Công tác xã hội cá nhân tại trường Nguyễn Viết Xuân (Cầu Giấy - Hà Nội)

Trẻ em luôn là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Các em đáng được hưởng tất cả nhừng gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời của mình, các em phải được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần, được ăn no, mặc đẹp, được học tập, vui chơi, được quan tâm, được chăm sóc bởi bàn tay của cha mẹ, được ở bên gia đình . Thế nhưng, niềm hạnh phúc tưởng chừng như đơn giản đó lại là điều không thể với một số em trong ngôi trường mang tên người anh hùng Nguyễn Viết Xuân mà chúng tôi đang thực hành. Là một sinh viên năm cuối, đợt thực hành này nhằm cho sinh viên chúng tôi có dịp học hỏi cũng như thể hiện đầy đủ nhất những gì chúng tôi đã học. Nơi nhóm sinh viên chúng tôi chọn đến là Trường nội trú Nguyễn Viết Xuân- một ngôi trường khá nổi tiếng của phường Trung Kính- Quận Cầu Giấy- Hà Nội không những chỉ bởi đây là ngôi trường dành cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cả những học sinh trong diện chính sách mà còn đặc biệt ở chỗ, ngày kỷ niệm hàng năm của trường chính là ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam- 22/12- Một ngày ý nghĩa to lớn đối với cả dân tộc. Ngay từ ngày đầu tiên, chúng tôi đã được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của thầy Tuấn, thầy Hiệu trưởng của trường. Các em ở đây mỗi em đều có một hoàn cảnh éo le riêng, nhưng tất cả chúng đều rất vô tư, ngây thơ và trong sáng. Tại đây, các em đến học tập, ăn ở và được chăm sóc chu đáo cả về bữa ăn lẫn giấc ngủ. Điều đó làm cho tôi thực sự khâm phục những con người đã cống hiến gần như cả cuộc đời của mình cho hạnh phúc của các em. Biết bao số phận éo le, biết bao hoàn cảnh đặc biệt trưởng thành và nên người từ mái trường này. Bằng những kiến thức và các kỹ năng đã được rèn luyện và học hỏi tại trường cũng như trong công việc, tôi đã, đang và sẽ cố gắng hết sức để vận dụng vào lần thực hành này sao cho kết quả tốt nhất. Phần A: Những đặc điểm tình hình chung của trường Nguyễn Viết Xuân. Phần B: Những đánh giá ban đầu về thân chủ. I. Thông tin cơ bản về thân chủ. II. Những điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ. III. Sở thích, ước mơ của thân chủ. IV. Xác định vấn đề của thân chủ. V. Lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ. Phần C: Các lần phúc trình cá nhân. Phần D: Lượng giá. Phần E: Kiến nghị. Phần G: Kết luận. Báo cáo này gồm 53 trang

doc53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội cá nhân tại trường Nguyễn Viết Xuân (Cầu Giấy - Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân. - Tiếp xúc, làm quen để dễ dàng chia sẻ với trẻ. - Làm quen với trẻ qua sự giới thiệu của các thầy cô trong trường. - Cùng trẻ trò chuyện, chia sẻ sau những buổi tự học trên lớp hay trong những buổi sinh hoạt nhóm NVXH- nhóm đối tượng. + Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, ước mơ, sở thích, mong muốn…của trẻ. + Tìm hiểu những điều trẻ quan tâm để giúp em được chia sẻ… - Đan Trang. (NVXH) - Đối tượng. - Nhóm NVXH. - Thứ 2 hàng tuần (19h-21h). - Thứ 7 hàng tuần(19h-21h). - Tạo lập được mối quan hệ thân thiết với trẻ để chia sẻ. - Trẻ tự tin về bản thân và gia đình. 2. Hay mất thăng bằng khả năng đối phó với những rủi ro còn hạn chế. - Giúp trẻ tự tin vào bản thân, gia đình và tương lai. - Giải toả tâm lý. - Đưa ra những câu chuyện, trò chơi, tình huống, những gợi ý…để trẻ suy nghĩ và cảm thấy hiểu biết hơn, xoá bỏ mặc cảm tự ti… - Khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động của trường. - Đan Trang (NVXH) - Đối tượng. - Thứ 2 hàng tuần (19h-21h). - Thứ 7 hàng tuần(19h-21h). - Trẻ tự tin hơn và cảm thấy thoải mái hơn. - Biết cách hạn chế những rủi ro như bị các bạn bắt nạt thì làm gì… 3. Chưa xác định được phương pháp học tập nên sức học rất yếu - Giúp trẻ có định hướng cho bản thân. - Có phương pháp học tập phù hợp và tìm ra hứng thú học tập. + Nói chuyện với trẻ về những tấm gương vượt khó, những ví dụ cụ thể, có thật… + Tìm thêm sách báo, tư liệu nói về phương pháp học tập giúp trẻ tìm ra cách học phù hợp, như truyện tranh(Bộ truyện Thời thơ ấu của các thiên tài: Thiên tài đội sổ, Những thiên tài thích quậy phá… ). - Cùng trẻ chia sẻ ước mơ…để phần nào giúp trẻ có nghị lực, có cố gắng cho tương lai từ nhỏ. - Cùng trẻ làm bài tập, giảng giải cho trẻ phương pháp làm bài, học bài… - Đan Trang (NVXH) - Đối tượng. - Thứ 2 hàng tuần (19h-21h). - Thứ 7 hàng tuần(19h-21h). - Có định hướng cho bản thân, có nghị lực và có cố gắng. - Có phương pháp học tập hiệu quả. - Trẻ chăm học hơn. 4. Vẻ ngoài ngang bướng, khó bảo và có phần hỗn láo. Hay tranh cãi với các bạn, không được các bạn trong lớp yêu quý. - Giúp trẻ hoà đồng và lễ phép hơn. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề tình bạn, học tập, cuộc sống… - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành động đó của trẻ. - Khuyến khích trẻ làm việc tốt, động viên, khen ngợi trẻ khi trẻ có biểu hiện cố gắng. - Khuyên các bạn cùng lớp giúp đỡ trẻ. - Đan Trang (NVXH) - Đối tượng. - Thứ 2 hàng tuần (19h-21h). - Thứ 7 hàng tuần(19h-21h). Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn với cô giáo, các anh chị lớn… - Hoà đồng hơn với bạn bè 3. Giai đoạn triển khai kế hoạch A. Giai đoạn 1. NVXH lên kế hoạch hoạt động. Hẹn lịch làm việc với nhóm đối tượng.(Ngày gặp, thời gian, địa điểm, chủ đề trò chuyện…). B. Giai đoạn 2. Giới thiệu, làm quen với đối tượng. Tìm hiểu những thông tin cơ bản về đối tượng. (Tên, tuổi, sở thích, ước mơ…). Ví dụ như Thảo rất thích hát những bài hát về tình yêu, nhưng hơi khó bảo và ngang bướng… Tổ chức các trò chơi như “ Con sóc”, Kéo co, “ Hãy làm theo những gì tôi nói”, Thi hát nhạc theo chủ đề…và khuyến khích Thảo tham gia. Chia sẻ với em về tâm tư, nguyện vọng của trẻ, khuyến khích em trao đổi với NVXH những suy nghĩ của mình, giúp trẻ có cơ hội tương tác với bạn bè qua những trò chơi như kéo co, chia theo đội thi hát… Chia tay đối tượng. C. Giai đoạn 3. Lượng giá, đánh giá những mặt tồn tại và hạn chế của NVXH và những kết quả đã đạt được trong quá trình hoạt động. Đánh giá những kết quả mà đối tượng đã đạt được sau mỗi buổi sinh hoạt nhóm cũng như sau mỗi buổi gặp mặt nói chuyện, chia sẻ với NVXH. Đánh giá những tồn tại của đối tượng cũng như của NVXH. Kết thúc. Phúc trình ctxh cá nhân. Lần 1. (Ghi chép tại hiện trường). * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo. * Tuổi: 10. * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân. * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang. * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội. * Lần 1: Thời gian: Thứ 2 (19h-21h) ngày 15/09/2008. * Mục tiêu: Làm quen với đối tượng. Biết được những thông tin đầu tiên về đối tượng. Tiếp xúc tạo lập mối quan hệ. Ban đầu tìm hiểu TTTT. Dạy và kèm đối tượng học tập trong giờ tự học. Mô tả phúc trình vấn đàm. Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng. Tự đánh giá và các phương pháp, kỹ năng của NVXH. Nhận xét của GVHD. Buổi 1. Trước khi đến gặp các em, chúng tôi cũng đã có dị làm việc với ban giám hiệu nhà trường. Được sự hỗ trợ, giới thiệu tận tình của các thầy cô, chúng tôi cũng ít nhiều bớt đi những bỡ ngỡ ban đầu khi tiếp xúc với các em. Ngay từ buổi đầu tiên làm việc với trường, chúng tôi cũng tranh thủ xuống gặp gỡ và nói chuyện với các em, đồng thời hẹn lịch sinh hoạt với nhóm đối tượng vào các ngày, giờ cố định nên các em cũng không lạ lẫm khi chúng tôi đến để dạy các em học như đã hứa… Buổi 2. “ Đến hẹn lại lên” đúng 7h tối 13/9 nhóm sinh viên chúng tôi đã có mặt đầy đủ trước cổng trường NVX theo lịch đã hẹn sẵn với BGH nhà trường. Đây là 1 dịp khá đặc biệt khi mà ngày hôm sau lại đúng vào ngày Tết Trung Thu. Khỏi phải nói thì cả nhóm chúng tôi cũng có thể tưởng tượng được vẻ mặt háo hức khi sắp nhận được bánh trung thu của các em như thế nào. Vẫn như mọi khi chúng tôi đến, giờ đó các em học sinh đã tan học hết, sân trường lại trở về với vẻ im ắng, thanh bình. Sau khi chào bác bảo vệ và xin phép bác, chúng tôi lên chỗ ở của các em để gặp nhóm đối tượng. Khi chúng tôi đến nơi, các em ùa ra ríu rít như 1 bầy chim non, vây lấy chúng tôi… Thảo: Sao mà các anh chị lâu thế, làm em tưởng ko đến cơ, tí nữa thì em đi chơi mất rồi”. Nga “ Không , bọn chị hẹn là sẽ đến mà, làm sao thất hứa với các em được”. Cô Tiến “ Gớm, chúng nó cứ nhao nhao hỏi cô, nào là sao lâu thế, mãi chẵng thấy ai cả, hay là các anh chị ấy không đến…làm cô trả lời mỏi hết cả miệng. Giờ các cháu đến rồi thì may quá, cô đang dở việc, các cháu dẫn các em và trông nom các em cẩn thận cho cô với nhé. Rồi lại dẫn các em về nhé… * Hôm nay là buổi đầu tiên tôi tiếp xúc với nhóm đối tượng, rất tự nhiên, một “ cậu bé có nước da trắng” tiến đến chỗ tôi ngồi và lân la hỏi chuyện. Thảo: Chị ơi, chị là sinh viên à? NVXH: ừ, chị tên là Trang, còn em tên là hì? Thảo: Em là Thảo. Thế chị đi đến đây bằng gì? Đan Trang: Chị á, chị đi xe máy em ạ. Thảo: Nhà chị có xa không? Đan Trang: Cũng không xa lắm em ạ. Thế còn nhà em ở đâu? Thảo: Nhà em á, nhà em lúc thì ở Bắc Giang, lúc thì ở Bắc Ninh. Bà ngoại em quê ở Bắc Ninh, còn mẹ em quê ở Bắc Giang cơ. Đan Trang: Vậy à, sao lạ thế nhỉ? Chị tưởng bà ngoại và mẹ quê ở cùng nhau chứ nhỉ? Hay em kể cho chị nghe về hoàn cảnh của gia đình em được không? Thảo: Thôi, chị không nên nghe đâu, với lại, chị đừng hỏi đến nhà em, chị hỏi cái khác đi, chị đừng làm em tổn thương được không? Đan Trang: ơ…chị…chị xin lỗi. Chị không nghĩ rằng việc hỏi em về gia đình em lại làm em tổn thương. Chị xin lỗi nhé. Nào, bây giờ thì đến giờ làm bài tập về nhà rồi. Em lấy sách vở ra đi. Thảo: Chị ơi bắt đầu đi… Đan Trang: ừ, bây giờ chị em mình cùng học nhé. * Các em mỗi tối đều có một buổi tự học kéo dài 2 tiếng đồng hồ từ 19h cho đến 21h. Trong những giờ tự học này, các em làm những bài tập cô giáo giao trên lớp và ôn tập cũng như chuẩn bị trước những bài sau. * Thảo có lẽ là một cô bé hiếu động. Em không lúc nào ngồi yên tập trung làm bài mà lúc nào cũng quay sang hỏi tôi rất nhiều điều. Phải khá vất vả khi giúp em hoàn thành xong đống bài tập này bởi cứ giảng xong được một vài câu, tôi lại phải ngừng để trả lời những câu hỏi đại loại như: Chị có người yêu chưa? Chị đi học có được nhiều điểm 10 không? Chị có đến nữa không? Lát chị cho em số điện thoại của chị nhé… Đan Trang: Thảo này, em phải làm xong bài thì mới được nói chuyện nhé. Chị sẽ không giảng cho em nữa nếu em cứ tiếp tục nói chuyện. Em phải tập trung làm bài rồi sau đó, chị em mình sẽ ra ngoài, vừa đi dạo, vừa nói chuyện, được không? Thảo: Vâng. * Nói rồi em cắm cúi làm bài, trong khoảng nửa tiếng, cứ mỗi lần em ngẩng lên định hỏi tôi điều gì, nhưng nhìn thấy bộ mặt nghiêm nghị của tôi, em lại cúi xuống làm bài tiếp, tuy nhiên, những lúc tôi giảng bài cho em, Thảo vẫn không quên…tranh thủ hỏi vài câu ngoài lề… * Tôi giao cho em một số những bài tập đơn giản để cho em nhớ bài và làm quen với cách giao bài cùng với cách dạy của tôi. Còn 10 phút nữa là hết giờ tự học của các em, tôi muốn dạy cho em một bài hát đơn giản bằng tiếng anh… Đan Trang: Thảo này, em có muốn học một bài hát bằng tiếng anh không? Nó rất ngắn lại hợp với tuổi em nữa… Thảo: Vâng, chị dạy đi ạ. * Trước khi dạy em tôi đã hát thử cho em nghe bài hát “ Hello teacher”, hình như khiến em rất vui, tôi thấy bàn tay em gõ gõ theo nhịp bài hát và khuôn mặt em dượng như đã đỡ căng thẳng hơn… * Sau đó, tôi và em chia tay lúc tiếng trống báo hiệu giờ học kết thúc. Tôi không quên hẹn em lần sau phải chú ý hơn những lúc làm bài và tôi hứa sẽ kể cho em những câu chuyện có thật về thời thơ ấu của các thiên tài. - Liến thoắng. - Cô cười hiền hoà và thân mật… - Dịu dàng nhìn chúng tôi… - Nhao nhao lên … - Vẻ mặt ngây thơ… - Ra chiều đăm chiêu, suy nghĩ… - Lắc đầu quầy quậy và trông rất già dặn… - Lôi ngay sách vở ra và liến thoắng… - Vẻ mặt buồn bã… - Háo hức chờ đón… - Cảm giác ấm cúng và thân thiện… - Thấy vui vì biết các em mong ngóng mình. - Làm tôi vừa buồn cười vừa thấy em thật đáng yêu… - Nhìn em mà trong lòng rộn lên 1 niềm vui… - Cảm thấy lạ lùng... - Kỹ năng khai thác thông tin. - Thấy mình như trẻ con vừa phạm lỗi. Tôi không ngờ rằng một đứa trẻ 10 tuổi lại có thể nói ra những câu như vậy… - Tôi đã hải dùng rất nhiều những biện pháp từ việc ra lệnh cho em tập trung vào học, hứa sẽ kể chuyện khi nào em học xong hay như động viên, khuyến khích em để em tập trung vào học tập… - Quay sang em… - Kỹ năng thu hút sự chú ý… * Nhận xét buổi phúc trình lần 1. Buổi tiếp xúc để lại trong tôi ấn tượng thật tốt đẹp. Thảo sống không trầm như những đối tượng trước đây tôi đã gặp, thậm chí em còn nhanh nhẩu, bạo dạn khi giao tiếp. Nhưng em ngại chia sẻ với người khác vì sau này tôi mới hiểu rằng, em không có nhiều những ký ức tốt đẹp gì về gia đình của mình. Và tôi cũng biết một số những tính cách của em qua buổi tiếp xúc hôm nay, đó là em không tập trung vào việc học cũng như chưa có phương pháp học tập phù hợp nên kết quả còn rất kém. Buổi gặp gỡ hôm nay đối với tôi tương đối hoàn hảo. Tôi không mong nó thành công hơn thế khi mà Thảo dường như đã không còn giữ khoảng cách với tôi. Em đã làm cho tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn, làm việc hăng say hơn. Tuy nhiên đây cũng là buổi dạy đầu tiên của tôi nên nhiều khi tôi cũng khá lúng túng, nhiều lúc vẫn để khoảng trống trong buổi trò chuyện khiến em im lặng và tôi cũng vậy. Nhưng tôi mong rằng lần sau mình sẽ làm tốt hơn và tôi sẽ cố gắng chuẩn bị thật kỹ để nói chuyện thân thiện với em hơn. Phúc trình ctxh cá nhân. Lần 2. (Ghi chép tại hiện trường). * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo. * Tuổi: 10. * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân. * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang. * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội. * Lần 2: Thời gian: Thứ 7 (19h-21h) ngày 20/09/2008. * Mục tiêu: Xác định vấn đề của thân chủ. Thu thập thêm thông tin. Giúp trẻ tự tin vào bản thân.