 4 10 61 giá trị Triệu đồng/chiếc 0.19 0.39 0.23 0.27 Bình quân Chiếc/hộ 0.36 1.11 1.42 Tổng giá trị 24.96 95.67 837.74 317.02 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng số liệu tổng hợp trên ta thấy tình tình trang bị phương tiện sản xuất giữa các nhóm hộ là không đều nhau, nhìn chung nhóm hộ khá có sự trang bị về công cụ sản xuất được đầy đủ hơn nhóm hộ nghèo và trung bình, điều này chứng tỏ được rằng các nhóm hộ khá có điều kiện để đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất được tốt hơn. Ta thấy nhóm hộ khá có xe máy cày bình quân 0,84 chiếc/hộ, máy xay sát là 0,49 chiếc/hộ, trong khi đó nhóm hộ trung bình có tỷ lệ bình quân của xe máy cày là 0,78 chiếc/hộ và máy xay xát là 0,56 chiếc/hộ, còn đối với nhóm hộ nghèo thì tỷ lệ bình quân của xe máy cày chỉ có 0.55 chiếc/hộ, máy xay xát là 0.27 chiếc/hộ. Về máy bơm nước và béc tưới của các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch là khá cao, cụ thể bình quân mỗi hộ ở nhóm hộ khá có 1.05 máy bơm với giá trị là 2.28 triệu đồng/chiếc; béc tưới nước số lượng 1.42 chiếc/hộ với giá trị là 0.23 triệu đồng/chiếc. Còn nhóm hộ nghèo thì bình quân mỗi hộ chỉ có 0,55 cái máy bơm với giá trị 2.17 triệu đồng/chiếc; béc tưới nước số lượng là 0.36 chiếc/hộ với giá trị là 0.19 triệu đồng/chiếc Qua đây ta thấy mức độ đầu tư trang thiết bị phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của nông hộ. Với các hộ khá và trung bình thì có điều kiện đầu tư hơn cho sản xuất còn những hộ nghèo họ chỉ đủ lo cho chi tiêu trong gia đình nên có ít vốn để đầu tư trang thiết bị sản xuất. Từ đó cũng cho thấy năng suất của nhóm hộ khá và trung bình cao hơn so với nhóm hộ nghèo, như vậy khi không có kế hoạch trang thiết bị hay có trang thiết bị sản xuất nhưng thô sơ thì sẽ làm cho chi phí tăng cao do phải thuê hoặc làm thủ công, từ đó làm giảm lợi nhuận và kéo theo khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng thêm. 4.1.6 Tình hình đầu tư sản xuất cà phê Để đánh giá được hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế nào, chúng ta cũng cần xây dựng các khoản chi phí liên quan đã bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh tế đó. Đối với hoạt động kinh doanh cây cà phê, chí phí được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ cà phê kiến thiết cơ bản (KTCB) và thời kỳ cà phê kinh doanh. 4.1.6.1 Chi phí đầu tư cho sản xuất cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản Cây cà phê có chu kỳ sống dài khoảng gần 30 năm tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên về đất đai, cách thức chăm sóc của mỗi hộ. Thông thường khoảng 3 năm là thời kỳ cà phê KTCB, nghĩa là đến năm thứ 4 các hộ sản xuất sẽ đưa cà phê vào giai đoạn bắt đầu kinh doanh. Vì đề tài chỉ nghiên cứu những hộ sản xuất cà phê đã đi vào kinh doanh ổn định vì vậy cây cà phê đều đã được trồng từ 5 – 15 năm, thời gian đã quá lâu và người dân ít ghi chép nên chi phí trong thời kỳ KTCB chỉ mang tính chất ước lượng. Bảng 4.7: Chi phí 1 ha cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản ĐVT: Triệu đồng Nhóm hộ Chỉ tiêu Nghèo Trung bình Khá BQC I. Chi phí vật tư 40.36 46.77 49.10 45.41 1.Giống cây 2.73 2.93 2.84 2.83 2. Phân xanh 3.39 4.89 9.12 5.80 3. phân chuồng 3.51 7.86 8.13 6.50 4. phân vi sinh 0.43 0.52 0.78 0.58 5. phân đạm 1.67 0.98 1.58 1.41 6. phân lân 1.19 0.80 0.69 0.89 7. kali 2.40 2.67 2.57 2.55 8. Phân NPK 2.54 2.38 2.35 2.42 9. Thuốc BVTV 2.37 3.07 2.79 2.74 10. Chi phí tưới nước 4.01 4.81 3.89 4.24 11. Chi phí khác 16.12 15.86 14.36 15.45 II. Chi phí lao động 8.78 11.69 15.08 11.85 - Lao động thuê 8.78 11.69 15.08 11.85 III. Tổng 49.14 58.46 64.18 57.26 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Theo số liệu bảng 4.7 tổng chi phí cho thời kỳ KTCB tính bình quân cho một ha ở cả ba nhóm hộ là 57.26 triệu đồng. Chi phí vật tư bình quân là 45.41 triệu đồng/ha chiếm 79.31% tổng chi phí trong đó chủ yếu là các khoản chi phí mua giống cho năm trồng mới, chi tưới nước và chi bón phân, còn lại các khoản chi phí khác thì còn thấp. Công lao động thuê bình quân của các nhóm hộ là 11.85 triệu đồng/ha chiếm 20.69% tổng chi phí và chủ yếu tập trung vào năm đầu tiên vì đây là năm trồng mới cần rất nhiều công đào hố, đào rãnh, xã thành, rãi phân quanh