Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần vận tải dầu khí Viêt Nam (FALCON SHIPPING, JSC Co)

Tổng quan về công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam Công ty vận tải dầu khí Việt Nam ra đời căn cứ trên quyết định số 638 QĐ/TCCB - LĐ ngày 28 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc “ Thành lập doanh nghiệp nhà nước - Công Ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam” - tên tiếng anh là Falcon Shipping Company, gọi tắt là Falcon. Trụ sờ chính của công ty đặt tại 172A - Nguyễn Đình Chiểu - Phường 6 - Quận 3 – TP.Hồ Chí Minh. Năm 2006,Công ty đã tiến hành cổ phần hoá , và chọn phương án cổ phẩn hoá theo khoản 2, điều 3, Nghị đinh 187/2004/NĐ-CP là “ Bán một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn”. Sự ra đời của Công ty góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dầu khí, một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Chức năng chính của công ty là vận tải dầu thô bằng đường biển, ngoài ra Công ty còn tham gia vào các hoạt động hàng hải như đại lý tàu biển, thuê tàu và môi giới hàng hải, cung ứng nhiên liệu cho tàu biển,dich vụ giao nhận - vận chuyển hàng hoá bằng đ ường biển Số vốn ban đầu của Công ty là 2.268.000.000 VN Đ (hai tỷ hai trăm sáu mươi tám triệu đồng) bao gồm vốn cố định là 204.000.000 VN Đ. Ngày 27 tháng 03 năm 1996, Công ty chuyển sang chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới. Tính tới thời điểm ngày 28 tháng 02 năm 2008, Công ty đã có thâm niên hoạt động là 13 năm. Với sự nhanh nhậy về nắm bắt nhu cầu của thị trường, trong suốt 13 năm hoạt động này, Công ty đã không ngừng đầu tư và mở rộng thị trường, bổ sung ngành nghề kinh doanh của mình, mở rộng hoạt động kinh doanh sang ngành xuất nhập khẩu thuyền viên, vật tư, thiết bị, phụ tùng và đại lý vận tải đầu tư đa phương thức. Hiện nay,các dịch vụ của Falcon bao gồm:  Kinh doanh vận tải biển (vận tải dầu khí, vận tải container và các loại hàng hải khác bằng đường biển)  Đại lý hàng hải  Môi giới hàng hải và thuê tàu  Sửa chữa tàu biển  Cung ứng nguyên liệu cho tàu biển  Lai dắt và cứu hộ  Nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ kỹ thuật  Xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị hàng hải chuyên dụng  Vệ sinh tàu dầu, bồn chứa dầu và xử lý bùn dầu  Dịch vụ lặn và kỹ thuật dưới nước  Đại lý giao nhận vận tải đa phương thức  Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác kinh doanh cảng, bến phao, kho bãi. Vừa phát triển về phương thức kinh doanh, Công ty cũng đã không ngừng phát triển hệ thống các chi nhánh và đại lý của mình, hiện nay công ty đã phát triển được 8 chi nhánh rộng khắp và hoạt động hiệu quả trên khắp cả nước:  Chi nhánh Hà Nội ( Fancol Hà Nội)  Chi nhánh Hải Phòng ( Fancol Hải Phòng)  Chi nhánh Hải Dương ( Fancol Hải Dương)  Chi nhánh Quảng Ninh ( Fancol Quảng Ninh)  Chi nhánh Đà Nẵng ( Fancol Đà Nẵng)  Chi nhánh Quảng Ngãi ( Fancol Quảng Ngãi)  Chi nhánh Nha Trang ( Fancol Nha Trang )  Chi nhánh Vũng Tàu ( Fancol Vũng Tàu) Trải qua một quá trình không ngừng phát triển và mở rộng kinh doanh, tổng số vốn hiện tại của công ty lên đến 1.087.407.285.259 VNĐ, trong đó vốn cố định chiếm phần lớn tổng số vốn (85,71% tổng số vốn), tương đương 932.007.658.741VNĐ. Tóm lại, là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, Công ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam đã và đang có chổ đứng vững trong thị trường trong nước và Quốc tế, sự lớn mạnh vượt bậc đã khẳng định Công ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam tương lai hứa hẹn nhiều bước tiến triển trong kinh doanh. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 1.1.2.1 Chức năng Công ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Chức năng chính là vận chuyển dầu thô sang Nhật và một số nước trong khu vực, thực hiện một số dịch vụ hàng hải. Về chức năng vận tải,ngoài vận tải dầu thô, Công ty còn tham gia vào hoạt động vận tải tổng hợp, dầu thành phẩm, lai dắt, chuyển tải Khách hàng chủ yếu của công ty là một số hãng dầu khí lớn trong và ngoài nước. Về chức năng dịch vụ hàng hải, Công ty đứng ra làm đại lý tàu biển, đại lí môi giới vận tải cho một số hãng tàu nước ngoài nhập cảng Việt Nam. Về chức năng xuất khẩu thuyền viên,Công ty cũng nhận cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu trong và ngoài nước. Ngoài ra, công ty còn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bị tàu biển, giao nhận ngoại thương và xuất nhập khẩu dầu khí. 1.1.2.2 Nhiệm vụ  Vận tải tàu chuyên dụng  Duy tu, bảo dưỡng, quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, vật tư, trang thiết bị tiên tiến, tham gia tích cực an ninh quốc phòng và an toàn xã hội  Bối dưỡng, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo kế hoạch và phân cấp của công ty, không ngừng nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng nhu cầu của đất nước, của công ty và của xã hội  Thi hành đúng mọi chính sách của nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn chấp hành đúng pháp luật hiện hành của nhà nước xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1.1.2.3 Quyền hạn  Được Tổng công ty uỷ quyền trong quan hệ giao dich và ký hợp đồng kinh doanh. Ngoài ra, được tham gia vào các hoạt động giao nhận ngoại thương, xuất nhập khẩu, dịch vụ hàng hải và đại lý tàu biển  Được quản lý và sư dụng lao động, vật tư, trang thiết bị và các quỹ phân bổ sau khi hoành thành kế hoạch của công ty  Được mở tài khoản ở Ngân hàng  Đựơc sử dụng con dấu riêng CHƯƠNG 1 .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ VIỆT NAM CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI DẦU KHÍ VIỆT NAM (2006 – 2007) CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần vận tải dầu khí Viêt Nam (FALCON SHIPPING, JSC Co), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp đã đi vay nợ, mức vay nợ ngắn hạn lẫn vay nợ dài hạn đều tăng đáng kế, nợ ngắn hạn tăng 55.892.950.666 vnđ( tức là tăng 77.3%), còn mức vay nợ dài hạn cũng tăng lên 271.77% ( tương đương với mức tăng là 494.036.971.614 vnđ, đây là hiện tượng hợp lý vì trong giai đoạn này doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hoạt động, và nguồn vốn tự có không đủ trang trải thì việc vay vốn sé giúp doanh nghiệp có đủ lượng vốn để phục vụ cho kinh doanh. Tuy nhiên nếu vay quá nhiều, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với rủi ro cao, dẫn đến mất khả năng chi trả. Tóm lại, qua quá trình phân tích ở trên ta thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Mặt khác, các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang, ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của nợ phải trả, đây là dấu hiệu không tốt cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bẳng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó, trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp bằng cách giảm bớt nguồn vốn vay và nâng dần tỉ trọng của vốn chủ sở hữu. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Việc phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, nó còn được dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng chúng có hiệu quả và hợp lý hay không. Theo quan điểm luân chuyển vốn, thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải cho các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không cần bất cứ nguồn vốn chiếm dụng nào, tuy nhiên, cân đối này chỉ mang tính lý thuyết. Ta xét 3 loại cân đối sau: Quan hệ cân đối 1: giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản hiện tồn tại tại doanh nghiệp( tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác và tài sản dài hạn) Bảng 3: Quan hệ cân đối giữa nguồn vốn CSH và tài sản ĐVT: đồng Chỉ tiêu Nguồn vốn Tài sản Chênh lệch Đầu năm 65.984.964.763 407.584.556.405 (341.599.591.642) Cuối năm 96.402.488.718 1.704.521.879.552 (1.608.119.390.834) Dựa vào bảng trên ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và sự thiếu hụt ngày càng tăng. Đầu năm 2007, lượng thiếu hụt là 341.599.591.642 vnđ, đến thời điểm cuối năm 2007 đã tăng lên đến 1.608.119.390.834 vnđ. Cho thấy nhu cầu vốn của doanh nghiệp đang tăng dần. Quan hệ cân đối 2: Giữa nguồn vốn ( gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) với Tài Sản( gồm tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và tài sản dài hạn) Bảng 4: Quan hệ cân đối giữa nguồn vốn( VCSH và vốn vay) với tài sản ĐVT: đồng Chỉ tiêu Nguồn vốn Tài Sản Chênh lệch Đầu năm 541.902.762.948 407.584.556.405 (134.318.206.543) Cuối năm 1.183.809.773.978 1.704.521.879.552 520.712.105.574 Kết quả phân tích cho thấy, vào thời điềm đầu năm 2007, vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp không đủ chi trả cho hoạt động kinh doanh (thiếu 134.318.206.543 vnđ) nhưng cho đến cuối năm, lượng thiếu hụt này không những đã cân bằng mà còn thừa vốn (thừa 520.712.105.574), lượng thừa này chủ yếu do doanh nghiệp đi vay. Nhìn chung cũng đã đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ cân đối 3: giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn Bảng 5: Phân tích quan hệ cân đối 3 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 330.546.874.154 245.821.535.672 Nợ ngắn hạn 294.133.435.951 411.585.951.410 Chênh lệch 36.413.438.203 (165.764.415.738) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 211.355.888.794 937.988.238.306 Nợ dài hạn 181.784.362.235 675.821.333.849 Chênh lệch 29.571.526.559 262.166.904.457 Qua bảng phân tích trên, ta thấy vào thời điểm đầu năm 2007, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn. Điều này chứng tỏ, công ty đã giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Nhưng đến cuối năm, nợ ngắn hạn lại lớn hơn tài sản ngắn hạn của công ty, như vậy có một phần tài sản ngắn hạn đã chuyển sang tài sản dài hạn của công ty, cho thấy doanh nghiệp đã không giữ được mối quan hệ cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Mặc dù nợ ngắn hạn có mức lãi suất thấp tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những hành vi vi phạm nguyên tắc tín dụng, tăng áp lực thanh toán dẫn đến tình hình tài chính xấu. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần bố trí lại cơ cấu vốn cho hợp lý hơn. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 6: phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: vnđ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Chênh lệch tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 380.015.024.042 99,26 492.991.621.434 92,62 112.976.597.392 29,73 (6,64) 2.Các khoản giảm trừ - Chiết khấu bán hàng - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại 32.967.668 32.967.668 - - 0,01 0,01 - - 13.182.432.752 13.159.169.140 23.263.612 - 2,48 2,47 - - 13.149.465.084 13.126.201.472 23.263.612 - 39885,9 39815,4 - - 2,47 2,46 - - 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 379.982.056.373 99,25 479.809.188.682 90,15 99.827.132.309 26,27 (9,11) 4. Giá vốn hàng bán 356.547.016.819 93,13 413.308.533.391 77,65 56.761.516.572 15,92 (15,5) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 23.435.039.554 6,12 66.500.655.292 12,49 43.065.615.738 183,77 6,37 6.Doanh thu hoạt động tài chính 1.375.803.041 0,36 6.122.983.010 1,15 4.747.179.969 345,05 0,79 7. Chi phí tài chính - chi phí lãi vay 4.877.182.612 4.355.806.092 1,27 1,14 14.331.024.694 12.299.102.223 2,69 2,31 9453.842.082 7943.293.131 193,84 182,36 1,42 1,17 8. Chi phí bán hàng - - - - - - - 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.141.322.070 3,96 31.584.140.912 5,93 16.442.818.842 108,6 1,98 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.792.337.912 1,25 26.708.472.696 5,02 21.916.134.784 457,32 3,77 11. Thu nhập khác 1.444.659.991 0,38 33.149.257.498 6,23 31.704.597.507 2194,61 5,85 12. Chi phí khác - - 28.030.005.048 5,27 28.030.005.048 - 5,27 13.Lợi nhuận khác 1.444.659.991 0,38 5.119.252.450 0,96 3.674.592.459 254,36 0,58 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6.236.997.903 1,63 31.827.725.146 5,98 25.590.727.243 410,31 4,35 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.760.510.752 0,47 - - (1.760.510.752) (0,47) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - 17.Lợi nhuận sau thuế thu TNDN 4.446.487.151 1,16 31.827.725.146 5,98 27.381.237.995 615,79 4,82 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - 3.978 - 3.978 - - Tổng thu nhập của doanh nghiệp gồm ba nguồn: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Doanh thu hoạt động tài chính; Thu nhập khác…Theo tính toán thì tổng thu nhập từ ba nguồn trên vào đầu năm 2007 là 392.835.487.074 vnđ, và đến cuối năm đã tăng lên đến 532.263.861.942 vnđ. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng mạnh, tăng 112.976.597.392 vnđ, tương đương với 29.73%, thế nhưng tỷ trọng của nguồn doanh thu này so với tổng doanh thu lại có vẻ giảm xuống, với mức giảm tỷ trọng tương ứng là 6.64%. Ngược lại với sự giảm tỷ trọng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính lại có sự tăng nhẹ, đã tăng 345.05% so với đầu năm (tương ứng với số tiền là 4.747.179.969vnđ), về cơ cấu so với tổng doanh thu cũng tăng 0.79%. Ngoài ra thu nhập từ các nguồn khác cũng tăng đáng kể, tăng 2194.61%, tức là 31.704.597.507vnđ, về tỷ trọng cũng tăng 5.85%. Như vậy, ngoài sự giảm tỷ trọng về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, 2 nguồn thu kia đều tăng mạnh và khá ổn định. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng toàn bộ nguồn vốn: Bảng 6: Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Lợi tức 4.446.487.151 31.827.725.146 27.381.237.995 Tài sản 541.902.762.948 1.183.809.773.978 641.907.011.030 Lợi tức trên tài sản 0.82% 2.69% 1.87% Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy rõ cả lợi nhuận lẫn tài sản của công ty vào thời điểm cuối năm đều tăng mạnh so với đầu năm,không những thế, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty cũng tăng 1.87%. Đây là một dấu hiệu tốt đẹp cho thấy sự hiệu quả về việc sử dụng tài sản của công ty: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động: Bảng 7: Phân tích hiệu quả sự dụng vốn lưu động. ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Lợi tức 4.446.487.151 31.827.725.146 27.381.237.995 Tài sản lưu động 330.546.874.154 245.821.535.672 (84.725.338.482) Lợi tức trên tài sản lưu động 1.35 12.95 11.6 Tỷ suất lợi tức trên tài sản lưu động của công ty tăng rất mạnh, tăng 11.6%. Điều này cho thấy hiệu quả sự dụng nguồn vốn lưu động khá triệt để. Nhưng cũng có thể là một dấu hiệu không tốt khi tài sản lưu động của công ty lại bị giảm đi 84.725.338.482 vnđ. Cũng có thể sự giảm sút về tài sản lưu động chính là nguyên nhân làm cho nguồn vốn lưu động này được sử dụng có hiệu qủa hơn. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định Bảng 8: Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Lợi tức 4.446.487.151 31.827.725.146 27.381.237.995 Tài sản cố định 211.355.888.795 937.988.238.305 726.632.349.510 Lợi tức trên tài sản cố định 2.10 3.39 1.29 Tương tự như trên, hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng đã tăng lên 1.29%,tăng tương ứng với sự tăng lên của tổng nguồn vốn. Tỷ suất của lợi nhuận trên tài sản cố định cho biết mỗi đồng vốn cố định mà doanh nghiệp sử dụng đã tạo ra được 0.0339 đồng lợi nhuận. Mặc dù tỷ suất này không cao nhưng cũng cho thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang được chú trọng và có xu hướng tăng lên trong một tương lai gần. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Phân tích về sự biến động của chi phí Bảng 9: Bảng phân tích sự biến động của chi phí ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm tỷ trọng(%) Cuối năm Tỷ trọng(%) Chênh lệch Các khoản giảm trừ doanh thu 32.967.668 0.009 13.182.432.752 2.48 13.149.465.084 Giá vốn hàng bán 356.547.016.819 93.13 413.308.533.391 77.65 56.761.516.572 Chi phí tài chính - chi phí lãi vay 4.877.182.612 4.355.806.092 1.27 1,14 14.331.024.694 12.299.102.223 2.69 2,31 9453.842.082 7943.293.131 Chi phí quản lý 15.141.322.070 3,96 31.584.140.912 5,93 16.442.818.842 Chi phí khác - - 28.030.005.048 5,27 28.030.005.048 Dựa vào bảng phân tích trên, ta thấy được tình hình biến động của các loại chi phí của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ doanh thu của năm nay tăng so với đầu năm. Vào thời điểm cuối năm, tỷ trọng của các khoản này chiếm 2.48% tổng doanh thu. Đây là một tỷ lệ tương đối nhỏ, cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng đến việc bán hàng hoá, áp dụng các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán nhằm thu hút thêm khách hàng. Đây là một giấu hiệu tốt, nhưng cũng cần quản lý để tỷ trọng này nằm ở mức nhỏ, để không ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu. Về giá vốn hàng bán, có sự sụt giảm đáng kể, giảm 15,48% so với đầu năm, điều này cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều trong việc giảm bớt chi phí, việc quản lý tốt chi phí sẽ làm tăng thêm lợi nhuận. Trong tương lai, doanh nghiệp nên chú trọng duy trì điều này. Trong năm 2007, như đã phân tích ở phần nguồn vốn, trong năm này doanh nghiệp đã mở rộng việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên chi phí tài chính, mà chủ yếu là chi phí lãi vay tăng là điều dễ hiểu. Doanh nghiệp cũng cần chú ý kiểm soat để tỷ lệ này không trở thành áp lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Về chi phí quản lý doanh nghiệp, đầu năm chi phí này chiếm 3,96% trong tổng lợi nhuận nhưng đến cuối năm 2007, tỷ lệ này đã tăng lên là 5.27%, và đang có xu hướng tăng dần lên, khoản gia tăng này chủ yếu là do công ty mở rộng quy mô, giúp công ty hoạt động tốt hơn và nâng cao uy tín của công ty. Do đó, đây là một khoản chi phí hợp lý. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh việc sử dụng hiệu quả chi phí để mang lại doanh thu. Để tính hiệu suất sử dụng chi phí, ta áp dụng công thức sau: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng chi phí = Tổng chi phí Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau: Bảng 10: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tổng chi phí 378.388.999.921 500.436.136.797 122.047.136.876 Tổng doanh thu 382.835.487.074 532.263.861.942 149.428.374.868 Hiệu suất sử dụng chi phí 1.012 1.064 0.052 Năm 2007 cứ một đồng chi phí đã mang lại 1.064 đồng doanh thu, tăng 0.052 đồng so với đầu năm. Hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp ngày càng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí hiệu quả hơn góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh. Các yếu tố cấu thành lợi nhuận. Lợi nhuận của công ty chủ yếu là từ hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhưng bên cạnh đó cũng có sự góp phần của doanh thu từ hoạt động tài chính và nguồn thu nhập khác Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Theo số liệu ở trên, trong năm 2007, hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có doanh thu thuần là 492.991.621.434 vnđ, chiếm 92.62% trong tổng doanh thu, và có xu hướng giảm xuống so với năm 2006, giảm 6,64%.Chi phí của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 426.490.966.143 vnđ, chủ yếu là giá vốn hàng bán và các khoản chiết khấu thương mại, giảm trừ doanh thu, loại chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng lợi nhuân. Kết quả này thể hiện tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của công ty mang tính chủ động, đạt được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh . Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 4.747.179.969 vnđ tương ứng với tỷ lệ tăng 345.05% so với đầu năm. Tương tự đó, chi phí hoạt động tài chính cũng tăng khá mạnh, đặc biệt là chi phí lãi vay, chi phí hoạt động tài chính tăng 193.84%, trong đó chi phí lãi vay cũng tăng lên 182.36%. Tuy nhiên, mức tăng của chi phí nhỏ hơn mức tăng của doanh thu nên công ty hoạt động vẫn có lãi Thu nhập khác Thu nhập khác tăng 31.704.597.507 vnđ, tương ứng với tỷ lệ 2194,6%. Chi phí khác cũng tăng 28.030.005.048 vnđ. Vì mức tăng chi phí thấp hơn so với mức tăng lợi nhuận, nên công ty vẫn thu được nguồn lãi từ thu nhập khác là 3.674.592.459 vnđ. Nhìn chung, lợi nhuận từ ba khoản trên đều tăng đáng kể, lợi nhuận đều tăng nhiều hơn chi phí nên tổng doanh thu của doanh nghiệp khá khả quan. Cả ba nguồn hoạt động đều kinh doanh có lãi Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán – luân chuyển vốn và khả năng sinh lời Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai, ta cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn hay không. Để phân tích chúng ta sử dụng những mục tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần đến một khoản vay mượn nào Căn cứ vào tài liệu liên quan, ta lập bảng phân tích sau: Bảng 11: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán hiện hành ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch TSLĐ và ĐTNH 330.546.874.154 245.821.535.672 Nợ ngắn hạn 294.133.435.951 411.585.951.410 Hệ số thanh toán hiện hành 1.12 0.597 (0.523) Dựa vào bảng ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm 0.523 so với đầu năm. Nguyên nhân giảm là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã giảm so với đầu năm, trong khi đó, do việc mở rộng vốn để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp đã tăng vay nợ ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu không khả quan, vì nó thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm, do đó mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên Trong tài sản lưu động có những khoản mục có tính thanh khoản cao, nhưng cũng có những khoản mục có tính thanh khoản thấp nên hệ số thanh toán hiện hành vẫn có khả năng chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Đề đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp, ta tiếp tục đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và tương đương tiền để thanh toán ngay cho một khoản nợ ngắn hạn Bảng 12: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tiền + Đầu tư ngắn hạn + các khoản phải thu 291.236.950.985 176.815.916.002 Nợ ngắn hạn 294.133.435.951 411.585.951.410 Hệ số thanh toán hiện hành 0.99 0.43 (0.56) Hệ số thanh toán nhanh đang giảm sút rất nhiều, thông thường, hệ số thanh toán nhanh được chấp nhận ở mức xấp xỉ bằng 1. Vào thời điềm đầu năm, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.99 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao bảo đảm, nhưng đến cuối năm 2007 thì hệ số này giảm đi chỉ còn 0.43. Đây là một giấu hiệu xấu.Dấu hiệu xấu này chủ yếu là do lượng tiền giảm quá mạnh, doanh nghiệp nên tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh cho năm sau. Khả năng thanh toán trong dài hạn Để phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn đối với người cấp tín dụng. Bảng 13: Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Lợi nhuận thuần từ HĐKD 4.792.337.912 26.708.472.696 Lãi nợ vay 4.355.809.092 12.299.102.223 Hệ số khả năng trả lãi nợ vay 1.1 2.17 1.07 Hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp đã tăng lên 1.07 so với đầu năm. Điều này cho thấy mức độ càng ngày càng an toàn hơn đối với các chủ nợ. Kế hợp với những thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì kết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng khá tốt. Chứng minh cho khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Các nhà cho vay dài hạn, một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỉ số này cho biết cứ 1 đồng nợ thì được đảm bảo bời bao nhiêu đồng từ vốn chủ sở hữu. Bảng 14: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Nợ phải trả 181.784.362.235 675.821.333.849 Vốn chủ sở hữu 65.984.964.763 96.402.488.718 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu 2.75 7.01 4.2 Trong năm 2007, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 7.01 lần, tức là tăng 4.2 lần so với đầu năm. Điều này cho ta thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn từ vay nợ là chủ yếu, đồng thời tỷ số này còn cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang giảm dần. Như vậy trong các năm tới, doanh nghiệp phải giảm chỉ số này xuống bằng cách tăng vốn chủ sở hữu hoặc giảm bớt các khoản phải trả. Các chỉ tiêu về luân chuyển vốn Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Luân chuyển hàng tồn kho Hàng tồn kho là một tài sản dự trữ với mục đích bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm…Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho phụ thuộc vào số vòng quay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho. Về công thức để tính 2 tỷ số này đã được nêu trong phần lý luận. Dựa vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, ta có bảng phân tích sau: Bảng 15: Bảng phân tích vòng quay HTK ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch Giá vốn hàng bán 356.547.016.819 413.308.533.391 Trị giá HTK đầu năm 9.282.871.938 8.164.007.335 Trị giá HTK cuối năm 8.164.007.335 13.313.981.670 Trị giá HTK bình quân 8.723.439.637 10.738.994.503 Số vòng quay HTK 40.9 38.5 (2.4) Số ngày dự trữ HTK(ngày) 8.8 9.4 0.6 Số vòng quay của hàng tồn kho trong năm 2007 là 38.5 vòng, mỗi vòng là 9.4 ngày. So với năm 2006 thì tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho giảm 2.4 vòng và số ngày dự trữ của mỗi vòng tăng 0.6ngày. Mặc dù số vòng quay hàng tồn kho giảm nhưng khôngđáng kể, số vòng quay hàng tồn kho rất cao. Khoản mục hàng tồn kho chỉ có nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ vì doanh nghiệp chủ yếu cung ứng dịch vụ, số vòng quay của khoản mục này cao chứng tỏ chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất sử dụng nhiều cho hoạt động thường xuyên của các loại tàu. Luân chuyển khoản phải thu Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Dựa vào công thức đã nêu trong phần lý luận và tình hình thực tế tại doanh nghiệp, ta có bảng phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu sau: Bảng 16: Bảng Phân tích số vòng quay khoản phải thu ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch Doanh thu thuần 379.982.056.373 479.809.188.682 Khoản phải thu đầu kỳ 43.793.712.483 134.318.206.544 Khoản phải thu cuối kỳ 134.318.206.544 109.287.894.426 Khoản phải thu bình quân 89.055.959.514 121.803.050.485 Số vòng quay khoản phải thu 4.27 3.94 (0.33) Kỳ thu tiền bình quân ( ngày) 84 91 7 Trong năm 2007, số vòng quay các khoản phải thu là 3.94 vòng, mỗi vòng có thời gian là 91 ngày. Như vậy, số vòng thu nợ giảm 0.33 vòng so với đầu năm, và chiều dài mỗi vòng thu lại bị kéo dãn thêm 7 ngày. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi vốn chậm, nếu kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của doanh nghiệp. Luân chuyển tổng tài sản Bảng 17: Bảng phân tích số vòng quay của tài sản ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch Doanh thu thuần 379.982.056.373 479.809.188.682 Tổng tài sản đầu kỳ 312.877.081.869 541.902.762.948 Tổng tài sản cuối kỳ 541.902.762.948 1.183.809.773.978 Tổng tài sản bình quân 427.389.924.409 862.856.268.463 Số vòng quay của tài sản 0.89 0.56 (0.33) Số ngày của một vòng quay 404.5 643 238.5 Trong năm 2007, số vòng quay của tài sản là 0.56 vòng và số ngày quay của một vòng là 643 ngày, tăng so với năm 2006 là 238.5 ngày.Số ngày quay vòng của tài sản quá cao cho thấy khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm trễ dẫn đến bị chiếm dụng, khó có điềukiện tích luỹ, tái đầu tư tài sản cố định mới để cải thiện và nâng cao tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến chỉ tiêu này để cải thiện chúng trong năm sau. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường, còn lợi nhuận lại thể hiện chất lượng và hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu chỉ ra vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Theo số liệu thực tế tại doanh nghiệp ta có bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhu sau: Bảng 18: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Lợi nhuận trước thuế 6.236.997.903 31.827.725.146 25.590.728.843 Doanh thu thuần 379.982.056.373 479.809.188.682 99.827.132.309 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0.016 0.067 0.051 Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0.067, tức là cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại 6.7 đồng lợi nhuận. So với năm 2006 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã tăng 0.051đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên tỷ suất này còn khá thấp, trong những năm tới, doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp để nâng dần tỷ suất này lên Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Phân tích tỷ số này cho biết hiệu quả cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp. Bảng 19: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Lợi nhuận trước thuế 6.236.997.903 31.827.725.146 25.590.728.843 Tổng tài sản 541.902.762.948 1.183.809.773.978 641.907.011.030 Tỷ suất lợi nhuận / tài sản 0.012 0.027 0.015 Theo bảng phân tích trên, cứ 1 đồng tài sản sẽ mang lại 0.027 đồng lợi nhuận trước thuế. Cũng theo bảng trên, ta thấy rằng hiệu quả sử dụng tài sản trong năm 2007 đã cao hơn năm 2006 là 0.015đồng/ 1tài sản. Mặc dù tỷ số này chưa tăng nhiều, nhưng cũng cho thấy sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc giảm bớt chi phí để đem lại lợi nhuận 3.3.3.3 Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Việc phân tích chỉ số dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Bảng 20 :Bảng phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu(%) 1.6 6.7 5.1 Số vòng quay tài sản 0.89 0.56 (0.33) Tỷ suất VCSH/ tài sản(%) 16 8 (8) Tỷ suât sinh lời/ VCSH(%) 22.78 30.02 7.24 Trong năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 30.02, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu lại được 30.02 đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ số này tăng khá nhiều so với năm 2006, cụ thể là tăng 7.24 đồng, tương đương tăng 0.3 lần. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy sự chủ động trong kinh doanh có lãi của doanh nghiệp. Trong tương lai, doanh nghiệp nên duy trì và tiếp tục đẩy mạnh chỉ số này để nâng dần hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu Dự báo những tiềm lực tương lai và những rủi ro liên quan Những thuận lợi Nghành hàng hải nước ta có điều kiện rất thuận lợi về địa lý, với bở biển dài hơn 3.260km, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm gần kề các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Ng ành h àng h ải Vi ệt Nam phát triển rất sớm, từ đầu thế kỷ XX. Theo đánh giá, hiện tốc độ tăng trường của ngành khá tốt, khoảng 30% 1 năm và được xác định là một trong những ngành quan trọng, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế trong thời gian tới Hiện nay, Việt Nam có 266 cảng biển, bố trí tại 24 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có nhiều cảng biển tiềm năng và lợi thế lớn như Lạch Huyện (Hải Phòng), Vân Phong (Khánh Hoà)… Các công ty đóng tàu của Việt Nam được đánh giá là khá thành công trong việc cạnh tranh giành các hợp đồng đóng tàu của các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và đã thâm nhập vào thị trường Châu Âu với các đơn đặt hàng từ Anh, Đức  Bên cạnh đó, thị trường kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam. Theo dự kiến, năm 2010 sẽ có khoảng 200 triệu tấn hàng hoá thông qua các cảng biển Việt Nam,. Đến năm 2020, số lượng này có thể sẽ tăng lên đến 350 triệu tấn. Giá cước vận tải cũng tăng từ 10 – 20% . Đây sẽ là cơ hội kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp hàng hải Việt Nam Khó khăn Vấn đề quan trọng lâu nay cản trở ngành vận tải biển Việt Nam, kể cả đóng tàu, đăng bộ và khai thác, đó là tiêu chuẩn Việt Nam chưa thể đồng bộ với tiêu chuẩn các nước tiên tiến. Do đó, khi nhận đóng mới, bảo trì hay đưa tàu viễn dương ra khai thác, tàu biển của chúng ta thường gặp trục trặc về thông số kỹ thuật trong đăng bộ. Cảng biển Việt Nam tuy nhiều nhưng lại bố trí chưa hợp lý, năng lực của các cảng có hạn và ít cảng nước sâu để đón tàu có trọng tải lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, nhiệm vụ của các công ty hàng hải Việt Nam là phải đẩy mạnh phát triển đội tàu và năng lực của cảng biển cũng như dịch vụ hàng hải, cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế Ngành hảng hải của nước ta đang phải đối đầu với một khó khăn lớn, đó là sự thiếu hụt trầm trọng về nhân lực, trung tâm, cơ chế, chính sách đào tạo. Nhiều công ty phải chạy đi khắp nơi, có khi phải dùng quan hệ tình cảm để lôi kéo thuyền viên, trưởng máy, các sĩ quan… về làm việc cho công ty của mình. Một khó khăn khác khiến các công ty hàng hải hàng năm mất hơn chục tỷ đồng doanh thu chính là do sự thiếu hụt các nhà máy sửa chữa tàu biển. Trong khi các công ty vận tải đang đầu tư ồ ạt hàng loạt các dự án nhà máy đóng tàu, thì lại chưa đầu tư đúng mức xây dựng nhà máy sửa chữa, nâng cấp tàu biển. Tàu chạy đến kì bảo hành, hỏng hóc tai nạn đều phải mang sang nước ngoài, rất tốn công sức và tiền bạc. Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều hãng vận tải hàng đầu của Thế Giới bằng cách này hay cách khác cũng đã có mặt ở Việt Nam, ví dụ như là hãng vận tải biển Maersk của Đan Mạch, các hãng MOL, NYK, K’Lines của Nhật Bản…Đây sẽ là một thách thức rất lớn cho những côg ty hàng hải Việt Nam, để cạnh tranh với những hãng vận tải lớn từ nước ngoài này, đòi hỏi các công ty hàng hải Việt Nam phải không ngừng đổi mới chất lượng, xây dựng bến bãi, và hạ giá thành dịch vụ Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn chung của toàn ngành vận tải đường biển ở nước ta, bên cạnh những thuận lợi là khó khăn. Khó khăn nhiều và lớn nhưng cơ hội kinh doanh và phát triển vẫn đang rất mở rộng. Công ty vận tải dầu khí Việt Nam cũng chịu chung những tác động này, biết khắc phục khó khăn và tận dụng những thuận lợi thì công ty vận tải dầu khí Việt Nam nói riêng và các công ty hàng hải Việt Nam nói chung cũng sẽ có vị trí cao trên trường quốc tế, trở thành những thương hiệu mạnh, là những đối thủ đáng gờm của các công ty vận tải biển đứng đầu bây giờ. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Nhận xét về công tác quản lý và tổ chức hành chính của Công Ty - Việc tổ chức, phân bổ nhân sự giữa các phòng ban rõ ràng và có sự tham mưu lẫn nhau. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, nhưng chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao luôn hoạt động một cách tích cực và hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Bộ máy quản lý nhỏ gọn, năng động và hiệu quả, phân chia rõ ràng theo từng lãnh vực hoạt động cụ thể nên giúp công ty quản lý dễ dàng và hiệu quả. Nhận xét về công tác kế toán tại Công Ty - Công ty luôn tuân thủ một cách triệt để các qui định và các chuẩn mực kế toán được ban hành, Luôn có sự tham mưu lẫn nhau giữa kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán về cách hạch toán kinh tế một cách chặt chẽ và đúng chế độ. - Công ty thường xuyên đưa nhân viên phòng kế toán tham gia các lớp tập huấn khi có chuẩn mực kế toán mới hoặc qui định kế toán mới ban hành. - Hướng dẫn và thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác kế toán tại công ty và các chi nhánh phụ thuộc về việc ghi chép, mở sổ, lưu trữ và bảo quản các tài liệu, sổ sách kế toán. Kiểm tra việc nhập liệu vào phần mềm, và kiểm tra phần mềm về độ chính xác và chế độ bảo mật. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định suất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. - Tuy nhiên, có một đặc điểm mà công ty cần phải lưu ý đó là việc tính giá trị hàng tồn kho chưa được thực hiện thống nhất giữa tổng công ty với các chi nhánh ở khắp nơi trong cả nước, điều này sẽ gây khó khăn cho công việc tổng kết số liệu cuối cùng về giá trị hàng tồn kho của tổng công ty để báo cáo lên các cấp trên và các chuyên nghành liên quan, khó khăn trong việc so sánh kết quả giữa các chi nhánh… Một số đánh giá về tình hình tài chính và hoạt động của Công Ty Qua một số phân tích trong phần thực trạng cho chúng ta một cái nhìn khá đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Là một công ty cung cấp dịch vụ nên khi xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh thì bên cạnh hiệu quả hoạt động về tài chính, kinh tế, còn quan tâm đến khách hàng có thoả mãn với những dịch vụ mà công ty cung cấp hay không Đánh giá về tài sản Tài sản ngắn hạn năm 2007 của công ty giảm so với năm 2006, điều này là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm, các khoản phải thu còn bị chiếm dụng nhiều; công ty có xu hướng chuyển sang đầu tư cho tài sản dài hạn. Trong năm 2007, c ng ty đã mua mới thêm 2 con tàu với trọng tải từ 40 đến 50 DWT, với trị giá hơn 1tỷ vnđ. Tuy nhiên, nhìn vào danh sách đội tàu của công ty, ta thấy chủ yếu là những con tàu được đóng vào những năm 1977,1987, chỉ có một số ít là được đóng vào năm 2007; đội tàu già nua sẽ làm cho chi phí sửa chữa tăng rất cao, ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Do đó, trong thời gian tới, công ty nên chú trọng nâng cấp đầu tư thêm nhiều tài sản cố định mới, thanh lý bớt những tài sản cũ để giảm thiểu chi phí sửa chữa, đồng thời chú trọng hơn nữa về tài sản lưu động để công ty có nhiều vốn lưu động hơn để chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Đánh giá về nguồn vốn và hiệu suất sử dụng vốn Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn đi vay và ngân sách cấp, tích luỹ qua các năm, số vốn cố định của công ty tăng qua các năm nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất của công ty. Tình hình hiện nay, số khách hàng của công ty ngày càng tăng, nhu cầu về dịch vụ vận tải cũng tăng cao. Do đó đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải làm việc tích cực hơn, luôn học hỏi để nâng cao trình độ để phục vụ sản xuất kinh doanh tốt hơn, đòi hỏi nguồn vốn của công ty phải nâng cao hơn nữa để đáp ứng cho nhu cầu nâng cao trình độ của nhân viên và đầu tư mới cơ sở hạ tầng, để hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh hơn nữa. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Đánh giá về khả năng thanh toán Các chỉ số về thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của công ty không cao, nhưng công ty vẫn đảm bảo thanh toán đầy đủ cho người bán. Trong kỳ, các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải trả người bán đều tăng cao cho thấy ngoài việc bị khách hàng chiếm dụng vốn, công ty còn đi chiếm dụng vốn của người bán nhằm mục đích mở rộng đầu tư, kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng đều không tốt vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thương trường. Qua một số nhận xét trên về thực trạng của công ty và nêu ra một số vấn đề còn tồn đọng, qua đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Vận Tải Dầu Khí Việt Nam. Những giải pháp kiến nghị Mục Tiêu Năm 2008, thị trường cước vận tải đang có xu hướng tăng mạnh, bên cạnh đó thì giá nhiên liệu cũng tăng vọt làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh khai thác tàu; mặt khác có nhiều tàu hàng rời đóng mới được giao cho chủ hàng tham gia thị trường vận tải sẽ là một áp lực lớn đối với đội tàu già nua của công ty trong việc tìm hàng cho tàu vận chuyển. Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng là phát triển trẻ hoá đội tàu. Phát triển trẻ hoá đội tàu: mặc dù thị trường mua bán tàu đã có dấu hiệu giảm nhẹ sau khi đứng ở mức cao trong một thời gian dài, tuy nhiên đây vẫn là cơ hội thuận lợi để công ty triển khai bán những tàu sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định mới của quốc tế về chống ô nhiễm tàu trong tương lai cũng như tình trạng kỹ thuật kém để thu hồi vốn tái đầu tư mua tàu hàng rời cỡ lớn theo chiến lược phát triển đội tàu của công ty. Việc đầu tư mua hoặc thuê mua tàu đang sử dụng sẽ là nguồn năng lực vận tải đội tàu trong những năm sắp tới bên cạnh với đóng những chiếc tàu đầu tiên của Falcon vừa mới được hoàn tất trong năm 2007. Mục tiêu cụ thể: Tăng lợi nhuận. Sử dụng chi phí một cách tiết kiệm nhất. Đầu tư xây dựng và phát triển đội tàu. Phát triển mạnh hơn các hoạt động dịch vụ. Tăng năng suất đóng mới các tàu của Falcon. Giải pháp cụ thể Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đối với vốn cố định Có 3 cách để tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định: thứ nhất là làm lợi nhuận tăng lên, đồng thời giữ nguyên vốn cố định; thứ hai là giữ nguyên lợi nhuận và làm giảm vốn cố định; thứ ba nữa là tăng cả vốn cố định và tăng lợi nhuận nhưng tốc độ tăng của vốn cố định phải thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ 2 yếu tố này để xác định xem cách nào là hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp hơn cả. Lợi nhuận được cấu thành từ hai yếu tố là chi phí và doanh thu, do vậy dùng biện pháp tăng lợi nhuận thì cũng có nhiều trường hợp như là: tăng doanh thu, giữ nguyên chi phí; hoặc là giữ nguyên doanh thu và giảm chi phí; hoặc là tăng doanh thu