( Đưa ra những câu chuyện, trò chơi, tình huống, những gợi ý…để trẻ suy nghĩ và cảm thấy hiểu biết hơn, xoá bỏ mặc cảm tự ti…) Khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động của nhóm NVXH. Giải toả tâm lý. Mô tả phúc trình vấn đàm. Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng. Tự đánh giá và các phương pháp, kỹ năng của NVXH. Nhận xét của GVHD. * Theo đúng như lịch đã sắp xếp, hôm nay chúng tôi đến để tổ chức trò chơi cho các em. Vừa đến nơi, tôi đã thấy Thảo chơi ở chỗ chúng tôi hay gửi xe để đợi tôi đến. Nhìn thấy thôi, Thảo chạy ùa ra ôm lấy tôi và nũng nịu nói như hờn dỗi… - Chạy ra ôm chầm lấy tôi. - Quay lại ôm lấy em. Thảo: Trời ơi, bọn em đợi anh chị lâu lắm rồi đấy. Ngồi sốt hết cả ruột đây này. - Giọng có vẻ hờn dỗi Đ.Trang: Vậy à, vậy thì bọn chị xin lỗi B nhé. Thế còn các em khác, các em đợi có lâu không? ơ nhưng mà bọn chị hẹn các em 7h30 mà, giờ còn chưa đến giờ nhé, thế mà đã bị trách rồi, buồn quá. - Dỗ dành em NĐT: Đâu mà…Ai bảo thế? …Bọn em nghe khác cơ…Thôi xuống đi chị ơi…chị ơi, anh Huy ơi lên đi. - Nhao nhao lên nói… - Nhìn chúng mà lòng tôi chợt vui lạ thường. Huệ: ừ đi nào, ai theo sau chị nào? NĐT: em..em ….quên đi, tao đi trước… Lý: Từ từ, các em ơi đừng chen lấn không ngã đấy. * Nhìn bọn trẻ háo hức tranh nhau đi xuống cầu thang mà chúng tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi được các em đón nhận tình cảm của mình. * Rất nhanh chóng, chúng tôi đi xuống khoảng sân rộng đã được mấy bạn ở lại trải chiếu và bày biện hoa quả, bánh kẹo mà chúng tôi đã chuẩn bị từ trước với mục đích tổ chức TT luôn cho các em. - Tranh nhau nói trước - Lo các em bị ngã khi chạy xuống cầu thang hơi tối. * Theo đúng như lịch đã sắp xếp, hôm nay chúng tôi đến để tổ chức trò chơi cho các em. Vừa đến nơi, tôi đã thấy Thảo chơi ở chỗ chúng tôi hay gửi xe để đợi tôi đến. Nhìn thấy thôi, Thảo chạy ùa ra ôm lấy tôi và nũng nịu nói như hờn dỗi… Thảo: Trời ơi, bọn em đợi anh chị lâu lắm rồi đấy. Ngồi sốt hết cả ruột đây này. Đ.Trang: Vậy à, vậy thì bọn chị xin lỗi B nhé. Thế còn các em khác, các em đợi có lâu không? ơ nhưng mà bọn chị hẹn các em 7h30 mà, giờ còn chưa đến giờ nhé, thế mà đã bị trách rồi, buồn quá. NĐT: Đâu mà…Ai bảo thế? …Bọn em nghe khác cơ…Thôi xuống đi chị ơi…chị ơi, anh Huy ơi lên đi. Huệ: ừ đi nào, ai theo sau chị nào? NĐT: em..em ….quên đi, tao đi trước… Lý: Từ từ, các em ơi đừng chen lấn không ngã đấy. * Nhìn bọn trẻ háo hức tranh nhau đi xuống cầu thang mà chúng tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi được các em đón nhận tình cảm của mình. * Rất nhanh chóng, chúng tôi đi xuống khoảng sân rộng đã được mấy bạn ở lại trải chiếu và bày biện hoa quả, bánh kẹo mà chúng tôi đã chuẩn bị từ trước với mục đích tổ chức TT luôn cho các em. NĐT: Oa, nhiều bánh kẹo quá, cướp đi anh em ơi…Này, không được cướp….Chị ơi, thằng D nó lấy trộm kẹo…Chị ơi…Anh ơi… * Chúng tôi khá vất vả để dừng…cơn thèm của lũ trẻ lại,chúng tôi phân công nhau hướng dẫn các em chỗ ngồi và ốn định trật tự. Thảo: Chị ơi bắt đầu đi… Quang: Rồi, giờ thì làm gì nữa đây? Nhanh lên chị ới… * Không để các em đợi lâu, chúng tôi tổ chức những trò chơi đơn giản nhưng vận động nhiều nên khá vui. Đan Trang: Bây giờ chị sẽ hướng dẫn các em chơi trò “ Con sóc” nhé. NĐT:Vâng…nhanh lên chị ơi…chơi như thế nào ạ…khó không chị ơi?... * Trò chơi “ Con sóc” thật sự khiến các em phấn khích và vui vẻ. Tất cả chúng tôi đều chạy tán loạn y như có…động đất thật vậy, ai cũng cố chui vào 1 cái cây nào đó để không phải làm chủ trò, nhiều lúc cuống quá, các em còn quên mất mình là cây hay là con sóc, lúc sau nhớ ra vậy là mọi người được một trận cười vui vẻ… * Sau đó chúng tôi ngồi quanh mấy chiếc chiếu đã được trải sẵn và các em vừa ăn vừa bàn tán sôi nổi. Riêng Thảo chỉ dựa vào người tôi và hai tay giữ đầy bánh kẹo nên không ăn được. Tôi liền nói… Đan Trang: Thảo này, em ăn đi, mang chị cầm bánh kẹo cho. Thảo: Vâng, chị cầm nhé, khéo không chúng nó cướp đấy. Đan Trang: ừ, em cứ ăn nhiều vào, bọn chị mang nhiều mà. * Thảo ăn lấy ăn để những thứ bánh trái mà chúng tôi mang đến. Thỉnh thoảng em còn bóc cho tôi ăn và bắt tôi phải ăn nếu như tôi từ chối. Rồi Thảo nói em cũng muốn được tôi đáp ứng bằng cách bóc bánh cho em ăn. Vừa bóc, tôi vừa hỏi chuyện em. Đan Trang: Thảo này, chị sẽ kể cho Thảo nghe về gia đình chị, sau đó Thảo sẽ kể cho chị nghe về em được không? Thảo: Vâng, em ăn xong em sẽ kể. * Tôi kể cho em nghe về sở thích, ước mơ, sinh nhật cũng như gia đình, bạn bè và trường học của mình. Thảo chăm chú ngồi nghe, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách khi tôi nói đến những chi tiết ngộ nghĩnh thời thơ ấu… Thảo: Chị sướng nhỉ, chị có bao nhiêu chuyện hay, em không có như chị đâu, hay thôi em không kể đâu. Đan Trang: Em đã hứa là sẽ kể rồi và chị cũng đã giữ lời hứa của chị. Chị thực sự muốn nghe em kể chuyện mà. Em kể đi. * Sau đó, Thảo bắt đầu kể về tuổi thơ của em bên mái nhà tranh ở một vùng quê nghèo khó, em sống với một bà mẹ lúc nào cũng coi em như một cái gai trong mắt và một tuổi thơ không mấy hạnh phúc, êm đềm. Em nói cho tôi về ước mơ của mình. Thảo: Em chỉ mong mẹ em sớm khỏi bệnh để mẹ không chửi em nữa và em được về ở với mẹ thôi. Lúc nói đến bố, đôi mắt em long lanh sự giận dữ và em phải kiềm chế lắm mới không khóc thành tiếng, mặc dù đã có những giọt nước mắt chảy ra. * Tôi thấy mình thật vô duyên nếu cứ để em như thế. Vì vậy tôi đã ngăn em lại… Đan Trang: Thảo à, chị cám ơn em đã tin chị và nói cho chị rất nhiều chuyện. Những chuyện này sẽ là bí mật của hai chị em mình nhé. Em cũng không được kể cho ai là chị đã làm gì để biết bơi nhé, nếu không mọi người cười chị chết. Thảo: Vâng, chị cũng thế nhé. * * Chúng tôi ngồi chuyện trò thêm đôi chút thì hết giờ. Thời gian trôi nhanh quá, không chỉ có chúng tôi cảm nhận như thế mà ngay cả các em khi nghe thấy tiếng trống cũng không nghĩ rằng mình đã phải về đi ngủ… Thảo: Chán nhỉ chị nhỉ. Chưa gì đã phải về rồi. Thế bao giờ các anh chị quay lại? Đan Trang: Thứ 2 các anh chị sẽ quay lại để giúp các em học bài. Thế