Chuyên đề Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

Các doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra lại các yếu tố làm gia tăng lợi nhuận đối với các sản phẩm và dịch vụ khác . Phải đánh giá kỹ lưỡng xem nơi nào có thể tăng giá sản phẩm hay dịch vụ nhằm duy trì hoặc nâng cao doanh số lợi nhuận. Khi mà các chi phí gia tăng và thị trường có sự thay đổi, giá cả cũng cần được điều chỉnh linh động để từ đó đảm bảo được sự ổn định cũng như lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cho doanh nghiệp.

doc47 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t dần khả năng thanh toán bấy nhiêu, khi hệ số này = 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán hiện hành ( Hệ số thanh toán ngắn hạn) Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình.[11,11] Công thức tính: Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nên không được tính vào giá trị tài sản ngắn hạn khi tính hệ số thanh toán nhanh.[11,11] Công thức xác định: Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Tuy trong quá trình đánh giá khả năng thanh toán cần xem xét đến điều kiện kinh doanh và thực tế tình hình của doanh nghiệp song nếu hệ số k bé < 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và trong điều kiện của các khoản nợ đã đến hạn trả thì doanh nghiệp buộc phải dùng các biện pháp bất lợi để đủ tiền thanh toán. 2.3 THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP Để phục vụ cho việc phân tích tình hình nhóm chỉ tiêu thanh toán của doanh nghiệp cần tổ chức và quản lý thông tin như sau: - Khai thác số liệu trên bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính: báo cáo các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, báo cáo kết quả kinh doanh,... Chúng ta sẽ lựa chọn nguồn số liệu thích hợp để tính toán các chỉ tiêu về tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp. - Sử dụng các báo cáo về công nợ về tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Khai thác các số liệu môt cách chi tiết là cơ sở để có đánh giá chính xác về tình hình công nợ cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu cần phân tích, phải tính toán nhu cầu và khả năng thanh toán. Do vậy phải đi sâu xem xét các tài liệu chi tiết liên quan, lập bảng phân tích. Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3.1.1 Vài nét về công ty Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi bật nhất là triển khai Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương với công nghệ sản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo đầu vào cho sản xuất thép. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam. Tính đến tháng 3/2014, Tập đoàn Hòa Phát có 13 Công ty thành viên với các lĩnh vực hoạt động chính là Sản xuất Thép – Khai thác khoáng sản – Sản xuất than cốc - Kinh doanh Bất động sản – Sản xuất nội thất – Sản xuất  máy móc, thiết bị xây dựng với các Nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, TPHCM, Bình Dương. Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than cốc, quặng sắt chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn. Nội thất Hòa Phát là một thương hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt nam về hàng nội thất văn phòng. Ngoài ra kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp, khu đô thị cũng là một lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn. Doanh thu hàng năm của Tập đoàn Hòa Phát đạt khoảng 900 triệu USD và phấn đấu năm 2014 đạt mức 1,2 tỷ đô la Mỹ. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY LIÊN KẾT CÔNG TY THÀNH VIÊN VĂN PHÒNG TẬP ĐOÀN PHÒNG TỔ CHỨC BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ BAN PHÁP CHẾ BAN CNTT BAN TÀI CHÍNH BAN PR Nguồn:Trang chủ Tập đoàn Hòa Phát, 2015 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Sơ đồ mô hình hoạt động Tập đoàn Hòa Phát: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT Công ty CP Thép Hòa Phát Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát Công ty CP Năng lượng Hòa Phát Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát Công ty CP Nội thất Hòa Phát Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát Công ty CP XD & PT Đô thị Hòa Phát Nguồn:Trang chủ Tập đoàn Hòa Phát, 2015 Hình 3.2 Sơ đồ mô hình hoạt động Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 3.1.2 Các sản phẩm của tập đoàn Hòa Phát - Thép xây dựng, bao gồm thép cuộn, thép cây, phôi thép. - Ống thép, bao gồm ống thép mạ kẽm, ống thép đen hàn, tôn mạ dạng cuộn. - Than cốc dàng cho ngành luyện kim và xuất khẩu. - Tinh quặng sắt phục vụ sản xuất thép - Máy xây dựng, máy khai thác mỏ. - Nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học, khu công cộng. - Điện lạnh gia dụng, bao gồm điều hòa, tủ lạnh, tủ đông, bình nước nóng thương hiệu Funiki. - Khu đô thị và khu công nghiệp. 3.1.3 Cơ cấu các lĩnh vực hoạt động của Công ty 3.1.3.1 Sản xuất thép v Sản xuất thép xây dựng - Công ty Cổ phần thép Hòa Phát thành lập tháng 8/2007 là chủ đầu tư dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát (Kinh Môn – Hải Dương). Đây là dư án trọng điểm của tập đoàn Hòa Phát trong lộ trình trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. - Khu liên hợp sử dụng công nghệ lò cao với công suất lên đến 850.000 tấn/năm khi hoàn thàn cả hai giai đoạn. Mô hình khu liên hợp được đánh giá là đồng bộ, hiện đại và quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay. - Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát có ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất sắt, thép, gang với vốn điều lệ 600 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ. - Công ty hiện đang điều hành hai nhà máy phôi thép và cán thép tại Hưng Yên. Nhà máy phôi thép tại Khu công nghiệp Phố Nối A được đầu tư 13 triệu USD với dây chuyền hiện đại, công suất đạt 250.000 tấn/năm. v Sản xuất ống thép Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát là nhà sản xuất chuyên nghiệp và hàng đầu trong lĩnh vực ống thép tại Việt Nam. Thành