và giảm chi phí…Ở đây, ta dễ dàng nhận thấy rằng biện pháp tăng doanh thu và giảm chi phí là hiệu quả hơn cả. Ta xét đến những khoản chi phí có thể cắt giảm đồng thời cũng tăng được doanh thu : - Hiện nay, các loại trang thiết bị máy móc dùng cho phục vụ văn phòng như máy fax, máy tính, máy photocopy…đều là những loại máy hiện đại, nhằm hỗ trợ tốt cho cho quá trình làm việc của nhân viên nhưng còn quá mới đối với nhân viên nên trong quá trình sử dụng thường xảy ra sự cố làm cho máy móc hư hỏng nhanh hơn, hoặc dùng chưa hết thời gian khấu hao đã phải thanh lý, hoặc phải sửa chữa dẫn đến chi phí tăng nhanh. Vì vậy, khi trang bị một máy móc mới hiện đại nào thì công ty nên tổ chức hướng dẫn cho nhân viên, vừa nâng cao khả năng tiếp cận với những thiết bị mới của nhân viên, vừa giảm thiểu các chi phí không cần thiết Đối với tài sản cố định, còn nhiều khó khăn cần nhanh chóng giải quyết đó là: công ty thực hiện đóng mới tàu rời rồi bàn giao cho khách hàng, khách hàng cũng trực tiếp tham gia vào thị trường vận tải, điều này đã gây áp lực lớn đối với đội tàu già nua của công ty. Đội tàu của công ty bao gồm cả tàu mua và thuê mướn từ bên ngoài, đây là mảng hoạt động lớn nhất mang lại lợi nhuận cho công ty, công ty cũng đang có những dự án đóng mới và trẻ hoá đội tàu, thiết nghĩ, công ty nên chấn chỉnh lại đội tàu càng nhanh càng tốt. Điều này đòi hỏi các bộ phận như: bộ phận sửa chữa tàu, bộ phận nghiên cứu kỹ thuật cần phải được cải thiện và đóng góp nhiều hơn nữa. Trên thực tế thì mức độ đóng góp của những bộ phận này chưa cao, do vậy cần phát huy và nâng cao trình độ của bộ phần này ví dụ như đầu tư trang thiết bị tốt, tuyển chọn nhân viên có kiến thức chuyên môn cao; yêu và tâm huyết với nghề; có khả năng tìm tòi và thích nghi nhanh với những tiến bộ khoa học của ngành để tiết kiệm thời gian và chi phí cho công ty trong quá trình sửa chữa và đáp ứng được nhu cầu cũng như sự cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, cần có sự bố trí hợp lý về thời gian và công suất khi sử dụng đội tàu : giảm mức tối đa máy móc chết dưới dạng hỏng; không để tàu hoạt động quá công suất; việc bảo dưỡng phải được tiến hành ngay trong quá trình vận chuyển, đây là công việc thường xuyên và trách nhiệm trực tiếp thuộc về công nhân quản lý tài sản cố định cũng như các cán bộ trực tiếp quản lý tài sản cố định, cần phải đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc chăm sóc và bảo dưỡng các con tàu; đồng thời cần có kế hoạch sử dụng hợp lý tài sản cố định thông qua việc kết hợp giữa phương án mua và phương án đi thuê, kết hợp giữa kích thích công nhân sử dụng mày vừa có hiệu quả, vừa đảm bảo máy móc lâu hư hỏng; ngoài ra các bến phao cũng cần được quản lý thường xuyên giám sát để các công trình xây dựng bến phao có thể hoàn thành theo tiến độ từ đó giảm bớt được chi phí xây dựng dở dang, góp phần làm tăng lợi nhuận Về việc thanh lý tài sản cố định: Trong năm 2007, Falcon đã thanh lý một số tài sản cố định không đảm bảo cho phục vụ sản xuất kinh doanh, đó là những tài sản đã bị hư hỏng nặng, bị lỗi thời, công suất kém…do vậy thu nhập khác phát sinh trong kỳ là 33.149.257.498 vnđ, chi phí để thanh lý những tài sản này là 28.030.005.048 vnđ, nhìn chung giá trị thanh lý tài sản của công ty đã tăng hơn so với năm trước chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn đến tầm hạn chế của những loại tài sản hoạt động không hiệu quả, thanh lý chúng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Sau đây là một số biện pháp chung: Đối với những máy móc thiết bị có độ hư hỏng cao thì việc sửa chữa lại sẽ càng tốn kém mà vẫn không thể đạt được hiệu quả sử dụng, do vậy công ty cần nhanh chóng thanh lý để thu hồi vốn sử dụng vào việc trang bị thêm máy mới tốt hơn giúp công ty cạnh tranh với các công ty khác, và giảm được các khoản chi phí khấu hao cho các tài sản cũ này. Đối với những loại máy móc có công suất thấp, chất lượng kém, tiêu tốn nhiêu nhiên liệu, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty, vì thế nên sớm thay thế bằng những loại máy mới, tốt hơn, tiêu hao ít nhiên liệu hơn sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn. Nhìn chung, hầu hết các loại tài sản của công ty đều là những tài sản tiên tiến nhưng đội tàu của công ty lại già nua hơn các doanh nghiệp khác, nên công ty đã mạnh dạn đóng mới tàu và đưa vào sử dụng trong năm 2007, đây là một việc làm rất khả quan làm cho chi phí giảm thiểu khá nhiều và doanh thu tăng lên đáng kể Đối với vốn lưu động: Đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc sử dụng tài sản lưu động là yếu tố quyết định đến việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải ko ngừng tìm tòi các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tích cực thu hồi công nợ: trong phần phân tích trên, ta thấy các hệ số thanh toán của công ty không cao lắm, do vậy cần nhanh chóng nâng cao chỉ tiêu này bằng những phương pháp tối ưu sao cho vừa thu hồi được nợ một cách nhanh chóng, vừa không bị mất khách hàng: Phòng kế toán cần theo dõi thường xuyên những khoản nợ đến hạn thanh toán, kiểm tra, theo dõi và lên danh sách cụ thể cho những khoản phải thu, phải trả, tránh để tình trạng để nợ quá lâu trở thành nợ khó đòi làm ảnh hưởng đến tình hình tàichính của công ty; Đối với những khoản nợ khó đòi, công ty nên có những biện pháp khuyến khích con nợ nhanh chóng trả nợ như là cho hưởng chiết khấu nếu họ thanh toán sớm…Ngoài ra, công ty có thể nhờ đến các dịch vụ bao thanh toán để có thể thu hồi nợ sớm và hiệu quả nhất Giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Falcon là công ty chuyên cung cấp dịch vụ , nên khoản mục hàng tồn kho chỉ bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí xản xuất kinh doanh dở dang, mà chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chủ yếu là nguyên vật liệu xuất dùng cho các tàu vận chuyển theo từng công trình sửa chữa nhưng chưa được quyết toán hết. Hàng tồn kho trong kỳ tăng là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng, do bị tồn đọng từ năm này qua năm khác vì công việc sửa chữa tàu vẫn chưa xong trong năm nay, phải chờ năm sau mới được quyết toán. Do vậy, công ty nên tuyển chọn những công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm sửa chữa, vừa tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu - phụ tùng trong quá trình sửa chữa vừa tránh được tình trạng không quyết toán được khoản chi phí này trong năm nay, treo chờ đến năm sau làm ảnh hưởng đến tính trung thực của khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể, tăng 16.442.818.842 vnđ tương đương 108.6%, chủ yếu do doanh nghiệp tăng các khoản chi phí mua ngoài như là: điện, nước, điện thoại…Do vậy, toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty cần có ý thức về việc sử dụng các tài sản công của