Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Qúy, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang

Bảo tồn và phát huy những hoạt động lễ hội chính là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, những bài học truyền thống giúp ích cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. Hơn nữa, đó cũng chính là hành trang để chúng ta bước vào cuộc hội nhập toàn cầu với những bản sắc và bản lĩnh được tích lũy và đúc kết trong lịch sử.

doc50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Qúy, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ban nhân dân xã Đồng Quý làm Trưởng Ban tổ chức, Ông Sầm Văn Thịnh – Trưởng Ban Văn hóa xã Đồng Quý làm Phó Trưởng Ban tổ chức và 12 đồng chí là Trưởng các ban ngành, đoàn thể trong xã là ủy viên Ban tổ chức. Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động lễ hội theo đúng chương trình đã báo cáo và xin phép, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, tổ chức dịch vụ ăn nghỉ chu đáo, bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trường và quản lý việc thu – chi trong lễ hội; Đồng thời, có trách nhiệm trực tiếp báo cáo kết quả tổ chức lễ hội bằng văn bản với Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý và Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sơn Dương sau khi lễ hội kết thúc. Ban tổ chức có con dấu riêng. Dưới Ban tổ chức thành lập bộ phận Thường trực để giải quyết những công việc cụ thể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc lễ hội và các tiểu ban chuyên môn gồm tiểu ban chuyên môn; Tiểu ban cơ sở vật chất – tài chính - hậu cần; Tiểu ban tuyên truyền; Tiểu ban khánh tiết – lễ tân; Tiểu ban an ninh trật tự và an toàn giao thông... các tiểu ban này có nhiệm vụ giúp Ban tổ chức điều hành công việc chuẩn bị cũng như khi tổ chức lễ hội, đồng thời báo cáo Ban tổ chức về việc tổ chức các nội dung chương trình hoạt động. Nhiệm vụ của từng thành viên trong Bộ phận Thường trực và các tiểu ban do Trưởng bộ phận Thường trực, Trưởng các tiểu ban phân công. Mỗi tiểu ban có Trưởng tiểu ban, Phó tiểu ban và các ủy viên. Ban tổ chức, bộ phận Thường trực và các tiểu ban tự giải thể sau khi lễ hội kết thúc. Các công việc chuẩn bị cho lễ hội: Để đảm bảo lễ hội đình làng Như Xuyên được tổ chức theo đúng mục tiêu đề ra, các Tiểu ban giúp việc đã thực hiện xây dựng kế hoạch và triển khai hoàn thiện các hạng mục cơ bản. Đồng thời triển khai hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan trên các tuyến đường thuộc địa bàn xã và tuyên truyền quảng bá qua hệ thống truyền thanh của xã, chuẩn bị các phương tiện và đạo cụ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại khu vực diễn ra lễ hội trong dịp lễ hội cũng như cử các cá nhân, các đội tham gia phần lễ tại đình làng. Do là lễ hội làng nên mỗi gia đình trong làng chuẩn bị hai quả còn để phục vụ cho trò ném còn trong lễ hội; Trong lễ hội còn có đua thuyền trên hồ nên phải chuẩn bị thuyền chắc chắn và an toàn; Ngoài ra, còn có trò đu xà nên yêu cầu phải chuẩn bị xà đu chắc chắn đảm bảo an toàn cho người tham gia; Chuẩn bị nỏ và tên để tổ chức thi bắn nỏ trong lễ hội...; Đặc biệt, phần nghi lễ và tất cả các trò chơi trong phần hội đều có hát sình ca do đội văn nghệ của thôn đảm nhiệm. Do vậy, đội văn nghệ của thôn đã phải tập luyện hàng tháng trời trước khi lễ hội bắt đầu. Các Tiểu ban giúp việc chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện tích cực, bám sát các mặt về nội dung các hoạt động của lễ hội; công tác thông tin tuyên truyền; công tác bảo đảm an ninh, trât tự - giao thông - môi trường; công tác Lễ tân – y tế... Trước ngày lễ hội bắt đầu các công tác chuẩn bị đều phải hoàn tất đảm bảo lễ hội diễn ra theo đúng kế hoạch đã định. Diễn trình tổ chức lễ hội Phần lễ: Phần lễ được tổ chức tại đình làng với các nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn kính của nhân dân với các vị Vương tổ của người Cao Lan, với Thành Hoàng làng và các vị thần, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được mạnh khỏe, bình yên, no ấm. … Cũng giống như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội đình làng Như Xuyên có kết cấu phần lễ như sau: - Lễ rước nước: Trước khi mở hội vào đám một ngày, cộng đồng làng cử hành lễ lấy nước từ giữa hồ của làng về đình, nước được đựng trong bình xứ đã lau chùi sạch sẽ. Nước được múc bằng gáo đồng và được lọc qua lớp vải để trên miệng bình rồi đưa lên kiệu rước về đình - nơi thần linh án ngự. - Lễ mộc dục: Kiệu rước nước về cộng đồng làng cử hành luôn lễ mộc dục (tức là lễ tắm rửa tượng thánh thần), công việc này giao cho những người có uy tín do cộng đồng làng tín nhiệm và lựa chọn. Họ thắp hương dâng lễ rồi tiến hành công việc một cách nghiêm trang, thận trọng. Tượng thần linh được tắm rửa hai lần, lần thứ nhất là bằng nước ở kiệu rước về, lần thứ hai là bằng nước ngũ vị hương đã chuẩn bị từ trước. Lễ mộc dục được gọi là tắm rửa nhưng thực chất là lấy khăn, vải sạch nhúng vào nước rồi lau chùi nhẹ nhàng lên tượng thánh thần. - Lễ tế gia quan: Là lễ mặc áo, đội mũ cho tượng thần. Tất cả những đồ: trang phục, mũ... được chuẩn bị niêm phong trước ngày mở hội. - Lễ đại tế: Là nghi thức trang trọng nhất, lễ địa tế thường dâng 6 tuần rượu và lễ vật gồm: lợn, gà, xôi, oản, bánh kẹo, hoa quả để cúng thần linh. Đại tế do ban tế lễ thực hiện gồm 17 người. Nội dung của lễ đại tế là đón rượu thỉnh mời thần linh về dự hội hưởng lễ vật, đồng thời là dịp dân làng kính ý chúc tụng, bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong thần linh bảo trợ phù hộ cho cộng đồng dân làng. - Lễ hèm: Là lễ thể hiện các trò diễn tái hiện lại kỹ thuật canh tác cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân, trong phần lễ có diễn múa Trống Sành gồm ba phần là múa khai lộ (mở đường cho một vụ mùa làm ăn), múa xúc tép (cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an), múa cờ (mừng cho một vụ mùa làm ăn bội thu và trả ơn thần linh). Đồng thời, lễ hội có diễn xướng dân gian giã cốm và tra mộ nương. Trò giã cốm có bốn đôi trai gái cầm chày dài khoảng hơn 1m cùng giã vào một chiếc máng dài 1,5m theo nhịp tạo ra những điệu nhạc làm cho người xem thích thú, cũng như thể hiện sinh hoạt hàng ngày của con người. Diễn xướng tra mộ nương