Chuyên đề Ngành sản xuất hóa chất

Người lao động cần nâng cao kiến thức lẫn ý thức nhiều hơn nữa để góp phần đẩy lùi đi những tai nạn lao động Người sử dụng lao động cũng cần phải tuân thủ pháp luật, quy tắc an toàn lao động vừa là bảo vệ tài sản của mình vừa cũng là bảo vệ cho người lao động. Nhà nước cần phải siết chặt hơn trong thanh tra kiểm tra quản lí chế độ an toàn lao động của ngành sản xuất hóa chất này.

pptx38 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ngành sản xuất hóa chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTKhoa Tài Nguyên Môi Trường Môn: An toàn VSVLĐSinh viên thực hiện: Đoàn Việt TuyếnGiáo viên hướng dẫn:Hồ Bích LiênNghiên cứu tình hình an toàn và vệ sinh lao động trong một số ngành nghề...Chuyên đề: Ngành sản xuất hóa chấtGiới thiệu sơ lược về ngành sx hchấtNội dungGiới thiệu bàiBảo hộ và sơ cứuThực trạng công tác quản líNguyên nhân giải phápCác yếu tố nguy hạiThực trạng an toàn lao động Chương: 1 Giới ThiệuNgành sản xuất hóa chất làm một trong đem lại lợinhuận kinh tế, được nhà nước và các công ty hóa chất chú trọng nhiều. Và nó cũng chính là một trong nhóm ngành tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, để lại hậu quả thì không hề nhỏ.Hóa chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Nếu như 50 năm trước đây, hàng năm người ta chỉ sản xuất ra 1 triệu tấn hóa chất thì ngày nay con số đó là trên 400 triệu tấn. Cứ mỗi năm lại có hơn 1000 hóa chất mới được sản xuất ra và hiện có hơn 80.000 chất đang hiện hành trên thị trường. Ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn; trong đó, hơn 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn sản phẩm xăng dầu. Chương: 1 Giới ThiệuHóa chất đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, chữa bệnh, tạo ra vật liệu mới có nhiều tính chất mà vật liệu tự nhiên không có. Nhưng hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sử dụng; trong đó, có nhiều tai nạn lao động lớn và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo như bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen,... Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái... Chương 2: Nội Dung1. Giới thiệu sơ lược về ngành công nghiệp sản xuất hóa chất.Ngành hóa sản xuất hóa chất của chúng ta phát triển tương đối là sớm so với một số nước. Mặc dù gặp muôn vàng khó khăn từ trong chiến tranh đến sau chiến tranh. Và nước ta là một nước nông nghiệp nên trình độ vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc nắm bắt các công nghệ, khoa học – kỹ thuật, máy móc hiện đại. Bên cạnh đó với việc đánh bom phá hoại của chúng nên việc phát triển ngành này còn khó khăn hơn nhiều.Với việc phát triển ngành này cũng là một điều kiện thuật lợi hơn giúp học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội hơn để học tập nghiên cứu phát triển. Góp phần nâng cao trình độ về khoa học – kỹ thuật, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế. Chương 2: Nội Dung2. Thực trạng ATVSLĐ (tai nạn, cháy nổ, nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp...) ngành sản xuất hóa chất.An toàn vệ sinh lao động vẫn còn bị xem nhẹ, nhận thức của người sử dụng lao động, cũng như người lao động về bảo hộ lao động vẫn chưa cao. Còn quá chú trọng đến lợi nhuận kinh tế bỏ qua những thiết bị, cũng như các biện pháp bảo hộ lao động. Chưa thay đổi dây chuyền máy móc trang thiết bị hiện đại. Chưa sử dụng robot thay cho người lao động làm những công việc nguy hiểm.Qua kết quả khảo sát một số đơn vị cho thấy 37,5% số cơ sở đã có các sự cố xảy ra, một số trường hợp gây chết người, gây thiệt hại lớn về tài sản. Chỉ riêng Tập đoàn công nghiệp hóa chất với 40 cơ sở trực thuộc trong 5 năm (2008 – 2012) đã xảy ra 157 vụ TLNĐ, làm chết 14 người. Đến nay, ở Tập đoàn hóa chất VN có 129 người mắc bệnh nghề nghiệp. Chương 2: Nội Dung3.Thực trạng công tác quản lí ATVSLĐ của ngành sản xuất hóa chất.Các doanh nghiệp nhỏ phải qui về tập trung không còn hoạt động riêng rẻ, dưới sự giám soát và quản lí chặt chẻ. Để tránh tình trạng lơ là, hờ hợt trong công tác trang bị kiến thức lẫn các thiết bị cho người lao động có thể bảo vệ tránh được những mối nguy đang rình rập đó.Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa có chiều sâu, phương pháp và nội dung chưa phong phú, đặc biệt một số bộ phận và người lao động không được tham gia vào việc xây dựng kế hoạch ATVSLĐ tại đơn vị.Việc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ ở một số cơ sở còn nặng về hình thức, công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động chưa được duy trì thực hiện thường xuyên. Chương 2: Nội Dung4. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại liên quan trong ngành.Bụi độc.Tính chất nguy hiểm của bụi tùy thuộc vào từng loại hóa chất, phụ thuộc vào số lượng hạt bụi kích thước hạt bụi. Bụi càng nhỏ nguy cơ càng cao, bụi vào cơ thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính như: bụi chì, asen, thuốc bảo vệ thực vật... Chương 2: Nội Dung4. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại liên quan trong ngành.Bụi độc.Hình: 4a Bụi độc Chương 2: Nội Dung  Chương 2: Nội Dung4. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại liên quan trong ngành.b) Hơi khí độcHình : 4b Hơi khí độc Chương 2: Nội Dung4. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại liên quan trong ngành.c) Các dung môi.Benzen là chất điển hình có mùi thơm, đang sử dụng rộng rãi như một dung môi hữu cơ trong công nghiệp. Benzen ở nồng độ thấp gây chóng mặc đau đầu, ăn kém rối loạn dạ dày, kích thích mũi họng. Tiếp xúc liều cao gây rối loạn nhip tim dẫn đến tử vong. Benzen gây ung thư bạch cầu.Xăng là chất độc đối với hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp, da và mắt. Tiếp xúc với hơi xăng ở nồng độ cao, hơi xăng vào phổi thấm vào máu và mô thần kinh, gây tổn thương trung khu hô hấp nạn nhân vật vã, hôn mê, có thể tử vong. Ở nồng độ thấp hơn gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, co úm chân tay. Chương 2: Nội Dung4. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại liên quan trong ngành. c) Các dung môi.Hình: 4c Dung môi hữu cơ Chương 2: Nội Dung4. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại liên quan trong ngành. d) Các kim loại Kim loại xâm nhập vào cơ thể chủ yếu dưới dạng bụi, khói. Cũng có kim loại và hợp chất kim loại xâm nhập vào da. Tổn thương có thể rối loạn cấu tạo máu, hệ thống thần kinh, tổn thương gan thận...Thủy ngân có mặt trong thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất Clo, khai thác mỏ đãi vàng, thuộc da, dung dịch tẩy buồn tắm... Hợp chất thủy ngân có thể qua da vào cơ thể. Thủy ngân gây tổn thương hệ thân kinh là chủ yếu.Mangan là thành phần của nhiều hợp kim, có trong điện cực hàn. Tiếp xúc với bụi, khói có thể nguy cơ phá hệ thần kinh làm suy yếu hệ thống miễn dịch bảo vệ cho cơ thể chống nhiễm bệnh. Chương 2: Nội Dung4. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại liên quan trong ngành. d) Các kim loại Hình: 4d.1 Thủy ngân Hình: 4d. 2 Niken Chương 2: Nội Dung4. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại liên quan trong ngành.e) Các axit bazơ.Các axit bazơ mạnh hầu hết dưới dạng dung dịch. Có tính ăn mòn da và niêm mạc. Axit gặp bazơ sẽ gây ra phản ứng trung hòa sinh nhiệt mạnh. Đặt biệt axit sulphơrric đậm đặc gặp nước sinh ra nhiệt cực mạnh bắn tung tóe ra ngoài gây tai nạn. Chương 2: Nội Dung4. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại liên quan trong ngành.e) Các axit bazơ.Hình: 4e Dung dịch NaoH Chương 2: Nội Dung5. Nguyên nhân gây tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, bệnh nghề nghiêp.Quản lý Nhà nước về ATVSLĐ còn lỏng lẻo; Một số bộ, Ngành, địa phương chưa coi trọng công tác ATVSLĐ; Sự phối hợp giữa các cơ quan ở cấp Trung ương, cấp địa phương chưa chặt chẽ, việc thực hiện các nội dung về ATVSLĐ mang tính độc lập, đơn lẻ, chưa tạo ra dược tiếng nói chungCông tác tuyên truyền, phổ biến Luật pháp về ATVSLĐ còn yếu, chưa chuyển tải được Luật pháp ATVSLĐ vào cuộc sống. Hầu hết người sử dụng lao động và người lao động chưa tiếp cận được các quy định về ATVSLĐ. Chương 2: Nội Dung5. Nguyên nhân gây tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, bệnh nghề nghiêp.Hiện nay cả nước có 430 thanh tra về ATVSLĐ, trong khi đó số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gần 600.000, do đó số doanh nghiệp được thanh tra hàng năm là rất ít, không đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.Do bộ máy làm công tác ATVSLĐ chưa được xây dựng hoàn chỉnh, cán bộ chuyên trách thiếu dẫn đến việc triển khai tổ chức, thực hiện công tác ATVSLĐ chưa hiệu quả; những khó khăn về kinh tế cũng là nguyên nhân không nhỏ hạn chế việc đầu tư vào công tác ATVSLĐ. Chương 2: Nội Dung6. Những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ nhiểm độc, bệnh nghề nghiệpcủa ngành sản xuất hóa chất. a)Thay thế Loại bỏ các chất độc hại, các quy trình sản xuất phát sinh chất độc hại bằng hóa chất, (sử dụng sơn hoặc keo tan trong nước thay thế cho sơn hoặc keo tan trong dung môi hữu cơ → thay benzen bằng toluene). Quy trình ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa. (thay thế phương pháp phun sơn bằng sơn tĩnh điện. Nạp hóa chất bằng độc bằng máy thay thế nạp thủ công). Chương 2: Nội Dung6. Những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ nhiểm độc, bệnh nghề nghiệpcủa ngành sản xuất hóa chất.b) Che chắn hoặc cách lyChe kín toàn bộ máy, thiết bị sản xuất sản xuất phát sinh ra bụi độc, khí độc không để chúng khuyếch tán ra môi trường làm việc của người lao động hoặc cách ly công đoạn này tới vị trí khác đảm bảo an toàn tốt với người lao động. (Dùng ống kín để vận chuyển dung môi hoặc hoặc các chất lỏng không để chúng xâm nhập vào môi trường nơi làm việc). Chương 2: Nội Dung6. Những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ nhiểm độc, bệnh nghề nghiệpcủa ngành sản xuất hóa chất.c) Thông gióSử dụng hệ thống thông gió thích hợp vận chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí nơi làm việc, chẳng hạn như: hơi, khí, bụi, độc... Các chất này được đưa qua ống dẫn đến bộ phận xử lý (xyclo, thiết bị lắng đọng, thiết bị lọc tĩnh điện...). Ngoài các biện pháp trên còn thông gió bằng cách mở nhiều cửa đón gió trời, hoặc dùng quạt hút đẩy cũng làm loãng khí độc, bụi độc nơi làm việc. Chương 2: Nội Dung6. Những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ nhiểm độc, bệnh nghề nghiệpcủa ngành sản xuất hóa chất. d) Nhà xưởng và kho hóa chấtCó nhiều cửa sổ để thông thoáng, cửa rông rãi để thoát hiểm đến nơi an toàn. Tường nhà, sàn nhà, trần nhà hàng ngày phải tổ chức vệ sinh sạch sẽ. Trước khi làm việc phải mở hết cửa, bật quạt thông thoáng.Các hóa chất phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trên giá, đảm bảo an toàn an ninh, nhìn thấy nhãn dễ dàng. Cấm để các hóa chất tương kỵ sát nhau. Những hóa chất dễ cháy phải được sắp xếp riêng biệt ở vị trí cách nhiệt, thoáng mát. Những hóa chất dễ oxy hóa cần cất giữ trong điều kiện khô ráo. Chương 2: Nội Dung7. Sơ cấp cứu cho người gặp nạn.a) Những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của người nhiễm độc.Khó thở hoặc ngạt thở, hắt hơi, sổ mũi.Chảy nước mắt, chóng mặt, đồng tử co nhỏ.Đau đầu,vả mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa bọt xanh, bọt vàng.