Con người môi trường - 3R vì môi trường xanh (3R: Reduce, Reuse, Recycle)

Lời mở đầu Hiện trạng rác thải hiện nay đang trở thành vấn đề vô cùng bức xúc đối với tòan xã hội. Nhược điểm hiện nay là chưa có quy họach lâu dài về bãi chôn lấp, gây mất vệ sinh môi trường; Rác thải chưa được phân lọai trước khi thu gom, những rác độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm bệnh, chưa được tách khỏi rác chung. Ngoài ra còn thiếu các văn bản pháp lý cũng như các quy định nghiêm ngặt về việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải. Những năm gần đây, do nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển bền vững trong chính sách đầu tư các công trình cũng như trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà nước đã chú trọng hơn đến yêu cầu bảo vệ môi trường, đồng thời thường xuyên yêu cầu các cơ sở sản xuất tiến hành đánh giá tác động môi trường để có kế họach giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong tình hình đó, việc áp dụng giải pháp “3R” đang dần trở thành một trong những giải pháp khá hoàn hảo đối với việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Giải pháp “3R” đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững với những thành công ban đầu rất đáng khích lệ cũng như còn tồn tại nhiều bất cập và khó khăn. MỤC LỤC Lời mở đầu I-Thực trạng rác thải tại Việt Nam 1.Rác thải ở nông thôn 2.Rác thải ở thành thị 3.Thực trạng rác thải tại một số địa phương 4.Tác hại của rác thải II-Giới thiệu 3R III-Vấn đề giảm thiểu 1.Biện pháp giảm thiểu 2.Hiệu quả của việc giảm thiểu 3.Áp dụng việc giảm thiểu IV-Vấn đề tái sử dụng 1.Biện pháp tái sử dụng 2.Hiệu quả của việc tái sử dụng 3.Áp dụng việc tái sử dụng V-Vấn đề tái chế 1.Biện pháp tái chế 2.Hiệu quả của việc tái chế 3.Hạn chế của việc tái chế 4.Áp dụng việc tái chế VI-Việc áp dụng 3R 1.Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội nhằm góp phần phát triển xã hội bền vững” – tên gọi tắt Dự án 3R-HN. 2.Câu lạc bộ Tình nguyện viên 3R Tài liệu tham khảo (Tiểu luận dài 29 trang)

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12644 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Con người môi trường - 3R vì môi trường xanh (3R: Reduce, Reuse, Recycle), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 H iện trạng rác thải hiện nay đang trở thành vấn đề vô cùng bức xúc đối với tòan xã hội. Nhược điểm hiện nay là chưa có quy họach lâu dài về bãi chôn lấp, gây mất vệ sinh môi trường; Rác thải chưa được phân lọai trước khi thu gom, những rác độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm bệnh, chưa được tách khỏi rác chung. Ngoài ra còn thiếu các văn bản pháp lý cũng như các quy định nghiêm ngặt về việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải. Những năm gần đây, do nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển bền vững trong chính sách đầu tư các công trình cũng như trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà nước đã chú trọng hơn đến yêu cầu bảo vệ môi trường, đồng thời thường xuyên yêu cầu các cơ sở sản xuất tiến hành đánh giá tác động môi trường để có kế họach giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong tình hình đó, việc áp dụng giải pháp “3R” đang dần trở thành một trong những giải pháp khá hoàn hảo đối với việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Giải pháp “3R” đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững với những thành công ban đầu rất đáng khích lệ cũng như còn tồn tại nhiều bất cập và khó khăn.  I-Thực trạng rác thải tại Việt Nam: 1.Rác thải ở nông thôn: Ở các thành phố thị xã việc thu gom xử lý rác thải đã có Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm. Cứ tối đến xe chở rác của Công ty đi qua thì đem các túi rác ra bỏ lên xe và người dân phải nộp tiền lệ phí. Tuy nhiên, ở nông thôn thì chưa mấy nơi có điều kiện làm được như vậy. Tình hình chung hiện nay là từng gia đình tự xử lý lấy tùy thuộc vào nhận thức và điều kiện của từng người. Một số gia đình ở gần sông hồ hoặc có mương nước đi qua thì lợi dụng đêm tối đem vứt rác xuống, hậu quả thế nào đã có người khác chịu. Nhiều gia đình thì gom rác vào các bao bì rồi chở đi đổ vào một nơi nào đó xa nhà. Những địa điểm đổ rác của các xóm, làng, các cụm dân cư hiện nay là rất tùy tiện. Đi dọc hai bờ một số dòng sông và các đường quốc lộ, các đường liên huyện... chúng ta sẽ bắt gặp nhiều điểm đổ rác rất khó chịu. Từ những thực tế đó đặt ra vấn đề cấp bách là cần có những giải pháp tích cực đối với môi trường nông thôn, nơi có đến hơn 70% số người sinh sống và nói chung trình độ dân trí còn thấp. Điều đầu tiên là cần tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của người dân và đi kèm là những biện pháp giáo dục cảnh cáo, xử phạt. Mặt khác cũng cần trang bị cho họ những kiến thức, những thói quen cần thiết để xử lý ngay từ gốc những thứ thường tạo ra rác thải và phải tập cho mọi người thói quen phân loại rác. Nên chăng ở mỗi ngã ba, ngã tư đường hoặc những chỗ quán xá, chợ búa nên đặt những thùng rác. Có thể là hai loại thùng: một dành cho rác hữu cơ, thùng kia