Chuyên đề Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Ea Puk, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk

Bản thân các nông hộ không thể cứ trông chờ vào những chính sách ưu đãi của nhà nước và chính quyền địa phương. Họ cần phải có sự tích cực trong việc học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chủ động tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập. Tham gia vào các chương trình tập huấn khuyến nông được tổ chức trên địa bàn, việc tham gia cần phải đảm bảo tính hiệu quả, không nên vì mục đích kinh tế mà tham gia với số lượng quá đông như việc cả gia đình cùng đi.

doc71 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Ea Puk, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất ở xã Ea Puk- huyện Krông Năng -tỉnh Đắk Lắk. * Đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn xã Ea Puk- huyện Krông Năng -tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Đặc điểm tự nhiên 3.2.1. Vị trí địa lý Xã Ea Puk nằm cách trung tâm thị trấn Krông Năng khoảng 15 km về phía đông, vị trí địa lý tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp với xã Ea Tam và xã Phú Lộc Phía nam giáp xã Ea Dăh, huyện Krông năng , tỉnh Đăk Lăk Phía đông giáp xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk Phía tây giáp với thi trấn Krông Năng 3.2.1.2. Đặc điểm địa hình và khí hậu Địa hình, diện mạo: Địa hình xã Ea Puk tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 450 - 570 m so với mực nước biển, có xu hướng thấp dần từ tây bắc sang đông nam, có 2 dạng địa hình chính như sau: * Dạng địa hình đồi dốc: phân bố về phía Tây bắc. Phần địa hình này có độ dốc từ cấp II - III(3-150 ), bị chia cắt mạnh bởi các nhánh suối nhỏ và các khe cạn. Hiện nay, phần lớn trên địa hình này là diện tích đất trồng cây lâu năm và cây hằng năm khác. * Dạng địa hình tương đối bằng phẳng: chiếm phần lớn diện tích trên địa bàn xã. Phần địa hình này chủ yếu là đất nâu đỏ, nâu vàng trên đỏ bazan, có độ dốc 0 - 80, rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu,.... Khí hậu: Xã Ea Puk mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên .Trong năm chia làm 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm 23,80c. Nhiệt độ trung bình cao nhất 26,50C (trong tháng 5) Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 20,80C( trong tháng 12) Nhiệt độ tối cao tuyêt đối cả năm: 39,40C Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 7,040C Biên nhiệt độ ngày đêm: 7 - 120C Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1341mm Số ngày mưa trung bình năm 167 ngày Năm có lượng mưa cao nhất:2377,2mm; năm có mưa thấp nhất:777,6mm. Tháng có lượng mưa cao nhất 305,6 mm; tháng có lượng mưa thấp nhất 1,7 mm. Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm: 84% Tháng có độ ẩm cao nhất: tháng 8,9(90%) Tháng có độ ẩm thấp nhất: tháng 4(69%) Chế độ gió: thịnh theo hai hướng gió chính: Hướng đông - đông bắc:thổi từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình 3,5 - 5,4 m/s, có lúc đạt 15 - 20m/s. Hướng tây - tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ trung bình 1,5 - 2,5 m/s 3.2.1.3. Tài nguyên * Đất đai: Theo tài liệu điều tra đất của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1978 và theo bản đồ tỉnh đăk lăk tỷ lệ 1/100.000 được xây dựng năm 2011 cho thấy địa bàn xã Ea Puk có 3 nhóm đất chính như sau: Bảng 3.1: Bảng thống kê diện tích các loại đất năm 2011 STT Tên đất Ký hiệu Diện tích(ha) Cơ cấu(%) 1 Đất nâu đỏ trên đá bazan FK 3.120,2 71,46 2 Đất đen trên sản phẩm hội tụ bazan FS 693,66 15,89 3 Đất sông, suối, hồ đập H0 552,12 12,64 Tổng 4.366 100 (Nguồn: theo bản đồ đất tỉnh Đăk Lăk năm 2011) * Tài nguyên nước Tài nguyên nước mặt: Khu vực có mạng lưới sông, suối, ao hồ khá phong phú bao gồm: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã phụ thuộc chủ yếu vào khả năng giữ nước từ suối Ea Dăh và sông Krông Năng, song những sông suối này phân bố không đồng đều (chảy theo ranh giới xã) nên khả năng cung cấp nước còn có nhiều hạn chế. Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm ở phía tây của xã có nước vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô. Suối thường xuyên bị khô hạn nên còn ảnh hưởng khá lớn đến diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn. Xã còn một số hồ đập như hồ C1 có trữ lượng nước khá lớn, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, về mùa khô nguồn nước mặt thường xuống mức chết ảnh hưởng tới việc tưới tiêu. * Tài nguyên nước ngầm: Theo tài liệu của liên đoàn địa chất thủy văn - địa chất công trình khu vực miền trung thì mực nước ngầm trên địa bàn chủ yếu vận động tạo thành phun trào basalt, nước ngầm phân bố ở độ sâu 15 - 120m, trữ lượng giảm dần về phía đông nam. Chất lượng nước khá tốt, đã cung cấp phần lớn cho nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên Thuận lợi: Có vị trí có vị tri gần thị trấn krông năng thuận lợi trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kĩ thuật giao lưu, trao đổi hàng hóa và các sản phẩm nông sản. + Địa hình tương đối bằng phẳng với thành phần đất chủ yếu là đất nâu đỏ trên đỏ bazan kết hợp với điều kiện như khí hậu, thủy văn đều thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu,... Khó khăn: Nguồn nước để phục vụ cho sản xuất đang gặp khó khăn, thiếu nước vào mùa khô. 3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Điều kiện kinh tế + Trồng trọt Trong năm 2014, mặc dù bị tác động của các yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả vật tư phân bón, nhưng với sự nổ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân, chúng ta đã vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tổng diện tích gieo trồng thực hiện là 3.856 ha/2.488 ha, đạt 154,98 % so với kế hoạch. Một số loại cây trồng đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như cà phê, ca cao, tiêu. * Về năng suất và sản lượng Một số loại cây trồng như lúa, sắn, khoai, ngô không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mà nguyên nhân là do trong năm qua, thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, lượng mưa năm nay thấp hơn mọi năm, hơn nữa do diện tích trồng mía đã lâu năm, ít có sự chuyển đổi, do vậy đất đai bị bạc màu. + Chăn nuôi Chăn nuôi bò phát triển mạnh, một số hộ đã mạnh dạn đầu tư vốn để trồng cỏ nuôi bò và kết quả thu được tương đối khá. Tổng đàn bò trong toàn xã hiện có khoảng 