hôm đấy Thảo lại ngồi cạnh chị để chị dạy học nhé. Thảo: Vâng, em sẽ nhận ra chị. Chị nhớ tìm em nhé. Đan Trang: ừ , chị hứa. Thế từ giờ cho đến hôm đó, Thảo phải ngoan và nghe lời cô nhé, nếu không chị buồn lắm. Thaỏ: Vâng. - Vây lấy túi bánh kẹo mà chúng tôi mang đến. - Túm lấy tay tôi giục. - Háo hức, phấn khởi. - ánh mắt lo sợ và ôm khư khư bánh kẹo vào lòng. - Lập tức đưa ngay cho tôi. - Vừa nhai bánh, vừa nói. - Quay sang tôi, ánh mắt có phần ngưỡng mộ. - Mắt bắt đầu rơm rớm nước… - Phụng phịu ôm lấy tay tôi… - ánh mắt có phần rạng rỡ hơn… - Ngoan ngoãn… - Tôi thấy vừa thương chúng vừa thấy quý mến những đứa trẻ này. - Làm tôi vừa buồn cười vừa thấy các em thật đáng yêu… - Tôi phải khản cả giọng mới át nổi sự háo hức của chúng - Phải khó khăn lắm tôi mới thu hút được sự chú ý của các em… - Kỹ năng động viên, làm em an tâm hơn… - Thấy rất thương em. - Kỹ năng chia sẻ. - Kỹ năng khuyến khích, khai thác thông tin. - Cảm thấy rất vui vì mình đã làm được chút gì đó cho em vui… - Cảm thấy mình muốn ở thêm 1 lúc nữa… - Hẹn với em… - Thấy nuối tiếc, chưa muốn về vì sợ làm em buồn… * Nhận xét buổi phúc trình lần 2. Tôi và em chia tay nhau ra về. Em đã nhiệt tình tham gia những trò chơi mà chúng tôi tổ chức. Tôi mong rằng em sẽ thấy vui vẻ và giải toả được phần nào tâm lý sau tuần học hành căng thẳng. Tôi thấy trong lòng rất thoải mái, em đã chia sẻ với tôi những thông tin vô cùng cần thiết cho tôi mà không cần hỏi xem tôi hỏi như thế để làm gì. Và tôi biết rằng tôi có thể ngồi nói chuyện với em lâu hơn, nhiều hơn về những thứ mà em quan tâm trong cuộc sống…Đây cũng chính là bước đệm để tôi có thể tiếp xúc với em sau này… Phúc trình ctxh cá nhân. Lần 3. (Ghi chép tại hiện trường). * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo. * Tuổi: 10. * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân. * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang. * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội. * Lần 3: Thời gian: Thứ 2 (19h-21h) ngày 22/09/2008. * Mục tiêu: Bước đầu xác định vấn đề của thân chủ. Tìm hiểu kỹ hơn về thân chủ.(Sơ đò phả hệ, sơ đồ sinh thái, hoàn cảnh gia đình…). Giúp trẻ có định hướng cho bản thân. Có phương pháp học tập phù hợp và tìm ra hứng thú học tập. Mô tả phúc trình vấn đàm. Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng. Tự đánh giá và các phương pháp, kỹ năng của NVXH. Nhận xét của GVHD. Buổi thứ 3 của tôi và em diễn ra vẫn đúng như lịch hẹn. Như những buổi trước, khi chúng tôi đến, các em mới xuống mở cửa phòng học. Một số em đã làm xong bài tập của mình và hôm nay đến các em chỉ chơi hay học qua một chút bài học mới. Hôm nay, theo như kế hoạch và mục tiêu tôi đặt ra có vẻ hơi nhiều những thông tin mà tôi cần em cung cấp. Trong lòng tôi thực sự hơi lo lắng khi mà tôi không biết em có chịu chia sẻ với tôi không và tôi sẽ làm gì, đặt câu hỏi như thế nào để em nói chuyện cởi mở hơn với mình về gia đình em. Thảo: Chị ơi, em đợi chị rồi mới học bài đấy. Em không làm trên lớp nữa mà nghe cô giảng thôi. Đan Trang: Vậy à, vậy thì hôm nay chị phải thưởng cho em mới được. Hôm nay chị kể chuyện nhé. Thảo: Vâng ạ, sướng quá, thế thì từ lần sau em cũng cứ đợi chị rồi mới học để chị còn kể chuyện nữa chứ. Đan Trang: Thật không? Nhưng nếu chị hết hạn thực hành ở đây thì chị mong Thảo vẫn học như thế này nhé. Thảo: Vâng. Đan Trang: Em lấy sách vở ra đi, chị em mình học luôn nhé, nhanh xong chị còn kể chuyện cho em nghe rồi chị em mình nói chuyện nữa. *Như những lần trước, tôi hướng dẫn em làm những bài tập về nhà. Có những chỗ em không nhớ, vẫn phải giở sách ra xem, nhưng tôi vẫn thấy hài lòng vì những gì tôi dạy em, em đều hiểu và làm được. Em đã tập trung hơn và giảm thiểu những câu hỏi ngoài lề vì em biết rằng làm như thế tôi sẽ không vui. Sau khi em làm bài xong, tôi kiểm tra và chỉ ra những lỗi sai cho em, em nhầm chỗ nào, em tốt và rất tốt chỗ nào…để em có thể hiểu bài và phần nào đỡ sợ những môn học này hơn. Chỉ còn gần 20 phút nữa là hết giờ học, em cũng đã làm xong bài. Tôi tranh thủ nói chuyện với em… Thảo: Chị ơi, nghỉ được chưa hả chị? Em làm xong bài tập rồi. Đan Trang: ừ, được rồi em ạ. Bài hôm nay có khó không em? Có chỗ nào em chưa hiểu không? Thảo: Không chị ạ, những cái này em đều học qua hết rồi. Đan Trang: Vậy thì tốt, nếu có chỗ nào không hiểu, em phải hỏi chị ngay nhé, nếu không hỏi, em sẽ không hiểu những bài tiếp theo đâu. Thảo ơi, nhà em có mấy anh chị em? Thảo: Có mình em thôi, nhưng em sống với bà ngoại và bố mẹ nuôi. Đan Trang: Vậy à? Bố mẹ nuôi em là bạn của bố mẹ em à? Thảo: Không chị ạ, là cậu mợ em đấy. Đan Trang: Thế cậu mợ em có con không? Thảo: Có ạ, hai thằng cơ, chúng nó quý em lắm. Đều bé hơn em. Đan Trang: Các em ấy có đi học không em? Thảo: Chúng nó chưa đi học đâu ạ, nhà em không có tiền cho chúng nó đi học đâu. Chúng nó toàn ở nhà thôi. Đan Trang: Thế thì ai trông các em ấy? Các em ấy còn nhỏ mà? Thảo: Bà em ạ, nhưng hôm nào bà em đi làm thì chúng nó ở nhà với mẹ em. Đan Trang: Vậy thì cậu mợ em vất vả lắm phải không? Cậu mợ em làm gì? Thảo: Cậu mợ em làm thuê ạ. * Tôi nói chuyện và hỏi han về cậu mợ của em. Họ rất thương em, nuôi em từ lúc mẹ em bị bệnh còn bố em thì bỏ đi. Nghe em kể, tôi thấy dường như trong dáng người mảnh khảnh, nhỏ bé đó là cả một suy nghĩ chín chắn của một đứa con hiếu thảo. * Khi tôi hỏi đến bố của em thì giọng của Thảo chợt thay đổi. Thảo: Em căm thù ông ta, lúc nào lớn lên em sẽ giết ông ta để trả thù vì ông ta bỏ mẹ em, để mẹ em phải khổ. Đan Trang: Thảo à, em không nên suy nghĩ như vậy. Dù sao ông ấy cũng là người sinh ra em. Mai sau em lớn lên em sẽ hiểu. Nếu em thương mẹ hãy cố gắng học giỏi để cho mẹ vui, được không? Thảo: Vâng. Đan Trang: Thế bệnh tình của mẹ em sao rồi? Thảo: Mẹ em bị điên từ lâu rồi cơ. Giờ càng ngày càng nặng chứ chẳng khỏi gì cả. Chị biết không? Ngày trước lúc em còn ở nhà, mẹ em toàn đánh em thôi, mẹ chửi em là vì em bố mới đi chỗ khác, nhưng nếu mẹ em mà không lên cơn thì mẹ em thương em lắm. Em cũng thương mẹ em. Đan Trang: Em có hay về quê chơi không? Thảo: Không ạ. Em chẳng biết quê em ở đâu, em chỉ ở nhà em thôi. * Sau đó, Thảo kể cho tôi nghe về gia đình em, cậu mợ em, bà ngoại thương em như thế nào, nhưng lúc em nghịch ngợm, bà đánh em ra sao, và kể về mấy cậu em nhỏ thường xuyên bày trò để rồi cả mấy chị em đều bị ăn đòn. * Nghe giọng em kể, tôi tưởng tượng ra cảnh vui chơi của các em, thấy trong giọng kể của em có chút gì đó nuối tiếc vì những điều đó bây giờ là quá xa vời với em. * Nói chuyện với em thêm ít phút nữa đã đến giờ về. Tôi với em đi xuống cầu thang và bàn về bài học hôm nay, em cứ đòi tiễn tôi ra cổng nhưng tôi lại đòi đưa em về. Dùng