Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước một yêu cầu cấp bách của tái cơ cấu kinh tế

Tính đúng, tính đủ các khoản chi đầu tư vào ngân sách nhà nước theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhất là các khoản đầu tư bằng trái phiếu chính phủ, đầu tư bằng vốn vay và nguồn khác của các cấp chính quyền địa phương. Không tách biệt “đầu tư bằng trái phiếu chính phủ” và “tín dụng đầu tư nhà nước” thành khoản mục đầu tư riêng.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước một yêu cầu cấp bách của tái cơ cấu kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CƠ CẤU LẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC- MỘT YÊU CẦU CẤP BÁCH CỦA TÁI CƠ CẤU KINH TẾ TS.Nguyễn Đình Cung Phó viện trưởng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW Đầu tư nhà nước bao gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư bằng vốn trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.Cho đến nay, kinh tế nhà nước nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng đã đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nước ta. Và đầu tư nhà nước đã đóng quan trọng vào thành công của mô hình tăng trưởng hiện nay. Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng vốn đầu tư, năng suất thấp, hiệu quả thấp đã đến mức tận khai và cần phải được thay đổi. Với vai trò hết sức quan trọng của mình, tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước trở thành một nội dung không thể thiếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bài viết này cố gắng đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích nói trên. Trước khi đưa ra kiến nghị, các vấn đề hay điểm yếu của đầu tư nhà nước sẽ được bàn luận dưới đây. 1. Đầu tư của nhà nước đã và đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư xã hôi; có xu hướng “đẩy lùi” đầu tư tư nhân một cách khá rõ nét Đồ thị 1. Tỷ trọng đầu tư phân theo thành phần kinh tế 1995- 2010. 0 10 20 30 40 50 60 70 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 Đầu tư nhà nước Đầu tư tư nhân đầu tư nước Nguồn: Tổng cục thống kế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồ thị số 1 cho thấy tỷ trọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội đã tăng lên từ khoảng 42% năm 1995 lên khoảng 60% năm 2002, sau đó liên tục giảm 2 xuống còn 37% năm 2007, từ từ 2008 đã tiếp tục tăng và đạt khoảng 46% năm 2010. Biến động nói trên của đầu tư nhà nước cho thấy trong 16 năm, nếu đầu tư nhà nước tăng lên, thì đầu tư tư nhân trong nước giảm xuống, và ngược lại, đầu tư nhà nước giảm, thì đầu tư tư nhân trong nước tăng lên. Cũng tương tư như vậy đối với mối quan hệ giữa đầu tư nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có ý kiến cho rằng đầu tư nhà nước đã tăng lên trong thời kỳ khủng hoảng, và trong thời kỳ đó đầu tư tư nhân đương nhiên giảm xuống. Tuy vậy, đầu tư tư nhân có thể giảm xuống do khủng hoảng, nhưng nó có thể không giảm mạnh như thực tế đã xảy ra, nếu đầu tư nhà nước không gia tăng một cách mạnh mẽ, “đẩy lùi” đầu tư của các thành phần kinh tế khác. 2. Một phần không nhỏ đầu tư nhà nước còn phân bố vào các ngành kinh tế mà tư nhân trong nước có thể đảm nhận và kinh doanh tốt hơn. Bảng 1. Đầu tư nhà nước phân theo ngành kinh tế. Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 100 100 100 100 100 18 Nông nghiệp và lâm nghiệp 6,82 6,45 6,39 6,80 5,37 19 Thủy sản 0,35 0,37 0,38 0,43 0,51 20 Công nghiệp khai thác mỏ 8,61 8,07 7,87 7,97 6,88 21 Công nghiệp chế biến 9,66 10,30 13,47 7,18 9,91 22 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 17,64 16,10 16,20 15,60 19,79 23 Xây dựng 4,56 4,75 4,89 5,13 4,98 24 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 1,70 1,66 1,77 1,97 2,91 25 Khách sạn và nhà hàng 0,42 0,41 0,43 0,51 1,25 26 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 23,51 22,93 21,61 25,94 20,60 27 Tài chính, tín dụng 0,46 0,47 0,80 1,01 1,50 28 Hoạt động khoa học và công nghệ 0,92 1,37 1,51 1,68 1,55 29 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 1,30 1,45 1,86 1,88 2,42 30 QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 6,02 6,44 6,69 7,90 6,82 31 Giáo dục và đào tạo 5,38 5,36 5,24 5,09 3,49 32 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 3,42 3,18 3,31 3,39 2,91 33 Hoạt động văn hóa và thể thao 2,51 2,54 3,07 3,00 2,92 34 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 0,38 0,40 0,42 0,46 0,38 35 Hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 6,35 7,77 4,08 4,07 5,81 Nguồn: Tổng cục thống kế và Bộ kế hoạch và đầu tư. Bảng 1 trên đây cho thấy trong khi đầu tư nhà nước vào nông, lâm ngư nghiệp, một ngành kinh tế hết sức quan trọng của đất nước có xu hướng giảm 3 xuống, thì một phần đáng kể đang được đầu tư vào Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình, Khách sạn và nhà hàng và Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Năm 2005, ....% đầu tư nhà nước(tương đương ....GDP) đã đầu tư vào 3 ngành nói trên; năm 2008 con số này là 4,36%(tương đương 1,8 % GDP) và năm 2009 là 6,58%(bằng 2,9% GDP). 3. Đầu tư nhà nước gia tăng là một trong số các nguyên nhân làm mất cân đối vĩ mô, qua đó, làm cho kinh tế ví mô ngày càng trở nên bất ổn định. Bảng 2. Bội chi ngân sách nhà nước 2005-2010 Các khoản chi 2005 2006 2007 2008 2009 Ước 2010 Tổng chi (nghìn tỷ VNĐ) 229,1 308,1 380,8 452,8 584,7 637,2 Chi đầu tư phát triển 34,6 28,7 27,4 26,4 29,4 28,2 Chi thường xuyên 65,4 52,6 53,8 55,7 54,8 61,8 Bội chi ngân sách (nghìn tỷ VNĐ) 40,7 48,6 64,6 67,7 115,9 116,1 Tỷ lệ bội chi ngân sách (% GDP) 4,86 4,99 5,65 4,56 6,99 5,95 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khi đầu tư nhà nước tăng lên, thì bội chi ngân sách cũng tăng theo. Bội chi ngân sách tăng từ khoảng 5% lên gần 7% năm 2009 và khoảng 6% năm 2010. Nếu tính cả đầu tư bằng trái phiếu chính phủ, thì bội chi ngân sách năm 2008 là 5,96% GDP, năm 2009 là 9,79% và năm 2010 là 9,45%. Bội chi ngân sách ở nước ta thuộc loại cao nhất trong khu vực. Điều đáng nói thêm là cùng với tỷ lệ bội chi gia tăng, thì quy mô bội chi đã tăng lên với tốc độ nhanh hơn. Cụ thể là, bội chi ngân sách nhà nước năm 2005 là hơn 40 ngàn tỷ đổng(khoảng 60 ngàn tỷ, nếu tính cả trái phiếu chính phủ), thì đến năm 2010, tổng bội chi là khoảng 116 ngàn tỷ đồng(hơn 180 ngàn tỷ, nếu tính cả trái phiếu chính phủ), tức là gấp 3 lân quy mô bội chi năm 2005. 4 Đồ thị 2. So sánh bội chi ngân sách Việt nam với một số nước khu vực Indonesia Malaysia Philipinnes Thailand Vietnam -10 -8 -6 -4 -2 0 2 2004 2005 2006 2007 2008 2009 pe rc en ta ge o f G D P Nguồn: Vũ Thành tự Anh. Đầu tư nhà nước tăng lên làm tăng bội chi ngân sách, làm gia tăng khoảng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư và trầm trọng thêm thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai; làm gia tăng nợ quốc gia,.v.v.. tất cả diễn biến nói trên đã và đang làm suy yếu các yếu tố nền tảng vĩ mô của nền kinh tế, làm suy yếu vị thế và khả năng của chính phủ trong quản lý kinh tế vĩ mô; làm cho nên kinh tế nước ta trở nên bị tổn thương trước các tác động bất lợi từ bên ngoài; làm cho kinh tế vĩ mô trơ nên mongh manh, thiếu ổn định. Đồ thị 3. Nợ quốc gia/bình quân đầu người của Việt nam 2001-2009. 