gốc. Hai năm tiếp theo là năm chăm sóc, trong giai đoạn này các hộ chủ yếu sử dụng công lao động của gia đình nên chi phí thuê lao động hầu như rất ít. Nhìn chung khoản chi phí cho 1 ha cà phê thời kỳ KTCB khá lớn, và giai đoạn này cà phê chưa đem lại thu nhập cho hộ nên đây được xem như là một giai đoạn khó khăn rất lớn đối với các hộ trồng cà phê, vì vậy các hộ cần phải chủ động nguồn vốn để sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, góp phần giảm bớt được các khoản chi phí. 4.1.6.2 Chi phí đầu tư sản xuất cà phê thời kỳ kinh doanh Để sản xuất cà phê đem lại hiệu quả cao thì bên cạnh các yếu tố về điều kiện tự nhiên thuận lợi thì còn phải kể đến sự chăm sóc đầu tư của người sản xuất. Cây cà phê trên địa bàn xã Hòa Thắng cũng đã được người dân trồng từ lâu nên ít nhiều cũng có nhiều kinh nghiệm để sản xuất thông qua quá trình tự đúc rút hay được học tập từ người khác. Cũng như các loại cây trồng khác, cây cà phê cũng có yêu cầu về sự chăm sóc đúng cách sẽ cho năng suất cao như bón phân đúng cách hay cách tỉa cành trong từng giai đoạn phát triển của cây, ngược lại nếu chăm sóc cây cà phê không tốt sẽ làm giảm sản lượng và ảnh hưởng rất nhiều đến cây cà phê. Bảng 4.8: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh 1 ha cà phê năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Nhóm hộ Chỉ tiêu Nghèo Trung bình Khá BQC I. Chi phí trung gian (IC) 21.42 32.02 18.84 24.10 1. Phân xanh 0.84 2.10 0.61 1.18 2. phân chuồng 2.00 2.91 1.43 2.11 3. phân vi sinh 0.97 3.51 0.68 1.72 4. phân đạm 2.52 3.26 1.69 2.49 5. phân lân 1.69 2.21 1.17 1.69 5. kali 4.64 3.30 2.94 3.63 6. Phân NPK 4.58 6.01 4.57 5.05 7. Thuốc BVTV 1.09 2.52 1.81 1.81 8. Chi phí thuê lao động 1.24 2.63 1.79 1.89 9. Chi phí tưới nước 1.31 2.48 1.36 1.72 10. Chi phí khác 0.54 1.09 0.80 0.81 II. Chi phí tự có 1.11 0.81 0.37 0.76 Chi công lao động gia đình 1.11 0.81 0.37 0.76 III. Khấu hao 1.82 2.17 2.38 2.12 Tổng 24.35 35.00 21.59 26.98 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Tổng chi phí thời kỳ kinh doanh cho 1 ha cà phê bao gồm: Chi phí nhân công, chi phí vật tư phân bón, chi phí tưới nước và chi phí khấu hao. Lý do có phần chi phí khấu hao là vì cà phê thuộc cây công nghiệp lâu năm và được xem như là tài sản cố định của cả một quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê. Do vậy, tôi sẽ đưa phần khấu hao của 3 năm KTCB vào tổng chi phí sản xuất của các năm kinh doanh sau này. Để tính khấu hao, tôi sử dụng chi phí trong thời kỳ KTCB, như đã giả thích ở phần 4.1.6.1 phần chi phí này chỉ mang tính chung chung và ước lượng nên số liệu sẽ có những sai số nhất định. Từ số liệu bảng 4.7, ta có tổng mức cho phí trong thời kỳ KTCB tính bình quân cho 1 ha cà phê ở hộ khá là 64.18 triệu đồng, hộ trung bình là 58.46 triệu đồng, hộ nghèo là 49.14 triệu đồng và bình quân chung của cả ba nhóm hộ có tổng chi phí thời kỳ KTCB là 57.26 triệu đồng. Theo ước tính cây cà phê thời gian khai thác là 27 năm. Do đó mức khấu hao cho 1 ha cà phê trong thời kỳ kinh doanh của hộ khá là 2.38 triệu đồng, hộ trung bình là 2.17 triệu đồng, hộ nghèo là 1.82 triệu đồng và khấu hao bình quân chung cho cả ba nhóm hộ là 2.12 triệu đồng. Do chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nên chi phí khấu hao này khá cao. Từ bảng phân tích chi phí của các nhóm hộ ta thấy sự đầu tư sản xuất cà phê giữa các nhóm hộ nhìn chung có sự chênh lệch khá rõ nét. Đối với nhóm hộ trung bình thì có sự đầu tư cao hơn so với hai nhóm hộ khá và nghèo, cụ thể tổng chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê của hộ trung bình là 35 triệu đồng , hộ nghèo là 24.35 triệu đồng và chi phí đầu tư thấp nhất là nhóm hộ khá với 21.59 triệu đồng, hầu hết các nhóm hộ chi chủ yếu cho phân bón và công lao động. Hiện nay trên thị trường giá cả các loại phân bón rất cao và có xu hướng ngày càng tăng cao không chỉ đối với mặt hàng phân bón hóa học mà phân bón hữu cơ cũng tăng đáng kể so với trước kia. Tuy giá cả cao nhưng hiện nay có một số loại phân không đảm bảo chất lượng do đó nó không chỉ làm tăng thêm chi phí cho người sản xuất mà mặt khác nó còn làm giảm năng suất cây trồng và thậm chí làm chết cây. Bên cạnh việc đầu tư nặng về phân bón ta cũng phải kể đến phần chi phí cho công