dằng mãi cuối cùng em cũng để tôi đưa về. Đan Trang: Về cẩn thận nhé, nhớ đi ngủ ngay đấy. Thảo: Vâng ạ, em chào chị. Thứ 7 chị lại đến nhé, em đợi đấy. - Nói với tôi vẻ tự hào… - Vui vẻ - Ngoan ngoãn… - Vặn vẹo người ra chừng mỏi lắm… - đăm chiêu, suy nghĩ… - Lắc đầu. - ánh mắt em bỗng sáng hơn, vui vẻ… - Mơ màng… - Khuôn mặt em bỗng đỏ lên và giọng nói thì thay đổi hẳn… - Buồn bã cúi mặt xuống. - mắt em đã long lanh nước… - Khuôn mặt em rất buồn. - Quay lại nói với theo tôi… - ôm lấy em. - Hỏi em và giơ ngón tay út ngoắc hứa. - Cùng em ngồi vào bàn học. - Xoa đầu em. - Cùng em thu dọn sách vở. - Hơi ngạc nhiên. - Kỹ năng khai thác thông tin. - Cảm thấy rất thương em. - Kỹ năng chia sẻ. - Tôi phải đổi chỉ đề nếu không tôi sợ em sẽ khóc nếu cứ tiếp tục hỏi về mẹ em. - Nắm tay em lắc nhẹ. * Nhận xét buổi phúc trình lần 3. Cuộc nói chuyện giữa tôi và em hôm nay thật sự đã làm cho tôi thêm hiếu em hơn, hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình em. Những thông tin tôi càn hầu như đã có, và tôi rất vui vì em đã chia sẻ cởi mở hơn với tôi những gì thầm kín nhất trong lòng em. Các thông tin mà tôi thu thập được hoàn toàn có ích cho bản thân tôi trong quá trình viết báo cáo cũng như giúp cho em có được khoảng thời gian chia sẻ, nói chuyện. Không hiểu sao tôi luôn tin tưởng rằng em sẽ thay đổi được và em sẽ tiến bộ lên, sẽ ngoan hơn. Tôi mong rằng một ngày nào đó có thể thấy em trưởng thành và sống vui vẻ hơn… Phúc trình ctxh cá nhân. Lần 4. (Ghi chép tại hiện trường). * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo. * Tuổi: 10. * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân. * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang. * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội. * Lần 4: Thời gian: Thứ 2 (19h-21h) ngày 29/09/2008. * Mục tiêu: Giúp trẻ hoà đồng với bạn bè.(Trò chuyện với trẻ về chủ đề tình bạn, học tập, cuộc sống…, Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành động đó của trẻ…). Giúp trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn với cô giáo, các anh chị lớn… (Khuyến khích trẻ làm việc tốt, động viên, khen ngợi trẻ khi trẻ có biểu hiện cố gắng, Khuyên các bạn cùng lớp giúp đỡ trẻ). Mô tả phúc trình vấn đàm. Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng. Tự đánh giá và các phương pháp, kỹ năng của NVXH. Nhận xét của GVHD. * Vẫn như thường lệ, hôm nay nhóm chúng tôi đến để kèm các em trong buổi tự học. Tôi lên trên phòng của em để đón em và các bạn xuống học, còn 15 phút nữa mới đến giờ học nên thấy tôi, Thảo rất ngạc nhiên... Thảo: ơ, sao chị đến sớm thế? Đan Trang: Chị bảo rồi mà, chị sợ Thảo mắng nên mới phải đến sớm đấy chứ. Nhóm đối tượng: Eo ơi, cái Thảo đanh đá lắm chị ạ...Trông xinh thế mà đanh đá... Thảo: Đâu ạ, em có nói gì đâu, không phải mà, phải không chị? Đan Trang: Mọi người nói đùa thôi em ạ. Chị dẫn em lên học nhé. Hôm nay ai cầm chìa khoá phòng học ấy nhỉ? Thảo: Em ạ, hôm nay em lại phải trực nhật nữa chị ạ, chán thế, chị có ở lại cùng em không? Đan Trang: Vậy thì chị em mình cố gắng học xong thật nhanh để vừa trực nhật vừa nói chuyện nhé. Thảo: Vâng. Đi lên học ngay đi chị ơi. Đan Trang: ừ, đi từ từ không ngã đấy. * Thảo trông rất hào hứng xuống cầu thang để lên lớp học. Hôm nay, như đã hứa, tôi sẽ kể chuyện cho em nếu em làm xong bài đúng thời gian... * Hôm nay, bài tập về nhà môn Tiếng Anh của em là giới thiệu về bản thân. Vì thế, tôi cảm thấy thật may mắn khi tôi có thể lấy đó làm thông tin cho bài viết của mình... Đan Trang: Thảo này, ở lớp em thích môn nào nhất? Thảo: Em thích môn Địa lý ạ. Đan Trang: Vậy à, môn địa cũng khó lắm đấy, vậy em còn thích môn nào nữa không? Thảo: uwhm...hình như là môn toán. Đan Trang: Sao lại là hình như? Thảo: uhm…em không biết, à chị ơi, em thích làm bác sỹ, thế muốn làm bác sỹ thì phải học giỏi môn gì hả chị? Đan Trang: Phải học giỏi tất cả các môn, nhưng em nên chú ý học môn sinh và môn hoá học. Thảo: Môn hoá là môn gì ạ? Đan Trang: Mai sau em học giỏi, học lên cao thì sẽ được học môn hoá. Trời, mai sau mà gặp bác sỹ Thảo thì nhớ lấy chị rẻ thôi nhé. Thảo: Mai sau em mà chữa cho chị em không lấy tiền. Đan Trang: Thôi nào, tập trung vào bài, có muốn về sớm không đây? Thảo: Có ạ, hì hì… *Được một lát, em lại hỏi tôi: Thảo: Chị ơi, thế chị thích cái gì? Đan Trang: Bình thường chị thích nghe nhạc, còn em? Thảo: Em thích xem hoạt hình, à, cả đá bóng nữa. Đan Trang: Trời, con gái mà mê đá bóng hả? Thảo: Mai sau em sẽ đi thi đá bóng. à, em còn thích đi bơi nữa, thích cả đi thăm quan, nhưng chưa bao giờ em được đi cả. Đan Trang: Chị cũng thích đi tham quan nhưng chị không biết bơi nên không thích. Mà bây giờ đang học mà. Thảo: Em chưa được đi tham quan, vì chỉ có các anh chị lớp 9 mới được đi thôi, nhà trường nói là còn bé nên không được đi. Đan Trang: Vậy thì học xong chị sẽ kể cho em về Lăng Bác nhé. Thảo: Thật nhé chị nhé. Em học luôn Đan Trang: Thảo này, chị thấy các bạn kể là hôm trước em cãi cô phải không? Vì sao thế? Thảo: Vì cô không tin em, em bảo em làm bài rồi nhưng cô không tin, tại em để vở ở nhà thôi mà... Đan Trang: Cô đã không tin em, vậy là cô không đúng lắm, nhưng em cũng sai mà, phải không? Nhiệm vụ của mình là phải mang đầy đủ sách vở mà. Thảo: Em còn xé sách nữa. Đan Trang: Thế thì em lại càng sai rồi, em làm thế, cô buồn lắm đấy… *Sau đó, tôi giải thích cặn kẽ cho em và đưa ra những ví dụ , những suy nghĩ giúp cho em hiểu được làm như vậy là không nên và khiến cô giáo sẽ buồn cũng như những cách giải quyết nếu sau này tình huống tương tự... Đan Trang: Thảo à, hứa với chị sau này không làm thế em nhé. Thảo: Vâng, thế thì lần sau em không làm thế nữa. * Một lát sau, em đưa tôi kiểm tra bài làm của em, tuy chỉ là những câu tiếng anh đơn giản và được làm theo mẫu nhưng em vẫn làm sai hầu hết. Phải mất tới 15phút tôi mới giảng cho em hiểu những câu đoa phải làm như thế nào. Sau khi em học xong, tôi giúp em chuẩn bị sách vở cho buổi học sáng mai. Trong khi đó, một số em cũng đã học xong và bắt đầu lục tục kéo nhau xuống sân hay ra hành lang chơi, một số NVXH trong nhóm tôi cũng đi theo các em, vừa là để mắt tới các em, vừa tranh thủ khai thác thông tin cho bài cá nhân của mình. Đan Trang: Xong rồi, lần sau nếu gặp những bài tương tự thế này, Thảo có làm được không đấy? Thảo: Có ạ em hiểu hết rồi còn gì. Đan Trang: Em đi Lăng Bác bao giờ chưa? Thảo: Chưa ạ, nhưng các anh chị lớn được đi rồi đấy. Đan Trang: Em có biết không? Có những người ở tận trong Nam cũng ra đây để xem Bác ngủ thôi đấy. Lăng của Bác rất to và đẹp, có rất nhiều cây hoa lạ lắm, còn có hồ cá nữa, Bác đã tự tay chăm sóc nên giờ nó đông lắm. Thảo: Thế không có ai bắt hả chị? Đan Trang: Không em ạ, những con cá đó thiêng lắm, đến đó cầu nguyện thì tất cả điều ước đều thành sự thật. Thảo: Vậy ạ, thế thì em sẽ cầu cho mẹ em khỏi bệnh thật nhanh, để em được về ở với mẹ. Đan Trang: Vậy thì Thảo phải học thật giỏi nhé, mẹ em sẽ rất vui và mẹ sẽ khỏi bệnh nhanh mà. Chị tin là em sẽ làm được. Thảo: Vâng, lúc nào mà em được về với mẹ em, em sẽ chăm sóc mẹ em chứ em không để mẹ em ở nhà một mình đâu. *Sau đó, hầu hết các em đã học xong, tôi và Thảo cùng lau bảng, quét lớp vì hôm nay đến phiên em trực nhật. Vừa làm, hai chị em vừa trò chuyện vui vẻ... -Ngạc nhiên... - Nhao nhao... -Cuống quýt thanh minh... -Giơ chìa khoá lên. -Hào hứng... -Ngẩng lên... -Ra vẻ suy nghĩ... - Tròn xoe mắt... - Mỉm cười rất tươi… - cười. -Ngẩng lên hỏi… - Hào hứng… -Dường như không để ý đến lời tôi nói, em vẫn tiếp tục mơ màng... -Phấn khởi hào hứng nói. - Vẻ mặt hơi tức giận... - Hơi buồn, có lẽ do bị trách... - Trông em rất vui... - Ngạc nhiên... - ánh mắt em chợt sáng lên... -Nháy mắt với em... - Mỉm cười... -Nói với theo vì lúc này em đã chạy như bay xuống cầu thang... -Quay sang hỏi em... -Tôi phì cười -Giả bộ sợ sệt... -Nghiêm nét mặt. - Ngẫm nghĩ... - Ngạc nhiên. -Nói chuyện với em... -Nhẹ nhàng hỏi em... -Kỹ năng chia sẻ, giải toả tâm lý. - Khuyên bảo em… - Nhẹ nhàng nói với em. - Thở phào nhẹ nhõm... - Kể chuyện cho em như đã hứa... - Thấy câu hỏi của em thật đáng yêu... -Kỹ năng khuyến khích động viên. * Nhận xét buổi phúc trình lần 4. Chúng tôi cùng ra về và trò chuyện ríu rít như hai chị em lâu lắm mới gặp nhau vậy. Lần này Thảo có vẻ hào hứng khi nói chuyện với tôi về mẹ em và ước muốn sẽ trở thành bác sỹ để mai sau chữa bệnh cho mẹ. Tôi thì luôn miệng mời em làm bác sỹ riêng cho tôi như bác sỹ gia đình như bên nước ngoài, còn em thì nhất nhất nói em sẽ không lấy tiền của tôi cũng như những người thân của tôi khi đến khám... Hai chị em tôi nói hăng đến nỗi phải làm những người khác chú ý. Lên đến phòng em rồi mà hai chị em vẫn bàn tán và mọi người vẫn không hiểu hai chị em tôi đang nói về điều gì, lại càng làm em và tôi buồn cười... Biết đâu mai sau ngành y học Việt Nam lại có một bác sỹ giỏi mang tên Đỗ Thanh Thảo thì sao? Phúc trình ctxh cá nhân. Lần 5. (Ghi chép tại hiện trường). * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo. * Tuổi: 10. * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân. * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang. * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội. * Lần 5: Thời gian: Thứ 7 (19h-21h) ngày 4/10/2008. * Mục tiêu: - Giúp trẻ hoà đồng và lễ phép hơn. - Khuyến khích trẻ làm việc tốt, động viên, khen ngợi trẻ khi trẻ có biểu hiện cố gắng. - Khuyên các bạn cùng lớp giúp đỡ trẻ. Mô tả phúc trình vấn đàm. Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng. Tự đánh giá và các phương pháp, kỹ năng của NVXH. Nhận xét của GVHD. * Hôm nay, nhóm NVXH chúng tôi có buổi sinh hoạt với nhóm đối tượng như thường lệ. Buổi hôm nay tôi có thể nói chuyện với em nhiều hơn về những gì em đang suy nghĩ cũng như tiếp tục giúp đỡ em phần nào những vấn đề mà em đang gặp phải… Thảo: sao các anh chị không vào từ sáng? Cả ngày hôm nay bọn em được nghỉ? Huệ: Vậy à? Thì bây giờ bọn chị vào nè. Thắng: Các anh chị chẳng vào chơi mấy gì cả. Cô Tiến: Chúng nó cứ hỏi mãi cô sao không thấy các anh chị đấy. Đan Trang: Vâng cô ạ, giờ chúng cháu xin phép cô để đưa các em xuống sân trường chơi cô nhé. * Chúng tôi mượn cô mấy chiếc chiếu để trải ra cho các em ngồi cùng với bày bánh kẹo… Sau đó, nhóm sinh viên chúng tôi tổ chức những trò chơi giúp các em they thoải mái. Thảo luôn ngồi kế bên tôi, chốc chốc em lại cười rất to vì có lẽ em they rất vui... Nhóm chúng tôi chơi rất vui vẻ. Với những dụng cụ vẽ, chúng tôi chơi thật vui, chúng tôi rất buồn cười vì những hình thù vui mắt hiện ra trên khuôn mặt mỗi người khi bị vẽ lên vì trả lời sai câu hỏi... Đan Trang: Trông Thảo tươi roi rói thế nhỉ? Thảo: Hôm nay chơi vui thế. Chị ơi, chị mua bánh kẹo à, toàn cái ngon... Đan Trang: ừ, chị mua đấy, nhưng em ăn từ từ thôi, bánh kẹo còn nhiều mà. Thảo: Không, chúng nó cướp hết rồi chị ạ. Chị cầm cho em với. * Thảo vơ hầu hết số bánh kẹo gần em vào lòng nhưng do tay em bé nên không cầm hết, em đưa hết cả số đó cho tôi rồi mới yên tâm ăn tiếp số bánh trên tay... Chúng tôi thi hát, Thảo cũng rất hào hứng hát theo, mặc dù không phải đến lượt đội của mình hát nhưng cứ đến bài em yêu thích, Thảo lại hát khe khẽ... Đan Trang: Thảo hát hay thật đấy, thế thì sau này phải làm ca sỹ chứ không làm bác sỹ được rồi, phí phạm tài năng… Thảo: Thôi em không hát nữa đâu. Đan Trang: Hát hay thế mà em, em cứ hát đi, giọng em rất hay đấy. * Quả thực giọng hát của em rất hay, nhưng em chỉ thích hát những bài hát của người lớn, có lẽ các em học của nhau vì trong lớp có những em cũng khá lớn... Chúng tôi ngồi nói chuyện thêm chút nữa thì sắp đến giờ phải về. Em có vẻ rất luyến tiếc khi phải chia tay chúng tôi, không riêng gì em mà nhóm đối tượng khi thấy sắp hết giờ, các em cũng có vẻ hơi buồn. Các em đều tranh thủ nói chuyện với chúng tôi và cũng không quên hẹn chúng tôi thứ 2 tuần sau đến để dạy các em học bài… Thảo: Chị về nhé, em nhớ chị lắm, em ước gì chị ở đây với em mãi mãi... Đan Trang: Chị mà ở đây, Thảo có nhường cơm cho chị ăn không? Chị ăn nhiều lắm đấy. Thảo: Có chứ, em nhịn cơm cho chị ăn luôn. Đan Trang: Thôi, chị không nỡ để em phải đói đâu. Em ngủ sớm đi nhé, thứ 2 chị lại đến. Nhớ xem trước bài và làm bài nhé, chỗ nào không hiểu hỏi chị nhé. Thảo: Vâng, chị nhớ đến nhé… - ôm lấy chúng tôi và hỏi han… - Nhìn em dịu dàng. - Mỉm cười chào chúng tôi. - Trông em rất vui vẻ. - Giữ khư khư mấy chiếc bánh được tôi chia. -Ngượng ngùng dừng hát. - Trông em rất buồn, đôi mắt chợt ngân ngấn... - Em cười như mếu... - Nắm tay tôi... -Chào cô và đưa tay đón lấy tay Thảo. - Kỹ năng gợi chuyện. -Đưa cho em mấy chiếc bánh. - Lắng nghe và khen ngợi em. - Kỹ năng động viên. - Khuyến khích em mạnh dạn hơn... - Mỉm cười với em và nói vài câu bông đùa... - Đùa với em, để giúp em không thấy buồn. * Nhận xét buổi phúc trình lần 5. Tôi và em chào tạm biệt nhau rồi tôi ra về. Những hành động của em cũng như những mong muốn của em hôm nay không khỏi làm tôi thấy thương em vô cùng. Những đứa trẻ này rất cần có một tình yêu của mọi người... Mong rằng hôm nay và mai sau, em sẽ có một tương lai tốt đẹp. Mong rằng tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với em. Phúc trình ctxh cá nhân. Lần 6. (Ghi chép tại hiện trường). * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo. * Tuổi: 10. * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân. * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang. * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội. * Lần 6: Thời gian: Thứ 2 (19h-21h) ngày 6/10/2008. * Mục tiêu: Khuyến khích trẻ làm việc tốt, động viên, khen ngợi trẻ khi trẻ có biểu hiện cố gắng. Tiếp tục kèm em học. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ về buổi kết thúc. Nhờ sự giúp đỡ của cô Tiến nói chuyện, động viên trẻ nhiều hơn về sau này. Mô tả phúc trình vấn đàm. Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng. Tự đánh giá và các phương pháp, kỹ năng của NVXH. Nhận xét của GVHD. * Hôm nay, như thường lệ, nhóm chúng tôi đến để kèm các em học bài. Vừa mới gặp nhau hôm thứ 7, nhưng vừa nhìn thấy tôi, Thảo đã chạy ra ôm chầm lấy tôi và ríu rít... Thảo: Chị ơi, chị ơi, em nhớ chị quá, chị có nhớ em không? Đan Trang: Có, chị nhớ Thảo lắm, nhớ bằng từng này này. Thảo: Hi hi hi… * Sau đó, tôi và em đi vào phòng của cô Tiến, thấy cô đang ngồi khâu lại mấy chiếc quần đồng phục, chắc là cho trẻ… Đan Trang: Cháu chào cô ạ , cô đang khâu quần cho các em ạ? Cô Tiến: ừ, mấy đứa này mặc mà chẳng giữ gìn gì cả, cô cứ phải khâu suốt ngày ấy. Đan Trang: Vâng, tại các em nghịch quá mà cô ạ. Cô Tiến: Đấy, cái tuổi này nghịch như quỷ sứ, chẳng nói được. Thế cháu dẫn các em xuống học à? Đan Trang: Vâng, cô ơi, lát nữa sau khi các em học xong, cô có thể cho cháu gặp cô một chút được không ạ? Cô Tiến: ừ, cháu cứ đi đi, cô ở đây mà. * Tôi chào cô rồi dẫn các em xuống lớp học, suốt đoạn đường đi, Thảo không ngớt hỏi tôi về cuộc hẹn giữa tôi và cô. Thảo: Chị ơi, chị gặp cô để làm gì hả chị? Đan Trang: Chị gặp cô để kể rằng Thảo đã rất ngoan rồi, Thảo chăm học hơn nữa, có được không? Thảo: Thế chị nói với cô là em không chửi bậy với cô giáo nữa chị nhé. Đan Trang: Nhất định chị sẽ nói. * Chúng tôi lên lớp học, chị em tôi ôn qua về bài học hôm trước. Tuy bài tập về nhà em làm vẫn sai nhiều nhưng em đã rất cố gắng, bằng chứng là em đã làm hết những bài tập cô giáo giao cho. * Tôi giảng lại cho em những chỗ sai, em cắm cúi làm lại, chốc chốc lại ngửng lên nhìn tôi như muốn hỏi gì đó, nhưng nhìn thấy nét mặt nghiêm nghị của tôi em lại cúi xuống tiếp tục làm bài. * Chị em tôi tranh thủ hệ thống lại bài và ôn một chút bài mới, thấy hôm nay như thế là đủ, tôi cho em nghỉ. Trên đường về chỗ cuả em, tôi nói chuyện. Đan Trang: Thảo này, chỉ còn 2 buổi nữa là chị kết thúc ở đây rồi, lúc chị đi em phải cố gắng học giỏi và ngoan ngoãn nhé,em có số chị rồi, lúc nào nhớ chị thì xin phép cô cho gọi điện cho chị em nhé, chị cũng thế. Thảo: Em nhớ chị lắm, thế kết thúc thì chị có đến đây nữa không? Đan Trang: Chị cũng rất bận nhưng lúc nào chị rảnh, nhất định chị sẽ đến thăm em. Yên tâm nhé, nhưng em phải ngoan cơ, không thì chị không đến đâu. * Hai chị em tôi trò chuyện không còn rôm rả như mọi khi, tôi cảm nhận được nét buồn bã qua ánh mắt của em khi em nhìn tôi. Tôi cũng thấy trong lòng buồn vô hạn, nhưng không dám thể hiện ra vì sợ em buồn. Chia tay em, tôi sang phòng cô Tiến để gặp cô. Tôi và cô ngồi nói chuyện với nhau khoảng 15 phút, tôi nói về đợt thực hành của nhóm chúng tôi sắp kết thúc và nói về những thay đổi tôi nhận thấy từ Thảo trong suốt thời gian qua. Cô cũng công nhận với tôi điều đó và cô cũng rất vui vì Thảo thay đổi tốt. Cô cũng hứa rằng sẽ quan tâm chăm sóc em nhiều hơn để cho em tiếp tục phát huy... - ôm chầm lấy tôi từ phía sau làm tôi giật mình… - Cười vui vẻ. - Ngẩng lên và cười với tôi. - ánh mắt cô thật ấm áp... - Gật đầu đồng ý và lại cắm cúi khâu tiếp... - Níu tay tôi giật giật… - hào hứng… - Nhìn tôi với đôi mắt rất buồn. - Giơ bàn tay của mình lên… - Ngó vào cửa... - Hẹn cô nói chuyện. - Quay sang em. Kỹ năng động viên, khen ngợi... - Đồng ý với em... - Ngừng giảng bài và nói với em. - Tôi cũng cảm thấy rất buồn khi sắp phải xa em… * Nhận xét buổi phúc trình lần 6. Chào cô ra về, lòng tôi cũng buồn. Trong thời gain qua, thực sự tôi thấy rất gắn bó với em, tôi cũng nhận rõ rằng em đã và đang cố gắng rất nhiều để hoàn thiện. Tuy nhiên, em cũng cần nhiều sự quan tâm hơn của bạn bè và nhà trường, những người đang trực tiếp bên cạnh em, chăm sóc và lo lắng cho em. Phúc trình ctxh cá nhân. Lần 7. (Ghi chép tại hiện trường). * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo. * Tuổi: 10. * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân. * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang. * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội. * Lần 7: Thời gian: Thứ 7 (19h-21h) ngày 11/10/2008. * Mục tiêu: Nói chuyện với trẻ về buổi chia tay. Lượng giá các hoạt động và có kiến nghị phù hợp với điều kiện của nhà trường. Mô tả phúc trình vấn đàm. Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng. Tự đánh giá và các phương pháp, kỹ năng của NVXH. Nhận xét của GVHD. * Sau gần 2 tháng thực hành tại trường, hôm nay là ngày cuối cùng chúng tôi được gặp các em. Trong lòng tôi chợt dâng lên một cảm giác rất buồn khi phải nói đến lời chia tay với em. Thảo dường như cũng ý thức được điều đó nên hôm nay, nhìn thấy tôi em không chạy ra ôm chầm lấy tôi như mọi khi nữa mà lặng lẽ nắm lấy tay tôi. * Không biết bao giờ tôi mới gặp lại em lần nữa nhưng thực sự tôi sẽ rất nhớ em. Hôm nay là một ngày đặc biệt nên cả tôi và Thảo đều buồn. Chúng tôi bày bánh kẹo ra, em lẳng lặng ngồi cạnh tôi chứ không tranh cướp bánh kẹo với các bạn như mọi khi. Khi tôi đưa em mấy chiếc bánh, em còn đòi bóc ra và đưa cho tôi, phải từ chối mãi em mới chịu ăn. Thảo: Chị ơi, sau này chị có đến đây nữa không? Đan Trang: Chị không biết em ạ, nhưng lúc nào rảnh rỗi, chị sẽ ghé thăm em. Thảo: Nhưng lúc đấy em về nhà rồi thì sao? Em không ở đây lâu đâu. Đan Trang: Vậy thì lúc đó chị sẽ gọi điện cho em. Thảo: Nhưng nhà em không có điện thoại. Đan Trang: Vậy em có số chị rồi mà, chỉ cần nháy máy cho chị, chị sẽ gọi cho em ngay. *Sau đó, chúng tôi ngồi nói chuyện về những công việc mà tôi đang làm, những mong muốn mà em đang cố gắng thực hiện nó. Thảo rất buồn, trong lúc nói chuyện với tôi, tay em cứ nắm chặt lấy tay tôi không rời ra một chút như em sợ rằng tôi sẽ biến mất. Thảo: Các anh chị toàn đến đây có một tý là anh chị về rồi. Lần sau chắc gì chị đã đến. Đan Trang: Chị rất muốn ngày nào cũng được đến với em nhưng chị phải đi học, Thảo cũng vậy phải không? Nhưng nếu chị đi rồi thì Thảo vẫn phải ngoan như bây giờ em nhé. Thảo: Vâng, em sẽ nghe lời cô, em không cãi cô nữa nhưng chị phải hứa là chị sẽ đến thăm em một lần nữa cơ. * Tôi nghĩ rằng sau này, khi báo cáo xong, tôi vẫn còn dịp đến đây trình bày báo cáo với các thầy cô trong trường nên tôi đồng ý với em... Đan Trang: ừ, chị còn đến đây báo cáo nữa nên chắc chắn hôm đó sẽ gặp được em.Hôm đó chị rất muốn nghe thầy cô này, các