144 164 197 234 278 330 416 475 548 - 100 200 300 400 500 600 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 U SD Nguồn: Vũ Thành Tự Anh(2009) Điều đáng lưu ý thêm là trong những năm gần đây vốn đầu tư thực tế từ ngân sách luôn cao hơn khá nhiều so với vốn đầu tư dự kiến theo kế hoạch. Ví du, năm 2010, vốn đầu tư từ ngân sách dự kiến là 125,5 ngàn tỷ đổng, thì thực tế thực hiện khoảng hơn 180 ngàn tỷ đổng, tức là 55,5 ngàn tỷ cao hơn dư kiến, tương đương 5 2,7 tỷ đô la( khoảng 2,7% GDP năm 2010). Câu hỏi đặt ra là ai, cơ quan nào có thẩm quyền thay đổi các khoản chi của ngân sách đã được phê duyệt. Nếu chỉ đầu tư theo kế hoạch, thì bội chi ngân sách năm 2010 chỉ khoảng 3,5%, một tỷ lệ lý tưởng trong bối cảnh hiện nay để ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu bội chi ngân sách chỉ khoảng 3,% GDP, thì chính sách tài khóa đã bổ sung, phối hợp tốt với chính sách tiền tệ trong chống làm phát ổn định kinh tế vĩ mô; qua đó, tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện(không bất ổn đến mức báo động như những gì chúng ta đang chứng kiến). 4. Đầu tư nhà nước quá dàn trải, phân tán và kém hiệu quả. Đầu tư còn dàn trải, phân tán, thời gian hoàn thành dự án kéo dài. Trong sáu tháng đầu năm 2010 đang có 22497 dự án (trong năm 2010 có khoảng 25000 dự án) đang thực hiện đầu tư, với số vốn thực hiện khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Như vậy, mỗi tình thành phố trực thuộc trung ương có khoảng gần 400 dự án, mỗi dự án được phân bố trung bình khoảng 7 tỷ đồng và trung bình hơn 3 năm mới hoàn thành một dự án. Và phần lớn dự án đầu tư là quy mô nhỏ, cụ thể là hơn 85% số dự án thuộc nhóm C và hơn 13% số dự án thuộc nhóm B. Có thể nói, thời gian trung bình hoàn thành một dự án khoảng 3 năm là quá dài. Và khi hoàn thành, chưa chắc đã sử dụng được, bởi vì, đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu bổ sung cho nhau giữa các dự án đầu tư. Sự phân tán, dàn trải trong đầu tư là một trong số các nguyên nhân làm chậm tiến độ đầu tư, đầu tư thiếu đồng bộ, gây lãng phí và kém hiệu quả. Tình trạng đường tốt, cầu xấu, có cảng nhưng không có đường vào cảng, có cầu nhưng chưa có đường lên cầu, cầu này có trọng tải lớn, cầu tiếp sau đó có trọng tải thấp không phải là hiện tượng cá biệt và đã kéo dài nhiều năm. Hệ có ICOR của khu vực kinh tế nhà nước cao thường cao hơn 2-3 lần so với các thành phần kinh tế khác cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư của xã hội nói chung. Về ICOR như một chỉ số đo hiệu quả đầu tư, trong thời gian qua đã có không ít ý kiến biện minh cho ICOR cao của nền kinh tế nói chung và của khu vực kinh tế nhà nước nói riêng. Các ý kiến biện minh cho hiện tượng nói trên thường là: - ICOR là tiêu chí không chính xác để do lường hiệu quả đầu tư, vì tác động của đầu tư có độ trể lớn; đầu tư năm nay, thì vài năm sau công trình mới hoàn thành, đưa vào sử dụng. - ICOR của nền kinh tế nước ta cao là vì một phần lớn đầu tư tập trung vào phát triển hạ tầng, có hệ số hoàn vốn thấp và kéo