Đau vùng thượng vị, tiêu chảy.Mạch chậm, khó bắt, có trường hợp mạch nhanh, huyết áp hạ.Toàn thân mệt mỏi, khó chịu, mắt tím tái có khi vật vã.Nếu bị nhiễm độc nặng: bí đái, hôn mê, co giật...có thể dẫn đến tử vong. Chương 2: Nội Dung7. Sơ cấp cứu cho người gặp nạn.a) Những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của người nhiễm độc.Hình: 7a Ngạt khói Chương 2: Nội Dung7. Sơ cấp cứu cho người gặp nạn.b) Cấp cứu.Người cấp cứu chạy xuôi chiều gió, đưa nạn nhân ra nơi an toàn thì chạy ngược chiều gió để tránh hơi khí độc.Cởi hết quần áo, trang thiết bị phòng hộ lao động, lau người bằng nước xà phòng hoặc nước sạch, lau kỹ lỗ mũi, miệng, lỗ tai cho nạn nhân. Không lau bằng cồn hoặc nước nóng vì hóa chất thấm qua da dễ hơn, ủ ẩm cho nạn nhân.Nạn nhân ngừng thở phải hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim cho ngoài lồng ngực. Chương 2: Nội Dung7. Sơ cấp cứu cho người gặp nạn.b) Cấp cứu.Hình: 7b Hô hấp ngoài lồng ngực Chương 2: Nội Dung8. Phương tiện bảo hộ lao động sử dụng trong ngành.Người lao động tiếp xúc với hóa chất độc phải sử dụng phương tiện bảo hộ lao động thích hợp. Phương tiện bảo hộ phải đảm bảo 3 yêu cầu:Tính bảo vệ.Tính chất sử dụng. Tính an toàn. Chương 2: Nội Dung8. Phương tiện bảo hộ lao động sử dụng trong ngành.a) Mặt nạ phòng độc.Mặt nạ phòng độc phải che được mũi miệng, phải phù hợp với chất tiếp xúc và khuôn mặt của người sử dụng mới ngăn chặn được chất độc lọt qua khe hở. Có hai loại mặt nạ lọc độc và mặt nạ cung cấp không khí.Mặt nạ lọc độc chỉ dùng khi nồng độ chất độc trong không khí dưới 2% và hàm lượng oxy >5%.Mặt nạ cung cấp không khí là loại cung cấp liên tục không khí sạch cho người sử dụng. Không khí có thể bơm bằng máy nén khí từ xa hoặc bình khí nén đeo trên lưng hay xách tay (bình dưỡng khí). Chương 2: Nội Dung8. Phương tiện bảo hộ lao động sử dụng trong ngành.a) Mặt nạ phòng độc. Hình 8a.1 Mặt nạn lọc Hình 8a.2 Mặt nạn lọc bụi độc loại che nữa mặt Chương 2: Nội Dung8. Phương tiện bảo hộ lao động sử dụng trong ngành.a) Mặt nạ phòng độc. Hình 8a.3 Mặt nạ cung cấp Hình 8a.4 Mặt nạn lọc độc không khí Chương 2: Nội Dung8. Phương tiện bảo hộ lao động sử dụng trong ngành.b) Bảo vệ mắt.Mắt thường tổn thương do bụi, chất lỏng độc, hơi độc...xâm nhập vào. Người lao động phải sử dụng các kính an toàn. Tùy tính chất công việc mà sử dụng cho thích hợp, chẳng hạn: như kính che mắt, kính che cả mắt lẫn mặt. Chương 2: Nội Dung8. Phương tiện bảo hộ lao động sử dụng trong ngành.b) Bảo vệ mắt. Hình 8b.1 Kính bảo vệ mắt Hình 8.b Kính che mắt và mặt Chương 2: Nội Dung8. Phương tiện bảo hộ lao động sử dụng trong ngành.c) Quần áo, găng tay, giày mủ...Sử dụng quần áo găng tay,tạp, dề ủng ...để bảo vệ cơ thể người làm việc, ngăn chặn các yếu tố nguy hại xâm nhập vào da. Chất liệu trang bị bảo hộ lao động phải an toàn không tấm nước không bị tác động xấu của chất tiếp xúc. Chẳng hạn: găng tay phải chống sự ăn mòn của hóa chất axit, kìm, dung môi hữu cơ... Chương 2: Nội Dung8. Phương tiện bảo hộ lao động sử dụng trong ngành.c) Quần áo, găng tay, giày mủ... Hình 8c.1 Găng tay Hình 8c.2 GiàyChương 3: Kết Luận.Người lao động cần nâng cao kiến thức lẫn ý thức nhiều hơn nữa để góp phần đẩy lùi đi những tai nạn lao độngNgười sử dụng lao động cũng cần phải tuân thủ pháp luật, quy tắc an toàn lao động vừa là bảo vệ tài sản của mình vừa cũng là bảo vệ cho người lao động. Nhà nước cần phải siết chặt hơn trong thanh tra kiểm tra quản lí chế độ an toàn lao động của ngành sản xuất hóa chất này. Tài liệu tham khảoHoàng Tri, An toàn lao động và môi trường công nghiệp, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, xuất bản 2013.Nguyễn Thế Đạt, Giáo trình an toàn lao động, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, xuất bản 2010.An toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao ở Việt Nam Những thách thức và giải phát.ảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động. toàn vệ sinh lao động trong các ngành liên quan đến hóa chất. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_tieu_luan_atldvs_moi_truong_chuyen_de_nganh_san_xuat_hoa_chat_3709.pptx
Luận văn liên quan