lập từ tháng 8/1996, đến nay sản phầm của Công ty đã cung cấp cho nhiều công trình lớn, được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, Đông Nam Á kim ngạch hàng triệu đô la Mỹ/năm. Với dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đức, Ý, Đài Loan sản lượng sản xuất hàng năm của Công ty đạt 200.000 tấn. 3.1.3.2 Sản xuất than cốc và nhiệt điện Công ty CP Năng lượng Hòa Phát được thành lập ngày 31/8/2007 với chức năng sản xuất và tiêu thụ thanh cốc, sản xuất và kinh doanh các phụ liệu, chất phụ gia của ngành than, mua bán vật liệu xây dựng, vật tư máy móc, thiết bị sản xuất công nghiệp, phát và truyền dẫn điện Ngày 25/3/2008, công ty đã khởi công xây dựng nhà máy Sản xuất than cốc và Nhiệt điện Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Tổng công suất thiết kế là 700.000 tấn than cốc thành phẩm/năm và công suất phát điện đạt 37 MW. Nhà máy sản xuất than cốc và nhiệt điện Hòa Phát là nhà máy lớn nhất tại Việt Nam, được đầu tư vào loại hiện đại nhất thế giới, với công nghệ sạch và an toàn cho môi trường. Sản lượng than cốc sản xuất ra được sử dụng làm nguyên liệu cho Khu liên hợp và xuất khẩu chủ yếu sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Đông. Đối với nhà máy điện sẽ duy trì sản lượng trung bình tháng đạt 26 triệu KW, tương đương một nhà máy thủy điện cỡ vừa. Nguồn điện này đủ cung cấp cho toàn bộ dây chuyền sản xuất than cốc và 35% - 40% cho toàn bộ Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát. 3.1.3.3 Khai thác khoáng sản Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông được thành lập tháng 2/2007 với lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác và chế biến quặng sắt, mua, bán và kinh doanh quặng sắt. Hiện An Thông đang là chủ đầu tư khai thác và chế biến 2 mỏ quặng sắt Tùng Bá (xã Tùng Bá, huyện Vi Xuyên) và mỏ sắt Sàng Thần (xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) Đây là hai dự án lớn trong lĩnh vực khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh, mỗi năm An Thông sẽ cung cấp 600.000 – 800.000 tấn tinh quặng sắt đạt tiêu chuẩn cho Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương. Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát được thành lập vào ngày 19 tháng 6 năm 2007 với nhiệm vụ phát triển, khai thác nguyên liệu quặng sắt ở Việt Nam, Lào. Sản phẩm của Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát sẽ đáp ứng nguồn nguyên liệu quặng sắt cho Khu liên hợp gang thép Hòa Phát. Công ty đã hoàn thành xây dựng và đang vận hành các nhà máy: - Nhà máy chế biến tinh quặng sắt tại Âu Lâu, thành phố Yên Bái có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 73 tỷ, hiện đang triển khai giai đoạn 2 với tổng công suất thiết kế là 120.000 tấn quặng tinh/năm. - Nhà máy tuyển rửa quặng Tắc Ái, Lào Cai với tổng vốn đầu tư trên 130 tỷ đồng quy mô 62 ha với công suất là 180.000 tấn quặng tuyển rửa/năm và đạt 80.000 tấn quặng từ hóa/năm. 3.1.3.4 Sản xuất máy xây dựng, máy khai thác mỏ Thành lập vào tháng 8 năm 1992, Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát là thành viên đầu tiên của tập đoàn Hòa Phát chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị xây dựng và khai thác mỏ, là nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam các thiết bị: - Cẩu tháp. - Vận thăng lồng chở người. - Vận thăng nâng hàng. - Trạm trộn bê tông. - Máy trộn bê tông. - Máy nghiền sàng đá, quặng, cát. - Các sản phẩm đúc: hàm nghiền và chi tiết để sản xuất máy nghiền, sàng, máy khai thác quặng. - Giàn giáo xây dựng, cột chống tổ hợp (loại sơn tĩnh điện, sơn thường và mạ kẽm). - Coppha thép và coppha panel. Các sản phẩm này đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng. Công ty đã được tổ chức TUVNORD của Đức cấp chứng nhận ISO 9001:2000, tổ chức BSI – Vương quốc Anh cấp chứng nhận ISO 9001:2008. 3.1.3.5 Sản xuất hàng nội thất Công ty CP Nội thất Hòa Phát thành lập tháng 11/1995 hiện là thương hiệu số một ngành nội thất tại Việt Nam và là một trong các công ty thành viên có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất tập đoàn. Thời gian qua, nội thất Hòa Phát đã liên tục tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới đặc biệt là các dòng sản phẩm cao cấp, thể hiện bước đi đột phá, sáng tạo của Công ty trong việc đáp ứng xu hướng tiêu dùng. Với hệ thống sản phẩm đa dạng, phong phú, sản phẩm của Công ty đã có mặt tại nhiều công trình lớn và quan trọng của đất nước. Các dòng sản phẩm chính của công ty: - Sản phẩm văn phòng - Sản phảm gia đình - Sản phẩm trường học - Sản phầm dùng cho khu công cộng - Nội thất công trình 3.1.3.6 Sản xuất hàng điện lạnh Công ty Điện lạnh Hòa Phát được thành lập vào năm 2001. Trải qua hơn 10 năm phát triển, Điện lạnh Hòa Phát đã trở thành một trong những nhà sản xuất điện lạnh gia dụng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm chủ yếu như Điều hòa, tủ lạnh, tủ đông, tủ bia, bình nước nóng mang thương hiệu Funiki. Cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, công ty Điện lạnh Hòa Phát cam kết cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng trang nhã, tiết kiệm điện năng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trên khắp mọi miền Tổ quốc. 3.1.3.7 Bất động sản Công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát được thành lập từ tháng 9/2001 với các lĩnh vực hoạt động chính: xây dựng dân dụng và công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị, kinh doanh bất động sản và kinh doanh sàn giao dịch bất động sản. Công ty hiện đang là chủ đầu tư nhiều dự án lớn tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên và Hà Nam. Với định hướng phát triển trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát sẽ tiếp tục là thành viên đóng góp tích cực vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Tập đoàn. 3.1.4 Kỳ kế toán - Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng là Đồng Việt Nam (“VND”) - Được lập theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. 