dài; - ICOR của khu vực nhà nước cao là vì phần lớn đầu tư nhà nước tập trung vào lĩnh vực hạ tầng, đầu tư phát triển vùng kinh tế xã hội khó khăn và đầu tư thực hiện các nhiệm vụ xã hội. 6 Đồ thị 4 hệ số ICOR của Việt nam 2000-2008 5.10 6.66 4.474.22 4.554.784.694.524.36 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nguồn: Viện quản lý kinh tế Trung ương Tôi cho rằng, các ý kiến nói trên có phần đúng với hiện trạng, nhưng chưa đúng với yêu cầu và quá trình phát triển. Đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển vùng kinh tế xã hội khó khăn không đồng nghĩa với đầu tư kém hiệu quả. Cũng tương tự như vậy đối với đầu tư thực hiện các nhiệm vụ xã hội khác. Nói cách khác, trong mọi trường hợp, đã đầu tư là phải tính đến hiệu quả và hiệu quả phải là thước đo hay tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để quyết định đầu tư. Hai là, trong 10 năm qua, tỷ trọng đầu tư vào các ngành không có thay đổi nhiều, nhưng ICOR, nhất là ICOR của khu vực nhà nước đã tăng lên nhanh chóng. Như vậy, hiệu quả đầu tư thâp và đang giảm dần. Nói cách khác, càng ngà càng cần cần một số vốn nhiều hơn để có được một đơn vị tăng trưởng. Hệ quả là, nếu không có gì thay đổi, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần., Ba là, cùng giai đoạn và mức độ phát triển, ICOR của các nước trong khu vực thâp hơn nhiều so với ICOR của nước ta. Nói cách khác, hiệu quả đầu tư của nước ta thâp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Chính hiệu quả đầu tư cao là một trong các yếu tố nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, nâng cao phúc lợi và thịnh vượng của người dân các quốc gia đó. Vì vậy, để đuổi kịp và vượt lên mức độ phát triển của các quốc gia khác, thì đồng vốn phải được sử dụng có hiệu quả tốt nhất, hiệu quả đầu tư phải vượt trội so với các nước khác. 7 Đồ thị 5. So sánh ICOR việt nam và một số nước tại thời điểm có cùng mức độ phát triển hiện nay của Việt nam. Nguồn: Trần Đình Thiên. Nói tóm lại, tất cả các ý kiến đều nhất trí là trong giai đoạn hiện nay, cần nhiều vốn đầu tư để phát triển hạ tầng, cần đầu tư để giảm thiều chênh lệch phát triển giữa các vùng, nhưng các đầu tư nói trên không đồng nghĩa với đầu tư kém hiệu quả; và không thể đánh đánh đồng đầu tư phát triển hạ tầng, đầu tư phát triển vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn với đầu tư kém hiệu quả. 5. Quản lý đầu tư nhà nước kém hiệu lực, không hợp lý và thiếu trách nhiệm giải trình. Hàng loạt các vấn đề thể hiện sự yếu kém trong quản lý đầu tư nhà nước đã được nói đến nhiều, nhưng vẫn cứ tồn tại nhiều năm mà không được giải quyết. Đầu tư phân tán nên phải kéo dài tiến độ thực hiện dự án, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa c.trình vào sử dụng, làm giảm hiệu quả thấp đầu tư. Đầu tư phân tán, dàn trải đẫn đến dư thừa công suất, công suất sử dụng các công trình thấp hơn dự kiến, nhưng chi phí vận hành lại không giảm, cũng làm giảm hiệu quả đầu tư. Đầu tư phân tán, không ít trường hợp là để “giữ đất”, đầu cơ và trục lợi, dẫn đến hiệu 8 quả đầu tư thấp. Đầu tư không đồng bộ nên công trình hoàn thành mà không sử dụng được/công trình dở dang, làm lãng phí nguồn lực xã hội và giảm hiệu quả đầu tư. Đầu tư không quy hoạch, đầu tư không kế hoạch, đầu tư không tính đến yêu cầu phát triển và nhu cầu sử dụng làm cho công trình không hoàn thành/công trình hoàn thành mà không có nhu cầu sử dụng, gây lãng