1351/1150 con, đạt 112% kế hoạch(KH). Năm 2014, tổng đàn heo: 5900/7195 con, đạt 82% KH. Tổng đàn dê là 700/700 con đạt 100% KH, tuy nhiên do giá cả không ổn định, giá thức ăn lại cao do vậy lợi nhuận từ việc chăn nuôi heo là không cao, thậm chí có thời điểm còn bị lỗ. Tổng đàn gia cầm trong toàn xã hiện có khoảng 39.433 con/55.074 con, đạt 71,6% KH. Về công tác phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm: trong sáu tháng đầu năm 2014, tổ chức tiêm phòng bò: 1.800 con, heo: 600 con, chó: 200 con, cấp 55 lít hóa chất để các thôn, buôn phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại. + Thương mại dịch vụ Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển mạnh. Do vậy, nhu cầu về mua bán, trao đổi hàng hóa cũng như các dịch vụ đi kèm có bước phát triển mạnh. Các đại lý phân bón, thu mua nông sản, bán hàng tạp hóa, các cơ sở xay xát, hàn, mộc, vận tảiđều có sự tăng mạnh cả về số lượng và quy mô. Trong xã có 09 doanh nghiệp lớn thu mua sơ chế nông sản, 3 đại lý vật tư nông nghiệp và 163 hộ kinh doanh dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng 19% cơ cấu kinh tế của địa phương. Nhờ sự phát triển mạnh của thương mại, dịch vụ mà nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân phần nào đáp ứng, góp phần vào sự tăng trưởng chung của địa phương. + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp UBND xã luôn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo các tiêu chí nông thôn mới. Giá trị tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng đem lại việc làm và thu nhập cho người dân. * Điều kiện văn hóa + Giáo dục Năm học mới 2013-2014 tổng số học sinh của 4 trường trên địa bàn xã là 1.507 em (giảm 14 em so cùng kỳ năm 2012- 2013). Trong đó học sinh dân tộc 670 em chiếm 44,4%. Bao gồm các trường : Lê Lợi, Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Quyền, và trường Mẫu giáo Sơn Ca. Tổng số giáo viên của 4 trường là 91 người, trong đó: Mẫu giáo có 11 người, cấp I có 44 người, cấp II có 40 người. Cơ sở vật chất trường lớp chuẩn bị trong năm học được đầu tư sữa chữa đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học. Năm học 2013-2014 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung bình là 97%, học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện năm sau cao hơn năm trước. Giáo viên giỏi cấp trường 75 Đ/c, cấp huyện là 31 Đ/c, cấp tỉnh là 06 Đ/c. + Y tế Trạm y tế có tổng số cán bộ nhân viên: 07 người, trình độ chuyên môn: Bác sỹ: 01 người, y tá: 01 người, trung cấp: 05 người. Được sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh cũng như các chế độ, chính sách của nhà nước trong công tác khám, chữa bệnh. Đặc biệt là đối với các đối tượng chính sách như hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng bệnh sốt rét, bệnh lao vvĐội ngũ bác sỹ, y tá của trạm xá cũng được tăng cường nhờ vậy mà việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân được thực hiện tốt. Sáu tháng đầu năm 2013 tổng số khám và chữa bệnh là: 11.372 lượt (khám tại trạm: 8.678 người, chuyển viện : 2.694 lượt). Thực hiện chương trình tiêm vacxin, uống vitaminA cho 100% trẻ em dưới 6 tuổi. Trạm y tế xã Ea Puk đã tích cực tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Thành lập ban chỉ đạo VSATTP và thành lập đoàn kiểm tra liên nghành về VSATTP, nhờ vậy ý thức về VSATTP của nhân dân đã được nâng cao. + Dân số Theo điều tra dân số năm 2014, dân số của xã Ea Puk là 4745 khẩu với 1032 hộ, có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc thiểu số ở phía bắc và miền trung vào lập nghiệp với sự đoàn kết đùm bọc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ phát triển dân số ngày càng giảm. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu: Xã Ea Puk, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk lăk vì Ea Puk là một xã sản xuất nông nghiệp phát triển hàng đầu. Mọi hoạt động sản xuất đều liên quan đến đất đai nên vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần thiết làm đề tài nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở xã, thu thập những số liệu có liên quan tới đến chuyên đề thông qua thu thập từ các báo cáo của Uỷ ban nhân dân xã, tài liệu trên internet... 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê phục vụ cho các chủ điểm. Các số liệu được xử lý và tông hợp bằng phần mềm Microsoft Excel theo các chỉ tiêu để đáp ứng các mục tiêu nội dung đã xác định. 3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả sự thực trạng công tác sử dụng đất tại xã Ea Puk- huyện Krông Năng -tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng để so sánh biến động diện tích đất đai, năng suất, sản lượng từng loại cây trồng qua các thời năm tại xã Ea Puk- huyện Krông Năng -tỉnh Đắk Lắk. 3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu * Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hiểu quả đất đai của xã Ea Puk – huyện Krông Năng – tỉnh Đăk lăk + Quy mô và cơ cấu đất NN của toàn xã năm 2014. + Tỷ lệ diện tích đất thay đổi theo mục đích sử dụng từ 2013 – 2014. + số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. * Sử dụng đất: + Tỷ lệ cơ cấu sử dụng đất NN + Hệ số sử dụng đất NN Tổng diện tích gieo trồng trong năm Hệ số sử dụng đất NN = ------------------------------------------------- Tổng diện tích canh tác + Năng suất, sản lượng cây trồng. + Giá trị sản xuất cây trồng (GTSX) + Giá trị = Sản lượng * Giá bán Giá trị SX từng cây Tỷ trọng = ------------------------------ Tổng GTSX cây trồng Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng không gian trên phạm vi lãnh thổ, chỉ tiêu này được tính bằng diện tích đất đã sử dụng trên diện đất tự nhiên. Đây là chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ sử dụng đất của từng loại Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất của 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất tự nhiên PHẦN BỐN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu 4.2.