lao động, hiện nay công lao động khá cao và nhất là khi vào vụ thu hoạch cà phê do cần nhiều lao động nên giá lao động cũng tăng lên đáng kể và làm tăng thêm chi phí cho quá trình đầu tư sản xuất. Trong quá trình sản xuất cà phê cũng như các loại cây trồng khác thì không tránh khỏi sâu bệnh, vì vậy nên việc phun thuốc phòng trị bệnh cho cà phê hay phun một số loại thuốc bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cà phê hiện nay được người nông dân áp dụng rất rộng rãi do đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn hiện tượng lạm dụng thuốc hay việc sử dụng không theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc đã gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường theo chiều hướng xấu, như các chai lọ thuốc sau khi dùng đã không thu gom và xử lý mà thải ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng đến nguồn nước, đất, và sinh vật. Vì vậy bên cạnh việc sản xuất cần chú ý hơn nữa đến việc bảo vệ môi trường. 4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của nông hộ 4.2.1 Hiệu quả kỹ thuật – hiệu quả phân bổ 4.2.1.1 Cơ cấu cây cà phê Trong năm 2014, diện tích gieo trồng của cây cà phê là 94.19% tổng diện tích trồng cây lâu năm, đứng thứ 2 là cây ca cao 2.14%, tiếp theo là diện tích trồng điều 1.48%, tiếp theo là các loại cây trồng khác, được thể hiện cụ thể trong hình 4.1: Cơ cấu các loại cây trồng lâu năm tại xã Hòa Thắng năm 2014 Hình 4.1: Cơ cấu các loại cây trồng lâu năm tại xã Hòa Thắng năm 2014 Nguồn: UBND xã Hòa Thắng Cà phê là cây trồng truyền thống và lâu đời tại địa phương. Năng suất, diện tích và sản lượng được giữ nguyên trong 2 năm 2013 và 2014, với diện tích gieo trồng là 1,758 ha sản lượng đạt 4,395 tấn và năng suất là 2.5 tấn/ha. 4.2.1.2 Năng suất cây trồng – năng suất đất đai Năng suất đất đai là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần tăng HQKT sử dụng đất trồng. Khi nói đến năng suất đất đai thì người ta thường gắn liền với năng suất cây trồng, vì cây trồng được trồng trực tiếp trên đất đai, nó phản ánh khả năng sản xuất của đất (độ màu mỡ, hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng đất). Để thấy được năng suất, sản lượng của các nông hộ trên địa bàn xã Hòa Thắng qua năm 2014 ta xét bảng số liệu sau: Bảng 4.9: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của các nhóm hộ năm 2014 STT Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQC Nghèo Trung bình Khá 1. Diện tích Ha/hộ 0.34 0.48 0.72 0.51 2. Năng suất Tấn/ha 1.27 1.59 3.24 2.03 3. Sản lượng Tấn/hộ 0.43 0.76 2.32 1.17 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 4.9 ta thấy rõ ràng với nhóm hộ có điều kiện về trang thiết bị sản xuất, vốn đầu tư thì họ có năng suất cao hơn nhiều so với nhóm hộ không có hoặc có ít vốn đầu tư cho sản xuất cà phê. Thông qua phân tích số liệu thu thập được ta thấy nhóm hộ khá có năng suất cà phê tương đối cao, bình quân năm 2014 là 3.24 tấn/ha trong khi đó với nhóm hộ nghèo thì chỉ là 1.27 tấn/ha. Đối với sản xuất nông nghiệp thì năng suất là kết quả của sự tác động rất nhiều yếu tố như trình độ thâm canh, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng,vì vậy trong quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của sự chênh lệch về năng suất, sản lượng giữa các nhóm hộ đó là đối với nhóm hộ khá và trung bình thì họ có phương tiện sản xuất, có vốn để đầu tư do đó một phần nào tiết kiệm được chi phí do không phải thuê máy móc, vay mượn vốn và họ chủ động hơn trong sản xuất. Trong quá trình điều tra thu thập số liệu thực tế chúng tôi nhận thấy: nhóm hộ nghèo chủ yếu là dân tộc tại chỗ do họ không có vốn nên việc chăm sốc cho vườn cà phê là rất kém. Có nhiều hộ không có tiền bón phân, cũng không tưới nước cho cà phê do không có nước tưới vì địa hình trồng cà phê của họ rất phức tạp. Do đó dẫn đến tình trạng là vườn cà phê chết hoặc năng suất rất kém và đưa người nghèo đến con đường là đã nghèo lại càng nghèo thêm. Điều này cũng gây nên sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ đặc biệt là nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo. Trong những năm gần đây giá cà phê tuy tăng cao nhưng kéo theo đó là giá vật tư cũng leo thang như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, tiền công lao động,cũng