Con đường công nghiệp hóa của Việt Nam

Tích cực nhập khẩu bằng sáng chế, phát minh, các dịch vụ nên các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu được sử dụng hết công suất, nhanh chóng có sức cạnh tranh quốc tế. Vấn đề nhập hàng tiêu dùng cũng phải được chú ý, không nên để ở tỷ lệ thấp và thuế cao trong tổng giá trị hàng nhập khẩu, vì sẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu, tham nhũng. Trong nhập khẩu, phải tính đến các dịch vụ gắn liền với phát triển công nghiệp như dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn, viễn thông * Muốn xây dựng và thực hiện tốt chính sách công nghiệp, cần chú ý xây dựng một cách đồng bộ các luật, quy định liên quan đến phát triển công nghiệp phù hợp với khu vực và quốc tế. Trong tình hình hiện nay, từ năm 2003-2008, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN cơ bản được hoàn thành, thị trường mỗi nước trong ASEAN và cả khu vực với các đối tác Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ có những bước phát triển, vì vậy, các nước ASEAN, nhất là những nước phát triển cần nhanh chóng xây dựng đầy đủ, hoàn thiện các luật, quy đinh theo chuẩn quốc tế về thuế quan, hải quan, xuất nhập cảnh, luật kiểm soát độc quyền, luật về thị trường bất động sản, thị trường vốn, luật chống bán phá giá, luật đầu tư, thương quyền

doc7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Con đường công nghiệp hóa của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thảo luận_Con đường công nghiệp hóa của Việt Nam Friday, 18th September 2009 Kỳ 1: Biến động Đông Á và lợi thế so sánh của Việt Nam Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, con đường công nghiệp hóa của Việt Nam đang mở ra trong một bối cảnh khu vực và quốc tế như thế nào? Để thành công trên con đường này Việt Nam cần một chiến lược như thế nào? Những biện pháp, chính sách để thực hiện chiến lược đó là gì? Kinh nghiệm thực hiện chính sách công nghiệp của Nhật Bản Hiện tại, Nhật Bản đang có khó khăn trong việc phát triển kinh tế, nhưng trong quá khứ, họ đã thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước đứng vào hàng đầu trong đội ngũ các cường quốc. Sự thành công của Nhật Bản đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước khu vực ASEAN, nhất là những nước bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hoá muộn hơn. I. Chính sách công nghiệp Nhật Bản, việc lựa chọn đầu tư phát triển cho ngành nghề, lĩnh vực và các biện pháp cơ bản để phát triển. Thông thường, chính sách công nghiệp sẽ thiết kế theo hướng bắt đầu từ các ngành sử dụng nhiều sức lao động (ví dụ ngành Dệt-may, Da-giầy, Than...) tiến tới các ngành sử dụng nhiều vốn, kỹ thuật công nghệ đắt tiền (ví dụ ngành sản xuất ô tô, đóng tàu, máy cái), từ lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, đến các lĩnh vực có Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, con đường công nghiệp hóa của Việt Nam đang mở ra trong một bối cảnh khu vực và quốc tế như thế nào? Để thành công trên con đường này Việt Nam cần một chiến lược như thế nào? Những biện pháp, chính sách để thực hiện chiến lược đó là gì? Thách thức và cơ hội ở Đông Á Trong nửa sau thế kỷ XX, dòng thác công nghiệp đã lan nhanh cả bề sâu và bề rộng tại Đông Á và các nước trong vùng này nối đuôi nhau trong quá trình phát triển. Vì điều kiện lịch sử, Việt Nam đã mất phần lớn của nửa sau thế kỷ này về phương diện phát triển kinh tế. Công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam hội nhập vào làn sóng công nghiệp trong khu vực từ đầu thập niên 1990 nhưng vào đầu thế kỷ XXI, giữa Việt Nam và các nước lân cận còn một khoảng cách lớn về trình độ phát triển. Mặt khác, hiện nay vẫn còn hơn 60% lực lượng lao động còn trong nông nghiệp, công nghiệp mới thu hút chỉ hơn 10% số lao động có việc làm trên toàn quốc. Ngoài ra còn có hơn 400.