3.1.5 Tổng quan về thị trường, đối thủ cạnh tranh Năm 2014 Tập đoàn Hòa Phát đạt 26 nghìn tỷ đồng doanh thu, ước đạt 3.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, tăng 62% so với năm 2013. Đây cũng là năm tiếp theo Hòa Phát hoàn thành vượt mức kế hoạch, đầu năm đại hội đồng cổ đông ước tính doanh thu năm 2014 chỉ khoảng 23.000 tỷ đồng và lợi nhuận 2.200 tỷ đồng. Đóng góp chính cho hoạt động kinh doanh của công ty vẫn là mảng thép với gần 80% (gồm thép xây dựng, ống thép, than coke và khoáng sản). Các hoạt động khác của tập đoàn như nội thất, điện lạnh tăng trưởng đều đặn và ổn định. Nội thất Hòa Phát đạt mức tăng trưởng 17% so với kế hoạch lợi nhuận năm. Lợi nhuận 2014 của Hòa Phát tăng đột biến do dự án căn hộ Mandarin mang về cho doanh nghiệp khoảng 700 tỷ năm 2014. Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) về tình hình sản xuất và tiêu thụ của các công ty thành viên tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014 vừa công bố cho thấy, thị trường giao dịch ống thép hàn trong tháng vẫn giữ được mức tốt so với cùng kỳ 2013. Giá ống thép bán ra của các nhà máy nhìn chung ổn định vàc các doanh nghiệp ống thép cũng chịu chung khó khăn khi giá cước vận tải tăng.   Với 20% thị phần, CTCP Tập đoàn Hoa Sen hiện đang dẫn dầu ngành ống thép trong nước. Kế đến là Ống thép Hòa Phát với thị phần 19% và công ty Ông thép SeAH VN với 12% thị phần. Theo Tập đoàn Hòa Phát, trong 9 tháng năm 2014, Hòa Phát tiêu thụ thép đạt sản lượng 686.000 tấn, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2013. Nhờ đó, thị phần thép của Hòa Phát đã tăng lên 18,1% và dẫn đầu thị phần trên toàn quốc. Tính riêng tháng 9/2014, Hòa Phát tiêu thụ được hơn 93 ngàn tấn, tăng 56,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 21,2% so với tháng 8/2014, cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của ngành. Trong đó, khu vực miền Nam tiêu thụ đạt 15 ngàn tấn và miền Trung đạt hơn 10 ngàn tấn trong tháng 9. Tiếp theo lô hàng xuất khẩu thép cuộn tròn trơn đầu tiên trong tháng 6, Hòa Phát đã nhận được một số đơn đặt hàng từ các đối tác Úc và Lào trong quý 3/2014 với tổng khối lượng hơn 3 ngàn tấn. Bên cạnh đó, sản phẩm ống thép của Hòa Phát tính trong 9 tháng đầu năm cũng đạt sản lượng bán hàng 157.900 tấn, duy trì vị thế số 1 về thị phần ống thép các loại với 19,84%. Không những vậy, Công ty ống thép Hòa Phát còn tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Mỹ và một số nước khác với sản lượng trên 5.300 tấn.   Dự báo năm 2015 sẽ tiếp tục là thời gian nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp thép trong nước do sản lượng vượt quá nhu cầu và thép nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc gây sức ép lên thị trường trong nước. Theo những người làm việc trong ngành thép, thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo từ Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập vào, trong nước nhiều loại thép rơi vào tình trạng cung vượt cầu, thép từ thị trường Nga cũng đang chực chờ nhập vào Việt Nam theo lộ trình ưu đãi thuế quan nên các doanh nghiệp sản xuất thép sẽ tiếp tục có một năm vất vả.   Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 16/12/2014, ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt khẳng định thời gian tới, nếu thuế nhập khẩu thép từ Nga về Việt Nam giảm theo hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh thuế quan (VCUFTA) thì chắc chắn các nhà sản xuất thép trong nước sẽ thêm điêu đứng. Theo phân tích của ông Thái, khả năng thép Nga tăng lượng nhập vào Việt Nam rất dễ xảy ra bởi Nga lâu nay vốn có lợi thế về sản xuất thép, với tổng sản lượng đứng thứ 5 toàn cầu (hơn 70 triệu tấn/năm) với chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, công nghệ cao hơn Việt Nam Trong khi đó, một khó khăn khác cũng không hề nhỏ mà các nhà sản xuất thép trong nước đang đối mặt trong lúc này chính là phải cạnh tranh với thép xây dựng được nhập từ Trung Quốc. Chỉ riêng thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn đang tăng đột biến, ước cả năm 2014 có thể lên đến 550.000 – 600.000 tấn.  Ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng với chính sách của Chính phủ Trung Quốc về hoàn thuế VAT của mặt hàng thép hợp kim xuất khẩu (từ 7 - 13%), có khả năng lượng thép dây cuộn chứa Bo nhập về Việt Nam vẫn sẽ tăng trong những năm tới.  Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu thép các loại lên đến 10,52 triệu tấn, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 11 vừa qua trên thị trường thế giới giá nguyên liệu thép tiếp tục có xu hướng giảm, giao dịch ít đi. Chẳng hạn như thép phế giảm 5 – 10 đô la Mỹ/tấn so với cuối tháng 10; giá phôi thép chào tại thị trường Đông Nam Á cũng giảm từ 10 – 20 đô la Mỹ/tấn so với cuối tháng 10. Như vậy, trước sự giảm giá liên tục của nguyên liệu đầu vào trên thế giới và lượng thép nhập khẩu ngày càng tăng, hầu hết các doanh nghiệp thép trong nước buộc phải giảm giá bán. Doanh nghiệp khu vực phía Bắc giảm từ 200.000  - 350.000 đồng/tấn, miền Nam giảm khoảng 100.000 đồng/tấn và tăng chiết khấu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Theo VSA, hiện nay tổng năng lực sản xuất ngành thép Việt Nam lên đến 22 triệu tấn, gồm thép xây dựng (10,8 triệu tấn/năm); thép ống hàn (2,11 triệu tấn); tôn mạ các loại (4 triệu tấn); thép tấm cuộn cán nguội (4,8 triệu tấn) Hầu hết các chủng loại thép đều có công suất và sản lượng vượt gấp đôi so với nhu cầu tiêu thụ trong nước. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số loại thép trong nước chưa sản xuất được như thép tấm cuộn cán nóng, thép hợp kim VSA dự báo năm 2015 nhu cầu tiêu thụ thép trong nước vẫn chưa thể tăng nhiều: thép xây dựng đạt gần 5,97 triệu tấn (tăng 8% so với năm 2014); thép ống đạt 1,36 triệu tấn (tăng 15%); tôn mạ đạt 3,25 triệu tấn (tăng 15%); thép tấm cuộn cán nguội đạt 3 triệu tấn (tăng 15%). Tổng thể, VSA dự báo cả ngành thép năm 2015 sẽ có mức tăng trưởng 11,8% so với năm 2014. Để tháo gỡ khó khăn cho ngành thép trong nước thời gian tới, VSA mới đây đã kiến nghị các bộ ngành chức năng tiếp tục rà soát các dự án thép nhằm loại bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan gây mất cân đối cung cầu thép trong nước. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHÓM CHỈ TIÊU THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2011- 2013 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY 4.1.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu ngắn hạn Bảng 4.1: Tình hình công nợ phải thu ngắn hạn của công ty, 2011 – 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Phải thu khách hàng 1.525.540 1.150.509 1.258.518 -375.031 -24,58 108.009 9,39 2. Trả trước cho người bán 339.013 381.696 350.774 42.683 12,59 -30.922 -8,1 3. Các khoản phải thu khác 45.922 292.729 34.779 246.807 537,45 -257.950 -88,12 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -13.082 -178.590 -14.643 -165.508 1265,16 163.947 -91,8 Tổng cộng 1.897.393 1.646.425 1.629.428 -250.968 -13,23 -16.916 -1,03 Nguồn: Số liệu trích từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, 2011 - 2013 Qua bảng phân tích cho ta thấy rằng, khoản phải thu của công ty giảm dần qua các năm. Cụ thể là, năm 2012 giảm so với 2011 là 250.968 triệu đồng tức là các khoản phải thu đã giảm với tốc độ là 13,23%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng đã giảm từ mức 1.525.540 triệu đồng xuống còn 1.150.509 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm là 24,58%. Điều này cho thấy việc bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đã giảm đi, là biểu hiện tốt. Bên cạnh đó, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của công ty tăng cao (tăng 1.265,16%) làm công ty mất đi 165.508 triệu đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng chung của tất cả các khoản thu với ảnh hưởng của sự tăng lên ở mục trả trước cho người bán là 42.683 triệu đồng và sự tăng mạnh ở các khoản phải thu khác năm 2012 so với năm 2011 là 246.807 triệu đồng tương đương mức tăng 537,45%. Như vậy, với mức giảm chung của toàn bộ các khoản phải thu từ 1.897.393 triệu đồng xuống 1.646.425 triệu đồng cho thấy rằng trong năm 2012 công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn ít hơn năm 2011 và tình trạng tài chính của công ty được đánh giá là tốt hơn so với năm 2011. Năm 2013 các khoản phải thu vẫn tiếp tục giảm và giảm so với năm 2012 là 16.916 triệu đồng, tương đương với tốc độ giảm là 1,03%. Tuy vẫn tiếp tục giảm nhưng mức giảm thấp hơn rất nhiều so với mức giảm của năm 2012 nhờ vào sự tăng trở lại của khoản phải thu khách hàng là 108.009 triệu đồng, tăng 9,39% so với năm 2012 và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm 163.947 triệu đồng. Khoản phải thu khác của công ty đã giảm mạnh, giảm hơn 88,12% so với năm 2012: giảm từ mức 292.729 triệu đồng xuống còn 34.779 triệu đồng. Ngoài ra khoản mục trả trước cho người bán của công ty cũng giảm hơn 30.922 triệu đồng. Như vậy, năm 2013 tình hình công nợ phải thu của công ty vẫn còn nhiều góc khuất. Khoản thu khác của công ty giảm mạnh nhưng phải thu khách hàng đã tăng lên. Công ty cần phải chú trọng hơn nữa công tác thu hồi công nợ, phải tìm được và đề xuất các biện pháp khả thi để thu hồi công nợ nhưng vẫn thu hút được khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. 4.1.1.1 Số vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Bảng 4.2: Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của Công ty giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu (triệu đồng) 17.851.897 16.826.852 18.934.292 -1.025.045 -5,74 2.107.440 12,52 2. Các khoản phải thu (triệu đồng) Đầu kỳ 1.832.703 1.897.393 1.646.344 64.690 3,53 -251.049 -13,23 Cuối kỳ 1.897.393 1.646.344 1.629.429 -251.049 -13,23 -16.915 -1,03 3. Bình quân các khoản phải thu (triệu đồng) 1.865.048 1.771.868,5 1.637.886,5 -93.179,5 -5,00 -133.982 -7,56 4. Vòng quay khoản phải thu 9,57 9,50 11,56 -0,07 -0,73 2,06 21,68 5. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 37,61 37,91 31,14 0,3 0,80 -6,77 -17,86 Nguồn: Số liệu trích từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, 2011 - 2013 Từ số liệu thống kê trong bảng ở trên ta thấy, vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của công ty có sự biến động xu hướng qua các năm, khả quan nhất là ở năm 2013. Cụ thể là, năm 2012 vòng quay khoản phải thu của công ty quay chậm hơn, đạt 9,50 vòng so với năm 2011 đạt 9,57 vòng. Điều này chứng tỏ rằng tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty trong năm 2012 là chậm hơn so với năm 2011. Tuy nhiên mức chênh lệch này là không quá lớn so với năm 2011. Hệ quả này có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng hoặc cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. Bước sang năm 2013 vòng quay khoản phải thu của công ty quay nhanh hơn, đạt 11,56 vòng so với năm 2012 chỉ là 9,50 vòng (tăng 21,68%). Thực tế đã chứng tỏ rằng tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty trong năm 2013 là rất nhanh và điều này được đánh giá là rất tốt. Điều này có thể do trong năm 2013 công ty sử dụng các chính sách quản lý hiệu quả các khoản phải thu của mình, làm cho tốc độ thu hồi nợ được tốt hơn. Như vậy, trong thời gian tới công ty cần phải xem xét và đánh giá lại công tác quản lý và thu hồi công nợ cũng như chính sách tín dụng của mình, đặc biệt là những đối tượng có số nợ quá hạn lớn và kéo dài, để từ đó có thể đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời tránh tình trạng mất nợ có thể xảy ra không lường trước được. 4.1.1.2 Kỳ thu tiền bình quân Qua số liệu từ bảng 4.2 ta thấy được tình hình biến động kỳ thu tiền bình quân của công ty trong 3 năm. Cụ thể, vào năm 2011 là 37,61 ngày, tức là bình quân công ty phải mất 37,61 ngày cho một khoản phải thu. Sang năm 2012 thì kỳ thu tiền bình quân của Công ty này tăng nhẹ lên mức 37,91 ngày, tăng 0,8% so với năm 2011. Đây là biểu hiện không tốt cho công ty. Điều này cho thấy việc chuyển