tăng theo rất nhanh nên lợi nhuận thực chất mà người sản xuất cà phê thu được cũng không cao. Mặt khác do sản xuất ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của thời tiết, do thời tiết thường xuyên biến đổi như hạn hán kéo dài đã khiến một số nơi thiếu nước tước mà hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho cây trồng vào mùa hạn dẫn đến năng suất sản lượng giảm. Chính vì năng suất cà phê của một số hộ còn thấp, chưa mang lại hiệu quả tối đa nên vấn đề nâng cao năng suất, sản lượng cho cây cà phê là vấn đề bức thiết đặt ra cho lãnh đạo cũng như người dân của xã để nhằm mục đích nâng cao năng suất từ đó cải thiện đời sống về vật chất cũng như tinh thần cho người sản xuất nhất là những hộ nghèo. 4.2.2 Hiệu quả kinh tế Việc đánh giá hiệu quả kinh tế thường dùng các chỉ tiêu như chi phí (IC), doanh thu (GO), giá trị gia tăng (VA), xác định giá trị tăng thêm ở đây là theo phương pháp sản xuất có nghĩa là xác định trực tiếp từ người sản xuất qua các yếu tố chi phí và doanh thu đạt được trong kì nghiên cứu, thường là 1 năm (VA= GO - IC). Hiệu quả kinh tế là mục đích cuối cùng của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhưng để đánh giá chính xác HQKT của một loại cây trồng cần phải có số liệu chính xác về chi phí, doanh thu nhưng những số liệu đó thì chính người dân cũng không nhớ chính xác cho nên trong đề tài những số liệu điều tra sẽ có những sai số nhất định. Chí phí, doanh thu và lợi nhuận được tính bình quân trên 1 ha cà phê được thể hiện cụ thể trong bảng 4.10. Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê tính cho 1 ha của các nhóm hộ Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQC Nghèo Trung bình Khá I. Kết quả sản xuất 1. Năng suất bình quân Tấn 1.27 1.59 3.24 2.03 2. Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng/ha 48.27 60.27 123.21 77.25 3. Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng/ha 21.42 32.02 18.84 24.10 4. Giá trị gia tăng (VA) Triệu đồng/ha 26.85 28.25 104.37 53.15 5. Chi phí sản xuất Triệu đồng/ha 24.35 35.00 21.59 26.98 6. Thu nhập Triệu đồng/ha 23.92 25.27 101.62 50.27 II. Hiệu quả kinh tế - GO/IC Lần 2.25 1.88 6.54 3.56 - VA/IC Lần 1.25 0.88 5.54 2.56 - GO/Lao động gia đình Triệu đồng/ha 43.56 74.05 332.67 150.09 - VA/Lao động gia đình Triệu đồng/ha 24.23 34.71 281.79 113.57 - GO/Tổng CPSX Lần 1.98 1.72 5.71 3.14 - Tỷ suất thu nhập Lần 0.98 0.72 4.71 2.14 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng số liệu cho biết: Năm 2014 năng suất bình quân tính cho 1 ha là trên 2.03 tấn, trong đó nhóm hộ khá đạt trên 3.24 tấn cao gấp 2 lần so với nhóm hộ trung bình và gấp 2.5 lần so với nhóm hộ nghèo điều này là phù hợp vì nhóm hộ khá có điều kiện kinh tế khá nên có điều kiện cho việc chăm sóc cho vườn cà phê hơn. Giá trị sản xuất bình quân của các nhóm hộ đạt 77.25 triệu đồng/ha. Trong đó, nhóm hộ khá bình quân 1 ha đạt được 123.21 triệu đồng giá trị sản xuất, cao hơn so với nhóm hộ nghèo là 48.27 triệu đồng/ha. Đây cũng là một kết quả khá khả quan nhưng do giá cả vật tư phân bón, chi phí thuê nhân công lao động ngày càng tăng, mà giá cà phê lại có xu hướng giảm mạnh, vì vậy các hộ đều cho rằng năm vừa rồi họ thu hoạch không lời, thêm vào đó do gặp mưa khi cà phê ra hoa nên sản lượng thu hoạch không cao. Qua bảng 4.10 bình quân một ha cà phê kinh doanh cho cả ba nhóm hộ tạo ra được 53.15 triệu đồng giá trị gia tăng, ở nhóm hộ khá tạo ra được 104.37 triệu đồng giá trị gia tăng bình quân một ha, lớn hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo là 26.85 triệu đồng/ha và nhóm hộ trung bình là 28.25 triệu đồng/ha. Qua đây cho ta thấy được các hộ của nhóm hộ khá đạt hiệu quả cao hơn hẳn các hộ của nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo, có thể trong quá trình đầu tư phân bón chưa khoa học và cũng có thể do các lý do khác gây khó khăn, dẫn đến các hộ có giá trị gia tăng không lớn. Cũng qua bảng 4.10 ở trên cho ta biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ thu được tính bình quân 1 ha thu lại được 3,56 đồng giá trị sản xuất; 2.56 đồng giá trị gia tăng . Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động thì nhóm hộ khá là nhóm có hiệu quả sử dụng lao động tốt nhất, bình quân cứ bỏ ra một công lao động gia đình thì nhóm hộ khá thu về khoảng 332.67 đồng giá trị sản xuất cao gấp 4.4 lần so với nhóm hộ trung bình và gấp 7.6 lần so với nhóm hộ nghèo 4.