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, trong đó nhiều người làm việc trong những điều kiện khó khăn nên nếu trong nước có nhiều cơ hội làm việc, đa số họ sẽ không chọn con đường lao động ở xứ người. Như vậy, Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa để phát triển nhanh hơn, để thu hút lao động nhiều hơn, tạo tiền đề rút ngắn khoảng cách với các nước. Công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên tạo ra công ăn việc làm còn góp phần lớn vào việc thực hiện công bằng xã hội. Nhưng công nghiệp hóa Việt Nam sẽ trực diện những thách thức nào và cơ hội nếu có sẽ đến từ đâu? Thương trường của Việt Nam đang mở rộng ra khắp thế giới. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khuynh hướng này sẽ càng mạnh hơn. Tuy nhiên, có thể nói trong giai đoạn trước mắt, thách thức trực tiếp và cũng là cơ hội đối với công nghiệp Việt Nam là ở vùng Đông Á. Tại đây, hai trào lưu đang nổi cộm và sẽ tác động đến sự phát triển của công nghiệp Việt Nam, đó là sự biến động trong làn sóng công nghiệp Đông Á và khuynh hướng tự do thương mại trong vùng. Hiểu đúng tính chất và tác động của hai trào lưu này để xác định được phương hướng chiến lược cho công nghiệp hoá trong giai đoạn tới là vấn đề tối quan trọng của kinh tế Việt Nam hiện nay. Vấn đề khẩn cấp đối với Việt Nam hiện nay là xác định được những lĩnh vực mà nhu cầu thế giới đang tăng đồng thời xét ra Việt Nam có lợi thế so sánh động như đồ điện, điện tử gia dụng và các loại máy móc liên quan công nghệ thông tin như máy tính cá nhân, điện thoại di động... và từ đó đưa ra các chính sách tạo ra các tiền đề, các điều kiện để tiềm năng biến thành hiện thực. Phân tích bản đồ kinh tế Đông Á cho thấy Việt Nam đang đi sau khá xa các nước chung quanh về trình độ phát triển công nghiệp, thể hiện trong sự cách biệt về tỷ lệ hàng công nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ sản phẩm máy móc các loại trong tổng xuất khẩu, thể hiện trong chỉ số cạnh tranh của những ngành công nghiệp chủ yếu và trong cơ cấu phân công lao động giữa Việt Nam với các nước này. Ngoài ra, Việt Nam phải nhập siêu nhiều với hầu hết các nước đó. Không kể một số nước mới gia nhập ASEAN, Việt Nam là nước đi sau cùng trong quá trình công nghiệp hóa ở vùng Đông Á. Nhưng chiến lược đuổi bắt của Việt Nam trong quá trình đó đang trực diện hai thách thức lớn: Thứ nhất là ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc vừa lớn về quy mô vừa nhanh về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn phát triển và cơ cấu tài nguyên, cơ cấu kinh tế lại tương đối gần với Việt Nam. Trung Quốc ngày càng cạnh tranh mạnh trong hầu hết các loại hàng công nghiệp. Thách thức thứ hai là mặc dù cơ cấu và sức cạnh tranh của công nghiệp còn yếu, Việt Nam phải sớm thực hiện tự do hóa thương mại với các nước trong khu vực. Đến nửa sau của năm 2006 về căn bản phải hoàn thành chương trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và chậm lắm là năm 2015 phải hoàn thành chương trình tự do thương mại với Trung Quốc trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa nước này với khối ASEAN. Đối với Việt Nam, sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc đang trở thành một thách thức lớn và FTA Trung Quốc-ASEAN sẽ làm cho thách thức đó càng mạnh hơn. Mặt khác, AFTA và sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc không phải chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho thị trường của hàng xuất khẩu Việt Nam (năm 2004, ASEAN nhập khẩu hơn 450 tỷ và Trung Quốc nhập khẩu 561 tỷ USD), nhất là trong thể chế tự do thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN đã phát triển là những nước chủ yếu tận dụng được cơ hội của thị trường Trung Quốc. ASEAN thì là nơi tranh giành thị phần giữa Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... Việt Nam mới chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN hàng nguyên liệu và nông phẩm; hàng