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Ea Puk – huyện Krông Năng – tỉnh Đăk Lăk 4.2.1.1. Thực trạng công tác quản lý đất nông nghiệp * Công tác quy hoạch sử dụng đất Bảng 4.1: Bảng Quy mô cơ cấu đất đai của xă Ea Puk năm 2014 Stt Chỉ tiêu Diện tích(ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.366,00 100,00 1 Đất nông nghiệp 3.820,56 87,51 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.198,08 50,34 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 853,03 19,54 1.1.1.1 Đất trồng cây lúa nước 138,26 3,1 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 714,77 16,37 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.345,05 30,81 1.2 Đất lâm nghiệp 1.578,90 36,16 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 43,58 0,99 2 Đất phi nông nghiệp 519,34 11,89 2.1 Đất ở 40,00 0,91 2.2 Đất chuyên dùng 451,79 10,34 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, đất sự nghiệp 0,51 0,02 2.2.2 Đất an ninh 300,00 6,87 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 5,00 0,11 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 146,28 3,35 2.3 Đất nghĩa trang 14,37 0,33 (Nguồn: Báo cáo thống kê đất năm 2014) Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 4366 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp của xã là 2198,08 ha chiếm 50,34% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Qua đây, ta có thể thấy được hoạt động sản xuất chủ yếu của xã là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã gồm có đất trồng cây hàng năm là 853,03 ha chiếm 19,54% đất sản xuất nông nghiệp của xã còn lại là đất trồng cây lâu năm với diện tích 1345,05 ha chiếm 30,81% đất sản xuất nông nghiệp của xã. Có thể thấy được diện tích đất sản xuất của xã tập trung cả vào cây hàng năm lẫn cây lâu năm, diện tích chênh lệch của 2 loại cây này khá nhiều. Diện tích cây lâu năm nhiều hơn 492,02ha ha chiếm 11,26%. Từ đó ta thấy xã đã chú trọng đến việc phát triển các loại cây trồng. Bên cạnh đó thì còn nhiều loại quỹ đất khác nhau dành vào những mục đích khác nhau như: Đất khu đất chuyên dùng 451,79 ha chiếm 10,34%,đất nghĩa trang 14,37 ha, đất mặt nước, sông suối chuyên dùng 12,82 ha. Từ trên ta có thể thấy được việc phân bố các loại đất của xã là tương đối đồng đều vì các đặc điểm của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã tương đối thuận lợi cho việc phân bổ các loại cây trồng thích hợp với từng loại đất. Phần lớn việc phát triển kinh tế của xã là nhờ vào sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hoạt động sản xuất trồng cây hằng năm dựa trên quỹ đất sản xuất nông nghiệp mà xã có. * Công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ 2012 - 2014 Bảng 4.2: Tình hình tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng từ 2012 – 2014 Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích Năm 2013 so với năm 2012 Năm 2014 so với năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.1 Đất sản xuất NN SXN 2.196,08 2.197,89 2.198,08 2 1 1.1.1 Cây hằng năm CHN 845,78 849,58 853,03 3,8 3,45 1.1.1.1 Lúa LUA 135,24 137,26 138,26 2,02 1 1.1.1.2 Cỏ dùng trong chăn nuôi COC 5 6 6 1 0 1.1.1.3 Cây hằng năm khác HNK 707,09 710,27 714,77 2,68 4,5 1.1.2 Cây lâu năm CLN 1.353,51 1.350,55 1.345,05 -2,96 -5,5 1.1.2.1 Cây CN lâu năm LNC 1.082,30 1.083,30 1.083,30 1 0 1.1.2.2 Cây ăn quả lâu năm LNQ 18,30 20,30 20,30 2 0 1.1.2.3 Cây lâu năm khác LNK 12,07 11,57 10,07 -3,97 -1,5 (Nguồn:báo cáo thống kê đất đai ) Nhìn vào bảng tăng, giảm diện tích theo mục đích sử dụng ta thấy: + Đất trồng cây hằng năm, năm 2013 tăng 3,8 ha so với năm 2012. Đất trồng cây hằng năm, năm 2014 tăng 4,5 ha so với đất cây trồng hằng năm năm 2013. Diện tích đất trồng cây hằng năm tăng là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng. + Đất trồng lúa năm 2013 tăng 2,02 ha so với đất trồng lúa của năm 2012. Đất trồng lúa năm 2014 tăng 1 ha so với đât trồng lúa của năm 2013 là 1 ha. Diện tích đất trồng lúa tăng là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng. + Đất trồng cây lâu năm khác của năm 2013 tăng 2,68 ha so với năm 2012. Đất trồng cây lâu năm khác năm 2014 tăng 3,5 ha so với đất trồng cây lâu năm của năm 2013. Diện tích đất tăng là do chuyển đổi đất trồng cây lâu năm khác. + Diện tích đất cỏ dùng trong chăn nuôi từ năm 2012 đến năm 2014 là không thay đổi. + Đất trồng cây lâu năm năm 2013 giảm 2,96 ha so với đất trồng cây lâu năm năm 2012. Đất trồng cây lâu năm năm 2014 giảm 5,5 ha so với năm 2013, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển từ cây lâu năm khác sang cây trồng hàng năm khác. + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm năm 2013 tăng 1 ha so với đất trồng cây công nghiệp lâu năm năm 2012. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm từ năm 2013 đến năm 2014 diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm không thay đổi. Công tác đăng ký, lập hồ sơ quản lý địa chính, đăng ký cấp chứng nhận quyền sử dụng đất: Trong năm 2012 Công tác cấp giấy chứng nhận QSĐD Cấp mới có 17 hồ sơ, lập hồ sơ đã xét duyệt cho 42 hộ với tổng diện tích là: 213.7776 m2 trong đó: 16.800m2 đất ở, 196.976m2 đất nông nghiệp. Đã nhận và bàn giao thực địa với công ty cà phê 49 với tổng diện tích là 334.310 m2 trong đó: Đất khu dân cư 171.090 m2, đất cây hàng năm là 64.679 m2; đất cây lâu năm là 71.641 m2; đất giao thông là 5000 m2; đất nuôi trồng thủy sản 21.031 m2; đất trồng lúa là 9.869 m2. Công tác đăng ký biến động: chuyển mục đích sử dụng đất có 81 hồ sơ diện tích: 349.898m2 trong đó đất ở 8835m2, đất nông nghiệp 341.063m2. công tác giải quyết các tranh chấp đất đai: có 05 vụ đã hò giải được 2 vụ, chuyển tòa án huyện 02 vụ, và 01 vụ chưa xử lý đang trong thời gian thu thập chứng cứ để giải quyết. Trong năm 2013 Công tác cấp giấy chứng nhận QSĐD Tổng số tiếp nhận 15 hồ sơ. Giải quyết và đã cấp GCNQSDĐ là 9 hồ sơ, tổng diện tích: 33.925 m2 trong đó có 1.250 m2 đất ở, 852 m2 đất trồng cây hàng năm, 24.110 m2 đất trồng cây lâu năm. Tổng số hồ sơ tồn lại 6 hồ sơ. Công tác đăng ký biến động: Do chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cấp đổi, cấp lại quyền sử dụng đất. Tổng hồ sơ tiếp nhận 138 hồ sơ, đã giải quyết và được cấp GCNQSDĐ 127 hồ sơ. Còn tồn lại 11 hồ sơ. Có 5 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang làm đất ở với diện tích 400 m2. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai: Tổng số tiếp nhận 10 vụ. Trong đó có 9 vụ tranh chấp về đường đi, 1 vụ tranh chấp đất đai. Đã hòa giải tại cơ sở 10 vụ. Đo lại được 970/2786 ha. Trong năm 2014 Công tác cấp giấy chứng nhận QSĐD Tổng số tiếp nhận 140 hồ sơ. Tổng diện tích 448.359 m2 trong đó: 9.867 m2 đất ở, 438.422 m2 đất nông nghiệp Công tác đăng ký biến động: 10 hồ sơ cho tặng: 45.575 m2; 04 hồ sơ thừa kế: 35.592 m2; 126 hồ sơ chuyển nhượng: 367.192 m2 Đo lại toàn bộ diện tích các buôn, thôn 2.600/2786 ha đã đăng ký cấp đổi, cấp lại cho 2 thôn tân tiến, tứ xuân. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai: tổng số tiếp nhận 4 vụ tranh chấp đất đường đi và đã giải quyết xong . Bảng 4.3: Bảng Biến động đất đai trên địa bàn xã Ea Puk trong năm 2014 Nội dung biến động Diện tích (m2) Tổng số trường hợp Chuyển nhượng 367.192 126 Tặng cho 45.575 10 Thừa kế 35.592 04 Chuyển mục đích 0 Điều chỉnh 0 Cấp lại 546.214 270 (Nguồn:ban địa chính xã) * Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Theo báo cáo thống kê của xã Ea Puk ngày 01/01/2014 căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất thực tế tại địa bàn xã có các loại đất: Diện tích đất nông nghiệp là 250.75 ha, chiếm 89,94% so với tổng diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất phi nông nghiệp là 230,35 ha, chiếm 8,26% so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất chưa sử dụng là 50 ha, chiếm 1,79% so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Bảng 4.4: Bảng thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của xã qua các năm STT Chỉ tiêu Diện tích Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng diện tích đất tự nhiên 4.366 4.366 4.366 1 Đất nông nghiệp 3.748,76 3.824,5 3.820,56 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.196,08 2.197,89 2.198,08 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 845,03 848,53 853,03 1.1.1.1 Đất trồng lúa 135,24 137,26 138,26 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 702,61 711,27 714,77 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.332,51 1.349,55 1.345,05 1.2 Đất lâm nghiệp 1.576,8 1.582,4 1.578,90 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 46,12 44,78 43,58 2 Đất phi nông nghiệp 519,55 521,45 519,34 2.1 Đất ở 37,87 38,45 40,00 2.2 Đất chuyên dùng 433,91 448,14 451,79 2.3 Đất thuộc UB xã quản lý 109,98 100,57 90,56 3 Đất chưa sử dụng 96,45 35,13 26,10 (Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai) Qua bảng thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của xã qua các năm thì ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4366 ha. Diện tích đất nông nghiệp thay đổi qua các năm cụ thể năm 2012 là 3748,76ha thì đến năm 2013 là 3824,5 ha tăng 75,74 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp tăng 2 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 5,64 ha. Qua đó có thể thấy sự thay đổi rõ rệt giữa năm 2012 với 2013, diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên một cách đáng kể có thể thấy được hoạt động sản xuất của xã vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp cho phát triển kinh tế xã hội. Diện tích đất nông nghiệp năm 2014 so với năm 2013 cũng thay đổi nhưng thay đổi một lượng không đáng kể đó là giảm 3,94 ha. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ tăng một lượng nhỏ là 1 ha, còn lại lại là sự thay đổi của diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2014 do 1 một số nguyên nhân như dịch bệnh, giá bán các loại thủy sản không cao nên bà con nông dân đã bỏ hình thức nuôi trồng thủy sản chuyển sang trồng các loại cây trồng ngắn ngày. Từ đó ta thấy trong năm 2014 xã đã chú trọng phát triển về sản xuất nông nghiệp hơn là chú trọng vào việc trồng rừng. Diện tích đất chưa sử dụng đã và đang được xã khai thác để phục vụ vào việc sản xuất nhằm phát triển kinh tế-xã hội điều đó được thể hiện cụ thể bởi diện tích đất chưa sử dụng ngày một giảm xuống và diện tích đất nông nghiệp ngày một tăng lên. 4.2.1.1. Thực trạng công tác sử dụng đất đai * Cơ cấu sử dụng đất ở xã Ea Puk - huyện Krông Năng - tỉnh Đăk Lăk Đất đai là yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp, là cơ sở hàng đầu cho yếu tố sản xuất. Theo mục đích sử dụng vốn đất đai được phân thành các loại: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và các loại đất khác. Vốn đất đai nông nghiệp là toàn bộ đất đai đang dùng cho sản xuất nông nghiệp và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp (đất dự trữ). Đất sản xuất nông nghiệp là loại đất đã sử dụng vào trồng trọt, chăn nuôi gia súc và đất nuôi trồng thủy sản, bao gồm: Đất canh tác hay đất trồng cây hằng năm. Đây là toàn bộ phần quan trọng nhất của đất sản xuất nông nghiệp, hằng năm nó được cày bừa đẻ gieo trồng các loại cây ngắn ngày như: lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu các loại, đất chuyên dùng trồng các loại cây phân xanh, trồng cây thức ăn chăn nuôi và đất bỏ hoang hóa không quá ba năm. Đất trồng cây lâu năm bao gồm các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả lâu năm. Đất có khả năng nông nghiệp là những loại đất đã đạt được những tiêu chuẩn nhất định về bề dày canh tác, độ dốc và nguồn nước nhưng bỏ hoang, nếu khai phá cải tạo có thể dùng vào sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.5: Bảng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Ea Puk STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % ) Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % ) Diện tích ( ha ) Cơ câu ( % ) Tổng diện tích 4.047 100 4.007 100 3.770 100 1 Cây hàng năm 2.732 67,51 2.644 65,98 2.266 60,20 1.1 Lúa nước( 2 vụ ) 198 4,89 193 4,82 158 4,20 1.2 Ngô ( 2 vụ ) 2.413 59,63 2.255 56,28 1.868 49,55 1.3 Sắn 10 0,25 50 1,25 45 1,20 1.4 Khoai lang 30 0,74 55 1,46 1.5 Đậu các loại (2 vụ ) 40 0,99 90 2,25 106 2,81 1.6 Chăn nuôi 41 1,01 5 0,12 11 0,30 1.7 Rau xanh ( 2 vụ ) 40 0,99 21 0,52 23 0,61 2 Cây lâu năm 1.315 32,45 1.363 34,10 1.504 39,89 2.1 Cà phê 1.080 26,69 1.107 27,63 1.145 30,37 2.2 Cao su 200.00 4,94 200,00 4,94 200,00 4,94 2.3 Tiêu 35 0,86 56 1,40 159 4,22 Nguồn:Tổng hợp số liệu từ báo cáo của UBND xã ) Qua bảng 4.5 cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ta thấy tổng diện tích gieo trồng của các năm là khác nhau. Tổng diện tích gieo trồng của năm 2014 là thấp nhất với 3.770 ha sau đó là năm 2013 với diện tích gieo trồng là 4.007 ha và lớn nhất là năm 2012 với diện tích là 4.047 ha. Tuy diện tích gieo trồng của năm 2012 là lớn nhất nhưng xét về cơ cấu trồng lâu năm thì năm 2014 lại có cơ cấu lớn nhất với 30,37% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, diện tích đất rồng cây lâu năm năm 2012 chiếm 32,45% diện tích đất nông nghiệp của xã và thấp hơn diện tích năm 2013. Năm 2013 diện tích đất cây lâu năm đạt 34,10% tổng diện tích đất nông nghiệp. So với diện tích