phí nguồn lực, thất thoát và hiệu quả đầu twe thấp. Quản lý đầu tư còn tùy tiện, thiếu trách nhiệm giải trình. “Có dự án không có trong quy hoạch được duyệt, chưa đủ thủ tục theo quy định, còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng vẫn dược phân bổ vốn.; có những dự án chưa thật sự cấp bách, không mang lại hiệu quả vẫn đươcj thực hiện đầu tư; Có dự án được duyệt hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2007 trở về trước, nhưng đến hết năm 2007, số vốn thực tế bố trí chưa được 50% khối lượng dự án; dự án không hoàn thành và phải đình hoãn”1. Điều đáng nói là, nguyên nhân trực tiếp nói trên của thực trạng kém hiệu quả của đầu tư nhà nước đã kéo dài nhiều năm, đã được nói đến từ lâu và trên nhiều diễn dàn, đã được đa số ý kiến đồng tình, nhưng vẫn không khắc phục được. Vậy, nguyên nhân cơ bản là gì?. cơ chế quản lý đầu tư nhà nước vừa phân tán, vừa mạng nặng dấu ấn “xin cho” dưới nhiều hình thức khác nhau; thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu mục tiêu cụ thể, thiếu tiêu chí đo lường, thẩm định hiệu quả kinh tế-xã hội một cách rõ ràng, cụ thể; vì vậy, các dự án đầu tư được lựa chọn không dựa vào các tiêu chí hiệu quả đã được luật định; làm sai lệch, thậm chí phá vỡ quy hoạch đầu tư, quy hoạch và không gian phát triển đã được phê duyệt; giám sát và đánh giá đầu tư lỏng lẻo, hoặc rất hình thức và kém hiệu lực. 6. Những phân tích trên đây cho thấy đầu tư nhà nước quy mô lớn và kém hiệu quả đã và đang gây ra một số tác động không thuận đối với tăng trưởng cao và bền vững. Trước hết, đầu tư nhà nước quy mô lớn đã và đang làm cho các cân đối vĩ mô có liên quan bị mất cân đối và ngày càng trở nên nghiêm trọng (thâm hụt ngân sách lớn,thâm hụt vãng lai lớn, chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư ngày càng doãng ra, nợ công và nợ nước ngoài tăng lên nhanh chóng.v.v...). Đầu tư nhà nước, nhất là đầu tư từ ngân sách có quy mô lớn luôn đồng hành với chính sách tài khóa mở rộng là một trong các nguyên nhân chủ yếu của lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô. Bất ổn kinh tế vĩ mô làm cho môi trường kinh doanh trở nên xấu đi một cách nhanh chóng, không huy động và sử dụng được các nguồn lực xã hội nói chung một cách có hiệu quả vì những mục tiêu phát triển dài hạn của quốc gia; làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia cả trước mắt và dài hạn. Thâm hụt ngân sách quy mô lớn làm giảm khả năng, sức mạnh và dư địa chính sách của nhà nước trong việc chống đỡ lại những biến động bất thường của thị trườn; làm cho nền kinh tế trở nên mong manh và dễ bị tổn thương. Đó cũng là yếu tố làm giảm niềm tin của thị trường vào ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng của chính phủ trong việc 1 Quyết định 390/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 9 duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.Đầu tư nhà nước quy quy mô lớn và kém hiệu quả không giải quyết được các “nút cổ khai” về hạ tầng và nguồn nhân lực của nền kinh tế; không khai thông, lôi cuốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của thành phần kinh tế khác. Tóm lại, đầu tư nhà nước có quy mô lớn và kém hiệu quả vừa làm bất ổn vĩ mô, vừa làm giảm năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế cả trước mắt và dài hạn. Vì vậy, tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước phải là một giải pháp cơ bản, ưu tiên hàng đầu, phải