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cà phê của nông hộ Qua điều tra thực tế và quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn xã Hòa Thắng, tôi thấy bên cạnh những thuận lợi trong sản xuất cà phê của các nông hộ thì vẫn còn tồn tại những khó khăn và thách thức đặt ra trong quá trình sản xuất cà phê của các nông hộ. Để thấy rõ hơn những thuận lợi cũng như những khó khăn thách thức của người sản xuất cà phê trên địa bàn xã tôi dùng phương pháp SWOT để phân tích. Bảng 4.11: Phân tích SWOT Điểm mạnh - Có kinh nghiệm sản xuất lâu đời. - Trình độ lao động ngày càng được nâng cao. - Chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi, sáng tạo trong sản xuất. Điểm yếu - Sản xuất theo thói quen. - Thiếu phương tiện phục vụ sản xuất - Thiếu vốn. - Hiệu quả của công tác khuyến nông chưa cao. Cơ hội - Đất đai tốt, phù hợp với cây cà phê. - Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. - Thách thức - Thời tiết thường xuyên biến đổi. - Giá cả vật tư ngày càng tăng cao. - Sự bất ổn của thị trường. - Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. * Điểm mạnh: - Kinh nghiệm sản xuất lâu đời: Cũng như các vùng khác của tây nguyên, cây cà phê cũng là một trong những cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Cây cà phê cũng được người dân xã Hòa Thắng trồng từ lâu đời. Qua quá trình sản xuất lâu đời như vậy thì bà con nông dân cũng đã đúc rút ra phương pháp sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn. Từ đó, những kinh nghiệm được mọi người chia sẻ với nhau làm phong phú và hoàn thiện hơn kinh nghiệm sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong sản xuất nông nghiệp thì kinh nghiệm sản xuất đóng vai trò quan trọng, nó góp phần vào sự thành công của quá trình sản xuất. Do đó kinh nghiệm sản xuất lâu đời là một thế mạnh của người dân trồng cà phê nơi đây. - Trình độ lao động ngày càng được nâng cao: Trong quá trình sản xuất cà phê thì người sản xuất thường xuyên được học hỏi kinh nghiệm sản xuất của người khác hay các kiến thức về khoa học kỹ thuật của cán bộ khuyến nông lâm, do đó người sản xuất biết chọn lọc những phương pháp sản xuất ngày càng tiên tiến hơn so với trước kia. Vì vậy trình độ lao động ngày càng được nâng cao hơn và đây là một điểm mạnh cần phát huy. - Chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi, sáng tạo trong sản xuất: Sản xuất cà phê đòi hỏi sự chăm sóc lâu dài, nhiều công việc nặng nhọc, bên cạnh đó còn nhiều khó khăn mà trong quá trình sản xuất cà phê mang lại như sâu bệnh vì vậy người trồng cà phê cần phải chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong sản xuất, thường xuyên phải học tập kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Về phương diện này đối với người trồng cà ở đây là một điểm mạnh vì họ rất chăm chỉ, cần cù đặc biệt là rất ham học hỏi, tìm hiểu các phương pháp sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, điều này càn được duy trì và phát huy hơn nữa. * Điểm yếu: - Sản xuất theo thói quen: Tuy rằng người sản xuất cà phê có nhiều kinh nghiệm và ham học hỏi nhưng trong đó không phải những kinh nghiệm hoàn toàn là tốt mà vẫn còn những kinh nghiệm chưa đem lại kết quả tốt nhất, qua thời gian dài sản xuất thì đôi khi những kinh nghiệm đã không thể áp dụng vào sản xuất ở thời điểm này. Do đó khi sản xuất cà phê muốn đạt hiệu quả kinh tế cao cần phải tuân theo các quy luật, kỹ thuật sản xuất chứ không nên làm theo thói quen. Sản xuất theo thói quen là điểm yếu của các nông hộ vì phần lớn các hộ đều sản xuất theo thói quen nên hiệu quả chưa cao. Có thể lấy ví dụ như cách bón phân không đúng cách hay kể cả liều lượng phân bón, khi thu hoạch thì tỷ lệ quả xanh nhiều, hái theo phong trào do tâm lý sợ mất trộm, - Thiếu phương tiện phục vụ sản xuất: Qua điều tra cho thấy số hộ có công cụ phục vụ sản xuất đầy đủ còn ít. Trong sản xuất cà phê thì việc sử dụng đến công cụ thì tương đối nhiều nên khi thiếu máy móc là một hạn chế với các hộ nông dân. Khi có máy móc thiết bị sản xuất thì sẽ chủ động hơn trong sản xuất và sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như tưới