công nghiệp thì rất ít. Để giảm thách thức và tận dụng được cơ hội do Trung Quốc và ASEAN mang lại, Việt Nam phải chuyển dịch nhanh cơ cấu xuất khẩu sang các nước này, phải có khả năng cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng công nghiệp cạnh tranh được trên thị trường khu vực và thế giới. Muốn vậy phải xác định được những ngành có lợi thê so sánh, chuyển hướng chiến lược cho phù hợp với tình hình mới va tận dụng ngoại lực để vừa làm tăng nội lực vừa nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh. Tìm lợi thế so sánh động và chuyển hướng chiến lược Lợi thế so sánh tĩnh là lợi thế có ngay bây giờ, có ngành đã được phát huy, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế nhưng cũng có ngành chưa được phát huy do môi trường hoạt động của Doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Lợi thế so sánh động là lợi thế tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần hay xa khi các điều kiện về công nghệ, về nguồn nhân lực và khả năng tích lũy tư bản cho phép. Nếu có chính sách tích cực theo hướng tạo ra nhanh các điều kiện đó sẽ làm cho lợi thế so sánh động sớm chuyển thành sức cạnh tranh hiện thực. Việt Nam cần chuyển chiến lược từ thay thế nhập khẩu sang xúc tiến xuất khẩu những sản phẩm nguyên chiếc mà biện pháp cụ thể là giảm giá thành những sản phẩm đó bằng cách bãi bỏ thuế nhập khẩu linh kiện, bộ phận. Để dễ phân tích, ta có thể chia các ngành công nghiệp thành năm nhóm: Nhóm A là những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, v.v... Nhóm B là những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng nhiều nguyên liệu nông lâm thủy sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v.. Nhóm C là những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản như thép, hóa dầu, luyện nhôm... Nhóm D là những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện, điện tử gia dụng, xe máy, máy bơm nước và các loại máy móc khác, các loại bộ phận, linh kiện điện tử, v.v.. Nhóm E là những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp v.v... Mỗi ngành lại có thể chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn (up-stream) gồm các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn (mid-stream) là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn (down-stream) là tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường. Ba giai đoạn này kết hợp thành một chuỗi giá trị (value-chain) của một sản phẩm. Trên thị trường thế giới, Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh trong nhóm A và các sản phẩm lắp ráp trong nhóm D. Thái Lan và các nước ASEAN đã phát triển có lợi thế trong nhóm B và các sản phẩm lắp ráp trong nhóm D. Cả Trung Quốc và các nước ASEAN phát triển đang tiến lên khá cao ở thượng nguồn của chuỗi giá trị trong các ngành thuộc nhóm D. Nhật và các nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NIEs) như Hàn Quốc, Đài Loan... còn duy trì lợi thế so sánh trong nhóm E nhưng tăng cường mạng lưới sản xuất khắp cả vùng Đông Á, do đó Trung Quốc và các nước ASEAN cũng tham gia ngày càng sâu vào các ngành trong nhóm này. Nói chung, các nhóm D và E gồm những ngành liên quan đến các loại máy móc, và đang ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong sự phân công ở khu vực Đông Á. Nhóm A và nhóm B là những ngành Việt Nam đang có lợi thế so sánh. Nhưng trong hai ngành chủ lực là may mặc và giày dép, hiện nay Việt Nam mới tập trung ở trung nguồn của chuỗi giá trị và chủ yếu dựa vào lao động giản đơn. Các giai đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị phần lớn phụ thuộc nước ngoài. Việt Nam cần nỗ lực tiến về thượng và hạ nguồn mà việc liên kết chiến lược với các công ty nước ngoài như sẽ nói dưới đây là một trong những biện pháp hữu hiệu. Nhưng dù sao các ngành này vẫn là nhóm thuộc các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh tĩnh. Vấn đề quan trọng