dành cho những bao bì, đồ nhựa... Đối với xác chết gia súc, gia cầm thì phải đào hố chôn sâu và rắc vôi khử trùng. Vấn đề đặt ra trước mắt hiện nay là các địa phương nhất là các xã, thị trấn phải nhanh chóng quy định nơi đổ và thu gom rác thải cho từng điểm dân cư. Nơi đổ rác có thể đào thành hố, xây tường thành bao quanh, có cửa ra vào đóng kín để tránh chó má làm vung vãi ra ngoài. Hàng tuần, hàng tháng những lúc trời nắng, khô ráo nên cử người đốt rác nhất là bao bì để giảm bớt khối lượng... Nhưng để xây được những hố đổ rác như vậy cũng cần phải có kinh phí ban đầu. Chuyện vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề rộng lớn liên quan đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà ngành y tế và ngành tài nguyên môi trường cũng đã có những văn bản quy định nhưng chúng ta chưa làm được nhiều. Dự án của ngành tài nguyên và môi trường với cả hệ thống xử lý rác đòi hỏi thời gian và kinh phí lớn cần nhiều năm nữa mới triển khai đại trà. Chúng ta không thể chờ được, nếu làm chậm thì hậu quả về sau là rất năng nề và việc giải quyết hậu quả sẽ khó khăn tốn kém hơn nhiều. 2.Rác thải ở thành thị: Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị  đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí  Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị. Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì  các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP.Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP.Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày. Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị  loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là  tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các  đô thị phát triển du lịch như TP.Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP.Hội An 1,08kg/người/ngày; TP.Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP.Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (bảng 2). Với kết quả  điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị  ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ  tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. 3.Thực trạng rác thải tại một số địa phương: - Tình trạng rác thải tại sông, kênh, rạch ở quận 8: Địa hình 16 phường của quận 8 trải dài theo hai bờ kênh Tàu Hủ và kênh Đôi nên bị tác động ô nhiễm rất lớn từ kênh rạch. Thời gian qua, quận 8 là một trong những địa bàn bị nạn muỗi và dịch sốt xuất huyết tấn công. Tuy nhiên những ảnh hưởng xấu từ môi trường suy cho cùng cũng từ sự thiếu ý thức của người dân mà ra.  Hiện nay theo thống kê, quận 8 có khoảng 12 ngàn hộ dân sống ven kênh rạch. Chỉ tính lượng nước và rác của những hộ này thải ra trong một thời gian ngắn cũng đã đủ biến những con kênh xanh trở thành các “xóm nước đen”.. Bên cạnh rạch Ụ Cây còn có nhiều điểm ô nhiễm từ nước, rác thải khác như phía sau chợ Xóm Củi và trước UBNDP10. Tại đây, một đoạn sông Nguyễn Duy bị chặn đứng và thu hẹp từ lâu nay khiến nước tù đọng, nổi váng vàng, ô nhiễm rất nặng. Bãi đất trống trước UBNDP10 là điểm tập kết rác, mặc dù nhân viên vệ sinh đã thu dọn liên tục nhưng vẫn rất nhếch nhác. Lý do là vì một vài người dân thiếu ý thức đã lén mang rác bẩn ra đổ bừa bãi. Nơi công cộng như các chân cầu tạm, rác vẫn tràn ngập, bao nilon bay tung tóe. Ngoài rác từ khu dân cư ven kênh, quận 8 còn gánh chịu hàng tấn rác/ngày do các ghe thuyền thương hồ buôn bán các mặt hàng trái cây, nông sản từ miền Tây lên thành phố thải ra. -Tình trạng rác thải tại một khu đất ở quận 9: Một khu đất nằm giáp ranh giữa hai phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ, có diện tích khoảng 44ha, chứa hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân ở đây. Để vào đến bãi rác, từ đường số 1 phải đi qua con đường đất dài ngoằn ngoèo, dọc con đường này có nhiều dấu xe tải cày nát, hai bên đường tràn ngập các loại rác: bao bì, quần áo, vải sợi, giỏ xách… Đi qua nơi này ai cũng cảm thấy khó thở, nhức đầu và buồn nôn. Nhiều đống giấy vải, bao ni lông, dây điện… đã cháy thành tro, mỗi khi gió mạnh, bụi tro bay tung tóe về phía nhà dân. Lác đác ở bãi rác đang cháy, nhiều người lom khom cào bới tìm phế liệu. Một người chuyên tìm phế liệu cho biết: “Gần 2 năm tìm phế liệu, nhưng tôi vẫn không chịu nổi mùi khét tại đây, chốc chốc phải ra ngoài ngồi hít thở, nếu không sẽ bị choáng”. 4.Tác hại của rác thải: Rác thải không được xử lý mà thải vào bất cứ môi trường nào cũng gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí, nước bị nhiễm bẩn gây bệnh cho người, giảm nguồn tài nguyên thủy sản,... Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tạo cho đất có nhiều chất rắn, chất nhiễm độc nhiễm chì, nguy cơ lây nghiễm bệnh cao, làm cho động thực vật thoái hóa biến chất. Rác thải gây những hậu quả xấu cho môi trường và cuộc sống của chính con người chúng ta như: Đối với môi trường: Làm hệ sinh thái bị ô nhiễm. Các loại thực vật khó phát triển (làm cản trở quá trình phát triển của cây xanh do bao bì nilon ko phân hủy khi nằm trong đất). Làm ô nhiễm nguồn nước, làm chết các sinh vật sống dưới nước. Đối với con người: Tăng tỉ lệ gia tăng mầm bệnh. Mất cảnh quang môi trường sống. Sự cung cấp oxi cho con người ngày càng hạn chế. II-Gới thiệu 3R: 3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse- Recycle Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon… Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước… Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác. Biểu tượng:  3R là hoạt động góp phần: Ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường. Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải. Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác. Ngay trong cuộc sống thường ngày của chính bạn, có rất nhiều hoạt động tưởng như đơn giản nhưng đó chính là những hoạt động 3R. Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ, bạn đang góp phần vào việc giảm thiểu lượng rác thải túi nilon phát sinh hàng ngày. Bạn vừa bước ra từ rạp chiếu bóng?.Trên tay bạn vẫn đang cầm một chai nước khoáng? Đừng vứt nó đi, chiếc vỏ chai đó có thể được sử dụng lại một cách có ích tại gia đình bạn. “Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu như chúng bị trộn lẫn, nhưng rác thải sẽ trở thanh tài nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng cách!”. Đây là câu nói đầy ấn tượng của Giáo sư Kitano - một giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực môi trường của Nhật Bản. Còn rất nhiều những hoạt động khác để thực hiện 3R. Dựa trên định nghĩa về 3R, hãy tự mình khám phá! Hãy cùng chung sức góp phần bảo vệ môi trường cho thế giới, cho đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta và cho chính bạn! III-Vấn đề giảm thiểu: 1.Biện pháp giảm thiểu: Năm 2003 nước ta đã áp dụng công nghệ xử lí rác thải Seraphin. Khi mới ra đời và thử nghiệm công nghệ này cho phép tái chế rác mà lượng rác không xử lí được phải đem chôn chỉ còn 10%, hiệu quả xử lí cao lại không phải đầu tư nhiều. Người ta còn sản xuất gạch, phân bón từ rác thải rất ưu việt. Nhưng cuối cùng khi đưa vào áp dụng lại xuất hiên những hạn chế. Nguyên nhân khiến công nghệ này không hiệu quả là phân loại rác chưa tốt. Tuy nhiên công nghệ seraphin làm cho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công nghiệp. Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường. Với công nghệ Seraphin, Việt Nam có thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn. Các hộ gia đình phải được cung cấp các thùng, túi đựng rác riêng biệt đối với từng loại chất thải. Các địa điểm công cộng phải đặt các thùng đựng rác riêng biệt. Các biện pháp khuyến khích người dân có lối sống thân thiện với môi trường cần được thực hiện ví dụ như Chỉ mua những gì cần thiết. Mua các sản phẩm có thể tái sử dụng và các sản phẩm với bao bì nhỏ. Bán hoặc cho đi các đồ dùng không cần thiết. Sử dụng một bộ lọc nước thay vì mua nước đóng chai. Sửa chữa, nâng cấp các đồ dùng thay vì ném chúng ra. Mang túi riêng của bạn hoặc giỏ mua hàng để giảm sử dụng túi nhựa. Đặt hàng cung cấp với số lượng lớn để giảm thiểu chất thải bao bì và gửi trả lại nguyên vật liệu bị hư hỏng thay vì ném chúng đi. Giảm giấy photocopy hai mặt, in ấn hai mặt hoặc sử dụng giấy photocopy mặt một lần nữa để ghi chú chẳng hạn. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần áp dụng các công nghệ sạch, dây chuyền sản xuất sạch hơn, áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, cũng như sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường. Quá trình vận chuyển cũng phải được thực hiện hiệu quả, không trộn lẫn chất thải đã phân loại khi vận chuyển. Các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý cho từng loại rác thải phải được xây dựng và kiểm tra, giám sát. Việc nhập khẩu phế liệu phải được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, Công ước Basel về vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới. 2.Hiệu quả của việc giảm thiểu: Mang lại một số lợi ích cơ bản về môi trường - kinh tế - xã hội. Giảm số người lang thang kiếm sống ở các bãi rác. Góp phần xây dựng xã hội bền vững thông qua những hoạt động nhằm giảm thiểu rác thải, điển hình là phân loại rác tại nguồn và những hành vi tiết kíệm cho xã hội. Giúp tiết kiệm chi phí cho việc quản lí và xử lí chất thải. Có thể sản xuất phân vi sinh hữu cơ từ nguồn rác đã phân loại giúp tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giải quyết được nạn vứt rác bừa bãi ra đường, gây mất vệ sinh môi trường. Giải quyết được các vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra, giảm thiểu được chi phí quản lý mà còn tiết kiệm được đất dành cho việc chôn lấp chất thải rắn. Góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3.