nước cà phê trong mùa khô thì các hộ có máy tưới sẽ chủ động tưới khi cần thiết còn hộ không có máy sẽ bị phụ thuộc nhiều vào người khác. - Thiếu vốn: Qua điều tra cho thấy đại đa số hộ có nhu cầu vay vốn trong vụ sản xuất cà phê, điều này cho thấy rằng vốn đang là vấn đề khó khăn đối với người sản xuất cà phê. Khi vay vốn sản xuất thì người vay phải chịu lãi suất do đó cũng làm giảm bớt phần lợi nhuận nhận được, hiện nay thì việc vay vốn cũng khá đơn giản và lãi suất cũng ưu đãi nên việc vay vốn cũng khá gọn nhẹ. - Hiệu quả của công tác khuyến nông chưa cao: Với mỗi cây trồng thì đều có các phương pháp sản xuất khác nhau. Qua số liệu tổng hợp được cho thấy các hộ nông dân phần lớn thường không đi tập huấn hay hội thảo về cây cà phê do đó hiệu quả của công tác khuyến nông chưa được nâng cao hiệu quả. * Cơ hội: - Đất đai tốt, phù hợp với cây cà phê: Qua các báo cáo của xã Hòa Thắng cho thấy đất đai ở đây khá phù hợp với cây trồng cà phê. - Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện: Với tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã cho thấy tình hình cở sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện hơn. Các tuyến đường liên thôn, liên xã đang được mở mang và sửa chữa, mở rộng. Giúp cho việc vận chuyển hàng hóa hay giao thương với bên ngoài địa bàn xã được diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó các công trình về giáo dục, y tế, các công trình phục vụ cho sinh hoạt cũng được người dân và các cấp chính quyền xã quan tâm và đang hoàn thiện, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân sống trên địa bàn xã * Thách thức: - Thời tiết thường xuyên biến đổi: Những năm gần đây thời tiết thường xuyên biến đổi khôn lường, mà sản xuất cà phê được tiến hành ngoài trời hầu hết phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tuy khí hậu là phù hợp với điều kiện sản xuất cà phê nhưng do sự biến đổi bất thường đã gây ra không ít khó khăn cho người trồng cà, chẳng hạn như nhiều năm hạn hán đến mức thiếu nước tưới cho cà phê gây chết hoặc giảm năng suất vườn cà phê. Vì vậy trong thời gian tới cần theo dõi hơn nữa những diễn biến của thời tiết để có biện pháp hạn chế những rủi ro mà thời tiết đem đến. - Giá cả vật tư ngày càng tăng cao: Mặc dù giá cà phê năm 2014 có hướng tăng lên tích cực nhưng kéo theo đó là giá cả vật tư ngày càng tăng lên không ngừng, thậm chí tăng nhanh hơn giá bán cà phê. Với số lượng diện tích như cũ thì việc tăng giá vật tư cao sẽ làm tăng chi phí và từ đó làm giảm thu nhập. Do vậy đây cũng là một thách thức đối với người trồng cà phê. - Sự bất ổn của thị trường: Giá cả luôn luôn biến động gây ra tâm lý lo lắng cho người sản xuất cà phê, như hiện tượng được mùa mất giá đã làm cho người dân không mạnh giạn đầu tư cho vườn cây vì sợ lỗ. Bên cạnh đó còn phải kể đến các nguồn lực đầu vào như lao động, vật tư, cũng thay đổi liên tục làm cho người trồng cà không yên tâm. - Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao: Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cũng tăng theo. Nhìn chung chất lượng cà phê của nước ta phần nhiều chưa đạt yêu cầu về chất lượng nên trên thị trường giá bán còn thấp, khó cạnh tranh được với những nước có chất lượng tốt hơn. Vì vậy để đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng thì ngay từ khi bắt tay vào sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải áp dụng những tiêu chuẩn đã đặt ra như hái quả phải chín, phơi phải kịp thời hay phải bảo quản tốt,đây là những thách thức đặt ra với người trồng cà ở xã Hòa Thắng nói riêng và cả nước nói chung. PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Hoà Thắng là một xã nằm ở ngoại thành thành phố Buôn Ma Thuột - trung tâm kinh tế xã hội của cả tỉnh Đắk Lắk, mặc dù đã phát triển nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế-xã hội của xã. Diện tích đất dành cho trồng cây lâu năm của xã là 1,922.87 ha chiếm 60.79% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích trồng cây cà phê là 1,811.05 ha chiếm 94.19 % diện tích cây lâu năm. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề HQKT, từ những vấn đề đặt ra về HQKT của các nông hộ trồng cà phê nói chung và các nông hộ trồng cà phê ở xã xã Hòa Thắng nói riêng nói riêng đề tài đã thực hiện được một số nội dung, trình bày được quan điểm về hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đó đã xác định được các chỉ tiêu đánh giá HQKT và xu hướng vận động của các chỉ tiêu. Đề tài đã tiến hành điều tra 63 hộ. Diện tích cà phê kinh doanh bình quân mỗi hộ có 0.51 ha/hộ, trong đó hộ khá có diện tích cà phê bình quân trên hộ là cao nhất với 0.72 ha và thấp nhất là 0.34 ha cho hộ nghèo. Bình quân mỗi hộ đầu tư cho 1 ha cà phê kinh doanh 26.98 triệu đồng/ha, năng suất bình quân tính cho 1 ha cà phê giai đoạn sản xuất kinh doanh là 2.03 tấn/ha. Nhìn chung cây cà phê thời kỳ kinh doanh đều mang lại hiệu quả kinh tế cho các nông hộ trồng cà phê. Bình quân mỗi hộ bỏ ra 1 đồng để sản xuất cà phê trong năm thì sẽ thu về cho hộ mình được 3.14 đồng. Trong đó bình quân mỗi hộ của nhóm hộ khá đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra hiệu suất thu nhập của các hộ cũng tương đối cao. Bình quân mỗi hộ bỏ ra 1 đồng chi phí để sản xuất cà phê trong năm sẽ thu thêm về cho hộ mình 2.14 đồng giá trị mới làm ra. Đề tài đã nêu lên được những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ trồng cà phê tại địa bàn nghiên cứu và đưa ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ trồng cà phê tại địa bàn xã Hòa Thắng. Những biện pháp nêu lên là xuất phát từ thực tế tồn tại của các nông hộ trồng cà phê tại xã Hòa Thắng. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với nhà nước Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi đối với người nghèo tạo điều kiện cho họ tiếp cận với nguồn vốn, cho các nông hộ vay vốn với mức lãi suất thấp. Phải có các đại diện trung gian là cầu nối giữa các hộ dân với các tổ chức tín dụng để tạo lập được nguồn vốn cho các hộ nghèo và hộ trung bình được vay vốn. Giảm bớt thủ tục hành chính tạo lập cơ chế một cửa giúp người dân tối thiểu các chi phí thủ tục không cần thiết. 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương Đối với chính quyền địa phương phải tăng cường thành lập thêm các nguồn quỹ như: quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân từ cấp xã đến từng thôn, buôn trong xã. Từ đó sẽ có thêm được nguồn vốn cho các nông hộ vay. Tích cực cải tạo diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất góp phần nhằm tăng thêm diện tích đất sản xuất cho các nông hộ ở nhóm hộ nghèo Tăng cường cán bộ khuyến nông xuống từng thôn, buôn hướng dẫn cho bà con nông dân cách thức sử dụng hợp lý nguồn lực đất đai, cải tạo đất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của đất trên cơ sở tôn trọng quy luật tự nhiên của đất đai Mở các buổi tọa đàm tại địa phương để cho nông dân nghe cán bộ khuyến nông phổ biến những kiến thức về cà phê, từ đó các nông hộ có thể học tập để ứng dụng vào sản xuất. Tăng cường hơn nữa các cuộc giao lưu giữa các nông hộ dân tộc kinh và các nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số, để họ giao lưu, hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của nhau. Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi trong xã, tu sữa các hồ đập chứa nước và thoát nước khi cần thiết, có hệ thống kênh mương đưa nước tới các vườn cà phê nhằm giảm thiểu chi phí tưới nước cho các nông hộ. 5.2.3 Đối với nông hộ Về phía các hộ cần phải nghiêm chỉnh tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do xã tổ chức. Trong quá trình chăm sóc và thu hoạch nếu bản thân các chủ hộ còn thắc mắc gì thì cần phải mạnh dạn trong việc học hỏi kỹ thuật của những hộ có kinh nghiệm và cách thức trồng, chăm sóc và quản lí vườn cây có hiệu quả. Các hộ sản xuất cà phê cần huy động vốn, tranh thủ các nguồn vốn của Nhà Nước, các chương trình dự án và các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo đủ mức đầu tư cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Để việc thu hoạch cà phê theo đúng thời gian quy định, các hộ sản xuất cần phải cân nhắc trong việc tận dụng lao động gia đình hiện có cùng với việc thuê ngoài, để có chi phí thuê lao động một cách hợp lí. Cần phải thường xuyên tiếp cận với các phương tiện thông tin truyền thông để có được những thông tin kịp thời nhằm có được kế hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ được tốt hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Hòa Thắng năm 2012, 2013 và 2014. [2] Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng, (2004). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, nhà xuất bản Thống Kê. [3] TS. Tuyết Hoa NiêKDăm. Bài giảng kinh tế phát triển nông thôn, Trường Đại học Tây Nguyên. [4] Thị trường cà phê Việt Nam. [6] Tổng quan ngành cà phê. [7] Tình hình cà phê Đắk Lắk. [8] Tổng quan xã Hòa Thắng. PHỤ LỤC A PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Số phiếu: Ngày phỏng vấn: Thôn:... I. Đặc điểm cuả nông hộ Họ và tên chủ hộ Giới tính: Tuổi: Dân tộc: Trình độ văn hóa: Số khẩu trong gia đình: II. NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA HỘ 2.1 Lao động của hộ Tổng số lao động:........................người. TT Tuổi Giới tính (Nữ: 1) Trình độ văn hóa Không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trên trung cấp 1 2 3 4 5 6 7 2.2 Đất đai của hộ Tổng diện tích đất SXNN: Ha Đất canh tác cây hàng năm: Ha Đất trồng cây lâu năm: Ha Trong đó: Đất trồng cà phê Ha Số mảnh đất trồng cà phê: mảnh. 2.3 Vốn sản xuất cà phê của hộ Tổng vốn: Triệu đồng. Trong đó: Vốn tự có: Triệu đồng. 2.4. Phương tiện phục vụ sản xuất Loại phương tiện ĐVT Số lượng Giá trị (Tr.đ) Năm mua Mục đích sử dụng Xe công nông Cái Máy xay sát Cái Máy phát điện Cái Bình phun thuốc sâu Cái Máy bơm nước Cái Béc tưới nước Cái 2.5 Tiếp cân thông tin kiến thức 2.5.1 Tiếp cận thông tin thị trường Gia đình có nhu cầu muốn biết thông tin gì? 1. Thông tin giá cả 2. SX,TT cà phê trên thế giới 3. Dự báo thị trường 4. SX,TT cà phê trong nước Khác: Nguồn thông tin tiếp cận của hộ 1. Tivi, đài, báo 2. Người mua, đại lý 3. Đài phát thanh địa phương 4. Nông hộ khác 5. Các hiệp hội 6. Không có thông tin 2.5.2 Tiếp cận thông tin kỹ thuật Gia đình có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê: Có Không Số lần tham gia : Ai được tập huấn: 1.Chồng 2.Vợ 3. Con Hình thức: 1. Huấn luyện lỹ thuật 2. Hội thảo đầu bờ 3. Tham quan 4. Xây dựng mô hình điểm Tiếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông hộ: 1. Nhờ được tập huấn khuyến nông 2. Học từ nông trường 3. Tự đúc rút 4. Học hỏi từ các hộ khác 5. Kế thừa kiến thức gia đình 2.6. Tiếp cận dịch vụ tín dụng Trong năm 2014, gia đình có vay vốn để sản xuất cà phê không? 1. Có 2. Không Số lượng vay:.......................triệu đồng. Nguồn vay: 1. NHNN & PTNT: Triệu đồng 2. NH CSXH: Triệu đồng 3. Tổ/ hội: Triệu đồng 4. Tư nhân: Triệu đồng 5. Bán nông sản non: Triệu đồng 6. Mua chịu vật tư, phân bón: Triệu đồng 7.Khác: Triệu đồng Mục đích sử dụng vốn vay: 1. Mua máy móc 2.Mua vật tư, phân bón Khác: Ông (bà) đánh giá như thế nào về thủ tục vay vốn: 1. Đơn giản 2. Bình thường 3. Phức tạp, rườm rà Theo ông (bà) khó khăn khi vay vốn là gì? 1. Thủ tục 2. Lãi suất 3. Lượng vốn 4. Không biết vay ở đâu 5. Khác 2.7. Thu nhập của hộ STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Thu từ trồng trọt 2 Thu từ chăn nuôi 3 Thu từ kinh doanh 4 Thu từ nguồn khác 2.8. chi của hộ STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Chi cho tiêu dùng (triệu đồng/tháng) 2 Chi cho học tập (triệu đồng/tháng) 3 Chi cho khám chữ bệnh (triệu đồng/tháng) 4 Chi cho khác III. SẢN XUẤT KINH DOANH CÀ PHÊ CỦA HỘ Diện tích trồng cà phê của hộ:..................ha. Năm trồng: Giống: 1. Cà phê vối 2. Cà phê chè 3. Cà phê mít Sản lượng thu hoạch năm 2014: ....................................tấn cà phê nhân khô. 3.1. Đầu tư sản xuất cà phê 3.1.1 Chi phí sản xuất cà phê thời KTCB (3 năm) STT Hạng mục ĐVT KL Đơn giá Thành tiền (1000đ) I Chi phí vật tư 1 Giống cây cây 2 Phân xanh 3 Phân chuồng 4 Phân vi sinh 5 Phân đạm 6 Lân 7 Kali 8 NPK 9 Thuốc BVTV 10 Chi phí tưới(nhiên liệu) 11 Chi khác II Chi phí lao động (thuê) 1 Khai hoang 2 Đào hố 3 Trồng cây 4 Chăm sóc 5 Thu sản phẩm tạm 6 Khác 3.1.2 Chi phí đầu tư kinh doanh cà phê năm 2014 STT Hạng mục ĐVT KL Đơn giá Thành tiền (1000đ) I Chi phí vật chất 1 Phân xanh 2 Phân chuồng 3 Phân vi sinh 4 Phân đạm 5 Lân 6 Kali 7 NPK 8 Thuốc diệt cỏ 9 Thuốc trừ sâu 10 Chi phí tưới(nhiên liệu) 11 Chi khác II Chi phí lao động 1 Làm bồn 2 Tỉa cành 3 Bón phân 4 Phun thuốc diệt cỏ 5 Phun thuốc trừ sâu 6 Tưới 7 Thu hoạch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_ca_phe_nong_ho_tai_xa_hoa_thang_tp_buon_ma_thuot_tinh_dak_lak_039.doc
Luận văn liên quan