hơn là Việt Nam phải xác định được những lĩnh vực mà nhu cầu thế giới đang tăng đồng thời xét ra Việt Nam có lợi thế so sánh động. Phát triển các ngành này sẽ làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất và xuất khẩu trong tương lai không xa. Vấn đề khẩn cấp đối với Việt Nam hiện nay là xác định được những ngành hội đủ hai điều kiện đó và từ đó đưa ra các chính sách tạo ra các tiền đề, các điều kiện để tiềm năng biến thành hiện thực. Phân tích nhu cầu thế giới và tham khảo sự đánh giá của các công ty đa quốc gia về tiềm năng của Việt Nam, tôi cho rằng các ngành thuộc nhóm D và một phần trong nhóm E, đặc biệt là đồ điện, điện tử gia dụng và các loại máy móc liên quan công nghệ thông tin như máy tính cá nhân, điện thoại di động là những ngành có đủ hai điều kiện nêu trên. Nhưng để đẩy mạnh phát triển các ngành này, Việt Nam phải giải quyết vấn đề cơ bản hiện nay là sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ. Phải xem đây là mũi đột phá chiến lược và dồn tất cả các năng lực về chính sách cho mũi đột phá này. Chẳng hạn, rà soát lại các doanh nghiệp nhà nước để tìm ra các đơn vị sản xuất có tiềm năng cung cấp các bộ phận, linh kiện, phụ kiện với chất lượng và giá thành cạnh tranh, từ đó tăng cường hỗ trợ về vốn, công nghệ, v.v., để tiềm năng trở thành hiện thực; xây dựng chế độ tưởng thưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp có vốn nước ngoài, thành công trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ, v.v.. Nhưng quan trọng hơn cả là phải chuyển hướng chiến lược lien quan đến các ngành nhóm D và E. Chính sách hiện nay của Việt Nam là bảo hộ các sản phẩm nguyên chiếc (tivi, tủ lạnh, xe máy, xe hơi, v.v. ) với thuế quan cao và buộc các công ty lắp ráp tăng dần tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Nói chung, đây là chiến lược thay thế nhập khẩu mà biện pháp là thiết lập hàng rào quan thuế khá cao ở cả sản phẩm nguyên chiếc và bộ phận, linh kiện. Nhưng với việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA, Việt 53 Nam sẽ phải thực hiện tự do hóa thương mại với ASEAN từ nửa sau năm 2006. Tại các nước ASEAN đã phát triển, đặc biệt là Thái Lan và Malaixia, quy mô sản xuất của các loại hàng công nghiệp đó rất lớn nên giá thành rẻ hơn Việt Nam nhiều. Một khi được tự do nhập khẩu vào Việt Nam, sản phẩm cùng loại của ta sẽ bị đẩy lùi. Bộ phận, linh kiện nhập từ ASEAN cũng sẽ rẻ vì được miễn thuế nhưng những linh kiện, bộ phận nhập từ các nước khác vẫn chịu phí tổn cao nếu chính sách của Việt Nam không thay đổi. Tình hình này có hể đưa đến khả năng các công ty đa quốc gia di chuyển những cơ sở ắp ráp tại Việt Nam sang các nước ASEAN khác. Để tránh trường hợp này, Việt Nam cần chuyển ngay hiến lược từ thay thế nhập khẩu ang xúc tiến xuất khẩu những sản phẩm nguyên chiếc mà biện pháp cụ thể là giảm giá thành những sản phẩm đó bằng cách bãi bỏ thuế nhập khẩu linh kiện, bộ phận. Nói cách khác, nên dùng cơ chế thị trường hay cho chính sách cưỡng chế nội địa hoá để xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ. Tại sao như vậy? Để xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, trong quá khứ cũng có nhiều nước đã áp dụng biện pháp nâng cao thuế suất linh kiện nhập khẩu, nhưng chính sách này phải đồng thời đi liền với chính sách bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc. Việt Nam ngày nay không thể bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc thì phải theo một chiến lược khác. Chính sách tối ưu hiện nay là phải nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh để xuất khẩu được sản phẩm nguyên chiếc, từ đó quy mô sản xuất trong nước tăng nhanh, tạo điều kiện để các công ty cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đầu tư lớn. Đồ điện, điện tử gia dụng là những loại máy móc gồm nhiều công đoạn nên có sự phân công hàng ngang giữa các nước trong việc sản xuất và cung