Áp dụng việc giảm thiểu: Tại Hà Nội: Từ ngày 15/7, tất cả các hộ dân ở phường Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) đều sẽ có hai hộp nhựa màu vàng và xanh lá cây để lựa riêng rác hữu cơ và vô cơ. Điều này giúp phường tiết kiệm 20 triệu đồng tiền xử lý rác mỗi tháng. Hiện 90% số hộ dân trong phường đã được Dự án giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác (gọi tắt là dự án 3R) phát hai hộp nhựa kể trên. Thay vì tập trung tất cả rác vào một chỗ, họ sẽ để riêng rác hữu cơ (gồm thức ăn thừa, hoa, bã trà và cà phê...) vào hộp màu xanh lá cây; loại này sẽ được chế thành phân bón. Rác vô cơ như xương động vật, quần áo cũ, giấy ăn, túi nilon, xỉ than, sành sứ... thì cho vào hộp màu vàng cam. Loại rác có thể tái chế thành nguyên liệu như vỏ hộp nhựa, giấy báo, kim loại... thì để riêng bán đồng nát hoặc giao cho nhân viên vệ sinh môi trường. Rác từ hộ gia đình sẽ được tập kết ra thùng nhựa lớn (cũng mang hai màu xanh và vàng), được công ty môi trường mang đến đặt ở các khu dân cư từ 18 đến 20h30’ mỗi ngày. Mỗi ngày, toàn phường thải ra 37 tấn rác, trong đó 6 tấn có thể tái sử dụng. Ông Ngô Ngọc Lâm, Phó chủ tịch phường Thành Công, cho biết: "Việc phân loại rác ngay tại nhà nếu thực hiện tốt sẽ giúp tận dụng tài nguyên này, giảm tải cho bãi rác thành phố và tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng chi phí xử lý rác mỗi tháng". Hiện nay mỗi ngày Hà Nội thu gom khoảng 2.500 tấn rác. Nếu phân loại tốt, thành phố không chỉ tiết kiệm được 4 tỷ đồng chi phí xử lý mỗi tháng mà còn giảm nguy cơ "ngập trong rác", bởi nơi chôn lấp duy nhất là bãi Nam Sơn đang sắp đầy. Lượng rác thải ở Hà Nội tăng 15% mỗi năm và với đà này, chỉ hơn 5 năm nữa, bãi Nam Sơn sẽ quá tải. III-Vấn đề tái sử dụng: 1.Biện pháp tái sử dụng: Sử dụng lại túi nhựa, túi nilon cũ: Bạn đừng vội vứt những chiếc túi nhựa, túi nilon cũ vào thùng rác, hãy biến chúng thành những đồ dùng hữu ích và tiết kiệm bằng những cách sau: "Băng dán" đầu gối  Nếu bạn phải quỳ hai đầu gối xuống để lau sàn, dọn đồ trong gầm giường, gầm tủ hoặc dọn dẹp sân vườn, hai chiếc túi nilon cũ cuốn quanh đầu gối là cách tốt nhất giúp bạn giữ sạch quần áo. Găng tay đa năng  Khi bạn phải dùng tay để vứt một số đồ vật bẩn hoặc làm những công việc không nên để tay tiếp xúc trực tiếp, bạn không cần phải hoang phí một đôi găng tay nhựa dày vào việc đó, chỉ cần 1 chiếc túi nilon cũ, dùng xong bạn có thể bỏ đi túi đi luôn. Chổi quét sơn  Khi cần sơn 1 mảng tường nhỏ hoặc một chỗ tường lở nào đó, bạn không cần phải mua ngay một cây chổi sơn mới. Hãy dùng 1 chiếc túi nhựa hoặc túi nilon cũ, bọc phẳng phiu vào một tấm gỗ mỏng có tay cầm, cây chổi sơn mới này sơn đẹp và hiệu quả không kém gì những cây chổi sơn chính hiệu. Mũ tránh mưa khẩn cấp  Hãy luôn cất trong túi quần hoặc túi xách của bạn một chiếc túi nilon, phòng khi trời mưa bất ngờ, bạn sẽ có ngay một chiếc mũ che đầu hữu dụng. Giấy phủ nhà bếp  Nếu bạn chế biến các món tanh như cá, thịt, đồ hải sản... mà không muốn làm bẩn mặt bếp hoặc các đồ dùng xung quanh, bạn có thể dùng túi nilon cũ để lót bên dưới thực phẩm trước khi chế biến. Giấy bọc quà độc đáo  Những chiếc túi nilon đầy màu sắc sẽ biến thành một loại giấy gói quà độc đáo nếu bạn có một chút sáng tạo trong cách gói quà. Túi bọc ô ướt  Nếu bạn ra ngoài lúc trời mưa, nhớ mang theo một chiếc túi nilon để cất chiếc ô ướt của bạn phòng khi bạn phải cất ô vào túi. Bảo vệ giày  Bạn lo ngại trời mưa sẽ làm ướt chân và hỏng đôi giày của mình, hay dùng túi nilon để bọc chân trước khi ra ngoài trời mưa. Bọc sách nấu ăn  Sách dạy nấu ăn thường được bạn dùng khi nấu nướng, vì thế rất dễ bị dây thức ăn ra sách, bạn có thể dùng túi nilon để bọc sách lại và thoải mái để đồ ăn thực phẩm lên phần sách đã được bọc. Do sự thay đổi trong nhu cầu sở thích, một số đồ dùng gia đình như quần áo, đồ chơi trẻ em,…có thể được tái sử dụng bằng cách bán hoặc cho một chủ sở hữu mới hoặc có thể sử dụng lại với nhiều mục đích khác nhau như: Bọc giấy được cắt ra làm bìa bao vở đi học,nắp lon súp được đập phẳng để làm đồ chơi như lò cò,tấm vải cũ và các bao gối sẽ dùng làm tấm bọc ván bàn ủi,áo sơmi và đồ ngủ cũ trở thành giẻ lau, nhưng chúng sẽ được gỡ nút cất đi trước,hũ nước sốt rỗng được dùng chứa bột giặt,… Tận dụng rác thải sinh hoạt hằng ngày để(ống hút, bình nhựa, lon, nylon, hộp giấy,…) có thể tái tạo những sản phẩm có ích trong đời sống. Nước thải nếu không được sử lý đúng mức sẽ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong nước thải sinh hoạt có chứa một lượng khá lớn năng lượng, đạm và các chất khoáng như kali, photpho, canxi... là những phân bón có giá trị đối với nông nghiệp. Cho nên việc tái sử dụng các giá trị này của chất thải sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chất thải sinh hoạt được tái sử dụng để Biogas. Đối với hầm ủ Biogas loại nhỏ (1  5 m3) lắp đặt cho các hộ gia đình để xử lý chất thải sinh hoạt hay phân gia súc, Biogas được sử dụng để đun nấu, thắp sáng và sưởi ấm. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho chiếc iPod bị hỏng như hỏng từ ổ cứng, bộ nhớ, màn hình, bộ xử lý tín hiệu hay thậm chí chỉ là khe cắm tai nghe,…nhưng ta có thể tiếp tục sử dụng chúng như một nguồn iTunes, dùng làm nguồn phát nhạc trên ôtô, làm nguồn phát cho các loa stereo  Dùng iPod làm nguồn phát trên ôtô 2.Hiệu quả của việc tái sử dụng: Khi sử dụng lại một đồ vật thì ta đã tiết kiệm được khoản chi phí để mua một vật dụng khác có chức năng tương tự. Giảm lượng rác thải ra môi trường. Giảm chi phí công tác xử lý, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác. Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 3.Áp dụng việc tái sử dụng: Siêu thị Co.opMart bảo vệ môi trường: Nhằm hưởng ứng chương trình bảo vệ môi trường nhân các sự kiện: Giờ Trái Đất 27/3; Ngày Trái Đất 22/4 và Ngày Môi Trường Thế Giới 5/6, với mong muốn chung tay cùng thành phố và cả nước bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích khách hàng dùng túi sử dụng nhiều lần khi đi mua sắm (Túi Co.opMart Vì môi trường xanh) để góp phần bảo vệ môi trường; Saigon Co.op triển khai chương trình “Co.opMart Vì môi trường xanh” kéo dài từ ngày 22/3 đến ngày 30/06/2010 trên toàn hệ thống siêu thị Co.opMart tại TP.HCM và các tỉnh. Với tổng chi phí thực hiện chương trình khoảng 3 tỷ đồng, Saigon Co.op mong muốn cùng vận động khách hàng hạn chế sử dụng túi ni lông để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.Để không ngừng tạo được thói quen sử dụng túi môi trường, Saigon Co.op tiếp tục đưa ra chương trình khuyến mãi nhằm kích thích người tiêu dùng sử dụng túi môi trường xanh khi đi mua sắm như từ ngày 03/08/2009 đến 16/08/2009, khi khách hàng đến mua hàng trong khu tự chọn của hệ thống Co.opMart và có mang theo túi Co.opMart vì môi trường xanh sẽ được thu ngân phát một phiếu giữ xe miễn phí tại quầy tính tiền. Mỗi hóa đơn chỉ nhận 1 phiếu giữ xe miễn phí. Phiếu giữ xe miễn phí chỉ có giá trị sử dụng trong ngày và tại đơn vị phát hành Đồng thời cũng trong thời gian trên, hệ thống Co.opMart sẽ triển khai bán túi môi trường xanh đến cho khách hàng với giá bán 5.500 đồng/túi. Đây là một trong những biện pháp nhằm giúp người tiêu dùng có ý thức tiết kiệm khi sử dụng túi đựng hàng hóa. Hy vọng với những nỗ lực không ngừng của Saigon Co.op sẽ góp phần giúp giảm thiểu túi nilon, để cùng nhau xây dựng phong cách “tiêu dùng xanh” trong từng gia đình. III-Vấn đề tái chế: 1.Biện pháp tái chế: Tái chế lại rác thải thành phân bón. Sau khi được đun nóng ở nhiệt độ cao khoảng 30 phút và kích thích lên men trong vòng 8 giờ, rác thải hữu cơ sẽ sản xuất ra quần thực vật vi sinh vật, có thể được sử dụng làm phân bón vi sinh có tác dụng đối với cây trồng và đất. Chất thải rắn như chai, lọ, ly, chén, vải vụn, giẻ lau, giày dép, quần áo cũ, văn phòng phẩm các loại, đồ điện tử, điện gia dụng, vỏ hộp nước giải khát, hộp đựng thức ăn các loại... thường được các đơn vị thu mua ve chai tận dụng để bán cho các đơn vị tái sinh, tái chế. Riêng các sản phẩm tiêu dùng chứa các hóa chất độc hại (pin, ắc quy, dầu mỡ bôi trơn...) sẽ được xử lý bằng các biện pháp đặc biệt để tránh gây hại cho môi trường. Báo được ép gọn theo khối hộp làm giấy vụn bán cho nhà máy sản xuất giấy; các loại khay, thìa, đĩa nhựa được làm sạch, nghiền, đóng bao làm nguyên liệu cho các cơ sở nấu nhựa; vỏ lon Cocacola, vỏ chai bia, nước ngọt được tận dụng nấu nhôm tái chế; vỏ chai đem bán làm nguyên liệu tái chế, thức ăn thừa được phân loại nuôi cá. Ðối với rác không thể tái chế như giấy, khăn ướt, bã cà-phê, vỏ hoa quả...được đốt trong lò, khi tan thành tro tận dụng để trồng vải.  Dự thảo do Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) thực hiện với sự hỗ trợ của Trung Tâm Liên Hợp Quốc về Phát triển vùng (UNCRD), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu và Bộ Môi trường Nhật Bản (MOEJ). Dự thảo đề ra là: nâng cao nhận thức cộng đồng; tăng cường chính sách, pháp luật, thể chế về quản lý chất thải; tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng về quản lý chất thải; thúc đẩy nghiên cứu khoa học… Dự thảo cũng đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải do Bộ trưởng Bộ TN&MT làm Trưởng ban và xây dựng Luật Khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đầu tư.. và thu phí xử lý rác khá cao nhằm kêu gọi các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các dự án xây dựng các công trình xử lý rác thải, xây dựng nhà máy tái chế rác thải thành phân compost, khí gas sản xuất điện...để hạn chế việc phải chôn lấp rác thải như hiện nay và biến rác thành tiền. 2.Hiệu quả của việc tái chế: Phó giám đốc Xí nghiệp Môi trường số 4 (đơn vị quản lý nhà máy tái chế rác) Nguyễn Quốc Hào cho biết trong số hơn 20 tấn rác hữu cơ được chuyển đến nhà máy từ bốn phường đang triển khai dự án 3R, đã tạo thêm nguồn nguyên liệu để chế ra phân bón vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. “Trong tương lai nếu lượng rác hữu cơ thu gom được tăng lên hoặc khi có thêm nguồn rác hữu cơ từ 3R triển khai trên diện rộng của TP, nguồn phân bón vi sinh phục vụ sản xuất chắc chắn sẽ dồi dào” - ông Hào khẳng định. Đối với vô cơ không có khả năng tái chế,ta tiến hành chôn lấp.Còn rác hữu cơ được chế biến thành phân vi sinh và một phần rác vô cơ được tái chế thành những sản phẩm hữu dụng. Ước tính, chỉ riêng tại TPHCM, chất thải sinh hoạt có 10 - 12 thành phần có khả năng tái chế, đem lại doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm. Việc thu gom, tái chế rác thải thu hồi từ máy bay, cũng như các phương tiện vận tải công cộng khác như tàu hỏa, tàu thủy, ô-tô khách đường dài để tận dụng làm nguồn nguyên liệu hữu ích phục