hóa các khoản nợ phải thu thành tiền kém hơn so với năm 2011, công ty đã bị khách hàng và các cá nhân khác chiếm dụng vốn. Đây là biệu hiện không tốt của công ty vì bên cạnh các khoản phải thu giảm, doanh thu cũng giảm làm ảnh hưởng đến tình hình thanh toán và giảm tính thanh khoản của các tài sản ngắn hạn của công ty. Nhưng tới năm 2013 thì kỳ thu tiền bình quân là 31,14 ngày giảm 6,77 ngày với tỷ lệ tăng giảm là 17,86% so với năm 2012 với nguyên nhân chủ yếu làm cho nó giảm là do đến cuối năm 2012 các khoản phải thu bình quân giảm xuống 1.637.886,5 triệu đồng tương đương 7,56% so với năm 2012, trong khi đó doanh thu tăng đến 12,52%, do các khoản phải thu giảm và doanh thu tăng làm giảm kỳ thu tiền bình quân của công ty. Đây là biểu hiện tốt cho công ty làm cho tình hình thanh toán khả quan hơn và tính thanh khoản của các tài sản ngắn hạn được nâng cao. 4.1.2 Phân tích tình hình công nợ phải trả 4.1.2.1 Hệ số thanh toán tổng quát Hệ số thanh toán tổng quát là dạng hệ số so sánh cân bằng vì vậy trường hợp tốt nhất là hệ số bằng một. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang thiếu khả năng thanh toán hoặc nếu lớn hơn 1 thì tình hình chung của doanh nghiệp là thừa vốn và gây ra ứ đọng. Bảng 4.3: Hệ số thanh toán tổng quát của công ty giai đoạn 2011- 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Khả năng thanh toán (tỷ đồng) 17.524 19.015 23.076 2. Nhu cầu thanh toán (tỷ đồng) 9.561 10.438 13.489 3. Hệ số thanh toán tổng quát (lần). (1)/(2) 1,83 1,82 1,7 Nguồn: Số liệu trích từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, 2011- 2013 Từ bảng thống kê ta có, hệ số thanh toán tổng quát của công ty giảm dần qua các năm. Trong đó, năm 2011 hệ số này là 1,83 lần, năm 2012 là 1,82 lần và năm 2013 giảm xuống còn 1,7 lần. Như vậy, hệ số thanh toán tổng quát của công ty cả 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ rằng tình hình khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp là rất khả quan. Khả năng đáp ứng các khoản nợ của công ty luôn nằm trong phạm vi rất an toàn. 4.1.2.2 Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn Qua phân tích số liệu trong bảng 4.4 cho thấy rằng: các khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Các khoản phải trả năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 715 triệu đồng tương đương 10,77% so với năm 2011 và ở năm 2013 so với năm 2012 là 3.780 triệu đồng tương đương 55,12% so với năm 2012. Nếu so sánh tốc độ tăng khoản nợ phải trả của 2013/2012 với 2012/2011 thì tốc độ tăng của 2011/2012 là thấp hơn. Xem xét trong mối quan hệ, khoản người mua ứng trước cũng có nhiều biến động, ở năm 2012 tăng 148 tỷ đồng với tốc độ tăng là 379,48% so với năm 2011. Khoản nợ này năm 2013 so với năm 2012 đã giảm 108 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 42,25%, điều này giải thích vì sao năm 2013 khoản người mua ứng trước của công ty lại giảm mạnh. Tình hình người mua ứng trước giảm đáng kể, cho thấy công ty khó chủ động được nguồn vốn ngắn hạn. Có thể thấy rằng: hầu như các khoản phải trả khác đều có xu hướng tăng lên như là: Nợ ngắn hạn đến hạn trả, cụ thể ở năm 2012 tăng 259 tỷ đồng tương ứng 6,47% so với năm 2011 và ở năm 2013 tiếp tục tăng thêm 893 tỷ đồng tương ứng 18,41% so với năm 2012. Phải trả người bán, ở năm 2012 tăng 579 tỷ đồng tương ứng 61,53% so với năm 2011 và ở năm 2013 tiếp tục tăng thêm 793 tỷ tương ứng 52,17% so với năm 2012. Phải trả người lao động tăng thêm 27 tỷ đồng ở năm 2013, cũng góp phần làm cho các khoản phải trả của công ty tăng đột ngột. Ngoài ra, sự tăng nhẹ của các khoản chi phí phải trả, thuế và các khoản phải nộp nhà nước và đặc biệt là các khoản phải trả, phải nộp khác cũng góp phần vào xu hướng tăng chung của các khoản phải trả của công ty. Bảng 4.4: Tình hình công nợ phải trả của công ty giai đoạn 2011- 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011- 2012 Chênh lệch 2012- 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Nợ ngắn hạn đến hạn trả 4.555 4.850 5.743 259 6,47 893 118,41 2. Phải trả người bán 941 1.520 2.313 579 61,53 793 152,17 3. Người mua ứng trước 39 187 79 148 379,48 -108 42,25 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 245 209 387 -36 -14,69 178 185,16 5. Phải trả người lao động 49 95 122 46 93,87 27 128,42 6. Chi phí phải trả 328 332 345 4 1,22 13 103,91 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 401 105 2.045 -296 -73,81 1.940 1947,69 8. Dự phòng 11 11 13 0 0 2 118,18 9. Quỹ khen thưởng phúc lợi 73 48 90 -25 -34,25 42 187,5 Tổng cộng 6.642 7.357 11.137 715 10,77 3780 155,12 Nguồn: Số liệu trích từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, 2011- 2013 4.2 PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU THANH TOÁN CỦA CÔNG TY Phân tích khả năng thanh toán là việc đánh giá khả năng chuyển tài sản thành tiền và khả năng tạo tiền nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ khi đến hạn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bảng 4.5: Các chỉ tiêu thanh toán của Công ty giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012- 2011 Chênh lệch 2013- 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.064.384 1.294.494 2.125.322 230.110 21,62 830.828 64,18 2. Các khoản đầu tư ngắn hạn - 219.951 387.794 - - 167.843 76,31 3. Phải thu ngắn hạn 1.897.393 1.646.344 1.629.429 -251.049 13,23 -16.915 1,03 4. Tài sản ngắn hạn khác 176.806 237.922 230.395 61.116 34,57 -7.527 3,16 5. Hàng tồn kho 6.347.047 6.822.077 8.029.575 475.030 7,48 1.207.498 17,7 6. (1) + (2) + (3) + (4) 3.138.583 3.398.711 4.372.940 260.128 8,29 974.229 28,66 7. Tài sản lưu động (5) + (6) 9.485.630 10.220.788 12.402.515 735.158 7,75 2.181.727 21,35 8. Nợ ngắn hạn 6.646.566 7.362.009 11.142.521 715.443 10,76 3.780.512 51,35 9. Hệ số thanh toán nhanh (lần). (6)/(8) 0,47 0,46 0,39 -0,01 2,13 -0,07 15,22 10. Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần). (7)/(8) 1,43 1,39 1,11 -0,04 2,8 -0,28 20,14 11. Hệ số thanh toán vốn lưu động (lần). (6)/(7) 0,331 0,333 0,35 0,002 0,6 0,017 5,11 Nguồn: Số liệu thu thập từ Báo cáo Tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2011- 2013 Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2013, ta đánh giá được khả năng thanh toán nợ của Công ty Cổ phần Hòa Phát tương đối tốt, cụ thể: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giai đoạn 2011-2013 ổn định. Trị số của Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011 đạt 1,43; năm 2012 là 1,39 và năm 2013 giảm còn 1,1; tuy liên tục giảm như vẫn đáp ứng tốt được khả năng thanh toán nợ. Hệ số thanh toán nhanh được xác định bằng cách so sánh giữa tổng số tiền và giá trị tài sản tương đương tiền so với tổng số nợ ngắn hạn. được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của công ty. Hệ số thanh toán nhanh năm 2011 là 0,47, năm 2012 là 0,46 và năm 2013 giảm còn 0,39. Tuy hệ số không quá thấp nhưng công ty cần phải chú ý hơn. 4.2.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn Qua số liệu thống kê trong bảng 2.6 ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty trong 3 năm lần lượt là 1,43: 1,39: 1,11 cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tương đối cao. Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2011 là 1,43 > 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2012, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2012 là 1,39 > 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đến năm 2013, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2013 là 1,11 > 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, nói chung tình hình thanh toán của công ty qua 3 năm (2011, 2012, 2013) là tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu so với năm trước thì hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2012 có sự giảm xuống từ 1,43 xuống còn 1,39 với tốc độ giảm là 2,80%. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do, tài sản lưu động của công ty trong năm 2012 so với năm 2011 có sự gia tăng là 735.158 triệu đồng (tương ứng 7,75%). Nhìn trong bảng cân đối kế toán, hầu như các khoản mục nằm trong tài sản lưu động đều tăng so với năm 2011. Sự gia tăng của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm một tỷ trọng khá cao, lên đến 230.110 triệu đồng. Tuy nhiên, hàng tồn kho trong năm 2012 so với 2011 có sự tăng lên 475.030 triệu đồng. Tất yếu dẫn đến nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2012 so với năm 2011 có sự tăng lên 715.443 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng tương ứng là 10,76%. Nhìn chung tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, vì vậy mà hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty bị giảm xuống. Hệ số này vào năm 2013 là 1,11, giảm 0,28 lần với tốc độ giảm là 20,14% so với năm 2012. Nhưng tài sản lưu động của công ty trong năm 2013 so với năm 2012 vẫn có sự gia tăng tương ứng là 2.181.727 triệu đồng. Hệ số thanh toán ngắn hạn trong năm 2013 giảm xuống là do các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng lên đáng kể từ 7.362.009 triệu đồng lên tới 11.142.521 triệu đồng với tốc độ tăng là 50,35%, trong khi đó tài sản lưu động chỉ tăng 21,35%. Các khoản phải thu trong năm 2013 cũng giảm xuống 16.915 triệu đồng. Nhưng sự gia tăng của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm một tỷ trọng khá cao, lên đến 830.828 triệu đồng. Tuy nhiên, hàng tồn kho trong năm 2013 so với 2012 có sự tăng lên đáng kể, lên tới 1.207.498 triệu đồng (gần gấp 3 lần hàng tồn kho trong năm 2012 so với 2011). Chính vì thế mà công ty cần đưa ra một số chính sách hợp lý để làm giảm lượng hàng hóa hàng tồn kho xuống tối thiểu. Chẳng hạn như quảng cáo, mở rộng thêm đại lý Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại. Tỷ số này bằng 2,0 hoặc lớn hơn có thể tốt cho một công ty sản xuất, trong khi hệ số bằng 1,5 có thể chấp nhận được với một công ty dịch vụ vì nguồn tiền mặt dự tính thu vào cao và nợ hiện tại hay nợ ngắn hạn nhỏ. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Tỷ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng nếu quá cao không phải luôn luôn là dấu hiệu tốt vì nó chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. 4.2.2 Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh năm 2011 là 0,47 nên công ty không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, đặc biệt công ty chỉ có 1.064.384 triệu đồng tiền và các khoản tương đương tiền mặt trong khi đó tiền nợ là 6.646.566 triệu đồng, như vậy công ty sẽ không đảm bảo trả nợ ngay, để trả nợ được thì chỉ có phụ thuộc vào viêc thu hồi nợ từ các công ty khác, hay cần bán thêm hàng tồn kho. Vì vậy, công ty không đáp ứng được khả năng thanh toán nhanh. So với năm 2011, hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2012 đã giảm 0.01 lần với tốc độ là 2.13% nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá trị tài sản ngắn hạn (không bao giá trị hàng tồn kho) tăng chậm hơn tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn, trong khi giá trị tài sản ngắn hạn này tăng 2.601.128 triệu đồng, tức tăng 8,29% so với năm 2011 thì mức tăng các khoản nợ ngắn hạn 715.443 triệu đồng, tương ứng 10.76%. Hệ số thanh toán hiện hành của công ty trong từ 2011 đến 2012 có xu hướng giảm, đã giảm từ 1,43 còn 1,39 dù tổng giá trị tài sản ngắn hạn (không kể cả giá trị hàng tồn kho) đã tăng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn không đáp ứng được tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Năm 2013, hệ số thanh khoản nhanh của công ty vẫn giảm chỉ còn 0.39 lần tức là giảm 0.07 so với năm 2012 với tốc độ giảm là 15,22%. Từ bảng 4.6 ta thấy rằng, mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng 830.828 triệu đồng với tốc độ tăng là 64.18%. Hệ số thanh khoản nhanh của công ty vẫn giảm là do nợ ngắn hạn tăng mạnh 3.780.512 triệu đồng, tương đương 51,35%. So sánh hệ số thanh toán nhanh với hệ số thanh toán ngắn hạn của 3 năm lần lượt là 0.47; 0.46; 0.39. Sự chênh lệch giữa hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của 3 năm lần lượt là 0.96; 0.93; 0.72. Điều này cho thấy giá trị hàng tồn kho và những tài sản ngắn hạn khác có tính thanh khoản không cao khác của công ty trong hai năm 2012-2013 đã giảm đi nhiều so với năm 2011. Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1.1 Những kết quả đạt được Qua những phân tích về tình hình khả năng thanh khoản của công ty CP Tập Đoàn Hòa Phát đã phản ánh tình hình tài chính trong năm qua là khá ổn định và lành mạnh. Không những thế quy mô kinh doanh của Công ty không ngừng mở rộng, điều này đã giúp cho Công ty thu được Doanh thu và Lợi nhuận. Năm 2011, khu vực doanh nghiệp dân doanh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN) cao nhất trong khối doanh nghiệp. Cụ thể, khu vực này đã nộp NSNN trên 1.290 tỷ đồng, riêng các công ty thuộc Tập đoàn Hòa Phát đóng góp 409 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng thu ngân sách khu vực ngoài quốc doanh và hơn 12% tổng số nộp thuế toàn tỉnh. Đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát và Công ty Ống thép Hòa Phát đã có số nộp NSNN Hưng Yên rất cao, lần lượt là 118 tỷ và 32,2 tỷ đồng, vượt số nộp cả năm 2011.Năm 2013, Công ty đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra hơn 100 tỷ đồng.Nhiều năm qua, Tập đoàn Hòa Phát cùng các công ty thành viên luôn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước và đóng vai trò đầu tầu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên. Hiện tại, Công ty Thương mại Hòa Phát đã xây dựng được hệ thống khách hàng đối tác trong và ngoài nước rất đông đảo, thân thiết cùng nhiều bạn hàng nước ngoài đến từ các quốc gia Nhật bản, Nga, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Anh, Hồng Kong, Mỹ, Trung Quốc, Đài loan, Thái Lan, Lào...Đến năm 2013, Thương mại Hòa Phát đã dược xếp hạng trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,Top 500 Doanh nghiệp phát triển nhanh nhất, Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất... Với những đóng góp tích cực trong công tác thuế và sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Ống thép Hòa Phát và Công ty Điện lạnh Hòa Phát được tặng bằng khen của UBND tỉnh Hưng Yên; Công ty CP Nội thất Hòa Phát vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát nhận giấy khen của Cục thuế Hưng Yên. 5.1.2 Những tồn tại chủ yếu Tuy vậy, những tồn tại trong khả năng thanh toán của công ty là không nhỏ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì đầu tư nhiều cả TSNH và TSDH nên Tập đoàn phải bổ sung thêm VCSH cụ thể là năm 2011 là 7.413.804 triệu đồng, năm 2012 là 8.085.135 triệu đồng, năm 2013 là 9.500.327 triệu đồng. Tập đoàn đã dùng biện pháp khá mạo hiểm là dùng 1 phần nợ phải trả để tài trợ cho TSDH, với chiến lược này tập đoàn sẽ hạn chế nguồn chi phí sử dụng VCSH. Mặt khác, sử dụng được đòn bẩy tài chính giúp khả năng sinh lời của Tập đoàn tăng lên, song chiến lược này cũng tiềm ẩn rủi ro lớn nếu có sự biến động trên thị trường, công ty khó có thể ứng phó có thể gây thua lỗ. Tỷ lệ thanh toán nhanh cho biết mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Qua 3 năm ta thấy khả năng thanh toán nhanh giảm dần theo các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 0,47, 0,46, 0,39. Do đó công ty ngày càng khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 5.2.1 Tổng phí Đánh giá các chi phí chung của doanh nghiệp và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng hay không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ các tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng,... là những chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp. Để thực hiện được nhiệm vụ này, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Không chỉ có vậy, hệ thống quản lý chi tiêu từng bước thực hiện tự động hoá, đẩy mạnh phân cấp nhằm cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. 5.2.2 Những tài sản không sản xuất Nếu doanh nghiệp có tài sản nào không được sử dụng cho các mục đích sinh lời, phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và dường như hiện chỉ mỗi lưu kho, doanh nghiệp nên thanh lý tài sản đó. Nên bỏ tiền ra cho những tài sản như nhà cửa, thiết bị và dụng cụ,... là chúng phục vụ cho mục đích sinh lời. Việc làm này còn làm giảm chi phí lưu kho, góp phần làm giảm tổng chi phí chung cho doanh nghiệp. 5.2.3 Các khoản thu Giám sát hiệu quả các khoản phải thu nhằm đảo bảo rằng doanh nghiệp sẽ thu được những khoản tiền từ khách hàng đúng hạn nhất và thu được những khoản tiền tối ưu nhất. Doanh nghiệp nên khuyến khích việc thanh toán các khoản phải thu từ khách hàng bằng cách tăng chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm và đều đặn. Từ đó giúp mối quan hệ của doanh nghiệp và khách hàng được tốt hơn và đảm bảo được dòng tiền mặt ổn định cho doanh nghiệp đầu tư vào việc khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá thật chính xác tình hình tài chính của cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc bán chịu để không phải rơi vào tình trạng những khoản phải thu đó thành nợ xấu và khó đòi. 5.2.4 Các khoản chi Để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn góp phần tăng lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn bằng cách đưa ra các điều khoản thanh toán dài hạn với các đối tác cũng như các nhà cung cấp vì thời gian thanh toán càng dài thì doanh nghiệp sẽ càng có lợi. Các khoản chi trả chậm này có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để đầu tư vào các dự án khác từ đó sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận. 5.2.5 Các khoản tiền không thực sự liên quan Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ và theo dõi các khoản tiền bị rút ra khỏi doanh nghiệp cho những mục đích khác không liên quan đồng thời doanh nghiêp cần phải thường xuyên kiểm tra lại tất cả các sổ sách, sổ chi tiêu trong doanh nghiệp. Việc chi trả các khoản tiền không liên quan có thể khiến cho lượng tiền mặt của doanh nghiệp bị thiếu hụt vốn, từ đó có thể dẫn đến việc thanh toán bị chậm trể làm mất uy tín của doanh nghiệp. 5.2.6 Lợi nhuận Các doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra lại các yếu tố làm gia tăng lợi nhuận đối với các sản phẩm và dịch vụ khác . Phải đánh giá kỹ lưỡng xem nơi nào có thể tăng giá sản phẩm hay dịch vụ nhằm duy trì hoặc nâng cao doanh số lợi nhuận. Khi mà các chi phí gia tăng và thị trường có sự thay đổi, giá cả cũng cần được điều chỉnh linh động để từ đó đảm bảo được sự ổn định cũng như lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cho doanh nghiệp. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích thực trạng khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát giai đoạn 2011- 2013. Từ xu hướng chung của các chỉ tiêu khả năng thanh toán ta thấy được thực trạng khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính của công ty trong ngắn hạn là tương đối tốt. Tuy nhiên, nội tại bên trong vẫn còn một số vấn đề như: - Các biện pháp thu hồi công nợ chưa thật sự đạt hiệu quả cao: công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Tốc độ thu hồi nợ chậm và tất yếu đem đến nhiều rủi ro cho khả năng thanh toán của công ty. - Chính sách bán hàng chưa được đẩy mạnh làm cho hàng tồn kho tăng cao. - Hệ số thanh toán nhanh giảm dần qua các năm: giá trị hàng tồn kho và những tài sản ngắn hạn khác có tính thanh khoản thấp. Không tốt, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Như vây, giải quyết những vấn đề trên là nhu cầu cấp thiết mà công ty cần cố gắng thực hiện nhằm tiếp tục ổn định và nâng cao hơn nữa khả năng thanh toán của mình, đảm bảo sự phát triển phồn thịnh của tổ chức không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn. 6.2 KIẾN NGHỊ Xem xét thực trạng, trên cơ sở những tồn tại vốn có của mình thì công ty cần thực hiện tốt những công việc sau: 6.2.1 Đẩy mạnh công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu Muốn quản trị tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp cần phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu. - Cần có chính sách bán chịu hợp lý. Chỉ bán chịu cho các khách hàng có thật và đủ khả năng thanh toán. Chỉ bán chịu ở một mức hợp lý để hạn chế rủi ro. - Có sự xét duyệt bán chịu, tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết nợ phải thu. - Chính sách chiết khấu đối với nhưng hóa đơn thanh toán trước hạn. - Lập bảng phân tích số dư theo tuổi nợ để đánh giá lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Từ số tiền này, doanh nghiệp hãy ưu tiên chi trả cho những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, trong khi có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn. Việc thu hồi các khoản nợ phải bắt đầu từ các khoản có giá trị lớn trước sau đó đến các khoản nhỏ nhưng cũng cần đặt biệt chú ý đến các khoản quá hạn hay có thời hạn lâu ngày thì cần có biện pháp đôn đốc thu hồi thường xuyên làm tránh trường hợp day dưa, trì hoãn. 6.2.2 Quản trị lượng tiền mặt hiệu quả Lượng tiền mặt của công ty có liên quan mạnh mẽ đến khả năng thanh toán nhanh của bản thân công ty đó. Công tác quản trị tiền mặt đòi hỏi phải duy trì một lượng vừa đủ tiền mặt trong công ty để kịp thời giải quyết những khoản nợ đến hạn, đảm bảo tình hình thanh toán khả quan nhưng cũng phải tránh được việc làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Một khi doanh nghiệp nhận ra rằng mình không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn đến hạn phải trả, nhiệm vụ đầu tiên sẽ là giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. Công ty cần đẩy mạnh việc thu hồi các khoản tiền mặt từ khách hàng bằng việc đưa ra những chiến lược marketing hấp dẫn nhằm đẩy mạnh công tác bán hàng để thu tiền mặt, khuyến khích khách hàng trả nợ bằng tiền mặt, 6.2.3 Điều chỉnh và kiềm chế tỷ trọng nợ ngắn hạn Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá cao, doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên thu xếp một khoản tiền tương đối để thanh toán. Những rủi ro ngắn hạn sẽ làm sụt giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dung vốn của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn với nguồn vốn của mình, làm giảm áp lực vay vốn. Từ đó làm giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn vay tại các ngân hàng của công ty và thay vào đó là các khoản nợ dài hạn. Tuy nhiên tỷ trọng nợ dài hạn của doanh nghiệp cao sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc điều chỉnh tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn thep một tỷ lệ phù hợp là việc làm mà bộ phận quản lý, ban hành chính sách của doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt. Huy động nguồn vốn vay từ cán bộ, công nhân viên. Tuy phương pháp huy động này sẽ không được nhiều và dễ gặp khó khăn nhưng biện pháp này sẽ phát huy nguồn vốn nội lực, hạn chế chiếm dụng vốn từ bên ngoài, giảm thiểu rủi ro, tăng sức mạnh tài chính và góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội. 2. Trang chủ Tập đoàn Hòa Phát. . [Ngày truy cập 07/3/2015]. 3.Thép Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu ngành. . [Ngày truy cập 09/3/2015]. 4. Hoa Sen và Hòa Phát vẫn thống lĩnh thị trường ống thép nội. . [Ngày truy cập 09/3/2015]. 5. Văn Nam (2014). Ngành thép trước áp lực thị trường năm 2015. . [Ngày truy cập ngày 10/3/2015]. 6. Thư viện học liệu mở Việt Nam. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp. . [Ngày truy cập 15/03/2015]. 7. Thư viện học liệu mở Việt Nam. Phân tích khả năng thanh toán. . [Ngày truy cập 13/03/2015]. 8. Lê Thị Thùy Trang, 2007. Hạch toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng. Luận văn Đại học. Đại học Duy Tân – Đà Nẵng. 9. Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát năm 2011, 2012, 2013. 10. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 11. Trần Bá Trí, 2009. Giáo trình Quản trị tài chính. Đại học Cần Thơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom_6_5_5101.doc
Luận văn liên quan