cấp cho nhau các linh kiện, bộ phận. Tuy nhiên, phần đông công nghệ sản xuất đã tiêu chuẩn hóa và ít sai biệt về độ sâu lao động hay tư bản. Do đó, các doanh nghiệp có khuynh hướng tích cực nội địa hóa linh kiện, bộ phận khi lượng sản xuất đạt quy mô kinh tế. Thêm vào đó, khi sản phẩm nguyên chiếc sản xuất cả cho thị trường thế giới thì các công ty lắp ráp phải thường xuyên thay đổ cơ năng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Điều này buộc họ phải luôn bảo đảm một sự cơ động, nhu nhuyến trong việc quản lý dây chuyền cung cấp các sản phẩm phụ trợ và do đó phải tăng tỷ lệ nội địa hóa, chủ động tham gia xây dựng các cụm công nghiệp. Tóm lại, ngay từ bây giờ Việt Nam phải chủ động chuyển sang chiến lược hướng ngoại, cho tự do nhập khẩu linh kiện, bộ phận và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nguyên chiếc. Sau khi hoàn thành chương trình thực hiện AFTA, chính sách thay thế nhập khẩu hiện nay sẽ phả thay đổi nhưng đó là thay đổi thu động và chỉ áp dụng với các nước ASEAN. Gia nhập WTO cũng không bắt buộc Việt Nam thay đổ chính sách bảo hộ bằng thuế. Va như đã phân tích, chính sách bảo hộ hiện nay sẽ không đối phó được với thách thức AFTA. Chỉ có con đường là chủ động thay đổi chính sách từ bây giờ. Trong thời đại toàn cầu hoá và khu vực hoá, phải co chiến lược mới và chính sách, biện pháp thích hợp. phủ rất ít khi xác định các ngành mà xí nghiệp tư nhân cần phát triển, trừ các ngành công nghiệp quân sự.) Với chiến lược như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ II – từ những năm 1950, khi đất nước đang phải gánh chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, Nhật Bản bắt đầu xây dựng những kế hoạch và chiến lược để khôi phục, phát triển đất nước theo một “chính sách công nghiệp” gồm 6 nội dung: - Điều chỉnh sản xuất, đầu tư - hiện đại hoá và sắp xếp lại ngành nghề lĩnh vực; - đẩy mạnh xuất khẩu; - Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) hiệu quả; - Triển khai chính sách về tài nguyên, năng lượng; - Xây dựng và thực hiện đúng chính sách đối với doanh nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện 6 nội dung này, Chính phủ Nhật Bản đã đặt trọng tâm vào việc hướng dẫn các hoạt động công nghiệp bằng cách cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp, chú trọng đến vấn đề cung cấp, sức cạnh tranh các mặt hàng công nghiệp... Trên cơ sở đó, đưa ra được bức tranh toàn cảnh, cụ thể, dự báo được triển vọng các mặt hoạt động công nghiệp. Để cụ thể hoá chính sách công nghiệp đề ra, người Nhật đã xác định một loạt các biện pháp thực hiện. Trước hết, Nhật Bản có chính sách ưu đãi thuế quan, miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc quan trọng, tiên tiến, mới (mà trong nước không sản xuất được) khi đã xác định rõ ngành, lĩnh vực, thời gian dành cho nó phát triển..; Có chính sách ưu đãi hoặc miễn thuế đối với các sản phẩm của những ngành mới ra đời như cơ khí cơ bản, phụ tùng cơ khí, hoá dầu, cơ khí điện tử…; Thực hiện giảm thuế khấu hao luỹ tiến đối với các thiết bị sản xuất; Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển; Thiết lập sự phối hợp, liên thông chặt chẽ giữa Chính phủ và giới công nghiệp. Cụ thể là thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển như nới lỏng các hạn chế nhập khẩu đối với các hàng sơ chế và vốn cần thiết cho xuất khẩu, giảm các hạn chế đối với các ngành (hạn chế số lượng nhập khẩu một số loại vật tư, hạn chế về thu hút vốn và công nghệ, kỹ thuật nước ngoài, hạn chế sử dụng ngoại tệ…), nhất là những ngành mũi nhọn cần phát triển, là một biện pháp tích cực, tạo cú hích mạnh cho các ngành đi lên mạnh mẽ (Vì chưa có công nghệ nguồn, nên từ năm 1950 – 1974, Nhật Bản có hơn 15.000 vụ nhập khẩu kỹ thuật với gần 70% nhập từ Mỹ, tiết kiệm được hàng trăm tỷ USD, nâng ngành công nghiệp chế tạo lên tầm cỡ thế giới), cho vay vốn với lãi suất thấp để phát triển các