cây lâu năm tăng đều qua các năm thì diện tích cây hằng năm có sự biến đổi ngược lại là diện tích giảm qua các năm cụ thể như sau: năm 2012 diện tích cây hằng năm là 2732 ha chiếm 67,51% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Sang năm 2013 diện tích này giảm xuống còn 2644 ha chiếm 65,98% Qua đó, ta có thể thấy được là xã đã chú trọng về phát triển cây lâu năm nên diện tích cây lâu năm của xã có sự gia tăng đáng kể đặc biệt là sự gia tăng diện tích trồng cà phê và hồ tiêu. Cây hằng năm giảm qua các năm có thể có nhiều lý do như giá cả bấp bênh, ảnh hưởng của thiên tai..mặc khác do người dân chuyển đất trồng cây hằng năm sang trồng cây lâu năm bởi những năm gần đây giá tiêu tăng cao nên người dân có xu hướng chuyển đổi mục đích canh tác. Hệ số sử dụng đất trồng cây hằng năm Qua bảng hệ số sử dụng đất trồng cây hằng năm của xã thì ta thấy hệ số sử dụng đất của năm 2014 là cao nhất 1,36 sau đó là năm 2013là 1,24 và thấp nhất là năm 2012 với hệ số sử dụng đất là 1,21. Ta có thể thấy khoảng cách hệ số sử dụng đất của năm 2014 so với 2 năm 2013 và 2012 là khá cao. Còn năm 2012 với năm 2013 thì hệ số sử dụng đất không khác nhau là mấy. Hệ số sử dụng đất thay đổi qua các năm và giữa các năm là không đồng đều Bảng 4.6: Bảng hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % ) Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % ) Diện tích ( ha ) Cơ câu ( % ) Tổng DT canh tác B 2.732 100 2.644 100 2.266 100 Lúa nước ( 2 vụ ) 198 7,24 193 7,30 158 6,97 Ngô ( 2 vụ ) 2.413 88,32 2.255 85,30 1.868 82,43 Sắn 10 0,36 50 1,89 45 1,98 Khoai lang 30 1,13 55 2,43 Đậu các loại (2 vụ) 40 1,46 90 3,40 106 4,67 Chăn nuôi 41 1,50 5 0,20 11 0,50 Rau xanh ( 2 vụ ) 40 1,46 21 0,80 23 1,02 Tổng DT gieo trồng A 4.047 4.007 3.770 Hệ số sử dụng đất R 1,48 1.51 1,66 (Nguồn: Tác giả tự thống kê dựa trên báo cáo của xã ) * Năng suất, sản lượng cây trồng Qua bảng năng suất, sản lượng cây trồng ta thấy năng suất của các loại cây trồng thay đổi theo từng năm. Do cây trồng chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên vì vậy mà sản lượng cây trồng cũng thay đổi khá là rõ rệt. Do diện tích các loại cây trồng hầu như là tăng theo từng năm nên khi năng suất của năm sau giảm so với năm trước thì sản lượng cũng giảm đi một lượng không đáng kể so với năm trước của một số loại cây trồng. Bên cạnh đó cũng có một số loại cây trồng có diện tích sản xuất của năm sau khá lớn so với năm trước nên khi năng suất cây trồng giảm nhưng sản lượng cây trồng lại tăng lên. Diện tích cây lâu năm của xã có tăng lên nhưng do là diện tích cây được trồng mới trong hai năm 2013 và 2014 nên sản lượng chưa có vì vậy mà giá trị sản lượng cây lâu năm của xã chiếm tỷ trọng rất nhỏ và sản lượng thay đổi trong các năm là không đáng kể. Năng suất, sản lượng cụ thể của một số cây trồng thay đổi như sau: Bảng 4.7 Bảng năng suất, sản lượng các loại cây trồng STT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chi tiêu sản xuất DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) Tổng diện tích 4.047 4.007 3.77 A Cây hằng năm 2.732 2.644 2.266 1 Lúa nước (2 vụ) 198 3 594 193 4 772 158 3 474 2 Ngô ( 2 vụ ) 2.413 4 9.652 2.255 3.5 7.892,5 1.868 3 5,604 3 Sắn 10 4 40 50 5 250 45 5 225 4 Khoai các loại 0 30 10 300 55 10 550 5 Đậu các loại (2 vụ) 40 1,5 60 90 0.5 45 106 0.5 53 6 Chăn nuôi 41 20 820 5 20 100 11 20 220 7 Rau xanh ( 2 vụ ) 40 20 800 21 20 420 23 20 460 B Câu lâu năm 1.315 1.363 0 1.504 0 1 Cà phê 1.080 2,5 2.700 1.107 2 2.214 1.145 2.5 2.862,5 2 Cao su 200 1,5 300 200 1.5 300 200 1.1 220 3 Tiêu 35 2,5 87,5 56 3 168 159 2.5 3.975 Nguồn: UBND xã * Giá trị sản xuất các loại cây trồng Qua bảng ta có thể thấy được giá trị sản xuất các loại cây trồng của xã Ea Puk bao gồm cả cây hằng năm và cây lâu năm. Tỷ trọng cây hằng năm qua các năm: năm 2012 là 67,47%; năm 2013 là 38,02; năm 2014 là 24,07% qua đây ta thấy tỷ trọng cây hằng năm giảm dần qua các năm. Đối với cây lúa nước thì tỷ trọng sản xuất ngày một giảm có thể thấy diện tích sản xuất cây lúa của xã đang ngày một thay đổi và có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng cây lúa nước năm 2012 là 5,09% đến năm 2013 tăng lên là 5,84%, sau đó đến năm 2014 giảm xuống còn 2,74%. Đối với cây ngô cũng tương tự tỷ trọng sản xuất giảm dần qua các năm cụ thê là: năm 2012 tỷ trọng đạt 41,45%, đến năm 2013 tỷ trọng đạt 31,16% giảm đi 10,29% so với năm 2021. Đến năm 2014 tỷ trọng sản xuất ngô đạt 20,64% giảm đi 10,52% so với năm 2013. Đối với cây sắn tỷ trọng có sự biến đổi qua các năm. Năm 1011 tỷ trọng chỉ đạt 0,06% đến năm 2013 tỷ trọng tăng và đạt 0,47% nhưng đến năm 2014 tỷ trọng lại giảm xuống còn 0,29%. Đối với cây đậu tỷ trọng giảm dần qua các năm cụ thể năm 2012 đạt 0,87%; năm 2012 đạt 0,54%; năm 2013 đạt 0,4%. Đối với cây cà phê thì tỷ trọng biến đổi qua các năm như sau ; năm 2012 tỷ trọng là 34,39%; năm 2013 tỷ trọng giảm còn 14,95%; nhưng đến năm 2014 tỷ trọng lại tăng và đạt 20,91%. Đối với cây tiêu tỷ trọng có sự biến đổi nhiều nhất qua các năm cụ thể như sau: năm 2012 tỷ trọng cây tiêu chỉ đạt có 18,14%, nhưng đến năm 2013 tỷ trọng tăng mạnh và đạt 47,03%; đến năm 2014 tỷ trọng cây tiêu tiếp tục tăng và đạt 55,02%. Từ bảng giá trị sản xuất của các loại cây trồng ta có thể thấy được cây tiêu đang ngày càng trở thành cây chủ lực trong phát triên kinh tế của xã. Có thể nói là nó khá thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng này và cho năng suất, sản lượng khá cao. Bảng 4.8:bảng giá trị sản xuất các loại cây trồng STT Chỉ tiêu sản xuất Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng I Cây hằng năm 1.1 Lúa nước(2 vụ) 2.970 2,13 3.860 2,9 2.370 1,18 1.2 Ngô(2 vụ) 28.956 20,72 23.677 17,81 16.812 8,35 1.3 Sắn 100 0,07 375 0,30 337,5 0,17 1.4 Đậu các loại(2 vụ) 150 0,11 112,5 0,08 132,5 0,07 II Cây lâu năm 2.1 Cà phê 94.500 67,63 79.704 59,96 103.050 51,17 2.2 Tiêu 13.050 9,40 25.200 18,96 78.705 39,10 III Tổng 139.726 100 132.929 100 201.407 100 Nguồn: UBND xã 4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp tại xã + Nhóm nhân tố tự nhiên: Nhóm nhân tố tự nhiên chính là điều kiện thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, điều kiện thủy văn... Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng và các quy luật sinh học bởi đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động nông nghiệp, đôi khi có tác dụng thuận lợi và có khi gây thiên tai, hạn hán đối với sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp càng rõ rệt. Chính vì vậy điều kiện tự nhiên là những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, bố trí đồng ruộng, định hướng đầu tư thâm canh để quá trình sản xuất nông nghiệp có thể đạt hiệu quả kinh tế cao. + Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội: Nhóm nhân tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, có rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố cơ bản là trình độ của chủ hộ và phong tục, tập quán, truyền thống canh tác trong sản xuất nông nghiệp. Trình độ của chủ hộ hay chủ thể sử dụng đất nông nghiệp, phong tục, tập quán canh tác là một trong những yếu tố cơ bản mang tính quyết định đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương sản xuất. + Nhóm nhân tố khoa học-kỹ thuật: Khoa học-kỹ thuật càng ngày càng phát triển và áp dụng ngày càng nhiều khoa học-kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất là một tất yếu để sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, sản phẩm có chất lượng và có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường. + Nhóm nhân tố thị trường: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng sản phẩm sản xuất ra của người sản xuất và làm cơ sở cho việc quyết định trồng cây gì và trồng như thế nào trên một quỹ đất có hạn. Sản phẩm nào được thị trường chấp nhận sẽ đứng vững, tồn tại và đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất. + Nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông lớn, đường giao thông nội đồng, công trình thủy lợi, kênh mương... nó đóng vai trò rất quan trọng và góp phần vào việc trao đổi, tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao được hiệu quả sử dụng kinh tế sử dụng đất. + Môi trường chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, có rất nhiều chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như: chính sách điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách bảo trợ của nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách về vốn, chính sách về thị trường tiêu thụ, chính sách xóa đói giảm nghèo. Những chính sách này đều nhằm mục đích phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ lợi ích cho người sản xuất nông nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống kinh tế-xã hội, giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng ở nông thôn. 4.3.2. Khó khăn thuận lợi trong công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của xã Ea Puk – huyện Krông Năng – Tỉnh Đăk Lăk * Thuận lợi - Được sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp các ngành, các phòng ban ở Huyện, nhất là sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của Đảng ủy, Hội đông nhân dân, UBND xã đã phối hợp với các ban ngành khắc phục khó khăn thúc đẩy nhanh công tác phát triển nông nghiệp, trú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra bước phát triển mới tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. - Đất đai trên địa bàn xã tương đối màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây trồng có giá trị kinh tế cao như tiêu, cà phê,Mía, Bắp, Đậu xanh, Mỳ đây là một lợi thế đáng kể, nên trong tương lai có biện pháp thích hợp để khai thác phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế. * Khó khăn - Cơ cấu cây trồng vật nuôi mang tính tự phát, công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật, phổ biến kiến thức còn thiếu. Các dịch vụ và các tổ chức cung ứng dịch vụ đã có nhưng chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. - Năng suất và chất lượng các sản phẩm sản xuất trên địa bàn chưa cao, tình hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp diễn ra còn chậm, ngành chăn nuôi còn nhiều hạn chế. - Tình hình thời tiết năm 2013 diễn biến khá phức tạp, mưa trái mùa, vụ hè thu xảy ra hạn hán trên diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến năng xuất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. - Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã tuy đã ổn định nhưng vẫn còn có những tiềm ẩn khó lường từ đó cũng ảnh hưởng đến công tác phát triển sản xuất của nhân dân. - Đội ngũ cán bộ tuy đã được trẻ hóa, năng nổ, nhiệt tình trong công việc nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn nhiều hạn chế. - Xuất phát điểm kinh tế - xã hội còn rất thấp, nhưng việc đầu tư phát triển đồng bộ thành một xã nông thôn mới đòi hỏi vốn đầu tư lớn. 4.3.3. Định hướng của xã trong quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Tăng cường chỉ đạo công tác đo đạc, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. Phối hợp với các ban ngành giải quyết dứt điểm các đơn thư còn tồn đọng về đất đai, chú trọng giải quyết các thôn (buôn) trọng điểm. Xây dựng phương án chi tiết tiếp tục đề nghị và lập tờ trình UBND huyện bố trí sắp xếp đất ở khu dân cư trung tâm xã. Theo chủ trương của UBND huyện Tiến hành đo và vẽ sơ đồ đất nghĩa địa của các thôn còn lại bàn giao cho thôn quản lý. Tiếp tục lên kế hoạch sắp xếp lại đất đai trung tâm xã theo chủ trương của UBND huyện. Phối hợp với công ty Vinh Hưng tăng cường chỉ đạo công tác đo đạc làm thủ tục xét duyệt cấp GCNQSD đất cho nhân dân. 4.3.4. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp 4.3.4.1. Tăng cường hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất Cần tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, truongf học, trạm y tế... để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn để góp phần đưa cuộc sống của người dân đi vào ổn định. Hệ thống thủy lợi là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Các hộ thường thiếu nguồn nước để phục vụ sản xuất, nên không chủ động được nguồn nước tưới, khó có khả năng để tăng vụ gieo trồng trong năm, thiên tai, hạn hán cũng thường xảy ra. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất cho người dân, nếu hệ thống thủy lợi được đảm bảo thì người nông dân có khả năng để tăng vụ, năng suất cây trồng cao và ổn định góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân. 4.3.4.2. Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Trình độ nông hộ còn thấp, chính điều này đã gây khó khăn cho các hộ trong việc tham gia các hoạt động khuyến nông cũng như tìm hiểu, áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy, cần phải nâng cao trình độ học vấn cho các chủ hộ, đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật tới người nông dân. Phổ biến những mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương. 4.3.4.3. Cần phải áp dụng kết hợp các phương thức sản xuất theo truyền thống và hiện đại trong sản xuất nông nghiệp Các hộ thường thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, nên việc áp dụng các phương thức sản xuất nông nghiệp theo hiện đại còn ít và khó khăn nhưng các hộ đang có xu hướng áp dụng ngày càng nhiều. Hiện nay các hộ vẫn còn áp dụng các truyền thống sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, góp phần sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Có những kinh nghiệm cũng như truyền thống sản xuất của các hộ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, đặc biệt là canh tác trên đất dốc. Việc áp dụng kết hợp các phương thức canh tác theo truyền thống và hiện đại sẽ góp phần giữ gìn và phát huy được các truyền thống sản xuất tốt đẹp, đồng thời nâng cao được hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Đây là một biện pháp vừa tạo điều kiện nâng cao được năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập, sử dụng đất nông nghiệp được bền vững hơn trong điều kiện các hộ còn khó khăn về nguồn vốn cũng như khả năng đầu tư thâm canh vào sản xuất còn ở mức thấp. 4.3.4.4. Phát triển một số thị trường nông sản hàng hóa và thị trường đầu vào các yếu tố sản xuất, khuyến khích phát triển các dịch vụ nông lâm nhiệp tại địa phương Hệ thống thu mua nông sản cũng như các điểm cung cấp vật tư nông nghiệp nhỏ lẻ. Chính điều này đã gây khó khăn cho các hộ nông dân trong việc phát triển sản xuất cũng như trong khâu tiêu thụ một số nông sản. Vì vậy, cần có giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông sản cũng như thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất tại địa phương. Cụ thể như khuyến khích phát triển các dịch vụ nông lâm nghiệp, mở rộng các điểm thu mua nông sản và có hệ thống thông tin về giá cả chặt chẽ và chính xác để đảm bảo đầu ra của sản phẩm cũng như bảo vệ quyền lợi cho các hộ nông dân sản xuất. 4.3.4.5. Tăng cường huy động vốn, tăng vốn đầu tư cho thâm canh Việc đầu tư đúng, đầu tư đủ theo đúng kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất của các hộ di cư tự do. Nhà nước cần có chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ vay vốn sản xuất cho người nông dân để cho người nông dân có thể đầu tư mở rộng sản xuất, đáp ứng được nguồn vốn đầu tư trong thời điểm mùa vụ. Từ đó các hộ sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh tăng vụ, khai thác có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp của mình, nâng cao được thu nhập. 4.3.4.6. Quan tâm đến đội ngũ cán bộ địa chính trên địa bàn xã Cán bộ địa chính xã là lực lượng không kém phần quan trọng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai cấp cơ sở chính vì thế công tác quản lý đất trên địa bàn xã có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc vào năng lực của lục lượng cán bộ địa chính trên địa bàn xã. Cán bộ địa chính là người thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ quản lý đất đai, đo dạc bản đồ sát với dân, gắn liền với lợi ích xã hội và với việc chấp hành pháp luật đất đai, nếu họ đủ mạnh thì sẽ mang lại hiệu quả cho ngành và ngược lại sẽ gây ách tắc trong công việc và gây phiền hà cho nhân dân. Trên thực tế cán bộ địa chính của xã Cư Prao còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp dẫn đến tình trạng thiếu hợp tác của người dân đối với cán bộ địa chính xã, việc sắp xếp bố trí đất ở khu trung tâm còn gặp một số khó khăn. Vì vậy, cần quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ xã nhằm nâng cao trình độ công tác của đội ngũ cán bộ dịa chính cấp xã nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã. 4.3.4.7. Những hạn chế và cách khắc phục khi quản lý sử dụng đất nông nhiệp * Những hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng còn chậm, trình độ dân trí của xã còn thấp, khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế. Công ngệ chế biến sau thu hoạch chưa phát triển làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các nguồn vốn của chính phủ đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn dàn trải, không đồng bộ nên hiệu quả công trình mang lại cho sản xuất nông gnhiệp là chưa cao. Giá cả thị trường không ổn định làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Người dân còn thiếu thái đọ hợp tác với cán bộ địa chính trong quá trình quy hoạch sử dụng đất * Khắc phục những hạn chế Tiếp tục quy hoạch cụ thể những vùng đất nông nghiệp khác nhau, nhằm xây dựng kế hoạch hằng năm và trong nhiều năm. Tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông nhằm nâng cao trình độ canh tác của người dân. Tạo sự thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nhiều nơi. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kịp thời những cây trồng vật nuôi có năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cung cấp kịp thời thông tin thị trường, không ngừng nâng cao dân trí của người dân về thông tin nền kinh tế thị trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo lòng tin đối với người dân trong công tác quy hoạch sử dụng đất. PHẦN NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tìm hiểu về thực trạng quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại xã Ea Puk, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk tôi có những kết luận sau: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là khá lớn với diện tích là 4366 ha. Trong đó thì đất sản xuất nông nghiệp của xã chiếm hơn một nửa diện tích đất tự nhiên của xã với diện tích là 3820,56 ha chiếm 89,94% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Qua đó, có thể thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã là nguồn thu nhập chính của người dân. Có thể thấy hoạt động phân bổ các loại đất của xã là tương đối hợp lý. Diện tích đất theo mục đích sử dụng đất của xã thay đổi là không đáng kể.trong đó diện tích trồng cây lúa nước chỉ tăng 1 ha từ năm 2013 đến 2014. Bên cạnh đó do diện tích đất theo mục đích sử dụng thay dổi chủ yếu là do người dân phá sình, các bụi lau, sậy vì vậy diện tích đất chưa sử dụng của xã cũng giảm đi được một lượng đáng kể cho thấy công tác quy hoạch sử dụng đất của cán bộ địa chính cũng có phần tăng lên đáng kể. Cán bộ địa chính của xã cũng đã giải quyết tốt công tác cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho người dân và các đơn thư khiếu nại của người dân. Vì vậy, số lượng người tranh chấp đất đai trên địa bàn xã là còn khá ít. Diện tích đất tự nhiên phục vụ cho các mục đích sử dụng khac nhau trong 3 năm 2012, 2013, 2014 thay đổi là không đáng kể, riêng diện tích đất ở chỉ thay đổi 0,6 ha trong 3 năm có thể thấy được việc đất tự nhiên được người dân đưa vào thành đất ở là khá ít. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã trong 3 năm 2012, 2013, 2014 là khác nhau. Trong đó, diện tích gieo trồng của năm 2014 là thấp nhất với 3770 ha. Do tình hình thời tiết trong năm diễn biến phức tạp, mưa trái mùa đã ảnh hưởng đến công tác sản xuất nông nghiệp của người dân làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp của 2014 là thấp hơn so với hai năm 2012 và 2013. Do thời tiết thay đổi thất thường, tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra nên trong ba năm tổng diện tích lúa nước gieo trồng bị hạn hán là 65 ha, mất trắng là 15 ha. Có thể thấy hệ thống thủy lợi của xã chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Các loại cây hằng năm của xã như ngô, cây mỳ, đậu đỗ, mè hầu như là diện tích đất sản xuất trồng các loại cây đó là giảm, thay vào đó là diện tích trồng cây hồ tiêu,cà phê tăng lên .Từ đó có thể thấy được là diện tích đất trồng cây lâu năm của xã đã có chuyển biến mạnh mẽ diện tích trồng tiêu tăng lên một cách đáng kể có thể thấy được là cây tiêu được coi là một loại cây trồng khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã và mang lại thu nhập đáng kể. Bên cạnh các cây lâu năm thì cây hằng năm của xã chiếm một diện tích không nhỏ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Hệ số sử dụng đất của xã trong ba năm thì năm 2014 là cao nhất vói hệ số là 1,36 và thấp nhất là năm 2012 với hệ số sử dụng đất là 1,21 sở dĩ có tình trạng này là do trồng được 2 vụ lúa và diện tích canh tác các loại cây lâu năm tăng lên qua các năm. Do chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên năng suất cây trồng cũng thay đổi theo từng thời vụ khác nhau. Do trình độ canh tác kỹ thuật của người dân ngày càng cao vì vậy mà năng suất của các loại cây trồng cũng ngày càng tăng. Đặc biệt là các loại cây lâu năm thì năng suất thay đổi đáng kể qua các năm. Diện tích sản xuất cây hằng năm trong ba năm là thay đổi không đáng kể nhưng do giá cả từng năm thay đổi nên tỷ trọng của cây hằng năm có chút biến động. Hoạt động sản xuất và nguồn thu nhập của xã là từ hoạt động nông nghiệp mà cụ thể là sản xuất cây lâu năm. Với diện tích đất tự nhiên khá là rộng lớn và điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển sản xuất cây lâu năm mà đặc biệt là cây tiêu nên cây lâu năm đang ngày càng trở thành một thế mạnh của phát triển kinh tế của xã. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với nhà nước + Cần có các chính sách đầu tư, khuyến khích các dự án đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn. + Hoàn thiện và hướng dẫn thi hành các luật đất đai mới, nhanh chóng giải quyết các hồ sơ cấp bìa đỏ đất thổ cư cũng như đất nông nghiệp để tạo sự yên tâm đầu tư sản xuất của các hộ nông dân, đồng thời đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất như giao thông, thủy lợi, các cơ sở chế biến... Hỗ trợ vốn để khuyến khích phát triển. + Cần hoàn thiện tổ chức khuyến nông từ trung ương đến địa phương. 5.2.2. Đối với địa phương + Xây dựng đội ngủ cán bộ có năng lực và đạo đức. Tiến hành rà soát và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy chứng nhận phù hợp với điều kiện thực tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Đất đai và những văn bản thi hành luật mới liên quan tới công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ cho người dân thôn được hiểu rõ và sử dụng đất nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người dân. + Cần có sự phối hợp hơn nữa giữa Sở TN&MT, phòng TN&MT, cán bộ địa chính cấp phường trong công tác cấp GCNQSDĐ. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kê khai, xin cấp GCNQSDĐ cho các hộ chưa được cấp. + Bản thân các nông hộ không thể cứ trông chờ vào những chính sách ưu đãi của nhà nước và chính quyền địa phương. Họ cần phải có sự tích cực trong việc học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chủ động tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập. Tham gia vào các chương trình tập huấn khuyến nông được tổ chức trên địa bàn, việc tham gia cần phải đảm bảo tính hiệu quả, không nên vì mục đích kinh tế mà tham gia với số lượng quá đông như việc cả gia đình cùng đi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật đất đai 2003, NXB chính trị quốc gia Hà Nội. TS. Tuyết Hoa Niê Kđăm (2012), Bài giáng kinh tế nông lâm nghiệp. Trường Đại học Tây Nguyên Trần Ngọc Kham (2011), Bài giảng Kinh tế tài nguyên và môi trường. Trường Đại học Tây Nguyên Kết quả kiểm kê đất đai năm 2011 của phòng địa chính huyện Lăk Thực trạng và giải pháp chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam. Nguồn: ngày truy cập 26/09/2014. Nguyễn Văn Luân (1998), Kinh tế học vi mô, NXB Thống kê, Hà Nội. Phạm Xuân Trường (1997), Kinh tế lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Bộ tài nguyên và môi trường (2004), thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Ngày truy cập 22/09/2014. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Nguồn: , ngày truy cập 22/09/2014 TS. Phạm Vân Đình (2009), Giáo trình chính sách nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện Lăk qua các năm 2012-2013 Báo cáo phát triển kinh tế xã hội của xã Đăk Liêng, huyện Lăk qua các năm 2012-2013. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện Lăk qua các năm 2012-2013 Trung tâm thông tin tư liệu KHoa Học và Công Nghệ quốc gia (2002), giới thiệu tài liệu Khoa Học và Công nghệ theo chuyên đề số 106: Sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm môi trường sinh thái và phát triển bền vững, Nxb trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc Gia. Bộ tài nguyên và môi trường (2010), báo cáo về quy hoạch và sử dụng đất. Nguyễn Đình Bổng (2005) “sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên”, tạp chí Tài Nguyên và Môi Trường, số 2/2005, tr 21-24.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_tai_xa_ea_puk_huyen_krong_nang_tinh_dak_lak_5999.doc
Luận văn liên quan