công ty, tránh tình trạng lãng phí điện, nước và điện thoại; giữ gìn các công cụ dụng cụ sử dụng trong phòng ban tránh thất thoát…Bên cạnh những sự nguyên nhân chủ quan đó cũng có nhiều nguyên nhân khách quan như giá cả thị trường tăng, giá nguyên – nhiên vật liệu cũng tăng cao, làm ảnh hưởng đáng kể đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp, do vậy cần sử dụng hợp lý, đúng mục đích thì mới tiết kiệm được khoản chi phí này. Ngoài ra công ty nên có các chính sách khuyến khích nhân viên tiết kiệm như là: thi đua tiết kiệm điện ở các phòng ban, cung cấp cho mỗi nhân viên một mã số sử dụng điện thoại để có thể dễ dàng quản lý khoản chi phí này. Điều quan trọng nhất vẫn là hướng cho nhân viên có cái nhìn thiện chí và tích cực trong việc sử dụng những tài sản chung của công ty để có thể giảm thiểu một số chi phí không cần thiết. Giảm bớt chi phí giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán của công ty năm 2007 tăng hơn so với năm 2006, một phần do sự tăng chung của giá cả thị trường, một phần cũng do những nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nếu giảm được giá vốn hàng bán đồng thời vẫn giữ nguyên chất lượng phục vụ sẽ là một yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp đứng vững trong thị trường, do vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu khoản chi phí này càng thấp càng tốt ví dụ như là: Sử dụng hợp lý nguồn nguyên vật liệu chủ yếu sử dụng cho hoạt động này, cần có các bộ phận kiểm tra riêng để theo dõi việc xuất dùng nguyên vật liệu nhằm tránh lãng phí; thông thường thì chi phí nnhân công của hoạt động này rất cao mà hiệu quả lại chưa chắc đạt được tối đa, do vậy công ty nên trang bị thêm các thiết bị tối tân làm giảm bớt lượng nhân viên thừa mà hiệu quả lại đạt được tối đa, tránh những sai sót do con người, để giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp; các tài sản cố định không đảm bảo phục vụ cho hoạt động này thì phải thanh lý hay nhượng bán để giảm bớt khấu hao, từ đó giảm bớt chi phí trong giá thành để hạ giá thành của sản phẩm, vừa tăng doanh thu, vừa tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Giảm chi phí khác: Theo quy định “ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp” của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì : cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng tháng theo tờ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo số thuế mà cơ quan thuế ấn định một cách đầy đủ và đúng hạn vào ngân sách nhà nước Theo quy định “ xử lý vi pham nộp thuế” : nộp chậm tiền thúê hoặc tiền phạt trong thông báo nộp thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo luật định, công ty còn phải nộp phạt, mỗi ngày phạt được tính bằng 0.1% số tiền nộp phạt. Đây là một khoản phát sinh không hợp lý nhưng lại ảnh hường khá nhiều đến doanh nghiệp nếu bị vi phạm, do vậy, doanh nghiệp nên có những biện pháp nhắc nhở để tránh gặp phải tình trạng này: Cán bộ quản lý việc nộp thuế luôn nhắc nhở, kiểm tra, đôn đốc nhân viên chịu trách nhiệm thuế về việc nộp đúng hạn khi có tờ khai thuế từ cơ quan thuế chuyển xuống. Đưa ra các hình thức khen thưởng nếu như nhiều năm nộp thuế đúng hạn và xử phạt tương ứng nếu vi phạm Một số biện pháp khác: Ban lãnh đạo công ty nên chỉ đạo trực tiếp các quy trình đào tào huấn luyện và bồi dưỡng thuyền viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của vận tải đường biển. Đồng thời thực hiện tốt việc luân chuyển các sỹ quan và thuyền viên để họ an tâm gắn bó lâu dài với công ty. Các đơn vị liên quan đến tàu như: khai thác, kỹ thuật, vật tư, pháp chế, tổ chức tiền lương…: việc cấp vật tư, phụ tùng, nhiên liệu, thay đổi thuyền viên cũng như các loại giấy tờ liên quan cần phải được tiến hành kịp thời và có kế hoạch từ trước để không ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác tàu, tiết kiệm chi phí cho công ty. Đối với đội ngũ sỹ quan thuyền viên: thông qua hoạt động của trung tâm xuất khẩu lao động và thuyền viên, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng của thuyền viên. Ban chỉ huy các tàu phải thường xuyên làm công tác nhắc nhở các sỹ quan thuyền viên thực hiện đúng chức năng của thuyền viên, tuân thủ chặt chẽ các chế độ duy tu và bảo dưỡng tàu, giảm thiểu thời gian tàu nằm bến chờ sửa chữa, tích cực hợp tác với các phòng ban khác trong công ty về việc bảo quản và khai thác đội tàu. Các thuyền trưởng, máy trưởng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và quyền hạn được giao, không được để xảy ra các trường hợp thất thoát nhiên liệu, dầu nhờn, thường xuyên đôn đốc các thuyền viên làm tốt công tác của mình, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động trên các tàu, nghiêm cấm việc đưa người lạ xuống tàu, không để thuyền viên uống rượu say và đánh bạc trên tàu, thường xuyên thực tập việc phòng cháy, chữa cháy và cứu sinh… Ban lãnh đạo công ty, lãnh đạo các đoàn thể , chi nhánh, phòng ban… phải tập trung nắm chắc phương hướng, nhiệm vụ phát triển của công ty trong năm 2008, phát huy hơn nữa tính năng động sáng tạo, tinh thần dám nghĩ dám lam, dám chịu trách nhiệm. Triển khai giao khoán doanh thu, lợi nhuận cũng như đơn giá tiền lương cho các chi nhánh, trung tâm của công ty. Thành lập bộ phận vận chuyển hàng dự án Nghiên cứu, tổ chức dịch vụ quản lý kỹ thuật cho các đội tàu tư nhân Nghiên cứu, tổ chức và phát triển dịch vụ kinh doanh, cung ứng vật tư, phụ tùng , nhiên liệu cho các đối tác ngoài công ty và các tàu nước ngoài. Bám sát thị trường mua bán tàu và tích cực tìm nguồn vốn để thực hiện thành công kế hoạch mua bán tàu, phát triển trẻ hoá đội tàu. Kiểm tra và giám sát việc sử dụng phần mềm kế toán tại các chi nhánh Hải Dương, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Thanh Hoá… Kết hợp với công đoàn và đoàn thanh niên phát động các đợt thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm. Các đơn vị bám sát kế hoạch được giao hàng tháng, hàng quý để hoàn thành kế hoạch trong năm. Tiếp tục tăng cường việc học tập ngoại ngữ, chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho ban cán bộ và công nhân viên, kiên quyết không gia hạn hợp đồng lao động với những người không có tiến bộ trong kết quả học tập. Vốn hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trong năm 2007 chủ yếu là do đi vay các ngân hàng và các công ty tài chính, mà hiện nay tỉ lệ lạm phát trong nước đang tăng quá cao làm ảnh hưởng không ít đến lãi suất của các ngân hàng, đây là một áp lực lớn đối với công ty. Trong tương lai, công ty nên sớm niêm yết trên sở giao dich chứng khoán để thu hút thêm vốn đầu tư vào công ty để thay thế cho nguồn vốn vay vì nguồn vốn huy động từ thị trường tự do sẽ làm cho công ty chủ động hơn trong việc chi trả lãi vay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docpttc dầu khí.doc