ngành: Khai thác than, gang thép, điện lực, đóng tàu…, thu hút công nghệ, kỹ thuật mới, xoá bỏ sự lạc hậu, chênh lệch về kỹ thuật so với thế giới; tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) của các xí nghiệp. Đồng thời, Nhật Bản cho phép ưu đãi thuế đối với tập thể liên doanh các xí nghiệp bỏ vốn nghiên cứu, thí nghiệm; trợ cấp vốn cho xí nghiệp tư nhân có dự án, công trình có giá trị kinh tế - xã hội cao; cấp vốn cho các nghiên cứu uỷ thác về lĩnh vực năng lượng, máy tính, vật liệu mới, công nghệ sinh học; Cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về định hướng cơ cấu công nghiệp và những thay đổi trong quan hệ quốc tế. Nhờ sự hướng dẫn, dự báo kịp thời của Chính phủ, nên nhiều doanh nghiệp tránh được sự phá sản. Ví dụ Công ty Thép Nippon Steel, nhờ tham khảo các báo cáo, nghiên cứu định hướng đó đã chuyển ngay sang kinh doanh máy tính điện tử, hàng chục ngàn công nhân đáng lẽ bị thất nghiệp lại được đào tạo lại, chung sức xây dựng thành hãng máy tính mạnh… II. Bài học về kinh nghiệm thực hiện chính sách công nghiệp Nhật Bản đối với các nước trong khối ASEAN. Thực chất việc thiết lập và thực hiện chính sách công nghiệp là xây dựng một lộ trình để đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển kinh tế vững chắc. Là những nước đi sau và trình độ chênh lệch, nên các nước asean phải tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể của mình để lựa chọn ngành nghề phát triển. Ví dụ, các nước ASEAN không cần máy móc theo thứ tự lựa chọn ngành nghề phát triển mà có thể đồng thời ưu tiên một lúc nhiều ngành nghề liền, tuỳ theo khả năng của nguồn lực và sức cạnh tranh sản phẩm của quốc gia. Chẳng hạn, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam và các nước nghèo như Lào, Campuchia, có thể đồng thời phát triển ngành hàng sản xuất thay thế nhập khẩu có hiệu quả, tiết kiệm ngoại tệ và các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động, thu nhiều ngoại tệ. Tuy nhiên, phải chú ý để một số nước ASEAN không sản xuất trùng lặp mặt hàng, dẫm chân lên nhau, trong khi có nước đã có thương hiệu nổi tiếng, thị trường ổn định mà cứ cố tình sản xuất cùng mặt hàng sẽ khó cạnh tranh. Mặt khác, là những nước đi sau, khi tính toán, lĩnh vực nào nếu nhập khẩu còn rẻ hơn bỏ vốn ra đầu tư sản xuất, thì phải cân nhắc để tránh lãng phí vô ích. Đối với một số ngành, lĩnh vực sản xuất khi cung đã vượt quá cầu trong nước, thì không nên coi trọng mở rộng đầu tư cho sản xuất mà phải chuyển sang vấn đề tiêu thụ, tức là liên quan nhiều đến các khâu trung gian như vận chuyển, chế biến, bảo quản, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ tư vấn, quảng cáo, xây dựng thương hiệu. Do đó, để có thể đi đúng hướng cũng như phát triển nền kinh tế, bước vào CNH – HĐH, các nước ASEAN cần lưu ý những vấn đề sau: * Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp đã được Nhật Bản tiến hành trong môi trường, điều kiện văn hóa - xã hội tương thích. Vì vậy, các nước ASEAN với những đặc thù về văn hóa - xã hội đa dạng, cần tính đến bài học của Nhật Bản là xã hội tuân thủ luật pháp, mọi chính sách đều triệt để, chuẩn bị kỹ cả khâu nhận thức đối với doanh nghiêp, nhà chức trách, công chúng, tạo một niềm tin thống nhất trong mọi người. Thiếu những yếu tố này, chắc chắn dù chính sách công nghiệp tốt đến mấy cũng khó thành công. Do vậy, đối với các nước ASEAN mà tính thống nhất của nhận thức xã hội chưa cao, vẫn còn biểu hiện của sự manh mún, cục bộ, vị kỷ… có thể trong chính sách công nghiệp, nên lồng ghép một chính sách nhỏ hơn nhưng gắn kết lại với nhau, đó là chiến lược truyền thông để quảng bá sâu rộng, giáo dục nâng cao và thống nhất nhận thức toàn xã hội. Song cần chú ý rằng, khi lập ra MITI (Bộ Công nghiệp - Thương mại), Nhật Bản đã gắn ngay lĩnh vực phát triển công nghiệp, sản xuất với thương mại, nghĩa là công nghiệp hóa gắn buôn bán, xuất khẩu gắn