thực hiện ngay từ năm 2011 trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng năng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 7. Các giải pháp phải thực hiện ngay là: - Tính đúng, tính đủ các khoản chi đầu tư vào ngân sách nhà nước theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhất là các khoản đầu tư bằng trái phiếu chính phủ, đầu tư bằng vốn vay và nguồn khác của các cấp chính quyền địa phương. Không tách biệt “đầu tư bằng trái phiếu chính phủ” và “tín dụng đầu tư nhà nước” thành khoản mục đầu tư riêng. - Giảm bội chi bằng cách giảm chi (không phải tăng thu), nhất là giảm chi đầu tư , xuống mức còn 3-3,5% GDP ngay từ năm 2011. Thực hiện chi ngân sách theo đúng dự toán đã được quốc hội thông qua; tất cả các khoản vượt thu ngân sách so với dự toán phải đưa vào Quỹ dự phòng, không được tự ý phân bố, tăng các khoản chi cao hơn dự toán đã được quốc hội phê duyệt. Việc sử dụng Quỹ dự phòng do Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ quốc hội chấp thuận, thông qua. - Không phân bố đầu tư nhà nước vào các ngành mà tư nhân trong nước có thể kinh doanh, như các loại dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn; đồng thời,thực hiện cổ phần hóa hoặc bán các cơ sơ kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước cho tư nhân trong nước theo các quy định có liên quan về cải cách doanh nghiệp nhà nước. - Đầu tư tập trung hơn.Ngoài việc chi thực hiện các nhiệm vụ xã hội, đầu tư từ ngân sách nhà nước sẽ chỉ tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng(giao thông và điện), giáo dục, y tế, đầu tư ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ gắn với phục vụ sản xuất, và nâng cao năng lực quản lý, hiện đại hóa quản lý nhà nước .v..v.v.. - Lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo và tiêu chí chủ yếu để quyết định dự án đầu tư; và phải sắp xếp và lựa chọn các dự án đầu tư ưu tiên theo mức hiệu quả kinh tế; chỉ những dự án có đạt mức tối thiểu về hiệu quả kinh tế mới được lựa chọn. Ví dụ, chỉ khi có ROI tối thiểu 10%, thì dự án đó mới có thể được lựa chọn; và trong số các dự án đầu tư cùng loại, với số vốn đầu tư đã được xác định, thì chỉ những dự án có hiệu quả kinh tế cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn. Các yếu tố khác như “hiệu quả chính trị” chỉ được sử dụng làm tiêu chí bổ sung. Ví dụ, hai dự án 10 có hiệu quả kinh tế như nhau, nhưng một dự án có thêm “hiệu quả chính trị” cao hơn, thì ưu tiên lựa chọn dự án đó. Trên cơ sở tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư đã được xác định, thực hiện tập hợp, rà soát và đánh giá lại các dự án đầu tư hiện hành; đình chỉ hoặc tạm thời đình hoãn các dự án chưa đáp ứng tiêu chí về hiệu quả; tập trung vốn cho những dự án đầu tư có hiệu quả cao. - Ban hành tiêu chí, Tăng cường năng lực thẩm định, giám sát đầu tư và đanh giá dự án đầu tư của cơ quan trung ương chuyên trách quản lý nhà nước về đầu tư. Cơ quan này thực hiện theo dõi, giám sát việc thẩm định và quyết định đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư nhà nước nói chung; có quyền quyết định đình chỉ hoặc hoãn các dự án không đạt tiêu chí về hiệu quả và điều chuyển vốn từ các dự án đầu tư đó cho các dự án có hiệu quả cao hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI CƠ CẤU LẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚCMỘT YÊU CẦU CẤP BÁCH CỦA TÁI CƠ CẤU KINH TẾ.pdf
Luận văn liên quan