cũng có bốn đôi trai gái, trai cầm mỗi người một cái cây để đâm lỗ, nữ mỗi người đeo một cái giỏ đựng thóc để tra vào lỗ do những người con trai đi trước đâm sẵn. Cùng với đó là những câu hát Sình Ca đi vào lòng người của đội văn nghệ xã đảm nhiệm gồm các bài có nội dung được dịch ra như sau: Mở đầu là hát dâng hương: “Tay cầm một nén hương thơm, vào đình kính lễ dâng lên thánh thần, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho đất nước ngày càng phồn vinh” và “Tháng giêng mùng sáu đình Như Xuyên, khách lạ gần xa đến hội đình, đồng tâm cung kính dâng hương thánh, cầu tài cầu lộc hưởng bình an”. Tiếp đến là hát ca ngợi đình làng, ca ngợi quê hương đất nước: “Mở lời kính lễ thần hoàng, hai là kính lễ bốn phương thổ thần, thứ ba kính chúc hội đình, người người mạnh khỏe làm ăn phát tài”. Nhiều bài hát mang nhiều nội dung khác nhau được hát trong phần lễ. Phần hội: Hội là dịp để người dân vui chơi thỏa thích sau những ngày làm việc vất vả. Nó không bị ràng buộc bởi nghi lễ, tôn giáo, đẳng cấp, lứa tuổi, giới tính. Nếu phần lễ là những nghi thức thờ cúng linh thiêng có tính quy phạm được cử hành ở đình làng thì hội là những sinh hoạt dân dã, trên sân đình và khu vực bờ hồ để mọi người dự hội cùng tự do, bình đẳng vui chơi, tham gia vào các trò chơi dân gian như: ném còn, đua thuyền, chọi gà, vật truyền thống, bắn nỏ, đu xà... Mở đầu phần hội là trò ném còn tại sân đình, phải sau khi có người ném được quả còn qua vòng tròn thì phần hội mới được di chuyển lên trên khu vực hồ nước, tiếp tục trò ném còn trên bờ hồ. Trò ném còn dành cho tất cả du khách đến tham gia hội, nếu ai muốn tham gia có thể đăng ký với Ban tổ chức. vì thế, cần rất nhiều quả còn nên mỗi gia đình trong làng chuẩn bị hai quả còn để mang đến góp trước ngày mở hội. Ở giữa sân đình và bãi đất trống trên bờ hồ, người ta chôn một cây tre cao 9 - 10m, đầu trên cao có gắn một cái vòng tròn đường kính khoảng 50 – 60cm theo phương thẳng đứng. Sau đó gắn vải đỏ, phần trên khâu chắc vào mép vòng, ở dưới thả buông để khi ai đó tung trúng vào trong vòng còn dễ phát hiện ra. Mọi người cùng tham gia, nếu ai ném lọt tâm vòng thì người đó đạt thành tích, giải thưởng là 200.000 đồng, một cái sỏ lợn và một ván xôi. Trò chơi tung còn vừa mang tính văn hóa lại vừa mang tính thể thao, rèn luyện sự tinh tế, khéo léo, tài tình, ước lệ và duyên dáng, nhẹ nhàng khi tung, khi bắt; vừa kết hợp các động tác toàn thân, vừa sảng khoái tinh thần, vừa được giao lưu, tỏ tình, đoàn kết, vui vẻ. Trò ném còn có ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi, phát triển và mùa màng bội thu. Sau trò ném còn là đến hội vật truyền thống, tất cả những nam giới đều có thể đăng ký với Ban tổ chức để tham gia. Đây là trò chơi dân gian, mỗi ván đấu có hai người dùng sức để làm sao vật ngửa được đối phương thì sẽ dành chiến thắng. Những người xung quanh đánh trống reo hò, cổ vũ để khuyến khích tinh thần thi đấu cho các đấu vật. Phần thưởng cho người chiến thắng là 300.000 đồng. Đấu vật có ý nghĩa rèn luyện sức khỏe, củng cố tinh thần thể thao cho mọi người. Sau hội đấu vật là hội chọi gà. Chọi gà (còn gọi là đá gà) là một thú chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống từ lâu đời. Chọi gà là thú chơi để giải trí, xem về đấu pháp, tài nghệ của gà, nhưng còn một ý nghĩa khác đó là bói lộc đầu năm. Chọi gà là một thú chơi tao nhã, vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông xưa. Đặc biệt, trò chơi chọi gà có một sức hút rất đông đảo quần chúng, vừa mang tính chất giải trí, vừa mang tinh thần thượng võ, là chất keo sơn gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian dài ở các hội làng xưa. Hai con gà chọi người đỏ gay lừa mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, vào cổ họng, vào ức của đối phương quyết liệt hoặc ghì nhau đè cánh đạp chân như những đấu thủ trên sàn đấu. Những cú mổ hiểm hóc vào mắt, vào cổ đối phương đến chảy máu, những cú đá móc với những chiếc móc sắc nhọn đến toác ngực làm người xem xung quanh thán phục. Chú gà nào dành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng là 300.000 đồng. Đua thuyền là một trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo và can đảm. Trong hội đua thuyền, mỗi thuyền có bốn người nhưng chỉ có một người bơi thuyền bằng chân những người còn lại chỉ hỗ trợ và cổ vũ. Mọi người đều cố gắng dùng hết sức để đưa thuyền của mình về đích sớm nhất. Thuyền nào về đích sớm nhất sẽ dành phần thắng và đạt phần thưởng trị giá 500.000 đồng. Ngoài các phần chơi có giải thưởng còn có các trò chơi vui, giải trí như: Bắn nỏ, bịt mắt đánh trống, đu xà.... thể hiện sự khéo léo, tinh tế và nhanh nhẹn của mọi người làm tăng thêm tinh thần cố kết cộng đồng. Thực trạng công tác quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Tuyên truyền phổ biến các văn bản về quản lý lễ hội Trong những năm qua, công tác quản lý lễ hội luôn được các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ tỉnh đến cấp cơ sở quan tâm chỉ đạo và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các cơ quan chức năng và Chính quyền địa phương đã tăng cường đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp quy, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên hệ thống loa truyền thanh của xã, qua hướng dẫn nghiệp vụ, qua thông tin cổ động trực quan (pa nô áp phích, băng rôn, khẩu hiệu), đặc biệt là Quy chế tổ chức lễ hội và Quyết định số 39/2001 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 23/8/2001, Luật di sản văn hóa... Nhờ công tác triển khai phổ biến kịp thời các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tới các cơ quan, đoàn thể và nhân dân địa phương nên công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Lễ hội đã chấp hành theo Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2001 về thực hiện thủ tục cấp phép tổ chức thuộc Chương II, Điều 5; Báo cáo tổng kết lễ hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin... thuộc Chương II, Điều 4; Thời gian thực hiện tổ chức lễ hội thuộc Chương II, Điều 12. Đến nay, lễ hội đình làng Như xuyên đã thành lập Ban Tổ chức lễ hội, điều hành theo chương trình đã được xin phép với cơ cấu thành phần theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, còn tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước như: Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Nhìn chung, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên đảm bảo Quy chế tổ chức lễ hội của Nhà nước, đảm bảo các yếu tố: tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tổ chức lễ hội đảm bảo tính trang nghiêm, tiết kiệm, an ninh trật tự - an toàn xã hội, thu hút được nhiều người tham gia hòa mình vào không khí chung của lễ hội, tạo nên động lực tinh thần to lớn và khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong dịp tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên, ủy ban nhân dân xã đã tập trung chỉ đạo dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sơn Dương để đảm bảo phần lễ được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống, phần hội vui tươi, lành mạnh, trong đó có sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo sự phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài xã tham gia, góp phần phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng tiêu biểu của xã Đồng Quý nói chung và của người Cao Lan nói riêng. Trong những năm qua, lễ hội đình làng Như Xuyên đã thực sự trở thành nơi quy tụ sức mạnh cộng đồng, là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Có thể nói những văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng; Cụ thể hóa những nội dung của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã trở thành công cụ đòn bẩy cho hoạt động quản lý văn hóa, thể thao và du lịch cũng như lễ hội nói chung và lễ hội đình làng Như Xuyên nói riêng. Quản lý các nguồn lực cho tổ chức lễ hội Quản lý nguồn nhân lực Hiện nay, tại khu vực tổ chức lễ hội có hai loại nhân lực được quản lý: nguồn nhân lực tại chỗ, đó là cư dân địa phương thường xuyên tham gia các hoạt động dịch vụ có liên quan trong phạm vi ảnh hưởng của di tích và nguồn nhân lực vãng lai gồm các đối tượng lao động không cố định như: những người bán hàng rong, những người ăn xin... Ban tổ chức đã có phương án để quản lý tốt hai nguồn nhân lực này. Đối với nguồn nhân lực tại chỗ, bố trí và sắp xếp đội ngũ nhân lực phù hợp, đúng vị trí, trước khi phân công nhiệm vụ, Ban quản lý đã xây dựng kế hoạch, kiểm tra, đánh gia, phân loại đối tượng. Phân công và giao việc, tạo điều kiện công bằng để các các nhân được khẳng định và thể hiện trình độ năng lực của mình trong công việc. Đối với nguồn nhân lực vãng lai từ nơi khác đến tham gia vào hoạt động lễ hội, Ban tổ chức lễ hội đã có những biện pháp kiểm soát đối tượng này. Hạn chế để các cá nhân lợi dụng lễ hội hoạt động ăn xin, bán hàng rong. Quản lý nguồn tài chính Đối với nguồn tài chính chi cho tổ chức lễ hội được quản lý như sau: Lễ hội do cấp xã tổ chức và quản lý nên ngân sách do Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý trực tiếp cấp phát và xét duyêt quyết toán đối với Ban tổ chức lễ hội. Kinh phí lấy từ nguồn thu kinh doanh dịch vụ và thu được chủ yếu từ nguồn công đức của nhân dân địa phương và du khách thập phương được giao cho Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý nắm giữ, sau đó đầu tư trở lại chi cho các hoạt động tổ chức lễ hội lần sau và việc tu bổ di tích. Kinh phí tổ chức lễ hội được tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thì do Ban Văn hóa xã Đồng Quý trực tiếp quản lý chi cho tổ chức lễ hội. Quản lý bảo vệ di tích đình làng – nơi tổ chức lễ hội Lễ hội truyền thống ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đồng thời, lễ hội đang trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Do đó, việc tăng cường hiệu lực quản lý lễ hội truyền thống dựa trên các quy định của Hiến pháp, các văn bản Nghị định, Chế tài, các Quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Luật Di sản văn hóa do Nhà nước ban hành nhằm mục đích đảm bảo quyền tự do sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đưa các hoạt động tổ chức lễ hội đi vào nề nếp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thêm đa dạng, phong phú, vui tươi, lành mạnh trên cơ sở đó tăng thêm tinh thần đoàn kết gắn bó cộng đồng của người dân. Thông qua sinh hoạt lễ hội giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tính tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước của mỗi người dân, tạo ra môi trường bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian, từ đó biến lễ hội truyền thống trở thành động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và quảng bá hình ảnh của địa phương. Khai thác và phát huy tiềm năng sáng tạo, ý thức và vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống. Trong những năm qua các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và lễ hội đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và có đóng góp không nhỏ vào việc lập lại trật tự trong tổ chức và quản lý lễ hội trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế quản lý lễ hội trong những năm qua cho thấy: Yêu cầu thực tế cần được quan tâm quản lý trong các lễ hội thường đa dạng hơn, phong phú hơn, phức tạp hơn so với những gì chứa đựng trong các văn bản quản lý. Di tích đình làng Như Xuyên là không gian tổ chức lễ hội, nội dung của đình làng chính là nội dung của lễ hội và lý do tồn tại lễ hội. Vì thế, Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý đã tích cực chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ, tôn tạo đình làng Như Xuyên, đầu tư chống xuống cấp cho di tích. Đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để lễ hội hàng năm được tổ chức trang trọng, thành kính. Công tác quản lý bảo vệ di tích đình làng Như Xuyên từ năm 2008 đến nay đã được thực hiện có hiệu quả hơn so với trước đây. Những năm 90 trở về trước, đình làng chưa có người trông coi nên đã xảy ra hiện tượng mất cắp đồ vật thờ cúng như:lư hương, đỉnh đồng, ấm chén cổ... nhưng đến nay nhờ có hệ thống văn bản pháp quy: Luật di sản văn hóa và văn bản về quản lý lễ hội, công tác quản lý lễ hội đã đi vào nề nếp hơn. Quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng Quản lý các hoạt động dịch vụ- du lịch: Hoạt động dịch vụ - du lịch phục vụ lễ hội trên địa bàn xã Đồng Quý luôn được quan tâm: Đối với các cơ sở dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ trông giữ các phương tiện giao thông Ban