bạn này, cả cô Tiến nữa, nói ràng Thảo vẫn rất ngoan, chăm học và lễ phép, được không? Thảo: Vâng, chị nhớ nhé, hôm đấy chị đến chị phải gặp em nhé. Đan Trang: nhất định thế, em cũng thế nhé. Phần D. Lượng giá kết quả hoạt động. 1. Đối với đối tượng. Vấn đề. Mục tiêu. Các hoạt động cụ thể. Nguồn lực. Thời gian. Kết quả mong đợi 1. Mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh của gia đình. ít chịu chia sẻ, bộc lộ bản thân. - Tiếp xúc, làm quen để dễ dàng chia sẻ với trẻ. - Làm quen với trẻ qua sự giới thiệu của các thầy cô trong trường. - Cùng trẻ trò chuyện, chia sẻ sau những buổi tự học trên lớp hay trong những buổi sinh hoạt nhóm NVXH- nhóm đối tượng. + Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, ước mơ, sở thích, mong muốn…của trẻ. + Tìm hiểu những điều trẻ quan tâm để giúp em được chia sẻ… - Đan Trang. (NVXH) - Đối tượng. - Nhóm NVXH. - Thứ 2 hàng tuần (19h-21h). - Thứ 7 hàng tuần(19h-21h). - NXVH đã tạo lập được mối quan hệ thân thiết với trẻ để chia sẻ với em về những thông tin của bản thân trẻ. - Trẻ đã tự tin về bản thân và gia đình. Em có thể dễ dàng chia sẻ khi NVXH hỏi về gia đình mình. 2. Hay mất thăng bằng khả năng đối phó với những rủi ro còn hạn chế. - Giúp trẻ tự tin vào bản thân, gia đình và tương lai. - Giải toả tâm lý. - Đưa ra những câu chuyện, trò chơi, tình huống, những gợi ý…để trẻ suy nghĩ và cảm thấy hiểu biết hơn, xoá bỏ mặc cảm tự ti… - Khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động của trường. - Đan Trang (NVXH) - Đối tượng. - Thứ 2 hàng tuần (19h-21h). - Thứ 7 hàng tuần(19h-21h). - Trẻ đã tự tin hơn và cảm thấy thoải mái hơn. - Trẻ biết phần nào cách hạn chế những rủi ro như bị các bạn bắt nạt thì em có thể nói với người lớn nhờ giải quyết… 3. Chưa xác định được phương pháp học tập nên sức học rất yếu - Giúp trẻ có định hướng cho bản thân. - Có phương pháp học tập phù hợp và tìm ra hứng thú học tập. + Nói chuyện với trẻ về những tấm gương vượt khó, những ví dụ cụ thể, có thật… + Tìm thêm sách báo, tư liệu nói về phương pháp học tập giúp trẻ tìm ra cách học phù hợp, như truyện tranh(Bộ truyện Thời thơ ấu của các thiên tài: Thiên tài đội sổ, Những thiên tài thích quậy phá… ). - Cùng trẻ chia sẻ ước mơ…để phần nào giúp trẻ có nghị lực, có cố gắng cho tương lai từ nhỏ. - Cùng trẻ làm bài tập, giảng giải cho trẻ phương pháp làm bài, học bài… - Đan Trang (NVXH) - Đối tượng. - Thứ 2 hàng tuần (19h-21h). - Thứ 7 hàng tuần(19h-21h). - Có định hướng cho bản thân, có nghị lực và có cố gắng hơn trong học tập. - Trẻ đã tự mình làm bài tập và bài khó trẻ đợi NVXH đến giảng giải hoặc hỏi cô giáo trên lớp chứ không chép bài của bạn như trước.(Cô Vũ Lan cung cấp thông tin) - Có phương pháp học tập hiệu quả. - Trẻ chăm học hơn. Luôn hoàn thành 70%- 80% bài tập về nhà. 4. Vẻ ngoài ngang bướng, khó bảo và có phần hỗn láo. Hay tranh cãi với các bạn, không được các bạn trong lớp yêu quý. - Giúp trẻ hoà đồng và lễ phép hơn. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề tình bạn, học tập, cuộc sống… - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành động đó của trẻ. - Khuyến khích trẻ làm việc tốt, động viên, khen ngợi trẻ khi trẻ có biểu hiện cố gắng. - Khuyên các bạn cùng lớp giúp đỡ trẻ. - Đan Trang (NVXH) - Đối tượng. - Thứ 2 hàng tuần (19h-21h). - Thứ 7 hàng tuần(19h-21h). - Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn với cô giáo, cô bảo mẫu và các anh chị lớn…( Khi cô nói trẻ không cãi cô, Cô Tiến nói, em đã có tiến bộ hơn…) - Hoà đồng hơn với bạn bè 2. Đối với NVXH: 2.1. Những ưu điểm. Nhóm NVXH đã được trang bị phần nào những kỹ năng cần thiết về CTXH nhóm nên làm chủ được mình trước đối tượng. Nhiệt tình và đầu tư khá kỹ càng cho các chương trình, hoạt động của nhóm đối tượng cũng như những buổi họp nhóm… Được BGH nhà trường, đặc biệt là Thầy hiệu trưởng cùng các cô giáo khối 5 và cô Tiến- Bảo mẫu quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ nên những buổi sinh hoạt của nhóm rất suôn sẻ. (VD: Giới thiệu nhóm NVXH với NĐT, khuyến khích các em tham gia, cho mượn địa điểm sinh hoạt…). Được nhà trường, đặc biệt là thầy cô giáo hướng dẫn thực tập quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để nhóm hoàn thành nhiệm vụ. 2.2. Những hạn chế. Hạn chế về thời gian tổ chức cũng như số lượng buổi sinh hoạt.(Do nhóm NVXH chỉ sinh hoạt được với các em vào buổi tối nên hạn chế về thời gian là rất lớn…). Kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều. Kinh phí đầu tư chưa nhiều, còn hạn hẹp… Phần E: Khuyến nghị. Đẩy mạnh hoạt động ngoại khoá trong hè và cả trong năm học của trẻ. Quan tâm đầu tư đúng mức các hoạt động ngoại khoá cho các em. Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên, đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc, quản lý các em. Liên hệ nhiều hơn nữa với những tổ chức, đơn vị chuyên môn như các CLB Thanh niên, Đoàn, Đội…trên địa bàn để cùng Trường giúp đỡ các em trong sinh hoạt tinh thần lành mạnh. Liên hệ nhiều hơn với sinh viên, tình nguyện viên, học sinh…các trường THCS, Đại học, Cao đẳng…xung quanh địa bàn phường…để đến kèm cặp các em trong việc học và tạo cho các em một không khí thoải mái sau giờ học… Xây dựng kế hoạch đầu tư cho các trẻ có năng khiếu, học giỏi ngay từ các cấp học tiểu học…Định hướng cho các em vào các trường, các khoa phù hợp năng lực, trình độ và nguyện vọng của mỗi em, đặc biệt là cho những trẻ ở lâu dài tại trường. Xây dựng những phong trào thi đua học tập, đạt điểm tốt để giúp trẻ có nghị lực, có sự thi đua, rèn luyện, bộc lộ năng khiếu…Có thể tổ chức các em thành những nhóm thi đua nhau học tốt, các nhóm trợ giúp học tập, nhóm làm việc, nhóm đoàn kết…để các nhóm thi đua với nhau, tạo sự hứng khởi cho trẻ. Kết luận Với những kiến thức và kỹ năng của bản thân, những cử nhân CTXH chúng tôi không có mong muốn nào hơn là nhằm xoa dịu phần nào những tổn thương và thiếu thốn về tinh thần cho các em khi các em là những người không may mắn trong cuộc sống. Những gì chúng tôi làm được thực sự chưa thể nào giúp các em về mọi mặt mà qua đó chỉ nhằm củng cố cho các em về một khía cạnh nào đó, muốn các em được vui chơi, được thay đổi không khí sinh hoạt, được phát triển lành mạnh về mặt thể chất lẫn tinh thần, được giải toả tâm lý, được giải trí qua các buổi trò chuyện, chia sẻ và qua những trò chơi… Và trên hết, chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé sức lực, tuổi trẻ, kiến thức nghề nghiệp cũng như những nhiệt huyết để trang bị cho các em những không gian vui tươi, thoải mái của tuổi thơ…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập- Công tác xã hội cá nhân tại trường Nguyễn Viết Xuân (Cầu Giấy-Hà Nội).doc
Luận văn liên quan