vụ sản xuất, đỡ lãng phí cần được khuyến khích, phục vụ phát triển kinh tế, tuy nhiên phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường. 3.Hạn chế của việc tái chế: Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam cho biết, không thể tái chế rác thải tại TPHCM thành phân compost (phân bón làm từ rác thải sau khi loại bỏ rác thải không tiêu hủy, được ủ nhiều ngày theo quy trình). Điều này đã khiến cho kế hoạch tái chế 50% khối lượng rác thải của TPHCM vào năm 2020 có nguy cơ bị phá sản. Với thực trạng rác thải hiện nay của TPHCM chưa được phân loại tại nguồn, còn lẫn quá nhiều tạp chất, rất khó để các nhà máy tái chế thành phân compost, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. việc thực hiện phân loại rác thải cũng chưa thực sự trở thành thói quen của cộng đồng kéo theo sự phá sản của nhiều dự án tái chế rác thải thành phân compost. Mặt khác, những người thu gom rác cũng chưa thực hiện nghiêm túc việc thu gom phân loại rác thải mà thường thu gom chung tất cả các loại rác thải với nhau. Không dừng lại đó, nhiều doanh nghiệp cố tình trộn lẫn chất thải nguy hại vào chất thải rắn công nghiệp để giảm chi phí xử lý chất thải. Việc tái chế chất thải nhựa nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng nhựa sử dụng trở lại là vấn đề vô cùng cầp thiết. Tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này đang bế tắc vì lý do lớn nhất là thiếu nguyên liệu và thiếu vốn. Đồng thời việc tái chế này nếu không được thực hiện đúng quy trình kĩ thuật có thể không những không giảm được lượng rác thải mà còn phát sinh thêm loại rác thải độc hại hơn. 4.Áp dụng việc tái chế: TS. Nguyễn Hồng Quyền, Viện Khoa học vật liệu là người đầu tiên hợp tác cùng Công ty Cổ phần Công nghiệp và Dịch vụ Cao Cường xây dựng và đưa Nhà máy Chế biến tro bay Nhiệt điện vào hoạt động đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường. TS. Nguyễn Hồng Quyền cho biết: sau nhiều năm nghiên cứu, ông cùng các cộng sự đã thành công khi tìm ra giải pháp biến chất thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (Hải Dương) thành loại vật liệu xây dựng quý: tro bay. Đây là một phụ gia đặc biệt cho bê-tông, có thể thay thế 20%xi-măng. Sáng nào cũng vậy, xe tải của doanh nghiệp tư nhân Guốc-ky, trụ sở chính tại 27/2D Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) từ xưởng thu gom phế liệu tại thôn Bình An, Ðông Thọ, Yên Phong (Bắc Ninh) cũng đến sân bay Nội Bài để vận chuyển rác thải, phế liệu về tái chế. Sau khi máy bay hạ cánh, đội thu dọn vệ sinh gom tất cả báo, đồ ăn thừa, rác thải từ tàu bay về khu tập kết, phun thuốc khử trùng. Nhiều nhà máy xử lý rác khác đang được khẩn trương xây dựng và sẽ đi vào hoạt động như nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh công suất 1.000 tấn/ngày của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tâm Sinh Nghĩa dự kiến sẽ vận hành từ năm 2011; nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn công suất 500 tấn/ngày theo công nghệ Seraphin của Công ty Thành Công dự kiến sẽ vận hành từ năm 2012; nhà máy đốt rác thành điện đầu tiên của thành phố có công suất xử lý 1.000-2.000 tấn rác/ngày của Công ty Keppel Seghers Engineering sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2014, nhà máy xử lý rác công suất 500 tấn/ngày do Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư dự kiến sẽ đi vào vận hành từ năm 2012. VI-Việc áp dụng 3R 1.Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội nhằm góp phần phát triển xã hội bền vững” – tên gọi tắt Dự án 3R-HN: Dự án này do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA hỗ trợ và bắt đầu triển khai thí điểm từ tháng 11-2006 với tổng vốn đầu tư khoảng 3 triệu USD, từ vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, thực hiện trong vòng 3 năm (từ tháng 12/2006 đến năm 2009). Sáng 18/3/2007, tại Quảng trường Nhà hát lớn, UBND thành phố Hà Nội và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức khởi động dự án hỗ trợ kỹ thuật “Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội nhằm góp phần phát triển xã hội bền vững”. Dự án đã được triển khai thí điểm tại 4 phường nội thành Hà Nội: Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng), Thành Công (quận Ba Đình) và Láng Hạ (quận Đống Đa). Mục tiêu của dự án:thiết lập hề thống 3R hải hòa dựa trên các chương trình phân loại rác hữu cơ tại nguồn; khuyến khích người dân phân loại rác thải ngay tại nhà nhằm nâng cao năng lực quản lý và xử lý rác thải hiệu quả tại Hà Nội. Một số hoạt động tuyên truyền và thực hiện dự án: Về việc phân loại rác tại nguồn, rác được phân thành 3 loại: rác hữu cơ (rác thực phẩm, hoa quả…), rác tái chế (rác từ các sản phẩm giấy, kim loại, nhựa, thủy tinh…) và rác vô cơ (đất, cát, sỉ than, sành sứ, gạch vỡ…). Rác hữu cơ, sau khi được để riêng với các loại rác thải khác, sẽ được thu gom và chuyển tới xí nghiệp Chế biến phế thải Cầu Diễn để sản xuất thành phân hữu cơ, phục vụ sản xuất canh tác. Rác tái chế sẽ được chuyển tới các nhà máy tái chế rác thải; từ đây, các rác thải này sẽ được tái chế và sản xuất thành các nguyên liệu thứ cấp hoặc sản phẩm tái chế. Phường Phan Chu Trinh với gần 2.000 hộ dân thuộc quận Hoàn Kiếm được chọn thực hiện thí điểm phân loại chất thải hữu cơ tại nguồn và tái chế tại khu vực của 4 quận nội thành là Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm. Về hoạt động sản xuất phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn, vừa qua dự án 3R-HN đã tiến hành thử nghiệm hiệu quả phân bón đối với sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã Nam Hồng Đông Anh Hà Nội. Các loại rau được thử nghiệm là cải ngọt, su hào và bắp cải trên các luống khác nhau với tỷ lệ sử dụng sản phẩm phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn khác nhau. Hiện tại đã đến thời điểm thu hoạch rau cải ngọt. Dự án sẽ tiến hành so sánh sản lượng và phân tích chất lượng rau bao gồm hàm lượng của kim loại nặng trong rau, và các chỉ tiêu khác đối với rau sạch. Với mục đích giúp các công nhân thu gom, những người trực tiếp thực hiện PLRTN, của 2 phường Thành Công và Láng Hạ có sự tiếp cận ban đầu với khái niệm PLRTN và “Kiểm tra thân thiện”, Dự án 3R-HN sắp tới sẽ tiến hành tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm cho công nhân thu gom của hai phường Phan Chu Trinh và Nguyễn Du với sự tham gia của công nhân thu gom của hai phường Thành Công và Láng Hạ. Về công tác giáo dục môi trường, chính thức từ ngày 13/11/2007, 3 trường tiểu học Tây Sơn, Lý Tự Trọng và Võ Thị Sáu nằm trên địa bàn 2 phường thí điểm PLRTN là Phan Chu Trinh và Nguyễn Du đã chính thức triển khai giảng dạy bộ tài liệu thí điểm GDMT về 3R trong trường học. Nhìn chung, các em đều thể hiện sự thích thú đối với các tiết học 3R sống động. Kết quả khảo sát đối với 190 học sinh của một số lớp trước và sau khi học 3R cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em trong nhận thức về vai trò của mình đối với các hoạt động 3R, các em cũng hoàn toàn ý thức được những việc nên và không nên để giữ gìn thành phố xanh sạch đẹp. Kết quả khảo sát cho thấy 97.4% học sinh được hỏi tỏ ý rất muốn tham gia vào các hoạt động thu gom rác tái chế của trường.Đây là kết quả của quá trình làm việc, họp bàn và thảo luận nghiêm túc của Sở GD& ĐT Hà Nội, thầy cô giáo của 3 trường tiểu học và các cán bộ dự án 3R-HN.Bên cạnh việc giảng dạy, BQL dự án còn thường xuyên tổ chức các buổi thuyết trình về 3R xen kẽ trong các buổi sinh hoạt toàn trường, nhằm tạo điều kiện để học sinh các trường biết đến 3R và những hoạt động dự án mà các em có thể tham gia nhằm góp phần thực hiện tinh thần 3R “giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế” trong nhà trường, gia đình và xã hội. Ngày 18/12/2007 sẽ diễn ra cuộc họp tổng kết giữa các ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ Sở GD&ĐT và cán bộ dự án thảo luận nhằm cải thiện nội dung Tài liệu giáo dục về 3R để phục vụ cho chương trình giáo dục môi trường về 3R trong năm học tiếp theo. Về các hoạt động tuyên truyền 3R, ngày 23/11/2007, Hội nghị những ngôi sao 3R lần thứ 2 được tổ chức tại Vườn Bách Thảo - HN với sự tham gia của trên 60 đại biểu đến từ 8 khu vực cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan. Nhằm mục đích kiện toàn kế hoạch hành động 3R cụ thể cho Hà Nội và đề xuất báo cáo tiếp cận 3R trong công tác quản lý chất thải rắn của Thủ Đô. Các cuộc thảo luận trong hội thảo lần này tập trung vào 2 điểm chính. Thứ nhất là trách nhiệm Quản lý chất thải của các đối tượng khác nhau bao gồm: công chúng, doanh nghiệp, và Chính quyền các cấp. Thứ 2 là vấn đề phí vệ sinh môi trường và giá tái chế rác trong sinh hoạt hàng ngày. Về kế hoạch mở rộng mạng lưới tình nguyện viên 3R, Dự án đã nhận được sự quan tâm tham gia của rất nhiều sinh viên các trường đại học khác nhau trong các hoạt động tuyên truyền 3R để dấy lên một trào lưu mới, một lối sống 3R nhằm góp phần phát triển xã hội bền vững. Các hoạt động tình nguyện này bao gồm: tổ chức các nhóm hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn, giáo dục và tuyên truyền tới từng người dân, hay giáo dục 3R qua mạng cho bạn bè, người thân của mình... Kết quả dự án: Sau 3 năm triển khai, dự án đã có được những kết quả khả quan, cho thấy khả năng có thể mở rộng hoạt động 3R ra toàn thành phố Hà Nội và các địa bàn khác trong cả nước. Tổng cộng có khoảng 18.000 hộ gia đình đã tham gia vào dự án 3R tại bốn phường thí điểm. Tính đến tháng 9/2009, đã có hơn 250 tình nguyện viên tham gia các Câu lạc bộ Tình nguyện viên 3R, triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền rộng khắp nhằm nâng cao ý thức người dân như đội tuyên truyền 3R lưu động, cuộc thi kiểm tra thân thiện, giáo dục 3R tại trường học, … Các hoạt động đều nhằm mục đích nhằm gắn kết các bên liên quan: đơn vị thu gom - người dân thải rác - nhà máy xử lý rác - nông dân sử dụng phân bón chế biến từ rác.  Tại địa bàn thí điểm, lượng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình đã giảm bình quân từ 31,2 45,1% tùy từng phường, đạt mục tiêu giảm thiểu 30% lượng chất thải phải mang đi chôn lấp dự án đã đặt ra.  