tổ chức đã kết hợp với các ban ngành có liên quan trực tiếp quản lý và kiểm tra thường xuyên trong dịp lễ hội. Xây dựng các phương án để tăng cường quản lý, hướng dẫn làm thủ tục đăng ký hoạt động cho các đối tượng tham gia dịch vụ. Ban tổ chức đã chỉ đạo các hàng quán thực hiện nghiêm việc ký cam kết không bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát quá trình bán hàng tại các cơ sở dịch vụ không để xảy ra tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái lưu thông trên thị trường. Ban hành thông báo giá trần đối với các hàng hóa dịch vụ. Ban tổ chức thực hiện trông giữ các phương tiện giao thông và niêm yết giá trông xe theo quy định của Uỷ ban nhân dân xã, không cho hộ dân mở các điểm trông xe tự phát. Quản lý công tác vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm: Thực hiện chỉ thị về vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ lễ hội của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Ban tổ chức đã tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát các hàng quán chế biến thực phẩm. Tổ chức tuyên truyền và ký cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở. Thực hiện quy định quản lý, bảo vệ môi trường khu di tích đình làng. Ban tổ chức đã đề ra các nội quy hướng dẫn du khách và nhân dân tham gia lễ hội và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ xả rác đúng nơi quy định; bố trí thùng đựng rác, treo biểm cấm xả rác bừa bãi và nhắc nhở người dân có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. Đồng thời tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cộng cộng và gắn các biển hiệu trên các thân cây. Quản lý an ninh, trật tự công cộng: Ban tổ chức đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình tổ chức lễ hội với phương châm an toàn tuyệt đối về người, vật tư, tài sản của Nhà nước và nhân dân trong phạm vi toàn xã; Quy định và hướng dẫn hoạt động giao thông trong khu vực tổ chức lễ hội.Đảm bảo an toàn tuyệt đối về an ninh trật tự trong những ngày lễ hội và khu vực đình làng. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức lễ hội Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý đã duy trì công tác tổ chức, chỉ đạo khen thưởng kịp thời cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội, đồng thời, có những hình thức kỷ luật xử lý nghiêm minh đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định trong hoạt động lễ hội. Hàng năm, ủy ban nhân dân xã Đồng Quý đã thành lập Ban Thanh tra giúp Ban Tổ chức lễ hội đảm bảo công tác trật tự an toàn, duy trì nội quy tổ chưc lễ hội trên địa bàn xã trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội. Đặc biệt tăng cường kiểm tra khu vực tổ chức lễ hội. Ban Thanh tra hoạt động có hiệu quả, bố trí lực lượng tiến hành kiểm tra, xử lý và kịp thời ngăn chặn các vi phạm gây mất trật tự trong khu vực tổ chức lễ hội. Theo kết quả khảo sát lễ hội trong những năm qua cho thấy các hiện tượng tiêu cực như: hoạt động mê tín dị đoan, tăng giá đột biến tại các cơ sở trông giữ xe, dịch vụ ăn uống..., các hành vi đánh bạc núp dưới hình thức vui chơi có thưởng, chèo kéo khách, bán hàng rong, băng đĩa hình không tem nhãn, dịch vụ trông giữ xe tự phát... đã giảm đáng kể. Tình trạng mất cắp tài sản, người ăn xin, lang thang đã giảm hẳn, không có cơ sở nào bày bán đồ chơi trẻ em bạo lực, nguy hiểm. Nhưng bên cạnh đó, lại xuất hiện một số hiện tượng lều quán bán hàng không đúng quy định tại khu vực lễ hội. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Những thành tích đạt được Được sự quan tâm hướng dẫn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp trên, chính quyền và các đoàn thể địa phương, những năm gần đây, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên luôn được quan tâm và ngày càng đi vào nề nếp. Ban tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên đã điều hành lễ hội theo đúng chương trình đã được cấp phép, đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo không khí trang nghiêm trong phần lễ, vui tươi lành mạnh trong phần hội. Lễ hội được nâng tầm hơn so với trước đây, phù hợp với kinh tế của địa phương. Lễ hội được phục dựng theo hướng bảo lưu các yếu tố tích cực của lễ hội truyền thống kết hợp với một số yếu tố mới để phù hợp với yêu cầu của văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong phần hội nhiều trò chơi, trò diễn dân gian được đầu tư khôi phục, tổ chức đã góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của nhân dân và thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc như: ném còn, đua thuyền, đấu vật, chọi gà, đu xà..., trò diễn “Múa Trống sành”, “Tra mộ nương”, “Giã cốm” và đặc sắc hơn nữa là hát Sình Ca của đồng bào dân tộc Cao Lan. Kết quả hoạt động lễ hội đình làng Như Xuyên thời gian vừa qua cho thấy, lễ hội đã phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của văn hóa để phục vụ cho việc phát triển du lịch, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, giải trí của nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Ngoài ra, lễ hội được tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn và trùng tu lại di tích, tránh sự xuống cấp di tích. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lễ hội đã được chính quyền địa phương triển khai sâu rộng bằng các hình thức nội dung phong phú đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước, góp phần giáo dục nhân dân địa phương và du khách tham gia lễ hội chấp hành mọi nội quy, quy chế lễ hội; Ý thức giữ gìn tôn nghiêm nơi thờ tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự công cộng; Đồng thời góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, giới thiệu các giá trị của lễ hội. Nguồn tài chính thu - chi trong tổ chức lễ hội được chính quyền địa phương quản lý khá chặt chẽ, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và có hiệu quả. Ban tổ chức lễ hội đã xây dựng phương án để quản lý bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mang lại bầu không khí trong lành, linh thiêng và tôn kính cho không gian lễ hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế được những tiêu cực xảy ra tại nơi tổ chức lễ hội. Công tác an ninh trật tự, an toàn tại lễ hội đình làng Như Xuyên đến nay đã được đẩy mạnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân về người và tài sản khi tham gia lễ hội. Đồng thời, công tác kiểm tra hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trong lễ hội đã được tăng cường và chặt chẽ hơn, do đó, các hiện tượng tiêu cực đã giảm xuống đáng kể so với những năm về trước, góp phần lành mạnh môi trường văn hóa tại khu vực lễ hội trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội. Nhìn chung, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, du lịch. Thông qua việc tổ chức lễ hội góp phần củng cố tinh thần đoàn kết, giáo dục truyền thống văn hóa, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Tổ chức lễ hội đã tạo điều kiện tốt cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, đồng thời phát huy được giá trị của di tích cũng như lễ hội trong đời sống của nguời dân. Những hạn chế tồn đọng Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như sau: Trong công tác chỉ đạo phục dựng lễ hội nhất là phần lễ còn lung túng, chưa đúng trình tự truyền thống. Trong phần hội chưa có sự kết hợp được các trò chơi dân gian và các trò chơi hiện đại nên lễ hội vẫn kém hấp dẫn, thiếu sức lôi cuốn. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghiêm túc các quy định về giữ gìn Di tích lịch sử - văn hóa và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội còn chưa được thường xuyên. Đây là lễ hội cấp xã nên chưa tích cực huy động được các nguồn lực xã hội hóa tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến lễ hội. Công tác đào tạo còn nhiều bất cập, cán bộ làm văn hóa của xã mới chỉ được đào tạo ở bậc trung cấp. Đặc biệt là người quản lý đình làng mới chỉ làm tròn nhiệm vụ bảo vệ, vệ sinh và hương khói chưa thực hiện được nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá giá trị của đình làng vì đó chỉ là người có lòng nhiệt tình, có ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, có uy tín được dân làng đề cử chứ chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Chương trình tập huấn đối với cán bộ văn hóa còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, Ban Văn hóa xã chỉ có một cán bộ quản lý chung về các hoạt động văn hóa nên việc quản lý di tích - lễ hội là rất khó khăn. Mặt khác, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Các dịch vụ tự phát mang tính thời vụ chưa có sản phẩm đặc trưng của địa phương bày bán. Chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ lễ hội còn nghèo nàn, kém hấp dẫn chủ yếu là sản phẩm nhập từ các nơi khác. Một số hộ kinh doanh còn không niêm yết giá các mặt hàng nên dẫn đến tăng giá, chèn ép khách. Trong hoạt động du lịch lễ hội, công tác hướng dẫn khách thăm quan tại di tích còn thiếu nên du khách phải tự tìm hiểu. Chưa có tài liệu về truyền thống văn hóa của làng, về lễ hội. Công tác quản lý vệ sinh môi trường tại khu vực tổ chức lễ hội tuy đã được chú trọng song vẫn còn là vấn đề nhức nhối cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực cùng tham gia tổ chức và quản lý lễ hội chưa được tích cực, vẫn còn ỷ nại, trông chờ vào kinh phí của Nhà nước. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế Nguyên nhân của những thành tựu: Những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên đã thu được những thành tựu đáng khích lệ là do các nguyên nhân sau: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương. Sự nỗ lực của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sơn Dương mà trực tiếp là ủy ban nhân dân và Ban Văn hóa xã Đồng Quý đã thực hiện tốt công tác giám sát, tham mưu, tổ chức thực hiện và quản lý lễ hội trên địa bàn xã. Nội dung lễ hội được phục dựng, khai thác và phát triển đúng hướng, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo các quy định hiện hành phù hợp hài hòa với điều kiện thực tiễn và cuộc sống đương đại. Chương trình lễ hội ngày càng được bổ sung, hoàn thiện có sức hấp dẫn, được quần chúng nhân dân đón nhận và hưởng ứng. Cơ sở hạ tầng, vật chất của khu di tích và tổ chức lễ hội đang được quan tâm đầu tư nâng cao, quy hoạch và tổ chức quản lý các dịch vụ có tiến bộ. Công tác tổ chức lễ hội diễn ra theo đúng kế hoạch, thể hiện được lòng thành kính của nhân dân đối với các vị thần linh, tạo không khí trang nghiêm, đảm bảo an toàn, từng bước xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn xã Đồng Quý. Sự phân cấp, phân quyền trong Ban tổ chức lễ hội đã tạo được sự rạch ròi trong việc quy trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên khi khâu nào đó có sự cố, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh trong lễ hội. Nhận thức của nhân dân về thực hiện nếp sống văn hóa khi tham gia lễ hội đã có chuyển biến tích cực trong ý thức và hành động. Các hình thức tự quản của nhân dân ở khu vực tổ chức lễ hội đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của công tác quản lý lễ hội. Như vậy, sự kết hợp giữa công tác quản lý nhà nước về lễ hội và ý thức tự quản của nhân dân tham gia lễ hội đã làm thay đổi diện mạo của lễ hội truyền thống trên địa bàn xã và đạt được các mục tiêu vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế được nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra trong lễ hội. Nguyên nhân của những hạn chế: Mặc dù lễ hội đình làng Như Xuyên đã thành công và đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân sau: Đồng Quý là một xã nằm ở hạ huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có nhiều khó khăn về kinh tế nên chỉ chú trọng đầu tư và tập trung vào sản xuất kinh tế, chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa cũng như đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Đội ngũ cán bộ làm văn hóa trên địa bàn xã còn mỏng, năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế, thiếu đồng bộ, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý di tích – lễ hội dẫn đến chất lượng quản lý không cao. Mặt khác, lễ hội được phục dựng sau nhiều năm gián đoạn chưa được nghiên cứu đầy đủ và đánh giá đúng giá trị về mặt khoa học dẫn đến lúng túng, lộn xộn trong tổ chưc lễ hội. Công tác tuyên truyền, giới thiệu về giá trị của di tích, ý nghĩa của lễ hội chưa được nghiên cứu, sưu tầm đầy đủ cũng như công tác giáo dục còn nhiều hạn chế dẫn đến ý thức tham gia lễ hội của một số người chưa cao, còn có một số tiêu cực làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lễ hội. Kinh phí đầu tư cho tổ chức lễ hội còn hạn chế, Ban tổ chức lễ hội phải huy động nguồn tài trợ của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân trên địa bàn xã. Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế chưa được thường xuyên, chuyên nghiệp. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội Mặc dù đạt được nhiều thành công trong quá trình tổ chức và quản lý, song lễ hội đình làng Như Xuyên vẫn còn nhiều hạn chế như đã nêu ở trên cần được khắc phục. Do đó, tôi xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội như sau: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý lễ hội Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự quản lý văn hóa nói chung, quản lý lễ hội nói riêng ở cấp xã. Cụ thể là tiến hành điều tra, đánh giá đúng thực trạng cán bộ về số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện. Qua đó, có kế hoạch bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm việc đúng ngành, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của họ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ trẻ đủ năng lực để đảm bảo ở mỗi cơ quan quản lý văn hóa dù là cấp huyện hay cấp xã cũng có một cán bộ quản lý chuyên trách về di tích – lễ hội được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng những nhu cầu của công tác tổ chức và quản lý lễ hội trong tình hình mới. Cần ổn định tổ chức bộ máy cán bộ và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội ở các cấp nói chung và ở xã Đồng Quý nói riêng. Nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng các thể chế văn hóa mang tính tự quản của nhân dân ở địa phương nơi tổ chưc lễ hội. Các tiểu ban dựa trên chương trình kế hoạch đã được phê duyệt của Ban tổ chức, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thể về số lượng người tham gia, dự kiến kinh phí, nội dung chương trình, đồng thời đưa ra các tình huống, các biện pháp xử lý kịp thời mang tính tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao. Ban tổ chức cần tiến hành rút kinh nghiệm thường xuyên ngay trong và sau khi kết thúc lễ hội, báo cáo tổng kết lễ hội bằng văn bản với các cơ quan quản lý cấp trên để lấy đó làm cơ sở, bài học rút kinh nghiệm cho tổ chưc lễ hội lần sau. Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội Ban tổ chức cần phải xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch tổ chức lễ hội phù hợp với thực tế địa phương. Nội dung chương trình kế hoạch gồm: Nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp nguồn gốc, sự tích cũng như vai trò và ý nghĩa của lễ hội để xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội có các nghi lễ phù hợp thật sự mang tính chất là lễ hội truyền thống. Ban Tổ chức thống nhất chọn địa điểm, thiết kế không gian hội và diễn trình lễ hội; Quy định lộ trình đám rước của hội; Quy định thời gian chuẩn bị và thời gian mở hội. Xây dựng nội dung chương trình tổ chức lễ hội với các công việc: Xác định nội dung chủ đề tư tưởng và ý nghĩa, vai trò của lễ hội; Soạn thảo biên tập chương trình (có thể dưới dạng kịch bản sân khấu hóa) cụ thể các bước nghi lễ và quy định thời gian, nội dung cho các lễ thức với số lượng người tham gia, thời gian tiến hành, xử lý công việc, phục lễ, đạo cụ, phần lễ, trình tự đội ngũ lễ rước, lộ trình đi của đám rước, nội dung văn tế, các bước nghi thức tế lễ. Thực hiện nội dung các nghi lễ, nguồn nhân lực chủ yếu lựa chọn, sử dụng những người có độ tuổi trung niên và cao tuổi. Trong trò diễn xây dựng hình thức, nội dung phù hợp với tính chất, chủ đề của lễ hội. Căn cứ vào nội dung của lễ hội, quy định thời gian diễn xướng, trang phục, động tác diễn xuất, số lượng người tham gia, cử người dàn dựng, quy định thời gian luyện tập. Phải có kịch bản và sự chuẩn bị tập luyện chu đáo. Các hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức trên cơ sở khai thác, phục dựng các trò chơi dân gian. Đồng thời, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Tổ chức thi đấu, giao lưu các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... đặc biệt với lợi thế của địa phương có núi ở hai bên hồ nước, có thể tổ chức thi leo núi để khích lệ mọi người tham gia rèn luyện sức khỏe. Kết hợp tổ chức các hoạt động kinh tế văn hóa như giới thiệu sản phẩm hàng hóa địa phương và tạo ra những món quà lưu niệm của các tộc người cư trú trên địa bàn xã; Tổ chức các hoạt động kinh doanh các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động dịch vụ. Chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng hiệu quả, bảo đảm trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hoá, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế - văn hoá du lịch, đồng thời khơi dậy và tạo ra những tiềm năng kinh tế mới, bổ sung nguồn lực quốc gia, chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội cụ thể như sau: Tạo sự chuyển biến nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, về nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội; chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hoá cũng như những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời chỉ đạo và uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hoá của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý, nghiên cứu để việc tổ chức lễ hội ngày càng khoa học, có ý nghĩa. Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống gắn với việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, bảo vệ công trình di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn vệ sinh môi trường. Quan tâm lồng ghép việc đón nhận danh hiệu về văn hoá với việc tổ chức lễ hội vừa tiết kiệm, vừa có ý nghĩa sâu sắc. Coi trọng tính đặc thù, tính độc đáo riêng của mỗi loại hình lễ hội, tránh làm đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại nét riêng của lễ hội, gắn với truyền thống của địa phương, vùng, miền khu vực. Cụ thể: - Không trần tục hoá, làm cho lễ hội mất đi bản chất và giá trị vốn có của nó. Không áp đặt lễ hội theo kịch bản, theo ý chí chủ quan; kịch bản hoá lễ hội là đi ngược lại với bản chất của lễ hội truyền thống. - Khi xây dựng kịch bản phục vụ lễ hội phải chú trọng đến những giá trị lịch sử, những sự kiện chính trị và bản sắc văn hoá độc đáo của địa phương. Vì vậy, chủ đề của lễ hội phải mang tính tư tưởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù hợp, cô đọng và xúc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trương lãng phí, gây phản cảm. Các chương trình phục vụ lễ hội cần có nội dung phù hợp với lễ hội. Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định của lễ hội Chính quyền xã cần coi trọng công tác giáo dục pháp luật, tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến văn hóa, quản lý văn hóa và lễ hội nhất là các văn bản pháp luật mới ban hành.Ngành Văn hóa – Thông tin các cấp phối hợp với các ngành chức năng và địa phương, cơ sở cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú góp phần giới thiệu, phổ biến các giá trị lễ hội truyền thống đặc sắc, quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch của địa phương. Về hình thức: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, hệ thống loa truyền thanh, báo chí, mạng internet, pa nô, áp phích... xung quanh không gian lễ hội và tuyên truyền lưu động qua các hình thức loa phát thanh trên xe thông tin lưu động, thông tin lưu động tổng hợp. Về nội dung: Đẩy mạnh hướng dẫn tuyên truyền về ý nghĩa của lễ hội gắn với việc giới thiệu, tôn vinh công trạng của các vị thần được thờ tại di tích và các khu vực tổ chức lễ hội. Thường xuyên tuyên truyền nội dung mang tính phổ biến, giáo dục pháp luật, hành vi lối sống, cách ứng xử văn hóa... để không chỉ người tổ chức lễ hội mà cả người tham gia lễ hội hiểu được giá trị di sản văn hóa, nắm được quy định quản lý để tự điều chỉnh thông qua hành vi cụ thể ; hạn chế được các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội... Đồng thời, chính quyền địa phương nên có kế hoạch lồng ghép tuyên truyền các nội dung trên vào các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, và coi đó là nhiệm vụ chủ yếu của địa phương nhằm góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lễ hội; Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm, tự giác giữ gìn nơi thờ tự, bảo vệ môi trường tự nhiên – xã hội của nhân dân trong các di tích lịch sử - văn hóa gắn với tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ cảnh quan di tích và lễ hội Cần xây dựng kế hoạch trùng tu và giữ gìn, bảo quản di tích đình làng, hiện vật theo thời hạn, theo cấp độ và giá trị của di tích. Giao trách nhiệm và xây dựng phương án chịu trách nhiệm cho người quản lý di tích. Chính quyền địa phương và Ban Văn hóa xã duy trì kiểm tra, giám sát hiện trạng di tích và công tác tổ chức vận hành tại di tích. Đồng thời, tiếp tục tổ chức các hoạt động để phục dựng lại lễ hội, cụ thể là: Tổ chức điều tra, khảo sát, phân loại, đánh giá hiện trạng lễ hội, đánh giá hiện trạng di tích, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thương mại – du lịch. Trên cơ sở đó, tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển. Cử cán bộ đi học các lớp nâng cao năng lực để hướng dẫn tổ chưc, quản lý và phục dựng lại lễ hội. Đồng thời, tăng cường truyền dạy, phổ biến, trình diễn và phục dựng các diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian trong lễ hội. Tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, phục dựng có chọn lọc các nghi lễ, tế lễ, lễ rước gắn với lễ hội. Đầu tư kinh phí và huy động các nguồn vốn đầu tư cho việc tổ chức phục dựng lại lễ hội, các sinh hoạt, các trò diễn văn hóa dân gian, tu bổ các Di tích lịch sử - văn hóa. Công tác phục dựng lễ hội cần chú ý phương thức tổ chức lễ hội phù hợp với tính chất của lễ hội căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Phục dựng có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của lễ hội, loại bỏ dần những hủ tục rườm rà, lãng phí, tốn kém, mất thời gian của nhân dân làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và tâm lý.Do đó, cần đầu tư nghiên cứu kỹ về lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển của lễ hội và ảnh hưởng của nó đối với các phong tục, tập quán, đời sống văn hóa ở địa phương. Bố trí cân đối thời gian và nội dung các hoạt động giữa phần lễ và phần hội, chú trọng tổ chức các hoạt động văn hóa hiện đại làm phong phú các hoạt động của phần hội. Khai thác những trò chơi, trò diễn dân gian phản ánh lịch sử hình thành lễ hội. Việc phục dựng những trò chơi dân gian, những lễ hội truyền thống phải dựa trên những tiêu chí khoa học đảm bảo không làm sai lệch lễ hội. Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong quá trình tổ chức lễ hội phải có quy định các sản phẩm hàng hóa được phép kinh doanh, các loại hình dịch vụ được phép tổ chức hoạt động, tránh tình trạng hàng quán lộn xộn, lấn chiếm không gian lễ hội. Duy trì kiểm tra, giám định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết gía cả sản phẩm hàng hóa và các loại hình dịch vụ. Thực hiện chế độ đăng ký, kiểm duyệt và cam kết giữa các chủ kinh doanh với chính quyền địa phương và Ban tổ chức lễ hội. Tăng cường lực lượng quản lý, giám sát chặt chẽ trong thời gian lượng khách về dự hội đông và thời gian nghỉ trưa để khắc phục tình trạng bán hàng rong, tổ chức trò vui chơi có thưởng mang tính chất cờ bạc, tự tăng giá đột biến các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo và đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường như: Thiết lập hệ thống thu gom và xử lý rác thải từ hoạt động của du khách và các dịch vụ phục vụ trước, trong và sau lễ hội tại khu vực tổ chức lễ hội. Tăng cường bố trí các thùng đựng rác có dung tích lớn đặt ở những nơi thuận tiện trên các tuyến giao thông, đường đi lại, nơi nghỉ ngơi, mua bán, ăn uống của du khách và nhân dân dự hội. Duy trì trên hệ thống loa truyền thanh có nội dung phổ biến nội quy, quy chế lễ hội nâng cao ý thức tự giác vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường và trên các phương tiện cổ động trực quan. Ban tổ chưc cần xây dựng biện pháp phân tán và kiểm soát du khách để giảm bớt tác động đến môi trường thông qua các quy định hoặc thông tin tuyên truyền và thuyết phục. Quản lý an ninh trật tự, an toàn và phòng chống cháy nổ cần được duy trì, tăng cường và đặc biệt chú trọng ở khu vực đình và nơi tổ chức hội. Ban Tổ chức lễ hội cần xây dựng nội quy, quy định, tuyệt đối không để xảy ra mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và các tai nạn, tệ nạn khác làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khuyến khích, kêu gọi thành lập đội thanh niên, học sinh tình nguyện kết hợp với công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên của xã, các trường phổ thông trung học và chính quyền địa phương có mặt trên các tuyến đường giao thông đi vào khu vực lễ hội, có nhiệm vụ hướng dẫn, ngăn chặn các hành vi gây rối. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa Cùng với quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, văn hóa là của dân, do dân và vì dân. Ngoài sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ từ nguồn ngân sách tài chính của Nhà nước để xây dựng và phát triển văn hóa thì xã hội hóa văn hóa trở thành quy luật tất yếu khách quan. Thực hiện xã hội hóa thông các hình thức sau: - Kêu gọi các cá nhân, dòng tộc trong và ngoài địa phương đóng góp tiền, đồ vật để tổ chức lễ hội. - Xây dựng các dự án đấu thầu kinh doanh các hoạt động trong lễ hội và kêu gọi các nhà thầu tham gia. - Mở rộng hợp tác trong nước và ngoài nước để thu hút tối đa nguồn vốn của các tổ chức, của ngành văn hóa ở Trung ương và nguồn viện trợ quốc tế cho hoạt động lễ hội ở địa phương. - Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân cho hoạt động văn hóa - Tích cực khai thác và huy động nguồn thu qua các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa – du lịch để lại chi bổ sung cho hoạt động lễ hội nói riêng và hoạt động Văn hóa Thông tin nói chung. - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, tôn tạo, bảo tồn các khu di tích lịch sử - văn hóa, các cơ sở ăn nghỉ và tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý của chính quyền các cấp để đảm bảo không gian tổ chức lễ hội và phục vụ nhu cầu du khách về tham dự lễ hội. Xây dựng phương án đề phòng việc thái quá trong thực hiện xã hội hóa thành tư nhân hóa các hoạt động lễ hội, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý. Ngoài ra, duy trì quản lý chặt chẽ nguồn tài chính thu – chi trong tổ chức lễ hội cũng như nguồn nhân lực cố định và di động tham gia vào lễ hội theo quy định của Nhà nước và của địa phương cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội Xây dựng các phương án tăng cường giám sát, kiểm tra thường xuyên, liên tục, lâu dài; Quản lý, hướng dẫn và kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn xã. Các hình thức xử lý vi phạm phải dựa trên các nghị định, chế tài, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy chế, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, chính quyền địa phương. Đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời tránh để sự việc xảy ra rồi mới xử lý. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản quản lý làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ văn hóa tự điều chỉnh hành vi hoạt động của mình cũng như điều chỉnh các hành vi của cơ quan quản lý nhà nước. Kiện toàn đội ngũ thanh tra, giám sát của ngành từ tỉnh đến cơ sở: Tăng cường bổ sung, bố trí lực lượng tham gia đoàn kiểm tra có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thanh tra. Trang bị phương tiện, kỹ thuật cho công tác kiểm tra và chi mức bồi dưỡng cho cán bộ tham gia kiểm tra, có chế độ động viên, khuyến khích kịp thời bằng các hình thức khen thưởng vật chất (tiền) và tinh thần (giấy khen). Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành trong quản lý lễ hội: Cơ quan Quản lý nhà nước, Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra văn hóa... giúp cho công tác kiểm tra đạt chất lượng và hiệu quả. Ban tổ chức lễ hội thực hiện khen thưởng vật chất và tinh thần nhằm động viên, khuyến khích các cá nhân, địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội. Đồng thời, phê bình và xử lý những tập thể, cá nhân chưa làm tốt trách nhiệm. KẾT LUẬN Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân. Những tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội là phác thảo cho một bức tranh toàn cảnh về hoạt động lễ hội trên cả nước, như một phần di sản văn hóa của quá khứ còn bảo lưu được cho đến ngày nay và một nhu cầu rất phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Cả hai phương diện ấy, vai trò quản lý của Nhà nước là rất quan trọng. Bảo tồn và phát huy những hoạt động lễ hội chính là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, những bài học truyền thống giúp ích cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. Hơn nữa, đó cũng chính là hành trang để chúng ta bước vào cuộc hội nhập toàn cầu với những bản sắc và bản lĩnh được tích lũy và đúc kết trong lịch sử. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, với những quan điểm mang tính định hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước cùng với Luật di sản văn hóa đã được thông qua, những di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có di sản lễ hội đang trở thành một nguồn lực tinh thần to lớn cho toàn xã hội. PHỤ LỤC Hình ảnh vui chơi trong lễ hội Dịch vụ trông xe trong lễ hội TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào Duy Anh (1932), Hán Việt từ điển (tái bản 1990), Nxb KHXH Việt Nam, Hà Nội. Bộ Văn hóa Thông tin (1989), Quy chế mở hội truyền thống ban hành kèm theo quyết định số 54/VHQC ngày 04/10/1989, Hà Nội. Bộ Văn hóa Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/3/2001, Hà Nội. Chính phủ (2010), Quy định về tổ chức hoạt động và quản lý lễ hội, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010, Hà Nội. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb VH-TT, Hà Nội. Đinh Gia Khánh (1993), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Mai Hữu Luân (2003), Quản lý hành chính nhà nước, Nxb Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hoàng Nam (2005), Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (2005), Folklore một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý (2008 – 2011), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên. Lê Trung Vũ (chủ biên) (1992), Lễ hội dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trần Quốc Vượng (2001), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đề tài- Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Qúy, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang.doc
Luận văn liên quan