nhập khẩu. Trong chính sách công nghiệp, Nhật Bản thường thiết kế cơ cấu nhập khẩu sao cho phù hợp với định hướng xuất khẩu. Cơ cấu nhập khẩu hiệu quả của họ gồm 5 nhóm hàng hóa là :Bằng phát minh sáng chế; Máy móc thiết bị, công nghệ; Nhiên liệu, nguyên vật liệu; Hàng tiêu dùng và các dịch vụ khác... * Một nền kinh tế hướng ngoại thường có cơ chế nhập khẩu đủ cả 5 nhóm hàng, dĩ nhiên là tỷ trọng các nhóm có thể khác nhau, tuỳ từng giai đoạn. Thực tế cho thấy, nếu nước nào chỉ dùng ngoại tệ do xuất khẩu tài nguyên để mua công nghệ, máy móc thì dễ rơi vào tình trạng phải mua máy móc cũ và dần thành “bãi rác công nghiệp” của các nước bán máy, thiết bị. Vì thế cần phải gạt bỏ chính sách nhập 3 nhóm mà các nước mới phát triển hay dùng: máy móc, nguyên vật liệu - nhiên liệu, hàng tiêu dùng, học bài học Nhật Bản khi mới phát triển sau chiến tranh thế giới thứ II: Tích cực nhập khẩu bằng sáng chế, phát minh, các dịch vụ nên các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu được sử dụng hết công suất, nhanh chóng có sức cạnh tranh quốc tế. Vấn đề nhập hàng tiêu dùng cũng phải được chú ý, không nên để ở tỷ lệ thấp và thuế cao trong tổng giá trị hàng nhập khẩu, vì sẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu, tham nhũng. Trong nhập khẩu, phải tính đến các dịch vụ gắn liền với phát triển công nghiệp như dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn, viễn thông… * Muốn xây dựng và thực hiện tốt chính sách công nghiệp, cần chú ý xây dựng một cách đồng bộ các luật, quy định liên quan đến phát triển công nghiệp phù hợp với khu vực và quốc tế. Trong tình hình hiện nay, từ năm 2003-2008, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN cơ bản được hoàn thành, thị trường mỗi nước trong ASEAN và cả khu vực với các đối tác Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ có những bước phát triển, vì vậy, các nước ASEAN, nhất là những nước phát triển cần nhanh chóng xây dựng đầy đủ, hoàn thiện các luật, quy đinh theo chuẩn quốc tế về thuế quan, hải quan, xuất nhập cảnh, luật kiểm soát độc quyền, luật về thị trường bất động sản, thị trường vốn, luật chống bán phá giá, luật đầu tư, thương quyền… Ngoài ra, các nước ASEAN phải dùng các lĩnh vực khác để hỗ trợ, thúc đẩy công nghiệp phát triển và cần có lĩnh vực riêng, mang đặc thù mỗi nước. Bài học kinh nghiệm từ chính sách công nghiệp Nhật Bản đến nay vẫn có thể tham khảo, đó là chính sách về thuế, thuế quan, nới lỏng, tiến tới xoá dần các hạn chế hạn ngạch, phối hợp tốt giữa Chính phủ với doanh nhân… và đặc biệt là phát huy vai trò cung cấp thông tin, phân tích, dự báo của các chương trình trong chính sách công nghiệp. * Hiện nay, trong các nước ASEAN, có nước đã thực hiện đến đoạn cuối của Bộ chính sách công nghiệp, bước vào thời kỳ chọn lĩnh vực phát triển là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu kỹ thuật mũi nhọn. Singapore chẳng hạn, đã chọn công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp sinh học. Năm 2002, sức sản xuất của ngành này ở Singapore tăng 48%, đạt 9,7 tỷ Đô la Singapore (tương đương 5,61 tỷ USD). Dự báo đến năm 2005, Ngành trên sẽ đạt 12 tỷ đô là Singapore, trong đó công nghiệp sinh học phục vụ ngành Dược sẽ đạt 8 tỷ Đô la Singapore. Và vì vậy, trong chính sách công nghiệp, họ sẽ giảm thị phần của ngành công nghiệp chế tạo máy, thay vào đó là công nghiệp sinh học. Trong lúc đó, một số nước ASEAN đã tiến đến giữa lộ trình và cũng có những nước vẫn ở thời kỳ đầu. Do không đồng đều, nên mỗi nước phải áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản tùy theo hoàn cảnh của mình, lại có thể học tập lẫn nhau để hoàn thiện, cải tiến chính sách công nghiệp của cả khối ASEAN tạo thuận lợi cho sự điều phối, hợp tác, hỗ trợ, cùng phát triển. Powered by Vnweblogs.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthao_luan_van_de_cong_nghiep_hoa_765.doc
Luận văn liên quan