Tại Hội nghị cuối kỳ của dự án 3R ngày 25-9, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc điều hành dự án cho rằng, 3R đã đạt được mục đích lớn nhất đề ra là nhận thức của người dân về rác đã được thay đổi. Tỷ lệ người dân biết đến các hoạt động phân loại rác tại nguồn ở bốn phường là từ 85 đến 97%. Trong thời gian này, dự án đã thu được khoảng 25.000 tấn rác thải hữu cơ và đã chế biến được khoảng 10.000 tấn phân hữu cơ từ số rác này theo quy trình mới.  Ông Norihisa Hirata, trưởng đoàn chuyên gia JICA dự án 3R-HN cho biết, dự án sẽ được thực hiện ở trung tâm thành phố, rồi mở rộng ra ngoại thành. Nếu phân loại tốt có thể giảm được từ 30 đến 40% lượng rác phải chôn lấp và 90% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. 2.Câu lạc bộ Tình nguyện viên 3R: Câu lạc bộ tình nguyện viên 3R được thành lập ngày 1/12/2007. Là một câu lạc bộ tình nguyện trẻ nhưng sớm có một tổ chức mạnh, sau 1 năm hoạt động 3R đã thu hút được hơn 200 bạn trẻ đến từ nhiều trường đại học và phổ thông có chung tình yêu đối với môi trường và hơn 500 hội viên 3R (là những người biết đến 3R, sẵn sàng làm theo 3R và tuyên truyền với mọi người về 3R) trên diễn đàn www.3r-hn.vn/diendan. Câu lạc bộ luôn đồng hành cùng Dự án 3R-HN do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA hỗ trợ thành phố Hà Nội (2006-2009). CLB tình nguyện viên 3R ra đời với mục tiêu, tôn chỉ nhằm xây dựng một trào lưu mới, lối sống 3R lành mạnh cho thế hệ trẻ Hà Nội. Các hoạt động chính góp phần thực hiện giải pháp ứng dụng 3R: Tuyên truyền, hướng dẫn người dân và các cơ sở kinh doanh tại địa bàn thí điểm phân loại rác tại nguồn, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề rác thải và bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường ở cộng đồng và ở trường học: Tổ chức các buổi sinh hoạt và các trò chơi về 3R cho các em nhỏ tại địa bàn thí điểm; Tổ chức các chương trình Giáo dục môi trường tại một số trường học trên địa bàn Hà Nội (trường tiểu học Thái Thịnh, Thành Công, Khương Thượng, Tây Sơn) nhằm giúp các em nhỏ có nhận thức tốt về môi trường nói chung và biết cách phân loại rác, thực hành tinh thần tiết kiệm nói riêng. Tổ chức chương trình tuyên truyền về 3R và môi trường tại các trường đại học RMIT, đại học Bách Khoa, Cao Đẳng Tài Nguyên Môi Trường. Nói không với rác, hạn chế sử dụng túi nilon, dùng túi eco-bag hoặc làn để đi chợ là những thông điệp môi trường thiết thực của 3R Phối hợp với dự án 3R-HN tổ chức thành công ngày hội Mottainai.Ngày hội Mottanai lần 4 tổ chúc vào ngày 26/9/2009 đã thu được nhiều thành công.Đang chuẩn bị cho ngày hội Mottanai lần 5.  Mottainai khai mạc bằng màn nhảy vui nhộn của các tình nguyện viên 3R và chuyên gia Yamauchi (Mottainai lần thứ 3)  Những chiếc vỏ chai nhựa được tận dụng xếp thành chiếc cổng tại một gian hàng.(Mottainai lần 4) Dự án "Hãy cho tôi một chiếc túi sinh thái"  được tiến hành trong phạm vi quận Ba Đình với 4 địa bàn thí điểm là ĐH Kinh tế quốc dân, Trường THPT HN - Amsterdam, chợ Thành Công và Sở TNMT Hà Nội. Dự án chia làm 2 giai đoạn, kéo dài đến năm 2011. Giai đoạn I của dự án (từ tháng 3 đến tháng 9.2009) chủ yếu là thực hiện trao đổi vải bạt, băngrôn thu được bằng túi sinh thái cho các cơ sở, tổ chức cung cấp vải bạt nhằm mục đích chính là tuyên truyền cho người dân về tác hại túi nylon và giới thiệu đến mọi người chiếc túi sinh thái cũng như lợi ích và ý nghĩa của nó. Bên cạnh ý nghĩa bảo vệ môi trường, dự án còn muốn tạo thêm việc làm cho người khuyết tật (Trung tâm Thanh Nhã, đường Lạc Long Quân) thông qua việc cung cấp đơn đặt hàng sản xuất túi cho họ. Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường cùng các câu lạc bộ tổ chức khác như: Ngày môi trường thế giới cùng Sở Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội (1000 người đi bộ tại Bờ Hồ), tham gia đạp xe vùng câu lạc bộ C4E và Viet Nam Xanh trong ngày “Không Khói Xe”, tham gia tuyên truyền 3R và môi trường trong Hội chợ sản phẩm sinh thái quốc tế tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hội chợ Expo, Hội chợ Hà Nội, tham gia lễ hội Giao lưu văn hóa Việt-Nhật tại Hội An. Tham gia các hoạt động từ thiện tại Chùa Bồ Đề, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (là những vật phẩm còn lại sau Mottainai – ngày hội đổi đồ). MỤC LỤC Lời mở đầu I-Thực trạng rác thải tại Việt Nam 1.Rác thải ở nông thôn 2.Rác thải ở thành thị 3.Thực trạng rác thải tại một số địa phương 4.Tác hại của rác thải II-Giới thiệu 3R III-Vấn đề giảm thiểu 1.Biện pháp giảm thiểu 2.Hiệu quả của việc giảm thiểu 3.Áp dụng việc giảm thiểu IV-Vấn đề tái sử dụng 1.Biện pháp tái sử dụng 2.Hiệu quả của việc tái sử dụng 3.Áp dụng việc tái sử dụng V-Vấn đề tái chế 1.Biện pháp tái chế 2.Hiệu quả của việc tái chế 3.Hạn chế của việc tái chế 4.Áp dụng việc tái chế VI-Việc áp dụng 3R 1.Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội nhằm góp phần phát triển xã hội bền vững” – tên gọi tắt Dự án 3R-HN. 2.Câu lạc bộ Tình nguyện viên 3R Mục lục Tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO Internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCon người & môi trường - 3R vì môi trường xanh (3R- Reduce, Reuse, Recycle).doc